Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.96 KB, 186 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỒNG THỊ TUYỀN

TRIẾT LÝ YÊU NƯỚC VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA
CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRIẾT LÝ ĐÓ CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Ngành: Triết học
Mã số: 9229001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Cao Thu Hằng
2. TS. Nguyễn Thị Phương Mai

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm
túc của riêng tơi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án chưa được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong
Luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

ĐỒNG THỊ TUYỀN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1


Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI........................................................................................................................ 5
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm và cơ sở hình thành triết
lý u nước Việt Nam............................................................................................ 5
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của triết lý u nước Việt
Nam..................................................................................................................... 13
1.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến ý nghĩa của việc giáo dục triết lý
yêu nước Việt Nam cho sinh viên hiện nay............................................................21
1.4. Khái quát chung về những nghiên cứu trước và vấn đề đặt ra cho luận án.....26
Chương 2. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ YÊU NƯỚC
VIỆT NAM......................................................................................................... 29
2.1. Khái niệm “triết lý” và “triết lý yêu nước Việt Nam”.....................................29
2.2. Cơ sở hình thành triết lý yêu nước Việt Nam.................................................41
Chương 3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ YÊU NƯỚC VIỆT NAM 54
3.1. Triết lý yêu quê hương, đất nước và độc lập, chủ quyền dân tộc.....................54
3.2. Triết lý yêu thương và tôn trọng con người.....................................................71
3.3. Triết lý xây dựng quốc gia cường thịnh..........................................................82
3.4. Khái quát một số giá trị của triết lý yêu nước Việt Nam.................................92
Chương 4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRIẾT LÝ YÊU NƯỚC VIỆT
NAM CHO SINH VIÊN HIỆN NAY...............................................................108
4.1. Duy trì dịng chảy triết lý u nước Việt Nam............................................109
4.2. Khơi dậy tinh thần tự hào, tự tơn dân tộc trong sinh viên.............................116
4.3. Góp phần hình thành những phẩm chất mới cho sinh viên...........................121
4.4. Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho sinh viên trong việc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.................................................................................................. 126
KẾT LUẬN....................................................................................................... 132
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................137



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Triết lý yêu nước Việt Nam là một giá trị tinh thần cao quý, kết tinh
những tư tưởng, tình cảm sâu sắc nhất của con người Việt Nam trong lịch sử
dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Triết lý ấy là cội nguồn sức
mạnh, là “bệ phóng” đưa dân tộc Việt Nam vượt qua mn vàn sóng gió, thử
thách để đi đến những thắng lợi vinh quang; là giá trị thiêng liêng chung của
toàn dân tộc cùng cộng đồng người Việt Nam đang sống, làm việc và học tập
ở nước ngồi. Nó đã trở thành một ngun tắc chính trị - đạo đức - thẩm mỹ
và đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam đã thể hiện sức mạnh lớn lao của triết lý yêu nước
trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đến thời hiện đại, với tư
duy sáng tạo của Hồ Chí Minh và đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam, triết lý yêu nước tiếp tục được phát huy và bổ sung thêm những nội
dung mới về sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, khi q trình tồn cầu hóa đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ và tác động đến các quốc gia trên thế giới; khi các mâu thuẫn
trên thế giới vẫn tồn tại và biểu hiện dưới các hình thức và mức độ khác nhau;
khi nguy cơ, thách thức về độc lập dân tộc, an ninh quốc gia... đang hàng
ngày đặt ra đối với sự tồn tại và hưng thịnh của các dân tộc thì việc kế thừa
và phát huy triết lý yêu nước càng trở nên vô cùng cấp bách đối với cách mạng
Việt Nam.
Đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quá trình cải biến sâu sắc trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải phát huy cao độ mọi khả năng
và trí tuệ của mỗi con người Việt Nam. Thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là sinh
viên các trường đại học, có vai trị vơ cùng to lớn trong q trình này. Họ là
lực lượng xung kích, sáng tạo trong đời sống xã hội, là một trong những
nhân tố

1


quyết định thắng lợi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, bên cạnh việc giáo dục những tri thức khoa học, thì giáo dục triết lý yêu
nước Việt Nam cho sinh viên là điều rất cần thiết. Bởi lẽ, sinh viên tuổi đời
còn rất trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm cuộc sống, là tầng lớp khá nhạy cảm với
các vấn đề chính trị - xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng
tốt. Điều đáng lo ngại là sự sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống ở
một bộ phận sinh viên, thể hiện ở xu thế chạy theo những giá trị vật chất đơn
thuần, có tư tưởng sùng ngoại, văn hóa ngoại lai, từ đó coi thường những
thuần phong mỹ tục, hoặc lãng quên các giá trị truyền thống của dân tộc. Hơn
lúc nào hết, những giá trị cao quý của triết lý yêu nước cần phải thường xuyên
khơi dậy, không ngừng củng cố, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là
sinh viên. Nhận thức đúng và hiện thực hóa triết lý yêu nước một cách tích cực
sẽ trở thành lực lượng vật chất góp phần đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh
phúc cho nhân dân và quang vinh cho dân tộc. Điều này đã được cố Tổng Bí
thư Lê Khả Phiêu chỉ rõ: “Hạnh phúc của thế hệ chúng ta là được hưởng và kế
thừa sự nghiệp vĩ đại mà nhân dân và các bậc tiền bối để lại. Thế hệ chúng ta
có trách nhiệm phải thực hiện sự nghiệp khó khăn, mới mẻ và vĩ đại hiện nay
trong một bối cảnh quốc tế phức tạp, đầy những biến động chưa dự lường hết
được” [22, tr.45].
Trên tinh thần đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Triết lý yêu nước Việt Nam và
ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường đại học ở nước
ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ khái niệm, cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản

của triết lý yêu nước Việt Nam, luận án rút ra ý nghĩa của việc giáo dục triết
lý yêu nước cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay.
2


2.2. Nhiệm vụ
Nhằm đạt mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Làm rõ khái niệm và cơ sở hình thành triết lý yêu nước Việt Nam.
- Làm rõ một số nội dung cơ bản và giá trị mang tính cốt lõi của triết lý
yêu nước Việt Nam.
- Phân tích ý nghĩa của việc giáo dục triết lý yêu nước cho sinh viên các
trường đại học ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý yêu nước
cho sinh viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu triết lý yêu nước Việt Nam qua
một số tác phẩm tiêu biểu và nghiên cứu ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó
cho sinh viên Việt Nam hệ đại học chính quy đang học tập ở các trường đại
học trong nước.
Phạm vi thời gian: Thứ nhất, luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu triết
lý yêu nước trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thời kỳ dựng nước Văn Lang
đến năm 1945; Thứ hai, thời gian khảo sát ý nghĩa giáo dục triết lý yêu nước
cho sinh viên các trường đại học ở nước ta tính từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vai

trò của ý thức xã hội đối với sự phát triển.

3


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và logic, cùng với các phương
pháp nghiên cứu khác như: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so
sánh và đối chiếu, văn bản học,… và các phương pháp liên ngành khoa học xã
hội và nhân văn.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ khái niệm “triết lý yêu nước Việt Nam” từ góc
độ triết học; chỉ ra mối quan hệ giữa “triết lý yêu nước” với “lòng yêu nước”,
“tinh thần yêu nước”, “tư tưởng yêu nước” và “chủ nghĩa yêu nước” Việt Nam.
Luận án góp phần làm rõ cơ sở hình thành và một số nội dung cơ bản
của triết lý yêu nước Việt Nam trong lịch sử.
Luận án góp phần làm rõ ý nghĩa của việc giáo dục triết lý yêu nước cho
sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận của triết lý yêu nước Việt Nam, chỉ
ra ý nghĩa và góp phần xây dựng cơ sở khoa học của việc giáo dục triết lý yêu
nước cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, tuyên truyền, giáo dục về
chủ đề “yêu nước” cho nhân dân nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng.
Các kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với việc
giáo dục triết lý yêu nước cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình khoa học của tác

giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án được kết cấu thành 4 chương, 14 tiết.

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm và cơ sở
hình thành triết lý yêu nước Việt Nam
Những vấn đề liên quan đến “triết lý” và “triết lý yêu nước Việt Nam” đã
thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu từ các góc độ
nghiên cứu khác nhau. Do vậy, những cách lý giải về khái niệm “triết lý”
cũng có sự khác nhau nhất định. Chẳng hạn như:
Trong cơng trình “Triết lý đã đi đến đâu”, tác giả Trần Đức Thảo đã viết:
“Triết lý là ý niệm của nhân loại, tự giác đã đi ra khỏi cách sinh sống thời đại
dã man, và nhờ văn minh có nâng đời sống lên phương diện phổ biến” [101,
tr.2]. Theo tác giả, “triết lý” được hiểu là “triết học”. Triết lý được hình thành
rất sớm, từ nhận thức và những hoạt động xã hội của con người. Loài người
đã cố gắng vươn lên hoàn cảnh sống của mình và cố nâng cuộc sống lên trình
độ văn minh. Tiểu luận “Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông - Tây” [28,
tr.18-30]
của tác giả Kim Định đã đề cập đến ba khái niệm “triết lý”, “minh triết” và
“triết học”. Tác giả cho rằng, “triết lý” và “minh triết” giống nhau ở chỗ cùng
tìm hiểu suy nghĩ và thực hiện cái tính bản nhiên của con người. Nhưng hai
khái niệm này cũng có điểm khác nhau: “minh triết” nhìn thẳng trực nghiệm
khơng đưa ra lý sự biện chứng, bàn giải như “triết lý”. Ông đưa ra kết luận:
“Xét về nội tại triết lý thấp hơn minh triết nhưng lại có giá trị hơn minh triết,
bởi nó gần với quảng đại quần chúng nhân dân (triết lý ví như cái thang đi lên
sân thượng, còn minh triết được ví như sân thượng)” [28, tr.20]. Trong tiểu

luận, tác giả cũng đưa ra sự so sánh giữa “triết lý” và “triết học”. Ông cho
rằng, “triết lý” lấy con người làm trọng tâm suy nghĩ, nhằm thực hiện vào bản
thân; “triết học” lấy thiên nhiên, sự vật làm trung tâm suy tư, nhằm tìm biết sự
khách quan. Theo tác giả, phương Đơng thiên về minh triết và triết lý, cịn
phương
5


Tây thiên về triết học. Như vậy, Kim Định không xác định các khái niệm “triết
học”, “triết lý”, “minh triết” mà tập trung đưa ra các đặc điểm để phân biệt các
khái niệm này.
Trong bài “Mấy suy nghĩ về triết học và triết lý”, tác giả Hồ Sĩ Quý thể
hiện những suy ngẫm có chiều sâu về “triết lý”, về mối quan hệ giữa triết lý
và triết học. Tác giả cho rằng, “triết lý” có thể và nên được hiểu là những tư
tưởng, quan điểm hay quan niệm mang tính khái quát cao, được phản ánh một
cách cô đúc dưới dạng các mệnh đề hoặc các cách phán đoán thường trau
chuốt về mặt ngữ pháp. Ông đưa ra sự so sánh hai khái niệm “triết lý” và
“triết học” rằng, hai khái niệm này khác nhau ở tính hệ thống, đặc điểm và
hình thức biểu hiện của nó. Do đó, “nếu có thể đem so sánh với triết học thì
triết lý ln ln ở trình độ thấp hơn về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả
năng nhất quán trong việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tư
duy” [96, tr.57].
Cũng bàn về “triết lý”, trong tác phẩm “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa
trong văn hóa”, tác giả Hồng Trinh làm rõ nguồn gốc, vai trò của triết lý đối
với đời sống con người. Tác giả khẳng định: “Triết lý là những nguyên lý đầu
tiên, những ý tưởng cơ bản được dùng làm nền tảng cho sự tìm tịi và suy lý
của con người về cội nguồn, sự xử thế và xử sự trong các hành động sống
hàng ngày” [117, tr.8].
Cuốn sách “Triết lý phát triển ở Việt Nam: Mấy vấn đề cốt yếu” là một
cơng trình nghiên cứu của nhiều học giả về phát triển xã hội. Trong đó, các

tác giả trình bày khái niệm “triết học”, “triết lý” và phân tích mối quan hệ
biện chứng giữa hai khái niệm này. Các tác giả đồng ý với quan điểm của một
số nhà khoa học như quan điểm của Trần Văn Giàu rằng: “triết học chủ yếu là
lý luận về nhận thức… Còn triết lý chủ yếu hướng về đạo lý” [81, tr.21]; trích
dẫn quan điểm của Vũ Khiêu khi ông cho rằng, triết lý chủ yếu nói về bản
thân mình, thể hiện ý nghĩ và hành vi có ý nghĩa chỉ đạo cuộc sống con người;
triết lý không thể hiện tầm khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan như triết
6


học

7


[xem: 81, tr.21]. Từ đó, các tác giả thống nhất nhận định: “triết học” và “triết
lý” có mối quan hệ với nhau nhưng không giống nhau. Hai khái niệm này đều
đề cập những vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng; triết lý là những ý tưởng cơ
bản, nền tảng cho sự tìm tịi và suy lý; triết lý ở mức độ “khiêm tốn” hơn triết
học về tầm khái quát.
Cũng trong cơng trình “Triết lý phát triển ở Việt Nam: Mấy vấn đề cốt
yếu”, tác giả Phạm Xuân Nam có nhận định về “triết lý” và vai trị quan trọng
của nó đối với sự phát triển xã hội. Tác giả cho rằng, “triết lý có vai trị định
hướng trực tiếp ngược trở lại đối với cuộc sống và những hoạt động thực tiễn
của con người” [81, tr.31]. Cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có
triết lý về mối quan hệ giữa các lĩnh vực trong đời sống xã hội như kinh tế,
chính trị, đạo đức, pháp luật; về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con
người với xã hội. Các tác giả không hướng tới việc đánh giá “triết học” và
“triết lý” cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào cao hơn cái nào mà chỉ đánh
giá về tính hệ thống, mức độ khái quát của các khái niệm. Theo đó, mỗi nội

dung của triết lý được cô đọng theo một cách và ở mức sâu sắc nhất có thể.
Cùng với sự phát triển của các trường phái triết học, các triết lý vẫn tiếp tục
được đúc kết, ra đời và phát huy những giá trị của nó trong đời sống xã hội.
Trong cuốn sách “Triết lý phát triển Hồ Chí Minh: giá trị lý luận và thực
tiễn” [3], các nhà nghiên cứu phân tích, lý giải rõ về giá trị định hướng của
triết lý, về mối quan hệ giữa “triết học” và “triết lý”; “triết lý” là lý lẽ mang
tính khái quát, nó là kết quả của sự suy nghĩ, chiêm nghiệm, đúc kết thành
những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản mang tính cốt lõi nhất về
cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người; chúng có vai trị định hướng
cho con người trong cuộc sống cũng như hoạt động thực tiễn; về mặt hình
thức, nó thường được thể hiện dưới dạng những mệnh đề, những câu châm
ngôn ngắn gọn, súc tích bao chứa ý nghĩa sâu xa về nhân tình thế thái, về tự
nhiên, xã hội và con người [xem: 3, tr.27 - 28].

8


Trong cuốn sách “Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam” [40], tác giả
Phạm Minh Hạc đã trích dẫn theo các cuốn từ điển ba khái niệm: “triết học”,
“triết lý” và “minh triết”. Tác giả dẫn người đọc hiểu đại thể “triết lý” là triết
học đã được vận dụng vào một trường hợp cụ thể, gắn với cuộc sống thực ở
một cấp độ nào đó, trong một phạm vi nhất định.
Những cơng trình có nội dung cụ thể về “triết lý yêu nước Việt Nam”
cho đến nay hầu như là rất ít. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan, có quan hệ
ít nhiều đến triết lý u nước Việt Nam như: tinh thần yêu nước, tư tưởng yêu
nước và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam,... cũng đã được đề cập.
Từ góc độ sử học và đạo đức học, các tác phẩm của tác giả Trần Văn
Giàu được đánh giá là những cơng trình tiêu biểu. Trong cơng trình “Giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, tác giả đã phân tích sự vận
động của giá trị tinh thần truyền thống qua những sự kiện lịch sử Việt Nam.

Trong chương IV: Luận bàn về yêu nước, tác giả đã nêu bật giá trị của lòng
yêu nước Việt Nam; đồng thời, khẳng định yêu nước là tiêu điểm của các tiêu
điểm, giá trị của các giá trị và là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt
Nam từ cổ đại đến hiện đại, đứng đầu bảng giá trị truyền thống của dân tộc.
Tác giả luận giải rằng, yêu nước trở thành tư tưởng chủ đạo, thành triết lý xã
hội và nhân sinh của một dân tộc thì phải tùy từng hồn cảnh, q trình phát
triển của đất nước đó; là kết quả q trình vận động của một nền văn hóa lâu
đời; chỉ có chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước chân chính.
Và, “nếu dùng từ “đạo” với nguyên nghĩa của nó là “đường”, là hướng đi, thì
chủ nghĩa u nước đích thật là đạo Việt Nam” [33, tr.101].
Cũng trong cơng trình đó, tác giả chỉ ra nguồn gốc hình thành chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam là từ hai đặc điểm nổi bật: thứ nhất, nước ta xuất hiện rất
sớm, từ thời thượng cổ, tên gọi nước Văn Lang; thứ hai, nhìn đại thể lịch sử
nước ta là một chuỗi dài những cuộc khởi nghĩa và những cuộc chiến tranh
chống đô hộ, chống xâm lược của những nước lớn mạnh hơn ta gấp mấy chục

9


lần. Tác giả khẳng định: “Hai đặc điểm ấy quyết định sự sinh nở, sự phát triển
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, một chủ nghĩa yêu nước xuất hiện rất sớm và
luôn được củng cố, dồi mài bởi vô số những cuộc khởi nghĩa chống đô hộ và
nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thành một thứ vũ khí tinh thần cực
kỳ sắc bén” [33, tr.103]. Do đó, tư tưởng yêu nước Việt Nam không phải nhất
thành bất biến mà hình thành và phát triển theo quá trình lịch sử của dân tộc.
Cơ sở hình thành là từ tình cảm tự nhiên của con người Việt Nam, thể hiện
qua các thần thoại; đến giai đoạn Bắc thuộc, để bảo vệ giống nòi, bảo vệ quốc
gia dân tộc, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được nâng lên; sự phát
triển của chủ nghĩa yêu nước trong điều kiện nhà nước phong kiến độc lập
được thể hiện rõ trong nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo vệ nền độc lập dân

tộc; đến giai đoạn hiện đại, chủ nghĩa yêu nước truyền thống được phát huy
một cách hài hòa với chủ nghĩa quốc tế vơ sản, trong tồn bộ cách mạng dân
tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
“Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam: Tư tưởng yêu nước”, tác giả
Trần Văn Giàu cho rằng, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sợi chỉ đỏ xuyên
qua tất cả các giai đoạn lịch sử từ cổ đại đến hiện đại, là sản phẩm của bản
thân lịch sử Việt Nam, là tình cảm và tư tưởng lớn qn thơng kim cổ của
người Việt Nam, nó mang tính tự nhiên và phổ biến. Theo tác giả, chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam được hình thành từ nguồn gốc lịch sử dựng nước Văn
Lang và lịch sử đấu tranh chống xâm lăng, chống đô hộ vô cùng gian truân
của dân tộc Việt Nam. Từ thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước đó, nhân
dân ta đã “phát huy đến cực độ các lực lượng tinh thần để bù vào lực lượng
vật chất, để lấy ít thắng nhiều, lấy chí nhân thay cường bạo” [34, tr.9]. Tác giả
nhấn mạnh rằng, bộ phận quyết định nhất của các lực lượng tinh thần chính là
chủ nghĩa yêu nước được mỗi lúc khắc sâu thêm vào tâm trí của nhân dân.
Đặc biệt, cái “dụng” của chủ nghĩa yêu nước rất rộng, là giá trị đứng đầu các
giá trị tinh thần Việt Nam; một tiêu chuẩn cho sự xác định tốt xấu, nên
10


chăng; là chìa khóa của lịch sử Việt

11


Nam. Chủ nghĩa yêu nước là một pháp bảo của thầy dạy lịch sử Việt Nam!
[xem: 34, tr.12].
Trong cuốn sách “Đạo làm người từ Lý Thường Kiệt đến Hồ Chí Minh”
[37], tập hợp các bài viết được đánh giá là đóng góp lớn lao trong việc tìm

hiểu lịch sử tư tưởng Việt Nam của tác giả Trần Văn Giàu. Nội dung các bài
viết làm rõ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là cái chìa khóa giúp ta hiểu dân ta
thêm sâu, thêm đúng; là một tiêu chuẩn lớn để xác định tốt xấu, phải quấy,
nên chăng;... Nhờ đó mà mảnh đất dân tộc đã kết hợp hài hịa, gắn bó hữu cơ
với chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được bổ sung thêm nội
dung hoàn chỉnh, người yêu nước được rèn luyện thành chiến sĩ kiên cường,
triệt để, vừa thấm nhuần sâu sắc và kế thừa xứng đáng truyền thống nghìn đời
của tổ tiên, vừa tập hợp anh em bè bạn chiến đấu khắp năm châu, nhằm hoàn
thành cách mạng của dân tộc.
Như vậy, những tác phẩm của Trần Văn Giàu đã cho thấy vị trí của “tinh
thần yêu nước”, “tư tưởng yêu nước” và đặc biệt là “chủ nghĩa yêu nước”
được khẳng định ở bậc cao nhất của những nấc thang giá trị truyền thống dân
tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước được hình thành sớm và phát triển trong
suốt chiều dài lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Dù không
trực tiếp bàn đến triết lý yêu nước, song, đây là nguồn tài liệu vô cùng quý giá
để tác giả luận án kế thừa.
Ngoài những tác phẩm của Trần Văn Giàu, ở một số cơng trình khác,
các tác giả cũng thể hiện rõ quan điểm của mình về vấn đề “u nước”. Chẳng
hạn như: Cơng trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam”
của Võ Nguyên Giáp khẳng định “tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý sống,
niềm tự hào và là một nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con
người Việt Nam… Truyền thống yêu nước đã phát triển thành một chủ nghĩa chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính, thành dịng chủ lưu của tư
tưởng Việt Nam, xuyên suốt lịch sử của dân tộc” [32, tr.49].
12


Trong cơng trình “Chủ nghĩa u nước Việt Nam: truyền thống và hiện
đại” [60], tác giả Phan Huy Lê khẳng định: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là
một hệ thống nhận thức, tư tưởng tình cảm đối với Tổ quốc. Điều đó được

biểu thị trong tình u q hương, xứ sở, tiếng nói, văn hóa, trong sự gắn bó
với đất nước mình vì những lợi ích chung của cộng đồng quốc gia dân tộc;
biểu thị trong ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước.
Liên quan đến cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước,
có thể kể đến cơng trình “Giá trị truyền thống trước những thách thức của
tồn cầu hóa”. Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn khẳng định truyền thống yêu
nước Việt Nam – giá trị truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Việt Nam đã
được kết tinh từ quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cường chống quân xâm
lược tàn bạo, cùng với đấu tranh bền bỉ, gian nan để vượt qua những thử thách
khốc liệt của thiên nhiên... Điều đó chỉ có riêng trong truyền thống của dân tộc
Việt Nam [xem:11, tr.9]. Tác giả Lê Thị Lan trong bài “Giá trị truyền thống
Việt Nam – nội dung và vị thế của nó trong giá trị nhân loại” đã nêu rõ: “Các
giá trị truyền thống của Việt Nam đã có một nội dung và vị thế ổn định. Sự ổn
định đó được quy định trực tiếp bởi tinh thần dân tộc với nòng cốt là tinh thần
yêu nước đặc trưng của Việt Nam, nhưng sâu hơn và căn bản hơn, nó được
quy định bởi cơ sở kinh tế
- xã hội đặc thù của dân tộc” [11, tr.48]. Các giá trị truyền thống phải được
dung hòa, phải được biến đổi phù hợp với tinh thần thời đại và phải được gạn
lọc, được kết hợp với giá trị hiện đại tạo nên một hệ giá trị mới mang tinh
thần của thời đại nhưng lại có đặc điểm của dân tộc. Từ đó, giá trị truyền
thống sẽ tìm được vị thế của nó trong giá trị nhân loại.
Trong bài “Đặc sắc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” [53], tác giả Đinh
Xuân Lâm khẳng định: yêu nước đã trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh
của người Việt Nam, là đạo lý của dân tộc Việt Nam, một truyền thống sâu
sắc cao đẹp không cịn dừng lại ở trình độ nhận thức, một tình cảm mà đã trở
thành một chủ nghĩa, một lực lượng vô cùng mạnh mẽ trong xây dựng và bảo
13


vệ đất nước.


14


Yêu nước ngày nay là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
là kết hợp hài hịa chủ nghĩa quốc tế chân chính, là đem hết nhiệt tình, trí tuệ,
tài năng để xây dựng Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cơng trình “Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - Nền tảng tinh thần, động
lực phát triển của chúng ta” [100], tác giả Song Thành khẳng định yêu nước là
ý thức xã hội, luôn vận động, phát triển cùng với sự hình thành dân tộc và nhà
nước dân tộc. Với dân tộc Việt Nam, tình cảm yêu nước đã phát triển thành
chủ nghĩa yêu nước - có giá trị như một hệ tư tưởng. Chủ nghĩa yêu nước là
một hệ thống quan điểm chỉ đạo tình cảm, thái độ, hành động, cách ứng xử,...
của mỗi người dân đối với Tổ quốc. Những đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam truyền thống và hiện đại cũng được tác giả trình bày trong
cơng trình, thể hiện qua những quan điểm yêu nước của những vị tướng tài và
những anh hùng hào kiệt,... Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại được bổ
sung, phát triển trong thế kỷ XX, nhờ kết hợp được tinh hoa dân tộc và giá trị
thời đại nên đã đạt được chất lượng mới. Và, Hồ Chí Minh đã nâng chủ nghĩa
yêu nước truyền thống lên tầm cao mới.
Trong bài “Tư tưởng yêu nước Việt Nam: Một số vấn đề nghiên cứu”
[54, tr.40 – 45], tác giả Lê Thị Lan làm rõ thuật ngữ, lịch sử hình thành, các
giai đoạn, nội dung và một số vấn đề nghiên cứu đặt ra đối với tư tưởng yêu
nước Việt Nam. Trước hết, tác giả khẳng định tinh thần yêu nước là “vũ khí bí
mật” làm nên sức mạnh to lớn của người Việt trong lịch sử xây dựng và bảo
vệ đất nước. Những khía cạnh nghiên cứu về tư tưởng yêu nước Việt Nam đã
được tác giả đề cập và luận giải, chứng minh trong bài viết của mình. Tác giả
khẳng định: Tư tưởng yêu nước Việt Nam được hình thành từ rất sớm (từ đầu
Công nguyên) và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử tư tưởng dân tộc. Đến
thời hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt

Nam lên tầm cao mới, thành lý luận giải phóng dân tộc. Đó là kết quả của sự
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện Việt Nam, tạo nên
động lực tinh
15


thần, khơi dậy mọi nguồn lực tiềm ẩn của dân tộc, dẫn dắt nhân dân đi tới
thành công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất xây
dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, tư tưởng yêu nước, đỉnh cao là chủ
nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh, cần phải tiếp tục có những bước
chuyển mạnh mẽ, cần phải nghiên cứu và làm rõ sự “vận động khả thể về nội
dung và hình thức” của nó trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến
đổi sâu sắc. Đó chính là “chìa khóa”, là sức mạnh nội sinh làm nên kỳ tích
phát triển dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Như vậy, những cơng trình nghiên cứu về “triết lý”, “triết lý u nước
Việt Nam”, ở mức độ nhất định đã được nghiên cứu, dù cịn ít. Và, có khá
nhiều cơng trình nghiên cứu về “tinh thần yêu nước”, “tư tưởng yêu nước”,
“chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”. Tất cả đều là nguồn tài liệu vô cùng quan
trọng, cung cấp cho tác giả luận án những luận cứ khoa học lịch sử và văn
hóa. Trên cơ sở đó, tác giả làm rõ khái niệm và cơ sở hình thành triết lý yêu
nước Việt Nam.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của triết lý
yêu nước Việt Nam
Nghiên cứu về triết lý u nước Việt Nam cịn ít, nhưng những nghiên
cứu về tinh thần yêu nước, tư tưởng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam cũng đã được đề cập nhiều. Việc làm rõ nội dung những cơng trình này,
với tư cách là những cơng trình có liên quan đến “triết lý yêu nước Việt
Nam”, cũng có giá trị tham khảo hữu ích cho tác giả luận án.
Trong cơng trình “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”,
tác giả Trần Văn Giàu chỉ ra nội dung đặc sắc của chủ nghĩa yêu nước Việt

Nam truyền thống là ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền quốc
gia. Điều đó được thể hiện đầu tiên ở việc nhân dân ta ra sức đấu tranh chống
thiên tai, chống giặc ngoại xâm, quyết bám trụ quê cha đất tổ. Về bí quyết
thắng lợi của Việt Nam trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược từ
thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, ông đã nhấn mạnh: “Cái thắng của Việt Nam là
16


cái thắng của chính nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc; ... ngồi cái chính nghĩa là
yếu tố rất lớn, cịn có những yếu tố tinh thần nào nữa? Yếu tố đó trước hết là
chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam” [33, tr.124].
Cơng trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” (tập 1), do Nguyễn Tài Thư làm
chủ biên, thể hiện rõ một số nội dung liên quan đến tư tưởng yêu nước Việt
Nam. Đó là: “Ý thức - tư tưởng về cộng đồng người Việt và chủ quyền đất
nước” [109, tr.100]; khẳng định thắng lợi trong việc giành được độc lập tự do
ở thế kỷ X, sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc, của dân tộc ta là kết quả của
một ý chí, một tinh thần kiên cường và bất khuất của các thế hệ người Việt
Nam yêu nước, đề cập đến tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi về các yếu
tố cấu thành một quốc gia, lãnh thổ, văn hiến, phong tục tập quán,... tất cả đều
toát lên một tư tưởng nhất quán rằng, Việt Nam đã từng là một quốc gia độc
lập và phát triển, nhất định sẽ giải phóng được đất nước mình [xem:109,
tr.259]; làm rõ tư tưởng yêu nước của Trần Quốc Tuấn về chủ trương dựa vào
dân để đánh giặc giữ nước và khẳng định vai trò quyết định của quần chúng
nhân dân đối với sự phát triển đất nước [xem: 109, tr.184]. Như vậy, cơng
trình đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta. Đây là nguồn tài liệu rất cần thiết để tác giả luận án kế
thừa khi triển khai nhiệm vụ đề tài.
Những nội dung cốt lõi về tình yêu quê hương đất nước và yêu thương
con người được tác giả Trương Hữu Quýnh chỉ ra trong bài “Một số suy nghĩ
về quá trình hình thành và biến đổi của truyền thống yêu nước Việt Nam”

[59]. Tác giả nhận định: “Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị
và gần gũi nhất đối với con người: sự gắn bó thân thương đối với người mẹ,
người cha, những người ruột thịt, cùng dịng máu. Từ tình cảm đó nảy sinh
tình cảm q mến đối với lao động, đối với những gì do lao động của mình
tạo ra, vì đó là cuộc sống. Và khi ngơi nhà, gia đình, thị tộc, cái khơng gian
lao động của thị tộc xuất hiện thì đồng thời cũng nảy sinh tình yêu đối với
những bà con thân
17



×