Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bộ tài liệu chuẩn ôn thi tốt ngiệp môn ngữ văn lớp 12 năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.68 KB, 23 trang )

Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
********************************

TÀI LIỆU ÔN THI TNTHPT
MÔN NGỮ VĂN 12
****
TÀI LIỆU ÔN THI TNTHPT
DÙNG CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
THỰC HIỆN DẠY VÀ HỌC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG.
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm giúp giáo viên và học sinh thuận tiện trong việc
giảng dạy học ôn tập kì thi tốt nghiệp sắp tới, tôi biên sọan
cuối tài liệu này.Về cơ bản ,tài liệu Ngữ Văn 12 có các phần:
1 .VĂN HỌC VIỆT NAM 2.VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
(có chi tiết đầy đủ hướng dẫn lời giải cách làm )
Một số bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học , thơ và CÂU
HỎI KIẾN THỨC MỚI . Dù đã cố gắng, kể cả việc tham khảo
nhiều bài viết rất quý báu của các CHUYÊN GIA GIÁO SƯ
- TIẾN SĨ - THẠC SĨ đồng nghiệp khác, nhưng do thời gian
có hạn nên bản thân nhóm người soạn đã đưa một số tác
giả tác phẩm quan trọng và phương pháp làm văn nghị luận
văn học, số lượng, chất lượng câu hỏi văn học nước
ngoài….


Nhân đây tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn đối với một số Gs -Ts
-Thạc sĩ- Cử nhân sư phạm cao cấp, các thầy cô giáo dạy bộ
môn Ngữ văn THPT các trường trong cả nước đã nhiệt tình
giúp đỡ nhóm tác giả hoàn thành tài liệu này! Hi vọng tài
liệu này sẽ giúp các quý thầy cô và các em HS trong cả
nước có bộ tài liệu có chất lượng dạy và học ôn thi tốt nhất
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
1
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
đạt hiệu quả cao nhất trong kì thi TỐT NGHIỆP THPT
2014 .

*********************************************
MỤC LỤC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014
Câu (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam
và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
1 .VĂN HỌC VIỆT NAM
- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn
Đồng
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
2.VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
- Thuốc - Lỗ Tấn
- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.
Câu (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội
ngắn (không quá 400 từ).
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Câu ( 5,0 điểm).Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị
luận văn học.
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương
trình đó.
- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
2
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn
Đồng Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
(Nguồn từ “Cấu trúc đề thi TNTHPT của Bộ giáo dục & Đào tạo”
ngày 31tháng 3 Năm 2014)
**************************************************
PHẦN 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
A/ CÁCH LÀM BÀI NLXH THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI
TNTHPT
I/ NHỮNG DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP
Đề 1: Viết bài văn nghị luận tình bày suy nghĩ của anh/chị về phương
châm “ Học đi đôi với hành”.
Đề 2: Hãy viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của
anh/chị về vai trò của việc tự học đối với học sinh hiện nay.
Đề 3: Có người cho rằng “ Vào đại học là con đường lập thân duy nhất
hiện nay”.
Hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về quan niệm trên .
Đề 4: Hàng năm, cứ đến kì tuyển sinh Đại học – Cao đẳng, trên cả nước
ta lại có phong trào “Tiếp sức mùa thi”. Hãy viết bài văn nghị luận
trình bày suy nghĩ của anh/chị về phong trào đó.
Đề 5: Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình
trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay.
II/ HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM BÀI.

 Bước 1 : Tìm hiểu đề .
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
3
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
1/ Xác định dạng đề:
- Cần xác định rõ một trong hai dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí ( đề 1,đề 2,đề 3) hay nghị luận về một hiện tượng đời sống ( đề
4,đề 5,). Nếu là nghị luận về một tư tưởng đạo lí thì cần xác định rõ : có
câu trích ( đề 1) hay không có câu trích (đề 2)
- Để phân biệt dạng đề, cần chú ý:
+ Đề bài yêu cầu bàn về một tư tưởng, quan niệm thì đó là đề nghị luận
về một tư tưởng, đạo lí . Tư tưởng, quan niệm ấy có khi thể hiện qua một
câu trích, có khi người viết phải bày tỏ ( đề 2 : việc tự học rất quan
trọng) .
+ Nếu đề bài yêu cầu bàn về một hiện tượng, sự việc mang tính thời sự,
được nhiều người quan tâm; hoặc bàn về hành vi, thái độ, tốt xấu của
con người thì đó là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống
2/ Xác định các yêu cầu của đề:
- Có ba yêu cầu cần xác định: Nội dung, thao tác nghị luận, phạm
vi tư liệu.
- Ở dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí, cần hiểu rõ tư tưởng đó
là như thế nào? Tư tưởng đó đúng hay không đúng? Bài làm cần có
những ý nào?
- Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thì cần hiểu rõ hiện
tượng đó tốt hay xấu? Bài văn cần có những ý nào?
 Bước 2 : Lập dàn ý
(Học sinh phải hiểu và học thuộc cấu trúc bài văn như một “công thức
chung”.)
CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG (HT) ĐỜI

SỐNG
1/ Mở bài:
- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng.
- Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt,
cần học tập, phát huy, hay xấu, nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ
ngữ phù hợp với đề bài).
2/ Thân bài: ( 4 ý cơ bản )
Ý HIỆN TƯỢNG XẤU HIỆN TƯỢNG
TỐT
1 Thực trạng (giải thích, nêu
biểu hiện)
Thực trạng (giải thích, nêu
biểu hiện)
2 Những nguyên nhân của HT Phân tích ý nghĩa, tác dụng
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
4
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
của HT
3 Những hậu quả của HT Phê phán hiện tượng trái
ngược
4 Đề xuất biện pháp khắc phục
HT
Đề xuất phương hướng rèn
luyện.
3/ Kết bài:
Kết luận chung về hiện tượng. Cảm nghĩ cá nhân.
CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (TTĐL)
1 / Mở bài:
- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí

- Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích.
Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nhận định phù hợp với
đề bài.
2/ Thân bài. ( 4 ý cơ bản )
Ý TƯ TƯỞNG ĐÚNG TƯ TƯỞNG
KHÔNG ĐÚNG
1 Giải thích đề Giải thích đề
2 Phân tích những mặt đúng (lí lẽ,
dẫn chứng), chỉ ra ý nghĩa, tác
dụng của TTĐL.
Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác
hại của TTĐL.
3 Phân tích mặt tiêu cực: Bác bỏ
những tư tưởng sai lệch, chỉ ra
tác hại.
Nêu quan niệm đúng có liên quan
đến tư tưởng, chỉ rõ ý nghĩa, tác
dụng.
4 Rút ra bài học nhận thức và
hành động
Rút ra bài học nhận thức và hành
động
3/ Kết bài: Nhận định chung, cảm nghĩ chung về tư tưởng, đạo lí.
 Bước 3 : Viết thành bài văn hòan chỉnh, đọc lại, chỉnh sửa.
LƯU Ý :
- Phải có sự phân cách rõ ràng giữa các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Mỗi ý ở thân bài phải viết thành một đọan văn riêng.
- Đề văn NLXH rất đa dạng, cần biết cập nhật thông tin, nhận diện đề
để làm bài.
************** ĐỂ CÓ TRỌN BỘ TÀI LIỆU XIN VUI LÒNG LIÊN

HỆ
ĐT 0168.921.8668
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
5
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
*************************************************************
*************************************************************
***********************************************
CÒN NỮA XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐT 0168.921.8668
PHẦN 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
A/ CÁC TÁC PHẨM THƠ.
( ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT 15 BÀI VÀ LỜI GIẢI HƯỚNG DẪN )
VĂN HỌC VIỆT NAM
Bài 1. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975
a * Hoàn cảnh lịch sử
- 9.1945, nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam DCCH ra đời.
- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến
thắng Điện Biên Phủ.
- 7.1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền. - hai nhiệm vụ chiến lược: vừa
sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho
miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.
- Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của
nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
b*Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó
sâu nặng với vận mệnh chúng của đất nước
2. Nền văn học hướng về đại chúng

3. Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn.
c *Những nét lớn về thành tựu
1. Đội ngũ nhà văn ngày một đông đảo, xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn trẻ
tài năng. Nhà văn mang tâm thế: nhà văn - chiến sĩ, có sự kế thừa và phát trriển
liên tục.
2. Về đề tài và nội dung sáng tác
- Hiện thực cách mạng rộng mở, đề tài đa dạng, bám lấy hiện thực cách mạng để
phản ánh

- Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của đất nước
và con người Việt Nam.
- Tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp của con người mới.
- Lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
6
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
3. Về mặt hình thức thể loại và tác phẩm
- Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết,
thanh thoát
- Thơ là thành tựu nổi bật nhất. Thơ anh hùng ca, thơ trữ tình. Chất trí tuệ,
trong thơ. Mở rộng câu thơ. Hình tượng người lính và người phụ nữ trong thơ.
- Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký… phát triển mạnh, có nhiều tác
phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình yêu. Nghệ
thuật kể chuyện, bố cục, xây dựng nhân vật… đổi mới và hiện đại…
- Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật… có nhiều công trình khai
thác tính truyền thống của văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới.
B. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 1975 - XX
a * Hoàn cảnh lịch sử

- 1975, đất nước hoàn toàn độc lập.
- 1986, đất nước bước sang giai đoạn đổi mới và phát triển
- Đời sống và hiện thực xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực
-> Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền
văn học
b*Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ
1975 - XX
- Về đề tài và khuynh hướng sáng tác:
+ Khuynh hướng đi sâu vào hiện thực đời sống, đi sâu vào cái tôi cá nhân
với những mưu thuẫn, những mối quan hệ của đời sống xã hội.
+ Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh với những góc độ khác nhau, nhiều
chiều
+ Khuynh hướng nhạy cảm với hiện thực với những vấn đề mới mẻ đặt ra
cho hiện thực đời sống xã hội
- Về tác phẩm và thể loại:
+ Nhiều tác phẩm đã có bước chuyển biến về sự đổi mới trong nghệ thuật
+ Thơ ca và truyện ngắn đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới
văn học
+ Những tác giả trẻ đã có những bước đột phá, tìm tòi để cách tân trong
nghệ thuật
2. NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
I. Những kiến thức cơ bản:
1. Quan điểm sáng tác văn học:
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
7
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
- HCM coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp
cách mạng. Người quan niệm: nhà văn là chiến sĩ - văn hoá văn nghệ là một mặt
trận

- Người đặc biệt chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Theo
Người tính chân thật là cái gốc nảy nở nhiều vấn đề “chớ mơ mộng nhiều quá mà
cái chất thật của sinh hoạt rất ít”
- HCM luôn chú ý đến đối tượng sáng tác
2. Sự nghiệp văn học: Những đặc điểm cơ bản về sự nghiệp văn học của
Người?
-Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Đó là những áng văn
chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu. (Tuyên ngôn độc
lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ td Pháp)
-Truyện và kí: chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại.
(Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành )
-Thơ ca: (lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương HCM) phản ánh
khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong nhiều
hoàn cảnh khác nhau.
3. Phong cách nghệ thuật:
Đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn chương của NAQ _HCM?
Phong cách đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc giữa ctrị và văn chương,
giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. ở mỗi loại lại có phong
cách riêng, độc đáo hấp dẫn.
-Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực
tiễn.
-Truyện kí rất chủ động và sáng tạo. lối kể chân thực, tạo không khí gần
gũi,có khi giọng điệu châm biếm, sắc sảo, thâm thuý và tinh tế. Truyện ngắn của
Người rất giàu chất trí tuệ và tính hiện đại.
-Thơ ca có phong cách đa dạng: nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm đạt
chuẩn mực cao về nghệ thuật, có những bài là lời kêu gọi dễ hiểu.
4. Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”
- Hoàn cảnh sáng tác: CM tháng Tám thắng lợi, chính quyền HN về tay nd.
Ngày 26/9/1945 Chủ tịch HCM từ chiến khu VB trở về HN. Tại căn nhà số 48 phố
Hàng Ngang, Bác soạn thảo TNĐL. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường BĐ HN thay

mặt Chính phủ lâm thời nước VN DC CH, Người đọc bản TNĐL. TNĐL tuyên
bố trước quốc dân và tg về sự ra đời của nước VN DC CH đồng thờ đập tan luận
điệu xảo trá của bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp.
- TNĐL là một văn bản chính luận mẫu mực, bố cục chặt chẽ, dânc chứng
xác thực, lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ.
- Nội dung:
+ Tg trích dẫn hai bản tuyên ngôn của P, Mĩ làm cơ sở lí luận cho bản TN
+ Đưa ra những dẫn chứng xác thực tố cáo tội ác thực dân P để vạch trần
luận điệu cướp nước của chúng.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
8
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
+ Khẳng định và tuyên bố quyền độc lập chính đáng của nd VN. Tg khẳng
định chính người Vn đã tự dành được quyền độc lập và sẽ bảo vệ nó đến cùng.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - HỒ CHÍ MINH
I. Hoàn cảnh lịch sử
-19/8/1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23/8/1945,
tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị. 25/8/1945, gần 1 triệu
đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không
đầy 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.
Cuối tháng 8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ
Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2/9/1945; tại quảng trường
Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập, Tự
do.
Bố cục
1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập (Từ đầu đến
“không ai chối cãi được”)

2. Bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh giành độc
lập của nhân dân ta (“Thế mà hơn 80 năm nay… Dân tộc đó phải được độc lập!”)
3. Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố với
thế giới (Phần còn lại).
Những điều cần biết
1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định
quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của
con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra
phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ
và Pháp, trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao
đẹp của thời đại, sau nữa là “suy rộng ra…” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền
bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế
giới.
Cách mở bài rất đặc sắc, từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư
tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các
dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định
một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của
con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.
Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với
nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời
bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
9
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh,
đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và
bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.
2. a. Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp.

- Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
- Năm tội ác về chính trị: 1- tước đoạt tự do dân chủ, 2- luật pháp dã man,
chia để trị, 3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4- ràng buộc dư luận và
thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
- Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất
cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén
khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm
cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.
- Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã
“bán nước ta 2 lần cho Nhật”.
- Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn
nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
b. Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không
phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật
hàng Đồng minh.
- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà
lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ.
- Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh
“quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”:
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc
đã gan góc về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được
tự do. Dân tộc đó phải được độc lập.
Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ
sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một
cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn.
3. Lời tuyên bố với thế giới
- Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành

một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên)
- Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên
bằng xương máu và lòng yêu nước).
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong
cách chính luận của Hồ Chí Minh
*Câu hỏi tham khảo
1) Chứng minh TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh) là một văn bản
chính luận mẫu mực…
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
10
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
2) Phân tích nghệ thuật của văn bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP…
BÀI 1: “TÂY TIẾN”
I. GIỚI THIỆU.
1/ Tác giả
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn
nhạc.
- Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, thơ
ông giàu chất nhạc, họa
- Các tác phẩm chính: Rừng về xuôi; Mây đầu ô Tây Tiến là bài thơ
tiêu biểu của Q.Dũng.
2/ Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời bài thơ
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối
hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực
lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa
bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở.
Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với
những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà

Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu
trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng
cảm.
- Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm
1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn
quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù
Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ
được in trong tập “Mây đầu ô”(1986)
b. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ
Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về
những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên
nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình, thơ
mộng.
II/ CÁC Ý CỤ THỂ
1/ Những cuộc hành quân gian khổ của đòan quân Tây Tiến trong
khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
- Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết bao trùm
cả khộng gian và thời gian.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
11
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
chơi vơi"
- Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén được, nhà thơ thốt lên
thành tiếng gọi “TT ơi!”. - Hai chữ “ chơi vơi” vẽ ra trạng thái cụ thể
của nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ da diết, lửng lơ, mênh mang khôn cùng.
- Nỗi nhớ ấy khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm liên tiếp
xuất hiện:
Sài Khao

mưa xa khơi”
+ Đọan thơ này là minh chứng cho câu “ trong thơ có họa”.Tác giả đã
vẽ ra một bức tranh hòanh tráng để diễn tả sự hiểm trở và dữ dội,
hoang vu và heo hút nhưng cũng khá thơ mộng của địa bàn mà đòan
quân TT họat động. Đó là nơi có “sương lấp”, có ”hoa về trong đêm
hơi”.Nhưng, nổi bật nhất là những từ ngữ có giá trị tạo hình “khúc
khuỷu, thăm thẳm, cồn mây súng ngửi trời”. Địa hình ở đây thật hiểm
trở, trùng điệp, cao, sâu khôn cùng.
+ Hai từ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên, tinh nghịch và sáng tạo.
Núi cao tưởng như chạm mây, mây tụ lại thành cồn heo hút. Người lính
hành quân trong địa hình ấy khác nào đang đi trong mây, nòng súng
chạm đỉnh trời!
- Câu thơ “ Ngàn xuống” như bẻ đôi một đường thẳng ra mà gấp
khúc lại, nhằm tạo dốc núi lên thì cao vút, xuống thì thẳng đứng. Nó làm
ta liên tưởng tới câu thơ trong “Chinh phụ ngâm”: Hình khe thế núi
gần xa – Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao.
- Còn câu “ Nhà ai khơi” lại giúp ta hình dung cảnh người lính TT
dừng chân bên đồi, phóng tầm mắt ra xa, họ thấy trong không gian mịt
mù mưa sa có những ngôi nhà thấp thóang ẩn hiện.
=>NX: Những câu thơ này tạo một sự hài hòa khá đặc biệt. Sau các câu
có những từ ngữ gân guốc, trúc trắc là một câu mềm mại tòan thanh
bằng.
-Trong không gian và thời gian ấy, luôn có những mối đe dọa đáng sợ:
Chiều chiều
trêu người.”
Từ “chiều chiều”, “đêm đêm” như nhấn mạnh sự thường trực của
những âm thanh rùng rợn phát ra từ tiếng thác chảy và tiếng gầm của
vị chúa sơn lâm.
- Trong những cuộc hành quân qua những vùng hiểm trở, người lính
TT phải đối diện với những gian khó nhọc nhằn, thậm chí những hi

sinh: “đòan quân mỏi”, “không bước nữa”, “bỏ quên đời”. Bằng cảm
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
12
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
hứng lãng mạn, nhà thơ đã dùng từ” bỏ quên đời” để chỉ cái chết. Cách
nói ấy làm cái chết trở nên thanh thản, nỗi mất mát như vơi đi phần
nào.
- Tuy nhiên, hai câu kết lại vẽ ra một cảnh tượng thật đầm ấm:
“Nhớ ôi
thơm nếp xôi”
Khói cơm nghi ngút và mùi hương của lúa nếp như xua tan đi những
mệt nhọc trên khuôn mặt họ.
Nx: Trong nỗi nhớ quay quắt của nhà thơ, thiên nhiên núi rừng miền
TB nước ta và nước Lào hiện lên thật dữ dội mà thơ mộng, khắc nghiệt
và bí hiểm như muốn thử thách ý chí và sức mạnh của con người.
Nhưng, dù có mất mát, hi sinh, đòan quân TT đã vượt qua tất cả bằng
sự tin tưởng trẻ trung và ý chí kiên cường, sẵn sàng “ đâu có giặc là ta
cứ đi”
2/ Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh
sông nước TB thơ mộng.
a/ Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ.
“Doanh trại
xây hồn thơ.”
- Cả doanh trại bừng sáng sôi nổi hẳn lên khi đêm VN bắt đầu.
- Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm VN là những cô gái nơi núi
rừng bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy. Họ vừa e thẹn
vừa tình tứ trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ. Điều đó đã thu hút cả
hồn vía những chàng trai TT.
- Hai chữ “ kìa em” thể hiện cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên vừa say

mê, vui sướng.
- Những điệu khèn, điệu nhạc như nâng cánh cho tâm hồn của các chiến
sĩ TT “xây hồn thơ”. Họ như đang quên hết thực tại chiến đấu mà thả
hồn vào những làn điệu âm nhạc của những người dân Tây Bắc, mà mơ
mộng, mà hát ca.
=> Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, thi trung hữu nhạc, tác giả đã làm
nổi bật vẻ đẹp giàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên
giới cùng tình cảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời,
yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến
b/ Cảnh một chiều sương phủ trên sông nước mênh mang.
- Không gian trên dòng sông, cảnh vật Châu Mộc hiện lên thật mờ ảo,
thơ mộng nhuốm màu huyền thoại.
“ Người đi
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
13
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
nẻo bến bờ”
- Cảnh TN thơ mộng, tĩnh lặng, đẹp như cảnh thần tiên cổ tích. Người
đi Châu Mộc là ai? Hồn lau nào xào xạc bên bờ? Dáng người nào chèo
thuyền? Tất cả chỉ là kí ức được gợi lại.
- Cảnh được phủ bởi một màn sương chiều đang dâng lên. Như hòa
nhập với cảnh, với người, những bông hoa cũng “đong đưa” làm dáng.
3/ Chân dung người lính TT.
- Nếu như các đọan thơ trên chủ yếu nói về thiên nhiên TB, thì đọan thơ
thứ ba khắc họa rõ nhất chân dung người lính TT :
“TT đòan binh
độc hành”
- Những từ Hán Việt làm tăng vẻ đẹp hào hùng bi tráng của chân người
lính. Còn những từ thuần Việt lại cân bằng tính chân thực của c/s hiện

thực thời chiến. Điều đó làm bức chân dung tập thể vừa tổng hợp vừa
cụ thể chân thực.
Đây là đòan quân lạ: “không mọc tóc”.Vì họ bị sốt rét làm rụng tóc,
hoặc họ cạo trọc tóc để dễ đánh giáp lá cà. Nhưng đó là cái lạ hoá, gân
guốc bắt nguồn từ hiện thực đến từng chi tiết. « Không mọc tóc » là hậu
quả của trận sốt rét rừng. Rồi trải qua nơi rừng thiêng nước độc, gian
khổ thiếu thốn, thuốc men không có
- Câu “ Quân xanh hùm” có 2 ý:
+ Tình rạng sức khỏe tồi tệ của họ. Nhiều bài thơ chống Pháp từng nói
tới hiện thực này.
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ.
(Tố Hữu)
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt rung người vầng trán ướt mồ hôi”
(Chính Hữu)
+ Phẩm chất tinh thần phi thường của họ. Nghĩa là sau vẻ bề ngòai xanh
gầy của họ tóat ra một nội lực, một khí thế mạnh mẽ, quyết liệt. “Dữ oai
hùm” là cách nói cường điệu, lãng mạn. Thiên nhiên và hòan cảnh khắc
nghiệt, gian khổ chỉ có thể mài sắc ý chí chiến đấu, chứ không thể bẻ gãy
hoặc làm nhụt chí họ. Họ là những chiến binh dũng cảm, đáng gờm đối
với kẻ thù.
- Vẻ bên ngòai cứng rắn ấy cũng giấu một đời sống nội tâm phong phú,
bay bổng , lãng mạn. Hai câu “Mắt trừng kiều thơm” tả tâm trạng
trằn trọc, nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người thương của họ. Tâm hồn nhọ
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
14
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
mang những khao khát đời thừơng như bất cứ chàng trai tuổi đôi mươi

nào. Phải yêu cuộc sống và nhiều khao khát thì người lính mới có nhiều
khao khát nhớ nhung như vậy. Và biết đâu, những giai nhân đất kinh
thành ấy đã động viên, nâng đỡ tinh thần họ trong những lúc gian khó
- Mạch thơ đang từ bay bổng, đằmn thắm viết về sự sống của người lính
bỗng chuyển sang nói về sự hi sinh mất mát. Câu « Rải rác biên cương
mồ viễn xứ » gồm nhiều từ Hán Việt đã tạo nên âm hưởng trang nghiêm
thiêng liêng khi nói về sự hi sinh. Họ là những người đã « quyết tử cho
Tổ quốc quyết sinh » trên chiến trường Tây Bắc. Và cho dù rất yêu cuộc
sống, nhưng khi cần, họ cũng biết chết cho Tổ quốc. Câu thơ « Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh » vang lên âm hưởng tráng sĩ thuở nào,
nhưng đó là một tâm trạng có thật của lớp thanh niên ra trận ngày ấy.
- Hai câu cuối đọan “ Áo bào độc hành” nói đến cái chết của họ.
+ Bút pháp lãng mạn, cảm hứng bi tráng đã giúp tác giả dựng lên cái
chết, sự hy sinh oanh liệt của chiến sĩ Tây Tiến. Cụm từ “áo bào”, “thay
chiếu” gần giống với điển tích trong thơ văn xưa:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”.
(Chinh phụ ngâm)
Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Nhưng nó cũng phản ánh một sự thật
đau lòng: người lính Tây Tiến ngã xuống không có một cỗ quan tài,
không một tấm chăn, manh chiếu để chôn, khi sống họ mặc như thế nào,
khi chết thì chôn như thế. Cách nói “anh về đất” là để giảm bớt sự bi
thương, cái chết trở nên nhẹ nhàng.
+ Sự hi sinh lớn lao anh dũng ấy hẳn là xứng đáng lãnh nhận một nghi
lễ đưa tiễn hào hùng của sông núi đất trời này. Sông Mã như thay mặt
TQ tiễn những người con ưu tú của mình về với đất bằng “khúc độc
hành” sôi sục, bi tráng, rắn rỏi , vững vàng.
Nx: Nội dung: Cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi lụy mà
thấm đẫm tinh thần bi tráng. Nghệ thuật: giọng điệu trang trọng, bút
pháp lãng mạn, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng,

kính cẩn của tg trước sự hi sinh của đồng đội.
4/ Lời thề gắn bó với TT.
"Tây Tiến người .
chẳng về xuôi"
- Tinh thần “một đi không trở lại” thấm nhuần trong tư tưởng và tình
cảm của họ.
-Đó là lời thề của họ sau khi đã hòan thành nhiệm vụ, trở về với đất
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
15
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
nước quê hương; thề với những đồng đội đã hi sinh, thề với lòng mình,
với quá khứ hào hùng.
- TT trở thành một phần trong tâm hồn của các anh. Cách nói “người đi
không hẹn ước”,
hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, mùa xuân chia phôi thăn thẳm chính
là thể hiện tâm trạng
buồn thương, luyến nhớ bâng khuâng khi nghĩ về một khỏang t/g đầy ắp
kỉ niệm.
III/ KẾT LUẬN.
Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa
thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên
nhiên núi rừng Tây Bắc hùnh vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính
mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài
đối với người đọc.
CÁC ĐỀ THƯỜNG GẶP, HƯỚNG DẪN HỌC BÀI, LÀM BÀI.
Câu hỏi thường gặp:
1/ Hòan cảnh ra đời bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng?
2/ Phân tích hình tượng người lính trong đọan 1 hoặc đọan 3.
3/ Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang

Dũng.
Hướng dẫn:
Câu 1: Trả lời theo phần I.2.a.
Câu 2: Cần học cả bài rồi dùng phần I và phần II.1 hoặc II.3 và phần
III để làm bài.
Câu 3 Cần học cả bài rồi dùng phần I và phần II.1 , 2, 3, kết hợp làm rõ
2 ý cơ bản: vẻ đẹp hào hùng, hào hoa; vẻ đẹp bi tráng của người lính
TT. Lấy phẩn III làm kết luận.
****************************** ĐỂ CÓ TRỌN BỘ TÀI LIỆU XIN
VUI LÒNG LIÊN HỆ
ĐT 0168.921.8668
***********************************************************
********
PHẦN 3: CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC
( 14 ĐỀ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN )
Phần: Văn học Việt Nam
Câu 1: Trình Bày những thành tựu của VHVN trong những chặng
đường từ 1945-1954 :
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
16
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
- Những ngày đầu đất nước độc lập: Văn học ca ngợi tổ quốc quần chúng
cách mạng thể hiện niềm tự hào dân tộc, kêu gọi toàn dân đoàn kết.
Tác phẩm tiêu biểu: “Huế tháng 8” của Tố Hữu, “Ngọn quốc kỳ” của
Xuân Diệu.
- Từ Cuối năm 1946: Văn học gắn bó và phản ánh cuộc khang chiến chống
Pháp, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào
dân tộc và niềm tin vào thắng lợi của kháng chiến. Nhiều thể loại văn học
cũng phát triển:

+ Về văn xuôi: Truyện ngắn và ký phát triển mạnh ở thời kỳ đầu, tác phẩm
tiêu biểu như: “Đôi Mắt” Nam Cao, “Làng” của Kim Lân, “Vùng Mỏ” của
Võ Huy Tâm…
+ Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc tiêu biểu như: “Cảnh khuya” của
Hồ Chí Minh, “Tây Tiến” của Quang Dũng, tập “Việt Bắc” của Tố Hữu…
+ Một Số vở kịch gây được sự chú ý như: “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy
Tưởng, “Chị Hòa” của Học Phi…
+ Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học: có một số tác phẩm có ý nghĩa
quan trọng của Trường Chinh, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai…
Câu 2: Trình bày những thành tựu của VHVN trong chặng đường từ
1955-1964:
- Các Thể loại văn học đều tập trung phản ánh công cuộc xây dựng CNXH ở
miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước:
- Văn xuôi đề tài mở rộng:
+ Đề tài về sự “đổi đời” của con người.
+ Đề tài về cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Đề tài về hiện thực đời sống trước cách mạng tháng 8.
+ Đề tài về công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Tác phẩm tiêu biểu: “Mùa Lạc” của nguyễn Khải, “Sống mãi với thủ đô”
của Nguyễn Huy Tưởng, “Vỡ bờ” của Nguyễn Đình Thi, “Sông Đà” của
Nguyễn Tuân.
- Thơ Phát triển mạnh: Nội dung phong phú, ca ngợi cuộc sống mới, con
người mới và niềm tin vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc; viết về
nổi đau chia cắt đất nước… Nhiều tập thơ có giá trị như: “Gió lộng” của Tố
Hữu, “Aùnh Sáng và Phù Sa” của Chế Lan Viên, “Đất nở Hoa” của Huy
Cận, “Gởi miền Bắc” của Tế Hanh…
Câu 3: Trình bày những thành tựu VHVN trong chặng đường từ 1965-
1975:
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
17

Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
- Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chủ đề bao trùm là
ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn Xuôi:
+ Viết về nhân dân miền Nam anh dũng có các tác phẩm như: “Người mẹ
cầm súng” của Nguyễn Thi, “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thanh,
“Hòn Đất” của Anh Đức…
+ Viết về nhân dân miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu có các tác phẩm
như: “Vùng trời” của Hữu Mai, “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh
Châu, “Bão biển” của Chu Văn…
- Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc: Nội dung chủ yếu là ca ngợi tổ
quốc, con người Việt Nam kiên cường bất khuất. Tác phẩm tiêu biểu như:
“Ra Trận”, “Máu và Hoa” của Tố Hữu, “Mặt Đường Khát Vọng” của
Nguyễn Khoa Điềm…
- Kịch: Nhiều vở kịch gây được tiếng vang như: “Quê Hương Việt Nam”
của Xuân Trình, “Đại đội trưởng của tôi” của Đào hồng Cẩm, “Đôi Mắt”
của Vũ Dũng Minh…
- Lý luận, Phê bình văn học: Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của
Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan viên…

ĐỂ CÓ TRỌN BỘ TÀI LIỆU XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
ĐT 0168.921.8668
PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
1. THUỐC
Lỗ Tấn
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
+ Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng,

tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc
của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô
vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược)
+ Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống
hiến cho dân tộc: từ nghề khia mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn
nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
18
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên
tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
+ Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong
toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân
mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
+ Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung
Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn
chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao
2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc
Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.
Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu
xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân
lại an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt
không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm
trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn
Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là
một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp:
cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Bố cục

+ Phần I: Thuyên mắc bệnh lao. Mẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ
hành hình người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Mua
thuốc)
+ Phần II: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho. Thuyên nghe
tim mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực, lại một cơn ho (Uống
thuốc)
+ Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên
“giặc” Hạ Du (Bàn về thuốc)
+ Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ trước hai nấm
mồ: một của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một
con đường mòn (Hậu quả của thuốc)
2. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
Nhan đề "Thuốc"
+ Thuốc, nguyên văn là "Dược" (trong từ ghép Dược phẩm), phản ánh một
quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn).
Nhận thức rõ thực trạng nhận thức của người dân Trung Quốc thời bấy giờ “ngu
muội và hèn nhát”, nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra vấn đề bốc
thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người
chú ý và tìm cách chạy chữa”. Tên truyện chỉ có thể dịch là Thuốc (Trương
Chính). Vị thuốc (Nguyễn Tuân) chứ không thể dịch là Đơn thuốc (Phan Khải).
Nhan đề truyện có nhiều nghĩa.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
19
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
+ Tầng nghĩa ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một
phương thuốc u mê ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho
bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị “không thể thiếu” là rễ cây nứa kinh sương
ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết oan uổng của ông cụ.
+ Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu

“Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy
ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là:
thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng
thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết
nó - đó là thứ thuốc mê tín.
+ Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc
quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như
vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc
độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng
bái là một thứ thuốc độc.
Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà
hộp bằng sắt không có sửa sổ.
+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người
cách mạng - một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông
dân Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang ) lại dửng
dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh Với hiện tượng chiếc bánh bao
tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi
sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm
cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần
chúng.
3. Ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du
+ Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là
công hiệu của “thứ thuốc đặc biệt” - chiếc bánh bao tẩm máu người.
+ Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyển
sang bàn về bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí.
+ Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn
là tên đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (cậu
Năm gù) và hai người chỉ có đặc điểm (“Người trâu hoa râm”, “anh chàng hai
mươi tuổi”).
+ Những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho ta thấy:

- Bộ mặt tàn bạo, thô lỗ của Cả Khang
- Bộ mặt lạc hậu cảu dân chúng Trung Quốc đương thời
- Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du
4. Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa
trên mộ Hạ Du
+ Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa thu, mua xuân có ý
nghĩa không tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có 3 cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
20
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán
trà Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà
và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người do đó hình dung được dư luận và
ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết Thanh minh- mùa xuân tảo mộ.
Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc
bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ
ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho
toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải
hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
+ Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể
hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều
mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan.
III. TỔNG KẾT
Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu
tượng, Thuốc của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức
được “bệnh tật” của chính mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng,
dân tộc đó vẫn chìm đắm trong mê muội.
IV/ ĐỀ THAM KHẢO

Câu 1 : Trình bày ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp văn chương của LỖ
TẤN
a/ Cuộc đời :
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền
văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX , sinh năm 1881 , mất 1936 ,
xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ .
Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ , học nhiều nghề : Khai
mỏ , hàng hải , nghề thuốc , cuối cùng quyết tâm làm văn nghệ vơí mong muốn
cứu nước , cứu dân .
Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho
quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh
thần cho nhân dân Trung Hoa .
b/ Sự nghiệp :
Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng ,
Chuyện cũ viết theo lối mới .
Ông xứng đáng lànhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế
giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới .
Câu 2 : Tóm tắt truyện “THUỐC” – Lỗ Tấn . Thuốc được đăng trên tạp chí
Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập Gào Thét xuất bản
1923 .
Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y
thời bấy giờ) . Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
21
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
máu người tử tù về cho con ăn , vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh . Lão Thuyên
dành dụm tiền mua bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn
Sáng hôm sau ,trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù
vừa bị chém sáng nay . Đó là Hạ Du , một nhà cách mạng kiên cường , nhưng

chẳng ai hiểu gì về anh , nhiều người cho anh điên. Thế rồi , thằng Thuyên cũng
chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao.
Năm sau vào tiết Thanh minh , mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha
ma viếng mộ con . Gặp nhau , hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau .
Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn
nhau . Đây điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm , bày tỏ quyết tâm tiếp bước
người đã khuất .
 Nội dung tác phẩm : Phản ánh sự u mê của nhân dân TQ trước cách
mạng Tân Hợi, sự lạc hậu về chính trị của quần chúng đối với người làm cách
mạng và bi kịch của người cách mạng tiên phong Hạ Du
Câu 3 : Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.
-Vạch trần sự u mê, lạc hậu,mê tín của người dân Trung Quốc tin rằng chiếc
bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc chữa được bệnh lao .
-Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát
khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân TQ .
Câu 4 : Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề nào? Tại
sao cưối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ ? Nêu tên 3 tác phẩm của ông.
- Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề : Hàng hải với
ước mong mở rộng tầm mắt – học nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu
cho tổ quốc – học nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo như bố ông.
- Đang học y khoa ở Tiên Đài (Nhật) ,ông đột ngột đổi nghề Vì : Một lần
xem phim ,ông thấy người TQ khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém người
TQ làm gián điệp cho Nga ( chiến tranh Nga –Nhật), ông giật mình, nghĩ rằng
chữa bệnh thể xác không bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Oâng chủ trương
dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người
tìm phương chữa trị .
Câu 5 :Ý nghĩa bao trùm tác phẩm THUỐC – Lỗ Tấn.Hạ Du người cách
mạng bị xử tử , là nhân vật trung tâm trong tác phẩm chỉ được nhắc qua những
mẫu đối thoại trong quán trà. Truyện phê phán tập quán chữa bệnh phản khoa
học . Hình ảnh lão Hoa Thuyên “vội vàng móc gói bạc trong túi ra mua chiếc

bánh bao nhuốm máu đỏ tươi,máu còn nhỏ tửng giọt, ”cho thấy sự mê tín của
quần chúng và dã tâm của bọn đồ tể bán máu người.
- Hạ Du là người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh : Tác phẩm phê phán sự lạc
hậu về chính trị của quần chúng “ Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa
nằm trong tù mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc ( ) hắn điên thật rồi !”
******************************************************************
******************************************************************
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
22
Bộ tài liệu Ngữ Văn chuẩn kiến thức dùng cho giáo viên và học sinh thi TNTHPT
2014
******************************************************************
******************************************************************
******************************************************************
ĐỂ CÓ TRỌN BỘ TÀI LIỆU XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
ĐT 0168.921.8668
TRONG NHIỀU NĂM QUA VỚI KINH
NGHIỆM VỀ THI TỐT NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC
CHÚNG TÔI NHÓM TÁC GIẢ CHUYÊN GIA
VỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG ĐÃ SOẠN RA BỘ TÀI LIỆU ÔN THI
TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 12 RẤT
NHIỀU GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH DÙNG
TÀI LIỆU NÀY ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG
KÌ THI
LIÊN HỆ ĐỂ CÓ ĐẦY ĐỦ ĐT 0168.921.8668
*********
Mọi nhu cầu về tài liệu ôn thi môn ngữ văn thi tốt nghiệp
và thi đại học ngữ văn xin liên hệ:ĐT 0168.921.8668
* Có các mật mã riêng trọng tâm thi tốt nghiệp 2014

* Có mật mã riêng trọng tâm thi Đại học khối C-D
*************
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn năm 2014
23

×