PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, do sức ép của sự gia tăng dân số và
nhu cầu phát triển của xã hội, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ
suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã khai thác quá mức mà
chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai.
Nhằm ngăn chặn những suy thoái về tài nguyên đất đai đồng thời
cung cấp căn cứ khoa học cho việc sử dụng đất, quản lý đất hợp lý, bền
vững cần thiết phải có hướng nghiên cứu đánh giá sử dụng đất thích hợp
đối với điều kiện tự nhiên đất đai và điều kiện kinh tế - xã hội của từng
khu vực cũng như từng vùng cụ thể.
Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế
cao là vấn đề quan trọng mà nhiều cơ quan quản lý Nhà nước cũng như
các hộ gia đình, cá nhân đặc biệt quan tâm. Hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp hiện nay ở các địa phương có thể nói phần nào đã khai thác được
tiềm năng vốn có của đất đai. Hiện nay, việc sử dụng tài nguyên đất đai
hợp lý, giữ gìn cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường
để phát triển bền vững là vấn đề có tính toàn cầu.
Quảng Thành là một xã có diện tích tự nhiên 1074,82 ha và dân số
11862 người. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của địa phương còn
một số tồn tại, nhiều loại hình sử dụng đất còn mang tính tự phát, chưa
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết đó tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu đất trồng của người dân
1
ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm
tìm hiểu, phân tích vai trò của sự chuyển dịch cơ cấu đất trồng trên địa
bàn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Tìm hiểu thực trạng chuyển đổi cơ cấu đất trồng trên địa bàn
nghiên cứu
2. Tìm hiểu vai trò của sự chuyển đổi đối với đời sống của người
dân
3. Xác định những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chuyển đổi
và định hướng chuyển đổi cơ cấu đất trồng trong những năm tới.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của đất đai đối với sự phát triển kinh
tế xã hội.
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận
như một nhân tố sinh thái ( FAO, 1976). Trên quan điểm nhìn nhận của
FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề
mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng
đất. Như vậy, đất được hiểu như là một tổng thể của nhiều yếu tố bao
gồm: Khí hậu, địa mạo/ địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực
vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của
con người. [2]
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt.
Đất là nền tảng tự nhiên của bất kỳ quá trình sản xuất nào, là điều
kiện chung nhất của mọi hoạt động. Đất đai vừa là đối tượng lao động
vừa là công cụ lao động thông qua những tính chất sau: Đặc điểm tạo
2
thành, độ phì nhiêu của đất, tính giới hạn về số lượng, tính cố định về vị
trí, tính không thay thế và đất có khả năng tăng tính sản xuất.
- Đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và
hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản
xuất cũng như không có sự tồn tại của con người. Luật đất đai hiện hành
đã khẳng định “đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Tuy nhiên vai trò của đất đai đối với
từng ngành thì không hoàn toàn giống nhau cụ thể:
Đối với ngành phi nông nghiệp:
Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và
vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất,
là điều kiện vật chất tiên quyết cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra. Hiện nay, diện tích đất chuyên dùng và thổ cư ngày càng
tăng nhanh trong khi diện tích đất tự nhiên thì không thay đổi bao nhiêu,
dẫn đến nguồn tài nguyên đất ngày càng khan hiếm và thị trường đất luôn
luôn biến động gây khó khăn cho các nhà đầu tư kinh doanh cũng như đất
sản xuất, đất ở cho người dân.[3]
Đối với ngành nông - lâm nghiệp:
Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là cơ sở không
gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà còn là yếu tố tích
cực của các quá trình sản xuất. Thể hiện ở chỗ đất cung cấp cho cây trồng
nước, không khí, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển. Trong quá trình sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
con người luôn tìm cách tác động vào các tính chất hóa học, lý học, sinh
học để tăng độ phì cho đất. Đất đai quyết định đến quá trình sản xuất để
tạo ra sản phẩm vì vậy trong quá trình sử dụng đất cần phải biết cách khai
3
thác sử dụng chuyển đổi cơ cấu một cách hợp lý đồng thời phải bảo vệ
đất, cải tạo và nâng cao độ phì cho đất. Bên cạnh đó chúng ta cần phải lựa
chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp để nâng cao năng suất cho cây
trồng. [3]
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
Mỗi vùng, mỗi địa phương có quy mô cơ cấu sử dụng đất khác
nhau, diện tích của từng loại đất khác nhau cho nên quá trình sử dụng đất
cũng khác nhau. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố sau: Kinh tế -xã hội, phương thức sản xuất, chính sách đất đai,
phong tục tập quán, đặc tính sinh học của đất
Việt Nam đang ngày càng phát triển nhờ vào quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước dẫn đến công nghệ ngày một phát triển hơn,
cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển điều đó đòi hỏi quá
trình sử dụng đất phải có sự thay đổi, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn
phương thức sử dụng đất nên nó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử
dụng đất. Kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất, nơi nào có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi và phát triển hơn thì
nơi đó sẽ có trình độ sử dụng đất cao hơn, phù hợp hơn và hiệu quả mang
lại từ việc khai thác các lợi ích từ đất cũng cao hơn, song nhiều lúc điều
kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhiều trường hợp vì muốn mang lại lợi
nhuận cao đã sử dụng và khai thác đất một cách bừa bãi, không hợp lý,
thậm chí là đất đai bị phá hoại, chẳng hạn như quá trình đô thị hóa quá
mức, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phát triển mạnh có thể
đem lại lợi nhuận cao cho các chủ doanh nghiệp, các nhà kinh doanh bất
động sản nhưng bên cạnh đó là việc phân bổ quỹ đất không hợp lý, các
chất thải của các xí nghiệp, nhà máy sẽ làm ô nhiễm đất, ô nhiễm môi
trường và các hậu quả khôn lường khác.
4
Thực tế cho ta thấy sự phát triển của kinh tế dẫn đến nhu cầu về
văn hóa, tinh thần và môi trường của con người ngày một cao điều đó sẽ
trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi yêu cầu cao hơn đối với đất đai. Khi cuộc
sống của người dân tăng thì nhu cầu thụ hưởng của họ cũng tăng theo
nhằm đáp thỏa mãn nhu cầu được vui chơi, giải trí, nhu cầu thể thao, môi
trường trong sạch điều đó làm cho cơ cấu sử dụng đất đai phức tạp hơn.
Do đó chúng ta cần có một chính sách sử dụng đất đai đúng đắn để thỏa
mãn mọi điều kiện phát triển của xã hội. Trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước thực hiện công nghiệp
hóa, đô thị hóa nông thôn, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công
trình, nhà cửa ngày càng lớn, nếu không có quy hoạch thật cụ thể, xác
định rõ ràng từng loại đất, thiếu sự chỉ đạo và quản lý chặt chẽ thì không
thể tránh khỏi việc giảm diện tích đất nông nghiệp có giá trị cao, đặc biệt
là đất trồng lúa mà nhân dân ta phải trải qua nhiều thế hệ và tốn nhiều
công sức mới khai phá, tạo lập được. Đồng thời cùng với sự lớn mạnh của
khoa học kỹ thuật kéo theo sự sử dụng đất phải có hướng sử dụng toàn
diên. Chúng ta phải áp dụng các biện pháp bồi bổ và cải tạo để nâng cao
mức sản xuất của đất đai, thỏa mãn các nhu cầu của xã hội
Không những kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất mà chính sách đất đai cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc
chuyển đổi đó.
Đối với hệ thống pháp luật về đất đai. Từ khi Luật đất đai năm
2003 có hiệu lực thi hành, phải sau nữa năm Chính phủ mới ban hành
được năm Nghị định chủ yếu để hướng dẫn thi hành bao gồm Nghị định
số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai, nghị định số 182-
NĐ/2004/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai,
Nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và
khung giá các loại đất, Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng
5
đất, nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất và sau gần một năm nghị định cuối cùng để hướng dẫn
thi hành là nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất thuê mặt
nước mới được ban hành. Nhà nước ta ban hành nhiều chính sách có thể
làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất chẳng hạn đối với đất nông nghiệp theo
nghị định 64/CP của Chính phủ với việc giao đất nông nghiệp theo
phương thức “có tốt, có xấu, có gần, có xa” đã làm cho đất đai ở trong
tình trạng manh mún, nhỏ lẻ và phân tán làm cho việc sản xuất kém hiệu
quả thì chính sách dồn điền, đổi thửa đã đem lại hiệu quả cao trong sản
xuất rồi các chính sách 135 đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa
cũng làm thay đổi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất Đưa ra các
quyết định, quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với những
nơi cần quy hoạch cũng làm thay đổi việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất. Các dự án để xây dựng các cụm, khu công nghiệp và các dự án phát
triển kinh tế khác cũng làm thay đổi việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
và các chính sách về đền bù, giải tỏa cũng ảnh hưởng đến tư tưởng của
người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất Nhưng nhìn chung
chính sách đất đai của ta còn lõng lẽo, chồng chéo, có những khoảng
trống, chưa đồng bộ. Về thực thi pháp luật, nhiều quy định của pháp luật
về đất đai vẫn còn lạ lẫm trong thực thi ở các cấp địa phương, có thể vô
tình vì chưa có thời gian đọc kỹ, có thể hữu ý vì muốn níu kéo cơ chế cũ.
Những thiếu sót này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu
sử dụng đất, làm cho việc khai thác sử dụng đất không mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Bên cạnh yếu tố phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đất đai thì
phong tục tập quán cũng ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất. Mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi người dân địa phương đều có cách sử
dụng đất khác nhau, họ có hướng khai thức sử dụng đất khác nhau. Có
6
những lúc họ quan niệm trồng cây này, nuôi con này là phù hợp với vùng
đất của họ cho nên mặc dù khi có những chính sách, dự án cho việc khai
thác đất để sử dụng vào mục đích khác có thể đem lại hiệu quả kinh tế
cao, nhưng họ vẫn không đồng tình. Đặc biệt, đối với những dân tộc vùng
sâu, vùng xa thì việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất để đẩy mạnh quá
trình đô thị hóa nông thôn là khó khăn hơn đối với những người dân tộc
vùng trung du, miền núi. Chính vì vậy, việc phải di dời khỏi quê hương
bản quán có thể gây nên những bức xúc về tình cảm và tâm linh đối với
người dân, đất đai thờ phụng bị tác động bởi các dự án cũng tạo ra những
tâm lý lo ngại Do đó, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến
khích đầu tư phù hợp đối với các dân tộc vùng sâu, vùng xa để họ có
những chuyển đổi cơ cấu cho phù hợp, nâng cao mức sống cho người
dân.
Như chúng ta đã biết tất cả các loại đất trên trái đất được hình
thành sau một quá trình biến đổi lâu dài trong tự nhiên, đất được cấu
thành bởi nhiều yếu tố tạo ra vùng khí hậu. Chất lượng của đất phụ thuộc
vào chất lượng của đá mẹ, khí hậu và các sinh vật sống trên trái đất và
trong lòng đất. Do vậy ở mỗi vùng, mỗi huyện thì có nhiều loại đất khác
nhau, cũng có những loại đất tốt và đất xấu vì vậy tùy vào loại đất mà
người ta bố trí cơ cấu sử dụng đất khác nhau. [4].
2.3. Sử dụng đất bền vững
2.3.1. Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan
hệ người – đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi
trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu
không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương
hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai,
phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế,
7
xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của
nhân loại [5]. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng
đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự
nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ
và nội dung của sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không
gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng,
hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy
mô kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất
đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. [4]
2.3.2. Các luận điểm về sử dụng đất bền vững
Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai
đã trở thành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của
con người. Khi dân số còn ít để đáp ứng nhu cầu về lương thực thực
phẩm của mình thì con người đã khai thác từ đất khá dễ dàng và không
gây ra những ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất. Nhưng đất đai là tài
nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người về các sản phẩm được
lấy từ đất ngày càng tăng. Một vài thập kỷ trở lại đây, do sức ép từ gia
tăng dân số, quá trình đô thị hóa và sự phát triển của các ngành kinh tế
đặc biệt là ở các nước đang phát triển đã gây áp lực rất lớn đối với đất
đai, nhất là đất nông nghiệp. Diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, con người đã phải mở rộng thêm diện
tích đất nông nghiệp trên những vùng đất không thích hợp cho sản xuất,
hậu quả đã gây ra quá trình thoái hóa đất diễn ra một cách nghiêm trọng”
(Smyth & Julian Dumaski) [1]
8
Tác động của con người đã làm cho độ phì nhiêu của đất ngày
càng bị suy giảm và dẫn đến thoái hóa đất, lúc đó khó có thể phục hồi lại
độ phì nhiêu của đất nếu muốn phục hồi lại thì cần phải một khoảng chi
phi rất lớn . Vì vậy, tìm kiếm những biện pháp sử dụng đất thích hợp, bền
vững đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật
ngữ “ sử dụng đất bền vững” đã trở nên thông dụng trên thế giới như hiện
nay.
Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh
nghiệm truyền thống mà phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các
nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường với
người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và những
thiết bị vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá
thành đầu vào. Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến
thức về sinh thái để quản lý sâu hại và thiên địch (Cao Liêm và cộng tác
viên, 1996).
Theo Lê Văn Khoa ( 1993): Để phát triển nông nghiệp bền vững
cũng loại bỏ những ý nghĩ đơn giản rằng:Nông nghiệp, công nghiệp hóa
sẽ đầu tư từ bên ngoài vào.
Theo Phạm Chí Thành (1996) cho rằng có 3 điều kiện để tạo nông
nghiệp bền vững đó là công nghệ bảo tồn tài nguyên,những tổ chức từ
bên ngoài và những tổ chức về các nhóm địa phương. Tác giả cho rằng xu
thế phát triển nông nghiệp bền vững được các nước khởi xưởng và hiện
nay đã trở thành đối tượng mà nhiều nước nghiên cứu theo hướng kế
thừa, chắt lọc cái tinh túy của nền nông nghiệp chứ không chạy theo cái
hiện đại đê bác bỏ những cái thuộc về truyền thống. Trong nông nghiệp
bền vững việc chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh thái tương ứng không
thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra nghiên cứu để hiểu biết
thiên nhiên.
9
Không ai biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính
những người sinh ra và lớn lên ở đó qua nhiều thế hệ. Vì vậy, xây dựng
nông nghiệp bền vững nhất thiết cần phải có sự tham gia của người dân
trong vùng nghiên cứu.
Theo FAO (1989) “phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn
cơ sở tài nguyên thiên nhiên; định hướng những thay đổi công nghệ và
thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên
tục những nhu cầu của con người của những thế hệ hôm nay và mai sau.
Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn gen động
và thực vật không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lời
kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội”. [9]
Trong khung đánh giá việc quản lý đất đai của Hội thảo Quốc tế
Nairobi(1991) đã đưa ra 5 nguyên tắc chính làm nền tảng cho sử dụng đất
bền vững:
- Duy trì và nâng cao năng suất.
- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất.
- Bảo vệ tiềm năng thiên nhiên và ngăn chặn suy thoái đất.
- Có thể tồn tại về mặt kinh tế.
- Có thể chấp nhận về mặt xã hội.
Vận dụng các nguyên tắc trên, ở Việt Nam, tiêu chuẩn về tính bền
vững của một loại hình sử dụng đất bao gồm:
- Bền vững về kinh tế : Các loại hình sử dụng đất đó cho hiệu quả kinh tế
cao, được thị trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt xã hội: Các loại hình sử dụng đất đó thu hút được
nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất tại chỗ nhằm đảm bảo đời
sồng cho cư dân trong vùng và góp phần phát triển xã hội.
10
- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất đó không ảnh
hưởng môi trường và có khả năng cải thiện đất.
Ba tiểu chuẩn trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng
đất ở thời điểm hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo tiêu
chuẩn trên để có những định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng.
Tóm lại: Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững chỉ
đạt được trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả
năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm đối
với tài nguyên đất đai theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh
hưởng xấu đến hoạt động sống của con người. [9]
2.3.3. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Việc xác định các loại hình sử dụng đất bền vững và mức độ thích hợp
của các loại hình sử dụng đất sẽ là căn cứ giúp cho việc phát triển nông
lâm trên từng vùng sinh thái và trên phạm vi toàn quốc. Qua quá trình
điều tra thu thập dữ liệu và tổng hợp tài liệu nghiên cứu của các vùng
khác nhau. Viện Quy Hoạch và Thống Kê Nông Nghiệp đã đưa ra các
loại hình sử dụng đất sau đây với mức độ bền vững khác nhau trong thực
tế sản xuất.[6]
a) Loại hình sử dụng đất trồng lúa 2 - 3 vụ
Loại hình sử dụng đất này gồm 51 đơn vị đất đai trong đó nhóm đất
phù sa chiếm ưu thế, tập trung nhiều nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
và Đồng Bằng Sông Hồng. Đây là loại hình sử dụng đất cũng cho hiệu
quả kinh tế cao đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và tận dụng được
nguồn lao động tại chỗ. Chẳng hạn:
- Loại hình sử dụng đất trồng lúa 3 vụ/năm tập trung ở các vùng từ
Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Giá trị sản lượng trên một hécta đất từ 13 - 14 triệu đồng, lãi thuần
11
đạt từ 6 - 8 triệu đồng trên một hécta và hiệu quả đồng vốn đạt từ 0,8 - 1,3
lần.
- Các loại hình sử dụng đất trồng lúa 2 vụ/ năm thường cho thu nhập
thuần và hiệu quả vốn cao hơn loại hình trồng lúa 3 vụ/năm.
Yêu cầu sử dụng đất quan trọng nhất của các loại hình sử dụng đất
nói trên là chế độ nước, vì vậy để đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả việc
lựa chọn địa hình đất, thành phần cơ giới, chế độ đầu tư phân bón và
phòng trừ dịch hại rất cần phải được chú trọng. [7]
b) Loại hình sử dụng đất trồng 2 - 3 vụ lúa-cây trồng cạn
Đây là các loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là
loại hình sử dụng đất trồng 2 vụ lúa và 1 vụ cây trồng cạn vì loại hình sử
dụng đất này đáp ứng được yêu cầu của một loại hình sử dụng đất bền
vững, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa cây trồng ở vùng
đồng bằng. Trên toàn quốc có 59 đơn vị đất đai, tập trung chủ yếu ở Đồng
Bằng Sông Hồng, ở vùng Việt Bắc và Duyên Hải Bắc Trung Bộ. Các
kiểu sử dụng đất trong loại hình sử dụng đất này rất phong phú và đa
dạng về chủng loại, đặc biệt đối với các loại cây màu và cây công nghiệp
ngắn ngày. Các kiểu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất này đều cho
hiệu quả kinh tế cao, thu hút được nguồn nhân lực tại chỗ và đảm bảo
tính đa dạng sinh học trên đồng ruộng. Một số công thức luân canh có cây
họ đậu còn có tác dụng cải tạo đất khá hiệu quả.
c) Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả
Các loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả đã và đang phát triển
mạnh ở các vùng sinh thái khác nhau. Hiện có khoảng 30 đơn vị đất đai
trên toàn quốc sử dụng trồng cây ăn quả, phân bố ở cả vùng đồng bằng và
vùng đồi núi tùy vào đặc điểm sinh thái của từng loại cây ăn quả. Đây là
loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhất mặc dù đòi hỏi đầu tư
ban đầu khá cao và thời gian từ khi trồng đến thu hoạch dài…các loại
12
hình sử dụng đất trồng cây ăn quả còn là những cảnh quan du lịch sinh
thái đẹp nhờ đặc điểm tán cây và thu hút được nguồn nhân lực tại chỗ.
Chẳng hạn:
- Loại hình sử dụng đất trồng cam, quýt: tập trung chủ yếu nhiều ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ cho hiệu quả kinh tế
cao ( đạt 50 – 60 triệu đồng/ ha/ năm), thu nhập thuần đạt từ 34 – 36 triệu
đồng/ ha/ năm, hiệu quả đồng vốn đạt từ 1,4 – 7,6 lần.
- Loại hình sử dụng đất trồng nhãn: tập trung ở một số tỉnh miền Bắc
và tập trung thành vùng chuyên canh lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Giá trị của loại hình sử dụng đất này đạt trung bình 54 triệu đồng/ ha/
năm. Thu nhập thuần đạt 48,2 triệu đồng/ ha/ năm và hiệu quả đồng vốn
đạt 7,9 lần.
Có thể nói loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả thường cho hiệu
quả kinh tế cao hơn so với các loại hình sử dụng đất khác. Tuy nhiên,
hiệu quả loại hình sử dụng đất này còn phụ thuộc vào mức, khả năng đầu
tư và thị trường tiêu thụ. [6]
d) Loại hình sử dụng đất rừng
Hiện nay trên toàn quốc có 166 đơn vị đất đai, chiếm diện tích khá
lớn, trên 9 triệu ha. Tuy nhiên so với năm 1945 (diện tích rừng chiếm
45%) thì diện tích này đã giảm sút nhanh chóng và nghiêm trọng (đến
năm 1999, diện tích che phủ rừng chỉ còn 28%). Các loại hình sử dụng
đất rừng bao gồm các rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng trồng và đều
rất cần được duy trì và bảo vệ, đặc biệt đối với các nguồn gen quý hiếm
của các loại cây rừng và muông thú vùng nhiệt đới ẩm. Bên cạnh đó, loại
hình này cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống của người dân.
e) Loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp dài ngày
13
Toàn quốc hiện có 62 đơn vị đất đai, tập trung chủ yếu ở vùng đồi
núi thấp và trung du trên các loại đất đỏ và đỏ vàng của các loại đá mẹ
khác nhau. Đây là các loại hình sử dụng đất vừa cho hiệu quả kinh tế cao
vừa tạo công ăn việc làm và bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như:
- Loại hình sử dụng đất trồng cà phê của vùng Tây Nguyên cho hiệu quả
kinh tế cao hơn hẳn các loại hình sử dụng đất khác đồng thời có tác dụng
tăng độ che phủ đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất (Ví dụ: Hàm
lượng chất hữu cơ trong đất trồng cà phê 8 năm tuổi là 3,37%, trong khi
đó hàm lượng các chất này trên đất trồng cây ngắn ngày chỉ đạt 1,53%).
- Loại hình sử dụng đất trồng chè cũng là loại hình sử dụng đất cho hiệu
quả kinh tế cao hơn hẳn các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt ở vùng
đồi núi các tỉnh phía bắc. Những mô hình trồng chè theo đường đồng mức
với các loại cây che tán đã làm tăng khả năng chống xói mòn, bảo vệ đất
dốc, phục hồi sinh thái vùng chè cho nhiều tỉnh.
Loại hình sử dụng đất trồng cà phê có tưới ở Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên cũng cho hiệu quả kinh tế cao và làm tăng độ che phủ đất lên
60 – 70%. Vì vậy làm tăng khả năng chống xói mòn, rửa trôi, duy trì độ
phì của đất (Hàm lượng chất hữu cơ trên đất trồng cà phê 20 tuổi là
3,75%, trong khi trên đất trồng lúa rẫy, hàm lượng này chỉ còn 2,66% và
trên loại hình sử dụng đất trồng mô hình xen canh Đậu + lúa, hàm lượng
chất hữu cơ chỉ còn 2,87%). [6]
2.4. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức
các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn
là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, trong sản xuất nông - lâm
nghiệp.
14
Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê (01/1/2009) thì toàn bộ quỹ đất
đai của Việt Nam là 33.105.100 ha trong đó đất nông nghiệp là
25.127.300 ha chiếm 75,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đất nông
nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 9.598.800 ha chiếm 38,20% tổng
diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp là 14.757.800 chiếm 58,73%
tổng diện tích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản là 738.400 ha
chiếm 2,94% tổng diện tích đất nông nghiệp, đất làm muối là 14.100 ha
chiếm 0,056% tổng diện tích đất nông nghiệp, đất nông nghiệp khác là
18.200 chiếm 0,074% tổng diện tích đất nông nghiệP. Là một nước có
điều kiện khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp, trong những năm qua
Chính Phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp như:
Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; mở rộng các hệ
thống hộ trợ cho nông nghiệp như:các dịch vụ khuyến nông và tư vấn,
các dịch vụ thú y và bảo vệ thực vật, dịch vụ tín dụng, chuyển giao công
nghệ…; đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng trong nông
nghiệp; đẩy mạnh việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào nông
nghiệp… nhằm xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh
và bền vững theo hướng nền nông nghiệp sinh thái, thực hiện đa canh, đa
dạng hóa sản phẩm, kết hợp nông nghiêp, lâm nghiệp và công nghiệp chế
biến, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh nông sản hàng
hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước với nhu cầu ngày
càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng cao đời sống nông dân, xây
dựng nông thôn mới. Nhờ vậy mà trong những năm qua ngành nông
nghiệp đã đạt được những thành tựu hết sức đáng kể, góp phần tích cực
vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Theo ước tính của Tổng cục Thống
kê, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới còn tác động đến những tháng
đầu năm 2010 và tác động của thiên tai, dịch bệnh nhưng tốc độ tăng
trưởng của ngành nông nghiệp năm 2010 vẫn đạt 2,8% tăng 0,9% so với
15
năm 2009. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 đạt 3,36%
năm vượt mức mục tiêu 3 - 3,2% năm của Đại hội Đảng X đề ra và kế
hoạch phát triển 5 năm của ngành. Giá trị sản xuất toàn ngành ước tính
tăng 4,69%, bình quân tăng 4,93% năm (mục tiêu kế hoạch là 4,5%) trong
giai đoạn 2006-2010. Trong năm 2010, ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn đã có 3 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là
thủy sản 4,94 tỷ USD, tăng trên 16% so với năm 2009; đồ gỗ đạt 3,36 tỷ
USD, tăng gần 30% và gạo 3,23 tỷ USD. Tiếp đến cao su là mặt hàng có
kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD và 2 mặt hàng cà phê, hạt điều có kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. [10]
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì ngành nông nghiệp vẫn còn
tồn tại những bất cập, nhất là trong vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, đó
là: Mặc dù là một nước nông nghiệp nhưng Việt Nam lại là nước có diện
tích đất nông nghiệp bình quân tính theo đầu người vào loại thấp nhất trên
thế giới .
Bảng 1. So sánh diện tích đất nông nghiệp bình quân theo nhân khẩu
nông nghiệp của thế giới và của một số nước ở khu vực Đông Nam Á
Khu vực nước Qũy đất nông nghiệp bình quân đầu người (ha)
Thế giới 0,40
Malaysia 0,69
Thái Lan 0,27
Indonexia 0,90
Philippin 0,27
Việt Nam 0,112 (Theo số liệu năm 2009)
Từ năm 1943 đến năm 2009 diện tích đất nông nghiệp của nước ta từ
5,6 triệu ha tăng đến 9.598.800 ha. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa và tốc
độ tăng dân số quá nhanh, tăng gấp nhiều lần so với tốc độ tăng quỹ tài
nguyên đất nông nghiệp làm cho diện tích đất nông nghiệp có xu hướng
thu hẹp dần và diện tích bình quân tính theo đầu người liên tục giảm, từ
0,25 ha/người năm 1943 xuống chỉ còn 0,127 ha/người năm 1994 và đến
16
năm 2009 trị số bình quân này chỉ còn 0,112 ha/người. Theo tính toán của
FAO tiêu chuẩn tối thiểu bảo đảm cuộc sống cho người dân nông nghiệp
là 0,4 ha /người. Điều đáng lo ngại hơn là diện tích đất trồng lúa ngày
càng bị suy giảm.
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì trong giai đoạn từ
2005-2010 diện tích đất trồng lúa giảm đến 37.546 ha, tương đương trung
bình mỗi năm giảm hơn 7.000 ha. Diện tích đất trồng lúa giảm ở 41/63
tỉnh, thành phố; nhiều nhất là các tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng nai,
Bình Dương, Tiền Giang…Ngoài ra, do hậu quả lâu đời do chế độ canh
tác lạc hậu, đặc biệt do sự tác động tiêu cực của điều kiện thời tiết, khí
hậu, sự mất cân bằng môi trường sinh thái đã làm cho việc sử dụng đất
nông nghiệp còn nhiều hạn chế: Các công trình thủy lợi chưa thực sự phát
huy hiệu quả, thiên tai thường xuyên xảy ra; Vẫn còn nhiều diện tích đất
đai chưa được đưa vào sản xuất nông nghiệp do thiếu vốn đầu tư, cải tạo;
Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp ở nước ta
vẫn còn kém do đội ngũ khoa học còn ít, đội ngũ nghiên cứu còn nghèo
nàn, kinh phí ít…; Ruộng đất quá manh mún; Cơ chế quản lý còn lỏng
lẽo dẫn đến tình trạng lạm dụng cũng như sử dụng đất nông nghiệp chưa
hợp lý, thiếu khoa học, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang
mục đích sử dụng khác không những làm cho diện tích canh tác nông
nghiệp bị thu hẹp mà còn gây ra các hiện tượng xói mòn, thoái hóa đất, ô
nhiễm môi trường đất…làm giảm sức sản xuất của đất.
Trong điều kiện dân số nước ta đông và hơn 70% dân cư sinh sống
bằng nông nghiệp, bình quân diện tích đất nông nghiệp lại thấp, phân bố
không đồng đều giữa các vùng, ruộng đất lại manh mún. Chính vì vậy
việc sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên đất về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. [10]
17
2.5. Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở Việt nam
Nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá -
hiện đại hoá, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa,
hội nhập vào kinh tế toàn cầu được xác định là con đường tất yếu để Việt
Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một
quốc gia văn minh, hiện đại. Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá là
tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây
dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá
trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến
những biến đổi trong quá trình sử dụng đất cho phù hợp với định hướng
phát triển đã đặt ra.
Theo kết quả của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố số
liệu về diện tích đất lúa và đất phi nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc là
mỗi năm giảm hơn 7.000 ha đất lúa và tăng gần 17 ha đất phi nông
nghiệp.
Theo đó, tính đến hết năm 2010, tổng diện tích các loại đất kiểm
kê của cả nước là 33.093.857 ha, bao gồm 26.100.160 ha đất nông
nghiệp, 3.670.186 ha đất phi nông nghiệp và 3.323.512 ha đất chưa sử
dụng. Ngoài ra, còn có 47.254 ha đất có mặt nước ven biển sử dụng cho
nuôi trồng thủy sản, rừng ngập mặn và du lịch biển. Trong đó, diện tích
đất đã có chủ quản sử dụng là 24.989.102 ha (chiếm 75,51%).
Trong nhóm đất phi nông nghiệp, diện tích đất ở năm 2010 của cả
nước tăng 82.049 ha so với năm 2005, song diện tích đất ở bình quân đầu
người vẫn giữ ở mức 79 m
2
/người, tương đương năm 2005. Diện tích
bình quân đất ở/đầu người rộng rãi nhất là vùng Tây Bắc (127m
2
/người)
và chật hẹp nhất là Đông Nam Bộ (53m
2
/người).
18
Số liệu về tình hình biến động diện tích đất của Bộ cho thấy, tổng
diện tích đất nông nghiệp của cả nước đã tăng gần 1,28 triệu ha so với
năm 2005, trong đó tăng chủ yếu ở loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa lại giảm đến 37.546 ha, trung
bình mỗi năm giảm hơn 7.000 ha. Có 41/63 tỉnh thành giảm diện tích đất
trồng lúa, trong đó giảm nhiều nhất là các tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng,
Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang…
Riêng đồng bằng sông Hồng đất nông nghiệp cũng đã giảm 32.000
ha, chủ yếu do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp.
Đất lâm nghiệp so với năm 2005 cả nước tăng 571.616 ha, trong đó
có 38 tỉnh tăng và 23 tỉnh giảm diện tích. Các tỉnh giảm chủ yếu do việc
xây dựng các công trình thủy điện như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên,
Thanh Hóa, Tây Nguyên hoặc do chuyển sang sản xuất nông nghiệp như
Cà Mau, Kiên Giang
Đất nuôi trồng thủy sản của cả nước so với năm 2005 giảm 9.843
ha do một số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long chuyển sang trồng
lúa. Đất tôn giáo, tín ngưỡng cả nước tăng 1.816 ha; đất cho nghĩa trang,
nghĩa địa tăng 3.887 ha so với năm 2005. Đặc biệt, đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng giảm 61.709 ha, đất chưa sử dụng cũng giảm
1.742.372 ha.
Diện tích đất của tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất tăng
lên 344.303 ha, chủ yếu là do giao đất, cho thuê đất với các tổ chức mới
thành lập. Tuy nhiên, vẫn còn một số tổ chức quản lý và sử dụng chưa
chặt chẽ, dẫn đến bị các đối tượng khác lấn chiếm, sử dụng không đúng
mục đích. Cụ thể, cả nước có 16 tỉnh báo cáo và có 394 tổ chức đã được
kiểm tra, xử lý với tổng diện tích đã được xử lý là 758 ha. Theo Bộ Tài
nguyên và Môi trường đến nay cả nước đã thực hiện đo đạc lập bản đồ
19
địa chính với tổng diện tích 24.790.718 ha đạt 75% tổng diện tích tự
nhiên. [8]
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những nông hộ tham gia vào hoạt động trồng trọt và sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Tình hình kinh tế, xã hội của xã
+ Tình hình sử dụng đất đai của xã
+ Tình hình dân số, lao động của xã và nông hộ
+ Thực trạng chuyển đổi đất trồng trên địa bàn nghiên cứu
Cơ cấu diện tích đất canh tác của xã và nông hộ
Cơ cấu diện tích đất gieo trồng của xã và nông hộ
+ Vai trò của quá trình chuyển đổi đối với đời sống của người dân
+ Những thuận lợi, khó khăn và một số định hướng chuyển dịch
đất trồng trong những năm tới.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Quảng
Thành , huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập các thông tin từ năm 2008 đến
2010
3.3. Phương pháp nghiên cứu
a. Chọn điểm nghiên cứu
20
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Quảng Thành với 2 thôn : Thành
Trung và Tây Thành vì hoạt sống sản xuất chủ yếu của 2 thôn này là từ
trồng trọt và có sự chuyển dịch đất trồng khá phổ biến.
b. Chọn mẫu
- Tiêu chí chọn hộ: Các hộ sản xuất nông nghiệp có thu nhập phụ thuộc
chủ yếu vào trồng trọt ở 2 thôn Thành Trung và Tây Thành
- Phương pháp chọn mẫu: Thu thập danh sách các hộ thông qua các
trưởng thôn theo 2 nhóm: Không nghèo, nghèo. Tiến hành chọn ngẫu
nhiên các hộ trong thôn phỏng vấn.
- Dung lượng mẫu: Tiến hành phỏng vấn 30 hộ sản xuất nông nghiệp có
thu nhập phụ thuộc vào trồng trọt trên địa bàn xã Quảng Thành được chia
đều cho 2 thôn Thành Trung và Tây Thành mỗi thôn 15 hộ.
c. Thu thập thông tin:
Thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập các thông tin liên quan tới đề tài nghiên cứu được công
bố trên các trang báo, tạp chí, trên Internet, các báo cáo tổng kết hoạt
động của thôn, xã.
+ Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã
+ Các báo cáo liên quan đến chuyển dịch đất trồng của xã từ năm 2008-
2010
+ Các số liệu thống kê lưu trữ về đất đai, dân số
+ Vai trò của quá trình chuyển dịch cơ cấu đất trồng vào tổng thu nhập
của nông hộ
+ Các báo cáo tổng kết và định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã
Thu thập số liệu sơ cấp:
- Phỏng vấn người am hiểu: các cán bộ xã, các tổ trưởng, trưởng thôn, các
phòng ban bằng bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp với trao đổi thông tin.
21
- Phỏng vấn hộ: bằng bảng hỏi bán cấu trúc.
- Quan sát: để có cách nhìn tổng quan về hệ thống sản xuất của nông hộ,
đồng thời kiểm chứng lại thông tin từ các nguồn khác.
3.4. Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được mã hóa và xử lý thông qua phần
mềm Excel
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp định tính và phương
pháp định lượng.
22
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Quảng Thành
Là một xã nằm cuối hạ lưu sông Bồ, Quảng Thành mang trong mình
những yếu tố, tiềm năng, thế mạnh riêng biệt. Với vùng đất phì nhiêu, xã
Quảng Thành đã khuyến khích, vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi
đất trồng những loại cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng các loại cây có
giá trị kinh tế cao. Đến nay, toàn xã đã đưa vào trồng 68 ha rau xanh. đây
là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn, bình quân mỗi ha rau
xanh cho thu nhập từ 100 -120 triệu đồng/năm. Cùng với sản xuất rau
xanh, Quảng Thành là một trong những vựa lúa lớn nhất của huyện
Quảng Điền. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở Quảng Thành
có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa. Bà con
nông dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng đưa
các loại giống có chất lượng vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập trên
đơn vị diện tích canh tác; Trong đó chú trọng đưa các giống lúa như HT1,
IR352. Nhờ đó, trong những năm gần đây, năng suất, giá trị, sản lượng
lương thực đạt bình quân tăng đáng kể. Bên cạnh đó, các lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm được người dân khai thác một
cách có hiệu quả, tạo đà vững chắc cho nền kinh tế ngày càng phát triển
theo hướng đa dạng.
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
+ Vị trí địa lý:
Xã Quảng Thành là xã đồng bằng nằm về phía Đông Nam của
huyện Quảng Điền, ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Quảng An, huyện Quảng Điền
- Phía Nam giáp xã Hương Vinh, huyện Hương Trà
23
-Phía Đông giáp xã Hương Phong, huyện Hương Trà
-Phía Tây giáp xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền
Hình 1: Sơ đồ huyện Quảng Điền
+ Đặc điểm địa hình: Quảng Thành có địa hình thấp trũng, tương đối
bằng phẳng, ít bị chia cắt và nghiêng theo hướng Đông Nam. Nhìn chung
địa hình của xã mang đặc điểm chung của vùng canh tác lúa nước và hoa
màu, hàng năm thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa, ảnh hưởng đến
việc sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông
nông thôn đi lại khó khăn vào mùa mưa.
+ Khí hậu: Quảng Thành nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền
Trung nên khí hậu thời tiết tương đối khắc nghiệt, khí hậu trong năm
24
phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, Mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
+ Mặt nước: Nguồn nước mặt của xã được lấy từ các chi nhánh của
sông Bồ và sông Hương chảy qua trên địa bàn, có hệ thống sông nhỏ và
hói tương đối nhiều nên rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông
nghiệp, tuy nhiên lượng nước trong mùa mưa quá lớn nên thường gây
ngập úng. Ngoài ra mặt nước đầm phá trên địa bàn xã cũng tương đối
thuận lợi cho việc tổ chức phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
+ Khoáng sản: Chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp, mặt nước Sông,
phá Tam Giang để nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ dân sinh, chưa phát
hiện được khoáng sản trên địa bàn xã.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
+ Cơ sở hạ tầng:
Giao thông: Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp
chính quyền và các ban ngành, cùng với sự nổ lực của cả hệ thống chính
trị của xã, hệ thống giao thông trên địa bàn Quảng Thành có sự chuyển
biến đáng kể so với trước, phần nào đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và
sản xuất của người dân. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu về xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
Thuỷ lợi: Thuỷ lợi là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển
nông nghiệp. Nhìn chung mạng lưới thuỷ lợi của xã đã được chú ý cải
tạo, tuy nhiên chất lượng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá chưa cao.
+ Đất đai và tình hình sử dụng đất : Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá
của mỗi quốc gia, là tư liệu sản suất chủ yếu và đặc biệt không thể thay
thế được, là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống.
Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất được tổng hợp ở bảng 1.
25