Lời cảm ơn
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn quan trọng để sinh viên tiếp
cận với thực tiễn là cơ hội vận dụng kiến thức tiếp thu được từ ghế nhà
trường vào thực tế đồng thời trang bị cho chúng ta những kiến thức kinh
nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của
các cá nhân, cơ quan trong và ngoài trường. Trước tiên tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô giáo khoa khuyến nông &
PTNT – Trường Đại học nông lâm huế đã trang bị cho chúng tôi những
kiến thức đại học trong suốt bốn năm học.
Có được kết quả này, lời đầu tiên cho phép tội bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Truyền người đã
hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo ủy ban xã hữu kiệm và toàn thể
bà con nông dân đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong
gia đình, bạn bè đã động viên chia sẽ giúp đỡ tôi vượt qua những khó
khăn hoàn thành tốt quá trình thực tập cũng như cũng như thực hiện đề
tài này,
Do thời gian và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức, kính mong sự đóng
góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Kì sơn, ngày 7 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực tập
Trần Viết Cường
1
MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1.1Tính cấp thiết của đề tài 5
1.2.Mục tiêu: 6
PHẦN 2 7
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
2.1 Cơ sở lý luận 7
2.1.1 Khái niệm bản chất của hiệu quả kinh tế 7
2.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế 9
2.1.3 Giá trị kinh tế của cây ngô 10
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng giống ngô
lai dk 9901 11
2.1.4.1 Hệ thống đánh giá mức độ đầu tư 11
2.1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ngô 12
2.1.4.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ngô 12
2.2 Cơ sở thực tiễn 13
2.2.1 Khái quát tình hình sản xuất ngô ở nước ta 13
2.2.2 Tình hình sản xuất ngô lai tại xã Hữu Kiệm trong những năm gần
đây 13
PHẦN 3 15
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 15
Là các hộ nông dân trồng ngô trên địa bàn xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn 15
3.2 Phạm vi nghiên cứu: 15
3.3 Nội dung nghiên cứu 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu: 15
- Chọn điểm nghiên cứu: 15
Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn là
nơi có trồng giống ngô DK 9901 15
- Thu thập số liệu 16
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 17
PHẦN 4: 18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu 18
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 18
4.1.1.1 Vị trí địa lí 18
4.1.1.2 Địa hình: 18
Địa hình của toàn xã là đồi núi, vùng đồi núi cao và ở giữa là những thung
lũng có thể trồng ngô và sản xuất lúa nước. và với địa hình đất đai chủ yếu
là đồi núi đất đá vôi, địa hình dốc nên rất phù hợp trồng các loại cây chịu
hạn như ngô 18
4.1.1.3 Khí hậu 18
4.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của xã Hữu Kiệm 18
4.1.2.1 Tình hình sử dụng đất: 20
Đất đai là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản
xuất của con người, là nơi sinh sống và sinh hoạt của các hộ gia đình, cơ
2
quan, tổ chức. Cùng với quá trình biến chuyển của quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa thì đất đai trong cả nước nói chung cũng như đất đai trên
địa bàn xã hữu kiệm nói riêng đều có hướng biến động 20
4.1.3 Tình hình trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp 21
4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Hữu Kiệm 22
4.2.1 Trồng trọt 22
4.2.2 Chăn nuôi 23
4.2.3 Lâm nghiệp 23
4.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ trồng ngô 23
4.3.1 Tình hình sự dụng đất đai của các hộ trồng ngô 23
4.3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ trồng ngô giống DK
9901 25
4.3.3 Hoạt động tạo thu nhập của các hộ trồng ngô 27
4.4 Tình hình sản xuất của nông hộ 28
4.4.1 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ trồng ngô 28
4.4.2 Nguồn vốn sự dụng trong sản xuất 29
4.4.3 Thời vụ gieo trồng 30
4.5 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất ngô của các nông hộ 31
4.5.1 Kết quả sản xuất của các nông hộ 31
4.5.2 Quy mô và cơ cấu chi phi sản xuất từng loại ngô 32
4.5.3 Hiệu quả kinh tế 33
4.5.4 Tình hình tiêu thụ ngô 35
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
5.1 Kết luận 37
5.2 Kiến nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Bảng thống kê sản xuất hai loại cây lương thực chính Việt Nam
1990-2005
Bảng 2 Tình hình sản xuất ngô tại xã Hữu Kiệm
Bảng 3: Tình hình dân số của xã Hữu Kiệm
Bảng 4: Tình hình đất đai của xã hữu kiệm trong năm 2010
Bảng 5 Trang thiết bị, vật chất , kĩ thuật phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp
của xã trong năm 2010
Bảng 6: Tình hình sự dụng đất nông nghiệp của xã Hữu Kiệm
Bảng 7 tình hình nhân khẩu và lao động các hộ trồng ngô
Bảng 8: Nguồn thu nhập của hộ trồng ngô
Bảng 9 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ trồng Ngô
Bảng 10: Vốn sự dụng trồng và sản xuất ngô của nhóm hộ
Bảng 11: Kết quả sản xuất ngô của từng nhóm nông hộ
Bảng 12: Cơ cấu chi phí sản xuất ngô bình quân/sào/vụ của các nhóm
nông hộ .
Bảng 13 Kết quả và hiệu quả của sản xuất ngô theo nhóm hộ
Bảng 14 Hình thức bán và giá bán các giống ngô của nông hộ
4
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất ngô là một phần không thể thiếu trong sản xuất nông
nghiệp, là yếu tố để chuyển dổi cỏ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn
Việt Nam ngày nay. Ngô là loại cây lương thực và ngày nay nó tham gia
nhiều vào công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, thời gian trồng không
kéo dài, sinh trưởng được ở nhiều khu vực địa lí khác nhau thuận lợi cho
việc bố trí xen canh gối vụ với các loại cây trồng khác nhắm tăng năng
suất trên cùng một đợn vị diện tích canh tác. Vì thế cây ngô mang lại hiệu
quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, là loại cây góp phần tham gia
trong hoạt động xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ít người sống ở
khu vực miền núi, là một trong những chính sách hàng đầu của đảng và
nhà nước ta.
Ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, nó có vai trò
quan trọng trong cuộc sống của nhân loại nói chung và đất nước Việt
Nam nói riêng. ngô cung cấp lương thực cho con người, làm thức ăn cho
gia súc và nguyên liệu cho nhiều sản phẩm công nghiệp. Khi đời sống xã
hội ngày càng cao, chất lượng cuộc sống con người càng cao đó là xu thế
chung của thế giới và nước ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Ngày
nay ngày càng có nhiều công ty chăn nuôi dược hình thành ở nước ta với
vốn đầu tư trong nước cũng như ngoài nước đầu tư vào vì thế nhu cầu về
cây ngô ngày càng cao để cung ứng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp
chế biến thức ăn chăn nuôi. Vì vậy việc đầu tư phát triển vùng sản xuất
ngô chuyên canh năng xuất cao cho năng xuất và phẩm chất tốt là rất
quan trọng. do vạy nhà nước ta nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng đã đầu
tư phát triển nhiều vùng trông ngô công nghiệp, bước đầu đã cho những
kết quả khả quan cho năng suất rất cao và chất lượng tốt đem lại giá trị
5
kinh tế cao. Hiện nay các vùng tiến hành sản xuất ngô chính của Nghệ An
tập trung vào các huyện như: Diễn Châu, Anh Sơn, Đô Lương, Kì Sơn,
Tương dương, Nam Đàn đây là những vùng rất thích hợp cho việc trồng
những giống ngô lai năng suất cao.
Xã Hữu Kiệm - huyện Kì Sơn là vùng trồng ngô chiếm diện tích
khá lớn của huyện góp phần đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện.
Với lợi ích sẵn có về đất đai, điều kiện khí hậu phù hợp cho việc sản xuất
ngô, giao thông đi lại thuân lợi, thuận lợi cho việc tiêu thu sản phẩm. tuy
nhiên việc sản xuất ngô của người dân trong xã còn gặp nhiều vấn đề khó
khăn như: sản xuất còn nhỏ lẻ phân tán, thiếu định hướng phát triển, chưa
có quy hoạch cụ thể và phát triển lâu dài hình thành vùng sản xuất tập
trung quy mô hơn, trình độ kĩ thuật và phương tiện sản xuất của người
dân còn chưa cao do thành phân cư dân của xã 100% là người dân tộc
thiểu số bao gồm dân tộc thái, khơ mú, H’ mông.
Do vậy để biết được tình hình thực tế việc trồng ngô của người dân
địa phương, từ đó xác định những thuận lợi khó khăn cũng như tiềm năng
của địa phương trên cơ sở đó dưa ra những giải pháp phát triển với
phương thức sản xuất, quy mô sản xuất cũng như việc lựa chọn các giống
ngô lai, thời vụ thích hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ sản
xuất ngô. Xuất phát từ lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài thực tập
của mình là: “ Tìm hiều tình hình sản xuất của mô hình trồng thâm
canh giống ngô lai đơn DK 9901 ở xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu:
Tìm hiểu tình hình sản xuất ngô và ngô lai DK 9901 trên địa bàn xã
hữu kiệm, huyện Kì Sơn
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng ngô trên địa bàn xã
hữu kiệm, huyện Kì Sơn, tỉnh Nghệ An.
6
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận.
2.1.1 Khái niệm bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả
thực hiện và mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra
để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định
Một cách chung nhất, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng
mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu
càng có lợi bấy nhiêu
Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích và lựa chon các phương án
hành động
Hiệu quả được biểu hiện nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình thành
nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả
kinh tế xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt
đối
Xét theo góc độ chủ thể nhận được kết quả (lợi ích) vafbor ra chi
phí để có nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả tài chính(hiệu quả kinh
tế), và hiệu quả kinh tế quốc dân(hiệu quả kinh tế xã hội).
Từ trước đến nay cá nhà kinh té đã đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau về hiệu quả kinh tế (hay hiệu quả sản xuất kinh doanh)
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động
kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lí kinh doanh của doanh
nghiệp.GS.TS Ngô đình giao cho rằng: “ hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn
cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường có quản lí của nhà nước[1]. TS Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu
7
quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực để đạt được các mục đích xác định”.
Về khái quát có thể hiệu rằng: hiểu quả kinh tế là phạm trù kinh tế
biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình
khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá
trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra”.
Nền kinh tế của mỗi nước được phát triển theo hai chiều: phát triển
kinh tế theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng
thêm vốn, bổ sung lao động và kĩ thuật, mở mang thêm nhiều nghành
nghề, xây dựng nhiều xí nghiệp tạo ra nhiều mặt hàng mới. phát triển theo
chiều sâu là đẩy mạnh cách mạng khoa học và công nghệ sản xuất, tiến
nhanh lên hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa, nâng cao cường độ
sự dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng dản phẩm dịch vụ. phát triển
theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội. đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề
hiệu quả gắn với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy
luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc
nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc
ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây hiệu
theo nghĩa rộng bao gồm các chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải
bao gồm cả chi phí cơ hội.
Hiểu quả kinh tế xã hội biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả
kinh tế đạt được với chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan hệ
so sánh ở đây là quan hệ so sánh tương đối. quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ
có nghĩa trong phạm vi hẹp
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua
một hoặc một số chỉ tiêu nhất định. Về phần những chỉ tiêu hiệu quả này
phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu hoạt động của chủ thể. Bởi vậy phân tích
8
hiệu quả của các phương án cần xác định rõ chiến lược phát triển cung
như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển.
Những mục tiêu khác trong hoạt động của doanh nghiệp mà doanh
nghiệp quan tâm có liên quan tớ lợi nhuận. Vì vậy lợi nhuận ổn định là
mục tiêu bao trùm nhất tổng quát nhất. Cho tới nay các tác giả đều nhất
trí dùng lợi nhuận là chỉ tiêu có bảng phân tích hiệu sản xuất kinh doanh.
Hiểu quả kinh tế quốc dân còn được coi là hiểu quả kinh tế - xã hội
là hiệu quả tổng hợp được xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. chủ thể
được hưởng hiểu quả kinh tế quốc dân là toàn bộ xã hội người đại diện
cho nó là nhà nước. Vì vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong
hiểu quả kinh tế - xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
Sự đống góp của doanh nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu xã
hội hình thành khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội.
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối vớ yêu cầu
tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung.
Một mặt tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có. Mặt khác thúc đẩy
tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất cho
người lao động.
2.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Sự dụng các chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, diện tích,
năng suất, sản lượng… để phân tích tình hình sản xuất, xu thế biến động,
quy mô hoạt động, xu hướng phát triển của sản xuất ngô. Tuy nhiên do
phức tạp và đa dạng trong hệ thống chỉ tiêu, nên mỗi chỉ tiêu dù là chỉ
tiêu cơ bản cũng chỉ đánh giá được một số khía cạnh của vấn đề nghiên
cứu. Các chỉ tiêu sẽ bổ trợ cho nhau giúp cho việc đánh giá các vấn đề
nghiên cứu được đầy đủ và toàn diện hơn.
9
* Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế
Nguyên tắc về mối quan hệ giữa các mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu
quả: theo nguyên tắc này tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở
mục tiêu. Phân tích hiệu quả của một phương án luôn dựa trên phân tích
mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho
việc thực hiện mục tiêu đề ra và chi phí thấp nhất.
Nguyên tắc về sự thông nhất lợi ích: Theo nguyên tắc này, một
phương pháp được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi
ích
Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả
kinh tế của phương án cần dựa trên hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa
được và không lượng hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng
hiệu quả bằng phân tích định tính khi phân tích định lượng chưa đủ đảm
bảo tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như
mọi chi phi mà chủ thể quan tâm.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả được
xác định tính chính xác, tránh chủ quan tùy tiện.
Nguyên tắc về đơn giản và thực tế: theo nguyên tắc này những
phương án tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ
sở số liệu thông tin thực, đơn giản và dễ hiệu. Như vậy các chỉ tiêu hiểu
quả được tính toán trên cơ sở xác định các yếu tố đầu vào và các yếu tố
đầu ra.
2.1.3 Giá trị kinh tế của cây ngô
Ngô là loại cây lương thực nuôi sống gần 1/3 số dân trên toàn thế
giới. Bên cạnh giá trị lương thực, cây ngô còn là cây thức ăn gia súc quan
trọng. 70% chất tinh trong thức ăn hỗn hợp là từ ngô. Cây ngô còn là thức
ăn xanh và ủ chua rất tốt cho chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bò sữa.
Những năm gần đây cây ngô còn là loại cây thực phẩm được ưa chuộng.
10
Người ta dùng bắp ngô bao tử để làm ngô cao cấp. Đây là loại ngô có
hàm lượng chất dinh dưỡng cao và không có dư lượng các chất bảo vệ
thực vật. Các loại ngô nếp, ngô đường được dùng để luộc, nướng hoặc
đóng hộp làm đồ hộp. Ngoài ra, ngô còn là nguyên liệu của nhà máy sản
xuất rượu, cồn Ngô đã được dùng để sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng
khác nhau trong các ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm, dược và
công nghiệp nhẹ
Hiện nay trên thế giới hàng năm sản xuất trên 600 triệu tấn ngô hạt.
Trong số đó, khoảng gần 100 triệu tấn được xuất khẩu, ngô được sử dụng
chủ yếu làm thức ăn gia súc chiếm trên 90%. Ngô là loại cây lương thực
cho năng suất cao vào bậc nhất trong các loại cây cốc. Năng suất ngô hạt
ở một số nước như Italia, Pháp lên đến 90 tạ/ha bình quân. Ngô được đưa
vào trồng ở nước ta khoảng 300 năm trước đây. Hiện nay ở một số vùng
miền núi, ngô là cây lương thực chủ yếu. Diện tích trồng ngô đã có bước
tăng trưởng nhanh từ sau năm 1995 và hiện nay trên cả nước có khoảng
800 ha. Về năng suất những năm trước đây, bình quân cả nước chỉ đạt
dưới 20 tạ/ha hạt. Từ sau những năm 90 năng suất tăng dần lên và đến
nay đã đạt gần 30 tạ/ha. Do diện tích và năng suất ngô đều tăng cho nên
đến những năm cuối thế kỉ XX sản lượng ngô nước ta đã đạt 2 triệu tấn
hàng năm [3]
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng
giống ngô lai dk 9901.
Để đánh giá hiệu quả sản xuất ngô lai DK 9901 trong quá trình
nghiên cứu, chúng tôi đã dùng một số chỉ tiêu sau:
2.1.4.1 Hệ thống đánh giá mức độ đầu tư
Chi phi đầu tư phân bón/sào
Chi phi giống/sào
11
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật/sào
Chi phí khác/sào(như các khoản lao động, thuê lại đất, thủy lợi phí)
2.1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ngô
- Gía trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): Là toàn bộ của
cải, vật chất và dịch vụ hữu ích, trực tiếp do lao động sáng tạo ra trong
một thời kì nhất định và thường là một năm
Trong nông nghiệp GO thương tính theo công thức sau:
GO = Qi*Pi
Trong đó: Qi lượng sản phẩm i được sản xuất ra.
Pi là sản phẩm loại i.
- Chi phí trung gian trên một đơn vị diên tích (IC). Bao gồm những
khoản chi phí vật chất và dịch vụ thuê hoặc mua ngoài được sự
dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Gía trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích (VA) là kết quả cuối
cùng thu được sau khi trừ chi phí trung gian hoặc một hoạt động
sản xuất nào đó.
VA = GO - IC
Ngoài ra còn sự dụng một số chỉ tiêu khác như tổng chi phi bình
quân trên sào (TC/sào) và lợi nhuận bình quan trên sào (Pr/sào).
Trong đó:
TC = IC + lao động gia đình quy ra tiền + khấu hao.
Pr = GO –TC [4]
2.1.4.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ngô
- Hiệu quả chi phí trung gian tính theo gia trị gia tăng(VA/IC).
Được tính bằng phần giá trị gia tăng bình quân trên một đợn vị chi
phí trung gian bỏ ra. Đây là một chỉ tiêu quân trọng để đánh giá
hiệu quả kinh tế
12
- Hiệu suất lợi nhuận /chi phí (Pr/IC). Đối với chỉ tiêu này việc xác
định lợi nhuận là khó khăn do hầu hết các hộ sản xuất đều sự dụng
lao động gia đình, chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ ra
tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Khái quát tình hình sản xuất ngô ở nước ta
Trong các loại cây lương thực lấy hạt ở Việt Nam thì lúa và ngô là
hai loại cây lương thực chính, song so với tổng sản lượng của hai loại cây
này thì sản lượng ngô chỉ vào khoảng trên dưới 10%. Sản lượng hai loại
cây này tăng liên tục trong những năm qua Nguyên nhân tăng năng suất
và sản lượng lúa, ngô là do những thay đổi về cơ chế chính sách của
Đảng và nhà nước, kết hợp đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới
vào sản xuất như giống mới, mức độ thâm canh , thuỷ lợi
Bảng 1 Bảng thống kê sản xuất hai loại cây lương thực chính Việt
Nam 1990-2005
Năm
Diện tích
( triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Xuất
khẩu gạo
Tổng
số
Lúa Ngô Lúa Ngô
Tổng
số
Lúa Ngô (Tr.Tấn)
1990 6,476 6,042 0,432 3,18 1,55 19,897 19,225 0,671 1,62
1995 7,324 6,765 0,557 3,68 2,11 26,143 24,964 1,177 2,04
2000 8,399 7,666 0,730 4,24 2,74 34,539 32,530 2,005 3,50
2003 8,366 7,452 0,913 4,63 3,43 37,707 34,568 3,136 3,92
2004 8,435 7,444 0,990 4,86 3,48 39,611 36,158 3,453 4,00
2005 8,435 7,430 1,005 4,82 3,74 39,560 35,800 3,760 5,16
Niên giám thống kê 2004
2.2.2 Tình hình sản xuất ngô lai tại xã Hữu Kiệm trong những năm
gần đây.
Ngô là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho những người nông dân
trên địa bàn, là loại cây trồng thích hợp với điều kiện sản xuât.
13
Bảng 2 Tình hình sản xuất ngô tại xã Hữu Kiệm
Năm 2008 2009 2010
Diện tích (ha) 82 94,6 110
Nguồn: UBND xã Hữu Kiệm năm 2010
Kết quả điều tra cho thấy, thấy diện tích trồng ngô qua các năm có
tăng lên một số diện tích khá lớn và theo dự kiến đến năm 2011 diện tích
trồng ngô lai của xã là 175 ha. Điều đó cho thấy hiệu quả của việc trồng
ngô mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân cũng như góp phần tăng
trưởng kinh tế địa phương.
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Là các hộ nông dân trồng ngô trên địa bàn xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ
Sơn
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các hộ nông dân sản xuất ngô trên địa bàn xã. Đề tài
tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất ngô của các nông hộ trồng ngô
trong các mùa vụ sản xuất 2010.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình sản xuất ngô trên địa bàn xã Hữu Kiệm
+ Số lượng giống và khối lượng giống được gieo trồng
+ Cơ cấu và thành phần giống
+ Diện tích gieo trồng
+ Trang thiết bị phục vụ sản xuất
+ Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ được sự dụng
- Hiệu quả kinh tế của sản xuất ngô
+ Chi phí sản xuất ngô
+ Giá bán
+ Lợi nhuận sản xuất
- Đề xuất giải pháp phát triển của hoạt động sản xuất ngô
3.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Chọn điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn
là nơi có trồng giống ngô DK 9901
- Chọn mẫu:
15
- Tiêu chí chọn hộ: Chọn những hộ nông dân có trồng giống ngô DK
9901 và hộ có trồng những giống ngô khác trong xã.
- Dung lượng mẫu điều tra: 30 hộ
- Cách chọn mẫu (hộ): Chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách các hộ
trong thôn có trồng ngô trong xã
- Thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp thứ thập từ các tài liệu từ các tài liệu đã công bố:
Như niên giám thống kê của các cấp, các báo cáo tình hình sản xuất đã
được công bốt rong nước, các báo cáo tình hình sản xuất ngô của địa bàn
nghiên cứu như của xã, của hợp tác xã. Ngoài ra còn thu thập từ các báo
cáo khoa học và kết quả nghiên cứu đã công bố trên sách báo tạp chí.
Thu thập số liệu sơ cấp:
Công cụ PRA được sử dụng trong nghiên cứu, cụ thể:
Phương pháp quan sát: phương pháp này giúp người thu thập số
liệu có cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất của địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp thảo luận nhóm:
- Số lượng tham gia: 10 người đến từ 10 hộ nông dân trong xã
- Thành phần: là những hộ nông dân có trồng giống ngô lai DK 9901
và những hộ có trồng giống ngô khác trong địa bàn.
- Nội dung chính của cuộc thảo luận so sánh và đánh giá năng suất
cũng như hiệu quả kinh tế của giống ngô lai DK 9901 với những giống
ngô khác có trồng tại địa phương.
Cuộc thảo luận nhóm nhằm thúc đẩy người dân tự xác định những
vấn đề khó khăn cũng như mặt thuận lợi trong sản xuất ngô. Đồng thời đề
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của sản suất ngô
16
Phỏng vấn hộ: tiến hành phỏng vấn 30 hộ bằng bảng hỏi đã được
xây dựng sẵn.
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra được mã hóa và xử lý bằng phần mềm Excel
17
PHẦN 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lí
Hữu Kiệm thuộc vùng núi trung du của huyện Kì Sơn, có đường
quốc lộ 7A chạy qua nằm ở phía đông nam của huyện, là vị trí nút đường
quan trọng nối liền các xã với trung tâm thị trấn mường xén
Phía tây bắc giáp thị trấn Mường Xén, đông bắc xã Hữu Lập, đông
nam giáp xã Chiêu Lưu, phía tây giáp xã Tây Sơn, phía tây nam giáp với
Na Ngoi, phía đông nam giáp với xã Nậm Càn [5]
4.1.1.2 Địa hình:
Địa hình của toàn xã là đồi núi, vùng đồi núi cao và ở giữa là
những thung lũng có thể trồng ngô và sản xuất lúa nước. và với địa hình
đất đai chủ yếu là đồi núi đất đá vôi, địa hình dốc nên rất phù hợp trồng
các loại cây chịu hạn như ngô.
4.1.1.3 Khí hậu
Hữu kiệm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt,
mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, mùa hạ chịu ảnh hưởng
của gió tây nam khô nóng do đó thường thiếu nước cho sản xuất trong
mùa hạ.
4.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của xã Hữu Kiệm
Trong công tác xây dựng đổi mới và phát triển kinh tế, sức lao
động và phát triển dân số đóng vai trò rất lớn vào sự phát triển kinh tế của
cả cộng đồng xã hội, để biết được sự biến động của vấn đề dân số tác
18
động như thế nào là kinh tế xã hội của xã đang tiến hành điều tra tình
hình dân số của xã.
Bảng 3: Tình hình dân số của xã Hữu Kiệm
Chỉ tiêu Đvt Số lượng %
Tổng nhân khẩu Khẩu 4165 100,0
Tổng số hộ
Hộ nghèo
Hộ khá, trung bình
Hộ
Hộ
Hộ
933
250
683
100,0
26,80
73,20
Tổng số lao động
Lao động nam
Lao động nữ
Lao động
Lao động
Lao động
2650
1425
1225
100,0
53,77
46,23
UBND xã Hữu Kiệm 2010
Hữu Kiệm với tổng số nhân khẩu là 4165 người với hộ dân 933
trong đó có hộ trung bình và khá, chiếm 73,2 trong tổng số hộ trên địa
bàn xã. Trong những năm vừa qua với việc thực hiện tốt công tác xóa đói
giảm nghèo và cho đến nay, theo điều tra thì số hộ nghèo hiện nay chỉ
còn 250 hộ chiếm tỉ lệ. 26,8 đây là một tín hiệu đáng mừng trong công tác
xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Theo thống kê trên địa bàn toàn xã số người trong độ tuổi lao động
là 2650, trong đó số lao động nam là người chiếm 53,77 , số lao động nữ
là 1225 chiếm 46,23 với nguồn lao động tương đối dồi dào như vậy đây
là một động lực tốt góp phần phát triển kinh tế địa phương. Mặt khác để
tạo công ăn việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động cũng như sự
quan tâm của chính quyền địa phương
19
4.1.2.1 Tình hình sử dụng đất:
Đất đai là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong quá
trình sản xuất của con người, là nơi sinh sống và sinh hoạt của các
hộ gia đình, cơ quan, tổ chức. Cùng với quá trình biến chuyển của
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa thì đất đai trong cả nước nói
chung cũng như đất đai trên địa bàn xã hữu kiệm nói riêng đều có
hướng biến động
Bảng 4: Tình hình đất đai của xã hữu kiệm trong năm 2010
Chỉ tiêu Diện tích (ha) %
Diện tích đất tự nhiên 7516,45 100,0
I. Đất nông nghiệp 5416,35 72,06
1. Đất trồng cây hàng năm 472 8,71
1.1 Đất trồng cây lúa 197 41,74
1.2 Đất trồng cây ngô 110 23,30
1.3 Cây khác 165 34,96
2. Đất nuôi trồng thủy sản 125 2,31
3. Đất lâm nghiệp 4819,35 88,98
II. Đất khác 2100,1 27,94
Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hữu Kiệm, năm 2010
Với tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn xã là 7516,45 ha, trong đó
đất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn là 5416,35 chiếm tỷ lệ 72,06 % trong
tổng diện tích đất tự . Đất nông nghiệp của Hữu Kiệm được sự dụng chủ
yếu cho việc trồng cây hàng năm, trồng cây lâm nghiệp, số ít còn lại phục
vụ nuôi trồng thủy sản.
Trong cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm thì diện tích trồng ngô
lên đến 110 ha chiếm 23,30% trong diện tích đất trồng cây hàng năm trên
địa bàn. Trong những năm gần đây diện tích trồng ngô trên địa bàn xã
tiếp tục tăng. Theo chúng tôi cuối năm 2010 diện tích đất trồng ngô trên
địa bàn toàn xã lên tới 175 ha chiếm 37,08 % trong tổng tổng diện tích
đất trồng cây hàng năm. Việc diện tích trồng ngô những năm qua tiếp tục
tăng lên thể hiện sự quan tâm của người dân đối với nghề trồng ngô cũng
20
như hiệu quả kinh tế mà nó đem lại cho người dân nơi đây góp phần nâng
cao đời sống của họ, còn lại sự dụng cho các loại khác 165 ha chiếm
34,96 %
Qua quá trình tìm hiệu tình hình sự dụng đất đai của xã ta đã thấy
xã đã có kế hoạch sự dụng đất đai hợp lí đúng mục đích góp phần phát
triển kinh tế địa phương.
4.1.3 Tình hình trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp
Cơ giới hóa là một vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
nông thôn, nó phản ánh trình độ thâm canh cũng như đời sống của người
dân, máy móc đầy đủ sẽ thay thế cho lao động thủ công đáp ứng tính cấp
thiết của thời vụ, đồng thời là một trong những yếu tố làm tăng năng suất
cây trồng. Việc trang bị tốt trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp sẽ góp phần đáng kể giải phóng sức lao động chân tay, giúp người
dân có thêm sức lực và thời gian tham gia vào các nghành nghề khác để
tăng thêm thu nhập cho gia đình., nâng cao mức sống. đồng thời góp phần
lớn vào việc phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên trang thiết bị phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp phần còn thiếu và chất lượng còn thấp chưa
đáp ứng đầy đủ được hết nhu cầu của việc sản xuất, để thấy rõ điều trên
thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5 Trang thiết bị, vật chất , kĩ thuật phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp của xã trong năm 2010
Chỉ tiêu Số lượng(chiếc)
1. Máy cày 4
2. Máy tuốt lúa 3
3. Máy gặt 2
4. Máy xát gạo 3
5. Máy bơm nước 5
Nguồn: điều tra thực tế năm 2011
Kết quả điều tra cho thấy, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất
nông nghiệp còn thiếu thốn các loại trang thiết bị máy móc, nên năng
21
xuất cây trồng còn nhiều hạn chế, còn chưa cao so với tiềm năng của địa
phương: chủ yếu là máy tuốt lúa, máy cày và máy bơm nước, nên địa
phương cần bổ sung thêm nhiều trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản
xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân
4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Hữu Kiệm
Trong năm qua tình hình sản xuất nông nghiệp của xã thu được
một số kết quả sau:
4.2.1 Trồng trọt
Được sự quan tâm của đảng và nhà nước xã triển khai các chương
trình dự án và sự nỗ lực của bà con nhân dân vươn lên làm giàu chính
đáng đã có kết quả nhất định, tuy nhiên trong năm qua với sự biến đổi của
thời tiết khí hậu, hạn hán kéo dài nên trồng trọt của địa phương gặp nhiều
khó khăn, và có nhiều biến động thể hiện cụ thể:
- Tăng diện tích lúa nước từ 43 ha lên 47 ha ( 2 vụ /năm), năng suất
đạt 3 tấn/ha, tổng sản lượng ước tính 282 tấn
- Lúa rẫy 150 ha năng suất bình quân 8 tạ/ha tổng sản lượng 120 tấn
theo chỉ tiêu đạt ra 2010 sản lượng lúa là 959 tấn, như vậy không đạt chỉ
tiêu.
- Tổng diện tích ngô là 110 ha năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha ước
tính sản lượng 172 tấn giảm so với năm 2009 cả diện tích và năng suất
- Ngoài ra số giống người dân tự cấp còn được trung tâm khuyến
nông ưu tiên cấp cho giống lúa lai 1504 kg, giống ngô lai 5340 kg, giống
ngô cải là 21 kg, thuốc bảo vệ thực vật 600 lọ. nhìn chung sản lượng nông
nghiệp 2010 không đạt chỉ tiêu đạt ra.
Nguyên nhân là do hạn hán kéo dài thiếu nước tưới, sâu bệnh, ứng
dụng khoa học kĩ thuật chưa đúng quy trình, người dân chưa có biện pháp
luân canh tăng vụ cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lí.
22
4.2.2 Chăn nuôi
- Tổng số đàn gia súc:
+ Đàn Bò 1820 con
+ Đàn Trâu 200 con
+ Đàn Dê 175 con
+ Đàn Lợn 545 con
+ Gia Cầm 51050 con
Nhìn chung tăng số lượng đàn gia súc so với năm 2009 ( 4000 gia
súc, gia cầm lớn nhỏ)
Tuy nhiên trong đó số lượng gia súc tăng do được nhà nước hỗ trợ
cấp phát cho hộ nghèo. Chương trình 135 hỗ trợ 20 con bò, 40 con lợn,
40 hộ nhận vịt.
4.2.3 Lâm nghiệp
Toàn xã quản lí hơn 6000 ha rừng đầu nguồn, năm 2010 thực hiện
dự án 147 và đề án 100 toàn xã trồng được 187,7 ha
Nhiều hộ dân nhờ chính sách giao đất giao rừng của nhà nước mà
từ đó thu nhập trong gia đình tăng đáng kể góp phần tăng đáng kể mà lại
giúp công tác bảo vệ rừng một chính chính của nhà nước đi sâu vào từng
hộ dân trong xã.
4.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ trồng ngô
4.3.1 Tình hình sự dụng đất đai của các hộ trồng ngô
Đất đai được coi là nguồn tư liệu sản xuất không thể thay thế được
trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai được xem là sản phẩm tự nhiên và
nếu chúng ta biết kết hợp việc sự dụng và tổ chức lao động tốt sẽ mang
lại hiệu quả kinh tế cao, sản xuất của cải vật chất cho con người. Vì vậy
trong sản xuất nông nghiệp cần biết tận dụng khai thác và sự dụng hợp lí,
nâng cao hệ số sự dụng đất và không ngừng đầu tư thâm canh.
23
Để thấy được tình hình sự dụng đất nông nghiệp của các nhóm hộ
gia đình trồng ngô trong xã, ta tìm hiểu thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Tình hình sự dụng đất nông nghiệp của xã Hữu Kiệm
Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá Bình quân
chung
Diện
tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện
tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện
tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện
tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện tích
đất nông
nghiệp/ hộ
57,54 100,0 109,86 100,0 167,1 100,0 102,42 100,0
- đất trồng
Lúa
32,5 56,48 57,4 52,25 107,1 64,10 56,6 55,27
- Đất trồng
Sắn
10,5 18,25 18 16,38 23 13,76 17,16 16,75
- Đất trồng
Ngô
14,54 25,27 34,46 31,37 37 22,14 28,66 27,98
Nguồn: UBND xã Hữu Kiệm
Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ được
tổng hợp kết quả ở bảng 6 cho thấy:
Diện tích trồng trọt bình quân cho các nhóm hộ điều tra là 124,16
ha/hộ. Trong đó nhóm hộ nghèo là thấp nhất chỉ có 57,54 ha/hộ, nhóm hộ
khá là 167,1 rồi đến hộ trung bình là 109,86 ha/hộ. Nhóm hộ nghèo là
nhóm có diện tích đất nông nghiệp ít nhất. như vậy nó ảnh hưởng đến
khả năng mở rộng diện tích, cũng như tăng sản lượng của nhóm hộ này.
Về diện tích trồng lúa cho thấy rằng, nhóm hộ nghèo là nhóm hộ có
diện tích trồng lúa thấp nhất chỉ có 32,5 ha/hộ, trong khi đó nhóm hộ
trung bình có diện tích trồng lúa là 57,4 ha/hộ, còn hộ khá là 107,1 ha/hộ.
Qua đó cho thấy diện tích trồng lúa giữa hộ nghèo với hộ trung bình và
khá là rất lớn.
24
Nếu ta đem so sánh diện tích trồng ngô DK so với diện tích trồng
lúa, ta 9901 thấy diện tích trồng lúa cao hơn rất nhiều so với diên tích
trồng ngô bình quân diện tích trồng lúa của các nhóm hộ là 56,6 ha/hộ
còn diện tích trồng ngô là 28,66 ha/hộ. việc mở rộng diện tích trồng ngô
của các hộ nông dân còn gặp nhiều hạn chế, so sánh ba nhóm hộ này thì
nhóm hộ nghèo có diện tích trồng ngô là thấp nhất chỉ có 13,54 ha/hộ,
còn hộ trung bình là 34,46 ha/hộ, nhóm hộ khá thì nhiều hơn là 37 ha/hộ.
khả năng mở rộng diện tích trồng ngô của nhóm hộ nghèo, cũng như việc
tăng sản lượng là thấp nhất. Còn diện tích trồng sắn là thấp nhất trong các
nhóm hộ bình quân chung cả ba nhóm hộ là 17,16 ha/hộ chiếm 16,75%
Qua phân tích tình hình đất đai của nông hộ ta thấy rằng, hầu hết
các nhóm hộ ở đây có diện tích trồng lúa là cao nhất chiếm 55,27% trong
tổng cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp. trong khi đó diện tích trồng ngô
DK 9901 bình quân là 27,98%, trong tổng cơ cấu đất sản xuất nông
nghiệp, đất trồng Sắn thấp nhất chỉ có 17,16 chiếm 16,75% trong tổng cơ
cấu đất sản xuât nông nghiệp. với điều kiện đất đai và thổ nhưỡng, khí
hậu của địa phương thì sắp tới diện tích ngô sẽ được mở rộng thêm.
4.3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ trồng ngô giống
DK 9901.
Lao động được xem là một trong những yếu tố đầu vào cực kì quan
trọng trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong sản xuất nông nghiệp
nói riêng. Lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm phục vụ trực tiếp cho con
người, tuy nhiên chất lượng lao động còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh
nghiệm, trình độ và sự hiểu biết của người lao động. vì vậy để đánh giá
tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ trồng ngô chúng tôi phân
tích bảng sau:
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động các hộ trồng ngô
Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá
25