Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã hải phú, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.1 KB, 55 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Với vai trò là cầu nối giữa nhà nghiên cứu với người nông dân, khuyến
nông đã cung cấp cho người nông dân những kiến thức về khoa học kỹ thuật,
những thông tin về thị trường, văn hóa và xã hội đến với từng nơng hộ để họ có
những quyết định đúng đắn và kịp thời trong sản xuất và trong đời sống của
mình. Trong những năm qua, hoạt động khuyến nơng đã có nhiều khởi sắc và
bước đầu đã mang lại những thành công nhất định. Với việc tập trung chuyển
giao các giống cây trồng, vật nuôi mới đến việc nghiên cứu sâu các nhu cầu của
người dân nhằm giúp các hộ dân có thể lựa chọn được những phương thức sản
xuất phù hợp với điều kiện nông hộ. Đặc biệt là việc chuyển đổi phương thức
chăn nuôi nhỏ lẻ sang phương thức thâm canh, bền vững mang lại nhiều thành
quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong những năm qua, kinh tế của huyện Hải Lăng đã có nhiều chuyển
biến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,7% [1]. Năng suất của cây trồng,
vật nuôi đã tăng lên đáng kể, đời sống của người dân đang từng bước được cải
thiện. Đóng góp vào thành quả đó phải kể đến vai trị của cán bộ khuyến nơng lực lượng chính trong chuyển giao các kĩ thuật mới, trong đó đặc biệt đáng chú ý
đó là việc xây dựng và thực hiện thành cơng các mơ hình sản xuất.
Mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường là một
trong những mơ hình khá hiệu quả được triển khai ở Hải Lăng, trong đó Hải Phú
là một trong những xã đầu tiên được chọn làm mơ hình này và đạt kết quả khá
thành cơng. Với mục đích thay đổi những phương thức chăn nuôi lợn quy mô
nhỏ, không đảm bảo vệ sinh môi trường qua chăn nuôi quy mơ lớn, có hiệu quả
mơi trường. Mơ hình này đã bước đầu đã thu được những thành quả đáng kể
như: thay đổi quy mô nuôi lợn ở các nông hộ, tăng khả năng áp dụng các biện
pháp kỹ thuật thâm canh trong chăn nuôi lợn, tăng thu nhập cho các hộ gia đình,
từng bước khắc phục ơ nhiễm mơi trường ở nơng thơn,… Tuy nhiên q trình
chấp nhận và áp dụng mơ hình vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn và những hạn chế
dẫn đến số lượng các hộ chấp nhận vẫn cịn thấp. Vậy thì có những yếu tố nào đã
tác động đến việc chấp nhận và áp dụng mơ hình cũng như các hiệu quả mà mơ


1


hình mang lại là thế nào? Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, tôi đã tiến hành
đề tài: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mô hình
chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã Hải Phú,
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu tổng thể
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mơ hình chăn
nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị.
* Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng chuyển giao mơ hình chăn ni lợn thịt thâm
canh, bảo đảm vệ sinh mơi trường;
- Tìm hiểu hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội của mô hình;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mơ hình chăn
ni lợn thịt thâm canh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng của việc chuyển giao mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh,
đảm bảo vệ sinh môi trường ở địa bàn nghiên cứu diễn ra như thế nào?
2. Mơ hình đã đạt được những hiệu quả gì về kinh tế, xã hội, mơi trường? Cụ
thể hiệu quả đó thể hiện như thế nào?
3. Yếu tố gì ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng mơ hình? Các yếu tố
đó ảnh hưởng như thế nào?

2


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm về mơ hình và mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh,
đảm bảo vệ sinh môi trường
2.1.1. Khái niệm về mơ hình
Mơ hình là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác
nhau, nó dùng để khái qt hóa các sự vật, hiện tượng, các q trình, các mối
quan hệ hay ý tưởng nào đó. Trong chuyển giao kĩ thuật, mơ hình được hiểu
là q trình xây dựng một sự mô phỏng nhằm tạo ra một khuôn mẫu để người
dân có thể học hỏi và làm theo [2].
Theo quan niệm của nhiều cơ quan chuyển giao thì mơ hình bao gồm
các đặc trưng sau: (1) Là hình mẫu tối ưu cho một giải pháp; (2) Phải có tính
đại diện cho vùng có điều kiện tương tự; (3) Phải áp dụng được các kỹ thuật
tiến bộ vào sản xuất; (4) Phải có tính hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi
trường [2].
Đối với lĩnh vực khuyến nông, mơ hình được hiểu là q trình xây
dựng một hình thức để mô phỏng nhằm tạo ra khuôn mẫu để người dân có thể
dễ dàng tìm hiểu và thực hiện [2]. Và cách hiểu này cũng được áp dụng vào
nghiên cứu này trong q trình xác định mơ hình nghiên cứu.
2.1.2. Khái niệm mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh
mơi trường
Mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường
được hiểu trên 2 khía cạnh. Tuy nhiên, hai khía cạnh được hiểu lại có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo Vũ Hữu Định (1986), “Thâm canh trong
chăn ni có nghĩa là đầu tư thêm lao động sống, lao động quá khứ và áp
dụng kỹ thuật mới để nuôi lợn đạt năng suất cao với giá thành hạ nhất.
Phương thức chăn ni lợn thâm canh cịn địi hỏi các nơng hộ chăn nuôi lợn
cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công tác quản lý để tăng nhanh hơn sản
lượng thịt lợn sản xuất cho nhu cầu đời sống nhân dân và làm hàng hóa cung
cấp cho nhà nước, sản lượng phân bón cung cấp cho nơng nghiệp, đồng thời

3



năng suất chăn nuôi, năng suất lao động cũng phải nâng lên” [5]. Cịn trong
chăn ni lợn hiện nay thì khái niệm chăn ni lợn thịt thâm canh cịn được
hiểu là mơ hình với mục đích chuyển đổi cách thức chăn nuôi lạc hậu của
người dân thành cách thức nuôi có định hướng, đầu tư kinh phí và thời gian
nhằm giúp người dân có thể hoạch tốn được kinh phí để xây dựng được một
mơ hình mang lại giá trị kinh tế cao.
Mơ hình đảm bảo vệ sinh mơi trường được hiểu thơng qua hình thức xây
dựng hầm chứa phân (còn được gọi là hầm chứa Biogas). Đây là một hệ thống
tự động, khí được sinh ra khi trong hầm phân hủy, lượng khí này sẽ đẩy chất thải
vào bể áp lực và ống nạp nhiên liệu. Khi mở van thì chất cặn bã trong bể áp lực
và ống nạp nhiên liệu sẽ đẩy khí ra để sử dụng. Do đó, mơ hình đã giúp nơng hộ
có thể giảm bớt lượng phân thải ra mơi trường và đã góp phần rất lớn trong việc
làm giảm ô nhiễm nhằm bảo vệ sức khỏe gia đình, cộng đồng và mang lại giá trị
kinh tế với việc tạo thành gas sử dụng trong sinh hoạt gia đình.
Như vậy, mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi
trường là một mơ hình với mục đích chuyển đổi cách thức chăn nuôi lạc hậu
thành cách thức nuôi theo hướng công nghiệp, đầu tư kinh phí và thời gian
nhằm tăng lên về hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
2.2. Vai trị của chăn ni lợn đối với nơng hộ
Chăn ni lợn có một vai trị rất lớn trong việc cung cấp phân bón cho
ngành trồng trọt, cung cấp thực phẩm cho nhu cầu sinh hoạt con người và góp
phần làm tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nông hộ.
Chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành chủ yếu của sản xuất nơng nghiệp,
giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời và ảnh hưởng qua lại
lẫn nhau. Phân lợn là loại phân hữu cơ có khối lượng đáng kể, một con lợn
thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 - 4 kg phân, ngồi ra nước tiểu còn
chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao [6]. Do vậy, phân lợn là một trong
những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất,

nâng cao năng suất cây trồng, giảm đầu tư trong sản xuất từ đó tăng hiệu quả
kinh tế, tăng sức cạnh tranh và giảm ô nhiễm môi trường [5].
Chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ở nước ta mà cả
nhiều nước trên thế giới. Một đặc điểm rất quan trọng của chăn ni lợn đó là thời

4


gian chăn thả và chu kỳ tái sản xuất ngắn bên cạnh đó cịn có sức tăng trưởng
nhanh. Theo Nguyễn Thế Nhã thì mức sản xuất và tăng trưởng của lợn cao gấp 5 7 lần so với chăn nuôi bị trong cùng điều kiện ni dưỡng, tỷ trọng thịt sau giết
mổ so với trọng lượng thịt tương đối cao, có thể đạt tới 70 - 72% trong lúc bị chỉ
đạt 40 - 45% [6]. Giáo sư Harris và cộng tác viên (1956) cũng cho biết cứ 100 g
thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22 g Protein [7]. Vì vậy thịt lợn là loại thực phẩm càng
được coi trọng trong bữa ăn hàng ngày. Hơn nữa chăn ni lợn cịn cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là ngun liệu chính cho
các cơng nghiệp chế biến thịt xơng khói, thịt hộp, thịt lợn xay và cũng là nguyên
liệu quan trọng trong các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc,
giò mỡ [16].
Chăn ni lợn cịn góp phần tạo thu nhập ổn định và làm tăng tính an
ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu gia
đình. Đồng thời thơng qua chăn ni lợn, người nơng dân có thể an tâm đầu tư
cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma
chay…[16].
Hiện nay, cả nước có khoảng 7,7 triệu hộ chăn nuôi lợn chiếm 79% số
hộ nông nghiệp [8] điều này khẳng định chăn nuôi lợn vẫn là nguồn thu nhập
quan trọng của nhiều hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam.
2.3. Tình hình xây dựng mô hình trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Từ khi thành lập đến nay hoạt động khuyến nông luôn đạt được những
bước phát triển quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của nông
nghiệp nông thôn. Hoạt động này được thể hiện qua 4 nội dung chính: chuyển

giao tiến bộ kỹ thuật thơng qua việc xây dựng các mơ hình trình diễn, đào tạo
huấn luyện, thơng tin tun truyền và hợp tác quốc tế về khuyến nông khuyến ngư. Trong đó hoạt động xây dựng mô hình rất được chú trọng và
kinh phí cho hoạt động này chiếm tỷ lệ (80,87%) trong tổng kinh phí chi 4 nội
dung trên [4].
Thông qua hoạt động này đã có rất nhiều chương trình đạt được những
kết quả tốt trong đó có xây dựng và áp dụng mơ hình chăn ni lợn thịt thâm
canh, đảm bảo vệ sinh mơi trường. Mơ hình đã tạo giúp người dân thấy tận
mắt những kết quả chăn nuôi qua việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, từ đó

5


họ tin tưởng và tự quyết định làm theo. Ngoài ra mơ hình cịn có những tác
động rộng rãi thơng qua việc tham quan học hỏi của người dân từ nơi khác
đến. Khuyến nơng chăn ni đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao cải
tiến năng suất, chất lượng vật ni và sản phẩm chăn ni.
Trong cả nước có 320.000 hộ gia đình đang thực hiện mơ hình chăn
ni lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường chiếm 4,16% trong tổng
số 7,7 triệu hộ chăn nuôi lợn [4]. Như vậy, số lượng hộ khơng chấp nhận mơ
hình vẫn còn rất cao và chiếm đa số trong tổng số hộ chăn ni. Theo nhiều
tài liệu, nghiên cứu có liên quan thì có nhiều ngun nhân dẫn đến tỷ lệ hộ
khơng chấp nhận mơ hình cao, tuy nhiên thiếu vốn đầu tư được xem là nguyên
nhân cơ bản nhất.
2.4. Tình hình xây dựng mô hình trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Quảng Trị
Quảng trị là tỉnh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hàng năm thường
xuyên bị ảnh hưởng bởi sự tàn phá của thiên tai, và dịch bệnh gây hại trên cây
trồng và vật nuôi. Trước những thách thức đó, năm 2008, Trung tâm khuyến
nơng, khuyến lâm tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân về trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp. Trong đó các tiến bộ kỹ thuật
chăn ni lợn vẫn rất được chú trọng vì sản phẩm thịt lợn rất được thị trường

chấp nhận và tiêu thụ rộng rãi trên cả nước. Cách lựa chọn thức ăn, kỹ thuật
nuôi dưỡng, phịng chống dịch bệnh, chăn ni lợn thâm canh kết hợp xử lý
chất thải bằng bể biogas đã từng bước thay đổi được tập quán chăn nuôi quãng
canh, tận dụng sang chăn nuôi tập trung thâm canh. Cũng từ đây đã xuất hiện
nhiều trang trại, gia trại, nhiều vùng chăn nuôi tập trung, quy mô nuôi từ 30 100 con tăng lên đáng kể [10].
Chương trình ni lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường ban đầu
triển khai với 15 mơ hình vào đầu năm 2005, các hộ tham gia mơ hình được hỗ trợ
thức ăn, thuốc thú y và xây hầm biogas theo định mức của chương trình, chủ yếu xây
dựng tại Hải Lăng, Gio Linh và Triệu Phong. Sau thời gian nuôi từ 3 - 4 tháng tại các
điểm trình diễn đều cho hiệu quả kinh tế cao và an tồn vệ sinh mơi trường [10].
Mục đích chính của mơ hình là tiến đến một nền nơng nghiệp sạch, bền
vững, do đó mơ hình đã góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm tại
môi trường nơng hộ và cộng đồng nơng thơn. Ngồi ra, qua việc xây dựng và

6


nhân rộng mơ hình thì tỷ lệ hộ chấp nhận, áp dụng khơng ngừng được tăng lên;
qua đó, hiệu quả mơ hình ngày càng được khẳng định, đặc biệt trong cơng tác
xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của các địa phương [10].
Hiện tại trên địa bàn tồn tỉnh có gần 5.000 hộ chấp nhận và áp dụng
mơ hình, chiếm 3,97% trong tổng số 126.000 hộ chăn nuôi [10]. Theo kết quả
của nhiều tài liệu, nghiên cứu liên quan thì tỷ lệ hộ xây dựng mơ hình đang rất
thấp và có nhiều lý do hộ khơng chấp nhận. Trong đó có các lý do về thị
trường tiêu thụ khơng ổn định, hộ có khả năng sử dụng lượng chất thải từ
chăn nuôi một cách hiệu quả và do kinh tế gia đình khơng ổn định, trong đó lý
do về kinh tế khơng ổn định là quan trọng nhất.
2.5. Hiệu quả của mơ hình
2.5.1. Hiệu quả kinh tế
2.5.1.1. Khái niệm

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo tác
giả Nguyễn Tiến Mạnh thì: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách
quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã
xác định”[11]. Còn tác giả Ngơ Đình Giao lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là
tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”[12].
Về mặt tổng quát có thể nói rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản
ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó
trong q trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra
Việc nâng cao hiệu quả hinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu
cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng, phát triển xã hội nói chung.
Điều này được thể hiện ở chỗ: (1) Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện
có; (2) Thúc đẩy tiến bộ khoa học và cơng nghệ, tiến nhanh vào cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa; (3) Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh; (4) Nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

7


2.5.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Để xác định hiệu quả kinh tế của mơ hình có hai phương pháp để thực hiện:
Phương pháp theo dạng thuận : H = Q/C. Phương pháp này có nghĩa là 1 đơn
vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị hiệu quả. Trong đó: H là hiệu quả, Q là
lượng kết quả đạt được và C là chi phí hoặc các yếu tố đầu vào.
Phương pháp theo dạng nghịch: h = C/Q. Phương pháp này có nghĩa là để
đạt được một đơn vị kết quả thì cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: h
là hiệu quả, C là chi phí hoặc các yếu tố đầu vào và Q là lượng kết quả đạt được.
Trong nghiên cứu này, phương pháp theo dạng thuận đã được sử dụng
nhằm tìm ra được hiệu quả về kinh tế mà chăn ni lợn theo mơ hình đã mang lại.

2.5.2. Hiệu quả mơi trường
Xem xét về hiệu quả mơi trường thì chương trình Khí sinh học cho
ngành chăn ni ở một số tỉnh Việt Nam (2003 - 2005) của văn phòng Dự án
khí sinh học trung ương đã xác định thơng qua:
- Nguồn dinh dưỡng có giá trị cao cho nơng sản sạch;
- Xử lý chất thải nông thôn giảm thiểu rất lớn về ô nhiễm môi trường;
- Việc không dùng củi trong đun nấu đã hạn chế phần nào nạn chặt phá
rừng, tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến môi trường [18].
Theo tác giả Trần Nhân Ái (2005) xem xét hiệu quả mơi trường trên hai khía cạnh:
- Về quản lý và thay thế chất đốt gây hiệu ứng nhà kính bằng sử dụng khí
gas an tồn.
- Về quản lý phân: Sử dụng phân để sản xuất khí sinh học [19].
Trong nghiên cứu này, hiệu quả môi trường được xác định thơng qua
phương pháp định tính. Cụ thể qua các tiêu chí sau:
- Qua ý kiến người dân tại hai thời điểm: trước khi có mơ hình và sau khi có mơ hình;
- Hiệu quả được thể hiện thơng qua 2 hiệu quả lớn là thay thế được chất
đốt và quản lý được nguồn phân thải ra từ chuồng nuôi.

8


2.5.3. Hiệu quả xã hội
Xem xét hiệu quả xã hội, chương trình Khí sinh học cho ngành chăn
ni ở một số tỉnh Việt Nam (2003 - 2005) của văn phòng Dự Án khí sinh
học trung ương đã xác định thơng qua các tiêu chí sau:
Sử dụng khí sinh học thay đổi tập quán đun nấu của người dân theo hướng công
nghiệp, văn minh, giảm thiểu thời gian cho người phụ nữ kiếm củi và đun nấu [18].
Vậy hiệu quả xã hội được xác định thông qua các chỉ tiêu mang tính chất
định tính. Cụ thể như sau:
- Thay đổi tập tính sản xuất của người dân từ chăn ni tận dụng sang

chăn ni thâm canh, có đầu tư;
- Tăng khả năng tham gia của người dân vào cộng đồng;
- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chấp nhận mơ hình
2.6.1. Yếu tố bên ngồi
Yếu tố bên ngồi là những yếu tố tồn tại bên ngồi nơng hộ, khơng phụ
thuộc vào bản chất của hộ gia đình. Yếu tố bên ngoài bao gồm: điều kiện tự
nhiên, phương pháp chuyển giao, phương pháp tiếp cận, chính sách của nhà
nước và địa phương, thị trường tiêu thụ và các tổ chức cộng đồng.
2.6.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Trong đó các
yếu tố như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển
nông nghiệp. Đồng thời những yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến quá trình chuyển giao và áp dụng mơ hình của hộ. Ở những vùng có
điều kiện nhiệt độ và lượng mưa thuận lợi thì sự phát triển của trồng trọt và
chăn nuôi càng trở nên thuận tiện hơn. Lũ lụt và khơ hạn sẽ gây nên tình trạng
thiếu nước và ngập úng, làm giảm sức sản xuất của cây trồng và vật nuôi, ảnh
hưởng lớn đến cơ cấu thu nhập của hộ. Do vậy, nếu một vùng có điều kiện
thời tiết bất thường thì người dân rất e ngại khi chấp nhận và áp dụng kỹ thuật
mới vì sợ rủi ro.

9


Vị trí địa lý cũng là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến việc chuyển giao
và áp dụng các kỹ thuật mới của người dân [13]. Vùng ở xa trung tâm thường
khó để có cơ hội tiếp cận các kỹ thuật mới nên đã giảm khả năng áp dụng.
2.6.1.2. Phương pháp chuyển giao
Phương pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp là cách
thức chuyển giao thông tin và kỹ thuật tiến bộ, bao gồm cả kiến thức, tổ chức

sản xuất, thị trường đến tay người dân [14]. Nói cách khác phương pháp
chuyển giao là cách truyền bá các thông tin về các kỹ thuật tiến bộ đến nơng
dân để nơng dân có thể triển khai áp dụng và nhân rộng trên diện rộng [14].
Theo Đỗ Kim Chung, thì có ba phương pháp chuyển giao: (1) phương pháp
tiếp xúc nhóm (bao gồm mơ hình trình diễn, tập huấn, tham quan, hội nghị
đầu bờ và họp nhóm), (2) Phương pháp tiếp xúc cá nhân (bao gồm thăm và
gặp nông dân, tư vấn và điện thoại). (3) Phương pháp truyền thơng đại chúng
(bao gồm các chương trình trên đài phát thanh, tivi, áp phích, quảng cáo).
Về phương pháp tiếp xúc nhóm: các cán bộ chuyển giao truyền thơng
tin về kỹ thuật tiến bộ thơng qua họp nhóm, trao đổi hội thảo đầu bờ, tập
huấn, tham quan, làm mơ hình trình diễn. Ưu điểm của phương pháp này là có
thể giúp được nhiều nông dân tiếp cận và nắm được phương pháp, thơng tin
có hiệu quả hơn các phương pháp khác.
Phương pháp tiếp xúc cá nhân: là phương pháp mà cán bộ chuyển giao
tiếp xúc với từng nông dân thông qua các hình thức như: thăm và gặp nơng
dân trực tiếp hoặc thông qua tư vấn, điện thoại. Ưu điểm của phương pháp
này là nơng dân có thể được cán bộ chuyển giao trực tiếp giải quyết cho
những vấn đề của hộ. Tuy nhiên, do thiếu cán bộ nên không thể thực hiện
được phương pháp này trên một quy mô lớn, một số cán bộ có xu hướng tiếp
xúc với người giàu nên đã tạo ra sự phân biệt đối với người nghèo.
Phương pháp truyền thông đại chúng: đây là một phương pháp tiến bộ
rất được sử dụng bằng cách đưa thơng tin lên truyền hình, đài, báo, tờ rơi, áp
phích… Ưu điểm của phương pháp này là đã mang lại thông tin cho nhiều
nông dân, tuy nhiên, mỗi nông hộ có những cách tiếp cận và những nhu cầu
khác nhau nên không thể chỉ sử dụng mỗi phương pháp này.

10


Để có thể gặt hái được những thành cơng trong cơng tác khuyến nơng thì

một điều kiện rất quan trọng đó chính là phương pháp chuyển giao có sự tham
gia của người dân. Trịnh Thị Thường Mai (1992) đã kết luận rằng: một chương
trình khuyến nơng muốn gặt hái được thành cơng thì trước hết phải thu hút được
sự tham gia của người dân. Điều này được xem là điều kiện quyết định sự thành
cơng của chương trình khuyến nơng. Vì rằng khuyến nơng chuyển giao những
kỹ thuật cho nơng dân nhưng nơng dân khơng được tham gia thì kỹ thuật đó
chuyển giao cho ai.
2.6.1.3. Yếu tố thị trường
Thị trường đầu vào, đầu ra là một trong những yếu tố quan trọng trong
việc tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới. Việc phát triển một mơ hình có đầu vào
và đầu ra khá thuận lợi và được đảm bảo thì khả năng thành cơng của mơ hình
sẽ rất cao và ngược lại. Một số mơ hình được xây dựng thành cơng về mặt kĩ
thuật và sản lượng đạt được, tuy nhiên thị trường khơng đảm bảo thì người
dân khơng đủ tin cậy để áp dụng mơ hình [15].
Đối với các mơ hình về chăn ni, thì yếu tố đầu ra mang ý nghĩa rất
quan trọng vì nó sẽ quyết định có tham gia hay khơng tham gia mơ hình của
nơng hộ. Nếu đầu ra của chăn ni gặp nhiều khó khăn như: khơng có thị
trường để tiêu thụ hoặc bị ép giá gây nên tổn thất về kinh tế của nông hộ thì
hộ sẽ ngần ngại trong tiếp nhận và thực hiện mơ hình, nếu ban đầu có chấp
nhận và áp dụng nhưng sau một thời gian sẽ dừng lại và khơng nhân rộng
nữa. Tóm lại: trong khi giá cả đầu vào tăng cao mà giá cả đầu ra lại giữ
nguyên hoặc giảm sút thì sự duy trì mơ hình có thể bị hạn chế.
2.6.1.4. Chính sách của nhà nước và địa phương
Ở mỗi địa phương sẽ có những chính sách để phát triển khác nhau tùy
thuộc vào từng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đó. Tất cả các
chính sách này đều nhằm một mục tiêu chung là tạo ra những điều kiện và cơ
hội tốt nhất để có thể tận dụng và phát huy những tiềm năng, thế mạnh sẵn có,
hạn chế đến mức tối đa các yếu tố tiêu cực mang lại sự phát triển toàn diện cho
địa phương.


11


Trong chính sách phát triển chăn ni theo mơ hình chăn nuôi lợn thịt
thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường, chính quyền địa phương đã cùng kết
hợp với các tổ chức, các cơ quan chuyển giao nhằm tìm ra được những dự án
để hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho người dân làm tăng lên số hộ chấp nhận và
áp dụng mơ hình. Tuy nhiên, khơng phải một chính sách nào cũng đều có thể
phát huy hết những ưu điểm mà bên cạnh đó cịn có những hạn chế gặp phải
trong q trình thực hiện chính sách. Những đối tượng được hưởng lợi thường
không được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, lý do là cán bộ chuyển giao thường
tiếp cận với những hộ kinh tế khá vì dễ tiếp cận và dễ chấp nhận mơ hình hơn.
Một số chính sách trong q trình thực hiện mơ hình thường sử dụng kết quả
áp dụng tại một địa phương khác để sử dụng thực hiện tại một số vùng. Do vậy,
có những chênh lệch về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, các nguồn lực của hộ
giữa các vùng nên việc quyết định thực hiện một kỹ thuật nào đó của người dân
địa phương thường gặp nhiều khó khăn hơn các vùng đã được thử nghiệm.
2.6.1.5. Vai trò của các tổ chức cộng đồng
Các tổ chức cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội của người dân
trong cộng đồng. Tùy theo từng nơi và từng địa phương mà các tổ chức cộng
đồng có những hoạt động, những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tại các
dân tộc miền núi thì người đứng đầu các tổ chức cộng đồng chính là các già
làng, trưởng bản; đây sẽ là những người đưa lại thơng tin mang tính quyết
định cho dân bản. Các tổ chức như: hội phụ nữ, hội nơng dân, hội phụ lão, chi
đồn thanh niên và các câu lạc bộ khác sẽ là nguồn đưa lại thông tin được tin
cậy nhất trong cộng đồng địa phương tại miền xi. Tuy tổ chức có vai trị
riêng khi tập hợp lại sẽ giải quyết chung những sự việc của cộng đồng, được
đông đảo người dân trong cộng đồng hưởng ứng và chấp nhận.
Theo Nguyễn Thị Hồng Mai (2001) “sự tồn tại của những mối quan hệ
sản xuất mới trong cộng đồng nông thôn là hết sức quan trọng để phát huy

được sức mạnh chung, vừa tạo điều kiện để các hộ phát triển kinh tế”. Nếu
các tổ chức cộng đồng hoạt động tốt thì mối quan hệ của các thành viên sẽ tốt
hơn, lúc đó mọi thơng tin mới trong sản xuất sẽ được truyền bá một cách đầy
đủ. Các nơng hộ trong cộng đồng sẽ có nhiều cơ hội để học tập lẫn nhau và
cùng giúp đõ nhau để phát triển kinh tế.

12


2.6.2. Yếu tố bên trong
Yếu tố bên trong là những yếu tố mang tính chất chủ quan và phụ thuộc
vào nguồn lực của hộ gia đình.
2.6.2.1. ́u tớ kinh tế hộ
Trong các yếu tố nguồn lực thì yếu tố về kinh tế hộ là quan trọng nhất,
nó sẽ quyết định xem gia đình đó có đủ khả đầu tư vào mơ hình và trang trải
các khoản chi phí hay khơng [13]. Trong mơ hình chăn ni lợn thịt thâm
canh, đảm bảo vệ sinh mơi trường thì cần có rất nhiều đầu tư ban đầu như:
chuồng trại, con giống, các trang thiết bị và đặc biệt là thức ăn. Thức ăn
chiếm chi phí rất cao trong một lứa lợn ni. Vì đầu tư ban đầu lớn nên mơ
hình khơng phù hợp với tâm lý một số người dân nhất là người dân nghèo hay
những người dân sợ rủi ro. Do vậy, các hộ này khơng có đủ nguồn lực để đầu
tư thâm canh mà chủ yếu dựa vào các phế phụ phẩm nơng nghiệp nên hiệu
quả kinh tế chưa cao.
Tóm lại, yếu tố kinh tế hộ là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong
quá trình hộ quyết định chấp nhận mơ hình. Nếu kinh tế của hộ ổn định thì
sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chấp nhận kinh phí để đầu tư thâm canh. Và
ngược lại, khi kinh tế khơng ổn định thì hộ sẽ sợ rủi ro và khơng đủ kinh phí
để chi phí cho lượng thức ăn đầu tư cho mơ hình.
2.6.2.2. ́u tớ trình độ chủ hộ
Một yếu tố nữa cần phải chú ý đến đó là trình độ của lao động trong hộ.

Trình độ văn hoá của một người bao gồm tổng thể các kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm của người đó. Việc quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
ni hay khơng cịn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và khả năng thực hiện
của cộng đồng dân cư đó. Nên trình độ dân trí nó được xem như là điều kiện
cần cho cộng đồng nông thôn khi tham gia vào các chương trình chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật, trình độ dân trí giúp họ biết mình cần phải làm gì và làm như
thế nào khi tham gia vào các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của các
chương trình dự án.
Khi thực hiện mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh
mơi trường thì việc sử dụng kinh nghiệm để áp dụng là rất được đề cao. Tuy

13


nhiên, sử dụng kinh nghiệm vẫn chưa đủ. Bởi vì trước đây chăn nuôi chủ yếu
là tận dụng nên những kinh nghiệm được sử dụng vẫn còn đang trong một
quy mơ nhỏ. Do vậy, khi thực hiện mơ hình điều quan trọng nhất đó chính là
kiến thức và kỹ năng để có thể sử dụng kỹ thuật mới, tạo ra hiệu quả cao.
Tóm lại, để có thể chấp nhận và áp dụng một mơ hình sản xuất thì có
rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm các yếu tố bên ngồi và các yếu tố
bên trong nơng hộ. Tuy nhiên, không phải các yếu tố này sẽ ảnh hưởng một
cách đồng loạt đến các nông hộ chấp nhận hoặc khơng chấp nhận mơ hình mà
mỗi một yếu tố sẽ có những ảnh hưởng riêng, có yếu tố ảnh hưởng tiêu cực và
cũng có một số ảnh hưởng tích cực và cịn tùy thuộc vào từng hộ gia đình.
Theo q trình phân tích thơng tin thì việc chấp nhận mơ hình chăn ni
lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh mơi trường sẽ có các yếu tố ảnh hưởng sau
đây: (1) điều kiện tự nhiên, (2) phương pháp chuyển giao, (3) chính sách nhà
nước, địa phương, (4) tổ chức đồn thể, (5) thị trường đầu ra, (6) kinh tế hộ.
Trong đó, yếu tố kinh tế hộ là yếu tố quyết định chủ đạo trong việc chấp nhận
mơ hình trên.


14


Phần 3
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Thực trạng chuyển giao mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh,
đảm bảo vệ sinh môi trường ở địa bàn nghiên cứu
3.1.1.1. Một số đặc điểm chính của nơng hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
- Nguồn nhân lực bao gồm số khẩu, số lao động, số lao động chính, độ
tuổi và trình độ văn hóa của chủ hộ;
- Tình hình sử dụng đất của hộ;
- Cơ cấu thu nhập chính của hộ;
- Quy mơ lợn ni mà hộ đang sản xuất.
3.1.1.2. Tình hình xây dựng mơ hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm
bảo vệ sinh môi trường ở địa bàn nghiên cứu
- Các loại kỹ thuật đã được chuyển giao về mơ hình;
- Nơi chuyển giao/ thực hiện mơ hình;
- Thời điểm chuyển giao;
- Đối tượng được chuyển giao;
- Mục tiêu chuyển giao;
- Phương pháp chuyển giao.
3.1.1.3. Một số thơng tin về chuyển giao mơ hình
- Nguồn cung cấp thơng tin về mơ hình;
- Các phương pháp chuyển giao mơ hình;
- Tình hình chấp nhận và áp dụng mơ hình.
3.1.2. Tính hiệu quả mơ hình
3.1.2.1. Hiệu quả mơ hình
* Hiệu quả kinh tế (tính trên một con)

Hiệu quả kinh tế = Doanh thu - Chi phí đầu vào

15


+ Chi phí đầu vào
- Chi phí mua giống;
- Chi phí thức ăn;
- Chi phí cơng lao động;
- Tư liệu sản xuất, chuồng trại.
+ Đầu ra
- Trọng lượng khi xuất chuồng;
- Giá bán lợn thịt;
- Lượng gas tạo ra, lượng điện dùng để thắp sáng.
* Hiệu quả môi trường
- Hiệu quả thay thế chất đốt;
- Hiệu quả quản lý lượng phân thải ra môi trường;
- Giảm chặt phá rừng.
* Hiệu quả xã hợi
- Những thay đổi về tập tính sản xuất;
- Nâng cao được sự tham gia của người dân trong cộng đồng từ đó nâng
cao được năng lực và kiến thức cho người dân;
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường;
- Hạn chế sự mâu thuẫn trong quan hệ láng giềng.
3.1.2.2. Tính phù hợp
- Phù hợp với định hướng phát triển của địa phương;
- Phù hợp với định hướng phát triển của gia đình;
- Phù hợp với sự thay đổi nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất để
giảm khí CO2.
3.1.2.3. Khả năng tận dụng các loại nguồn lực

- Tận dụng giống;
- Tận dụng thức ăn;
- Tận dụng lao động;
- Tận dụng diện tích đất xây dựng chuồng trại.

16


3.1.3. Yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến việc chấp nhận mơ
hình chăn ni lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường
3.1.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
* Yếu tố tự nhiên
- Vị trí địa lí
- Cơ sở hạ tầng
- Khí hậu, thời tiết
* Yếu tố xã hội
- Các chính sách quy định của nhà nước và địa phương
- Các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng
- Nội dung và phương pháp chuyển giao (các phương pháp chuyển giao; ưu
và nhược điểm của từng phương pháp)
- Thị trường (đầu vào, đầu ra) của chăn nuôi lợn thâm canh, bảo vệ môi trường.
3.1.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong
- Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế hộ (thu nhập và chi tiêu của hộ)
- Trình độ văn hóa chủ hộ
- Diện tích đất thủy sản
3.1.4. Đề xuất các giải pháp từ phía địa phương, các cơ quan chuyển giao
để tăng lên về số lượng các hộ chấp nhận và áp dụng mô hình
- Những khó khăn trong q trình chấp nhận và áp dụng mơ hình
- Các giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn
3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Hải Phú là xã nằm ở phía Bắc của huyện Hải Lăng, trên trục đường
quốc lộ 1A, cách thị trấn Hải Lăng 6 km về phía Nam. Xã bao gồm hai thôn
Long Hưng và Phú Hưng với tổng dân số 4.315 nhân khẩu. Đây là xã có vị trí
thuận lợi nên việc phát triển các ngành nghề dịch vụ trong đó có bán các vật
liệu xây dựng, thức ăn gia súc và các cơ sở bán thuốc thú y rất phổ biến.
Khí hậu của xã phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa nắng từ tháng 4 đến
tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa khơ có nền nhiệt độ

17


cao kết hợp với gió mùa Tây Nam khơ và nóng, độ ẩm khơng khí thường
xun dưới 50%, đây là nguyên nhân gây thiếu nước sinh hoạt và sản xuất
của người dân; đặc biệt trong chăn nuôi thiếu nước sạch để cho lợn uống và vệ
sinh chuồng trại hàng ngày. Mùa lạnh thường kéo theo gió mùa Đơng Bắc rét
và khô gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật
nuôi.
Sự phân bố dân cư của xã Hải Phú không đồng đều giữa hai thôn. Số dân
thơn Long Hưng chiếm 67,4% số dân của tồn xã, trong khi thôn Phú Hưng
chỉ chiếm 32,6%. Điều kiện cơ sở hạ tầng như: điện, nước, giao thông, y tế,
thông tin, giáo dục ở tại hai thôn đang ngày càng được chính quyền xã quan
tâm, đầu tư và nâng cấp.
Mặc dù là một xã gần trung tâm của thị xã Quảng Trị nhưng công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng của xã ven đô, tỷ trọng chỉ đạt 45% tổng giá trị sản xuất của xã.
Trong những năm trở lại đây, xã có rất nhiều cơ quan chuyển giao mơ
hình chăn nuôi lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt trong
năm 2007 - 2008 mơ hình đã thu hút rất nhiều người dân tham gia và thực hiện,
số hộ chấp nhận và thực hiện mơ hình đã lên đến 45 hộ. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ

không chấp nhận mơ hình vẫn cịn khá cao. Bên cạnh những khó khăn gây cản
trở thì xã có sự thuận lợi về giao thông đi lại, về tài nguyên thiên nhiên (diện tích
đất bình qn 8 sào/hộ) và nguồn lao động khá dồi dào (chiếm 49,90% dân số).
Trên đây là những lý do mà xã Hải Phú đã được chọn làm vùng nghiên cứu cho
đề tài này.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu được thu thập bằng hai phương pháp chính là thu thập số liệu
thứ cấp thứ cấp và thu thập số liệu sơ cấp.
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua việc tiếp cận và xin báo cáo từ các
nguồn cung cấp thông tin của xã, trạm khuyến nông và các cơ quan chuyển giao.
Nội dung cụ thể được thu thập là:

18


- Thu thập các thông tin số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
Hải Phú, huyện Hải Lăng.
- Thu thập các số liệu đã công bố về tình hình chuyển giao mơ hình trong
chăn ni lợn thịt ở địa phương.
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Thông qua sử dụng các công cụ PRA để thảo luận nhóm, phỏng vấn
sâu và phỏng vấn hộ.
a) Thảo luận nhóm
Có 3 cuộc thảo luận đã được được tổ chức nhằm mục đích là để biết
được thơng tin về một số yếu tố ảnh hưởng, xác định yếu tố ảnh hưởng lớn
nhất và xác định các biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của
các yếu tố.
Thảo luận nhóm cán bộ: tiến hành thảo luận với 4 cán bộ: 2 trưởng thôn, 1
khuyến nông viên xã, 1 cán bộ khuyến nông của trạm khuyến nông khuyến lâm huyện.

Thảo luận nhóm những hộ khơng chấp nhận mơ hình: được tiến hành
với 5 hộ dân mục đích chính là xác định các yếu tố ảnh hưởng và yếu tố ảnh
hưởng mang tính quyết định đến việc hộ khơng chấp nhận mơ hình.
Thảo luận nhóm hộ dân áp dụng mơ hình: được tiến hành với 6 hộ dân
bao gồm: 3 hộ áp dụng thành công và 3 hộ áp dụng thất bại. Nhằm tìm ra
được lý do thất bại, các yếu tố ảnh hưởng và yếu tố ảnh hưởng quan trọng
nhất đến vệc chấp nhận mơ hình của gia đình nơng hộ.
Để thu thập được các thơng tin trên thì các công cụ SWOT, liệt kê và
so sánh cặp đôi đã được sử dụng nhằm:
- Xác định các điểm yếu, điểm mạnh của địa phương trong tình hình chăn
ni của xã
- Xác định các cơ quan chuyển giao chính về mơ hình, nội dung chuyển
giao và phương pháp chuyển giao
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mơ hình
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc chấp nhận mơ hình
- Những thuận lợi và khó khăn mà người dân đang gặp phải trong q trình
chấp nhận, áp dụng mơ hình
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của các
yếu tố và thúc đẩy yếu tố ảnh hưởng có lợi

19


b) Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu 4cán bộ (1 cán bộ khuyến nông của trạm, 1 khuyến nông
viên xã và 2 trưởng thôn) và 2 nông dân nồng cốt. Mục đích là thu thập được
thơng tin về tình hình xây dựng mơ hình và thực hiện mơ hình tại địa bàn nghiên
cứu, xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề ra các biện pháp khắc phục.
c) Phương pháp phỏng vấn hộ
Tiêu chí chọn hộ: 30 hộ có tham gia áp dụng mơ hình chăn ni lợn thịt thâm

canh, đảm bảo vệ sinh môi trường và 30 hộ chăn nuôi lợn thịt thâm canh nhưng
khơng áp dụng mơ hình. Các hộ được chọn đều biết đến thông tin về mô hình.
Nguồn thơng tin được thu thập thơng qua bảng hỏi cấu trúc và bán cấu
trúc đã chuẩn bị trước. Thông tin được thu thập chủ yếu là tình hình kinh tế
hộ; một số thông tin về xây dựng và chuyển giao mơ hình; các yếu tố ảnh
hưởng; yếu tố ảnh hưởng chủ đạo; các lý do chấp nhận và không chấp nhận
mơ hình.
3.2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập được mã hoá và xử lý thống kê bằng các phép tính
trên phần mềm Excel (2003) và SPSS (15.0).
- Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp phân tích: phân tích định tính và
phân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng và mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố.
- Tiến hành phân tích, so sánh giữa hai nhóm hộ có áp dụng mơ hình và khơng
áp dụng mơ hình để tìm ra sự ảnh hưởng của các yếu tố và hiệu quả kinh tế của
mơ hình.
* Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Việc tính hiệu quả kinh tế được tính cho một con/lứa và đã sử dụng các
cách tính sau:
* Đầu vào:
- Chi phí giống = số kg/con x đơn giá
- Thức ăn = số kg thức ăn/ngày/con x số ngày/lứa x đơn giá (ước lượng số
ngày trên lứa là 90 ngày)
- Chi phí điện nước thú y = tổng chi điện, nước, thú y/con/lứa
- Công lao động = (tổng số giờ lao động/8 x đơn giá ngày công)/ số con

20


- Khấu hao tài sản được tính bằng cơng thức tính khấu hao bình qn

Cơng thức tính:
Mức khấu hao = (Tổng giá trị tài sản + thanh lý - thu hồi) /số năm sử dụng.
Tuy nhiên, do giá trị thanh lí và thu hồi ở trong chăn ni là rất nhỏ nên
cơng thức có dạng là:
Mức khấu hao = Tổng giá trị tài sản/số năm sử dụng [17].
+ Đối với mơ hình thâm canh:
Khấu hao/con = chi phí xây chuồng/số năm sử dụng/số lứa/số con +
chi phí mua dụng cụ sản xuất/số năm sử dụng/số lứa/số con.
+ Đối với mô hình thâm canh, đảm bảo vệ sinh mơi trường:
Khấu hao/con = chi phí xây chuồng/số năm sử dụng/số lứa/số con + chi
phí mua dụng cụ sản xuất/số năm sử dụng/số lứa/số con + chi phí xây hầm
biogas/số năm sử dụng/số lứa/số con.
- Tổng chi/con = tổng tất cả các khoản chi trên 1 con
* Về đầu ra:
- Về lượng thịt = số kg x đơn giá (được tính bằng trung bình chung 3 lứa
lợn ni)
- Lượng phân bón được tính thông qua việc ước lượng phân một ngày đêm (từ
2,5 - 4 kg) phân/con x đơn giá . Tại đây, giá tiền thu được từ phân bón sẽ được tính
thơng qua việc ước lượng giá của từng xe phân bón tại thời điểm nghiên cứu.
- Lượng gas được tính thơng qua việc quy đổi từ lượng củi sử dụng trong
gia đình. Cụ thể: Lượng gas = số tiền củi/ngày x 90 ngày /số con
* Hiệu quả/con = tổng thu/con - tổng chi/con

21


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng chuyển giao mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh, đảm
bảo vệ sinh mơi trường

4.1.1. Một số đặc điểm chính của nông hộ điều tra
4.1.1.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến
năng lực sản xuất của hộ. Đối với sản xuất nơng nghiệp nói chung và chăn ni
lợn nói riêng, khi nguồn nhân lực đảm bảo thì khả năng mở rộng quy mô sản
xuất cũng như việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sẽ được đảm bảo hơn. Tuổi
của chủ hộ, số năm đến trường, số nhân khẩu và số lao động chính là những chỉ
tiêu để xem xét nguồn nhân lực của hộ tại điểm nghiên cứu.
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu về nguồn nhân lực của hộ
Nhóm hộ có áp
Nhóm hộ khơng
Sig
Chỉ tiêu
ĐVT
dụng (N=30)
áp dụng (N=30)
Mean
Std
Mean
Std
1. Tuổi của chủ hộ
tuổi
46,1
6,5
46,4
9,0 0,405
2. Số năm đến
lớp
9,4
2,4

9,2
2,9 0,738
trường
3. Số nhân khẩu
khẩu
5,1
0,9
5,4
3,9 0,752
4. Số lao động chính người
2,3
0,5
1,9
0,7 0,048
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2010)
Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy số lao động chính, số nhân khẩu, tuổi và trình
độ chủ hộ khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ. Độ tuổi bình quân của các
chủ hộ khoảng 46 tuổi, nhóm hộ khơng áp dụng có độ tuổi (46,4 tuổi) lớn hơn tại
nhóm hộ có áp dụng mơ hình (46,1 tuổi). Về trình độ, các chủ hộ ở cả hai nhóm
hộ đều có trình độ văn hố khoảng hết lớp 9 và ít có sự sai khác mang ý nghĩa
thống kê giữa hai nhóm hộ này. Số lao động bình quân/hộ khoảng 2 lao động,
trong đó hộ ở nhóm áp dụng có số lao động cao hơn (2,3 lao động) và thấp hơn
là hộ tại nhóm hộ khơng áp dụng (1,9 lao động) và sự khác biệt này có ý nghĩa

22


thống kê (sig < 0,05). Như vậy, xu hướng những hộ áp dụng mơ hình sẽ có số
lao động chính cao hơn và số lao động chính thì sẽ quyết định đến việc chấp
nhận mơ hình.

4.1.1.2. Tình hình sử dụng đất của nơng hộ
Diện tích đất là một yếu tố góp phần quan trọng trong việc quyết định
hình thức áp dụng mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh, đảm bảo vệ sinh mơi
trường. Bởi vì phải cần một diện tích đủ lớn để có thể xây dựng một hầm
chứa có thể tích đúng kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả và mức độ an toàn cao
khi sử dụng gas. Bên cạnh đó, diện tích đất sẽ quyết định quy mô chuồng trại
và khả năng trồng các cây thức ăn cho chăn nuôi lợn. Sau đây là một số thông
tin chung về tình hình sử dụng đất cũng như nguồn tài ngun về đất của
nơng hộ.
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất của nơng hộ
Đơn vị: (sào)
Nhóm hộ có áp
Nhóm hộ không
Sig
dụng (N=30)
áp dụng (N=30)
Chỉ tiêu
ĐVT
Mean

Std

Mean

Std

1. Tuổi của chủ hộ

tuổi


46,1

6,5

46,4

9,0

0,405

2. Số năm đến
trường

lớp

9,4

2,4

9,2

2,9

0,738

3. Số nhân khẩu

khẩu

5,1


0,9

5,4

3,9

0,752

4. Số lao động chính

người

2,3

0,5

1,9

0,7

0,048

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010)
Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy so sánh diện tích đất ở hai nhóm hộ thì đất
nơng nghiệp và đất vườn có sự khác biệt khá rõ; diện tích đất nơng nghiệp của
nhóm hộ khơng áp dụng (5,0 sào) thấp hơn tại nhóm hộ có áp dụng (5,4 sào),
tuy nhiên nhóm hộ khơng áp dụng lại có diện tích đất vườn cao hơn. Ngồi ra
diện tích đất rừng, thủy sản cũng có sự khác biệt khá rõ; đặc biệt về thủy sản,
diện tích nhóm hộ có mơ hình là 0,1 sào thấp hơn nhóm hộ khơng có mơ hình

và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05).

23


Nhìn chung diện tích các loại cây trồng của hai nhóm hộ khơng cao.
Diện tích này rất có vai trị trong việc tăng khả năng tận dụng các nguồn thức
ăn như: bột cám, bột khoai, bột ngô,bột sắn nhằm bổ sung chất dinh dưỡng
cho lợn nuôi và giảm đi chi phí mua thức ăn ngồi. Nếu xét với mức độ chênh
lệch về diện tích đất thì mơ hình chăn ni lợn thịt thâm canh vẫn có thể chuyển
thành mơ hình có kết hợp với biogas vì diện tích đất vườn là tương đương.
4.1.1.3. Quy mô nuôi
Quy mô nuôi sẽ phản ánh phần nào khả năng nuôi thâm canh cũng như
năng lực sản xuất của từng hộ. Để phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện kinh
tế cũng như các đặc điểm khác của gia đình, các nơng hộ đã chọn những quy
mơ ni khác nhau. Nhằm tìm hiểu số lượng lợn bình qn được ni tại hai
nhóm hộ và tỷ lệ phần trăm (%) số hộ nuôi lợn ở các quy mô khác nhau.
Bảng 4.3: Quy mô nuôi lợn tại hai nhóm hộ điều tra
Đơn vị: % số hộ
Nhóm hộ chấp nhận mơ Nhóm hộ khơng chấp
Quy mơ
Chung
hình (N=30)
nhận mơ hình (N= 30)
Số hộ ni
7-10

Tổng %

Số hộ ni Tổng %


Tổng %

1

3,3

6

20,0

11,7

11 - 20

11

36,7

8

26,7

31,7

21-30

7

23,3


9

30,0

26,7

31-40

5

16,7

2

6,7

11,7

41-50

5

16,7

5

16,7

16,7


7-10

1

3,3

0

0,0

1,6

(Nguồn: phỏng vấn hộ,
2010)
Nhìn chung, ở nhóm hộ chấp nhận mơ hình thì quy mơ 7 - 10 con chỉ có
một hộ chấp nhận chiếm 3,3%, đa số hộ ni lợn có quy mơ 11 - 20 con chiếm
36,7%. Đối với việc sử dụng gas tại các hộ có quy mơ 7 - 10 con, thì lượng gas

24


thấp và ít ổn định nên có ít hộ chấp nhận tại quy mơ này. Cịn quy mơ ni 11 - 20
con thì lượng gas sẽ cung cấp đầy đủ hơn, phù hợp với nhu cầu của các nông hộ
chủ yếu người dân sử dụng trong việc nấu ăn trong gia đình. Tại những quy mơ
lớn hơn thì lượng gas tạo ra sẽ nhiều hơn nhằm phục vụ được một số mục đích
khác như nấu rượu và thắp sáng. Đối với nhóm hộ khơng chấp nhận mơ hình
trong nghiên cứu này thì quy mơ tương đối đồng đều với số lượng hộ nuôi thấp
nhất tại quy mô 31- 40 con và khơng có hộ ni > 50 con.
Tuy nhiên việc ni nhiều hay ni ít khơng chỉ phụ thuộc vào các nhóm

hộ khác nhau hay từng điều kiện kinh tế khác nhau mà còn phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố như là số lao động/hộ, diện tích đất làm chuồng, vị trí địa lí hay
thị trường đầu vào đầu ra. Trong xu thế hiện nay, việc phát triển kinh tế nói
chung và chăn ni nói riêng khơng chỉ dừng lại ở việc tạo thu nhập càng cao là
tốt mà cần phải tạo ra các hướng phát triển chung sao cho có thể hướng đến cùng
một mục tiêu là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
4.1.1.4. Cơ cấu thu nhập và tình hình thu nhập của nơng hộ
Trong thực tế, để có thể đánh giá được hiệu quả của một phương
thức sản xuất, người ta thường nghĩ đến ảnh hưởng của phương thức đó
đến các hoạt động sống của gia đình nơng hộ. Ảnh hưởng này được thể
hiện nhiều nhất đó chính là mức thu nhập và những ảnh hưởng đến các
vấn đề về kinh tế, xã hội, mơi trường của gia đình và cả cộng đồng. Trong
chăn nuôi cũng vậy, để thu hút người dân tiếp nhận những kỹ thuật mới
thì các vấn đề trên ln được quan tâm. Để có thể thấy được rõ thu nhập
của hộ từ mơ hình tơi đã tiến hành so sánh với những hộ khơng áp dụng
mơ hình. Qua q trình điều đã tổng hợp được nội dung tại bảng 4.4:

25


×