Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

bài giảng đo và kiểm tra môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 33 trang )

Bài giảng

ĐO VÀ KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG
(chương 1)
TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Khoa Điện – Điện tử
Bộ môn Kỹ thuật điện tử
Biên soạn: Ths. Phạm Thanh Huyền
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG

Một số khái niệm cơ bản
Môi trường
Chỉ thị môi trường
Ô nhiễm môi trường

Các nguồn phát thải

Nguồn thải thiên nhiên

Nguồn thải nhân tạo

Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường của Việt Nam

Môi trường chất khí

Môi trường nước

Môi trường đất

Hiện trạng môi trường ở Việt Nam


Hiện trạng môi trường không khí

Hiện trạng môi trường nước

Hiện trạng môi trường đất
Nội dung chi tiết
Chương 2: QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Khái niệm quan trắc môi trường

Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia Việt Nam

Các phương pháp xác định tải lượng và nồng độ chất thải từ các nguồn thải công nghiệp

Phương pháp tính toán

Phương pháp áp dụng hệ số phát thải

Phương pháp đo đạc trực tiếp
Chương 3: Các phương pháp phân tích thông số và thành phần chất khí

Khí bụi

Phương pháp lẫy mẫu và phân tích bụi

Phương pháp đo bụi trực tiếp

Khí độc

Phương pháp hoá học


Phương pháp sinh học

Phương pháp sử dụng máy phân tích
Nội dung chi tiết
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam 2005
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm
thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
Chỉ thị môi trường là một hoặc tập hợp thông số về môi trường để chỉ ra đặc trưng của môi
trường
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường
bị ô nhiễm.
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi
trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và
các tác động xấu đối với môi trường.
Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá

trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi
trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi
trường khác.
Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền
vững.
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án
đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG
CÁC NGUỒN PHÁT THẢI
Nguồn thải tự nhiên

Các hiện tượng tự nhiên như bão lụt, núi lửa, cháy rừng, sa mạc hóa, phong hóa đất đá, tố lốc,
tuyết tan … sẽ đưa vào không khí, nước một lượng lớn bụi bẩn, khói, xác sinh vật …

Việc các chất hữu cơ phân hủy tự nhiên cũng đưa vào không khí các chất thải như khí CH4, SO2
…, đưa vào nước và đất những vi trùng, vi khuẩn và đặc biệt là trực khuẩn lị

Các nguồn bức xạ tự nhiên, nhiệt độ làm ảnh hưởng tới quá trình phân hủy chất thải hữu cơ

Các nguồn phát thải tự nhiên không diễn ra thường xuyên hay biết trước được. Nếu ở mức độ
nhỏ thì việc tự điều chỉnh cũng diễn ra tự nhiên (khả năng tự làm sạch của môi trường chỉ phát
huy trong một giới hạn nhất định với khoảng thời gian đủ dài) còn những trường hợp ở mức độ
lớn, trên diện rộng thì mức độ nguy hại cho môi trường là không thể lường hết được.
Nguồn thải nhân tạo
Là các nguồn phát thải do hoạt động của con người. Đây mới chính là tác nhân lớn nhất ảnh
hưởng tới môi trường, chúng diễn ra hàng ngày, hàng giờ và ở khắp mọi nơi với mức độ ngày
càng nghiêm trọng.
Các loại nguồn thải nhân tạo gây ô nhiễm môi trường điển hình là:


Nguồn thải công nghiệp: Nguồn thải này chiếm tỉ trọng lớn nhất và gây hậu quả nghiêm trọng nhất.
Hiện nay hoạt động công nghiệp ước tính đưa vào khí quyển hàng trăm triệu tấn khí độc hại bao gồm:
SO2, NOx, CO, CO2, O3, bụi,… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Đó là khí thải, nước thải
và chất thải rắn từ các hoạt động của các nhà máy. Đặc biệt nghiêm trọng là các nhà máy sản xuất xi
măng, phân bón hóa chất, luyện kim, nhiệt điện, khai thác than, khai thác dầu, lò nung đốt …. Khu công
nghiệp và khu chế xuất là nơi tập hợp nhiều nhà máy cùng hoạt động nên việc kiểm soát nguồn thải là rất
quan trọng.
Ví dụ: Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, CO, CO
2
, Fluor rất cao và có khả năng gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt.
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG
CÁC NGUỒN PHÁT THẢI
Nguồn thải nhân tạo (tiếp)

Nguồn thải nông nghiệp: dư lượng của việc sử dụng hóa chất kích thích, thuốc trừ sâu và dùng phân
bắc tươi là nguồn ô nhiễm chính tới môi trường đất. Chất thải của sản xuất nuôi trồng thủy sản cũng là
nguồn ô nhiễm nặng nề cho môi trường nước.

Nguồn thải từ các phương tiện giao thông:
Cùng với đà phát triển của công nghiệp hóa, số lượng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều. Vì
vậy trên các tuyến giao thông đông đúc ở các đô thị thường xuất hiện vấn đề ô nhiễm không khí do bụi và
khí thải của xe có động cơ gây ra. Đặc điểm của loại khí thải này là nguồn thải thấp, di động và không
đều. Ở các tuyến có mật độ lưu thông cao khí thải hợp lại thành nguồn phát thải theo tuyến làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới môi trường hai bên đường. Những chất ô nhiễm đặc trưng của khí thải giao
thông là bụi, CO, C
y
H
x
, SO

x
, chì, CO
2
và No
x
, Benzen.

Nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt của con người: Chất thải từ sinh hoạt của con người chủ yếu là
chất thải rắn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước và đất. Nguồn thải này có thể được hạn
chế rất nhiều nhờ việc phân loại rác để tái sử dụng hoặc tái chế. Ngoài ra, việc đun nấu bằng bếp lò, bếp
ga, và sử dụng các thiết bị không thân thiện với môi trường như lò sưởi cũng tạo ra khói độc hại làm ô
nhiễm môi trường không khí.

Nguồn thải từ các hoạt động xây dựng cơ bản: hoạt động này chủ yếu đưa bụi vào không khí do
quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, phá dỡ …. Ngoài ra, tiếng ồn và độ rung chuyển của công trường
cũng ảnh hưởng nhiều tới môi trường không khí xung quanh.
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG
CÁC NGUỒN PHÁT THẢI
Nguồn thải nhân tạo (tiếp)

Nguồn thải từ các hoạt động du lịch, giải trí: chủ yếu đến từ các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi,
rác thải sinh hoạt của khách du lịch … với các sản phẩm như thức ăn thừa (chiếm phần lớn), giấy, nilon,
bao gói, vỏ chai … Nguồn thải này ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển của ngành du lịch và
gây ô nhiễm môi trường cũng như làm xấu đi vẻ đẹp tự nhiên của các khu du lịch.

Nguồn thải từ sản xuất làng nghề: do sản xuất nhỏ lẻ trong lòng khu dân cư nên nguồn thải này
phân tán, khó quy hoạch. Chất thải từ các làng nghề rất đa dạng: chất thải hữu cơ, vô cơ, bụi,
khói, mùi, hơi kim loại, hơi axit … đều trực tiếp xả thẳng vào môi trường.
Các biện pháp giảm thiểu chất thải: Quản lý chất thải và ngăn chặn chất thải


Quản lý chất thải là một sự tiếp cận chất thải mức độ cao vì đó là sự quan sát các sản phẩm chất
thải như là một sản phẩm không thể tránh khỏi của sự phát triển kinh thế. Cần quản lý chất thải
theo hướng làm giảm ảnh hưởng có hại của chúng tới môi trường, nhất là quá trình chôn hay đốt
chúng.

Ngăn chặn chất thải là sự tiếp cận chất thải ở mức thấp, khi đó thực hiện theo các bước như
sau:

Giảm chất thải và ô nhiễm

Sử dụng lại một số thứ có thể được

Quay vòng và làm phân bón các chất thải ở mức nhiều nhất có thể

Xử lý sinh học, hóa học hay thiêu đốt các chất thải mà không giảm được, không sử dụng lại được
hay không quay vòng hoặc chế biến phân bón được

Chôn các chất thải mà sẽ cạn kiệt khi ở dưới đất hay trong các hầm trên mặt đất
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG
HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm cơ sở
pháp lý để quản lý môi trường (kiểm tra, kiểm soát môi trường, xử lý các vi phạm môi trường và
đánh giá tác động môi trường…)

Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí

Tiêu chuẩn về tiếng ồn

Tiêu chuẩn về nước


Tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất

Tiêu chuẩn về chất thải rắn
Tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ
thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa
học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Tùy
theo đối tượng nghiên cứu mà ta áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn môi trường để đánh giá. Hiện
nay ở nước ta cùng tồn tại nhiều bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường như:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành năm 2008;
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường trong các cơ sở sản xuất do Bộ Y tế ban hành
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường (với các đối tượng chưa chuyển thành quy chuẩn kỹ thuật)

Chú ý: Đối tượng của QCVN về môi trường quy định cho các thành phần của môi trường tự nhiên không
thuộc trong phạm vi khu vực lao động trong các nhà máy xí nghiệp hay nói một cách khác là các thành
phần môi trường nằm bên ngoài tường bao của nhà máy. Nó bao gồm các thông số đánh giá chất lượng
không khí xung quanh, chất lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, nước thải đặc trưng cho từng
ngành sản xuất đặc trưng, nước mặt, nước ngầm, nước sinh hoạt,…Môi trường trong phân xưởng sản
xuất (môi trường lao động) áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động của Bộ Y tế ban hành. Do đó khi
đánh giá chất lượng môi trường cần phải áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp.
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG
HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
Phân loại theo lượng chất ô nhiễm

Nồng độ

Tải lượng
Phân loại theo theo phạm vi áp dụng, tiêu chuẩn môi trường không khí gồm:

Môi trường không khí xung quanh, giao thông...


Môi trường vệ sinh lao động tại các vị trí làm việc trong khu vực sản xuất hoặc nhà máy, xí
nghiệp.

Môi trường nguồn thải: đối với khí thải từ ống khói của nhà máy (nguồn tĩnh), từ ống xả của
xe (nguồn động)...
Danh mục các tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
/>ví dụ về một số TCVN
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nguồn thải: đối với khí thải từ ống khói của nhà máy, từ ống xả của xe…
TCVN 5939 : 2005. Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Thay thế TCVN
5939-1995, 6991-2001, 6992-2001, 6993-2001.
TCVN 5940 : 1995. Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ. Thay thế TCVN
5940-1995, 6994-2001, 6995-2001, 6996-2001.
TCVN 6438 :1998. Chất lượng không khí – khí thải phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn tối đa cho phép.
TCVN 6560 :1999. Chất lượng không khí. Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Giới hạn cho phép.
TCVN 5947 :1996. Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn phát thải đối với phương tiện vận tải đường bộ -
Ngày 18/7/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT về việc Ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường. Các QCVN sẽ thay thế cho các TCVN
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG
HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
QCVN 01:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su.
QCVN 02:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.
QCVN 03:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
QCVN 04 : 2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất
QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô
cơ;

QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu
cơ;
QCVN 21: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa
học;
QCVN 22: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện;
QCVN 23: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng;
QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
QCVN 25: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG
HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biển thủy sản.
QCVN 12:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.
QCVN 13:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may.
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

BỘ Y TẾ BAN HÀNH
QCVN 01:2009/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG do Cục
Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số:
04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
QCVN 02:2009/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT do
Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số:
05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
Các QCVN đều có hiệu lực từ ngày 1/1/20010
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Các báo cáo môi trường quốc gia của Việt Nam hàng năm được thực hiện theo chủ điểm, mỗi đối
tượng sẽ được theo dõi và thực hiện báo cáo theo chu kỳ 10 năm / lần và lập báo cáo theo mô
hình DPSIR (động lực – áp lực – hiện trạng – tác động – đáp ứng)
Ví dụ: với Khu công nghiệp mô hình DPSIR được hiểu là: Động lực là sự phát triển của các KCN và
hoạt động sản xuất, nhu cầu của thị trường, điều kiện hạ tầng,.. Các hoạt động sản xuất của các KCN
thải ra các nguồn thải (nước thải, khí thải, tiếng ồn và chất thải rắn) gây ra Áp lực làm biến đổi hiện
trạng ô nhiễm môi trường. Nguồn thải được đặc trưng bằng tổng lượng thải theo từng chất ô nhiễm.
Hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh được đánh giá thông qua các thông số như: TSP, NO2,
CO, SO2, tiếng ồn,... (đối với môi trường không khí và tiếng ồn) và COD, BOD5, SS, tổng N, tổng P,
Coliform, độ màu,... (đối với môi trường nước), lượng thải và thành phần chất thải rắn (đối với chất thải
rắn). Tác động của ô nhiễm môi trường được phân tích qua các thiệt hại kinh tế, các vấn đề xã hội nảy
sinh do ô nhiễm môi trường KCN và tỷ lệ cộng đồng dân cư mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi
trường. Đáp ứng là các giải pháp tổng hợp cải thiện chất lượng môi trường KCN như các chính sách,
pháp luật, thể chế có liên quan để đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các hành động giảm
thiểu, các hoạt động về quản lý, kiểm soát môi trường KCN.
Các báo cáo trên cùng với các phóng sự môi trường, báo cáo điều tra của cảnh sát môi trường,
kết quả quan trắc môi trường … có thể tổng kết sơ lược về hiện trạng môi trường ở Việt Nam ở 3
dạng môi trường Không khí, Nước và Đất .
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG

Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam

Báo cáo môi trường quốc gia 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam

Báo cáo môi trường quốc gia năm 2007 "MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ VIỆT NAM”

Báo cáo môi trường quốc gia 2006: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 3 LƯU VỰC SÔNG: CẦU, NHUỆ - ĐÁY, HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI


Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005

×