Bài 1. Tổng quan về PR
Nguyễn Hoàng Sinh
Thạc sĩ Marketing, Đại học Curtin (Australia)
Chuyên gia tư vấn truyền thông
Nội dung bài giảng
Các khái niệm PR
Những đối tượng công chúng mà PR cần
hướng tới.
Các hoạt động chính của PR
Vì sao doanh nghiệp cần làm PR
PR khác với Quảng cáo và Marketing như thế
nào?
Những yêu cầu đối với người làm nghề PR
Tổng quan
Thuật ngữ:
Xuất hiện ở Mĩ (1807): ghép từ Public và Relations
bản thảo “
Bản đệ trình trước Quốc hội lần thứ Bảy
”
- Thomas Jefferson tổng thống thứ 3 của Mĩ
Public Relations
Public Communication (truyền thông công chúng)
Ở Việt Nam: quan hệ đối ngoại, quan hệ cộng đồng,
giao tế nhân sự…
Thường nhầm lẫn với:
Quảng danh/thông tin trên báo chí (Publicity)
Quan hệ truyền thông (Media relations)
Tuyên truyền (Propaganda)
Quảng cáo và tiếp thị (Advertising and marketing)
Các định nghĩa về PR
Cutlip, Center and Broom (1985):
Quá trình quản lí về truyền thông
nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì các mối
quan hệ hữu ích
giữa một tổ chức, cá nhân và bên kia là các
công chúng của nó
Viện Quan hệ công chúng Anh (IPR):
Những nỗ lực được lên kế hoạch, duy trì
để thiết lập và củng cố sự thiện chí, hiểu biết
lẫn nhau
giữa một tổ chức và công chúng
Tuyên bố Mexico (1978):
Nghệ thuật và khoa học xã hội phân tích những xu
hướng, dự đoán những diễn biến tiếp theo,
tư vấn cho lãnh đạo của tổ chức và thực thi các
chương trình hành động đã được lập kế hoạch
nhằm
phục vụ quyền lợi của tổ chức đó lẫn công chúng
Kết luận
Đối tượng chủ yếu là tổ chức và công chúng
Chức năng là xây dựng mối quan hệ cùng có
lợi
Công cụ chính là các hoạt động truyền thông
Nền tảng là xây dựng trên cơ sở truyền thông
hai chiều (two-way symmetric
communication)
Công chúng
Bất kể nhóm người nào cùng chia sẻ sự
quan tâm và quan ngại tới tổ chức
Công chúng của PR là các nhóm người, kể
cả nội bộ và bên ngoài mà một tổ chức có
liên hệ
10 nhóm công chúng cơ bản
Bên ngoài
Khách hàng
Nhà đầu tư/tài chính
Nhà cung cấp
Nhà phân phối
Nhóm gây sức ép
Truyền thông
Chính phủ
Cộng đồng dân cư
Bên trong
Người lao động
Hội viên
Điều kiện trở thành công chúng
Cùng đối mặt với vấn đề/cơ hội như nhau
Tổ chức và sẵn sàng tranh luận các vấn
đề/cơ hội đó
Tự họ tổ chức để đối phó với vấn đề/cơ hộ
đó tốt hơn
Công chúng khác với đại chúng
Công chúng
một thực thể đồng nhất
một nhóm có cùng sự quan tâm nào đó
Đại chúng
thực thể hỗn tạp
dân chúng nói chung, giữ quan điểm và
thái độ rất khác nhau
Phân loại các nhóm công chúng
Công chúng ít liên quan
là những nhóm ít bị tác động cũng như ít tác động đến tổ
chức
Công chúng tiềm ẩn
là những nhóm người phải đối mặt với một vấn đề do hoạt
động của tổ chức gây ra, nhưng không nhận thức được.
Công chúng có nhận thức
là nhóm đã biết về vấn đề xảy ra
Công chúng tích cực
là những nhóm bắt tay vào hành động trước vấn đề nhận
thức được
Cách xác định nhóm công chúng
Những ai mà tổ chức cần phải giao
tiếp/xây dựng mối quan hệ
Nhóm công chúng là những người
riêng biệt mang tính tình huống:
Tình huống tạo ra công chúng
Cần thiết phải hiểu tình huống và ai là
người sẽ bị ảnh hưởng