Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đánh giá tác động môi trường không khí do việc gia tăng nhiệt độ, gia tăng mật độ các chu kì của en so, do biến đổi thời tiết, khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.63 KB, 17 trang )

Đánh giá tác động đến môi trường không khí do việc gia tăng nhiệt độ, gia tăng mật độ các
chu kỳ tác động của ENSO; do biến đổi thời tiết, khí hậu (cường độ gió, lượng mưa …)
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I ...................................................................................................................... 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH SÓC TRĂNG ........................................................................................................ 3
I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ...................................................................................... 3
I.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 3
I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ........................................................................... 3
I.1.3. Đặc điểm địa chất ........................................................................................... 4
I.1.4. Đặc điểm khí hậu, chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng .................................. 4
I.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM 2006 – 2010 TỈNH SÓC
TRĂNG ...................................................................................................................... 5
I.2.1. Tốc độ tăng trưởng – chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................... 5
I.2.2. Về phát triển văn hóa – xã hội, thể thao và du lịch .......................................... 7
CHƯƠNG II .................................................................................................................... 9
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ DO VIỆC GIA TĂNG
NHIỆT ĐỘ, GIA TĂNG MẬT ĐỘ CÁC CHU KỲ CỦA ENSO; DO BIẾN ĐỔI
THỜI TIẾT, KHÍ HẬU .................................................................................................. 9
II.1. DIỄN BIẾN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI TỈNH
SÓC TRĂNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ................................................... 9
II.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới ........................................................ 9
II.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam ....................................................... 9
II.1.3. Các biểu hiện biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, KTXH tỉnh Sóc
Trăng ....................................................................................................................... 9
II.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ DO VIỆC GIA TĂNG
NHIỆT ĐỘ, GIA TĂNG MẬT ĐỘ CÁC CHU KỲ CỦA ENSO; DO BIẾN ĐỔI
THỜI TIẾT, KHÍ HẬU ............................................................................................. 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
Đánh giá tác động đến môi trường không khí do việc gia tăng nhiệt độ, gia tăng mật độ các
chu kỳ tác động của ENSO; do biến đổi thời tiết, khí hậu (cường độ gió, lượng mưa …)
MỞ ĐẦU
Không khí là một trong các thành phần vô cùng quan trọng của môi trường và nó
đặc biệt cần thiết đối với sự sống trên trái đất, trung bình mỗi người trong một ngày
dùng hết trên 40m
3
không khí, sự thay đổi môi trường không khí sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến môi trường và sự sống xung quanh. Bên cạnh đó, nó còn tác động đến nền kinh tế
toàn cầu, an ninh lương thực và sự phát triển bền vững. Hiện nay, tình hình thời tiết khí
hậu ngày càng khắc nghiệt hơn và không theo một quy luật nào và đang là mối hiểm họa
mang tính chất toàn cầu, tác động trực tiếp đến môi trường sống mà đặc biệt là môi
trường không khí cả nước Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Chính vì
vậy, cần có sự “Đánh giá tác động đến môi trường không khí do việc gia tăng nhiệt
độ, gia tăng mật độ các chu kỳ tác động của ENSO; do biến đổi thời tiết, khí hậu” để
giúp các cơ quan chức năng tỉnh nhận định rõ ràng hơn, đề ra và triển khai những giải
pháp nhằm ứng phó kịp thời.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
2
Đánh giá tác động đến môi trường không khí do việc gia tăng nhiệt độ, gia tăng mật độ các
chu kỳ tác động của ENSO; do biến đổi thời tiết, khí hậu (cường độ gió, lượng mưa …)
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG
I.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.1.1. Vị trí địa lý
Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên 3.311,76 km

2
, xấp xỉ 1% diện tích
của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2009 là
1.293.165 người.
Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Sóc Trăng và các
huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm,
Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề, trong đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị –
kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL:
- Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu.
- Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km.
I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần đất
bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía
Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với mực
nước biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của tỉnh có dạng
hình lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển
Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sông, biển.
Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:
- Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành,
Thạnh Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập
dài vào mùa mưa.
- Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu,
Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 – 2 m, giồng cát cao đến
2m.
- Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
3

Đánh giá tác động đến môi trường không khí do việc gia tăng nhiệt độ, gia tăng mật độ các
chu kỳ tác động của ENSO; do biến đổi thời tiết, khí hậu (cường độ gió, lượng mưa …)
Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương
thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là
vào mùa khô.
Địa hình vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3 mức độ sâu:
- Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng. Khu
vực cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động
lực sông biển, có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch.
- Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc. Địa hình khu vực cửa
sông (phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây Nam. Đây là giới hạn ngoài của khu
vực lắng đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời
gian.
- Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số
khu vực phân bố các cồn ngầm thoải.
I.1.3. Đặc điểm địa chất
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng được
hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần
mặt đất ở phía Bắc đồng bằng cho đến độ sâu khoảng 1.000 m ở gần bờ biển. Các dạng
trầm tích có thể chia thành những tầng chính sau:
- Tầng Holocene: nằm trên mặt, thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát.
Thành phần hạt từ mịn tới trung bình.
- Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển.
- Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.
- Tầng Miocene: có chứa sét và cát hạt trung bình.
I.1.4. Đặc điểm khí hậu, chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng
I.1.4.1. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia làm
hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,6°C (năm 2008). Nhiệt độ cao nhất trong
năm vào tháng 4 (28,2°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (25,4°C).
- Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 – 150
kcal/cm
2
. Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao
nhất thường vào tháng 3 là 282,3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141,5 giờ.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 – 2.230 mm, chênh lệch lớn
theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp
nhất 75% vào mùa khô).
- Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng
gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa
rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
4
Đánh giá tác động đến môi trường không khí do việc gia tăng nhiệt độ, gia tăng mật độ các
chu kỳ tác động của ENSO; do biến đổi thời tiết, khí hậu (cường độ gió, lượng mưa …)
mùa Tây Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ
yếu với tốc độ gió trung bình là 1,77m/s.
- Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài
liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc
Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn.
Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng
gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
I.1.4.2. Đặc điểm chế độ thủy, hải văn
Sông rạch tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau.
Đỉnh triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng 5, 8),
chân triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103 cm (tháng 6), biên độ triều

trung bình từ 194 – 220 cm.
Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn
giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Dòng cửa
sông Hậu khá mạnh vào mùa mưa, ảnh hưởng ra xa quá 4 hải lý, đây cũng là thời kỳ
mùa lũ ở sông Hậu. Dòng tổng hợp ven bờ khoảng 1m/s. Dòng hải lý theo mùa và dòng
chảy ven bờ lấn át dòng chảy sông tại vùng cửa Định An – dòng chảy theo hướng Tây –
Nam là chủ yếu trong mùa khô và theo hướng Đông – Bắc trong mùa mưa.
Do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sông trong năm có
thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa, có thể sử
dụng cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển bị nhiễm mặn quanh năm, do đó
không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo
thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.
I.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM 2006 – 2010 TỈNH
SÓC TRĂNG
I.2.1. Tốc độ tăng trưởng – chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Quy mô GDP (giá so sánh năm 1994)
+ Năm 2006 là 7.586 tỷ đồng (khu vực I là 4.456 tỷ đồng, khu vực II là 1.462 tỷ
đồng và khu vực III là 1.668 tỷ đồng).
+ Ước thực hiện năm 2009 là 10.296 tỷ đồng (khu vực I là 5.283 tỷ đồng, khu vực
II là 2.204 tỷ đồng và khu vực III là 2.808 tỷ đồng).
- Kế hoạch năm 2010 là 11.222 tỷ đồng (khu vực I là 5.450 tỷ đồng, khu vực II là
2.466 tỷ đồng và khu vực III là 3.305 tỷ đồng).
- Tốc độ tăng trưởng GDP (giá so sánh năm 1994): năm 2006 là 12,86%, ước thực
hiện năm 2009 là 8,5% dự kiến năm 2010 là 9%.
- GDP bình quân đầu người: Năm 2006 là 524 USD, ước thực hiện năm 2009 là
819 USD, kế hoạch năm 2010 là 880 USD (giá hiện hành).
Bảng: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2010
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2010 Tốc độ phát triển
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

5
Đánh giá tác động đến môi trường không khí do việc gia tăng nhiệt độ, gia tăng mật độ các
chu kỳ tác động của ENSO; do biến đổi thời tiết, khí hậu (cường độ gió, lượng mưa …)
bình quân 2006 –
2010(%)
Tổng số Triệu đồng 6.722.522 11.222.883 110,79
1 Khu vực I - 4.033.138 5.450.725 106,21
2 Khư vực II - 1.276.831 2.466.725 114,08
3 Khu vực III - 1.412.553 3.305.433 118,53
Nguồn: Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 tỉnh Sóc
Trăng, UBND tỉnh Sóc Trăng, năm 2009
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (giai đoạn 2006 – 2010) là
10,79%, so với chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ là 13 – 14%, thấp hơn 3 – 4%. Khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 6,21%, khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 14,08% và khu vực dịch vụ tăng 18,53%.
Nếu tính theo giá thực tế thì GDP bình quân đầu người tăng nhanh, từ 455 USD
năm 2005 tăng lên 880 USD năm 2010 (Nghị quyết là 900 USD/người/năm, đạt 97,78%
so với Nghị quyết). Đồng thời, nếu ước dân số theo sơ bộ điều tra 01/04/2009 thì GDP
bình quân đầu người đạt 915 USD vào năm 2010, vượt so với Nghị quyết đầu nhiệm kỳ
đề ra.
I.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ước thực hiện năm 2009, cơ cấu 3 khu kinh tế như sau: khu vực I chiếm 46,31%,
khu vực II chiếm 20,51% và khu vực 3 chiếm 33,18%; kế hoạch năm 2010 cơ cấu kinh
tế 3 khu vực tương ứng là 43,48% - 20,97% – 35,55%. So với năm 2005 (với tỷ lệ lần
lượt của 3 vùng tương ứng là 57,70%, 19,76% và 22,54%) thì sau 5 năm, khu vực I
giảm 14,22%, khu vực II tăng 1,21% và khu vực III tăng 13,01%. Mục tiêu Nghị quyết
cơ cấu GDP khu vực I, II, III tương ứng là 39 – 40%; 30 -31% và 29 – 30%, như vậy
đến năm 2010 khả năng chuyển dịch cơ cấu khu vực I khó đạt chỉ tiêu đề ra.
Bảng: Số liệu cơ cấu kinh tế 2005 - 2010
STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2005 TH 2008 UTH 2009 KH 2010

% 100,00 100,00 100,00 100,00
1 Khu vực I - 57,70 50,43 46,31 43,48
2 Khu vực II - 19,76 19,04 20,51 20,97
3 Khu vực III - 22,54 30,52 33,18 35,55
Nguồn: Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 tỉnh Sóc
Trăng, UBND tỉnh Sóc Trăng, năm 2009
- Khu vực I: chiếm trên 50% cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất bình quân trên một
ha đất nông nghiệp năm 2005 là 34,3 triệu đồng/ha tăng lên 59 triệu đồng/ha vào năm
2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 11,46% (mục tiêu Nghị quyết giá trị
sản xuất bình quân trên một ha đất nông nghiệp đạt 50 triệu đồng trở lên).
- Khu vực II: giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,41%;
trong đó ngành công nghiệp địa phương tăng trưởng khá và đóng góp tích cực hơn trong
cơ cấu kinh tế tỉnh (tăng trưởng bình quân 14,05%).
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
6

×