Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tiểu luận cao học thời cơ, thách thức của truyền hình trong kỷ nguyên số; nghiên cứu chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với truyền hình thế giới và truyền hình việt nam trong kỷ nguyên số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.21 KB, 39 trang )

TIỂU LUẬN MƠN TRUYỀN HÌNH
TRONG KỶ NGUN SỐ
LỜI MỞ ĐẦU
Truyền hình là một loại hình truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng tin
bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vơ
tuyến điện. Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ
như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh
thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương
tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành vũ
khí, cơng cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế
xã hội. Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là cơng
cụ giải trí, rồi thêm chức năng thơng tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham
gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hương dư luận,
giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ
khác. Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại
chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất
lượng. Cơng chúng của truyền hình ngày càng đơng đảo trên khắp hành tinh.
Với những ưu thế về kỹ thuật và cơng nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống
như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và
phong phú hơn về nội dung.
Ngày 7/9/1970 là ngày phát sóng đầu tiên của chương trình truyền hình
Việt Nam. Thấm thoắt đã 35 năm. Ngày 7/9 trở thành ngày kỉ niệm truyền
thống của truyền hình Việt Nam. Từ ngày ấy đến nay, truyền hình Việt Nam đã
trưởng thành nhanh chóng và có những tiến bộ vượt bậc. Từ phát hình đen trắng
chuyển sang phát hình màu, từ phát thử nghiệm chương trình 4 giờ/ ngày vào
1


ban đêm, đến năm 1995 phát 10 giờ/ ngày; đến nay Đài Truyền hình Việt Nam
phát với tổng số thời lượng là 200 giờ/ ngày trên 5 kênh VTV1, VTV2, VTV3,
VTV4, VTV5 cùng với 4 kênh truyền hình cáp hữu tuyến và 64 đài phát


thanh - truyền hình địa phương. Ngành truyền hình Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
vượt bậc nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, đáp ứng
nhu cầu thơng tin ngày càng cao của cơng chúng. Truyền hình Việt Nam cịn
chú trọng đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, cán bộ kỹ
thuật, đặc biệt là đội ngũ phóng viên, biên tập nhằm nâng cao tính chun
nghiệp và sự quy chuẩn của đội ngũ người làm truyền hình hiện đại.
Trong những năm qua, phát thanh - truyền hình Việt Nam đã làm tốt chức
năng vừa là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của
nhân dân; góp phần tích cực giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh, quốc
phịng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hầu hết các cơ quan
phát thanh - truyền hình đã bám sát thực tiễn của đời sống xã hội, thực hiện đúng
sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước; thông tin nhanh
nhạy, kịp thời, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sự kiện lớn, đáp ứng tốt quyền được
thông tin của nhân dân; thực hiện tốt chức năng là diễn đàn của nhân dân, góp phần
quan trọng thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và biểu dương
những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến.
phát thanh - truyền hình là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống báo chí ở
nước ta, hướng đến việc phục vụ những cộng đồng người ở từng địa phương, từng
khu vực cụ thể. phát thanh - truyền hình có lợi thế là có khả năng thơng tin cho
người dân ở địa phương về mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội... bằng các thứ tiếng của chính họ, theo cách nói của địa phương, vùng, miền
nơi họ sinh sống. phát thanh - truyền hình phát triển sẽ tạo ra cơ hội để những
2


người sống trong cùng một địa phương kết nối với nhau, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ
trợ lẫn nhau một cách dễ dàng. Việc kết hợp những ưu thế của loại hình phát thanh
- truyền hình với tính chất tác động sâu về thơng tin, do vậy báo chí địa phương đã
trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống phát thanh - truyền hình nói
riêng và hệ thống các phương tiện truyền thơng nói chung ở nước ta. Những năm

qua, đã có một vài cơ quan phát thanh - truyền hình (chủ yếu là các ở thành phố
lớn) tìm cách thích ứng với xu thế kỷ ngun số và bước đầu thu được những thành
công nhất định. Nhiều các đài phát thanh - truyền hình vẫn sản xuất chương trình
theo lối truyền thống, khơng có những cải tiến thực sự về nội dung lẫn hình thức.
Phần lớn, họ vẫn “cho” cơng chúng cái họ “có”, chứ khơng cung cấp những “cái”
mà cơng chúng “cần”. Phóng viên chưa có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc sử
dụng các chất liệu khác nhau để chuyển tải thông tin nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu,
sở thích đa dạng của cơng chúng. Một số cơ quan chưa thấy được vai trò của kỷ
nguyên số trong sự phát triển của phát thanh, truyền hình hiện nay…
Chỉ có trên cơ sở nhận diện đúng về những thành công, hạn chế, cùng với
những vấn đề đang đặt ra đối với sự vận động, phát triển của phát thanh - truyền
hình mới có thể đề xuất được những giải pháp khoa học nhằm tạo lập các điều kiện
để phát thanh - truyền hình phát triển ngày càng mạnh hơn trong kỷ nguyên số.
Xuất phát từ thực trạng trên, cho thấy việc khảo sát, nghiên cứu phát thanh,
truyền hình ở Việt Nam hiện nay nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng là yêu cầu
mang tính cấp thiết từ đó đặt ra vấn đề: “thời cơ, thách thức của truyền hình
trong kỷ nguyên số; Nghiên cứu chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với truyền hình
thế giới và truyền hình việt nam trong kỷ nguyên số” đã được lựa chọn làm đề tài
tiểu luận môn học phát thanh trong kỷ nguyên số để nghiên cứu chuyên sâu về phát
thanh trong bối cảnh phát triển xã hội và kỷ nguyên số ở Việt Nam hiện nay.
I. Những khái niệm về Truyền hình
3


1. Truyền hình là gì?
Truyền hình là một loại hình truyền thơng đại chúng, mợt loại hình báo chí
chuyển tải thơng tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa
bằng sóng vơ tuyến điện. Báo truyền hình là một kênh truyền thơng giúp truyền tải
thơng tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động với đầy đủ sắc màu từ lời nói đến âm
nhạc và tiếng động. Truyền hình cịn được khán giả gọi với những tên ưu ái như kẻ

mang bức tranh muôn màu cuộc sống, người đưa mang thông tin kết nối mọi người
lại với nhau.
Các loại hình truyền hình:
- Truyền hình sóng: thu phát qua ăngten
- Truyền hình cáp: truyền tín hiệu qua cáp nối
- Truyền hình số: dùng hạ tầng kỹ thuật số
- Truyền hình tương tự: dùng kỹ thuật analog (điện từ)
- Truyền hình cơng: phát quảng bá, phục vụ xã hội
- Truyền hình thương mại: phục vụ nhu cầu thơng tin và giải trí của các
nhóm cơng chúng trả tiền
1.1. Đặc trưng của truyền hình
Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc
điểm chung của báo chí nó cịn có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của
truyền hình.
1.2. Tính thời sự
Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư cách
là một phương tiện truyền thơng đại chúng hiện đại có khả năng thơng tin nhanh
chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác. Với truyền hình, sự kiện
4


được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra,
người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và
cầu truyền hình. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày,
ln mang đến cho người xem những thơng tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn
ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với
các loại hình báo chí khác.
Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại truyền hình có đặc trưng cơ bản là truyền
trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện, sự
việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo in giảng

giải nó”.
1.3. Ngơn ngữ truyền hình là ngơn ngữ hình ảnh và âm thanh
Một ưu thế của truyền hình chính là đã truyền tải cả hình ảnh và âm thanh
cùng một lúc. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác,
phát thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận BÁO CHÍ
TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 11 sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. Qua
các cuộc nghiên cứu người ta thấy 70% lượng thông tin con người thu được là qua
thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung
cấp thơng tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của
con người trước sự kiện.
1.4. Tính phổ cập và quảng bá
Do những ưư thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu hút
hàng tỉ người xem cùng một lúc. Cùng với sự phát triển của khoa học và cơng nghệ
truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được nhiều đối tượng
người xem ở vùng sâu, vùng xa. Tính quảng bá của truyền hình cịn thể hiện ở chỗ
một sự kiện xảy ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp cả thế giới,
5


được hàng tỉ người biết đến. Ngày nay ngồi tại phịng nhưng người ta vẫn có thể
nắm bắt được sự kiện diễn ra trên thế giới.
1.5. Khả năng thuyết phục cơng chúng
Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh
và âm thanh đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác
động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. Truyền hình có khả năng truyền tải
một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận
mắt của công chúng. “Trăm nghe khơng bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung
cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem. Đây là lợi
thế lớn của truyền hình so với các loại hình báo in và phát thanh.
1.6. Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn

của nhân dân
Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi, hấp dẫn
người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được
thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của cơng chúng. Vì vậy, truyền hình
có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ. Các chương trình của Đài truyền hình
Việt Nam như các chuyên mục “Sự kiện và bình luận”, “Đối thoại trực tiếp”,
“Chào buổi sáng” của ban Thời sự VTV1 không chỉ tác động dư luận mà còn định
hướng dư luận, hướng dẫn dư luận phù hợp với sự phát triển của xã hội và các
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, công chúng của truyền
hình ngày càng đơng đảo, nên sự tác động dư luận ngày càng rộng rãi. Chính vì
thế,truyền hình có khả năng trở thành diễn đàn của nhân dân. Các chuyên mục “ý
kiến bạn xem truyền hình”, “với khán giả VTV3”, “Hộp thư bạn xem truyền
hình” ,… đã trở thành cầu nối giữa người xem và những người làm truyền hình.
6


Qua đó người dân có thể nêu lên những ý kiến khen chê, ủng hộ, phản đối, góp ý
phê bình về các chương trình truyền hình của đài truyền hình hoặc gửi đi những
thắc mắc, bất cập, sai trái ở địa phương. Rất nhiều vụ tham nhũng, lạm dụng quyền
hạn đã được người làm báo làm sáng tỏ qua sự phản ánh của nhân dân.
2. Truyền hình trong kỷ nguyên số
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như vũ bão
của Internet, hệ thống mạng xã hội, hệ thống truyền thông số. Điều này đã tác động
và làm thay đổi mạnh mẽ đến ngành truyền hình.
Những năm trước đây truyền hình chỉ phân phối qua các nền tảng truyền
thống như: Hệ thống vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình mặt đất. Đến nay,
Internet, mạng xã hội là những kênh phân phối không thể thiếu của truyền hình.
Thậm chí với Internet, thơng qua YouTube hay Facebook, từng cá nhân riêng lẻ
cũng có thể làm được truyền hình. Phát thanh, truyền hình cơng (của Nhà nước)

đang đứng giữa ngã tư đường - hoặc chí ít cũng là ngã ba đường, trong một thời
gian dài. Tuy nhiên, vấn đề không phải là chọn con đường nào mà là làm thế nào
để xác định đúng vị trí, cách tồn tại và phát triển của mình. Hay nói cách khác là
phải xác định vai trò, tác dụng, hiệu quả hoạt động của các đài truyền hình cơng
trong kỷ ngun số hóa.
2.1. Ứng dụng thiết bị cơng nghệ trong kỷ ngun số vào truyền hình
Sự phát triển của cơng nghệ Internet, số hóa đã thay đổi cơng chúng truyền
hình. Hiện nay, một phần khơng nhỏ người dùng khơng cịn muốn xem truyền hình
theo cách truyền thống. Trước đây, các đài truyền hình quyết định cho thính giả,
khán giả nghe gì, xem cái gì; nghe, xem khi nào và như thế nào, thì đến nay, cơng
chúng truyền hình đã chuyển sang vai trị chủ động, kiểm sốt, lựa chọn cái mình
muốn nghe, xem theo nhu cầu (thời gian, kênh, không gian). Họ có thể lựa chọn
7


khơng chỉ nội dung theo sở thích của mình mà cịn có thể lựa chọn cách thức
truyền nhận thơng tin. Như với mảng truyền hình thì đó là sự xuất hiện của mạng
xã hội chia sẻ video lớn nhất hiện nay - YouTube (năm 2020). Đến nay, đã có hơn
5 tỷ người dùng, tương đương 1/7 dân số thế giới. Mạng xã hội chia sẻ video này,
tạo xu hướng thông tin, giải trí mới, với các kênh YouTube phổ biến nhất, thu hút
người xem cịn đơng hơn cả lượng khán giả của nhiều kênh truyền hình lớn, có thể
tạo nên những ngơi sao trên mạng khơng kém gì các kênh truyền hình lớn.
2.2. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như
vũ bão hệ thống mạng xã hội.
Với mạng xã hội, ai cũng có thể lập cho mình một kênh riêng và dễ dàng
đem sản phẩm của mình đến với cơng chúng mà khơng phải cần đến một hệ thống
cồng kềnh như một kênh truyền hình truyền thống.
Và có một thực tế rằng trong những năm vừa qua khi công nghệ phát triển,
người đọc báo in, người nghe đài, người xem truyền hình giảm số lượng lớn; trong
khi đó cơng chúng nghe, xem, đọc trên Internet tăng cả về số lượng lẫn dung lượng

thông tin.
Do đó, các đài truyền hình cần thay đổi để bắt kịp xu thế truyền thông hiện
đại. Và để thực hiện được điều đó thì trước hết các đài phải nắm được nhu cầu, sở
thích, hành vi của khán, thính giả, sự đa dạng về đối tượng sử dụng sản phẩm
truyền thơng, các phương thức khán, thính giả tiếp cận và “tiêu dùng” sản phẩm
truyền thơng thì mới có thể cạnh tranh được với các loại dịch vụ truyền thông mới.
Ngày nay, hành vi và xu hướng tiếp cận thông tin của khán, thính giả đã thay
đổi rất nhiều. Họ muốn tìm kiếm thơng tin bất cứ khi nào họ muốn, lựa chọn bất kỳ
loại hình truyền thơng (cách tiếp cận thông tin) nào mà họ thấy thuận tiện nhất và
khai thác những nội dung, chủ đề mà họ quan tâm nhất. Những nội dung mà các
8


nhà đài khai thác và cung cấp phải đa dạng và đánh trúng nhu cầu của công chúng,
dưới nhiều dạng thức, gồm: video, audio, văn bản, phát trực tiếp liên tục 24/7, tin
vắn, Internet, podcast, mobile để tạo ra ảnh hưởng lớn nhất và rộng rãi nhất.
Trong lĩnh vực phát thanh, xu hướng của người nghe trên thế giới không cịn
bó buộc vào các kênh radio phát qua sóng FM hay AM truyền thống cổ điển.
Trong kỷ nguyên số, việc theo đuổi các công cụ và kỹ năng tác nghiệp bằng
công nghệ không phải là điều kiện tiên quyết mang lại thành cơng cho báo chí,
truyền hình. Đầu tư lớn cho cơng nghệ là cần thiết nhưng với báo chí, truyền hình
chính thống, nội dung vẫn ln là ưu tiên số một, có tính chất sống cịn.
Ngồi việc sản xuất ra những nội dung hay phù hợp, chúng ta cũng cần thay
đổi cách quản lý nội dung, quản lý bản quyền để có thể phân phối một cách hiệu
quả nhất trên nhiều nền tảng, trên nhiều hệ thống như mạng xã hội, hệ thống
internet OTP…; áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất chương trình. Bên cạnh
đó, các phóng viên, biên tập viên cũng phải trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng
cơng nghệ để có thể tác nghiệp một cách hiệu quả nhất, tin, bài, hình ảnh phải phục
vụ tối đa cho mọi nền tảng công nghệ của tòa soạn, từ báo giấy, báo điện tử, video
cho truyền hình và audio cho phát thanh.

Tác động của cơng nghệ, mạng xã hội đối với ngành truyền hình và cơng
chúng ngày càng lớn, đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội khơng nhỏ đối với các
đài truyền hình trên cả nước. Để tận dụng được những cơ hội và lợi thế để bứt phá
có lẽ vẫn đang là một bài tốn khó đối với các nhà đài.
II. Thời cơ, thách thức của truyền hình trong kỷ ngun số
1. Khó khăn, thách thức của báo chí truyền thống
Xu hướng số hóa là khơng thể đảo ngược trong tiến trình phát triển hiện
nay của thế giới. Và báo chí, truyền thơng - với tư cách là một ngành, nghề luôn
9


tiếp xúc sớm nhất, phản ứng nhanh nhạy nhất với mọi biến động xã hội, đương
nhiên, khơng thể ra ngồi quỹ đạo của sự phát triển này; trong đó, báo chí truyền
thống, bao gồm phát thanh, truyền hình, báo in... là lĩnh vực chịu tác động sâu sắc
nhất. Có thể nói, chúng ta đang đứng trước thời điểm “bản lề lịch sử” của nghề
báo mà nếu không nhận thức đúng, đề ra cách thức thay đổi, ứng phó phù hợp thì
sẽ bị tụt hậu.
Trong một bản báo cáo thực hiện cuối năm 2015, Viện Brookings, một cơ
quan nghiên cứu chiến lược hàng đầu thế giới tại Mỹ, đưa ra con số tại thị trường
báo chí lớn nhất thế giới là Mỹ như sau: số lượng đầu báo in tính trên 100 triệu dân
tại Mỹ đã giảm từ con số 1.400 báo/100 triệu dân năm 1945 xuống còn 400
báo/100 triệu dân vào năm 2014. Lượng vốn lưu chuyển trong công nghiệp báo in
giảm từ 35% xuống 15%, số lượng nhà báo có đăng ký thẻ tại Mỹ giảm từ 43.000
năm 1978 xuống còn 33.000 năm 2015. Một loạt các tờ báo in lâu đời và danh
tiếng tại Mỹ phải đóng cửa hoặc đình bản ấn phẩm in để chuyển sang ấn phẩm điện
tử. Ngồi Mỹ, thị trường báo chí lớn thứ hai thế giới là châu Âu cũng chứng kiến
sự suy giảm trầm trọng của báo in. Tính từ năm 2008 đến nay, một nửa số tòa soạn
báo in tại Anh đã thực hiện cắt giảm nhân sự hoặc giảm số lượng ấn phẩm.
Tại Việt Nam, chiều hướng đi xuống của báo giấy cũng thể hiện rõ, một số
tờ báo giấy buộc phải giảm số lượng bản in, thậm chí dừng hoạt động do thua lỗ.

Truyền hình sau một thời gian dài có sự tăng trưởng cao thì giờ đây cũng đang phải
đối mặt với rất nhiều thách thức; phát thanh cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, in-tơ-nét bùng nổ và có tốc độ tăng trưởng về sớ lượng người
dùng đến chóng mặt qua từng năm. Năm 2016, số người dùng in-tơ-nét trên toàn
cầu tăng 10% so với năm 2015, số người gia nhập các mạng xã hội tăng 21%.
Tổng kết năm 2016, Liên minh viễn thông thế giới (IUT) đưa ra các số liệu như
sau: 3,77 tỷ người tiếp cận được với in-tơ-nét, chiếm 50% dân số thế giới; 2,79 tỷ
10


người có đăng ký tham gia các mạng xã hội, chiếm 37% dân số thế giới; 4,9 tỷ
người dùng thiết bị di động, chiếm 66% dân số thế giới; 2,5 tỷ người tham gia
mạng xã hội qua thiết bị di động. Đời sống con người hiện nay ngày càng gắn chặt
vào các thiết bị và ứng dụng công nghệ. Con người hiện đại, đặc biệt tại các đô thị
lớn, hầu như không thể tách rời các hoạt động trong đời sống cá nhân và công việc
khỏi các thiết bị công nghệ và nền tảng số hóa. “Nghiện” điện thoại thơng minh
(smartphone) và mạng xã hội đã trở thành phổ biến, nhất là ở giới trẻ và qua đó,
mọi kênh tiếp cận thông tin và hưởng thụ thông tin của người dùng cũng ngày càng
được số hóa.
Một thống kê khác của Hiệp hội báo chí xuất bản thế giới (WAN-IFRA) chỉ
ra, những trang web được xem nhiều nhất thế giới hiện nay là các kênh tiếp nhận,
tìm kiếm thơng tin tổng hợp (Google, Yahoo, Wikipedia), mạng xã hội (Facebook),
giải trí và tương tác video (YouTube), kênh thương mại điện tử (Amazon). Tức là
chỉ cần ngồi trước màn hình máy vi tính, hoặc mở máy tính bảng hay điện thoại
thơng minh, người dùng có thể thoả mãn mọi nhu cầu của mình, từ tiếp nhận thơng
tin, giao tiếp xã hội, giải trí và thực thi các nhu cầu cá nhân. Với các điều kiện đó,
họ khơng có nhu cầu bắt buộc phải tìm đến các nhà cung cấp truyền thống về mặt
thơng tin, như phát thanh qua radio, truyền hình xem qua tivi hay đọc báo giấy.
Thách thức đặt ra với truyền hình, báo chí trong thời đại số này, vì thế, là phải
trang bị cho mình cơng cụ, kỹ năng và tư duy mới để tìm đến với những độc giả

giờ đây có khả năng có được mọi thơng tin qua máy vi tính, điện thoại thơng minh
hay máy tính bảng.
2. Xu hướng của truyền hình trong kỷ nguyên số
Theo các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Cambridge (Anh), phát thanh,
truyền hình công (của nhà nước) đang đứng giữa ngã tư đường - hoặc chí ít cũng là
ngã ba đường, trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vấn đề không phải là chọn con
11


đường nào mà là làm thế nào để xác định đúng vị trí, cách tồn tại và phát triển của
mình. Hay nói cách khác là phải xác định được vai trò, tác dụng, hiệu quả hoạt
động của các đài phát thanh, truyền hình cơng trong kỷ ngun sớ hóa. Năm 2010,
Hội đồng châu Âu đã xác định 4 sự biến đổi về cấu trúc ảnh hưởng tới các tổ chức
phát thanh, truyền hình cơng, bao gờm sớ hóa (lộ trình số hóa); sự thay đởi thói
quen tiếp cận thơng tin của khán, thính giả; những áp lực giữa chính trị và kinh tế;
sự cạnh tranh về quảng cáo thương mại.
Theo Viện Xã hội mở (Open Society Institute) có 3 lý do chính dẫn tới
khủng khoảng trong ngành phát thanh, truyền hình công ở châu Âu: Thứ nhất, phát
thanh, truyền hình công vẫn được tổ chức, vận hành và quản lý theo mô hình cũ
trong quá khứ; thứ hai, ngày càng có nhiều hơn sự cạnh tranh khốc liệt từ các công
ty truyền thông tư nhân và sự giảm mạnh nhu cầu xem - nghe với những nội dung
phải trả tiền của công chúng; thứ ba, chính phủ nhiều nước dường như quan tâm
nhiều hơn tới việc gia tăng kiểm duyệt phát thanh, truyền hình công hơn là tạo điều
kiện, tạo cơ chế cho các đài phát thanh, truyền hình cơng dễ dàng thích ứng với
môi trường truyền thông mới.
Một cách cụ thể, các đài phát thanh, truyền hình hơm nay, khác với các đài
phát thanh, truyền hình của thế kỷ XX, và chắc chắn, sẽ khác hơn rất nhiều trong
tương lai, thậm chí là tương lai gần. Sự phát triển của công nghệ in-tơ-nét, số hóa
đã thay đổi cơng chúng phát thanh, truyền hình. Từ việc các đài phát thanh, truyền
hình quyết định cho thính giả, khán giả nghe gì, xem cái gì; nghe, xem khi nào và

như thế nào, công chúng của lĩnh vực này đã chuyển sang vai trò chủ động, kiểm
sốt, lựa chọn cái mình muốn nghe, xem, thời gian nghe, xem và kênh mà mình lựa
chọn... Dấu tay của công chúng trên chiếc điều khiển của phát thanh, truyền hình
truyền thống đang thay đổi từng ngày. Khơng chỉ thay đổi việc nghe, xem là lựa
chọn kênh phát thanh, truyền hình, cơng chúng nghe nhìn hiện nay cịn đang có
12


những thay đổi cả phương thức truyền và nhận thông tin, trong đó họ vừa là người
nhận, vừa là người cấp, họ tương tác với cơ quan báo chí và với nhau. Nền tảng
của in-tơ-nét và công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc cách thức mà công chúng
đến với thế giới trực quan sinh động bên ngoài. Với truyền hình, đó là sự xuất hiện
vào năm 2005 của mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất hiện nay - Youtube. Đến
nay, với hơn 1 tỷ người, tương đương 1/7 dân số thế giới, dùng mạng xã hội chia
sẻ video này đang tạo xu hướng thơng tin, giải trí mới, với các kênh Youtube phổ
biến nhất, thu hút người xem cịn đơng hơn lượng khán giả của nhiều kênh truyền
hình lớn. Youtube cũng hồn tồn có thể tạo nên những ngơi sao trên mạng khơng
kém gì các kênh truyền hình. Ai cũng có thể lập một kênh Youtube và có thể thành
cơng khi đem sản phẩm của mình đến với công chúng mà không cần phải một hệ
thống cồng kềnh như truyền hình truyền thống.
Tình hình vừa nêu khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nền tảng in-tơ-nét
đã tạo thách thức cho truyền hình. Người đọc báo in, người nghe đài giảm, người
xem truyền hình khơng tăng và sẽ giảm; trong khi đó cơng chúng nghe, xem, đọc
trên in-tơ-nét tăng cả về số lượng lẫn dung lượng thông tin, dung lượng thời gian.
Người xem truyền hình dành nhiều thời gian để xem các video trực tuyến (online)
gấp đôi so với các khán giả xem truyền hình truyền thống. Mợt số chuyên gia cho
rằng, việc chuyển sang số hóa giúp định vị lại vai trò của trùn hình, nó khơng chỉ
tạo ra khó khăn, thách thức mà còn mang lại rất nhiều cơ hội mới và lớn. Các đài
phát thanh, truyền hình là mợt phần khơng thể tách rời trong quá trình làm mới,
làm hấp dẫn nội dung. Những công nghệ truyền thông mới giúp bổ sung, chứ

không phải là thay thế những cái cũ, và việc gây dựng nội dung từ nguồn do công
chúng cung cấp sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh công nghệ phát
triển nhanh tới mức dư thừa nhưng lại tồn tại một sự khan hiếm tương đối trong
việc sản xuất, cung cấp những nội dung thông tin có tính chuyên nghiệp.
13


Theo các nhà phân tích của tờ báo Người Bảo vệ (The Guardian) của Anh,
trong kỷ nguyên số các đài phát thanh, truyền hình trùn thớng phải hiểu rõ sở
thích, hành vi của khán, thính giả, sự đa dạng về đối tượng sử dụng sản phẩm
truyền thông, động lực và các phương thức khán, thính giả tiếp cận, “tiêu dùng”
sản phẩm truyền thông. Sự phát triển của in-tơ-nét và việc thay đổi cách thức truy
cập vào nhiều nguồn phương tiện truyền thông đã bắt buộc các tập đồn truyền
thơng phải tiến hành tìm hiểu sâu hơn, nghiên cứu kỹ hơn về cách công chúng sử
dụng các công nghệ truyền thông mới, về cách họ tiếp cận và tương tác với các nội
dung phát sóng của các đài truyền hình.
Giáo sư Rây-mơng Kun (Raymond Kuhn) từ Đại học Luân-đôn cho rằng,
các cơ quan truyền thông công trong thời đại số hóa đều phải đối mặt với những
vấn đề lớn, đặc biệt là làm thế nào để vừa thực hiện được nhiệm vụ của mình, vừa
phải thể hiện được vai trò và bắt kịp được xu thế mới. Trong đó, có 4 vấn đề chính
mà các cơ quan truyền thông cần phải cân nhắc là tính chính trị; độ tin cậy về
thông tin; nguồn kinh phí; tính thương mại để từ đó duy trì lòng tin, xác định các
nguồn thông tin, những kỹ năng cần thiết đối với các nhà báo trong kỷ nguyên số,
các công cụ truyền thông cần nắm bắt và sự cần thiết của đào tạo truyền thông đa
phương tiện.
Trong lĩnh vực phát thanh, xu hướng của người nghe trên thế giới khơng cịn
bó buộc vào các kênh radio phát qua sóng FM hay AM truyền thống/cổ điển.
Tháng 1-2017, Na Uy trở thành nước đầu tiên trên thế giới chính thức bỏ phát sóng
phát thanh qua sóng FM mà hướng tới chuyển 100% sang công nghệ số. Sau Na
Uy, dự kiến sẽ có nhiều nước trên thế giới sẽ từng bước thực nghiệm và tiến tới từ

bỏ sóng FM để chuyển hồn tồn sang phát sóng bằng cơng nghệ số với chất lượng
âm thanh tốt hơn, tích hợp và đồng bộ hóa được radio với các loại hình truyền

14


thơng khác, khả năng phát podcast, chi phí vận hành rẻ hơn nhiều lần (trong trường
hợp ở Na Uy là rẻ hơn 8 lần) so với phát sóng truyền thống.
Na Uy là một trường hợp đặc biệt để chúng ta cùng nghiên cứu. Xu hướng
này sẽ còn một thời gian nữa mới có thể bùng nổ trên thế giới và sẽ tập trung trước
tiên ở các thị trường báo chí phát triển vốn đã có nền tảng hạ tầng cơng nghệ tốt,
nhưng các thế mạnh của công nghệ số trong phát thanh như đã nêu trên là không
thể phủ nhận. Phát thanh truyền thống bắt buộc phải hướng đến công nghệ số, áp
dụng công nghệ số để mở rộng diện phủ sóng, thu hút thêm các thành phần thính
giả trẻ vốn gắn chặt với thiết bị công nghệ, tăng chất lượng phục vụ cộng đồng và
giảm chi phí hoạt động. Phát thanh khơng chỉ cịn giới hạn trong việc nghe đài trên
các làn sóng FM mà cịn phải là tương tác trên web và trên mạng xã hội. Việc phát
triển theo xu hướng này cũng đòi hỏi phải được thực hiện theo hướng đa nền tảng,
trong đó nền tảng di động là ưu tiên bởi trong năm 2016, các nền tảng di động
(điện thoại thơng minh, máy tính bảng) chính thức vượt qua máy vi tính để bàn để
trở thành công cụ truy cập in-tơ-nét lớn nhất của người dùng in-tơ-nét tồn cầu
(51,3% truy cập in-tơ-nét qua điện thoại thơng minh và máy tính bảng và 48,7%
qua máy tính để bàn).
3. Hiệu quả rõ rệt của việc chuyển đổi
Trong sự bùng nổ của kỷ nguyên số, việc theo đuổi các công cụ và kỹ năng
tác nghiệp bằng công nghệ không phải là điều kiện tiên quyết mang lại thành công
cho báo chí. Sự phát triển của cơng nghệ hiện nay địi hỏi nghề báo, gồm phát
thanh, truyền hình và báo in phải thay đổi mạnh mẽ để thích nghi với các thách
thức và đáp ứng tốt nhu cầu mới của độc giả. Ở một mức độ nào đó, sự tác động
của công nghệ làm thay đổi cách thức làm báo, đặc biệt khi mỗi cơng dân giờ đây

đều có thể trở thành một người đưa tin hiển nhiên (và có thể là xuất sắc) cả về
thơng tin, hình ảnh lẫn video, qua các hình thức được gọi là “báo chí công dân”
15


đang nở rộ trên các mạng xã hội. Nhưng với báo chí dịng chính thống, theo đuổi
và cạnh tranh theo hướng đó khơng phải là điều đơn giản bởi một tồ soạn có đồ sộ
đến mấy cũng khơng thể nào cạnh tranh được với một mạng xã hội hoặc một trang
web có hàng trăm nghìn, hàng triệu, thậm chí đến hàng tỷ người dùng và tham gia
tương tác, như Facebook hay Twitter.
Vì thế, đầu tư lớn cho cơng nghệ nhưng với báo chí chính thống, nội
dung vẫn ln là ưu tiên số 1, có tính chất sống cịn. Bài học của tờ báo hàng đầu
thế giới New York Times là điển hình của việc áp dụng công nghệ số (chuyển
hướng từ báo giấy sang báo điện tử) nhưng không chạy đua theo lượng truy cập mà
tập trung vào việc khai thác nội dung và bán các bài báo đó. Chiến lược của New
York Times là cung cấp những câu chuyện báo chí đủ mạnh khiến hàng triệu người
sẵn sàng trả tiền để được đọc. Nhờ chiến lược đó, năm 2016, New York Times thu
về 500 triệu USD doanh thu chỉ từ phiên bản kỹ thuật số, nhiều hơn doanh thu của
bất cứ tờ báo lớn nào khác cộng lại. Đến tháng 1-2017, New York Times có hơn 1,5
triệu tài khoản đăng ký theo dõi phiên bản kỹ thuật số, tăng 0,5 triệu so với cách
đây 1 năm. Cách đây 6 năm, khi quyết định chuyển hướng chiến lược từ báo giấy
sang phiên bản số và tập trung vào nội dung trả tiền, con số đăng ký này là 0. Sự
chuyển hướng này là lựa chọn “sống hoặc chết” của New York Times bởi đến thời
điểm đó, thu nhập từ quảng cáo đối với ấn phẩm in ngày càng sụt giảm do sự cạnh
tranh từ in-tơ-nét. Thực tế cho thấy, hiện tại các nhà khổng lồ công nghệ, như
Google, Facebook... chiếm đến 99% doanh thu từ quảng cáo trực tuyến hay chi phí
marketing cho truyền thông. Sự thay đổi kịp thời đã giúp New York Times tiếp tục
đứng vững và với chiến lược “nội dung là số 1” như hiện nay, New York Times đặt
mục tiêu doanh thu từ phiên bản kỹ thuật số đến năm 2020 là 800 triệu USD.
Thành công của New York Times và một số tờ báo in lớn khác trên thế giới

cho thấy, kể cả trong kỷ nguyên số, báo in vẫn có thể tồn tại được một cách vững
16


vàng nếu biết thay đổi phù hợp: tích hợp được công nghệ số để làm nền tảng nhưng
tập trung vào thế mạnh truyền thống của báo chí dịng chính là chất lượng thông
tin. Điều này cũng được chứng minh trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình, với ví
dụ tiêu biểu là đài CNN của Mỹ hiện đã phát triển được 25 triệu người theo dõi trên
Facebook và ra mắt ứng dụng CNNGo từ năm 2014 không chỉ cho phép người
dùng theo dõi liên tục thơng tin mà cịn mở rộng được sang các lĩnh vực khác, như
thương mại điện tử hay dịch vụ.
Tựu trung, trong kỷ nguyên số bùng nổ hiện nay, báo chí, phát thanh, truyền
hình bắt buộc phải thay đổi nếu muốn tiếp tục tồn tại. Sự thay đổi này bao gồm cả
việc thay đổi cách thức quản lý (ở tầm quốc gia cũng như các bộ, ngành, địa
phương); áp dụng cơng nghệ vào quản lý tồ soạn; đầu tư cho các nền tảng công
nghệ mới ở cơ quan báo đài; ở chính từ cấp cuối cùng là các phóng viên. Các
phóng viên cũng phải trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cơng nghệ để có thể tác
nghiệp một cách hiệu quả nhất, tin, bài, hình ảnh phải phục vụ tối đa cho mọi nền
tảng cơng nghệ của tồ soạn, từ báo giấy, báo điện tử, video cho truyền hình và
audio cho phát thanh. Nhưng, để trở nên khác biệt, để tiếp tục đứng vững và phát
triển trước sự cạnh tranh từ truyền thông xã hội, truyền thông công dân đòi hỏi báo
chí, phát thanh, truyền hình chính thống vẫn phải sử dụng nhiều hơn thế mạnh của
mình là chất lượng thông tin.
Sự phát triển của công nghệ truyền thơng đã tạo cho báo chí một hướng đi
mới, đó là tích hợp các phương tiện truyền thơng. Đây là xu hướng phát triển mang
tính khách quan, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Tác động của công
nghệ, mạng xã hội đối với các cơ quan báo chí và công chúng ngày càng lớn, đây
vừa là thách thức, vừa là cơ hội khơng nhỏ đối với báo chí và cả xã hội. Nhanh
nhưng phải bảo đảm tính chính xác, tính khoa học, tính nhân văn, có trách nhiệm
cao với xã hội, thể hiện được bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn và đạo đức

17


nghề nghiệp vẫn là yêu cầu cốt lõi đối với phóng viên, nhà báo trong bất kỳ thời
đại nào. Trong kỷ nguyên số, nhà báo phải luôn trong tâm thế sẵn sàng, tác nghiệp
bất cứ lúc nào, ở đâu. Bên cạnh yếu tố thơng tin phải ln mới, “nóng”, nhanh
nhạy, chính xác, địi hỏi nhà báo phải biết tìm tịi những cái mới, cần thiết, bổ ích,
nhân văn mà cơng chúng quan tâm. Biên tập viên, phóng viên cũng phải thường
xuyên thay đổi tư duy, phương pháp, cách thức hoạt động, sáng tạo khơng ngừng
để có nhiều các tác phẩm tốt, hấp dẫn, không bị nhàm chán, đơn điệu. Trong kỷ
ngun số, báo chí, phát thanh, trùn hình cơng là những công cụ quan trọng
được sử dụng để thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục, kết nối, sẻ chia thơng
tin, tư tưởng, tình cảm trên in-tơ-nét và các loại hình trùn thơng mới.
4. Thời cơ của truyền hình trong kỷ nguyên số
Đồng hành cùng công cuộc đổi mới, đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vươn lên mạnh mẽ thực hiện tốt chức năng
vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, vừa
là diễn đàn của nhân dân; kịp thời thông tin, cổ vũ các phong trào, các điển hình
tiên tiến trong công cuộc xây dựng đất nước, vừa phản ánh tâm tư, nguyện vọng
chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Phần lớn đội ngũ những người làm báo đã
thể hiện phẩm chất đạo đức trong sáng trong hoạt động nghề nghiệp; khẳng định
thành quả của công cuộc đổi mới; đồng thời tham gia tích cực cuộc đấu tranh
phịng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các quan điểm sai trái của các thế
lực thù địch; góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Đó là mặt tích cực nổi rõ của giới báo chí nói chung, nhưng trong bối cảnh
bùng nổ kỷ nguyên kỹ thuật số, người làm báo cũng đang đứng trước nhiều thách
thức. Ngày nay báo chí truyền thống khơng cịn độc quyền trong việc cung cấp
thông tin. Bạn đọc, người dân cùng một lúc tiếp cận, chọn lựa nhiều loại hình
truyền thơng cho mình, từ báo chí chính thống đến internet, mạng xã hội; vừa tiếp
18



nhận thơng tin nhanh, hưởng thụ tiện ích này, đồng thời trở thành nguồn phát tin,
bình luận chỉ bằng một công cụ 3 - 4 trong 1, như điện thoại di động, máy ảnh kỹ
thuật số, iPad... Công dân - nhà báo và truyền thơng xã hội hình thành từ đây, có
xu hướng đánh bạt thơng tin chuẩn mực của báo chí chính thống.
Truyền thơng kỹ thuật số phát triển với những tính năng vượt trội trong việc
lan tỏa thơng tin, khơng chỉ cuộc sống chung quanh ta, mà cịn làm thế giới xích lại
gần nhau, giúp mọi giới nắm bắt các diễn biến diễn ra từng giờ, từng phút trên tồn
cầu bằng việc nghe, nhìn, đọc với các phương tiện đơn giản mọi lúc mọi nơi. Bạn
đọc bây giờ khơng cịn phải trơng chờ vào kỳ phát hành báo, giờ điểm tin như
trước đây. Điều này đã làm thay đổi quy trình tác nghiệp của báo chí và xuất bản
thơng tin, truyền thơng chính thống (mainstream media) với các thơng tin mang
tính chất ban phát độc tơn, chậm chạp, khơng tồn diện, thiếu nhận định... mất dần
vị trí trước sức ép của truyền thông xã hội (social media). Với truyền thơng xã hội,
bất cứ ai cũng có thể trở thành nguồn phát tin, thể hiện qua mạng cá nhân hoặc tập
thể (truyền thơng nhóm); việc kiểm sốt thơng tin và xác định tính chân thực, tin
cậy trở nên khó khăn hơn.
Mạng xã hội ngày càng phát triển đã đưa báo chí chính thống vào cuộc đua
khốc liệt trong việc cạnh tranh thơng tin, đưa thơng tin nhanh. Ngồi ưu điểm và
lợi ích nêu trên, mặt tiêu cực và hệ lụy của kỷ nguyên số lại là nơi phát tán các
thơng tin khơng chính xác, sai sự thật, thơng tin vơ bổ hoặc thiếu kiểm chứng. Đó
là chưa kể thơng tin bịa tạc, dựng đứng thiếu căn cứ, đưa ra các vấn đề “nhạy cảm”
về tổ chức, đời tư cá nhân mang tính bơi bác, đả phá... vì lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm hoặc mang tính chống đối của các thế lực thù địch. Tác hại của việc này rất
lớn, nhưng loại tin trên lại lan truyền với tốc độ chóng mặt, gây bất an xã hội, tơ vẽ
cuộc sống tối tăm.

19



Điều đáng lo là trước sức ép cạnh tranh về tốc độ đưa tin, một số cơ quan
báo và nhà báo đang bị cuốn hút vào cuộc đua này. Không thể phủ nhận mạng xã
hội với nguồn thông tin đa dạng, bao phủ khắp nơi là công cụ để báo chí khai
thác, phát hiện nhiều vấn đề nóng bạn đọc quan tâm, triển khai các đề tài thích
hợp đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Tuy nhiên, điểm “chết người” hiện nay là việc săn
tin, đưa tin theo mạng xã hội một cách thiếu kiểm chứng, làm nảy sinh thuật ngữ
“làm báo facebook” - nhất là với những người làm báo trẻ mới vào nghề và một
số báo điện tử, đang gây rối loạn thơng tin. Hiện tượng quay cóp, cắt dán, phát
tán thông tin xấu trở nên phổ biến. Hầu như một sự việc gì xảy ra ở đâu, chỉ cần
một trang mạng điện tử đưa tin trước, sau đó các báo khác đều đăng tải với nội
dung rất giống nhau.
Điều này không diễn ra ở ta, mà thế giới hiện nay đang đau đầu với vấn nạn
này. Theo khảo sát của BBC World Service, có đến 79% người dân tại 18 quốc gia
đã bày tỏ lo ngại về tin tức giả (Fake News) lan truyền mạnh trong thời gian gần
đây. Rõ nhất là thơng tin, hình ảnh cơ bé 12 tuổi Frida Sofia sống sót kỳ diệu trong
trận động đất ở Mexico, sau đó chính quyền phải cảnh báo là chuyện này khơng có
thật! Điều đáng nói là những thông tin không chỉ giới hạn trên mạng xã hội, mà đã
trở thành những bản tin được đăng trên báo chí có sự kiểm duyệt, các kênh truyền
hình uy tín.
Khơng thiếu các ví dụ về tin tức khơng chân thực, thiếu kiểm chứng đăng tải
trên các phương tiện truyền thông nước ta, mà hội chứng dễ nhìn nhận nhất là tình
trạng “sáng đăng, trưa gỡ, bỏ bài”. Tại Hội nghị tồn quốc tổng kết cơng tác và
triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017 mới đây, Hội Nhà báo Việt Nam đã
nhìn nhận những đóng góp to lớn của báo chí nước ta trong hoạt động nghề nghiệp,
nhưng cũng chỉ ra các biểu hiện tiêu cực ngày càng phức tạp và rất đáng lo ngại:
Tình trạng báo chí bị thương mại hóa khơng những chưa bị ngăn chặn, đẩy lùi mà
20




×