Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.19 KB, 2 trang )

Đề thi Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật
MONDAY, 4. AUGUST 2008, 02:47:47
Đây là một số đề thi cao học môn Lý luận Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội. Mời mọi người tham khảo nhé.
Đề thi số 1
Câu 1: Chức năng kinh tế của nhà nước ta trong tiến trình đổi mới đất nước, hội nhập, xây
dựng nhà nước pháp quyền:
a) Nêu khái niệm chức năng kinh tế, nêu các hình thức, phương pháp thực hiện chức năng
kinh tế của nhà nước ta.
b) Trình bày nội dung chức năng kinh tế của nhà nước ta.
Câu 2: Trình bày vai trò và giá trị xã hội của pháp luật, liên hệ vào pháp luật của nhà nước
ta trong giai đoạn hiện nay (trình bày lý luận và dẫn chứng minh họa vào lĩnh vực pháp luật
kinh doanh hoặc lĩnh vực pháp luật vào các vấn đề xã hội).
Câu 3: Nêu và cho dẫn chứng minh họa về mối quan hệ giữa pháp luật với tập quán ở nước
ta. Có quan điểm cho rằng: áp dụng tập quán chỉ là một giải pháp tình thế do chưa có đầy đủ
các quy định pháp luật. Hãy nêu nhận xét của mình về ý kiến trên.
Đề thi số 2:
Câu 1: Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của BMNN Cộng
hòa XHCNVN.
Câu 2: Phân tích các xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi
mới và hội nhập xây dựng nhà nước pháp quyền (nêu dẫn chứng minh họa qua một số quy
định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật).
Câu 3: Phân tích (có liên hệ thực tế) sự tác động biện chứng giữa pháp luật và đạo đức
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta hiện nay.
Đề số 3:
Câu 1: Phân tích chức năng kinh tế của nhà nước cộng hòa XHCNVN trong giai đoạn hiện
nay (nội dung, vị trí, thực trạng và phương hướng, giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả
trong việc thực hiện chức năng kinh tế).
Câu 2: Phân tích (nêu ví dụ minh họa) mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và hoạt động áp
dụng pháp luật.
Câu 3: Phân tích và cho ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở nước ta trong


giai đoạn hiện nay. Có quan điểm cho rằng: áp dụng tập quán chỉ là một giải pháp tình thế
do chưa có đầy đủ các quy định pháp luật. Hãy nêu nhận xét của mình về ý kiến trên.
Đề thi số 4:
Câu 1: Phân tích các chức năng xã hội của Nhà nước cộng hòa XHCN VN: Nội dung cơ
bản, tầm quan trọng, thực trạng và xu hướng, giảoi
i pháp chủ yếu trong việc thực hiện các chức năng xã hội.
Câu 2: Ý thức pháp luật:
a) Phân tích khái niệm và những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật (nêu ví dụ minh họa).
b) Trình bày tính đồng bộ trong việc áp dụng các hình thức, biện pháp xây dựng nâng cao ý
thức pháp luật cho người dân ở nước ta hiện nay.
Đề thi số 5
Câu 1: Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của nhà nước hình thành từ khi
nào? Để thực hiện đc nguyên tắc này, cần phải đảm bảo những điều kiện căn bản nào?
Câu 2: So sánh vị trí, chức năng của Quốc hội và Hội đồng nhân dân?
Câu 3: Phân biệt "hành chính" với "hành pháp". Tòa án nhân dân có chức năng hành pháp
hay ko? Giải thích?
Câu 4: Nhận thức của anh chị về hệ thống Pháp luật Việt Nam hiện nay ?
Câu 5: 1/ Anh/chị hãy phân tích những quan điểm của đảng về việc hoàn thiện nhà nước
cộng hòa XHCNVN, liên hệ với việc cải cách hoàn thiện bộ máy nhà nước ta hiện nay?
2/ Anh/chị hãy phân tích nội dung và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối công tác quản lý nhà
nước, liên hệ mối quan hệ tổ chức Đảng với vai trò quản lý điều hành của một thủ trưởng
trong cơ quan đơn vị cụ thể?
3/ Anh/chị hãy phân tích bản chất và vai trò của pháp luật XHCN và liên hệ vai trò của pháp
luật hiện nay đối với kinh tế XH ở nước ta?
1. Tổ chức bộ máy NN:
- Tổ chức bộ máy NN là gì ?
- Bộ máy HCNN được cấu thành bởi những quyền nào ?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động ?
- Vì sao phải tổ chức BM HCNN ở địa phương?
2. Quyết định và cưỡng chế trong quản lý HCNN

- Quyết định và cưỡng chế trong quản lý HCNN là gì? Tính chất? Loại ? khi ban hành, triển
khai cần đảm bảo những tính chất gì ? Hợp pháp? Hợp lý?
- Hậu quả của QĐ không hợp pháp, hợp lý.
- Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, bồi thường

×