Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới công ty du lịch Saigon tourist

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.68 KB, 14 trang )

1 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ










Họ và tên: Nguyễn Hoàng Hải
Lớp: 48I1
Mã LHP: 1411SMGM0111







Đề bài: Phân tích và đánh giá các cơ hội và thách
thức từ môi trường vĩ mô đối với 1 Doanh nghiệp
trong lĩnh vực may mặc, hoặc Khách sạn- Du lịch,


hoặc bán lẻ.





Hà Nội-2014
2 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/


Ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động rất phổ biến trong đời sống tinh
thần của con người. Về mặt kinh tế, du lịch là một ngành công nghiệp không khói,
có thể giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm, đem laị thu nhập cho người
lao động, phân phối lại thu nhập quốc dân, … Về mặt xã hội, nó góp phần giao lưu
văn hoá giữa các vùng, các địa và các dân tộc trên thế giới nhằm tạo mối liên kết
giữa các quốc gia nhằm tôn vinh giá trị tiêu biểu của quốc gia đó.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch. Ngoài những thắng cảnh
thiên nhiên kỳ thú, những giá trị nhân văn độc đáo, Việt Nam còn được khách du
lịch biết đến như một đất nước anh hùng qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ
nước oai hùng của dân tộc. Đây có thể coi là một trong những điểm thu hút khách
quốc tế cũng như khách nội đại của du lịch Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, các công ty du lịch lữ hành Việt Nam
đứng trước ngưỡng cửa phải đổi mới về tư duy, cung cách quản lý, tạo thêm nhiều
sản phẩm du lịch hấp dẫn, mới lạ cho du khách trong nước cũng như khách nước
ngoài lưu trú đến Việt Nam. Trước những cơ hội và thách thức mới, Công ty Dịch

vụ lữ hành Saigon Tourist đã có những bước chuyển mình dầy mạnh mẽ, góp phần
đưa du lịch Việt Nam vào bản đồ du lịch thế giới.
Luôn chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản
phẩm lữ hành, tiên phong xây dựng những sản phẩm mới và phát triển các chương
trình chăm sóc khách hàng chính là cơ sở góp phần tạo nên uy tín và sự khác biệt
của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist.

3 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/


Trong ngành du lịch Việt Nam, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là
doanh nghiệp lữ hành luôn tiên phong với những sáng tạo đột phá, tăng trưởng bền
vững, khẳng định vững chắc vị trí hàng đầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung
cách phục vụ, hiệu quả kinh doanh. Trong năm 2013, Công ty đạt tổng doanh thu
chuyên doanh lữ hành hơn 1.334 tỷ đồng, với tỉ lệ lãi trên vốn đạt hơn 97%, phục
vụ 1.816.500 lượt khách (gồm 1.322.000 lưu trú và 494.500 lượt khách lữ hành,
công suất phòng bình quân sạn khối trực tiếp kinh doanh đạt 62,5%), tăng 9,8% so
với năm 2012. (theo đường hàng không, đường biển, đường sông và đường bộ).
Tổng doanh thu toàn Công ty ước đạt 14.450 tỉ đồng, tăng 9,9% so với cùng kì;
tổng lãi gộp thực hiện 4.059 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước khoảng 2.150 tỉ
đồng, tăng 10,1% so năm 2012.


Chỉ tiêu
2007

2008
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng thu từ khách du
lịch (nghìn tỷ đồng)
56,00
60,00
68,00
96,00
130,00
160,00
200,00
Tốc độ tăng trưởng (%)
9,8
7,1
13,3
41,2
35,4
23,1
25,00
(Nguồn Tổng cục du lịch)
4 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/

Trong một nền kinh tế thị trường nhiều biến động, sự mở cửa với bên ngoài có
những tác động to lớn đến ngành du lịch nước ta. Chính vì vậy Saigon Tourist cần
có những chính sách, biện pháp nâng cao khả năng thích ứng với nhu cầu thị
trường. Công ty cần tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm có thế mạnh để phát
huy tổng thể vị thế của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả bền vững và tăng cường
năng lực cạnh tranh. Do vậy công ty Saigon Tourist cần nhận biết những cơ hội và
thách thức để có thể hoạch định cho giai đoạn phát triển công ty trong thời gian tới.
Saigon Tourist luôn không ngừng đổi mới trau dồi thêm kĩ năng, hoàn thiện
phong cách phục vụ. Với những cơ hội mới mà môi trường vĩ mô mang lại sẽ
mang lại khác biệt cho công ty nếu biết tận dụng 1 cách thông minh và sáng tạo.

Kinh tế là nội dung quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược của
bất kì doanh nghiệp nào.
Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng
trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng
tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển
nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh
vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi
phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ
hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại
hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng
đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội
thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như
Việt Nam.

- Sức mua (cầu du lịch) phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá
cả. Vì vậy sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân
thanh toán, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu
dùng, thuế, thu nhập, sở hữu Nhà nước và tư nhân, các thành phần kinh tế, lao
động, đầu tư nước ngoài, thời vụ, lao động bán thời gian, tỷ giá, các vần đề phát

sinh tiền tệ đều có ảnh hưởng tới cầu du lịch.
5 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/



Năm 2013,quy mô nền kinh tế đạt 176 tỷ USD, thu nhập bình quân theo đầu
người đã đạt gần 2.000 USD, cụ thể là 1.960 USD/năm. Nếu như năm 1992, thu
nhập của người dân bình quân mới chỉ 140 USD/năm thì nay, đã gấp 14 lần, trong
vòng 21 năm. Còn nếu so với năm 2012, thu nhập người dân đã tăng 27%. Mức
sống của đại bộ phận người dân trong xã hội tăng cao, khả năng chi tiêu cho các
dịch vụ chăm sóc bản thân ngày một được chú trọng và được quan tâm đầu tư.
Chính vì vậy Saigon Tourist triển khai hàng loạt các tour du lịch trong và ngoài
nước với mức giá cạnh tranh và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Ddặc biệt cần
triển khai các tuyến du lịch mới như hành trình di sản Việt Nam, các tuyến tham
quan gắn với các địa danh lịch sử trong chiến tranh như địa đạo Củ Chi, Điện Biên
Phủ….
- Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Toàn
cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa
thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau.
Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt
động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới
mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ- Châu Á, Nhật Bản-
ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều
hướng tích cực.
Do tình hình kinh tế châu Âu tiếp tục còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không

nhỏ đến ngân sách chi tiêu cho du lịch, do vậy, đối tượng khách du lịch thuần túy
tại Pháp có xu hướng lựa chọn những điểm đến có mức chi tiêu tiết kiệm nhưng
vẫn bảo đảm các tiêu chí khám phá văn hóa - lịch sử và nghỉ dưỡng; trong khi đó
6 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/
du khách quốc tịch Nga, Ðức có xu hướng chọn các dòng sản phẩm nghỉ dưỡng
cao cấp và dài ngày; đối tượng khách hàng MICE (du lịch kết hợp hội nghị, sự
kiện, team-building) tiếp tục đánh giá cao điểm đến Việt Nam với những sản
phẩm, dịch vụ cạnh tranh, sự khác biệt về văn hóa - lịch sử và ưu thế về ổn định
chính trị - xã hội.

Saigon Tourist tập trung thu hút các dòng khách trong và ngoài nước, trong đó
có dòng khách quốc tế trung lưu, khách du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (Mice)
ngày càng đông. Việt Nam với nguồn tài nguyên du lịch phong phú có bờ biển dài
3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi
cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có. Các bãi tắm nổi tiếng từ
bắc đến nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa
Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà
Tiên, Phú Quốc… Đặc biệt Việt Nam còn được bạn bè biết đến với những di sản
phi vật thể mang tính lịch sử như Quan họ Bắc Ninh, Ca trù… Với những lợi thế
đó, Saigon Tourist chú trọng phát triển các tuyến điểm di sản, văn hóa, các loại
hình du lịch “home stay”, “Tây ăn Tết ta”… để du khách nước ngoài có cơ hội tìm
hiểu văn hóa, lối sống cũng như con người Việt Nam thân thiện hiếu khách.
Tính đến hết tháng 12/2013 Saigon Tourist đã phục vụ hơn 480.000 lượt du
khách Việt Nam và quốc tế. Tổng doanh thu đạt hơn 2.650 tỉ đồng, tăng trên 25%
so với năm 2012. Trong đó có gần 250.000 lượt du khách quốc tế đến Việt Nam.


Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 722.349 lượt,
giảm 1,2% so với tháng trước và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2012. Tính
chung 12 tháng năm 2013 ước đạt 7.572.352 lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ
năm 2012.
Chỉ tiêu
Ước tính
tháng
12/2013
12 tháng
năm 2013
Tháng
12/2013 so
với tháng
trước (%)
Tháng
12/2013 so
với tháng
12/2012
12 tháng
2013 so
với cùng
kỳ năm
trước
Tổng số
722.349
7.572.352
98,8
114,1
110,6

Chia theo
phương tiện
đến










7 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/
Đường không
566.221
5.979.953
96,5
109,6
107,2
Đường biển
9.758
193.261
172,5
29,2

67,7
Đường bộ
146.370
1.399.138
105,6
176,3
141,9
Chia theo
mục đích
chuyến đi










Du lịch, nghỉ
ngơi
442.707
4.640.882
98,8
113,0
112,2
Đi công việc
120.855
1.266.917

98,8
112,4
108,7
Thăm thân
nhân
120.153
1.259.554
99,1
117,1
109,4
Các mục đích
khác
38.634
404.999
98,1
123,9
102,5
Chia theo
một số thị
trường











Nga
34.266
298.126
95,8
251,1
171,1
Trung Quốc
181.671
1.907.794
95,5
128,7
133,5
Thái Lan
27.053
268.968
105,6
125,0
119,1
Niudilân
2.422
30.957
94,9
103,6
116,3
Indonesia
5.206
70.390
84,7
95,6
115,7

Bỉ
1.834
21.572
75,5
107,5
114,1
Malaisia
43.011
339.510
126,4
122,7
113,5
Úc
29.533
319.636
126,6
104,7
110,3
Anh
14.774
184.663
76,0
108,0
108,4
8 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/

Hàn Quốc
65.862
748.727
102,7
101,4
106,8
Na Uy
1.720
21.157
95,8
99,2
106,2
Tây Ban Nha
2.184
33.183
64,0
102,8
106,0
Nhật
50.465
604.050
90,3
97,3
104,8
Hà Lan
3.850
47.413
87,1
101,2
103,4

Campuchia
32.191
342.347
91,0
98,8
103,1
Italy
2.387
32.143
71,0
101,1
102,6
Philippin
8.311
100.501
81,4
106,7
101,3
Singapo
24.861
195.760
133,5
110,4
99,8
Thuỵ Sĩ
2.440
28.423
70,2
104,2
98,9

Đài Loan
32.486
398.990
93,2
113,7
97,5
Mỹ
35.879
432.228
98,2
98,4
97,4
Pháp
16.635
209.946
75,3
98,9
95,6
Canada
9.595
104.973
90,3
106,1
92,4
Đan Mạch
2.001
25.649
88,5
109,6
91,7

Đức
12.062
97.673
76,2
131,8
91,6
Phần Lan
1.530
14.660
148,0
96,1
90,5
Thụy Điển
3.588
31.493
121,7
99,1
88,1
Hồng Kông
1.817
10.232
160,9
259,6
83,2
Lào
9.052
122.823
97,5
66,8
81,5

Các thị tr-
ường khác
63.663
527.273
117,7
112,2
94,9
9 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/
(Nguồn Tổng cục du lịch)



- Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút
đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các
nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA
cho phát triển du lịch ngày một tăng.

- Đầu tư của giai đoạn trước đến nay đang được phát huy hiệu quả. Giai đoạn vừa
qua kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút
được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông, sân bay
được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp
từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng
lên một bước; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình

độ quốc tế đã hình thành. Nguồn nhân lực du lịch cũng được đầu tư thích đáng, đến
nay đã có 11 cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về du lịch do Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch trực tiếp quản lý và trên 60 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có
tham gia đào tạo du lịch. Hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo từng bước hoàn
thiện nhờ sự đầu tư của nhà nước và hỗ trợ của quốc tế thông qua dự án
Luxemboug, dự án EU. Hoạt động thẩm định và chứng nhận kỹ năng nghề đã hình
10 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/
thành thông qua Hội đồng cấp chứng chỉ VTCB nhờ vậy chất lượng nguồn nhân
lực được đánh giá bài bản hơn.
Tuy nhiên thách thức nhu cầu đầu tư vào du lịch là rất lớn trong khi đó nguồn
lực về vốn và công nghệ của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. Thị trường vốn của
Việt Nam mới được hình thành nhưng tiềm lực còn yếu và vì vậy chưa ổn định và
chưa phát huy được vai trò điều tiết. Đặc biệt các dòng đầu tư FDI trong du lịch
chiếm tỷ trọng lớn tuy vậy chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản du lịch; nhiều
dự án FDI có tình trạng treo do thiếu điều kiện liên quan như cơ sở hạ tầng, nguồn
nhân lực và chính sách hỗ trợ.

Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và
hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28
nhà hàng với đầy đủ tiện nghi. Trong lĩnh vực liên doanh, Saigontourist đã đầu tư
vào hơn 50 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty liên
doanh có vốn nước ngoài, hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng
bộ. Hiện tại trong số ít các sân bay quốc tế chỉ có Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh là 2 cửa ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường không; chưa có

cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu du lịch; hệ thống đường bộ, đường sắt,
đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết
nối thành mạng lưới. Vì vậy những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm
yếu cần đầu tư dài hơi.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát
triển nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong
cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên
nghiệp do vậy chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với
thương hiệu nổi bật.


Năm
2008
2009
2010
2011
2012
Số lượng cơ sở
10.406
11.467
12.352
13.756
15.381
Tăng trưởng (%)
14,6
10,2
7,7
11,4
11,8
Số buồng

202.776
216.675
237.111
256.739
277.661
Tăng trưởng (%)
13,7
6,9
9,4
8,3
8,1
11 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/
Công suất buồng bình quân
(%)
59,9
56,9
58,3
59,7
58,8

(Nguồn Tổng cục du lịch)

Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những
thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp
trước biến động về kinh tế, doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến

động của từng yếu tố về thị trường du lịch, về nguồn khách… để đưa ra các giải
pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai
thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế: Việt Nam đang phục hồi của nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng của
ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh, là ngành được đầu tư mũi nhọn.

Nhóm lực lượng văn hóa- xã hội cũng góp phần không nhỏ vào sự thành
công trong chiến lược của Saigon Tourist:
- Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực phục vụ
phát triển du lịch. Với dân số 90 triệu dân, thuộc độ tuổi dân số trẻ, Việt Nam có
thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói chung và đối với phát triển du lịch nói
riêng. Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh
nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và
sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với
khu vực. Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch.

- Đây cũng vẫn là điểm yếu trường kỳ. Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác
phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian qua nhưng so với yêu cầu về tính
chuyên nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì nhân lực
du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu.

- Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản
chuyên nghiệp du lịch thấp, hơn nữa chất lượng đào tạo du lịch vẫn còn nhiều hạn
chế, chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu.

- Đánh giá mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.
Ngành du lịch thực sự thiếu đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu của
12 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c


Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/
thời đại với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập cao. Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên
nghiệp với nhiều loại hình du lịch và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường mục
tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ.




- Bên cạnh đó trình độ lao động của Việt Nam còn thấp, đón đầu xu thế đó, Saigon
Tourist thành lập Trường Trung cấp Du Lịch & Khách Sạn Saigontourist đào tạo
chuyên ngành khách sạn & du lịch Việt Nam.


Nhóm lực lượng chính trị- pháp luật:
- Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch thể hiện qua các
Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí
Thư, Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai
trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của
Pháp Lệnh Du lịch và đến 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống.

13 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/
- Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và

vùng lãnh thổ trên thế giới cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đổi mới; Luật du lịch và các
luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu
đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Nhiều chính
sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế; thủ tục
hành chính còn rườm rà và chậm đặc biệt là thủ tục thị thực xuất nhập cảnh và quy
trình quản lý chất lượng dịch vụ còn nhiều yếu kém;


Nhóm lực lượng công nghệ.
Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) là một trong những đơn vị đi đầu
về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh và tiếp thị.
Website Saigontourist ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong việc đẩy
mạnh kinh doanh, giao dịch qua mạng internet, tham gia vào hệ thống đặt phòng
toàn cầu Hotel Bank và các mạng bán phòng quốc tế khác để tăng lượng khách
truy cập, chào bán các sản phẩm, dịch vụ của Saigontourist; cung cấp thông tin,
tham gia kết nối với cityweb, traveltoVietNam.com…
Hệ thống phần mềm quản lý ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng với sự phát triển
ngày càng cao trong kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý các giao
dịch với khách hàng, tính toán xử lý thông tin Ảnh hưởng của môi trường này đến
doanh nghiệp du lịch chủ yếu thông qua hệ thống cơ sở vật chất như là các phương
tiện di chuyển, hệ thống âm thanh, phương thức liên lạc, Điều này giúp cho
Saigontourist phát triển loại hình du lịch mạo hiểm một cách có chất lượng đảm
bảo an toàn tuyệt đối cao hơn, sản phẩm dịch vụ được cải thiện hơn.


Ngoài những cơ hội mà Saigon Tourist nắm bắt để hoạch định chiến lược 1 cách

hoàn chỉnh để đem lại lợi nhuận, thì bên cạnh đó những thách thức đến với chính
doanh nghiệp cũng không hề nhỏ.
- Du lịch Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột,
khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối
tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO những tác động tiêu
cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích ứng và
ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Tranh
14 | Quả n t r ị c h i ế n l ư ợ c

Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403
Email:
FB: Fb.com/hainh.tmdt
Web: hoicudem.com/
chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông có tác động mạnh, trực
tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Đây là thách thức bao trùm
trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất
ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế.

- Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam
là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong
khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Cămphuchia đang trở lên
quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu
hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng
và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố
cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản
phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam nếu
không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh toàn cầu.

- Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết
lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự

nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại,
tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng
đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên
nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan
trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan
điểm, nhật thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Việt Nam nếu không nắm bắt kịp
xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự
quay lưng của du khách với điểm đến sẽ là thảm họa.

Trên đây là những cơ hội và thách thức của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới
hoạch định chiến lược của Saigon Tourist. Trong một môi trường luôn thay đổi,
doanh nghiệp cần nhạy bén trong việc nhận định thị trường, có các chiến thuật,
chiến lược phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp để hạn chế rủi
ro và đạt được lợi nhuận như kì vọng. Mang giá trị Việt ra thế giới.

THE END!

×