Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

nghiên cứu sự thích ứng với lũ lụt trong hoạt động sản xuất lúa vùng trũng của người dân xã quảng vinh, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.92 KB, 34 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất lúa là một hoạt động được hình thành từ lâu đời và vai trò của sản
xuất lúa đã được khẳng định có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần trong
việc nâng cao chất lượng cuộc sống và sự phát triển của đất nước. Ngoài ra,
sản xuất lúa còn có chức năng phục vụ cho sự phát triển các ngành công
nghiệp chế biến, xuất khẩu, dịch vụ Tuy nhiên việc sản xuất lúa còn gặp
nhiều khó khăn do tác động của lũ lụt [1].
Hiện nay, cho thấy một thực tế cường độ và tần suất của lũ lụt ngày càng
tăng lên và dữ dội hơn, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất lúa làm giảm
hiệu quả sản xuất, từ đó làm giảm thu nhập của người dân. Vì vậy việc tìm
kiếm những giải pháp thích ứng của người dân trong hoạt động sản xuất lúa
trước lũ lụt là rất cần thiết.
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của thiên
tai nhất của miền Trung, đặc biệt là lũ lụt. Chỉ tính riêng trong năm 2007 đã
có 5 trận lũ trên báo động cấp 3 từ 0,8 m – 2 m [2]. Lũ chồng lên lũ, ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân trong đó có hoạt động sản xuất
lúa, là hoạt động sinh kế chính của nông dân Thừa Thiên Huế. Tuy rằng, các
cấp chính quyền đã có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người dân ứng phó với lũ lụt
nhưng hoạt động sản xuất lúa của người dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề
đặt ra đó là phải giúp người dân tăng khả năng thích ứng trước lũ lụt. Điều
này có ý nghĩa rất lớn đến sinh kế của họ.
Quảng Điền là huyện nằm ở vùng trũng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế,
thường xuyên bị ảnh hưởng của các dạng thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, triều
cường, bão, xâm nhập mặn. Trong đó đáng chú ý nhất là lũ lụt, đây là một
hiện tượng chính xảy ra trên địa bàn huyện.
Quảng Vinh là một xã thấp trũng thuộc huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên
Huế, nằm về phía Tây của huyện Quảng Điền. Các hoạt động sinh kế của
người dân ở đây gồm: sản xuất lúa, nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi và ngành
nghề phụ khác. Trong đó hoạt động sản xuất lúa là chủ yếu. Trong những năm
1


vừa qua do chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt đã gây thiệt hại và tạo ra những
trở ngại lớn đến hoạt động sản xuất lúa của người dân trong xã, làm giảm năng
suất, thu nhập của họ.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự
thích ứng với lũ lụt trong hoạt động sản xuất lúa vùng trũng của người dân”
với nghiên cứu trường hợp điển hình là xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế - một trong các địa phương còn khó khăn và thường chịu
nhiều tổn thất vì lũ lụt của tỉnh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng lũ lụt tại xã Quảng Vinh.
- Tìm hiểu tác động của lũ lụt đến hoạt động sản xuất lúa.
- Xác định các giải pháp thích ứng của người dân và chính quyền do lũ lụt gây
ra cho hoạt động sản xuất lúa.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về lũ lụt
2.1.1. Khái niệm về lũ
Lũ là hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội
làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn. Nếu mưa lớn, nước
mưa lại bị tích luỹ bởi các trướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi
lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống
cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quét
theo dòng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh,
khoảng 3-6 giờ [3,1].
2.1.2. Khái niệm về lụt
Lụt là hiện tượng nước ngập quá mức bình thường, ảnh hưởng đến đời sống và
sản xuất. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ và đê đập vào
các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng [4, 5].
2.2. Khái niệm về thích ứng
- Thích ứng là điều chỉnh hoặc thụ động hoặc phản ứng tích cực hoặc được

phòng bị trước với ý nghĩa giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của
BĐKH [5].
- Thích ứng là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm tính dễ
tổn thương; con người, động vật hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của
mình để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ những thay đổi của BĐKH [5].
- Thích ứng với lũ lụt trong hoạt động sản xuất lúa nghĩa là trước khi có lũ lụt thì
người dân sẽ có những giải pháp, hành động gì để nhằm hạn chế những thiệt
hại do lũ lụt gây ra cho hoạt động sản xuất lúa.
3
2.3. Biểu hiện của lũ lụt ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế
2.3.1. Biểu hiện của lũ lụt ở Việt Nam
- Những trận lụt lớn xảy ra ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu
Long thường xuyên hơn so với nửa thế kỷ trước [6].
- Ở Việt Nam những năm gần đây nhìn khái quát cũng có thể nhận thấy
những bất thường của thời tiết mang tính kỷ lục đã xảy ra do các hiện tượng
quy mô toàn cầu như Elninô và Lanina, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết
ở nhiều vùng khác nhau. Ba cơn bão đổ bộ dồn dập vào dải đất miền Trung
chỉ riêng trong tháng 11/1998 cũng là hiện tượng hiếm thấy. Trong tháng 11
và tháng 12/1999, hai đợt mưa lũ lớn nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều tỉnh
miền Trung. Đặc biệt đợt mưa lũ đầu tháng 11/1999 từ Quảng Bình đến Bình
Định đã tạo ra hàng loạt kỷ lục về mưa và lũ chưa từng thấy trong nhiều chục
năm. Trong đó, kỷ lục về lượng mưa trong 24 giờ ở Huế đạt tới 1.384 mm
được coi là lớn nhất trong lịch sử quan trắc khí tượng ở nước ta, chỉ đứng thứ
hai sau kỷ lục cùng loại trên thế giới là 1.870 mm ghi được vào năm 1952 ở
đảo Reunion thuộc Thái Bình Dương [6].
2.3.2. Biểu hiện của lũ lụt ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo một số nghiên cứu cho thấy Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt. Theo báo cáo của Trung Tâm Khí
Tượng thuỷ văn Thừa Thiên Huế, tần suất và cường độ của các trận lụt ngày
càng tăng lên. Số lượng các trận lụt tăng hơn 0,6 lần so với thời kỳ 1977 -

1986. Và cường độ các trận lụt ngày càng lớn hơn, đặc biệt là từ ngày 1 - 6,
tháng 11 năm 1999, lượng nước trong đợt lụt này lên đến khoảng 307 triệu
m
3
, làm cho 90% vùng đồng bằng bị ngập chìm trong nước với độ sâu từ 1
đến 4 m. Lũ lụt tác động lớn đến hoạt đông sản xuất nông nghiệp của người
dân trong đó có hoạt động sản xuất lúa [7].
2.4. Đặc điểm lũ lụt ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Mùa lũ: mùa lũ chính vụ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.Tổng
lượng dòng chảy trong mùa mưa lũ chiếm 65% tổng lượng dòng chảy năm.
4
Ngoài lũ chính vụ còn xuất hiện lũ tiểu mãn trong tháng 5, tháng 6 và lũ sớm
trong tháng 8, Tháng 9, lũ muộn trong tháng 1 [8].
- Số trận lũ: theo số liệu quan trắc từ 1977 - 2006 trên sông Hương, trung
bình hàng năm có 3,5 trận lũ lớn hơn hoặc bằng mức báo động II, năm nhiều
nhất có 7 trận, năm ít nhất có 1 trận, trong đó có 36% lũ lớn và đặc biệt lớn.
Những năm có hiện tượng La Nina số đợt lũ và đỉnh lũ lớn hơn rõ rệt [8].
- Thời gian kéo dài: phụ thuộc vào tình hình mưa và thuỷ triều, thời gian kéo
dài trung bình của một đợt lũ khoảng 3 - 5 ngày, dài nhất 6 - 7 ngày [8].
- Thời gian truyền lũ: trung bình 5 - 6 giờ với khoảng cách 51 km từ thượng
nguồn (Thượng Nhật) đến hạ lưu (Kim Long) [8].
- Biên độ lũ, cường suất lũ: phụ thuộc vào lượng mưa và cường độ mưa và
hình dạng mặt cắt sông. Biên độ lũ giao động khoảng 3 - 5 m, cường suất lũ
lớn nhất ở vùng núi khoảng 1 - 2 m/h, ở vùng đồng bằng từ 0,5 - 1 m/h [8].
- Lưu lượng lũ: lưu lượng của trận lũ 1953 là 12.500 m
3
/s và trận lũ đầu
tháng 11/1999 là 14.000 m
3
/s. Tổng lượng nước trên toàn bộ các sông đổ

xuống hạ lưu từ ngày 1 - 6/11/1999 là khoảng 307 tỷ m
3
làm 90% lãnh thổ
vùng đồng bằng ngập sâu trong nước từ 1 - 4 m [8].
Lũ lụt là thiên tai cực kỳ nguy hiểm có cường suất lớn, sức tàn phá ác liệt,
hàng năm gây nhiều thiệt hại cho Thừa Thiên Huế [8].
Hộp 1: Cấp báo động mực nước lũ sử dụng ở Việt Nam [8].
Dưới đây mô tả các cấp nước lũ báo động chính thức được Văn phòng
thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương sử dụng [8].
- Báo động Cấp I: có khả năng xảy ra lũ, nước sông dâng cao; đe doạ phần
bờ cao; gây ngập ở các vùng đất rất thấp [8].
- Báo động Cấp II: tình trạng lũ nguy hiểm, lũ gây ngập tại những vùng bằng
phẳng; trừ những thị trấn và thành phố được bảo vệ trước sự tấn công của
nước lũ; dòng chảy trong sông với vận tốc lớn gây nguy hiểm cho bờ sông và
làm xói lở đê; chân cầu có nguy cơ bị nguy hiểm do bị xói lở [8].
5
- Báo động trên Cấp III: trình trạng lũ khẩn cấp, lũ không thể kiểm soát
được trên diện rộng; đê bị vỡ là điều khó tránh khỏi và có thể không kiểm
soát được; thiệt hại về cơ sở hạ tầng là nghiêm trọng [8].
2.5. Tác động của lũ lụt đến sản xuất lúa tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền trung, nằm trong vùng hay bị
ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là lũ lụt. Địa hình của tỉnh Thừa Thiên Huế
đa số là đồng bằng, thấp trũng nên ảnh hưởng của lũ lụt càng nặng nề hơn.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh nông nghiệp, với các hoạt động sản xuất nông
nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, ngành nghề
phụ. Trong đó hoạt động trồng trọt là chủ yếu, với hoạt động sản xuất lúa
chiếm ưu thế. Với diện tích lúa lớn lại có nhiều vùng thấp trũng, thường
xuyên bị lũ lụt nên lúa là cây bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các cây trồng
của tỉnh. Lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất lúa, làm lúa ngập
úng, đổ ngã Ví như năm 2007 toàn tỉnh có 1.039 tấn lúa giống, 666 tấn lúa

thịt bị ướt [9]. Lũ lụt không chỉ làm cho cây lúa chết mà còn làm hư hỏng đê
bờ, kéo theo dịch bệnh về sau mùa mưa lũ, bà con phải tốn chi phí tu sửa đê
bờ mới có thể cấy vụ tiếp theo. Mùa mưa lũ từ tháng 10 đến tháng 12 (dương
lịch) làm đồng ruộng ngập úng nên thời gian này bà con không gieo cấy được.
Sau lũ lụt thì bà con gặp nhiều khó khăn trong cây giống, vật tư, phân bón.
2.6. Những biện pháp thích ứng với lũ lụt trong sản xuất lúa
Những kinh nghiệm truyền thống của người dân địa phương đã giúp giảm
thiểu thiệt hại do thiên tai gồm có cập nhật thông tin về thời tiết và khí hậu, di
chuyển lúa giống lên cao, di chuyển đến địa điểm an toàn. Những kinh
nghiệm này càng ngày càng được cải thiện nhờ vào chính bản thân họ, ý thức
được nâng cao, các tiện nghi hiện đại và chính sách hỗ trợ. Theo kết quả từ
các công cụ PRA, các biện pháp sử dụng để đối phó và giảm nhẹ thiệt hại
được cải thiện qua từng năm. Ví dụ, trong khoảng 1975 - 1986, họ tự đối phó
và chịu đựng một cách thụ động như chỉ là chuyển đến nơi cao để trú ẩn khi
thấy lũ lụt, họ không có bất kỳ biện pháp nào đối phó cũng như chiến lược
chuẩn bị. Nhưng vài năm sau, từ năm 1999 đến nay, nhiều phương pháp được
áp dụng để đối phó thiên tai như việc thành lập tổ công tác phòng chống lụt
6
bão, chuẩn bị kế hoạch di dời, chọn địa điểm an toàn hơn trước khi thảm họa
xảy đến.
Người dân hiện đang nhận ngày càng nhiều hỗ trợ từ nhà nước và các
nguồn hỗ trợ khác. Trong những năm gần đây, Ban phòng chống lụt bão đã
được thành lập, giúp đỡ mọi người di tản đến vùng cao khi có lũ lụt. Bên cạnh
đó, một số cơ quan, hiệp hội, và cá nhân cũng giúp về các mặt nhu thiết yếu
khác như hỗ trợ cho các khóa học đào tạo về phòng, chống lụt bão; hỗ trợ cho
sản xuất lúa.
Từng vùng khác nhau thì người ta có những cách thức phòng chống lụt bão
ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Để đối phó với bão, người dân ở cả ba khu
vực (Hương Lộc, Thủy Biều, Hải Dương) đều phải cập nhật thông tin kịp
thời. Người dân ở Hương Lộc thường giằng chống nhà cửa để đảm bảo an

toàn và chuẩn bị lương thực, thực phẩm. Trong các giải pháp lâu dài, mọi
người muốn có một ngôi nhà hay một nơi trú ẩn an toàn hơn để bảo vệ họ và
lúa giống. Đặc biệt, nhiều người dân ở khu vực miền núi Hương Lộc muốn
thay đổi cơ cấu mùa vụ vì hiện tại cả mùa vụ cũng như cây rừng và cây vườn
của họ đều bị bão ảnh hưởng nặng. Có nhiều người trả lời rằng họ di chuyển
đồ vật, lúa giống lên cao để chống lụt. Nhiều người trong 3 khu vực di chuyển
đến những nơi cao hơn để tránh lũ. Người dân ở địa phương vùng cao Hương
Lộc muốn thay đổi các hoạt động sinh kế. Tuy nhiên, họ không biết thay đổi
thế nào. Tóm lại, những kinh nghiệm tốt nhất giúp cho người dân địa phương
giảm bớt thiệt hại do thiên tai là cập nhật nhật thông tin về thời tiết và khí
hậu, di chuyển đồ vật lên cao và chuẩn bị lương thực, thực phẩm.
Bên cạnh những kinh nghiệm trong thích ứng như: điều chỉnh lịch thời vụ,
thay đổi kỹ thuật và cơ cấu giống cây trồng phù hợp là những biện pháp thích
ứng đang được các sở NN&PTNT triển khai đến các vùng sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là những vùng nhạy cảm với lũ lụt, hạn hán
Qua kết quả nghiên cứu của CSRD về thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng,
Trường hợp nghiên cứu: lưu vực sông Hương - tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể
với các địa phương là: xã Hải Dương (Hương Trà), xã Thủy Biều (Thành phố
Huế), xã Hương Lộc (Nam Đông). Người dân ở các địa phương đã đưa ra các
7
biện pháp thích ứng ngắn hạn: cập nhật thông tin, di chuyển đồ vật lên cao
và dài hạn như thay đổi cơ cấu mùa vụ, thay đổi các hoạt động sinh kế.
Những biện pháp đó được thể hiện được thể hiện cụ thể ở bảng 1 cùng với số
% ý kiến của họ.
8
Bảng 1: Những biện pháp được người dân địa phương lựa chọn thích
ứng với lũ lụt
Loại kinh nghiệm
Hải
Dương

(%)
Thủy
Biều
(%)
Hương
Lộc
(%)
Ngắn hạn Cập nhật thông tin. 2,7 12,0 64,7
Di chuyển đồ vật lên cao. 8,7 12,7 75,3
Kiên cố nhà cửa. 7,3 8,0 28
Chuẩn bị lương thực. 7,3 7,3 0,7
Neo đậu tàu thuyền. 2,0 0,7 18,7
Tìm nơi cư trú. 9,3 3,3 2,7
Sơ tán. 2,7 2,0 16,7
Khác. 0 0,7 37,3
Dài hạn Trồng rừng/rừng ngập mặn. 0 6,0 19,3
Thay đổi cơ cấu mùa vụ. 0 0,7 8,0
Thay đổi các hoạt động sinh kế. 2 1,3 29,3
Xây nhà an toàn. 17,3 0 2
Xây chuồng trại cao hơn. 1,3 0 8
Trang bị hệ thống cảnh báo tốt. 6,0 0 5,3
Khác. 0 0 2,7
9
(Nguồn: Nghiên cứu của CSRD về thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng,năm
2011).
Qua kết quả nghiên cứu của CSRD về thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng,
Trường hợp nghiên cứu: lưu vực sông Hương - tỉnh Thừa Thiên Huế. Người
dân ở xã Thủy Biều (Thành phố Huế) đã cho biết tác động và biện pháp thích
ứng của họ. Theo ý kiến của họ thì hiện nay ở xã đang chịu tác động của
lượng mưa thay đổi, mùa mưa tăng, mùa khô giảm là: độ ẩm lớn, cây cối úng,

mùa màng thất bát; lũ lụt, sạt lỡ, biến dạng địa hình Để thích ứng người dân
đã đưa ra biện pháp thích ứng trong hiện tại: xây dựng hệ thống cống rãnh
thoát nước, thông tin được tuyên truyền thông qua xã, thôn và trong tương lai
(tiềm năng) họ cho rằng sẽ mở các lớp dạy bơi cho trẻ để khi mùa mưa lũ về
sẽ hạn chế phần nào số người bị thiệt mạng do chết đuối. Những biện pháp đó
được thể hiện cụ thể ở bảng 2.
10
11
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Thực trạng lũ lụt tại xã Quảng Vinh
- Đặc điểm của lũ lụt tại địa bàn nghiên cứu hiện nay so với 5 năm về trước.
- Loại lũ lụt và thời điểm xảy ra.
- Cường độ, tần suất của lũ lụt từ 2006 - 2010. Diện ngập lụt, độ sâu.
3.1.2. Tác động/ảnh hưởng của lũ lụt đến hoạt động sản xuất lúa
- Mức độ của các loại lũ lụt.
- Lũ lụt ảnh hưởng đến cây lúa, năng suất, thu nhập của người dân.
- Những khó khăn trong sản xuất lúa phát sinh do lũ lụt gây ra.
3.1.3. Tìm hiểu giải pháp thích ứng của người dân và chính quyền đối với
lũ lụt gây ra trong sản xuất lúa ở xã Quảng Vinh
- Giống.
- Kỹ thuật.
- Mô hình sản xuất.
- Lịch thời vụ.
- Điều chỉnh cơ cấu.
- Sinh kế thay thế.
- Cơ sở hạ tầng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu tập trung vào nông hộ có hoạt động sản xuất lúa ở 2 thôn có

diện tích canh tác lúa lớn của xã Quảng Vinh là thôn Đông Lâm, Thanh Cần.
12
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về không gian: khu vực xã Quảng Vinh – Quảng Điền – Thừa
Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian: đề tài thu thập số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất
lúa, tình hình lũ lụt trong 5 năm.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: nghiên cứu biểu hiện, tác động/ảnh hưởng,
các giải pháp thích ứng với lũ lụt của người dân xã Quảng Vinh – Quảng Điền
– Thừa Thiên Huế.
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Xã Quảng Vinh được chọn là địa điểm nghiên cứu vì nó đại diện cho vùng
trũng của huyện Quảng Điền. Đây là xã có diện tích canh tác lúa lớn của
huyện, thường xuyên bị lũ lụt làm ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của
người dân, đã và đang đe doạ đến sinh kế của họ. Do đó việc tìm kiếm những
thông tin về tác động của lũ lụt và những giải pháp chính quyền và người dân
địa phương đã áp dụng là hết sức cần thiết để giải quyết vấn đề trên.
3.2.3.2. Chọn hộ
Tiêu chí cho việc lựa chọn hộ là những nông hộ có hoạt động sản xuất lúa ở
2 thôn có diện tích canh tác lúa lớn trên địa bàn xã Quảng Vinh là thôn Đông
Lâm và thôn Thanh Cần trong thời gian nghiên cứu. Các hộ được chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống đó là dựa vào danh sách các hộ sản xuất
lúa 2010 được cán bộ xã cung cấp. Qua đó tôi tiến hành chọn từ trên xuống,
đánh dấu 4 người chọn 1. Kết quả số hộ được chọn với dung lượng mẫu là 30
hộ.
3.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thông tin thứ cấp
Xin báo cáo của UBND xã về tình hình kinh tế - xã hội của xã Quảng Vinh
và các báo cáo về hoạt động sản xuất lúa ở xã trong năm 2010. Xin danh sách

các hộ dân trong xã có tham gia vào hoạt động sản xuất lúa trong thời gian
13
trên. Ngoài ra, còn kế thừa các số liệu thống kê của các ban ngành liên quan,
các tài liệu đã có về điều kiện kinh tế - xã hội và các nghiên cứu đã có tại địa
bàn nghiên cứu.
- Thông tin sơ cấp
+ Phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu được thực hiện với 7 cán bộ nồng cốt của
địa phương bao gồm: phó Chủ tịch UBND xã Quảng Vinh phụ trách mảng
nông nghiệp; trưởng thôn Đông Lâm, Thanh Cần; chủ nhiệm hợp tác xã Đông
Vinh; chủ nhiệm hợp tác xã Bắc Vinh; cán bộ khuyến nông phụ trách mảng
trồng trọt của huyện và cán bộ phòng nông ngiệp phụ trách mảng trồng trọt
của huyện. Phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm ra những gì chính quyền và
người dân ở đây đã và đang làm hay những thông tin liên quan đến nhận thức,
hiểu biết về lũ lụt, tác động của lũ lụt, biện pháp thích ứng với lũ lụt hay là
những kinh nghiệm bản thân trong việc thích ứng với lũ lụt. Phỏng vấn sâu
được dựa vào những câu hỏi đã được chuẩn bị phù hợp với nội dung nghiên
cứu và đựơc trình bày cụ thể, rõ ràng.
+ Phỏng vấn hộ: sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc với một bộ câu hỏi có 17 câu
được thiết kế và được dùng để hỏi 30 hộ trồng lúa đã được chọn để phỏng vấn
tại địa bàn nghiên cứu. Tổng số là 30 bảng hỏi được thực hiện. Mục đích của
phỏng vấn hộ nhằm tìm hiểu hoạt động sản xuất lúa của nông hộ trong thời
gian qua, những nhận định của họ về lũ lụt, tác động của lũ lụt đến hoạt động
sản xuất lúa, giải pháp thích ứng với hiện tượng đó. Mặt khác việc phỏng vấn
hộ nhằm kiểm tra lại các thông tin thứ cấp và có thể đưa ra con số định lượng
các thông tin cần thu thập.
3.2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Kết quả điều tra được nhập và xử lý trên phần mềm Excel. Kết hợp phân
tích định tính, định lượng để phân tích kết quả xử lý.
14
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình cơ bản của xã Quảng Vinh
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý và diện tích đất
Xã Quảng Vinh là xã đồng bằng nằm về phía Tây của huyện Quảng Điền,
cách thành phố Huế 20 km, là vùng thấp trũng cuối hạ lưu sông bồ. Ranh giới
hành chính xã Quảng Vinh được mô tả ở hình 1, Phía nam giáp xã Quảng
Phú, Phía Đông giáp thị trấn Sịa, Phía Bắc giáp xã Quảng Lợi, Phía tây giáp
xã Phong Hiền - huyện Phong Điền.
Với tổng diện tích tự nhiên 1.979,85 ha, chiếm 12,12% diện tích toàn huyện.
Toàn xã với tổng diện tích gieo trồng lúa là 1.114,13 ha (theo báo cáo xã
2010). Với diện tích đất đai lớn, khá màu mỡ cùng với các tuyến đường giao
thông thuận lợi trên địa bàn. Đây được xem là điều kiện thuân lợi để phát
triển kinh tế xã hội của xã. Trên địa bàn xã trong những năm gần đây lũ lụt
ngày một gia tăng đã đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt đông sản xuất lúa
của nông dân, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của xã Mặt khác xã
Quảng Vinh là một xã thấp trũng nên chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt.
Hình 1: Bản đồ hành chính xã Quảng Vinh - huyện Quảng Điền
15
4.1.1.2. Địa hình
Quảng Vinh là một trong những xã trọng điểm lúa của huyện Quảng Điền.
Nhìn chung địa hình của xã Quảng Vinh bằng phẳng nhưng lại thấp trũng nên
chỉ cần một trận mưa nhỏ vào mùa mưa thì đã bị ngập úng, với địa hình thấp
trũng như vậy nên ngập úng diễn ra thường xuyên vào mùa mưa, ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Quảng Vinh nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên khí hậu
thời tiết tương đối khắc nghiệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Về
mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió Tây Bắc thường xuất
hiện từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau nên mưa nhiều, gây lũ lụt, nhiệt độ thấp
làm cho hoạt động sản xuất của người nông dân gặp nhiều khó khăn.

Mưa bắt đầu tập trung nhiều vào đầu tháng 9 đến tháng 12. Vào những
tháng này mưa nhiều nên thường xuyên xảy ra lũ lụt, lượng mưa giai đoạn
này chiếm hơn 70% lượng mưa cả năm.
Mùa mưa trùng với mùa có gió mùa Đông Bắc, gió Tây Bắc gây ra lũ lụt,
ngập úng nhiều nơi trong xã. Bởi vậy việc xây dựng các công trình thủy lợi,
trồng thêm rừng và cây xanh để giữ nước, chống lũ lụt có ý nghĩa to lớn đối
với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã.
4.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Chế độ thuỷ văn của xã chịu ảnh hưởng từ mạng lưới sông ngòi kênh mương
được rẽ từ chi lưu con sông Bồ và hồ chứa nước Đập Bao. Sông tuy nhỏ
nhưng có tác dụng rất lớn trong việc cải tạo vi khí hậu và thoát nước ra phá
Tam Giang vào mùa mưa.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Toàn xã có 14 thôn, trong đó có 6 thôn nằm dọc tuyến đường tỉnh lộ 11. Xã
có 2.487 hộ với11.028 khẩu.
16
Giao thông: là địa bàn có tỉnh lộ 11A đi ngang qua với chiều dài 4 km và
hơn 17 km đường bê tông liên thôn nên mạng lưới giao thông của xã cơ bản
được đảm bảo.
Thuỷ lợi: trên địa bàn xã, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho nông
nghiệp được phân thành hai hệ thống. Đó là hệ thống kênh mương do Công ty
quản lý khai thác công trình thủy lợi chi Bắc Sông Hương quản lý và hệ thống
thuỷ lợi do các HTX quản lý. Trong những năm qua, được sự quan tâm của
trên nên hệ thông thủy lợi đã từng bước được bê tông hóa. Đến nay, tổng
chiều dài kênh mương đã được bê tông hóa là 20 km, đạt tỷ lệ 23%. Đối với
các kênh mương chưa được bê tông hóa, hàng năm các HTX nông nghiệp, các
thôn đã chủ động nạo vét, nâng cấp đảm bảo cho quá trình tưới tiêu được chủ
động.
Cơ cấu kinh tế xã gồm sản xuất nông nghiệp – chăn nuôi – nuôi trồng thủy
sản và các ngành nghề dịch vụ khác. Năm 2010 toàn xã với tổng giá trị sản

xuất thu được 177 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người là 15,5 triệu
đồng/người/năm. Ngành trồng trọt của xã mà chủ yếu là cây lúa và màu vẫn
luôn chiếm trên 30% giá trị sản xuất.
Bên cạnh đó các hoạt động về xóa đói giảm nghèo cũng đã có những
chuyển biến tích cực. Đồng thời các hoạt động về y tế, giáo dục …Cũng ngày
càng được nâng lên đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân trong vùng. Các
hoạt động phát triển kinh tế ngày càng được chú trọng đầu tư, kết quả thu
được ngày một tăng từ đó thu nhập người dân ngày càng cao. Tình hình kinh
tế - xã hội này được cụ thể hóa qua bảng số liệu dưới đây.
4.1.3. Đặc điểm nhóm được phỏng vấn
Nhóm phỏng vấn chủ yếu là những hộ có tham gia hoạt động sản xuất lúa
trên địa bàn xã Quảng Vinh. Trong đó phần lớn là hộ trung bình chiếm
63,3% còn lại hộ khá chiếm 30% và hộ nghèo 6,7% (Theo kết qua
phỏng vấn hộ 2011, thể hiện qua bảng 3).
Thu nhập bình quân của hộ là 15,2 triệu đồng/hộ/năm. Trong đó nguồn thu
nhập chủ yếu là từ hoạt đồng sản xuất lúa. Điều kiện cơ sở vật chất của hộ
nhìn chung khá đầy đủ, số hộ có nhà ở kiên cố chiếm tỷ lệ lớn. Trong đó số hộ
17
đạt loại nhà kiên cố chiếm 70%, còn 30% số hộ còn lại là nhà bán kiên cố.
Các hộ tham gia hoạt động sản xuất lúa đã từ lâu nên họ có rất nhiều kinh
nghiệm.
Bảng 3: Một số đặc điểm của nhóm được phỏng vấn
Nhóm hộ
Chỉ tiêu
Trồng lúa
Nhân khẩu/hộ 6,0
Lao động/hộ 2,8
Tỷ lệ hộ nghèo (%) 6,7
Tỷ lệ hộ trung bình (%) 63,3
Tỷ lệ hộ khá (%) 30,0

Loại nhà
Nhà tạm (%) 0,0
Bán kiên cố (%) 30,0
Kiên cố (%) 70,0
Thu nhập bình quân/hộ/năm (triệu đồng) 15,2
( Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)
4.2. Thực trạng lũ lụt tại xã Quảng Vinh
Theo nhận định của người dân thì khu vực này đang chịu ảnh hưởng của 5
hiện tượng thiên tai bao gồm: bão, lũ lụt, mưa giông, hạn hán, không khí lạnh.
Đặc biệt và đáng chú ý hiện tượng thiên tai xảy ra thường xuyên là lũ lụt.
18
Qua việc phỏng vấn sâu người am hiểu cho biết về các loại lũ lụt và thời
điểm xảy ra, bao gồm các loại như chín vụ Đông Xuân, tiểu mãn, sớm vụ hè
thu và lụt tháng 10.
Qua kết qủa phân tích từ phỏng vấn hộ cho thấy rằng người dân trên địa bàn
xã Quảng Vinh đã nhận thấy được những chuyển biến, biểu hiện của hiện
tượng lũ lụt do BĐKH đang xảy ra và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa
của cộng đồng.
Mùa mưa lũ ở xã Quảng Vinh thường xuất hiện từ tháng 9 – tháng 2 năm
sau (dương lịch), chủ yếu tập trung từ tháng 10 đến tháng 12 (dương lịch).
Mặc dù biểu hiện của lũ lụt trong năm và thời gian có lũ lụt ít thay đổỉ, tuy
nhiên cường độ và tần suất các cơn lũ có chiều hướng gia tăng. Ví như trước
năm 2006 tần xuất xuất hiện trung bình 2 - 3 trận/năm, thì 5 năm trở lại đây
con số này đã lên từ 3 – 4 trận/năm và lũ thường lên nhanh, thời gian nước
ngâm dài hơn và có thể có lũ kép (trận lũ đầu chưa kết thúc thì trận mới đến).
(Nguồn: Phỏng vấn sâu, năm 2011).
Ngoài những thay đổi của lũ lụt thì theo ý kiến người dân lũ lụt cũng xảy ra
thất thường hơn. Từ năm 2006 đến nay số trận lũ lớn không có nhưng tần suất
các trận lũ lại tăng lên. Trung bình từ năm 2006 đến 2010 là 3 trận. Đặc biệt là
năm 2007, tuy không có lũ lớn nhưng xuất hiện 5 trận lũ liên tiếp. Năm 2010

có 2 trận lũ liên tiếp, lũ không lớn nhưng cũng phần nào làm cho bà con khó
khăn trong khâu thu hoạch, giảm năng suất, thu nhập của người dân.
19
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)
20
Bảng 4: Biểu hiện tần suất của lũ lụt từ 2006 đến 2010
Tần Suất
Năm
Tần suất
trung bình (số
trận/năm)
Năm 2006 2,36
Năm 2007 4,7
Năm 2008 2,96
Năm 2009 3,03
Năm 2010 2,26
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)
Ngoài lũ lụt chín vụ ra còn có lũ tiểu mãn thường xuất hiện vào tháng 5
(dương lịch) diễn biến ngày càng phức tạp hơn, năm có năm không. Do đó
việc chủ động phòng chống cũng gặp rất nhiều khó khăn.
4.3. Tác động/ảnh hưởng của lũ lụt đến hoạt động sản xuất lúa
Quảng Vinh là một xã thuần nông, với các hoạt động sản xuất nông nghiệp:
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, ngành nghề phụ. Trong
đó hoạt động trồng trọt là chủ yếu, với hoạt động sản xuất lúa chiếm ưu thế.
Với diện tích lúa chiếm đến 74,1% lại là xã thấp trũng, thường xuyên bị lũ lụt
nên lúa là cây bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các cây trồng của xã.
Qua việc phỏng vấn hộ, người dân ở xã Quảng Vinh cho biết về mức độ các
loại lũ lụt, tác động/ảnh hưởng của lũ lụt đến hoạt động sản xuất lúa được thể
hiện lần lượt ở biểu đồ 2, bảng 5.
21

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)
22
Bảng 5: Tác động/ảnh hưởng của lũ lụt đến hoạt động sản xuất lúa
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2011)
Qua bảng trên ta thấy rằng lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
lúa, làm lúa ngập úng, đổ ngã
Đối với hoạt động sản xuất lúa thì lũ lụt là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự
sinh trưởng, phát triển của cây. Khi xảy ra mưa lớn làm cho ruộng lúa bi ngập
úng, nước ngâm lâu ngay trong ruộng lúa làm cho bộ rễ bị hư, thối dẫn đến
cây lúa không lấy được chất dinh dưỡng và chết. Đặc biệt là vào vụ Hè Thu
nếu lũ tiểu mãn xuất hiện sớm, bà con không kịp thu hoạch thì xem như mất
trắng. Ví như cuối vụ hè thu năm 2010, đợt mưa lũ sớm từ ngày 28/08 - 01/09
(dương lịch), xuất hiện khoảng trước mấy ngày bà con thu hoạch làm ảnh
hưởng đến việc thu hoạch cho một số bà con có diện tích thấp trũng thu hoạch
sau.
23
Loại lũ lụt Tác động/ảnh hưởng
Chín vụ Đông Xuân Làm lúa đổ ngã, làm tăng dịch bệnh, ngập
úng, hư hỏng đê bờ, giảm 7,26% năng suất.
Tiểu mãn Làm lúa đổ ngã, làm tăng dịch bệnh, ngập
úng, hư hỏng đê bờ, giảm 28,66% năng suất.
Sớm vụ Hè Thu Làm lúa đổ ngã, làm tăng dịch bệnh, ngập
úng, hư hỏng đê bờ, giảm 21,6% năng suất.
Tháng 10 Không tác động/ảnh hưởng gì hết vì bà con
đã thu hoạch.
Lũ lụt không chỉ làm cho cây lúa chết mà còn làm hư hỏng đê bờ, kéo theo
dịch bệnh về sau mùa mưa lũ, bà con phải tốn chi phí tu sửa đê bờ mới có thể
cấy vụ tiếp theo. Mùa mưa lũ từ tháng 10 đến tháng 12 (dương lịch) làm đồng
ruộng ngập trên từ 0,5 – 1 m nên thời gian này bà con không gieo cấy được.
Sau lũ lụt thì bà con gặp nhiều khó khăn trong cây giống, vật tư, phân bón.

Trong hoạt đồng trồng lúa, đối với lũ lụt chín vụ Đông Xuân xảy ra không
bất ngờ, gần như năm nào cũng giống như năm nào (từ tháng 10 đến tháng 12
dương lịch) và những trận lũ gần cuối vụ nguy hiểm hơn đầu và giữa vụ. Biết
được đặc điểm đó thì bà con thích ứng bằng cách, trước khi mưa lũ cuối vụ về
bà con tiến hành thu hoạch trước nhưng đối với lũ tiểu mãn là thất thường
năm có năm không (năm 2008 có lũ tiểu mãn, năm 2009 không có lũ tiểu
mãn, nhưng năm 2010 lại có lũ tiểu mãn) và không lường trước được cường
độ lớn nhỏ. Vì vậy các hộ nuôi ít chủ động và không biết để phòng tránh. Hơn
nữa lũ tiểu mãn thường xuất hiện vào khoảng tháng 5 (dương lịch) đang giữa
vụ nuôi nên cũng không thu hoạch trước khi lũ về được.Ví như vào tháng
05/2010 (dương lịch) do lũ tiểu mãn gần cuối vụ Hè Thu đã làm ngập úng 140
ha lúa của xã. Trong đó có 110 ha lúa bị ngập úng hoàn toàn đã gây thiệt hại
10% sản lượng.

Hình 2: Lũ lụt làm hư hại đê bờ ruộng lúa
24
Qua đó ta thấy rằng lũ lụt ảnh hưởng đến cây lúa làm giảm năng suất gây tổn
thất về kinh tế của người dân. Từ đó sinh kế không được đảm bảo. Vì vậy cần
có những giải pháp thích ứng với lũ lụt trong hoạt động sản xuất lúa nhằm
hạn chế những thiệt hại do lũ lụt gây ra.
4.4. Giải pháp thích ứng đối với lũ lụt
4.4.1. Điều chỉnh lịch thời vụ
Lịch thời vụ có tầm quan trọng, quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Việc
điều chỉnh đúng lịch thời vụ sẽ giúp cho bà con tránh được các trận lũ lớn, từ
đó tăng năng suất, thu nhập. Ngoài ra việc điều chỉnh lịch thời vụ còn giúp
cho bà con nông dân chủ động cho vụ sau.
Theo phòng nông nghiệp huyện Quảng Điền, theo kết quả phỏng vấn trưởng
phòng nông nghiệp huyện cho biết rằng: lịch thời vụ theo lịch của sở nông
nghiệp, tùy vào điều kiện cụ thể của từng xã mà phòng đề ra lịch thời vụ thích
hợp cho từng xã, chênh lệch trong gieo trồng khoảng 10 ngày. Đối với xã

Quảng Vinh do đây là một xã thấp trũng của huyện nên trong lịch thời vụ
huyện thường cho gieo trước khoảng 5 – 10 ngày so với lịch chung của
huyện. Xã Quảng Vinh trồng được 2 vụ lúa/năm. Lịch thời vụ cụ thể vụ Đông
Xuân và Hè Thu được thể hiện ở bảng 6.
25

×