Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác chuyển giao tbkt vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất của người dân vùng cao tại huyện can lộc- hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.68 KB, 60 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 MỞ ĐẦU:
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới với gần 80% diện tích đất
tự nhiên là nông nghiệp và có hơn 70% dân số sống bằng nghề nông. Nền
nông nghiệp nước ta những năm qua và trong những năm tới vẩn còn giữ vai
trò hết sức trọng yếu trong trong nền kinh tế chung của cả nước, là tiền đề cho
các ngành kinh tế khác phát triển.
Trong thời gian qua nền nông nghiệp nước ta đã có những bước tiến
mạnh mẽ, đã và đang chuyển dần từ nền sản xuất tiểu nông, tự cung tự cấp
sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Từ một nước nhập khẩu gạo, từ khi
có nghị quyết 10(1988) của bộ chính trị đến nay, sau mầy mấy năm sản lượng
lương thực tăng gấp đôi đã đưa Việt Nam liên tục đứng thứ nhì về xuất khẩu
gạo, cà phê, hạt điều; đứng thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ tư về xuất
khẩu cao su và thứ sáu về chè…Ngoài ra, còn xuất khẩu nhiều mặt hàng
nông, lâm, thuỷ sản như rau quả, thịt lợn, tôm cá…có thị phần ngày càng lớn
trên thị phần thế giới, đời sống người dân ngày càng cải thiện. Có được những
thành tựu này là nhờ sự lảnh đạo của đảng và chính phủ, sự nổ lực củ các hộ
nông dân và sự đóng góp to lớn của tất cả các ban ngành từ trung ương đến
địa phương trong đó có hệ thống khuyến nông Việt Nam.
Hệ thống khuyến nông Việt Nam được chính thức hình thành sau khi
chính phủ ban hành nghị định 13/cp về công tác khuyến nông, ngày 2 tháng 3
năm 1993. Sự ra đời của hệ thống khuyến nông Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu
mời của sự phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta. Qua nhiều năm hoạt
động, khuyến nông đã có nhứng đóng góp to lớn trong quá trình phát triển
nông nghiệp, nầng cao dân trí, trình độ kỹ thuật cho người dân. Đảng và nhà
nước ta đã đánh giá cao hoạt động của hệ thống khuyến nông; chủ tịch nước
đã tăng huân chương lao động hạng 3 năm1998 và huân chương lao động
hạng nhì sau 10 năm hoạt động (2003).
1
Chính vì tầm quan trọng lớn lao ấy của công tác khuyến nông mà các
hộ nông dân, các cán bộ kỹ thuật, các nhà hoạch định chính sách đang ngày


càng quan tâm tới công tác khuyến nông, công tác chuyển giao kỹ thuật váo
sản xuất nông nghiệp nhằm phát tiển sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống cho người nông dân và cho toàn xã hội. Tuy nhiên, việc áp
dụng TBKT không theo những cách thức rập khuân đối với moị
nông dân, với mọi vúng sinh thái mà điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào các
yêu tố như: Điều kiện tự nhiên - kinh tế -xã hội cụ thể và từng loại kỹ thuật
đước chuyển giao. Có rất nhiều tiến bộ kỹ thuật cho nông nghiệp đã được
chuyển giao tới người nông dân thông qua các chương trình khuyến nông ,
các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn do chính phủ các tổ chức quốc tế
và các tổ chức phi chính phủ tiến hành. Tuy nhiên hiệu quả của công tác
chuyển giao TBKT trong nông nghiệp vẩn còn nhiều hạn chế do chưa có
chính sách phù hợp và còn nhiều bất cập trong công tác chuyển giao. Công
tác chuyển giao TBKT trong nông nghiệp còn nặng đưa từ trên xuống; chưa
phù hợp với điều kiện, hoàn cành kinh tế, xã hội, tập quán và đặc biệt là như
cầu củ người dân và cộng đồng; chưa gắn chặt giưa chuyển giao TBKT vào
nông nghiệp với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chưa huy động được sự tham
gia của người dân và của cộng đồng trong công tác chuyển giao …Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng tới công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp, làm kìm hảm sự phát triển nông nghiệp-nông thôn nói riêng và sự
phát triển nền nền kinh tế quốc dân nói chung. Trong đó công tác chuyển
giao TBKT vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Can Lộc củng không nằm
ngoài tiến trình phát triển chung ấy. Xuất phát từ thực tiển đó, để có thể đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chuyển giao TBKT vào sản xuất
nông nghiệp tại huyện Can Lộc- Hà Tĩnh.
Xuất phát từ lý do đó và được sự đồng ý của khoa khuyến nông và phát
triển nông thôn, sự nhiệt tình cố vấn giúp đở của các thấy cô giao chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới công
tác chuyển giao TBKT vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất
của người dân vùng cao tại huyện Can Lộc- Hà Tĩnh”.
2

1.2 - MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục đích nghiên cứu:
Xá định một số yêú tố ảnh hưởng tới chuyển giao TBKT vào sản xuất
để từ đó đề ra giải pháp chuyển giao TBKT hợp lý nhằm phát triển sản xuất,
nâng cao đời sống người dân.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.2.1 Tìm hiểu những yếu tố tự nhiên, văn hoá, xã hội ( trình độ dân trí, vai
trò giới), kinh tế và bên thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ảnh hưởng đến
việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
1.2.2.2 Phân tích đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (điều kiện địa
lý, địa hình, khí hậu……) kinh tế, văn hoá, xã hội ( trình độ dân trí, vai trò
giới) bên thực hiện chuyển TBKT vào sản xuất tai Thượng Lộc.
1.2.2.3 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về kinh tế kỹ
thuật, văn hoá…thích hợp đối với việc chuyển giao TBKT vào sản xuất và
đời sống có hiệu quả.
1.2.3 Ý nghĩa của đề tài:
Hiên nay có nhiều phương pháp tiếp cận đang được sử dụng để chuyển
giao TBKT đến cho nông dân. Bên cạnh các tổ chức phi chính phủ và các tổ
chức quốc tế đang thực hiện những phương pháp tiếp cân mới thì phần lớn
các cơ quan chuyên môn và chức năng của nhà nước vẩn còn áp dụng các
phương pháp củ trong chuyển giao TBKT trong một cơ chế và phương pháp
kém linh động, mà phần lớn ít quan tâm đến nhu cầu thực sự của bà con nông
dân. Sự hiểu biết tốt hơn về ảnh hưởng của các yếu tố đến chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật cho người dân thực sự là rất cần thiết. Nó là một bước quan trọng để
hướng đến việc cải thiện các chính sách củng như các phương pháp tiếp cận
trong chương trình phát triển nông thôn. Kết quả nghiên cứu sẻ dóng góp cho
các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chức năng, các cán bộ hiện
trừờng những tư duy và kinh nghiệm để làm việc với dân.
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
2.1.1 Khái niệm về khuyến nông
+ Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình sản xuất nông nghiệp, để sử dụng
có hiệu quả cây, con giống và các vật tư kỹ thuật nông nghiệp thì khuyến
nông có ý nghĩa quan trọng. Khuyến nông dựa trên yêu cầu của nông dân về
những thông tin kiến thức mà họ cần. Khuyến nông không chỉ có tác dụng
giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, giúp nông dân tự giải quyến các vấn
đề của họ trong sản xuất mà còn biết sử dụng các yếu tố kỹ thuật một cách
hiệu quả, làm giảm giá thành sản phẩm, tạo nông sản an toàn cùng cấp cho
toàn xã hội.
+ Khuyến nông là cầu nối giữa người nghiên cứu và người sản xuất, là
một quà trình, một dich vụ truyền bá thông tin, kiến thức và tập huấn tay
nghề cho nông dân có khả nằng tự giải quyết các vấn đề của họ nhằm phát
triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân.
2.1.2 Khái niêm về TBKT và chuyển giaoTBKT:
+ TBKT là những biện pháp kỹ thuật luôn luôn được nghiên cứu đổi
mới nhằm phát triển sản xuất tạo ra những sản phẩm cụ thể có hiệu quả và
phù hợp với điều kiện sản xuất ngày một tôt hơn.
+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là quá trình đưa các tiến bộ kỹ thuật đã
được khẳng định là đúng đẳn trong thực tiển vào áp dụng trên diện rộng để
đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống con người.
+ Theo Swanson và Cloor(1994) thì chuyển giao TBKT hay công nghệ
là một quá trình tiếp diễn nhằm tiếp nhận và thông tin có ích cho con người và
từ đó giúp đỡ họ tiếp thu những kiến thức, kỷ năng và quan điểm cần thiết cho
sử dụng có hiệu quả lượng thông tin hoặc công nghệ đó.
+ Maunder(FAO, 1973) thì cho rằng đó là một dịch vụ hay một hệ
thống nhằm thông qua các phương thức đào tạo, giúp đỡ người nông dân cải
thiện các phương pháp kỹ thuật canh tác, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập,
tăng mức sống và nâng cao trình độ giáo dục xã hội của cuộc sống nông thôn.
4

2.1.3 Bản chất của chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đó là:
+ Sự phân phát thông tin: Dòng chảy thông tin thông qua nhiều kênh
giao tiếp từ dịch vụ khuyến nông đến khách hàng. Những thông tin đó bao
gôm chính sách nhà nước, các dịch vụ sản có từ các nguồn khác nhau của
nông dân.
+ Phân phối giáo dục/ đào tạo: Các chương trình đào tạo được chuẩn bị
và phân phối bởi những chuyên gia khuyến nông và các đại lý để nâng cấp
kiến thức, kỹ năng và năng lức của khách hàng.
+ Giải quyết vấn đề: Một nhóm khách hàng quay vòng quanh dịch vụ
khuyến nông, cho sự tinh thông và giám định, kiến thức và kỷ năng cần thiết
để giải quyết các vấn đề cá nhân củng như nhóm phát sinh trên trang trại hoặc
những trang trại chăn nuôi và trong gia đình của họ.rất nhiều những cái này
có thể liên kết chặt chẻ trong các chương trình đã được lập kế hoạch. Tuy
nhiên một dịch vụ khuyên nông phải đáp ứng/phản ứng với bất kì vấn đề gì
cho dù co hay không có chúng là phần nào đó trong chường trình.
2.1.4 Các kinh nghiệm về chuyển giao kỷ thuật
+ Chuyển giao TBKT là cần thiết trong mọi chiến lược phát triển nông
nghiệp nông thôn, chuyển giao tiến bộ kỷ thuật được coi là trọng tâm trong tổ
chức hệ thống nghiên cứu phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nghiên cứu
và chuyển giao là hai nhiệm vụ không thể tách rời.
+ Chuyển giao TBKT lấy chiến lược hướng cầu là chính, phải dựa vào
nhu cầu của dân và của thị trường để xác định kỹ thuật cần đưa tới cho dân.
+ Trợ cấp cho chuyển giao chỉ nên được tiến hành ở thời kì đầu để khuyến
khích sự ứng dụng kỹ thuật mới. Việc trợ cấp trong chuyển giao sẻ được giảm
dần trong quá trình lan truyền của kỹ thuật mới. Đồng thời quá trình chuyển
giao TBKT phải đảm bảo phát huy nguồn lực của người dân. Khi thị trường
công nghệ và nền sản xuất hàng hoá phát triển, người nhận chuyển giao phải
trả phí cho công tác chuyển giao và tiến bộ kỹ thuật mà họ sử dụng.
+ Chuyển dần công tác chuyển giao TBKT từ nhà nước sang các cơ quan
nghiên cứu và phát triển với sự tham gia của thành phần kinh tế công, kinh tế

tư nhân.
5
+ Hiệu quả của công tác chuyển giao chỉ có thể đạt được khi quá trình
chuyển giao co sự tham gia đầy đủ trong việc xác định như cầu, phân tích vấn
đề khó khăn, lựa chọn giải pháp, đóng góp nguôn lực tổ chức thử nghiêm,
đánh giá và hoàn thiện.
+ Các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của chính phủ nên tập
trung vào vùng có tài nguyên nghèo (tài nguyên rừng, đất, nước bị giảm do
thời tiết khắc nghiệt), người nghèo và dân tộc thiểu số, có sự phối hợp chặt
chẻ giửa chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với chương trình của
chính phủ, các tổ chức phát triển, các doanh nghiệp và cá nhân.
+ TBKT được chuyển giao phải phù hợp với nhu cầu của người dân, khả
năng đầu tư, kiến thức và phong túc tập quán của người dân.
2.1.5. Các phương pháp được tiếp cận trong chuyển giao TBKT
2.1.5.1 Tiếp cận từ trên xuống:
Phương pháp tiếp cận từ trên xuống là cách tiếp cận mà người ngoài
đóng vai trò quýêt định hoàn toàn trong các hoạt động của chương trình .Họ
nhận biết các vấn đề, xác định các giải pháp, họ thiết kế các giải pháp đưa ra
các mục tiêu, cung cấp các đầu vào cần thiết cho các hoạt động, rồi quản lý
kiểm tra đánh gia để xem các chương trình có đạt yêu cầu mong muốn hay
không. Trong hoàn cảnh đó, kết quả đưa lại thường không như mong muốn
do sự hưởng ứng của cộng đồng theo thời gian sẻ lắng xuống, vì mục đích,
mục tiêu của chương trình đều không xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng
mà từ người ngoài rất ít cộng đồng tiếp xúc các hoạt động và sau khi người
ngoài cuộc rút lui thì các hoạt động của chương trình coi như lắng xuống và
trì trệ bởi thiếu sự quản lý, tham gia của cộng đồng nên rõ ràng là tính bền
vững không đạt được.
2.1.5.2 Tiếp cận từ dưới lên:
Tiếp cận từ dưới lên là cách tiếp cận khi người trong cuộc có sự hỗ trợ
của người ngoài cuộc để đưa ra các quyết định. Người trong cuộc xác định

các vấn đề của họ và các giải pháp, đưa ra các mục tiêu và hoạt động, giám
sát và đánh giá. Người ngoài cuộc tích cực hỗ trợ, khuyến khích những hoạt
động đó.
6
Đây là cách tiếp cận được thực hiện chủ yếu trong một số dự án của
các tổ chức phi chính phủ. Cách tiếp cận này dường như là nguyên tắc cơ bản
của dự án đầu tư nước của bên ngoài. Tuy nhiên thì trên địa bàn huyện thì rất
ít dự án của nước ngoài vào, với cách tiếp cận này thì một số chương trình
của nhà nước trên địa bàn huyện củng đã thực hiên nhưng gặp nhiều hạn
chế: Không có sự điều tiết , giúp đở về mặt kỹ thuật, phương pháp trong khảo
sát và tham gia tư vấn từ bên ngoài. Vì thế ở những nơi vùng cao của huyện
thì trình độ dân trí của người dân thấp, với cách tiếp cận nào thì củng phải có
sự giúp đở về mặt kỹ thuật với phương pháp cầm tây chỉ việc, hầu hết các đầu
tư chỉ mới xem xét đến các vấn đề lương thực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
ít và củng có thế nói là chưa tính đến thị trường đấu ra. Đây là một hạn chế
rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của người dân đặc biệt là người
dân vùng cao , xa trung tâm huyện.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.2.1 Những cơ sở và quá trình chuyển giao TBKT đã thực hiện ở Việt
Nam:
Đường lối đổi mới của nhà nước Việt Nam hơn 15 năm qua đã đem lại
những thay đổi to lớn cho nền kinh tế, xã hội trên phạm vi cả nước. Ở nông
thôn hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất tự chủ, được giao đất ổn định lâu
dài. Người nông thôn đang trong thời kỳ thích nghi nhanh với chuyển đổi
kinh tế hộ từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá trong nền kinh
tế thị trường năng động. Với những thay đổi ngày càng nhanh thì đòi hỏi
người nông dân cần có những thông tin tư vấn đầy đủ kịp thời.
Tuy nhiên phần lớn người nông dân ở vùng nông thôn hiện nay đang
đối mặt với vấn đề: Đói nghèo, thiếu việc làm. Vì vậy mục tiêu tổng quát của
công tác chuyển giao TBKT là phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn

mà chủ thể là người nông dân mới trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện, hiện
đại hoá đất nước. Nông dân luôn gắn liền với nông, lâm nghiệp, họ là bộ
phận cốt lỏi củng là chủ thể của quá trình phát triển nông thôn. Nhưng trong
mối quan hệ với bên ngoài cộng đồng, các cán bộ chuyên môn, cán bộ phát
triển nông thôn, cán bô khuyến nông, lâm….Thì họ là rào cản về kiến thức,
phong tục tập quán, giới tính, ngôn ngử, thể chế…ngăn cách. Nên chuyển
7
giao tiến bộ kỹ thuật là nhịp cầu để nông dân và những ngoài cộng đồng có cơ
hôị học hỏi, chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm để cùng phát triển sản xuất
và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trở nên
ngày càng quan trọng vì về lâu dài không một quốc gia nào có thể lảng quên
số dân nông thôn được. mọi quốc gia đều cần sự cung ứng các nguồn lương
thực, vải sợi cho tàn dân nước đó.
Trình độ và chất lượng sản xuất nông lâm nghiệp phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, một số các yếu tố đó ít hay nhiều do điều kiện tự nhiên quyết định.
Các yêu tố sản xuất khác về nguyên tắc có thể thay đổi được, kinh nghiệm
nhiều nơi cho thấy nhiều tiến bộ lớn có thế đạt được mà không cần tiến bộ
lớn. Mùa màng xấu, chăn nuôi kém có thể cải tiến bằng phương pháp gieo cấy
và biện pháp chăn nuôi, đât bạc màu có thể làm giàu bằng bón phân hoá học,
lao động khổ cực có thể được cải thiện hiệu quả hơn bằng các dụng cụ
phương tiện thích hợp.
Các trạm thực nghiệm và các viện nghiên cứu bận rộn trong suốt nhiều
năm để thu thập các kiến thức cớ bản để đạt được những cải tiến mới. Trên
thực tế có rất nhiều người ở vùng nông thôn không được thụ hưởng lợi ích từ
các ý tưởng đó mà nguyên nhân chính là thông tin là kỹ thuật nông nghiệp
mới không đến được với họ. Cán bộ nghiên cứu có rất ít cơ hội để tiếp xúc
vơi nông dân, ngay khi có cơ hội thì người dân củng không thể hiểu đựơc
những từ ngữ chuyên ngành của các nhà nghiên cứu do đó chuyển giao TBKT
là bắc nhịp cầu cho khoảng cách này: Đem những thông tin cập nhật tin cậy
về phương pháp canh tác, về kinh tế và các chủ đề liên quan cho những người

khác cần tới nó bằng cách dể hiểu và có ích cho họ.
Tuy nhiên hiểu quả của công tác chuyển giao TBKT hay nói cách khác
về việc tiếp nhận và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới của nông dân vao
sản xuất đang là vấn đề đặt ra được nhiều giới quan tâm. Hiệu quả của nó
phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như điều kiện kinh tế, trình độ dân trí,
kiến thức bản địa… Trong đó yếu tố bên chuyển giao củng đóng vai trò hết
sức quan trọng nó được thể hiện trên các khía cạnh cơ cấu, chính sách, nội
dung hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, phương pháp tiếp
cận, chuyển giao và tiến trình thực hịên khuyến nông lâm, củng như kiến
8
thức, kỹ năng, thái độ của người khuyến nông viên và các hoạt động hổ trợ
khác (thông tin, dịch vụ) nó quyết định đến thành công hay thất bại của quá
trình chuyển giao TBKT.
Cho nên cơ sở thực tiển của chuyển giao TBKT là tính phù hợp giữa tiến
bộ kỹ thuật được chuyển giao và điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn. Điêu
này có nghĩa không phải một tiến bộ kỹ thuật nào củng có thể áp dụng cho tất
cả các vùng, thậm chí các vúng đó co điều kiện tự nhiên giống nhau, mà phải
căn cứ vào điều kiên kinh tế, xã hội, dân cư của vùng. Những công nghệ mới
đưa và phải phù hợp với điều kiện kinh tế , xã hội ở vùng nông thôn. Bài học
về cơ giới hoá, hiện đại hoá ở Nam Định và ở Quỳnh Lưu( Nghệ An) những
năm đầu thập niên 80 đã chỉ rỏ: Kỹ thuật hiện đại không phải là điều kiện duy
nhất cho sự thành công của công nghiệp hoá, kỹ thuật hiện đại phải phù hợp
với kỹ năng sử dụng của người lao động, phù hợp với đặc điểm đồng nhất và
cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn.
Ở Việt Nam, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đã tiến hành từ nhiều
năm nay và đã thu được nhiều kết quả đáng kể như tiến bộ kỹ thuật trong việc
cải tạo giống lúa lai, ngô lai có năng suất cao, giống lúa kháng gầy nâu, các
loại giống rau quả có năng suất, chất lượng cao. Về chăn nuôi thông qua
chuyển giao TBKT củng đã tạo ra những giống gia súc, gia cầm tăng trưởng
nhanh, đẻ nhiều trứng…ngành nuôi trồng thuỷ sản đã có nhiều con giống tốt

như tôm, cá, Baba.
TBKT trong sử dụng đất đai củng đã chuyển giao ở nhiều vùng, đặc
biệt là ở vùng núi cao như kỹ thuật canh tác trên đất dốc, kỹ thuật nông lâm
kết hợp nhằm hạn chế xói mòn, bảo tồn đất và tăng hiệu quả kinh tế trên một
đơn vị diện tích.
Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đồng thời áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng và chât lượng sản phẩm
nông nghiệp ở nước ta những năm qua đã được chứng minh bằng thực tiển vai
trò của chuỷên giao TBKT là cực kỳ quan trọng.
9
2.2.2 Công tác chuyển giao TBKT tại huyện Can Lộc .
Trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ Can Lộc đã không ngừng
đẩy mạnh công tác chuyển giao TBKT và đã thực hiện được 160 mô hình
khuyến nông về cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, các mô hình có
thuyết phục cao đã và đang được nhân rộng trong toàn huyện như sind hoá
đàn bò, nạc hoá đàn lợn, lúa chất lượng cao, ngô đông, đậu xanh VN-931…
góp phần chuyển dịch mạnh mẻ cơ cấu .
2.2.3 Công tác chuyển giao KHCN ở Thượng Lộc.
Thực hiện tốt các công tác thông tin chuyển giao KHCN, đã tổ chức tập
huấn về lúa và rau màu cho hơn 1500 người tham gia, trong lỉnh vực BVTV
có 350 người tham gia, chăn nuôi thú y có 250 người tham gia, thuỷ sản
có160 người tham gia…và phát các tờ rời cho bà con nông dân. Cùng với các
biện pháp phát triển sản xuất, công tác khuyến nông, khuyến lâm củng được
quan tâm tập trung chỉ đạo như tiếp tục nhân rộng các mô hình khuyến nông,
khuỷên lâm, dự án trồng cỏ nuôi bò đang được thử nghiệm để đúc rút kinh
nghiệm và nhân rộng. Tuy nhiên ngoài một số kết quả đạt được thì công tác
chuyển giao TBKT ở Thượng Lộc đang còn gặp rất nhiều hạn chế như sự
chuyển giao theo một chiều, hiệu quả không cao, một số chuyển giao chưa xét
hết các yếu tố ảnh hưởng.
2.2.4 Vai trò của TBKT trong hoạt động sản xuất của người dân vùng

cao.
Theo nhiều nghiên cứu về phát triển về phát triển các vùng cao đều cho
rằng TBKT cần thiết cho phát triển sản xuất để cải thiện đời sống và cho rằng
người dân vùng cao muốn phát triển sản xuất thì phải thì phải chấm dứt tình
trạng sản xuất củ và phải đẩy mạnh áp dụng phương thức, kỹ thuật mới vào
sản xuất.
Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên, con người và hiện trạng đất
trồng vùng đồi núi ở các tĩnh bắc trung bộ, tác giả Trần Đình Lý và các cộng
sự (2002) đã xây dựng một số mô hình thích hợp cho vùng. Theo các tác giả”
các mô hình đã khẳng định rằng, muốn tiến lên làm giàu trong nông nghiệp
vùng cao thì không thể sản xuất tự cung tự cấp mà phải áp dụng TBKT……”
10
Bàn về phát triển vùng cao, Giáo sư Đặng Ngọc Dinh (2002) cho rằng
chúng ta không nên có định kiến là vùng cao Việt Nam với số dân định cư
thưa thớt, nhiều đất chưa sử dụng, sẳn sàng cho phát triển trong tương lai.
Thực tế là do các điều kiện về đất, nước và các công nghệ nông nghiệp dân số
vùng cao đã thực sự quá tải. Từ nhận định này của tác giả cho thấy tiềm năng
đất đai khu vực bắc miền trung không còn nhiều nên muốn tăng sản lượng
lương thực cần thiết phải thâm canh bằng cách áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất.
Tóm lại nghiên cứu của các tác giả bắc trung bộ đều cho rằng TBKT là
cần thiết cho sự phát triển cho vùng miền cao núi chung, bên cạnh đó ta thấy
được sự canh tác theo kiểu truyền thống đã đáp ứng đước nguồn lương thực
tại chổ…Từ những kết luận trên và thực tế tại địa bàn nghiên cứu đã nảy sinh
ra câu hỏi những tiến bộ kỹ thuật nào đã được người dân áp dụng và áp dụng
ở mức độ nào? Nhận thức của người dân về các tiến bộ kỹ thuật đó như thế
nào? Cách thức chuyển giao như thế nào?
2.2.5 Tình cơ bản khu vực nghiên cứu:
2.2.5.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Can Lộc
2.2.5.1.1. Điều kiện tự nhiên

+vị trí địa lý
Can Lộc là một trong 11 huyện thị của tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng bắc
trung bộ Việt Nam, có vị trí địa lý từ 18
0
19`36`` đến 18
0
34`24 vĩ độ bắc, 105
0
36`24``đến 105
0
56`42``kinh độ đông.
Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh.
Phía Nam giáp huỵên Thạch Hà
Phía Tây giáp huyện Đức Thọ , huỵên Hương khê
Phía Đông giáp Biển Đông.
Can Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên 37.664,38 ha gần 30 đơn vị hành
chính trong đó có 1 thị trấn và 29 xã. Đặc điểm nổi bật của huyện là vung bán
sơn địa có bờ biển kéo dài, quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam xuyên qua lảnh
thổ của huỵên với chiều dài 4 km.
11
+ Đất đai và địa hình
Đất dùng vào sản xuất nông nghiệp là 13.462 ha.
Đất đai dùng cho lâm nghiệp là 7630 ha.
Chưa sử dụng còn 9.944 ha.
Trong đó có: 155 ha đất hoang bằng
5664 ha đất đồi núi
832 ha mặt nước hoang
Đây là tiềm năng đáng kể của huyện chưa đưa vào khai thác sử dụng.
Can Lộc có địa hình lòng chảo nghiên về sông nghèn đổ ra biển chia
cắt thành nhiều vùng ao thấp khác nhau. Địa hình nghiêng từ Tây sang Đông,

trên vùng đất đồi là vùng rừng tự nhiên, rừng mới trồng và chủ yếu là vùng
đồi núi trọc, đất hoang hoá. Phía dưới là vùng đất canh tác và dân cư.
+ Khí hậu, thuỷ văn:
Can Lộc – Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa: Mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng;
Mùa đông lạnh, ít mưa.
Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng11 đến tháng 3 năm sau
Nhiệt độ bình quân qua các năm giao động từ 22,9- 25,1
0
C, cao nhất từ
tháng sáu đến tháng 8, có khi nhiệt độ lên tới 39,7
0
C thấp nhất là tháng 12 và
tháng 1 nhiệt độ có khi xuống dưới 8
0
C.
Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2400mm/năm (riêng các tháng
từ tháng 8 đến tháng10 lượng mưa khoảng 1200mm chiếm khoảng 50%
lượng mưa trung bình trong năm), số ngày mưa trung bình trong năm ở Can
Lộc khoảng 145 ngày đến160 ngày.
Do địa hình dốc, độ che phủ ít, khả năng dự nước kém đôi khi mưa lớn
làm các vùng trủng bị ngập lụt trong vài hôm, có khi lên tới 5-7 ngày. Xẩy ra
theo chu kỳ 5 năm một lần, ngập lụt trên trên diện rộng 6000 ha đất canh tác.
Nắm được quy luật tự nhiên và khả năng cung cấp nguồn nước cho tưới tiêu
trong trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản, từ đó có kế hoạch chủ động nguồn
12
nước: Dữ nước về mùa khô và tiêu nước về mùa mưa, nhằm điều hoà lượng
nước hàng năm, phục vụ tốt cho ngành nông nghiệp.
Độ ẩm bình quân ở Can Lộc là khoảng 84,5% tháng cao nhất 92%,

tháng thấp nhất 70%. Ẩm độ thường cao vào những tháng cuối mùa xuân đầu
mùa hè và thấp vào mùa đông.
Là huyện có địa hình đồi núi phức tạp có độ dốc tương đối cao đã tạo
nên hệ thống khe suối khá dày đặc, có độ dốc lớn, lượng mưa tập trung theo
mùa, toàn huyện có 14 hồ đập chứa nước với dung tích trên 47 triệum
3
nước
ngọt, các khe suối như khe chế bà, khe Khiêm ích… nằm trong địa giới hàng
chính cung cấp lưu lượng nước khá lớn.
2.2.5.1.2 Điều kiện kinh tế , xã hội:
+ Tình hình dân số và lao động.
Dân số toàn huyện là 200931 người .
Tổng số hộ gia đình 42397 hộ.
Tổng lao động là79.832 người chiếm 39,73% dân số trong toàn huyện.
Lao động nông nghiệp là70.422 người chiếm 88,21% .
Mật độ 480/km2, Số thôn 337.
+ Cơ sở hạ tầng:
Thuỷ lợi toàn huyện có 74 trạm bơm, trên 1500 km kênh mương được
bê tông hoá. Diện tích tưới đạt 85% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
+ Giao thông:
Hệ thống giao thông huyện Can Lộc gồm có trên 11km đương quốc lộ
1A, tĩnh lộ có 7 tuyến đường với tổng chiều dài 7511km. Hiện nay có 33,3
km đương liên xã được nhựa hoá, hệ thống giao thông liên xã của huyện đảm
bảo cho đi lại, phục vu khá tốt cho sản xuất.
+ Giáo dục
Toàn huyện có 71 trường tiêu học trong đó: Có 36 trương tiểu học với
sồ giáo viên là 873 người; Trường trung học cơ sở có 29 trưòng, số giáo viên
là 879 người, số học sinh là 21.432 em; Có 30 trường mầm non, 6 trường phổ
13
thông trung học với 315 giáo viên, 8.384 học sinh, có 2 trung tâm giáo dục

thường xuyên và dạy nghề.
+Y tế:
Hiện nay toàn huyện có 1 trung tâm y tế với 3 phòng khám đa khoa, 30
trạm y tế xã, 36 bác sỷ, 290 giương bệnh.
+ Văn hoá:
Đời sống tình thần của nhân dân toàn huyện trong những năm qua đã
được nâng lên rõ rệt, 90% dân số được nghe đài và xem truyền hình, toàn
huyện có 5 đài phát thanh,1 thư viện, 211 nhà hội quán, 300/304 xóm co sân
chơi thể thao đáp ứng nhu cầu người dân.
+ Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của huyện Can Lộc được chuyển dịch đúng hướng. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá, giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người là
4.740.000đ, bình quân lương thực đầu người là 574 kg/năm.
* Tỹ trọng các ngành đạt:
- Nông nghiệp đạt 42,4%
- Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 21,5%.
- Thương mại dịch vụ đạt 36,1%
- Tổng sản lượng lương thực đạt10,4 vạn tấn
- Chăn nuôi:
Tổng đàn trâu: 10.742 con
Tổng đàn bò:25.018 con
Tổng đàn lợn:69.074 con
Tổng đàn hương:87 con
Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi trong mấy năm qua củng phát triển
khá cả về quy mô, hình thức nuôi, đa dạng hoá vật nuôi.
14
2.2.5.2 Tình hình cơ bản của xã Thượng Lộc.
2.2.5.2.1 Điều kiện tự nhiên.
Thượng lộc là một xã vùng cao thuộc huyện Can Lộc nằm cách trung
tâm huyện khoảng 25km về phía đông nam. Xã nằm trên đương quốc lộ 15A ,

phía Đông giáp Trung Lộc, phía Tây giáp Nhân Lộc, phía Nam giáp Đồng
lộc, phía Bắc giáp vĩnh Lộc
Địa hình chủ yếu là đồi núi bị chia cắt bởi các con suối, địa hình
nghiêng từ tây sang đông, trên vùng đất đồi là vùng tự nhiên, rừng mới trồng ,
phía dưới là đất canh tác và dân cư. Xã nằm trong điều kiện khí hậu thuỷ văn
của huyện Can Lộc nên củng có hai màu mưa rõ rệt: Mùa nóng bắt đầu từ
tháng 4 đến tháng 10 chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng, mùa đông
lạnh, ít mưa bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Sương mù xuất hịên ở xã thương vào tháng 2 đến tháng3, tập trung
nhiều vào tháng 3, nhiệt độ bình quân qua các năm giao động từ 22 đến 27.
Toàn xã có diện tích đất tự nhiên 2.765,18 ha .
2.2.5.2.2 Điều kịên kinh tế - xã hội ở Thượng Lộc.
* Tình hình sản xuất sản xuất trồng trọt và chăn nuôi.
+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 775.29ha đạt 100 kề hoạch, sản
lượng lương thực 3.215tấn trong đó diện tích gieo trồng vụ đông xuân 330.15
ha, đạt 100% kế hoạch, diện tích cấy lúa hè thu là 296 ha đạt 99% kế hoạch,
diện tích lúa mùa 322 ha, lạc 85 ha/ kế hoạch110ha, ngô đông 80ha/ kế hoạch
160 ha đạt 50% kế hoạch, khoai lang 112ha, sắn 25 ha, rau màu khác 42 ha.
15
Bảng: Diện tích năng suất, sản lượng các loại rau màu.
Loại hoa
màu
Đông Xuân Hè Thu
Lúa Diện
tích(ha)
Năng
suất
(ta/ha)
Sản
lượng

(tấn)
diện tích
(ha)
Năng
suất
(ta/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Lúa 330 45 1492,6 330 29,4 933,2
Ngô 3,0 20 60
Khoai lang 25 120 300 45 45 2045
Sắn 43 140 602 50 60 300
Rau cai 12 24 28,8
Bí mướp 5 40 20 3,5 15 52,5
Cây khác 5 84 42 60 6 36
Nguồn: số liệu thống kê xã Thượng Lộc năm 2006
+ Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc gía cầm vào thời điểm hiện tại bao gồm: Tổng đàn trâu
bò2.354 con, đàn lợn có2800 con, gia cầm có 29 000 con, đàn hương có 31
con, đàn ong phát triển cầm chừng.
+ Công tác tiêm phòng gia súc đạt 18.000 liều, tiêm phòng dịch cúm gia cầm
10.000 liều.
* Cơ sở hạ tầng của
+ Giao thông:
xã có đường quốc lộ 15A đi qua nên giải quyết được phần nào đi lại,
đã triển khai xây dựng rần 2km đường bê tông ở 2 xóm Phú Thọ và Xuân
Mai, đào đắp3612m
3
, rải sỏi 2774m

3
, phát quang giải toả 28km nhưng nhìn
chung giao thông đi lại ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là về mùa
mưa.
+ Điện:
16
Đã bàn giao công tác điện cho HTX quản lý điều hành thiết lập được
trụ sở HTX điện. Từ khi chuyển giao cho hợp tác xã điều hành điện được đảm
bao phục vu cho nhân dân tốt hơn. Hoàn thiện điều chỉnh hồ sơ dự án điện
giao thông (REII), phát quang hơn 10km hành lang lưới điện
* Giáo dục và y tế:
Xã có một trường tiểu học và một trương trung học cơ sở, nhưng học
sinh đi lại củng tương đối xa, học sinh cấp 3 phải qua xã đồng lộc nên đi lại
củng gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất dạy và học củng gặp rất nhiều
khó khăn, xã không có trường mẩu giáo nên phải tổ chức các lớp mẩu giáo tại
các thôn.
Chất lượng công tác khám chửa bệnh được cải thiện, y tế dự phòng có
nhiều có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện kịp thời nhiều chương trình
như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, chống sốt xuất huyết. Tổng
số người đi khám trong năm là 3260 lượt, đã đầu tư xây dựng nhà trạm y tế
với số lượng 6 phòng với tổng kinh phí 270 triệu, cơ sở vật chất dụng cụ,
trang thiết bị khám chửa bệnh cơ bản đầy đủ.
* Thương mại dịch vụ:
Toàn xã có 34 ki ốt kinh doanh vừa và nhỏ, dịch vụ phân bón thuốc trừ
sâu, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng cho nhân
dân.
Phương tiện vẩn chuyển hoa mai, công nông11, ôtô 3 cái, xe chở
khách1, 39 máy xay xát, máy tuốt lua16 cái, máy bơm nước, máy chế biến
thức ăn gia súc…đảm bảo phục vụ nhu cầu nhân dân trong xã.
* Đời sống kinh tế:

Đa số ngưòi dân ở đây chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, cuộc sống
của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn lớn, qua điều tra
thì thấy nguyên nhân đói nghèo chủ yếu là: Do thiếu kinh nghịêm, thiếu vốn,
thiếu lao động, đông con
17
Bảng: Thực trạng và một số nguyên nhân nghèo đói ở các hộ điều
tra
STT Nguyên nhân số hộ:15 tỉ lệ(%)
1 Thiếu kinh nghiêm 5 33,3
2 Thiếu lao động 1 6,7
3 Thiếu vốn 6 40
4 Đông con 1 6,7
5 Nguyên nhân khác 2 13,3
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu ta thấy: Đối với hộ nghèo có nhiều nguyên nhân dẫn
đến đói nghèo, nhưng chủ yếu thiếu vốn( chiếm đến 40%) va thiếu kinh
nghiệm trong sản xuất(33.3%) vì vậy đối với các hộ này các cấp chính quyền
cần quan tâm hơn nữa đến những khó khăn mà người dân đang gặp phải để
giúp họ nâng cao được đời sông, góp phần xoá đói giảm nghèo.
18
PHẦN3 : ĐỐi TƯỢNG, PHẠM VI, NỘi DUNG,PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
+ Các hộ đã tiếp nhận việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại xã Thượng
Lộc.
+ Các bên thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
3. 2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi xã Thượng Lộc
-huyện Can Lộc – Hà Tĩnh.

+ Về thời gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 15/01/2007 đến
07/05/2007.
3.3 Nội dung nghiên cứu
+ Tìm hiểu và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên(điều kiện
địa lý, địa hình khí hậu…), kinh tế, văn hoá, xã hội (trình độ dân trí , vai trò
giới, tổ chức cộng đồng), bên chuyển giao đối với các hoạt đọng chuyển giao
TBKT vào sản xuất tại Can Lộc.
+ Đưa ra một số giả pháp trong công tác chuyển giao TBKT vào sản
xuất nông nghiệp hợp lý nhằm phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, góp
phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập tin sơ cấp
+ Từ các bảng câu hỏi đã được thiết kế sẳn.
+ Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân(PRA).
Phỏng vấn bán cấu trúc: Điều tra ngẩu nhiên 45 hộ dân
Quan sát trực tiếp và quan sát có sự tham gia.
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
+ Từ các báo cáo, số liệu thống kê đã được công bố.
19
+ Tram khuyến nông huyện Can Lộc.
+ Phòng nông nghiệp huyện Can Lộc.
+ Phòng thống kê huyện Can lộc.
4.3 Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý bằng phần mềm Exell.
20
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, văn hóa, xã hội đến chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật.
4.1.1 Ảnh hưởng yếu tố tự nhiên đến quá trình chuyển giao TBKT

Điều kiện tự nhiên là một yếu tố mà nó đã tồn tại sẳn tại một vùng nhất
định nào đó, nó như một cơ sở đã được thiết lập trước, việc xem xét ảnh
hưởng của điều kiện tự niên đến chuyển giao TBKT không mang ý nghĩa là
nếu có những cản trở thì ta có thể thay đổi điều kiện tự nhiên mà việc phân
tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên để tìm ra những khó khăn và thuận lợi
để dự đoán tiềm năng, cơ hội củng như những khó khăn thách thức khi đưa
các công nghệ vào một vùng nào đó. Củng có thể ta đưa các biện pháp để
khống chế /khắc phục một số yếu tố bất lợi nào đó của một vùng, thường khi
phục vụ cho phát triển sản xuất và chuyển giao công nghệ.
Từ điều kiện tự nhiên của xã ta thấy rằng về mặt môi trường của xã có
những thuận lợi và khó khăn nhất định như sau:
+ Về vị trí địa lý:
Xã nằm trên đương quốc lọ 15 A đi qua xuất phát từ trung tâm huyện.
Đây là con đường huyết mạch của huyện đi qua rất nhiều xã. Tuy nhiên cách
đây 5 năm về trước đang là đường đất, một số đoạn đổ nhựa thì lại bị xuống
cấp trầm trọng, việc đi laị cực kì khó khăn thì việc giao tiếp với cộng đồng
bên ngoài và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là vấn đề gần như không thể thực
hiện được. Để đi được từ xã Thượng Lộc đến trung tâm huyện thì phải mất
gần nửa ngày đường, nhất là vào mùa mưa lũ thì không có phương tiện gì có
thể sử dụng trên tuyến đường này trừ đi bộ. Nhưng từ khi con đưòng nhựa
được đổ từ trung tâm huyện đến các xã vùng cao thì việc thông thương giữa
các xã trong vùng và giữa các xã vùng cao với trung tâm huỵên trở nên dể
dàng hơn rất nhiều, chỉ mất 30 phút xe máy từ trung tâm huyện đến xã. Đấy
cũng là điều kiện mở ra những cơ hội phát triển mới cho vùng như mở rộng
giao lưu với bên ngoài, thông tin đi vào những vùng này trở nên dễ dàng hơn.
21
Người dân có điều kiện cập nhật thông tin, kiến thức mới phục vụ cho việc
nâng cao năng suất của cây trồng và vật nuôi.
+ Đặc điểm địa hình:
Xã nằm trên địa hình bao gồm nhiều đồi núi có một số nơi tương đối

bằng phẳng, đó là các nơi được sử dụng cấy lúa. Tuy nhiên chỉ có một số nơi
gần trục đường quốc lộ 15A có điều kiện thuân lợi để giao lưu với bên ngoài
trong các dich vụ …do bởi xã có hệ thống khe suối khá nhiều nên phần lớn
các thôn nằm ở điạ hình bằng phẳng gặp khó khăn trong mùa mưa lũ. Diện
tích rừng và đất rừng chiếm một diện tích kha lớn trong tổng diện tích đất tự
nhiên. Các loại đất chủ yếu là đất feralit, đất bồi… thực bì trên rừng tự nhiên
chủ yếu là cỏ và một số loại cây khác như lau lách.Từ đặc điểm địa hình này
chúng ta có thể nhận ra được phương thức sản xuất của vùng không thuận lợi
cho hoạt động trồng trọt, rõ ràng vơi đặc điểm địa hình như vậy, các hoạt
động sản xuất của người dân gặp rất nhiều trở ngại trong việc áp dụng các kỹ
thuật canh tác. Vì phần lớn những chuyển giao kỹ thuật hiện nay có xu hướng
thiên cho những nơi đất bằng phẳng. Bởi thường thì đồng bằng có rất nhiều
điều kiện thuận hơn khi thực hiện các chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật.
+ Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn:
- Điều kiện khí hậu:
Xã nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết có hai mùa rõ rệt,
mùa hè nóng ẩm, nhiều mưa và chịu ảnh hưởng của gió tây nam, mùa lạnh ít
mưa. Mùa nóng bắt đầu từ tháng tư đến tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân giao động từ 23 đến 27 cao nhất
tư tháng 4 đến thang 6 có khi lên tới 39, độ ẩm bình quân của không khí
la85%, thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1, độ ẩm có tháng lên tới 90%
-Chế độ mưa:
Xã nằm trong khu vực có lượng mưa khá lớn, tổng lượng mưa hàng
năm lên tới 3245 mm, mùa mưa tập trung vào khoảng từ tháng 8 đến tháng
10. Chiếm 50 đến 55% tổng lượng mưa hàng năm. Trong mùa mưa liên tục
kéo dài trong nhiều ngày với cường độ lớn có khi đạt 200 mm/ ngày. Thời
gian ít mưa tập trung vào mùa hè, lúc đó nhiệt đọ không khí cao và độ ẩm
22
không khí thấp nên hay hạn hán. Trong thời gian này nếu cây trồng không chủ
động nước tưới gây nên mất mùa hoặc năng suất thấp, thời gian khô hạn từ

tháng 4 đến tháng 8.
+Đặc điểm thuỷ văn:
Hệ thống sông Thượng Lộc có lưu lượng dòng chảy ít nhất vào tháng4
đến tháng 7, lớn nhất vào tháng 8 đến tháng 10. Hệ thống sông này có đặc
điểm ngắn, dốc nên mùa mưa thường gấy ra lũ lụt, xói mòn, dể làm thay đổi
dòng chảy ảnh hưởng tới sản xuất và đất thổ cư của nhân dân trong vùng.
Như vậy với đặc điểm hệ thống sông suối nhiều trong khi đó chế độ
mưa lại theo mùa, gây nên trở ngạy lớn cho cho sản xuất nông nghiệp của
nhân dân. Mùa hè thì hạn hán, màu mưa thì lũ lụt. Vì vậy tìm ra những loại
cây thích nghi cho vùng này, những kỹ thuật thích hợp, những phương thức
canh tác hợp lý là những vấn đề đang được quan tâm.
+ Cơ sở hạ tầng:
Mặc dù cơ sở hạ tầng của xã đã có những bước thay đổi đáng kể, nhưng
đây chỉ là sự hưởng lợi từ con đường chiến lược của trung ương và tĩnh. Phần
lớn các con đường liên thôn và đường thôn, xóm vẫn là đường đất và đường
sỏi trong khi đó khoảng các các thôn khá xa, một số thôn gần sông nên về
mùa lũ thường hay bi lụt và dễ bị cô lập với bên ngoài. Điều này gây cản trở
cho việc thông thương giao tiếp với bên ngoài và mua bán các sản phẩm của
nông dân, quả thật một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự tăng trưởng
kinh tế của vùng là cơ sở hạ tầng nông thôn đang còn rất kém, các con đường
đi lại đang còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt về mùa mưa thương rất khó
đi, nhất là các tuyến đường ỏ các xã vùng cao, điều này đã ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Chính vì một phần do đó mà
người dân vùng cao hâu như không có khái niệm sản xuất lớn.
Tóm lại với điều kiện tự nhiên như ở xã Thượng lộc: Địa hình đồi núi
kha phức tạp, đất có độ dốc lớn, nghèo dinh dưỡng cộng với sự khắn nghiệt
của thời tiết( mưa lớn, hạn hán) nên các giống cây con, cây lai tạo di thực nơi
khác đến khó có thể phát triển được tốt, bên cạnh đó có thể thấy diện tích đất
canh tác ở đây dường như phù hợp với cây lâm nghiệp, cấy ăn quả và khí hậu
23

cũng vậy; nhìn về điều kện tự nhiên thì ta thấy xã gặp một số khó khăn như
đất canh tác hẹp, nhiều khi thiếu nước tưới tiêu, hạn hán vào mùa khô, ngập
úng vào mùa mưa, sâu hại, sâu đục thân, sùng….
Cũng như hầu hết những nơi của người dân vùng cao thì kỹ thuật canh
tác dễ tiến hành trong khi đó những tiến bộ kỹ thuật không dễ chuyển giao, có
thể nhận thấy việc chuyển giao TBKT ở đây không những hết sức cần thiết
còn phải chú trọng đến kỹ thuật cải tiến canh tác, vấn đề là phải có các hoạt
động thử nghiệm trước khi nhân rộng nhưng thử nghiệm thường tốn khá
nhiều kinh phí, cộng thêm một hiện thực ỏ đây là họ thường ít chú ý đến thị
trường nên hiệu quả hoạt động của một số dự án không nhân rộng được các
mô hình sản xuất.
Từ điều kiện tự nhiên trên, ta thấy rõ ràng ở đây có nhiều khó khăn bất
lợi cho việc chuyển giao kỹ thuật hơn là thuận lợi do đó để chuyển giao kỹ
thuật thành công thì chúng ta phái đưa ra những phương thức phù hợp nhất,
nhằm hạn chế sự khó khăn mà thiên nhiên mang lại, quả thật đây củng là bài
toán không phải một sớm, một chiều mà làm được nhưng chúng ta phải cố
gắng đưa những cây giống con giống về phải phù hợp vói những điều kiện
trên, cũng như các biện pháp như điều tiết dòng nước và lưu lương nước là
điều quan trọng để phát triển sản xuất. Với tổng diện tích đất đai hiện có, thì
củng đã chỉ ra tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa tăng thu nhập cho
người dân vừa phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ nguôn nước, để sản
xuất nông lâm và đó có thể coi là một hướng giải quyết cần phải chú ý, đồng
thời phát triển nông lâm kết hợp nếu có các giải pháp đúng đắn.
4.1. 2 Ảnh hưởng của trình độ dân trí đến việc tiếp nhận TBKT
Trình độ dân trí đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và ứng dụng
TBKT, nó là một trong những chỉ số quan trọng để thể hiện về mức độ phát
triển nguồn lực của mỗi quốc gia, mỗi vùng. Trình độ dân trí và tiếp thu các
tiến bộ kỹ thuật là hai biến tương quan với nhau. Trình độ dân trí càng cao thì
khả năng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới càng dể dàng, hay nói cách khác
việc chuyển giao kỹ thuật có đạt được thành công hay không củng phụ thuộc

rất nhiều vao trình độ dân trí của vùng.
24
Theo đành giá của huyện về trình độ dân trí các xã thì trình độ dân trí
xã Thượng Lộc thuộc nhóm thấp, nhìn chung với xu thế phát triển hiện nay
thì trình độ dân trí ngày càng tăng nhưng do các điều kiện khác nhau mà phần
lớn người lớn tuổi ở đây có mức độ học vấn rất thấp nhiều người không đi
học nhất là phũ nữ, chính điều này đã ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của
họ. Dân trí thấp là một khó khăn lớn của người dân miền cao huyện Can Lộc
nói chung và của xã Thượng Lộc nói riêng, trong việc tiếp nhận các chủ
trương chính sách của Đảng và nhà nước cũng như các tiến bộ kỹ thuật được
chuyển giao đến vùng
Từ nhóm hộ điều tra của xã thấy được 1 mặt bằng chung là trình độ dân
trí thấp. Vì thế ta thấy rõ được sự tương quan giữa trình độ dân trí và việc tiếp
nhận trình độ kỹ thuật bằng phương pháp thống kê. Cũng từ qua cấc hộ điều
tra cũng chỉ ra trình độ văn hoá của các chủ hộ là 80% chưa học hết cấp 1 từ,
những hộ nghèo thường có trình độ thấp hơn. Mặt bằng dân trí của xẫ thấp do
các nguyên nhân:
+ Đời sống người dân còn thấp nên họ chỉ tập trung vào viêc kiếm sống
ít quan tâm vào việc học hành.
+ Do cơ sở phục vụ cho viẹc học tập còn khó khăn nên họ ít có điều
kiện để học hành đầy đủ.
+ Do các phong tục tập quán lạc hậu tại địa phương đã ngăn cản sự đến
trường của trẻ em, đặc biệt là các trẻ em gái.
+ Các phương tiện thông tin văn hoá xã còn rất ít nên việc nắm các
thông tin cơ bản còn hạn chế.
Dân trí thấp đó là 1 trong những khó khăn lớn trong việc chuyển
giaoTBKT, nó ảnh hưởng lớn trong quá trình tập huấn, tập huấn là phương
thức chủ yếu để chuyển giao TBK vào sản xuất hiện nay vào địa phương, tuy
nhiên đối tượng tập huấn nhiều khi không phù hợp. Nên hiệu quả của công
việc tập huấn rất thấp, qua điều tra( bảng dưới) cho thấy phụ nử ít tham gia

vào các hoạt động tập huấn. Nhưng phụ nử là người trực tiếp sản xuất trong
nông nghiệp. Bên cạnh đó một điều củng đáng quan tâm hầu hết cán bộ trong
các thôn có trình độ học vấn cấp một, mà tập huấn nhiều khi không hạn chế số
người tham gia, nên hầu hết các đợt tập huấn là ưu tiên cho các cán bộ thôn.
Thế nhưng khi được học xong, không mấy ai có khả năng ứng dụng thì việc
25

×