Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

tìm hiểu vai trò của cây cao su thuộc chương trình đa dạng hoá nông nghiệp đối với kinh tế hộ ở xã hương phú, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.49 KB, 51 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Cây cao su (Hevea brasiliensis) là cây công nghiệp dài ngày với những
đặc điểm nổi bật so với các loại cây trồng khác. Đây là loại cây trồng cho
khai thác lâu nhất, chỉ trồng một lần để sau 6-7 năm có thể cho thu hoạch
đến 25 năm. Cao su trồng ở những vùng sinh thái có điều kiện tự nhiên thích
hợp có thể cho thu hoạch đều đặn hàng năm suốt chu kỳ khai thác. Theo ước
tính của các nhà khoa học năng suất mủ khô của cây cao su khoảng từ 1,4
đến 1,8 tấn/ha cho lãi suất 2,3 đến 2,5 triệu/tấn. Hiện nay với những tiến bộ
kỹ thuật về công nghệ chế biến gỗ, vườn cao su sau khi được thanh lý thân
cây cao su được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất đồ mộc, đồ gia dụng có
giá trị cao. Tính bình qn một ha cao su có thể cho 100-300 m 3 gỗ, theo thời
giá thị trường hiện tại tương đương với 50-55 triệu đồng. Cây cao su là một
cây trồng nhiệt đới, có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon ở Brazil và các
vùng lân cận. Tính đến nay, vừa trịn 110 năm cây cao su được du nhập vào
Việt Nam (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907).
Diện tích trồng cây cao su đã tăng rất nhanh, từ 7.077 ha tập trung tại các
tỉnh Đông Nam Bộ vào năm 1920; đã tăng lên đến xấp xỉ 500 nghìn ha trên
cả nước, cho tổng sản lượng mủ khai thác đạt 600 nghìn tấn, cây cao su đã
phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành 1 trong 7 mặt hàng đạt kim ngạch
xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, đồng thời đưa Việt Nam lên vị trí thứ 4 về xuất
khẩu và thứ 5 về sản lượng cao su trên thế giới.[14]
Cao su là cây khơng tưới, hồn tồn dựa vào nguồn nước tự nhiên do
vậy không cạnh tranh với các loại cây trồng khác và tránh được sự khủng
hoảng do khai thác nguồn nước mặt và nước ngầm quá mức. Tại những nơi
địa có hình cao, mực nước ngầm thấp khơng thích hợp với các cây dài ngày
khác thì cao su vẫn chịu đựng được và phát triển bình thường. Cây cao su là
một cây rừng, có bộ tán rộng nên có tác dụng che phủ đất tốt, trong giai đoạn
kiến thiết có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày khác nhằm tăng thêm thu
nhập. Ngoài ra cây cao su cịn có khả năng cải tạo mơi trường như: Phủ xanh



1


đất trống đồi núi trọc, điều hịa khí hậu và cải thiện nguồn sinh thủy trên đất
dốc. Đặc biệt nếu trồng cao su ở những vùng đầu nguồn có thể tạo nên hai
tác dụng vừa là rừng kinh tế vừa là rừng phịng hộ
Với những ưu thế đó, cây cao su có thể thích hợp với phương thức trồng
chun canh lớn tập trung cũng như trồng với quy mô nhỏ hộ gia đình. Với
quỹ đất cũng như năng lực kinh tế có hạn, các hộ gia đình có thể xem cây
cao su như là cây trồng để xóa đói giảm nghèo vì nó tạo nguồn thu nhập dài
hạn và ổn định. Hơn nữa có thể trồng xen các loại cây trồng khác trong vườn
cao su để lấy ngắn nuôi dài tạo thêm thu nhập. Như vậy, trồng cao su được
coi là một giải pháp phát triển bền vững cả về kinh tế xã hội và môi trường.
Việc nghiên cứu để mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng cũng như
năng suất của cây cao su trong những năm tới là vấn đề cấp thiết của cả nước
nói chung và của ngành cao su nói riêng. Tuy nhiên, phương thức sản xuất
cao su tiểu điền với diện tích nhỏ, trình độ và năng lực kinh tế của các hộ gia
đình có hạn đã đặt ra hàng loạt các vấn đề khó khăn từ khâu trồng, chăm sóc
cho đến khai thác và những vấn đề liên quan đến thị trường đầu ra cho các
sản phẩm từ cao su.
Trong những năm qua, dự án đa dạng hố nơng nghiệp và chương trình
327 đã hỗ trợ bà con nông dân các địa phương trong tỉnh Thừa Thiên-Huế đã
trồng được hơn 7.500 ha cao su. Cao su được xem như là cây trồng xố đói
giảm nghèo cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa tại các huyện Nam
Đông, Phong Điền, Hương Trà... Năm 2008, tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa từ
1.200 ha đến 1.300 ha cây cao su vào khai thác mủ, dự tính sản lượng mủ
khô đạt 1.500 tấn, thu 45 tỷ đồng/năm. Trong khi đó sản lượng khai thác
được trong năm 2007 vừa qua là 1.000 tấn mủ khô. Huyện miền núi Nam
Đông đã trồng được hơn 3.000 ha cây cao su, trong đó có khoảng 800 ha cây

trồng đã cho mủ. Xã Hương Sơn có 214 hộ với 100% đồng bào dân tộc Katu,
đã trồng được 261 ha, trong đó diện tích khai thác khoảng 100 ha. Nhiều hộ
trồng cao su cho thu nhập cao, đặc biệt có hộ thu từ 20 đến 30 triệu
đồng/năm. Nhờ cây cao su, hiện ở Nam Đông số hộ có đời sống khá trở lên
chiếm 28%, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 11,4%.

2


Xã Hương Phú hiện có 428 hộ đã trồng được 703 ha cao su, trong đó đã
có hơn 200 ha trong thời kỳ khai thác, mỗi năm thu được từ 150 đến 200 tấn
mủ tươi, doanh thu từ 600 đến 800 triệu đồng. Nhờ việc trồng cao su mà
trong nhiều năm qua người dân xã Hương Phú đã có thêm nguồn thu nhập,
cuộc sống đã dần đi vào ổn định. Chính vì thế trong đợt thực tập tốt nghiệp
lần này, tơi đã chọn việc " Tìm hiểu vai trị của cây cao su thuộc chương
trình đa dạng hố nơng nghiệp đối với kinh tế hộ ở xã Hương Phú,
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa thiên Huế" làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu chung : Tìm hiểu vai trị của cây cao su ở xã Hương Phú
thuộc chương trình đa dạng hóa nơng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
nơng hộ. Qua đó xem xét lợi ích so sánh giữa phát triển cây cao su với các
loại cây trồng khác và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả của cây cao su đối với kinh tế nông hộ.
- Mục tiêu cụ thể :
+ Tìm hiểu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây cao su thuộc chương trình đa dạng hóa nơng nghiệp ở xã Hương Phú.
+ Đánh giá hiệu quả thực tế mà cây cao su mang lại cho kinh tế nông
hộ, những vấn đề cịn tồn tại khi thực hiện nhân rộng mơ hình trồng cao su ở
xã Hương Phú.
+ Nêu lên các giải pháp nhằm phát triển quy mô cũng như sản lượng

cao su để từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và cải thiện môi trường
sống cho người dân.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1.1. Cơ sở lý luận
Thu nhập của một nông hộ là kết quả của việc sản xuất kinh doanh nông
nghiệp và các hoạt động phi nơng nghiệp khác. Việc sản xuất nơng nghiệp
nói chung, sản xuất cao su nói riêng chịu sự tác động qua lại của các yếu tố
như: Tự nhiên (đất đai và khí hậu…), yếu tố kinh tế xã hội (nhân, vật lực,
chính sách…), yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…),
yếu tố đầu ra (công nghệ bảo quản chế biến, thị trường tiêu thụ…). Ngoài ra,
các hộ gia đình ngồi trồng cao su cịn có các hoạt động trồng trọt chăn ni
tạo thu nhập khác. Chính vì thế, để đánh giá vai trị của cây cao su đối với
đời sống kinh tế xã hội và môi trường ở một địa phương cụ thể nhất thiết
phải nghiên cứu đến các yếu tố trên.
Khi nghiên cứu về vai trị kinh tế xã hội và mơi trường của một loại cây
trồng cụ thể cần phải dựa vào những hiểu biết về tình hình sản xuất kinh
doanh của cây trồng đó nhằm xác định được ưu nhược điểm trong hiện tại và
tiềm năng, rủi ro trong tương lai để rút ra những lợi ích so sánh của cây trồng
đó với các loại cây trồng khác.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cây cao su đang có lợi thế phát triển trên vùng gị đồi ở Thừa ThiênHuế, nhất là tại huyện Nam Đông. Huyện Nam Đơng hiện có các xã Hương
Sơn và Hương Phú đã xin thơi hưởng chương trình 135, thốt nghèo nhờ
phát triển cây cao su. Nhiều hộ vay tiền trồng cao su, sau khi cao su cho thu
hoạch đã trả hết nợ cho Nhà nước.

Xã Hương Phú với lợi thế có quỹ đất trồng trọt cao, lao động tương đối
dồi dào nhưng kèm theo đó là điều kiện tự nhiên ở đây cịn khá khắc nghiệt,
trình độ thâm canh cịn thấp, đồng thời việc tận dụng tối đa nguồn lực trong
vùng còn gặp nhiều hạn chế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được ứng

4


dụng vào sản xuất kịp thời nên hiệu quả đem lại từ cây trồng này chưa thực
sự xứng với tiềm năng của nó.
2.2. Vai trị kinh tế của cây cao su đối với nơng hộ
2.2.1. Vai trị trực tiếp
Cây cao su hiện nay được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới là
nhờ vào sản phẩm đặc biệt của nó, đó là mủ cao su. Mủ cao su là nguyên liệu
cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay do nó có những đặc tính hơn
hẳn cao su nhân tạo về độ đàn hồi, chống lạnh, dễ sơ luyện....Bên cạnh mủ,
cây cao su còn cho các sản phẩm khác không kém phần quan trọng như: gỗ,
dầu hạt ...
Gỗ cao su hiện nay là nguồn thu đáng kể, vườn cao su già sau 25-30
năm cho mủ sẽ được cưa đốn lấy gỗ, bình qn ước tính cho 50-55 triệu
đồng/ha. Gỗ cao su dùng để làm đồ nội thất, ván sàn, làm đồ chơi trẻ
em...Mạt cưa có thể dùng làm giá thể trồng nấm rất tốt.
Dầu hạt cao su ở giai đoạn kinh doanh, mỗi năm cho khoảng 200-300
kg hạt/ha, hàm lượng dầu khoảng 15-20 %, đầu được sử dụng làm xà phịng,
cơng nghệ sơn...
2.2.2. Vai trị gián tiếp
Ngồi các sản phẩm thu được trực tiếp như trên, chúng ta còn có thể thu
được nguồn lợi từ các loại cây trồng xen giữa các hàng cao su trong thời kỳ
kiến thiết cơ bản như các loại cây hoa màu (đậu, lạc, dưa hấu...) cây lương
thực, cỏ chăn ni và có thể nuôi ong lấy mật từ hoa, cuống lá cao su non ...

Đối với vườn cao su trong thời kỳ KTCB, trong 2- 3 năm đầu tiên sau
khi trồng do tán cây còn nhỏ và khoảng trống giữa các hàng cao su tương đối
rộng (6- 7 m) cho nên có thể tận dụng khoảng trống giữa các hàng để trồng
xen các cây lương thực ngắn ngày hoặc trồng các cây thảm mục nhằm tạo
thêm một phần thu nhập cho người trồng, che phủ đất, tiết kiệm chi phí làm
cỏ và cải tạo bồi dưỡng độ phì của đất (đối với các cây họ Đậu). Trong
trường hợp khoảng cách trồng cao su được nới rộng đến 17-20 m (trồng cây

5


hàng kép) có thể các cây dài ngày như cây ăn trái, cà phê...hoặc các cây ngắn
ngày như mía, dứa, dâu tằm... trong suốt cả chu kỳ kinh tế của cây cao su.
2.2.3. Các nghiên cứu về lợi ích kinh tế của trồng xen
Ở nước ta khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng xen
trong vườn cao su thời kì KTCB ở Bình Long, Đồng Nai cho thấy bình quân
thu nhập thêm từ lúa là 157.670 và từ lạc là 654.500 (đ/ha/năm). Mơ hình
trồng xen đu đủ và bí ngơ trong vườn cao su thời kì KTCB tại Bà Rịa Vũng
Tàu cho thấy trung bình mỗi năm cho lãi: 2.86.700 đồng/ha/năm.
Tại An Lộc, mơ hình trồng xen cà phê Robusta trong vườn cao su (cà
phê và cao su cùng trồng năm 1986) cho lợi nhuận 4.495.000 đ/ha/năm (tính
trung bình của 6 năm từ 1989-1994 đối với 1 ha cà phê).
Mơ hình trồng xen 4 hàng cà phê giữa 2 hàng kép cao su ở nông trường
Cưkpo đem lại lợi nhuận cao gấp 3,1 lần so với trồng cao su thuần. Khi đánh
giá hiệu quả kinh tế qua 13 năm sản xuất (1985- 1995) của mơ hình trồng
xen này cho thấy rằng chênh lệch lãi giữa trồng xen và cao su thuần là
khoảng 54.055 đồng, trong đó lãi bình qn do trồng xen 4.158.000
đ/ha/năm.
Những mơ hình trồng xen cây lương thực ngắn ngày (đậu, lúa, bắp, bầu
bí, khoai, mì) trong vườn cao su tiểu điền trong thời gian KTCB theo chương

trình 327 tại Thừa Thiên- Huế tỏ ra có hiệu quả kinh tế cao. Tính cả một
nhiệm kỳ kinh tế 25 năm của cây cao su thì chỉ số B/C (lợi nhuận/ giá thành)
khoảng 1,24; giá trị hiện tại thuần (NPV) khoảng 13.821.114 đ/ha. Bình
quân thu nhập thêm từ xen canh nuôi trồng trên 1 ha Cao su KTCB đạt
khoảng 1.500.000 đ/ha/năm [2].
Điều tra trên các mô hình xen canh trong vườn cao su tiểu điền tại
Malaysia cho thấy việc trồng xen chuối và dứa không đem lại hiệu quả kinh
tế. Mơ hình trồng xen mía- cao su có hiệu quả nhất, thu nhập gấp 2-8 lần chi
phí bỏ ra. Lợi nhuận từ mía: 4.995.297 đồng/ha/năm.
Ở Indonesia, những thí nghiệm về ảnh hưởng của cây trồng xen lên
sinh trưởng của cao su trong điều kiện có kiểm soát đã được bắt đầu từ năm

6


1993. Kết quả cho thấy rằng, việc chọn loại cây trồng xen có ảnh hưởng đền
sinh trưởng của cây cao su do vấn đề cạnh tranh về nước và dinh dưỡng. Để
tránh làm giảm sinh trưởng của cao su do sự cạnh tranh của cây trồng xen thì
thời gian trồng xen thích hợp là khi cây cao su được hai năm tuổi và trồng
xen các loại cây hàng năm có thời gian sinh trưởng ngắn.
Trên mơ hình trồng xen tối ưu tại Indonesia được thiết lập cho diện tích
1,4 ha cao su PR261 xen với 0,5 ha cây lương thực và 3 đầu gia súc. Lợi
nhuận ước tính cho mơ hình này là trên 1.500 USD/năm tức là khoảng
22.900.000 đồng/năm.
Ở Sri Lanka, hiện nay có khoảng 50% diện tích cao su tiểu điền thực
hiện việc trồng xen canh trong thời kỳ cao su KTCB. Nghiên cứu về ảnh
hưởng của mật độ chuối trồng xen đến phát triển của cây cao su thời kỳ
KTCB cũng như đến năng suất mủ thời kỳ khai thác đã được thực hiện tại
Sri Lanka bắt đầu từ năm 1993. Bốn nghiệm thức so sánh là cao su độc canh
(R); 1 hàng chuối + 1 hàng cao su (BR); 2 và 3 hàng chuối + 1 hàng cao su

(BBR và BBBR). Kết quả cho thấy việc trồng xen chuối làm giảm thời gian
KTCB của cao su 6 tháng và khơng có sự khác biệt về sinh trưởng, năng suất
của cao su giữa các nghiệm thức. Tính bình quân năng suất mủ cao su ở
nghiệm thức trồng xen mật độ cao thì cao hơn do số cây có thể khai thác sớm
nhiều hơn. [6]
Tóm lại: Bình qn thu nhập thêm từ xen canh, nuôi trồng trên 1 ha
cao su kiến thiết cơ bản đạt khoảng 1.500.000đ/ha/năm. Ngoài ra, còn đem
lại nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Đây cũng là một
trong những vấn đề cần nghiên cứu về những giải pháp phát triển bền vững
cho cây cao su thiên nhiên, đặc biệt là cao su tiểu điền.
Bên cạnh đó, cây cao su cịn có tác dụng bảo vệ mơi trường sinh thái
bền vững (phủ xanh đất trống,đồi núi trọc, chống xói mịn...), cải thiện điều
kiện kinh tế - xã hội (tạo công ăn việc làm, phân bổ dân cư hợp lí...) đặc biệt
là vùng trung du miền núi; đảm bảo ổn định an ninh quốc phòng tại các vùng
biên giới…

7


2.3. Tình hình phát triển cao su
2.2.1. Thế giới
Hiện nay do nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới tăng nhanh theo nhu cầu
phát triển các ngành công nghiệp (gần 20 triệu tấn/năm), bao gồm cả cao su
tự nhiên (CSTN) có đặc tính đàn hồi, dẻo dai và cao su tổng hợp (CSTH) có
đặc tính cứng và chống mài mịn cao, trong đó cao su tổng hợp chiếm một tỷ
lệ tương đối lớn khoảng 60%, được sản xuất từ nguồn ngun liệu chính là
dầu mỏ. Vì vậy, những biến động của giá dầu thế giới đã tác động không nhỏ
đến nhu cầu tiêu thụ CSTN của thế giới.
Mặc dù cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng các quốc gia ở Châu Á
mới là các quốc gia sản xuất chính ngành hàng này. Trong đó Malaysia, Thái

Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là các nước sản xuất chính,
các nước xuất khẩu chính là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam
(bảng 1,2). Thái Lan là quốc gia đứng đầu trên thế giới về diện tích, năng
suất và sản lượng cao su. Đứng vị trí thư hai và thứ ba là Malaysia và
Indonesia. Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về nguồn cung cấp cao su
thiên nhiên.
Bảng 1: Diện tích trồng cao su của một số quốc gia (nghìn ha)
Năm
Nước
2000

2001

2002

2003

2004

2005

Malaysia

1431

1389

1348

1315


1275

1237

Indonesia

549

507

493

518

514

512.4

Thái Lan

1988

1988

2004

2019

Ấn Độ


563

Việt Nam

412

2133
594

415.8

428.8

440.8

454.1

480.2

[Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, 2006]

8


Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cao su thế giới
bình qn khoảng 4,5%, trong đó CSTN tăng 5,2%, cịn CSTH tăng 3,9%.
Có thể nói, do giá dầu biến động mạnh đã phần nào lý giải cho việc tăng
trưởng chậm của CSTH.
Những nước sản xuất CSTN dẫn đầu là Thái Lan, Indonesia, Malaysia,

Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Côdivoa chiếm hơn 90% sản lượng CSTN
của thế giới. Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc chủ yếu tiêu thụ nội địa, còn
các nước khác xuất khẩu vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Việt Nam là nước thứ 6 về sản
xuất nhưng đứng thứ 4 về xuất khẩu.
Bảng 2: Năng suất cao su thiên nhiên của một số nước (kg/ha)
Năm
Nước
2000

2001

2002

2003

Thái Lan

1563

1681

1694

706

1299

1217

1363


Indonesia

743,5

Malaysia

569,6

Thế giới

2005

1788

Việt Nam

2004

910,3

1310

1414

[Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, 2006]
Tuy nhiên, thiên tai xảy ra trong những năm gần đây như: sóng thần,
hạn hán kéo dài đã làm giảm nguồn cung CSTN của các nước Đông Nam Á,
nơi chiếm hơn 80 % tổng sản lượng CSTN của thế giới, trong đó Thái Lan
và Inđonesia, 2 nước sản xuất CSTN lớn nhất thế giới, bị ảnh hưởng nặng nề

làm giảm đáng kể sản lượng CSTN so với thu hoạch dự kiến.
Bên cạnh đó, giá dầu thơ nguồn ngun liệu chính để sản xuất CSTH
đang tăng mạnh và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt làm tăng chi phí sản xuất
CSTH nên nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng CSTN thay cho

9


CSTH. Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG) đến
năm 2010, tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới có thể đạt 9,6 triệu tấn, cao
hơn 300.000 tấn so với dự báo về năm ngoái. Nếu khơng có sụ thay thế, bổ
sung thì đến năm 2020 tình trạng thiếu hụt sẽ trở nên trầm trọng. [14]
2.2.2. Tình hình sản xuất trong nước
Hiện nay, diện tích cây cao su của Việt Nam đã lên đến hơn 500.000 ha
và sản lượng đạt trung bình 450.000 tấn/năm, trong đó trên 80% sản lượng
dùng để xuất khẩu, lượng cao su xuất khẩu của Tổng Công Ty Cao Su VN
chiếm hơn 70%. Nhưng cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có 63% diện tích
cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng phát triển cịn rất lớn. Nhiều
nhất là ở Đông Nam Bộ 305.400 ha, tiếp theo ở Tây Nguyên 104.400 ha,
duyên hải Nam Trung bộ 35.900 ha và duyên hải Bắc Trung bộ 5.200 ha.
Hai nhóm đất chính được sử dụng để trồng cao su là đất đỏ vàng 373.400 ha,
kế đến là đất xám và bạc màu 77.500 ha. Diện tích gieo trồng cao su trong cả
nước theo thời gian ngày càng tăng, theo đó sản lượng và năng suất cũng
được cải tiến rõ rệt.
Bảng 3: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su trong nước giai đoạn
2000 – 2005
Năm

Diện tích
(1000 ha)


Sản lượng
(1000 tấn)

Năng suất (100
kg/ha/năm)

2000

412

290.8

7.06

2001

454.1

400.1

12.99

2002

428.8

296.7

12.17


2003

440.8

363.5

13.63

2004

454.1

400.1

13.10

2005

480.2

468.6

14.14

[Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, 2006]

10



Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng khai thác CSTN
nhiều nhất thế giới, nên diễn biến tích cực của ngành CSTN thế giới thời
gian qua đã tác động tăng trưởng ngành Cao su Việt Nam. Tuy nhiên,
khoảng cách về sản lượng khai thác hàng năm của Việt Nam so với các nước
khác như Thái Lan (gần 3 triệu tấn), Indonesia (2 triệu tấn) và Malaysia (trên
1 triệu tấn).... là rất lớn nên Việt Nam hầu như không chủ động được về giá
cũng như cung cầu sản lượng mà hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của thị
trường thế giới.
Theo số liệu cục Thống kê, sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam
năm 2005 đạt 574 ngàn tấn và đạt 474 triệu USD, tăng 16% so với năm 2004
về lượng nhưng về giá trị xuất khẩu tăng hơn 32%. Trung Quốc và Hàn
Quốc là hai thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam chiếm lần lượt là
60% và 6%. Ngồi ra, cịn có những thị trường xuất khẩu tiềm năng khác
như Mỹ, Đức, Nhật Bản...
Tại Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu cao su có tốc độ phát triển mạnh
trong những năm gần đây, Việt Nam đã đứng hàng thứ 4 thế giới về xuất
khẩu cao su, sau Thái lan, Indonesia và Malaysia. Theo Hiệp hội Cao su Việt
Nam, các doanh nghiệp rất cố gắng xuất khẩu cao su năm 2007 mới chạm tới
ngưỡng 760.000 tấn, như vậy con số 780.000 tấn cao su đưa ra để phấn đấu
đã không đạt được.
Hiện nay Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm 64% lượng
xuất khẩu) tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ... Từ
năm 1995, số lượng cao su thiên nhiên Việt Nam xuất khẩu sang Trung
Quốc khá lớn và có sự tăng vọt từ năm 2005 đến nay. Sở dĩ vì nhu cầu cao su
thiên nhiên của Trung Quốc là 1,7 triệu tấn/năm, trong khi sản xuất không
đáp ứng nổi nhu cầu phát triển của ngành cơng nghiệp chế biến.
Tuy nhiên, có một thực tế là xuất khẩu cao su của Việt Nam tập trung
chủ yếu vào các sản phẩm CSTN chưa được xử lý, với gần 60% là CSTN đã
định chuẩn về kỹ thuật và CSTN ở dạng nguyên thủy. Mặc dù được quan

tâm đầu tư trong mấy năm gần đây, nhưng hình thức gia công quy mô sản

11


xuất còn nhỏ, năng suất cũng chưa thực sự đạt được như mong muốn; vì vậy,
những mặt hàng thị trường cần và có giá cao như cao su ly tâm, SVR 10,
20… thì Việt Nam sản xuất ít, trong khi đó các loại SVR 3L giá thấp, thị
trường trên thế giới cần ít, ngồi Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều
nên Việt Nam bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường này. Một điểm yếu nữa của
cao su Việt Nam là hầu như khơng có thương hiệu trên thị trường nên luôn
phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác.
Trong năm vừa qua, Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng
đầu thế giới gồm Thái Lan, Inđônêxia và Malaysia mời gia nhập Consortium
Cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su trên thị trường
thế giới đây là một tín hiệu vui cho các nhà trồng cao su Việt Nam. IRCO
hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới và với sự tham
gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên 80%.
Đồ thị 1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam

[Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2006]
Theo đánh giá của hiệp hội Cao Su Việt Nam (VRA) thì kim ngạch xuất
khẩu cao su Việt Nam trong giai đoạn 2003-2005 tăng trưởng rất cao bình
quân gần 50%, nhưng chủ yếu do giá xuất khẩu tăng đột biến còn về sản

12


lượng xuất khẩu thì tăng khơng đáng kể khoảng 10%. Thị trường xuất khẩu
tập trung vào Trung Quốc chiếm 60%, đây có thể là rủi ro về thị trường mà

các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải thận trọng. Tốt hơn hết, các nhà xuất
khẩu Việt Nam cần phải đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản
phẩm qua đó thâm nhập các thị trường khó tính nhưng nhiều tiềm năng như
thị trường chung Châu Âu (EU), Mỹ nhằm đa dạng hóa thị trường. Cũng
theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, diện tích trồng mới trong năm 2007 khoảng
20.000 ha và diện tích trồng tại Lào từ năm 2005 đến năm 2007 cũng khoảng
20.000 ha. Riêng tại Campuchia, doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu đầu
tư trồng và năm 2007 trồng mới được khoảng 300 ha cao su. Lợi nhuận cao
còn tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp cao su Việt Nam đầu tư để nâng
cao năng suất vườn cây và chất lượng cao su sơ chế, đồng thời cải thiện việc
xử lý môi trường nước thải và nhà máy cao su.
Theo bà Trần Thị Thuý Hoa, Tổng thư ký của hiệp hội cao su Việt
Nam, thì Việt Nam đang tập trung để tăng sản lượng cao su lên gấp 2 lần
(tức 1 triệu tấn) vào năm 2020 bằng việc mở rộng diện tích và nâng cao năng
suất. Năng suất này hy vọng là sẽ tăng từ 1,4 tấn/ha (năm 2006) tới ít nhất là
1,6 tấn/ha. Và cũng theo bà Hoa dự đốn thì diện tích có thể sẽ tăng thêm
500.000 ha nữa. Cùng với sự đầu tư về trang thiết bị, cơng nghệ chế biến thì
sản lượng cao su của Việt Nam sẽ ngày càng tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ cao su trên thế giới và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh. [2]
2.3. Tình hình phát triển cao su tiểu điền
2.3.1 Trên thế giới
Trên thế giới, hình thức sản xuất cao su tùy vào từng quốc gia, có nơi
trồng cao su trên diện tích rộng từ 500-10.000 ha hoặc lớn hơn nữa gọi là cao
su đại điền, có nơi lại trồng diện tích hẹp dưới 10 ha với quy mơ nhỏ gọi là
cao su nông hộ hay gọi là tiểu điền. Trên phạm vi tồn thế giới thì cao su tiểu
điền chiếm 80-90% tổng diện tích cao su; tuy nhiên đa số tiểu điền chỉ sở
hữu khoảng 2 ha hoặc ít hơn và nói chung nguồn thu nhập của họ là tương
đối thấp.

13



Từ năm 1998 đến năm 2006, sản lượng cao su tiểu điền thế giới đã tăng
từ 5.270.000 tấn (chiếm 77,3% tổng sản lượng thế giới) lên 7.314.000 tấn
(chiếm 80,2%) tương ứng với mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn
này là 4,3%/năm. Tổng diện tích cao su thế giới tính đến năm 2004 là
khoảng 9,4 triệu ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm khoảng 80% . Điều này
cho thấy rằng cao su tiểu điền đóng một vai trị rất đặc biệt trong ngành cao
su.
Thái Lan: Cao su tiểu điền của Thái Lan chiếm 90% tổng diện tích với
quy mơ từ 2,4-2,5 ha/hộ. Chính phủ Thái Lan đã có các chính sách hỗ trợ
phát triển cây cao su như:
ORRAF: Văn phịng vốn tái canh cao su (1966) có nhiệm vụ hỗ trợ vốn
cho các chương trình trồng lại và trồng mới cao su.
CRCM: Chợ đấu giá trung tâm (1991) có nhiệm vụ hỗ trợ cho các nông
hộ trong việc chế biến và thương mại hóa sản phẩm.
Ấn Độ: Năm 2005, có đến 800.000 hộ trồng cao su chiếm 84% diện tích
và 82% sản lượng với quy mơ 0,5 ha/hộ. Năng suất bình qn đạt 1.726
kg/ha trên diện tích khai thác là 447.045 ha.
Mallaysia: Trước năm 1990 là nước trồng và sản xuất cao su thiên
nhiên lớn nhất thế giới, đến nay thì vị trí của nước này là thứ 3. Sản lượng
của Malaysia đạt cao nhất là 1.661.000 tấn vào năm 1988. Trong đó cao su
tiểu điền chiếm 80% diện tích và sản lượng. Theo thống kê của ANRPC, từ
năm 1995- 2005 diện tích cao su tiểu điền (cũng như đại điền) của Malaysia
đã bị sụt giảm nghiêm trọng, cụ thể là tiểu điền đã giảm từ 1.433.110 ha
xuống còn 1.178.292 ha, tương ứng với mức giảm sút trung bình là -1,89
%/năm. Tuy nhiên, mức giảm sút này vẫn còn rất thấp so với mức giảm sút
của đại điền trong giai đoạn này là 13,54 %/năm. Nước này đã có nhiều
chính sách hỗ trợ sự phát triển cao su tiểu điền như:
FELDA: Cơ quan phát triển đất (1957).

FELCRA: Cơ quan liên bang củng cố phục hồi đất (1966) nhằm phục
hồi và củng diện tích cao su đã có.

14


RISDA: Cơ quan phát triển cao su tiểu điền (1972).
MARDEC: Công ty phát triển cao su Malaysia (1967)
Indonesia: Vào năm 1990 cao su tiểu điền có khoảng 2.600.000 ha, đạt
887.000 tấn trong khi đó cao su đại điền khoảng 500.000 ha đạt 356.000 tấn.
Diện tích tiếp tục tăng lên cho đến năm 2000 thì bắt đầu có dấu hiệu giảm
sút, từ 2.883.000 ha xuống còn 2.767.000 ha trong năm 2005. Ước tính trung
bình giảm khoảng 23.200 ha/năm trong giai đoạn này Nước này có các tổ
chức hỗ trợ phát triển như: NES/PIR Kế hoạch đại điền hạt nhân (1977)
nhằm hỗ trợ phát triển diện tích canh tác mới của cây cao su.[1]
Qua đó ta thấy, để cao su tiểu điền đạt được mức độ thành cơng cao,
ngồi việc tận dụng các điều kiện thiên nhiên thuận lợi, chính phủ các nước
này đã triển khai các chính sách hỗ trợ nơng hộ có hiệu quả. Quan trọng nhất
là phần tài trợ vốn trồng xong các diện tích cao su mới giao cho dân đồng
thời cấp vốn dưới hình thức cho vay và nông hộ sẽ trả nợ sản phẩm cao su
thu hoạch được, nguồn vốn này chuyển qua các ngân hàng địa phương hoặc
các tổ chức tín dụng dược nhà nước giao nhiệm vụ.
2.3.2 Trong nước
Cao su tư nhân tồn tại dưới hai hình thức là cao su tiểu điền và trung-đại
điền. Cao su tiểu điền (còn gọi là trang trại gia đình) có qui mơ sản xuất nhỏ
1-10 ha/điền chủ. Chủ hộ là người trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh, sản
phẩm chủ yếu là mủ nguyên liệu chưa qua chế biến. Cao su trung và đại điền
có qui mô sản xuất trên mức tiểu điền, quản lý theo hình thức 2 cấp trở lên,
sản phẩm có thể sơ chế ở mức độ thấp (mủ tời xơng khói RSS) để tiêu thụ
trong nước.

Ở nước ta trước 1975, cao su tư nhân chiếm tỷ lệ thấp khoảng 4% tổng
diện tích (4000 ha/102.000 ha). Từ khi có các chính sách đổi mới của Đảng
và Nhà nước về chủ trương giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất, lập
các dự án cấp vốn cây trồng gây rừng, cây công nghiệp phủ xanh đất trống
đồi núi trọc như dự án 327, Dự án đa dạng hố nơng nghiệp...người dân đã
mạnh dạn vay vốn hay tự huy động vốn để trồng cao su.[5]

15


Tính đến 1996, tổng diện tích cao su tiểu điền là 48.000 ha, được phân
bổ như sau:
- Vùng Đông Nam Bộ: 40.232 ha chiếm 14% tổng diện tích và 82,5%
diện tích tiểu điền.
- Vùng Tây nguyên: 4.578 ha chiếm 1,6% tổng diện tích, 9,4% diện
tích tiểu điền
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Trung Bộ: 3.965 ha, chiếm 1,4% tổng
diện tích và 8,1% diện tích tiểu điền.
Đến năm 2004, diện tích cao su tiểu điền có trên 21 tỉnh thành, đạt
khoảng 167.800 ha/454.000 ha chiếm 37% tổng diện tích. Diện tích cao su
tiểu điền nhiều nhất là ở tỉnh Bình Dương (52.000 ha), Bình Phước
(35.200 ha), Tây Ninh (17.300 ha)...Cịn lại có dưới 8000 ha cao su tiểu
điền ở mỗi tỉnh.
Diện tích cao su của cả nước năm 2005 trên 478.600 ha, trong khi đó
cao su tiểu điền có khoảng 194.000 ha, chiếm 40,7% tổng diện tích. Giai
đoạn này cao su tiểu điền phát triển mạnh là nhờ nhiều vào dự án Đa dạng
hóa nơng nghiệp (6.500 ha) ở 9 tỉnh Miền trung và Tây nguyên (3 tỉnh Tây
Nguyên và 6 tỉnh duyên hải miền Trung).
Các tỉnh tham gia triển khai trồng mới cao su tiểu điền thuộc dự án Đa
dạng hóa Nơng nghiệp này có diện tích trồng mới đến năm 2005 như sau:

Quảng Bình: 1.526 ha, Quảng Trị: 2.094 ha, Thừa Thiên-Huế: 4.966 ha,
Quảng Ngãi: 251 ha, Phú Yên: 1.428 ha, Bình Thuận: 1.079 ha, Kon Tum:
3.210 ha, Gia Lai: 2.657 ha, Đắk Lắk: 512 ha và Đắk Nông: 4.721 ha. Tồn
dự án đến 2005 có 15.287 hộ, trong đó hộ dân tộc thiểu số là 5.535 hộ
(36,2%). Diện tích bình qn mỗi hộ là 2,52 ha.[7]
Trong kế hoạch từ nay đến năm 2020, Hiệp hội Cao su Việt Nam sẽ
phát triển thêm 180.000 ha cao su tiểu điền, đưa tổng diện tích cao su tiểu
điền của cả nước lên 350.000 ha (chiếm 50% tổng diện tích cao su của cả
nước) và năng suất trên 1,4 tấn/ha/năm, tăng gần gấp đôi so với hiện nay.

16


Nước ta hiên nay cao su nơng hộ có diện tích nhỏ hơn 3 ha chiếm 55%,
từ 3-10 ha chiếm 35%; có nơng hộ quản lí hàng trăm ha cao su như tại tỉnh
Bình Dương và Bình Phước. Diện tích cao su nông hộ dưới 3 ha tập trung
phổ biến chủ yếu ở vùng Duyên hải miền trung và Bắc trung bộ nơi địa hình
bị cắt xẻ mạnh và điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn.
Kết quả nghiên cứu tại Bình Dương cho thấy cao su tiểu điền có qui mơ
diện tích dưới 4 ha/hộ là phổ biến với 72,5% tổng diện tích cao su tiểu điền.
Số hộ có qui mơ diện tích trên 4 ha chiếm 10% và chiếm 27,5 % trong tổng
diện tích. Đây là khu vực hiện đang có nhiều lợi thế trong quản lý, chăm sóc,
khai thác và hiệu quả sản xuất.[6]
Hiện nay, cao su tiểu điền đang được Nhà nước quan tâm phát triển.
Chính sách giao đất giao rừng, và các chính sách tín dụng, khuyến nông đã
bước đầu tạo điều kiện cho cao su tiểu điền phát triển. Tuy nhiên, cao su tiểu
điền cũng cịn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nhất là vốn đầu tư, giá
các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Nguồn vốn chủ yếu trong các tổ
chức này là nguồn vốn vay từ ngân hàng phát triển nông nghiệp. Lượng vốn
được vay tuỳ thuộc vào qui mơ diện tích. Hiện nay, sản phẩm của các tổ

chức này chủ yếu là mủ thô cung cấp cho các DNNN hoặc tư nhân làm công
tác chế biến, giá cả không ổn định. [5]

17


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình có trồng cao, khơng trồng su
tại xã Hương Phú.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Ở xã Hương Phú hiện tại có 8 thơn trong đó đề tài tập trung nghiên cứu
ở 4 thôn là Đa Phú, Thanh An, Phú Hoà và Ka tư.
Thời gian thực hiện từ tháng 02/01 đến tháng 05 năm 2008.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Những thông tin chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của xã Hương Phú
- Điều kiện tự nhiên
- Kinh tế và xã hội
- Đất đai và tình hình sử dụng đất ở xã Hương Phú
3.3.2 Thực trạng trồng cao su ở xã Hương Phú
3.3.2.1 Quy mô trồng cao su ở xã Hương Phú
- Số lượng hộ tham gia trồng cao su
- Năng suất, sản lượng mủ cao su trên địa bàn toàn xã
- Các loại giống cao su hiện tại đang trồng ở xã hiện nay
- Đầu vào cho việc trồng cao su hiện nay: Giống, phân bón, thuốc
BVTV,...
- Hình thức tiêu thụ các sản phẩm từ cao su
3.3.2.2 Thuận lợi khó khăn và giải pháp nhằm khắc phục những khó

khăn hiện tại
- Thuận lợi

18


- Khó khăn và cách khắc phục khó khăn hiện tại của người dân
3.3.3 Hiệu quả của việc trồng cây cao su ở xã Hương Phú
3.3.3.1 Hiệu quả mặt kinh tế
3.3.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội
3.3.3.3 Hiệu quả về môi trường sinh thái
3.3.4 Định hướng và những giải pháp phát triển cây cao su ở xã
Hương Phú
3.3.4.1 Những định hướng cơ bản
3.3.4.2 Giải pháp cho việc thực hiện
- Giải pháp về kĩ thuật
- Giải pháp về thị trường đầu ra cho các sản phẩm từ cao su
- Giải pháp về thể chế chính sách
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tơi đã sử dụng các phương pháp
sau:
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập những thông tin liên quan đến việc trồng cây cao su ở phịng
nơng nghiệp, trạm khuyến nơng huyện Nam Đơng, phịng tài ngun và mơi
trường, phỏng vấn người chuyên trách,...
- Thu thập thông tin qua sách, báo và mạng internet,...
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Thu thập thông tin sơ cấp bằng cách phỏng vấn bảng câu hỏi các hộ
gia đình trồng nấm và khơng trồng nấm (PRA), phỏng vấn những người am
hiểu biết ở địa bàn 4 thơn kể trên.

Trong tiến trình phỏng vấn bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên, có phân loại
theo tiêu chí hộ nghèo, trung bình và hộ khá giàu. Chọn 60 hộ tại 4 thôn để
phỏng vấn và tập trung vào những hộ điển hình.

19


3.4.3 Phương pháp quan sát, đánh gia
Ngoài việc phỏng vấn và lấy thông tin từ các cơ quan chức năng, các hộ
nơng dân tơi cịn tiến hành quan sát trên thực tế các vùng trồng cao su để xác
minh, kiểm chứng lại các thơng tin mà mình đã thu thập được.
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu
Tiến hành mã hoá và thống kê các số liệu thu thập được trên các phần
mềm, sau đó tiến hành đánh giá và phân tích định tính, định lượng.
Đối với các thơng tin định tính thì phân tích, đánh giá. Đối với các
thơng tin định lượng thì tiến hành nhập trên bảng tính excel và dùng một số
hàm như: SUM, AVERAGE, SUMPRODUCT,...để tính tốn.

20


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm vùng nghiên nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý

[Bản đồ hành chính huyện Nam Đơng- Vị trí địa lý xã Hương Phú]
Hương Phú là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Nam Đơng, cách
đường Quốc Lộ 1A 21 km và cách thành phố Huế trên 50 km.

Có thể tóm lược vị trí của xã như sau:
- Phía Đơng giáp huyện Phú Lộc
- Phía Tây giáp xã Hương Sơn
- Phía Nam giáp với các xã Hương Hoà, Hương Lộc và thị trấn Khe Tre

21


- Phía Bắc giáp huyện Hương thủy
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 7962.18 ha chiếm 12,23% tổng diện
tích tự nhiên của tỉnh huyện Nam Đông, gồm các thôn Đa Phú, Ka Tư,
Phú Hoà, Thanh An…. Hiện tại dân số của xã có khoảng 3309 người trong
đó dân tộc kinh có 3222 người chiếm 197,6% và dân tộc Katu có 87 người
chiếm 2,6%.
Đất đai chủ yếu là loại đất vàng đỏ trên đá granit (Fa), được phân bổ ở
phía Bắc xã Hương Phú. Đất được hình thành từ một loại đá thuộc nhóm
macma axit nên có màu xám trắng, thành phần có nhiều thạch anh nên màu
sắc của đất nhạt hơn so với đất trên đá gabro, điorit trong vùng. Đất có độ
dốc cao và nhiều nơi thuộc đất tầng mỏng. Vì vậy, đất sử dụng vào nơng
nghiệp rất ít chủ yếu là khoanh nuôi và tái sinh rừng. [2]
Nhìn chung loại đất này có độ dốc lớn, thảm thực vật phần lớn bị phá và
đất có thành phần cơ giới nhẹ. Đất tầng mỏng chiếm phần lớn và phân bố ở xa
dân cư nên hướng sử dụng loại đất này là khoanh ni và tái sinh rừng.
Vị trí địa lý của vùng, với những hạn chế về khí hậu thời tiết, địa hình,
đặc biệt là về giao thơng đã tạo nên những thách thức cho việc phát triển kinh
tế, ổn định xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc phịng. Chính vì vậy, để
phát triển nền kinh tế xã hội của xã cần nhanh chóng hình thành các điểm dân
cư, đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ trên tỉnh lộ 14B, tạo ra kết cấu
hạ tầng tốt, mở rộng lưu thông, định canh định cư cho người dân nhất là đồng
bào dân tộc, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng tại địa

phương... Đây là tiền đề cho kinh tế của xã phát triển.
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu - thời tiết
Xã Hương Phú nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 24,20 0C, lượng mưa bình
quân cả năm là 4.600 mm với độ ẩm bình quân cả năm là 86,26%. Về mùa
hè trên địa bàn xã thường hay nắng nóng từ tháng 3 đến tháng 7 và mưa
nhiều vào tháng 8 đến tháng 2 năm sau, có năm với lượng mưa đo được cao
nhất khu vực.[15]

22


Sông suối ở đây nhiều nhưng ngắn, độ dốc cao, đất đai màu mỡ dễ bị
rữa trôi, lượng phù sa không đáng kể. Nạn lũ lụt hàng năm thường xuyên xảy
ra gây thiệt hại cho hoa màu và cơ sở hạ tầng. Chính vì điều kiện thời tiết ở
đây khắc nghiệt như thế nên việc sản xuất kinh doanh hằng năm của người
dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.
Bảng 4 : Tổng hợp trung bình khí hậu thời tiết xã Hương Phú giai đoạn
2003-2007
Tháng

Nhiệt độ tb Lượng mưa Giờ nắng tb Độ ẩm tb
Gió Tây
(0C)
tb (mm)
(giờ)
(%)
Nam (ngày)

1


19,2

100,2

120

90

-

2

20,1

47,6

122

89

-

3

23,3

14,4

177


86

-

4

27,3

98,8

176

83

7,5

5

27,1

211,6

217

80

9,4

6


27,3

244,5

207

83

12,4

7

27,1

179,2

229

88

8,5

8

25,6

211,6

203


89

-

9

21,5

380,6

175

90

-

10

20,8

1023,2

136

90

-

11


24,3

662,6

98

91

-

12

24,3

212,3

84

91

-

Trung
bình

24

282,2


162

87,5

9,45

[Nguồn: Phịng tài ngun mơi trường huyện Nam Đông]

23


Việc khí hậu thời tiết diễn biến thất thường đã gây ra nhiều ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cây trồng và vật nuôi. Trong năm 2006, cơn bão
số 6 đổ bộ vào Thừa Thiên Huế và gây ra hậu quả rất lớn về kinh tế cho bà
con nông dân. Riêng ở xã Hương Phú có khoảng 249 ha cao su trồng mới
và đang khai thác đã bị quật đổ ước tính thiệt hại cho nền kinh tế của toàn
xã lên tới hơn 5 tỉ đồng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai xã Hương Phú năm 2008
Theo bảng cơ cấu đất đai cho thấy, xã hương Phú với lợi thế rất lớn
trong việc phát triển các ngành nghề khác nhau: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp,…Diện tích dùng cho sản xuất nơng nghiệp khá lớn 1170,70 ha, chủ
yếu là trồng các loại cây hằng năm như: Lúa, khoai, sắn…Nhờ diện tích đất
nơng nghiệp này đã đóng góp một phần vào thu nhập của nơng hộ. Đất dùng
cho sản xuất lâm nghiệp là 5729,45 ha và đất rừng sản xuất là 2122,05 ha
đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây lâm
nghiệp như cao su, keo lai, gió trầm...và một số loại cây khác… Trong đó
sản xuất lâm nghiệp với cây trồng chính là cao su đang được nhân rộng trong
tồn xã. Cùng với chính sách giao đất khốn rừng của nhà nước, hiện nay
phần lớn diện tích rừng sản xuất và diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp sổ

đỏ và giao khốn đến tận tay người dân. Ngồi ra trên địa bàn xã cũng có
một phần diện tích đất rừng đặc dụng của vườn Quốc gia Bạch Mã đang
được chính quyền địa phương quản lý bảo vệ.

24


Bảng 5: Cơ cấu sử dung đất đai của xã Hương Phú năm 2008
Thứ tự

Mục đích sử dụng đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

7962.18

100.00

1

Đất nơng nghiệp

6907.17

86.74


1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

1170.70

14.70

1.1.1

Đất trồng cây hằng năm

289.58

3.63

1.1.1

Đất trồng lúa

53.21

0.66

1.1.1

Đất trồng cỏ chăn nuôi

11.00


0.13

1.1.1

Đất trồng cây hằng năm khác

225.37

2.83

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

881.12

11.06

1.2

Đất lâm nghiệp

5729.45

71.95

1.2.1

Đất rừng đặc dụng


3607.40

45.30

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

7.02

0.08

2

Đất phi nơng nghiệp

329.14

4.13

2.1

Đất ở

126.09

1.58

2.2


Đất chun dùng

72.15

0.90

2.2.1

Đất quốc phịng

10.00

0.12

2.2.2

Đất sản xuất, kinh doanh

5.62

0.07

2.2.3

Đất có mục đích cơng cộng

56.15

0.70


2.3

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

5.00

0.06

2.4

Đất sông suối, mặt nước

124.50

1.56

3

Đất chưa sử dụng

725.87

9.11

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

68.68


0.86

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

657.19

8.25

[Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Nam Đông]

25


×