công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn
tỉnh hng yên trong những năm 1997 - 2005
H NI - 2009
mục lục
Trang
Mở đầu
1
Chơng 1: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở NÔNG
THÔN TỉNH HƯNG YÊN TRONG NHữNG NĂM ĐầU TáI
LậP TỉNH (1997 - 2000)
5
1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Hng Yên và
thực trạng tổ chức cơ sở Đảng những năm đầu tái lập. 5
1.2. Những chủ trơng lớn của Đảng bộ về công tác xây dựng tổ chức
cơ sở Đảng. 20
1.3. Quá trình chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn tỉnh
Hng Yên (1997 - 2000) 23
Chơng 2: công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở nông
thôn của đảng bộ tỉnh hng yên đáp ứng yêu
cầu cách mạng trong giai đoạn mới (2001 - 2005)
27
2.1. Tình hình, nhiệm vụ mới, đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng 27
2.2. Đảng bộ Hng Yên đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở
Đảng trong giai đoạn mới 38
2.3. Tổ chức thực hiện chủ trơng của Đảng bộ về xây dựng tổ chức cơ
sở Đảng những năm đầu thế kỷ XXI (2001-2005) 42
Chơng 3: Kết quả và một số kinh nghiệm lãnh đạo xây
dựng tổ chức cơ sở Đảng của đảng bộ tỉnh h-
ng yên
48
3.1. Kết quả đạt đợc 48
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 57
Kết luận
80
Danh mục tài liệu tham khảo
82
Phụ lục
86
DANH MC CC CH VIT TT TRONG LUN VN
HTX : Hp tỏc xó
KT-XH : Kinh t - xó hi
TCCS : T chc c s ng
USD : ụ la M
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) - Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở là nền
tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi mặt ở cơ sở. TCCSĐ có vị
trí đặc biệt quan trọng trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi đường
lối của Đảng ở cơ sở và góp phần hoàn thiện đường lối của Đảng. Coi trọng
xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ là nội
dung cơ bản, là vấn đề có tính quy luật trong xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn
Đảng của Đảng ta.
Để đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong
giai đoạn mới, ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ X đã ra Nghị
quyết chia tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Ngày 1-1-
1997, tỉnh Hưng Yên chính thức được tái lập sau 29 năm hợp nhất với tỉnh
Hải Dương.
Tỉnh Hưng Yên có diện tích đất tự nhiên 894,79km
2
, dân số 1.075.517
người, với 6 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thị xã Hưng Yên và các
huyện Mỹ Văn, Châu Giang, Phù Tiên, Kim Động, Ân Thi.
Cùng với việc tái lập tỉnh; Bộ Chính trị đã ra quyết định thành lập Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh gồm 36 đồng
chí, có 11 đồng chí trong Ban Thường vụ, đồng chí Đặng Văn Cảo được chỉ định
làm Bí thư tỉnh uỷ.
Trong bộn bề công việc của một tỉnh mới tái lập, thì vấn đề nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh là một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, quyết
định thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.
Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành đổi mới và
chỉnh đốn Đảng, nhiều TCCSĐ nông thôn trong tỉnh Hải Hưng (tỉnh hợp
1
nhất) đã vươn lên thích ứng dần với cơ chế mới, lãnh đạo kinh tế - xã hội
nông thôn phát triển, đạt được nhiều thành quả. Số TCCSĐ trong sạch vững
mạnh tăng lên đáng kể. Tuy nhiên số TCCSĐ yếu kém vẫn còn không ít,
nhiều TCCSĐ hoạt động kém hiệu quả.
Nghiên cứu công tác xây dựng TCCSĐ ở nông thôn tỉnh Hưng Yên
trong những năm đầu tái lập, góp phần làm sáng tỏ những chủ trương của
Đảng bộ, quá trình tổ chức thực hiện, nêu rõ những thành tựu, hạn chế và một
số kinh nghiệm chủ yếu trong lãnh đạo của Đảng bộ; nhằm góp phần làm
sáng tỏ hơn hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ, vì vậy tôi chọn vấn đề này làm
đề tài luận văn cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những quan điểm, chủ trương, biện pháp lớn để nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn đã được thể hiện qua
các văn kiện của Đảng. Đã có nhiều cá nhân và cơ quan khoa học chọn vấn đề tổ
chức cơ sở Đảng nông thôn làm đề tài nghiên cứu khoa học, khai thác từ những
khía cạnh khác nhau. Trong đó có nhiều đề tài cấp Bộ, đề tài luận án Tiến sĩ,
Thạc sĩ được nghiên cứu dưới góc độ Xây dựng Đảng như:
- Lê Văn Phụ (1993): Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng đối với
quần chúng theo đạo Thiên chúa (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây
dựng Đảng).
- Đỗ Ngọc Ninh (1995): Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng nông
thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên
ngành Xây dựng Đảng).
- Viện Mác - Lênin (1995): Vấn đề xây dựng Đảng ở một số vùng có
đồng bào theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc hiện nay (Đề tài khoa học cấp Bộ).
- Nguyền Đức Ái (2000): Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở Đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công
2
nghip hoỏ, hin i hoỏ t nc (Lun ỏn Tin s Lch s, chuyờn ngnh
Xõy dng ng).
- Bựi c Nhn (2001): Nõng cao cht lng tổ chức cơ sở Đảng vùng
có đồng bào theo đạo Công giáo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Luận văn Thạc sĩ
Tôn giáo).
Nhng kt qu nghiờn cu, thụng tin t liu t nhng ti liu núi trờn ó
gúp phn tng bc lm sỏng t c v lý lun v thc tin vn t chc c s
ng nụng thụn. Tuy nhiờn t gúc Lch s ng cha cú nhiu cụng trỡnh
nghiờn cu v xõy dng t chc c s ng. i vi tnh Hng Yờn, trong thi
k i mi cha cú cụng trỡnh no nghiờn cu v t chc c s ng di gúc
khoa hc Lch s ng. Tiếp thu những kết quả nghiên cứu trên, luận văn đi
sâu nghiên cứu một cách tơng đối có hệ thống và toàn diện vấn đề Công tác t
chc c s ng ở nụng thụn tỉnh Hng Yên từ năm 1997 đến năm 2005.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tợng nghiên cứu: Các tổ chức cơ sở đảng nông thôn tỉnh Hng
Yên những năm đầu tái lập.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở
nông thôn tỉnh Hng Yên từ năm 1997 đến năm 2005.
4. Mục đích và nhiệm vụ
4.1. Mục đích: Góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn tỉnh Hng Yên trong những năm đầu tái
lập, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội quốc
phòng an ninh của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Đánh giá đúng thực trạng, những chủ trơng và quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hng Yên về xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ
1997 - 2005.
- Góp phần làm rõ những thành tựu, hạn chế trong công tác xây dựng tổ
chức cơ sở đảng ở nông thôn tỉnh Hng Yên.
- Nêu lên một số kinh nghiệm chủ yếu trong công tác xây dựng tổ chức
cơ sở đảng của tỉnh trong những năm đầu mới tái lập.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
3
- Luận văn đợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
T tởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tổ chức cơ sở đảng.
- Kế thừa những công trình, thành tựu nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ
sở đảng ở nông thôn. Thực tiễn hoạt động xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông
thôn tỉnh Hng Yên dựa trên kết quả điều tra thực tế thu thập t liệu ở một số tổ
chức cơ sở đảng của tỉnh.
5.2. Phơng pháp nghiên cứu: Luận văn đợc thực hiện trên cơ sở phơng
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin kêt hơp
chặt chẽ giữa lôgíc và lịch sử,phân tích tổng hợp, điều tra xã hội học, kết hợp
nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn.
6. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Cung cấp căn cứ khoa học cho quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng
TCCSĐ ở nông thôn.
- Góp phần làm sáng tỏ thêm những chủ trơng và quá trình tổ chức chỉ
đạo của Tỉnh uỷ về công tác xây dựng TCCSĐ ở nông thôn tỉnh Hng Yên.
- Bớc đầu nêu lên một số kinh nghiệm chủ yếu trong công tác xây dựng
TCCSĐ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
chia làm 3 chơng, 8 tiết.
4
Chương 1
CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Ở NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN TRONG NHỮNG NĂM
ĐẦU TÁI LẬP TỈNH (1997-2000)
1.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TỈNH
HƯNG YÊN VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG NHỮNG NĂM ĐẦU
TÁI LẬP
Hưng Yên là tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng
Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng
Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Hưng Yên nằm trong toạ độ 20°36’ và 21
vĩ độ bắc,105°53’ và 106°15’ kinh độ Đông. Phía Bắc liền kề với thủ đô Hà
Nội và tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp tỉnh Hải
Dương, phía Tây gíap tỉnh Hà Tây và Hà Nam. Đây là một vùng đất phù sa
màu mỡ, đậm nét truyền thống văn hoá và lịch sử lâu đời. Hưng Yên là một
tỉnh nông nghiệp, một miền quê mang những nét đặc trưng của nông thôn
Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Hưng Yên có diện tích đất tự nhiên 894.79km2, với địa hình chênh
chếch từ Tây Bắc xuống Đông Nam và không thật sự bằng phẳng. Là tỉnh có
độ cao trung bình so với mặt nước biển là 4m, nơi cao nhất là xã Thiện Phiến
(Tiên Lữ) + 8m80, nơi thấp nhất là xã Hạ Lễ (Ân Thi) + 2m40, địa hình trên
ảnh hưởng trực tiếp đến việc canh tác, trước kia thường xuyên xảy ra hạn hán,
úng ngập, vùng cao không giữ được nước, trong khi vùng thấp không tiêu
được nước trong mùa mưa. Hiện nay Hưng Yên đã xây dựng hệ thống thuỷ
lợi dày đặc để kịp thời giải quyết những khó khăn do địa hình gây ra,đảm bảo
cho việc sản xuất quanh năm, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán,
úng lụt.
Toàn tỉnh có 61.037 ha đất nông nghiệp, đất trồng cây 55.645 ha
(chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm và mặt nước nuôi trồng thuỷ
5
sản. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha, toàn bộ diện tích trên đây đều có khả
năng khai thác và phát triển nông nghiệp.
Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên
chịu ảnh hưởng sâu sắc của khi hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng
và có mùa Đông lạnh, hàng năm có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng
năm 23,2°c nhiệt độ trung bình mùa hè 25°c, mùa đông là 16°c, lượng mưa
trung bình từ 1.450 – 1.650 mm, (tháng 5 đến tháng 10) chiếm tới 70% lượng
mưa cả năm.
Cùng với đất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết như vậy thuận lợi cho
việc trồng trọt và chăn nuôi nhiều loại cây, con có nguồn gốc nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Tuy nhiên khí hậu ở đây cũng có những mặt không thuận lợi, nhất
là những diễn biến bất thường gây trở ngại cho sản xuất và đời sống.
Về giao thông, ngoài tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và quốc lộ
5A, 39A, 39B, 38 chạy qua, Hưng Yên có mạng lưới đường thuỷ, đường bộ
khá thuận lợi, đặc biệt tháng 5 năm 2004 đã khánh thành cầu Yên Lệnh nối hai
tỉnh Hưng Yên và Hà Nam.
Về đường bộ quốc lộ 5A chạy qua địa phận Hưng Yên dài 23km.
Đường 39A từ Phố nối qua Yên mỹ, Khoái Châu, Kim Động tới thị xã Hưng
Yên, qua cầu Triều Dương sang Thái Bình. Đường 39B bắt đầu từ phường
Hiến Nam (thị xã Hưng Yên) đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ tới cầu Tràng sang Hải
Dương. đường 38 xuất phát từ thị xã Bắc Ninh đến Quán Gỏi (Hải Dương)
qua thị trấn Ân Thi đến Trương Xá (Kim Động) nối với đường 39A, đi thị xã
Hưng Yên qua cầu Yên Lệnh đến Đồng Văn (Hà Nam) thông quốc lộ 1A
(tuyến Bắc - Nam quan trọng nhất của cả nước). Đường 200 từ Giai Phạm
(Yên Mỹ) qua thị trấn Ân Thi tới thị trấn Vương tới Hải Triều (Tiên Lữ) gặp
đê sông Luộc và đường 39A. Đó là chưa kể các đường: 99, 179, 195, 199,
201, 102, 104, 105, 206, và hàng trăm km đường đê đã liên kết các xã huyện
trong tỉnh và hình thành tuyến đường ngắn nhất qua địa bàn Hưng Yên, nối
6
với quốc lộ 5A ra thành phè Hải Phòng và Quảng Ninh nhằm tạo sự giao lưu
kinh tế giữa Hưng Yên với các tỉnh, đồng thời góp phần giải toả mật độ giao
thông cao cho thủ đô Hà Nội.
Về đường sông Hưng yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc vói ba
hệ thống sông lớn chảy qua: Sông Đuống, sông Hồng, sông Luộc - những
đường sông chính của Hưng Yên. Bên cạnh đó, Hưng Yên có hệ thống sông
nội địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Hoan Ái, sông Nghĩa Trụ, sông
Điện Biên, sông Kim Sơn là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất
nông nghiệp mà còn cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao thông
đường thuỷ.
Từ thị xã Hưng Yên tàu thuyền có thể ngược sông Hồng lên Hà Nội,
Sơn Tây, Việt Trì, Yên Bái, Lào Cai, hoặc xuôi Thái Bình, Nam Định rồi ra
biển. Trên sông Luộc tàu thuyền có thể đi Ninh Giang, Phả Lại (Hải Dương),
Hải Phòng. Các sông nhỏ khác trong tỉnh, đặc biệt có công trình đại thuỷ
nông Bắc – Hưng – Hải đều là những đường giao thông thuận tiện cho việc
vận chuyển hàng hoá, lúa, ngô, vật liệu xây dựng…
Giao thông thuỷ bộ của Hưng Yên vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là
tiềm nămg lớn để Hưng Yên phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Hưng yên
được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, có nguồn nước ngọt dồi dào ở dọc
khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh (Văn Lâm) đến Quán Gỏi (Hải Dương) có
những túi nước ngầm với dung tích hàng triệu m
3
, không chỉ cung cấp nước cho
phát triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn nước
cho các khu vực lân cận.
Hưng Yên có mỏ than nâu (thuộc bể than vùng đồng bằng sông Hồng)
trữ lượng lớn nhất (hơn 30 tỷ tấn) chưa được khai thác, đây là tiềm năng lớn
cho ngành công nghiệp than, phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
Dân số Hưng Yên 1.075.517 người, trong đó số người trong độ tuổi lao
động chiếm hơn 50%. Tỷ lệ lao động có trình độ của Hưng Yên thấp, bởi sau
7
khi tái lập tỉnh đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ ở lại tỉnh công tác ít. Hiện
nay số lao động chưa có việc làm còn nhiều đã trở thành sức ép lớn đối với
Hưng Yên trong vấn đề giải quyết việc làm. Ngoài nghề chính là trồng trọt,
người dân còn nuôi trồng thuỷ sản trồng dâu, nuôi tằm, làm các nghề thủ công
và nghề truyền thống khác. Hiện nay Hưng Yên có trên 57 vạn lao động trong
độ tuổi, trẻ khoẻ, có trình độ văn hoá cao, chiếm 51% dân số, lao động đã qua
đào tạo nghề đạt 33% có trình độ ®ại học, cao đẳng, trung học và công nhân
kỹ thuật, có truyền thống lao động cần cù sáng tạo.
Về thành phần dân tộc, ở Hưng Yên hầu hết là người Kinh, số đông
theo đạo Phật, một số ít theo đạo Thiên Chúa, phân bố rải rác không tập trung.
Hưng Yên có truyền thống văn hiến, đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào
kiệt, các nhà văn hoá lớn. Trong gần 10 thế kỷ khoa cử ở Việt Nam, Hưng
Yên đã có 228 người thi đỗ đại khoa còn lưu danh ở bia Văn Miếu (thôn Xích
Đằng, phường Nam Sơn thị xã Hưng Yên), trong đó có 8 trạng nguyên,4 bảng
nhãn, 6 thám hoa, 47 hoàng giáp. Hưng Yên là tỉnh đứng thứ 4 trong cả nước
về cử nghiệp. Trong suốt quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước,
vùng đất Hưng Yên thời nào, lĩnh vực nào cũng có những nhân tài mà sử sách
còn ghi như: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng
Hoa Thám, Nguyễn Bình, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Trung Ngạn, Vũ Trọng
Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Nghị, Tô Ngọc Vân, Dương Bích
Liên, Lê Hữu Trác, Phạm Huy Thông, Nguyễn Công TiÔu…đặc biệt trong
lịch sử hiện đại Hưng Yên còn có nhiều nhà chính trị nổi tiếng như: Nguyễn
Văn Linh, Lê Văn Lương…các chiến sỹ anh hùng cách mạng như Tô Hiệu,
Bùi Thị Cúc… đó là những người con ưu tú của Hưng Yên, đã góp phần làm
rạng danh quê hương, Tổ quốc.
Hưng Yên là tỉnh có mật độ di tích dầy đặc của vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng với 1.210 di tích văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng. Trong đó 172 di
tích được nhà nước xếp hạng và 32.574 cổ vật trong các di tích. Đặc biệt là di
8
tích Phố Hiến- trung tâm thương mại, đối ngoại sầm uất phồn hoa bậc nhất
vào thế kỷ XVI, XVII .
Hưng Yên có nhiều đền chùa nổi tiếng như đền thờ Đức Tống Trân,
đền thờ Đức Ngô Vương, đền Phạm Bạch Hổ, đền Đinh Điền, đền Trần, đền
Phạm Ngũ Lão, ®Òn Chử Đồng Tử…mỗi đền chùa là một kho tàng mỹ thuật
sống động, với rất nhiều cổ vật quý hiếm. Đó là những không gian văn hoá
truyền thống, hiện hữu nét đẹp văn hoá vật thể, phi vật thể và đặc biệt hấp dẫn
du khách bởi sự hài hoà cảnh trí thiên nhiên, và hình khối kiến trúc, nghệ
thuật chạm khắc tinh vi.
Hưng Yên còn là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc, giới thiệu và
chứng minh sống động về vùng đất, con người Hưng Yên trong quá khứ và
hiện tại, với những nét đặc trưng, những giá trị văn hoá tinh thần, tín ngưỡng
của Hưng yên nói riêng của đồng bằng sông Hồng nói chung.
Với lợi thế về địa lý gần thủ đô Hà Nội và các trung tâm công nghiệp
lớn, có kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhanh chóng
trở thành một tỉnh có tốc độ phát triển cao trong vùng.
Tỉnh Hưng Yên được tái lập năm 1997 đang khẩn trương cùng cả nước
xây dựng phát triển kinh tế. Bằng sự phấn đấu của bản thân và chính sách cởi
mở thông thoáng, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư nước ngoài. Tình hình KT-XH
Hưng Yên sau những năm đầu tái lập đã có nhiều khởi sắc. Nền kinh tế Hưng
Yên đang đổi thay từng ngày, được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc
độ phát triển kinh tế tương đối nhanh và cao. Cơ cấu kinh tế đang dần chuỷên
dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp nông thôn có
nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân
đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá, đảm bảo an
ninh lương thực. Công nghiệp dịch vụ có bước phát triển khá. Công nghiệp
địa phương tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt được những
thành tích đáng khích lệ. Một số ngành hàng tiếp tục được củng cố phat triển,
9
lựa chọn mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công
nghệ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Khối công nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tăng nhanh, do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm thị
trường chấp nhận và có xu thế phát triển tốt. Từ điểm xuất phát thấp với nhiều
khó khăn thử thách gay gắt của tỉnh mới tái lập. Hưng Yên đã nỗ lực vươn
lên, hoàn thành tương đối toàn diện những nhiệm vụ mục tiêu chủ yếu của
năm 1997. Năm 1997, năm đầu tái lập tỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu về phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 13,58% so với năm 1996 (Kế hoạch đề ra trên
10%). Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 70,42%. (Kế hoạch trên
18%), giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,04% (Kế hoạch là 6%), giá trị kinh
doanh dịch vụ tăng 18% (Kế hoạch là 15%), sản lượng lương thực quy ra thóc
đạt 49,8 vạn tấn bằng 100,4% so với năm 1996. Thu ngân sách đạt 85.559
triệu đồng; bình quân GDP đầu người ước đạt 204 USD/người/năm. Cơ cấu
kinh tế: Nông nghiệp 52%; công nghiệp, xây dựng 20%; dịch vụ 28%. Tỷ lệ
sinh giảm 0,08%. Sản xuất nông nghiệp năm 1997 phát triển tương đối toàn
diện, giá trị tăng 5,04% so với năm 1996. Tổng diện tích gieo trồng đạt
120.000 ha, trong đó lúa cả năm 90.000 ha, cây công nghiệp 11.000 ha, rau
màu 12.000 ha. Mặc dù thời tiết diễn biến không thuận lợi, nhưng do chủ
động chỉ đạo các biện pháp phòng, chống bão lụt và chống úng nội đồng tích
cực, hạn chế và xử lý sâu bệnh kịp thời, ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ
thuật xây dựng cơ cấu lúa hợp lý nên năng xuất lúa cả năm đạt 102 tạ / ha, là
một trong những năm được mùa cao nhất từ trước đến nay. Tổng sản lượng
quy ra thóc 49,8 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người 455,6 kg (Tính theo
khẩu nông nghiệp). Tiếp tục thực hiện chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, nông
thôn tập trung cho những cây con có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi tiếp tục
phát triển về số và chất lượng. So với năm 1996 đàn lợn tăng 5,1%, đàn bò
tăng 4,5%, gia cầm tăng 10%. Kinh tế hộ nông dân tăng trưởng khá, số hộ
10
giàu khoảng 17%, số hộ nghèo giảm từ 10% xuống 8,3%. Một số huyện thực
hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu và luân canh cây trồng hợp lý đã cho thu
hoạch cao như ở Hạ Lễ, Đào Dương (Ân Thi) từ 80 đến 100 triệu đồng / ha;
Liên Nghĩa, Mễ Sở (Châu Giang) trên 50 triệu đồng / ha [3, tr.10].
Đi đôi với quá trình sản xuất, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo công tác đổi mới
tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp.
Đến nay đã có 147/157 xã thực hiện và thành lập được 157 hợp tác xã mới.
Đồng thời với kết quả đã đạt được, trong sản xuất nông nghiệp cũng bộc lộ
những hạn chế như việc lựa chọn giống mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nông nghiệp chưa cao, số lượng và chất lượng sản phẩm chưa đáp
ứng yêu cầu hàng hoá xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chưa
đều. Một số hợp tác xã mới thành lập còn mang tính hình thức, hoạt động
không có hiệu quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp còn
nghèo nàn. Cơ sở chế biến nông sản thực phẩm hầu như chưa có, cơ chế,
chính sách thu mua và tiêu thụ nông sản thực phẩm cho nông dân còn gặp
nhiều khó khăn lúng túng.
Công nghiệp địa phương từng bước được đầu tư mở rộng, tiểu thủ
công nghiệp có tiến triển, sản lượng công nghiệp 603 tỉ (năm 1996: 355 tỉ) tốc
độ tăng 69,8% (kế hoạch trên 18%) đã xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng đột
biến, tạo cho nền kinh tế phát triển nhanh. Đang lập dự án và triển khai xây
dựng khu công nghiệp Như Quỳnh, Phố Nối, Thị xã Hưng Yên, 14 dự án đầu
tư trong và ngoài nước với số vốn trên 100 triệu USD được cấp giấy phép.
Dịch vụ phát triển đa dạng, tốc độ tăng 18% (kế hoạch trên 15%) hệ
thống thương nghiệp đang sắp xếp lại. Xuất khẩu tăng nhanh, xây dựng thêm
khách sạn mới, từng bước khôi phục các di tích văn hoá, lịch sử tạo tiền đề
cho du lịch.
Xây dựng kết cấu hạ tầng ở thị xã và một số thị trấn đã bắt đầu sôi
động, xây dựng mới 3 trạm bơm, mở rộng và nâng cấp 14km đường, bắt đầu
11
mở rộng đường 39A. Cải tạo một số đoạn đường do tỉnh, huyện quản lý và
đường nông thôn, xây dựng xong phà Yên Lệnh. Xây dựng thêm một số
trường học, nâng cấp bệnh viện, bắt đầu xây dựng đài truyền hình, xây dựng
lại một số trạm trại nông nghiệp. Quy hoạch phát triển thị xã Hưng Yên, thị
xã công nghiệp Phố Nối. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến
năm 2010.
Công tác tài chính, tiền tệ, tín dụng được chấn chỉnh đổi mới. Tổng thu
ngân sách 82 tỉ, chi ngân sách 249 tỉ. Ap dụng những hình thức huy động vốn,
mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế. Trên 60% lượt hộ nông dân
được vay vốn sản xuất.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhằm khai thác tiềm
năng của địa phương. Sắp xếp và thành lập các doanh nghiệp quốc doanh.
Các hợp tác xã (HTX) được tổ chức lại, mô hình hợp tác xã đa dạng và tự
nguyện theo dạng cổ phần như hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, dịch vụ thuỷ
nông, điện, tiểu thủ công nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân, dựa trên điều lệ mới
đang vươn tới hoạt động có hiệu quả. Vai trò tự chủ của kinh tế hộ trở thành
động lực phát triển kinh tế gia đình và cá thể được khuyến khích, toàn tỉnh đã
có 59 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động.
Khi tái lập tỉnh, Hưng Yên vẫn là tỉnh thuần nông, công nghiệp hầu như
không có gì đáng kể, kết cấu hạ tầng yếu kém, thiết bị công nghệ lạc hậu,
nhận thức của người dân về phát triển kinh tế còn hạn chế. Sau khi t¸i lập
tỉnh, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển theo hướng coi trọng các loại
cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Việc thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn được chú trọng và đạt kết quả khá, tiếp tục chuyển đổi c¬
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, áp dụng rộng rãi tiến bộ sinh học vào sản
xuất. Sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 550.000 tấn. Năng suất lúa tăng từ
9,8 tấn (1997) lên 11,93 tấn/ha năm 2000. Giá trị bình quân trên 1ha canh tác
tăng từ 28 triệu năm 1997 lên 32 triệu năm 2000. Lương thực bình quân đầu
12
người tăng lên 520 kg (2000) (năm 1997: 460kg). Là tỉnh đồng bằng đất đai
phì nhiêu, Hưng Yên có nhiều thuận lợi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi; phát triển nông nghiệp cây ăn quả đặc sản, cây xuất khẩu; tinh dầu đậu
các loại tăng khá. Do nhu cầu sức kéo và thị trường nên số lượng đàn trâu, bò
giảm song chất lượng đàn bò tăng lên. Chăn nuôi lợn, gia cầm, thuỷ sản tiếp
tục phát triển. Chương trình “Nạc hoá đàn lợn”, thu hút đông đảo hộ nông dân
tham gia, nhiều mô hình trang trại chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp
được hình thành và nâng lên.
Công nghiệp: Giá trị sản xuất trên địa bàn tăng nhanh. Bình quân tăng
60,17%. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 2000 đạt 2.350 tỷ đồng (năm
1996: 355 tỷ). Công nghiệp địa phương từng bước được mở rộng, đầu tư
chiều sâu nên khá phát triển. Tăng bình quân 17,7%/năm tiểu thủ công nghiệp
làng nghề được quan tâm khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, nhiều mô hình năng
động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, hợp tác liên kết kinh tế phát triển.
Khu vực ngoài kinh tế nhà nước tăng bình quân 12%/năm [3, tr.2].
Ngày 24/6/1999 Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số
1088/1999/QĐ-UB hướng dẫn việc thực hiện thủ tục xin cấp phép đầu tư và
Quyết định số 1089/1999/QĐ-UB về qui định quản lý hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài, tỉnh ngoài trên địa bàn Hưng Yên, quyết định này góp phần
làm thay đổi diện mạo KT-XH của tỉnh. Tỉnh đã quy hoạch 03 khu công
nghiệp Phố Nối – Như Quỳnh – Thị xã Hưng Yên, có nhiều dự án đầu tư vào
các lĩnh vực mà tỉnh khuyến khích như: chế biến nông sản, chế biến thức ăn
gia súc, sản xuất da giày, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất nguyên
vật liệu, xây dựng trung tâm dạy nghề và các loại hình dịch vụ. Bình quân đầu
tư 2,8 lần/năm, 11 dự án nước ngoài, 31 dự án tỉnh ngoài, số vốn đăng ký là
165 triệu USD, trong đó 11 dự án đã hoạt động (04 dự án nước ngoài, 07 dự
án tỉnh ngoài). Thực sự tạo động lực thúc đẩy kinh tế Hưng Yên, trong 4 năm
nộp ngân sách trên 120 tỷ, thu hút 2300 lao động [5, tr.15].
13
Dịch vụ: Khá phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,48%. Các
ngành kinh tế dịch vụ phát triển đa dạng, hàng hoá phục vụ cho đời sống
phong phú, giá cả ổn định, giá kinh doanh dịch vụ tăng 18%. Xuất khẩu
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tốc độ tăng khá: 20,6%/năm,
tỷ trọng hàng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh tăng
từ 3 triệu USD năm 1997 lên 10 triệu USD năm 2000. Kim ngạch xuất
khẩu đạt 32 triệu USD, tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu tăng hơn các năm
trước, tăng thêm 19 dự án đầu tư nước ngoài và tỉnh ngoài, đưa tổng số dự
án đầu tư trên địa bàn lên 42, với vốn đăng ký 165 triệu USD. Các mặt
hàng chủ yếu tăng nhanh: may, điện tử, giầy thể thao, hàng thủ công
mỹ nghệ.
Hệ thống thương nghiệp được tổ chức sắp xếp lại, mở rộng qui mô cải
tiến phương thức phục vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của nhân dân.
Tỉnh đã chỉ đạo khôi phục các di tích lịch sử - văn hoá tạo điều kiện thu hút
khách tham quan du lịch.
Kết cấu hạ tầng: ®ược nâng cấp đầu tư mới khá đồng bộ, góp phần quan
trọng thúc đẩy phát triển KT-XH. Các tuyến tỉnh lộ huyết mạch 206, 200,
205, đê Sông Hồng, đường trục chính thị xã Hưng Yên, đường trong khu công
nghiệp, bến phà Yên Lệnh, bến xe, bến cảng được khẩn trương xây dựng,
nhiều tuyến huyện lộ đang được nâng cấp: 202, 203, 204, 208. 150 km đường
tỉnh, huyện được nâng cấp dải nhựa với số vốn 138 tỷ bằng 30% tổng số vốn
ngân sách tập trung, gấp 3 lần trước lúc tái lập tỉnh. Giao thông nông thôn có
nhiều khởi sắc, nâng cấp, cải tạo 300 km đường các loại với kinh phí 63 tỷ
đồng. Dự án giao thông nông thôn (WB2) đang tích cực triển khai với mức
vốn 50 tỷ đồng.
Đến năm 2000 toàn tỉnh đã xây mới 15 trạm bơm, tiếp tục nâng cấp
một số trạm bơm chống úng. Tăng cường cơ sở vật chất cho các ngành giáo
dục – y tế. Xây mới 1.230 phòng học kiên cố cao tầng. Đang nâng cấp bệnh
14
viên Đa khoa tỉnh, một số bệnh viện tuyến huyện, nhiều trạm xá gắn với trung
tâm kế hoạch hoá gia đình được xây mới, bổ sung trang thiết bị điều trị.
Bưu chính viễn thông được đầu tư nhanh đồng bộ, hiện đại đáp ứng kịp
nhu cầu phát triển của tỉnh. Bưu điện được trang bị hiện đại hoá các tổng đài
điện tử, phát triển thêm 5000 máy thuê bao, tính đến năm 2000 bình quân
1,52 máy/100 dân, điện thoại đến 100% xã và 98% thôn. Phát triển nhanh các
dịch vụ mới, xây dựng 89 điểm bưu điện cư xá làm tốt các công tác phát hành
báo chí.
Lưới điện trên địa bàn tỉnh từng bước được cải tạo, phát triển theo quy
hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Xây dựng đường dây và tr¹m
110Kv Phố Nối, xây mới 142 trạm biến thế, 96 km đường dây trung thế. Điện
thương phẩm tăng 1,65 lần so với năm 1997. Xây mới giai đoạn 1 Đài phát
thanh truyền hình tỉnh, xưởng in báo Hưng Yên, tăng cường cơ sở vật chất
cho Văn hoá thông tin, thể dục thể thao, xây mới 22 trụ sở làm việc các cơ
quan tỉnh, chuẩn bị đầu tư cơ sở vật chất cho các huyện, thị khu công nghiệp
được chỉ đạo chặt chẽ hơn, tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây
dựng cơ bản.
Tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn 4 năm đạt 3.355 tỷ, dùng cho phát
triển công nghiệp 47%, nông nghiệp 23%, giao thông vân tải 16%. Đầu tư
bằng vốn ngân sách tập trung tỉnh quản lý 400 tỷ, tập trung cho cơ sở hạ tầng,
ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn.
Công tác tài chính, tiền tệ, tín dụng: ®ược chấn chỉnh đổi mới một
bước. Qua 4 năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch thu năm sau cao hơn
năm trước. Tổng thu bình quân trên địa bàn 140 tỷ/năm. Thu ngân sách địa
phương bình quân năm 110 tỷ. Tổng chi ngân sách 347 tỷ/năm đáp ứng kịp
thời có hiệu quả phát triển KT-XH, QP-AN của tỉnh. Tỉnh có cơ chế khuyến
khích các doanh nghiệp vượt kế hoạch thu ngân sách tái đầu tư, mở rộng sản
xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, kinh doanh xuất
15
khẩu giải quyết nhiều lao động, được hỗ trợ vốn từ 30%-50% nên đã kích
thích các doanh nghiệp phát triển. Công tác thanh tra tài chính được duy trì
cùng với hệ thống kho bạc để kiểm tra chế độ chi tiêu hành chính sự nghiệp,
chống lãng phí thực hành tiết kiệm. Áp dụng biện pháp huy động vốn, tổng
vốn huy động tăng bình quân 23% năm (năm 2000 là 780 tỷ, dư nợ 630 tỷ, dư
nợ ngân hàng người nghèo trên 100 tỷ). Mở rộng tín dụng với cơ chế lãi suất
tiền gửi, tiền vay linh hoạt, tỷ trọng vốn trung và dài hạn tăng nhanh chiếm
36%, 75% lượt hộ nông dân vay vốn, tăng hộ giàu giảm hộ nghèo. Chất lượng
tín dụng được nâng lên, công tác tiền tệ đáp ứng hơn nhu cầu địa bàn.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Để thực sự giải phóng
sức sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, tỉnh thành lập mới doanh nghiệp
nhà nước nhằm phục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu thiết yếu, lấy hiệu quả KT-
XH làm thước đo, sắp xếp một bước các doanh nghiệp có khó khăn, tạo điều
kiện thuận lợi để vươn lên. Thực hiện thí điểm cổ phần hoá 167 HTX, đã
chuyển đổi xây dựng mới theo mô hình đa dạng và tự nguyện đóng góp cổ
phần kinh doanh tổng hợp, chuyên khâu: dịch vụ thuỷ nông, điện tiểu thủ công
nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân. 120 HTX đã đăng ký, nhiều HTX kinh doanh
có hiệu quả. Kinh tế hộ, kinh tế cá thể, kinh tế trang trại được khuyến khích
phát triển. Toàn tỉnh đã có 110 doanh nghiệp ngoài kinh tế nhà nước đang hoạt
động và từng bước mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.
Sau khi tái lập tỉnh, trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế,
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hưng Yên luôn đoàn kết đồng thuận,
chung sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những năm
đầu tai lap tỉnh nền kinh tế Hưng Yên đã có nhiều khởi sắc.
Đời sống văn hoá xã hội: Sau khi tái lập tỉnh đời sống nhân dân được
cải thiện, số hộ giàu chiếm 17%, cơ bản xoá đói, giảm hộ nghèo từ 10%
xuống 8,3%. Nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, hưởng thụ văn hoá
được đáp ứng tốt hơn.
16
Quan tâm chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công
với nước. Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được trên 5 tỷ đồng, xây dựng và
nâng cấp 150 nhà tình nghĩa, 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng có nhà kiên
cố, tặng 5.961 sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các gia đình chính sách, giúp đỡ
người tàn tật, cô đơn, học sinh nghèo vượt khó. Đã thu hút thêm 2 vạn lao
động vào chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mở rộng ngành nghề và
phát triển công nghiệp. Đưa 850 hộ với 4.250 khẩu đi xây dựng vùng kinh tế
mới, 100 người đi lao động nước ngoài.
Công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Sắp xếp hệ thống
điều trị, tăng qui mô giường bệnh, nâng cấp trạm xá và bệnh viện Đa khoa.
Coi trọng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em
phòng chống dịch bệnh.
Sự nghiệp giáo dục phát triển, học sinh các cấp đều tăng, các cháu vào
nhà trẻ mẫu giáo tăng 1,6%, học sinh phổ thông tăng 4,3%. Quan tâm chất
lượng giáo dục toàn diện và các lớp đào tạo năng khiếu, số học sinh tốt
nghiệp tăng, tiểu học 95%, phổ thông cơ sở 93%, phổ thông trung học 88%.
Tỉnh có nghị quyết khen thưởng khích lệ học sinh giỏi, thầy dậy giỏi, trường
có học sinh đỗ đại học cao. Công tác giáo dục đang tạo sức bật mới.
Khoa học công nghệ phát triển hướng vào ứng dụng tiến bộ về giống,
biện pháp canh tác, chế biến và bảo quản nông sản, thẩm định thiết bị và công
nghệ mới, tham gia một số chương trình nghiên cứu và khảo sát cấp nhà
nước. Bảo vệ tài nguyên môi trường được quan tâm.
Hoạt động văn hoá văn nghệ đa dạng phong phú. Quan tâm xây dựng
nếp sống mới, gia đình văn hoá, làng văn hoá, di tích lịch sử được bảo tồn tôn
tạo, báo chí thông tin từng bước đổi mới cả nội dung, hình thức theo hướng
hiện đại.
Tiếp tục đổi mới chỉnh đốn Đảng bộ, coi trọng sinh hoạt chính trị tư
tưởng trong Đảng, tư tưởng đạo đức lối sống cho cán bộ đảng viên. Nâng cao
17
chất lượng sinh hoạt Chi bộ, Đảng bộ, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình
thường xuyên định kỳ. Phấn đấu xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch
vững mạnh. Chính quyền, đoàn thể vững mạnh theo 5 tiêu chuẩn mà Chỉ thị
05 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ đề ra.
Tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ
(KH-CN) theo định hướng đã được xác định trong Nghị quyết TW2 và Nghị
quyết 03 TU. Giáo dục đào tạo là một bộ phận trọng yếu xây dựng con người
Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Đẩy mạnh giáo dục toàn diện trên tất
cả các ngành học, bậc học. Tạo được đời sống văn hoá cơ sở lành mạnh, nâng
mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, coi trọng việc xây dựng gia đình văn hoá
và phát huy đạo lý tốt đẹp của gia đình. Nêu cao vai trò gương mẫu của ông bà
cha mẹ, tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa gia đình nhà trường – xã hội.
Phát triển không ngừng và nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế
văn hoá cơ sở. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hoá, nghệ thuật
chuyên nghiệp, và phong trào quần chúng.
Nghiêm chỉnh chấp hành Chỉ thị số 27/CT-TW của Bộ Chính trị và
Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện nếp sống văn minh,
thực hành tiết kiệm đẩy lùi, tiến đến xoá bỏ tệ nạn xã hội và hoạt động
phản văn hoá.
Đánh giá về những khó khăn, thuận lợi sau khi tái lập tỉnh, Hội nghị
tỉnh uỷ lâm thời lần thứ nhất họp trong hai ngày 20 và 21-1-1997 đã chỉ rõ:
Những thuận lợi cơ bản đó là Hưng Yên là một vùng đất văn hiến, giầu truyền
thống và tiềm năng. Đất đai trù phú, một số nghề truyền thống đang từng
bước được khôi phục. Sau hơn 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới Hưng
Yên bước đầu đã xây dựng được một số cơ sở vật chất. Với vị trí nằm trong
vùng trọng điểm kinh tế phia Bắc, là cửa ngõ phia Đông của Thủ đô Hà Nội.
Hưng Yên có thế mạnh lớn trong việc thu hút đầu tư trong nước và nước
ngoài, dịch vụ và du lịch có nhiều triển vọng. Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên
18
có truyền thống đoàn kết, ý chí quyết tâm xây dựng quê hương giầu đẹp. Việc tái
lập tỉnh có ý nghĩa quan trọng giup Đảng bộ và chính quyền tỉnh có sự chỉ đạo
sát sao hơn với thực tế địa phương nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng của tỉnh,
bắt kịp với tình hình mới, cơ chế mới, từ đó nhanh chãng ổn định và thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi, Hưng Yên cũng
đứng trước những khó khăn lớn sau khi tái lập tỉnh. Khó khăn lớn nhất là điểm
xuất phát của tỉnh sau tái lập còn thấp. GDP bình quân đầu người năm 1966
khoảng 180 USD, thu nhập ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng 1/3 so với
yêu cầu. Trong nông nghiệp, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu, việc khảo
nghiệm, đánh giá các loại cây trồng từng vùng, từng vụ chưa tốt, chưa gắn với
quy trình kỹ thuật đã hạn chế đến sản xuất; hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp
chưa phát triển đồng bộ; lực lượng lao động dư thừa lớn, tỷ lệ lao động được đào
tạo có trinh độ kỹ thuật, tay nghề còn thấp; bình quân đất nông nghiệp trên đầu
người thấp (đạt 580m2/người), ruộng đất đa phần còn manh mún.
Ngành thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh kém phát triển do chưa
được đầu tư quan tâm đúng mức. Du lịch hầu như chưa phát triển. Cơ sở vật
chất của ngành giáo dục còn nghèo nàn, thiết bị dạy và học còn thiếu thốn,
đặc biệt là đối với ngành học mầm non. Đội ngũ giáo viên thiếu và chưa đồng
bộ. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân chưa được đáp ứng đầy đủ. Bộ
máy và đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan sự nghiệp, các đơn
vị kinh doanh của tỉnh vừa thiếu, vừa ít kinh nghiệm trên một số lĩnh vực.
Nhằm nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng, tỉnh uỷ đã có
Chỉ thị số 03-CT/TU về đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng và nâng cao
chất lượng tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh. Tổ chức cơ sở đảng
yếu kém từ 4,9% năm 1997 còn 3,7% năm 1999. Năm 2000 có 408 tổ chức cơ
sở đảng (TCCSĐ) đạt trong sạch vững mạnh (TSVM), đạt 79%, tăng 29 cơ sở
so với năm 1999. Trong đó TCCSĐ tiêu biểu được Tỉnh uỷ biểu dương 51,
tăng 7 cơ sở so với năm 1999. TCCSĐ yếu kém từng mặt 12 cơ sở (2,4%). Có
19
5 TCCSĐ đạt TSVM từ 5 năm trở lên được Tinh uỷ biểu dương: Đảng bộ
Công ty may Hưng Yên; Đảng bộ xã Thuần Hưng (Khoái Châu); Đảng bộ xã
Quảng Châu (Tiên Lữ); Đảng bộ xã Phan Sào Nam (Phủ Cừ); Đảng bộ xã
Tân Quang (Văn Lâm). Năm 2001 co 424 TCCSĐ đạt trong sạch vững mạnh
(81,38%), trong đó có thành tích tiêu biểu được tỉnh biểu dương, khen thưởng
65 cơ sở; huyện, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc biểu dương khen thưởng 195 cơ
sở; loại khá 87 cơ sở (16,70%); loại yếu kém 10 cơ sở (1,92%). Trong đó Thị
xã Hưng Yên có 39 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trên 47 TCCSĐ đạt trong
sạch vững mạnh; huyện Tiên Lữ có 36/46; huyện Phủ Cừ có 26/36; huyện Ân
Thi có 33/50; huyện Kim Động có 33/47; huyện Khoái Châu có 41/55; huyện
Yên Mỹ có 35/42; huyện Mỹ Hào có 36/41; huyện Văn Lâm có 33/41; huyện
Văn Giang có 28/31 жng uỷ Quân sự có 6/6; Đảng uỷ Công an có 23/23 và
Đảng uỷ các cơ quan tỉnh có 55/59 TCCSĐ đạt trong sạch vững mạnh. Tổng
số đảng viên đủ tư cách phát huy tác dụng tốt có 35.561 đạt 85,5%. Đảng viên
đủ tư cách còn hạn chế từng mặt có 5.656 chiếm 13,6%. Đảng viên vi phạm
tư cách có 283 chiếm 0,7%. Đảng viên không đủ tư cách phải đưa ra khỏi
đảng 89 chiếm 0,21%. Kết quả kiểm tra của Uỷ ban kiểm tra các cấp có 45 tổ
chức cơ sở đảng và 303 đảng viên vi phạm từng mặt [56, tr.20].
Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần quyết tâm cách mạng,
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã phát huy truyền thống vẻ vang của
quê hương cách mạng và những thành tựu đạt được trong 10 năm đổi mới, để
nhanh chóng vượt qua những khó khăn thách thức của một tỉnh sau tái lập,
cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới.
1.2. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG BỘ VỀ CÔNG TÁC XÂY
DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, được sự đồng ý của Bộ chính trị,
Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã triệu tập Đại hội đại biểu
đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV.
20
Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIV được tiến hành từ
ngày 11 đến ngày 13 tháng 11 năm 1997. Dự Đại hội có 250 đại biểu đại diện
cho hơn 45.000 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá một
năm sau khi tái lập tỉnh, xây dựng phương hướng nhiệm vụ ba năm 1998-
2000 và bầu Ban chấp hành Đảng bộ. Từ thực tiễn sau một năm tái lập tỉnh,
đánh giá những kết quả đã đạt được, những yếu kém còn tồn tại, Đại hội đã
tổng kết một số kinh nghiệm bước đầu:
Một là, từ điểm xuất phát thấp,trên cơ sở đường lối chính sách của
Trung ương và các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, tất cả các cấp, các ngành đều phải
đầu tư nghiên cứu, tìm ra bước đi thích hợp, nhằm tạo ra sự đột biến trên một
số lĩnh vực. Nếu không tạo ra được sự đột biến thì Hưng Yên không theo kịp
các tỉnh trong khu vực.
Hai là, đứng trước những khó khăn và thử thách gay gắt, những đòi hỏi
bức súc của cuộc sống ở một tỉnh vừa tái lập, các cơ quan đầu não ở địa
phương phải thật bình tĩnh, tự tin và gương mẫu, biết tháo gỡ khó khăn. Mở
rộng dân chủ trong đảng để đoàn kết và thống nhất, biết dựa vào dân, biết
khơi dậy ý chí tự lập, tự cường, truyền thống yêu nước tạo thành nguồn sức
mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại.
Ba là, trong tiến trình xây dựng và phát triển phải biết vận dụng quan
điểm “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ
then chốt”, phát triển sức sản xuất phải gắn liền với hoàn thiện quan hệ sản
xuất mới, mở rộng kinh tế thị trường phải đi đôi với tăng cường quản lý, kiên
quyết và tỉnh táo, hạn chế những mặt tiêu cực như suy thoái về đạo đức, tham
nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
Đại hội đã đề ra mục tiêu, phương hướng, và nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội ba năm 1998 – 2000. Về mục tiêu phấn đấu đến năm 2000, Đại hội
chỉ rõ: Tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đưa
công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện, đồng bộ, tăng trưởng kinh tế
21
nhanh, vững chắc và có hiệu quả đi đôi với giải quyết những vấn đề bức súc
về xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, cải thiện một bước đời sống nhân
dân, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tạo tiền đề vững chắc cho bước
phát triển cao hơn sau năm 2000.
Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội §¶ng bé tØnh xác định:
Tiếp tục kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn
dân. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, có kiến thức và năng lực, có uy tín, đủ sức lãnh đạo nhân dân Hưng Yên
vượt qua khó khăn thử thách, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng tỉnh giầu mạnh, xã hội công bằng văn minh [3, tr.14].
Công tác xây dựng Đảng tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là: tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong trong
Đảng. Coi trọng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho
cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, tăng cường bản chất giai
cấp công nhân một mặt phải tăng cường số đảng viên xuất thân từ giai cấp công
nhân, nhưng điều chủ yếu và quyết định là xây dựng quan điểm, chính sách, tổ
chức và sinh hoạt của Đảng bộ thực sự dựa trên lập trường, quan điểm của giai
cấp công nhân, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, đi tiên phong trên mọi lĩnh vực, có
bản lĩnh và trí tuệ, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực sự vì dân, chống chủ
nghĩa thực dụng, vô kỷ luật, bè phái trong Đảng.
Hai là: nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn. Học tập
là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ đảng viên và được quy định thành chế độ
của cấp uỷ. Đối với cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện và thị xã phải có kế hoạch
học tập lý luận, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học. Đông thời phải thường xuyên
sâu sát cơ sở kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Ba là: phải rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, khắc phục tình
trạng một bộ phận cán bộ đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức, dao động mất
niềm tin, chạy theo lối sống cơ hội thực dụng, làm giầu bất chính, lợi dụng
22
chức quyền và những sơ hở trong cơ chế chính sách để tham nhũng, buôn lậu.
Kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện gia trưởng, độc đoán, kèn cựa
địa vị, cục bộ địa phương. Mỗi cán bộ đảng viên đều phải gương mẫu tự rèn
luyện, các cấp uỷ phải có kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng, quản lý, kiểm tra quá
trình tổ chức thực hiện.
Bốn là: thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc cơ bản
trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. Phát huy quyền làm chủ thực sự của dân,
chống quan liêu tham nhũng, ức hiếp dân. Động viên và tổ chức để nhân dân
thường xuyên tham gia xây dựng Đảng. Cấp uỷ lãnh đạo các đoàn thể và các
tổ chức xã hội chủ yếu là định hướng chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ,
thường xuyên kiểm tra, tạo mọi điều kiện để các đoàn thể và mọi tổ chức xã
hội hoạt động tốt hơn.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Hưng Yên lần thứ XIV là Đại hội Đảng bộ
đầu tiên sau khi tái lập tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã kiện toàn bộ
máy tổ chức Đảng đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức
chính trị – xã hội của tỉnh. Đại hội đã đề ra đường lối phát triển toàn diện,
lãnh đạo toàn tỉnh vượt qua những khó khăn thách thức ban đầu của một tỉnh
mới tái lập, từng bước đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ mới.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ, Ban
Chấp hành Đảng bộ đã ra nhiều Nghị quyết cụ thể hoá nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội, nhiệm vụ xây dựng Đảng nói chung, xây dựng tổ chức cơ sở
Đảng nói riêng.
1.3. QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở NÔNG
THÔN TỈNH HƯNG YÊN (1997 - 2000)
Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng và phương hướng nhiệm
vụ về xây dựng Đảng do Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV đề ra nhằm xây dựng
Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ngày 30-3-1999 Tỉnh
23