Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Luận văn một số giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.75 MB, 98 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI

NGUYỄN NGOC HẢI

M Ộ T SỐ G IẢ I P H Á P N H Ằ M TH Ư H Ú T
C Ó H IỆ U Q U Ả Đ Ầ U T ư T R Ự C T IÊ P N Ư Ớ C N G O À I
V À O TH ÀN H PH Ố H Ả I PH Ò N G

L U Ậ N Á N T H Ạ C S Ỹ Q U Ả N T R Ị K IN H D O A N H

Đ Ạ IH Ọ C K T Q D
t r u n g



t â m

t h ò n g t in ^

iệ n ] ị ị l

HÀ NÔI - 2000


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIN H T Ế QUỐC DÂN HÀ NỘI
-- — ..................

/



_

NGUYEN NGOC HẢI

M Ộ T SÔ G IẢ I P H Á P N H Ằ M TH Ư H Ú T
C Ó H IỆ U Q U Ả Đ Ầ U T ư T R Ự C T IÊ P N Ư Ớ C N G O À I
VÀO TH ÀNH P H ổ H ẢI PH Ò NG

Chuyên ngành: Q uản trị Kinh doanh Quốc tê
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hường

f l f e U

r ỉ

ĩ h r f ~ -f

HÀ NÔI - 2000

^


MỤC LỤC
C hương 1: Những cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

(Foreign Direct Invesment - FDI).
1.1. K h á i n iệm v ề đầu tư trự c tiế p nước n g o à i FD I.
1.2. C á c đ ặ c đ iểm c ơ bản củ a d ự án FDI.
1 .3 . C á c hình thức c ơ bản của FD1.

1.4. N hững xu hướng vận đ ộn g của FD 1 trên t h ế g iớ i và kinh nghiệm F D I
củ a m ộ t s ố nước C h âu Á hiện nay.
1.5. C á c nhân t ố ảnh hưởng đến hiệu q u ả thu hút FD1.

* K ế t luận chương 1.
C hương 2: Phân tích thực trạng thu hút FDI vào thành phơ Hải
Phịng thịi gian qua.
2 .1 . B ối cảnh tự nhiên, x ã h ội củ a H ả i P hòng.
2.2. Sự cần thiết khách quan p h ả i thu hút có hiệu q u ả F D I vào H ải Phòng.
2.3. Thực trạng thu hút FD1 thời gian qua.
2.4. Những đánh giá chủ yếu v ề các hoạt động FDI thời gian qua tại H ải Phòng.

2 .4 .1. Những kết quả đạt được.
2.4.2. Những tồn tại cơ bản.
2.4.3. Nguyên nhân của các tồn tại.

* K ế t luận chương 2.
C hương 3 : Một số giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả FDI vào thành
phơ Hải Phịng thời gian tới.
3 .1 . N hữ ng tá c đ ộn g của b ố i cảnh q u ố c t ế v à tro n g nước với v iệ c thu hút
F D I v à o H ả i P hòn g đ ể p h á t triển kinh t ế - x ã hội.
3 .2 . C á c m ục tiêu chiến lược v à c á c định hướng chính nhằm thu hút có
hiệu q u ả F D 1 và o H ả i P hòn g thời gian tới.
3 .3 . C á c g iả i p h á p nhằm tăng cường thu hút FD1 v à o H ả i P hòng thời
gian tới (2 0 0 0 - 2 0 0 5 ).
3 .4 . M ộ t s ố k iê h nghị.

* Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo


1


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu luận án thạc sĩ với đề tài: "Một số
giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngồi

(Foreign

Direct Invesment - FDI) vào thành phố Hải Phịng" đã được hồn thành
Trong q trình khảo sát nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều những
chỉ dẫn, giúp đỡ q báu. Kết quả có được của luận án, ngồi sự cố gắng cá
nhân cịn có sự đóng góp rất to lớn, đẩy hiệu quả của nhiều cá nhân và tập thể.
Cho tơi bày tỏ lịng biết ơn đối với nhà giáo, TS. Nguyễn Thị Hường Khoa
Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội,
- Xin cám ơn Tiến sỹ Đỗ Đức Bình và các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và
Kinh doanh Quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
- Xin cám ơn PGS. TS. Đàm Văn Nhụê và các thầy cô giáo khoa Sau đại
học trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
- Xin cám ơn GS.TS. Nguyễn Văn Thường Phó hiệu trưởng trường Đại
học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
- Xin cám ơn Vụ quản lý dự án, Vụ xúc tiến dự án Bộ K ế hoạch đầu tư.
- Xin cám ơn Cục Thống kê, Ban Kinh tế thành uỷ Hải Phòng.
- Xin cám ơn Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
- Xin cám ơn các đồng nghiệp và các cá nhân khác đã giúp đỡ tơi hồn
thành luận án này.

2



M Ở ĐẦU

1. sự CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN cứu ĐỂ TÀI.
Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh doanh
trên thế giới diễn ra với qui mô ngày càng lớn, phạm vi các quan hệ kinh tế
ngày càng mở rộng với trình độ ngày một cao hơn, tính chất phức tạp hơn. Xu
hướng tồn cầu hoá đang diễn ra một cách khẩn trương, nhộn nhịp. Quan hệ
giữa các quốc gia cũng ngày càng phát triển hơn ở tất cả các lĩnh vực. Đặc
trưng nổi bật của đời sống kinh tế hiện đại chính là sự di chuyển quốc tế về
vốn thơng qua các hình thức đầu tư quốc tế. Hoạt động đầu tư quốc tế đã trở
nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay
gắt, quyết liệt. Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng
khơng nằm ngồi xu hướng này.
Với Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (Tháng
12/1986) về thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa, nền
kinh tế Việt Nam đã thực sự khởi sắc và bước đầu đã đạt được những thành tựu
kinh tế quan trọng. Việt Nam đã từng bước hội nhập và tham gia vào quá trình
quốc tế hố. Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách nhằm thu hút
mạnh mẽ đầu tư nước ngồi để phát triển kinh tế và thực hiện cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá đất nước.
Ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngồi đã được triển khai thực hiện khá
sơi động với qui mơ rộng lớn, bằng nhiều hình thức phong phú ở hầu hết các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế trên phạm vi cả nước.
Thực tế đã khẳng định việc thu hút FDI là đúng đắn. Các hoạt động FDI
đã thu được nhiều kết quả, đóng góp đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và tăng cường sức mạnh kinh tế cũng như
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

3



Là một cực trong tam giác tăng trưởng kinh tế - xã hội (Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh), thành phố Hải Phòng đã sớm thực hiện triển khai các
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã được đánh giá là một trong những
địa phương có nhiều thành cơng trong lĩnh vực này. Hải Phịng đã thu hút được
một khối lượng đáng kể về vốn đầu tư, thiết bị, công nghệ cao, phương pháp
quản lý tiên tiến... góp phẩn quan trọng vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thành cơng, q trình hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập (cả về lý luận và thực
tiễn) gây nhiều trở ngại cho thu hút đầu tư nước ngoài vào Hải Phịng. Do đó,
vấn đề này phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học, có hệ thống
đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường thu hút FDI vào
phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Chính vì thê mà đề tài "Một sơ giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả đầu
tư trực tiếp nước ngồi vào thành p h ố H ải P hịng " được chọn làm luận án
Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Luận án này sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng
FD I tại Hải Phịng thời gian qua, tìm ra những mặt tích cực và hạn chế của nó,
từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả hơn FDI vào Hải
Phòng trong thời gian tới.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thơng qua việc phân tích những vấn đề có liên quan để tìm ra những mặt
tích cực, kết quả cũng như những mặt hạn chế, tồn tại của FDI tại Hải Phịng
thời gian qua. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thu hút FDI có hiệu quả
hơn vào Hải Phòng trong thời gian tới.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CUƯ:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là vấn đề thu hút có hiệu

quả đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Hải Phịng, phục vụ công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố.

4


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu của luận án là dựa trên chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn. Ngồi ra, cịn sử
dụng kết hợp các phương pháp: phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống hố, sơ
đồ hoá... để luận giải các nội dung của luận án.

5. NHŨNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.
Thong qua việc nghiên cứu đề tài này, hy vọng luân án sẽ có một số
những đóng góp sau:
- Hệ thống hóa nhũng vấn đề lý luận cơ bản của dầu tu trực tiếp nước
ngồi FDI.
- Phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI những năm qua, rút ra những
tồn tại, nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề ra các giài pháp.
- Đánh giá tiềm năng, lợi thế của Hải Phòng để vận dụng nó vào cơng tác
thu hút FDI.
- Đề xuất một số giải pháp để tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn
tin cậy hơn nhằm tăng cường thu hút cũng như triển khai thực hiện các dự án
FD1 để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng.

6 NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN.
Nội dung của luận án, ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm ba chương:

Chuông I:


N hững cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước

ngoài (F oreign D irect In vesm en t - FDI).

Chương II:

Phân tích thực trạng thu h út đầu tư trực tiếp nước ngồi

vào H ả i P hịn g thời gian qua.

Chuông III: M ộ t sô giải ph áp nhằm thu h ú t có hiệu qu ả F D I vào H ải
P hòn g thời gian tới.

5


CHƯƠNG 1
N H Ữ N G C ơ SỞ L Ý L U Ậ N C H U N G V Ề
Đ Ầ U T ư T R Ự C T IẾ P N Ư Ớ C N G O À I
(F O R E IG N D IR E C T IN V E S T M E N T - F D I)

1.1. KHÁI NIỆM VỂ ĐẨU Tư TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh
tế và cá nhân nước ngồi tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của các
nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành
để thu lợi nhuận trong kinh doanh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một
bộ phận quan trọng của sự di chuyển vốn quốc tế, là một hình thức của đầu tư
quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trước hết là một hoạt động đầu tư nên
nó cũng mang những đặc điểm của hoạt động đầu tư nói chung. Tuy nhiên

điểm khác biệt so với đầu tư trong nước là chủ đầu tư có quốc tịch khác nhau.
Các chủ đầu tư nước ngoài hoặc tự mình đầu tư vào nước khác hồn tồn bằng
vốn của mình, hoặc cùng với đối tác ở nước tiếp nhận đầu tư bỏ vốn chung để
điều hành kinh doanh nhằm thu lãi thông qua các dự án FDI. Trong các dự án
này, các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành một phần hoặc toàn bộ dự
án để đạt được mục đích của mình trong khn khổ pháp luật của nước tiếp
nhận đầu tư.
Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư, FDI trở thành một bộ phận cấu thành
quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội của quốc gia đó.

1.2- CÁC ĐẶC ĐIỂM Cơ BẢN CỦA Dự ÁN FDI:
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Chủ đầu tư nước ngồi phải góp một phần vốn tối thiểu theo Luật đầu tư
của nước sở tại (Luật Việt Nam quy định góp ít nhất 30% vốn pháp định).
- Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia điều hành hoặc tự điều hành
dự án.

6


- Tính đa quốc tịch của các bên trong một dự án. ít nhất, một dự án FDI
cũng bao gồm 2 bên, có bên 2 quốc tịch khác nhau. Một bên là nước sở tại
(đại diện) và một bên nước ngồi. Tuy nhiên, bên nước sở tại có thể là một
hoặc nhiều bên và bên nước ngoài theo Luật định cũng được phép như vậy.
- Tính đa ngơn ngữ của các bên tham gia vào dự án. Đặc trưng này địi
hỏi phải sử dụng ngơn ngữ quốc tế và ngơn ngữ nước sở tại trong các văn bản
của dự án và trong q trình hoạt động của dự án. Ngơn ngữ thường được sử
dụng là tiếng Anh.
- Dự án đầu tư quốc tế chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống
pháp luật (Luật pháp quốc gia và quốc tế). Trong q trình tự do hố thương

mại và đầu tư thì các quốc gia đều phải tiến hành cải tiến hệ thống pháp luật
của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hầu hết các dự án FDI đều gắn liền với q trình chuyển giao cơng nghê
với những nội dung, mức độ và hình thức khác nhau.
- Tính chất đặc thù về hình thức đầu tư trong các dự án FDI, cụ thể là các
dự án này làm hình thành những pháp nhân mới có yếu tố quốc tế (các doanh
nghiệp có vốn nước ngồi), hoặc là sự hợp tác có tính đa quốc gia trong các
hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng xây dựng kinh doanh
chuyển giao, hoặc tạo nên những khu vực dân tự tập trung đặc biệt có yếu tố
quốc tế.
- Các nhà đầu tư nước ngoài vừa là chủ sở hữu, vừa chịu trách nhiệm về
hiệu quả kinh tế của dự án FDI và sự phân chia lợi ích được tiến hành theo
nguyên tắc thoả thuận trong khuôn khổ luật pháp của nước sở tại.
T óm lại, đặc trưng cơ bản của các dự án FDI là sự hợp tác theo nguyên

tắc thoả thuận của nhiều quốc gia với quốc tịch, ngơn ngữ, pháp luật, văn hố,
truyền thống, trình độ phát triển khác nhau làm cho các dự án FDI trở nên hết
sức phức tạp trong quá trình soạn thảo, triển khai và vận hành.

1.3- CÁC HÌNH THỨC CỦA FDI:
Hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, trong thực tế có nhiều
hình thức tổ chức cụ thể khác nhau.

7


Theo hình thức pháp lý, thường có các hình thức chủ yếu như sau :
- Doanh nghiệp (xí nghiệp) liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Theo khu vực (theo tính chất tập chung của các dư án) có các hình thức:
Khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp tập trung (KCN), khu công nghệ
cao, đặc khu kinh tế.
Ngồi ra, có một số hình thức biến tướng của những hình thức trên như:
BOT, BTO, BT, khu chê xuất, khu công nghiêp tập trung, khu công nghê cao
đặc khu kinh tế...
Cac hmh thức cua FDI hêt sức phong phú, đa dang và sẽ còn tiếp tuc xuất
hiện các hình thức mới để đáp ứng nhu cầu và khả năng thu hút cuả FDI của
từng quốc gia.
Mỗi hình thức đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, luỳ theo
yêu cầu, mục tiêu của mỗi dự án cụ thể mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn hình thức
thích hợp.

1.3.1- Hình thức liên doanh :
Là hình thức hai bên hoặc nhiều bên cùng nhau góp vốn thành lập, quản
lý, điều hành và cùng phân chia kết quả sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là pháp nhân kinh tế của nước sở tại. Tỷ lệ góp
vốn tối thiểu của bên nước ngoài do pháp luật của từng nước quy định.
Kết quả kinh doanh (lỗ, lãi) được chia theo tỷ lệ góp vốn. Hình thức này
có những ưu, nhược điểm sau :
a ) ư u đ iểm :

Đ ây là một hình thức được lựa chọn phổ biến nhất trong các hình thức
đầu tư trực tiếp nước ngồi (chiếm khoảng 7 5-8 0 % ). Nó là hình thức phổ
biến song khá phức tạp trong quản lý điều hành, hình thức này có những lợi
thế sau:
- Thơng qua các liên doanh nước ngồi mà nước sở tại có thêm các công
nghệ hiện đại, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

8



- Cho phép học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài nâng
cao, trinh độ quản lý kinh tê, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ của nước sở tại.
Cho phep tranh thu được vốn đầu tư nước ngoài và khai thác được lợi
thế trong nước (tài nguyên, lao động...).
- Nhờ sự phát triển của các liên doanh quốc tế mà góp phần phát triển
nền kinh tê của nước sở tại hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
b ) N h ư ợc đ iểm :

Do hai hoặc nhiều bên có sự khác nhau về chế độ chính trị, hệ thống luật
pháp, thói quen, truyền thống, văn hố, ngơn ngữ... nên có thể xảy ra các mâu
thuẫn nội bộ, tranh chấp quyền lợi. Nước sở tại thường bị bất lợi thế hơn do tỷ
lệ góp vốn thấp, năng lực quản lý yếu.

1.3.2- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi:
Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân riêng theo luật của nước sở tại với
100% vốn của phía nước ngồi. Loại hình doanh nghiệp này do phía nước
ngoài toàn quyền quản lý, điều hành, tự tổ chức sản xuất kinh doanh và chịu
toàn bộ trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn
khổ pháp luật của nước sở tại.
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi có những ưu nhược
điểm sau:
a ) Ưu đ iểm :

Hình thức đầu tư này tránh cho nước sở tại những rủi ro, thua thiệt. Nước
chủ nhà không phải bỏ vốn mà vẫn thu được lợi nhuận từ các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do không phải chia sẻ quyền sở hữu nên ưu điểm, lợi thế này được các đối
tác nước ngoài tận dụng rất hiệt để. Vì thế phía nước ngồi sẽ tăng cường trang bị

cong nghệ mới, hiện đại, tích cực đào tao, huấn luyên nâng cao tay nghề của
chuyên viên, cán bộ cũng như công nhân làm việc trong doanh nghiệp.
b) N h ư ợc đ iể m :
- Nhà nước vấp phải nhiều hạn chế trong việc kiểm tra, kiểm soát đối với

các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguồn tài nguyên, vật liệu của quốc gia khó quản lý, cân đối.
9


1.3.3-

H ìn h th ứ c h ợ p đ ồ n g , h ợ p tá c k in h d o a n h :

Đây là một hình thức mà văn bản được tiến hành ký kết giữa các bên
(nước sở tại và nước ngoài), nhằm tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành
lập pháp nhân. Phương thức hoạt động là các tổ chức kinh tế trong nước sản
xuất, gia công, lắp ráp sản phẩm cho phía nước ngồi và nhận lại tiền cơng lao
động hoặc bằng sản phẩm. Khi hết hạn hợp đồng, các máy móc thiết bị phục
vụ cho việc san xuất, gia cơng có thể đươc bán lai cho doanh nghiêp
Loại hình này có những ưu, nhược điểm sau :
a ) ư u đ iểm :

- Năng lực sản xuất được phát huy, tạo ra việc làm cho người lao động.
Đồng thời nâng cao được trình độ quản lý, trình độ chun mơn cho cán bộ
nhân viên.
Do sản xuất theo phương thức phân chia sản phẩm, nước sở tại tránh
được các thua thiệt rủi ro.
b ) N h ư ợ c đ iể m :
- Trang thiết bị, máy móc thường được đầu tư ở mức độ thấp, lạc hậu so


với mức độ chung của thế giới.

1.3.4-

P h ư ơ n g th ứ c h ợ p đ ồ n g xây d u n g - k in h d o a n h - c h u y ể n g ia o :

Các phương thức hợp đồng :
+ X ây dựng - chuyển giao - kinh doanh

(BTO)

+ X ây dựng - kinh doanh - chuyển giao

(BOT)

+ X ây dựng - chuyển giao

(BT)

Là những hình thức đầu tư mới của Chính phủ Việt Nam theo Nghị định
số 6 2/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998.
- Hợp đồng BTO:

N h à đâu tư nước n g o à i x â y dựng x o n g và chuyển

g ia o cơ n g trình đ ó ch o chính p h ủ nước s ở tại. Đ ơ i lạ i, chính p h ủ nước s ở tạ i
s ẽ giàn h qu yền kinh doan h cơn g trình đ ó cho nhà đ ầu tư tro n g m ộ t thời hạn
n h ấ t định đ ể thu h ồi vốn và có lợ i nhuận.


- Hợp đồng BOT:

N h à đẩu tư nước n g o à i x â y dựng x o n g v à đư ợc p h ép

tô chư c kinh doan h kh ai th ác tron g m ộ t th ờ i gian đ ê hoàn vốn v à thu lợi

10


nhuạn h ợ p ly. K h i h ê t thời hạn kinh doứnh, nhà đ ầu tư s ẽ chuyển g ia o cơng
trình đ ó ch o N h à nước V iệ t N a m (khơng b ồ i hồn).

- Hợp đồng BT :

N h à đầu tư nước n g o à i x â y dựng xon g và chuyển

g ia o c ơ n g trình đ ó ch o N h à nước V iệ t N a m . Đ ổ i lại, C hính p h ủ V iệ t N a m s ẽ
tạ o đ ieu kiẹn đ ê nhà đâu tư thực hiên d ư án khác đ ê thu h ồ i vốn đ ầu tư và lơi
nhuận h ợ p lý.

Danh mục các dự án đầu tư theo phương thức này do chính phủ phê
duyệt. Thể thức lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện theo luật đấu
thầu của Việt Nam.
1 .3 .5 -

H ìn h th ứ c k h u c h ê x u ấ t, k h u c ô n g n g h iệ p t ậ p t r u n g , k h u c ô n g

nghệ cao:

- K h u ch e xuât. Là khu công nghiệp tâp trung chuyên sản xuất hàng xuất

khau thực hiẹn cac dich vụ cho sản xuất hàng xuất klhẩu và hoat đông xuất
khau được quy hoạch, xây dựng tại những đĩa điểm thuân lợi, có ranh giới xác
định riêng do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập.
K h u c ô n g n gh iệp tậ p trung: Là khu chuyên sản xuất hàng công nghiêp

và các dịch vụ liên quan. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu hoặc bán tại thị
trường trong nước. Nó cũng được quy hoạch, xây dựng tại những địa điểm
thuận lợi, có ranh giới xác định riêng, có tư cách pháp nhân riêng biệt theo
quy định của luật pháp nước sở tại.
K h u con g nghẹ ca o . La khu mà các doanh nghiêp có kỹ thuât hiên đai

hoạt động phục vụ đê phát triển cơng nghệ cao. Nó cũng được quy hoạch xây
dựng tại những địa điểm thuận lợi và có ranh giới xác định riêng
1.4-

NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA FDI TRÊN THÊ GIỚI VÀ KINH

NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA MỘT s ổ NƯỚC CHÂU Á HIỆN NAY.
1 .4 .1 - N h ữ n g x u h ư ớ n g v ậ n đ ộ n g c ủ a F D I t r ê n th ê g iớ i h iệ n n a y .

Nền kinh tế thế giới ngày nay chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác
nhau, ca nhan to kinh tê, kỹ thuật, xã hơi, chính tri và tư nhiên. Bởi vây sư vân
động của nó cũng diễn ra với nhiều xu hướng khác nhau, đa dạng và tiến triển
VƠI tôc độ rất cao. Mọi quốc gia đều coi trọng, đánh giá cao vốn đầu tư nước
11


ngồi, coi nó như là "chiếc chìa khố vàng" để phát triển và tăng trương: Thực
tế trong khi nguồn vốn đầu tư có hạn thì nhu cầu của mọi quốc gia (cả phát
triển lẫn kém phát triển) lại là rất lớn, nhu cầu ngày càng tăng. Trong khoảng

vai chục năm trơ lại đây tình hình tài chính thê giới mất cân đối nghiêm trọng
sự thiếu hụt vốn là vô cùng lớn, đăc biêt là các nguồn vốn dài han.
Theo những tính tốn gần đây nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hàng
năm thế giới thiếu khoảng 420 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp. Chính vì vậy cuộc
chiến cạnh tranh để giành nguồn vốn giữa các quốc gia đang diễn ra ngày
càng quyết liệt, gay gắt.
Cũng chính vì xu thế tồn cầu hố, khu vực hố mà hàng loạt các tổ chức
kinh tế thế giới và khu vực đã ra đời : WTO, APEC, AFTA, A SEA N ... và các
luổng vốn quốc tế vận động càng phát triển về cả quy mơ lẫn hình thức cũng
như lĩnh vực đầu tư.
Thêm vào đó là xu hướng vốn đầu tư gián tiếp tăng lên và đầu tư FDI
ngày càng có chiều hướng giảm xuống, càng làm cho tình trạng thiếu nguồn
von đau tư dai hạn vôn đã căng thăng càng trở nên căng thẳng, trầm trọng hơn
Thực tế, luồng vốn EDI trên thế giới hiện nay đang phát triển vận động
theo những xu hướng chính như sau :
Dịng vốn FDI ngày một gia tăng và chịu sự chi phối chủ yếu của các
nước công nghiệp phát triển
Luong von đau tư tiực tiêp nước ngoài chủ yêu tâp trung vào các nước
phát triển.
- Tính chất hai chiều của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đâu tư trực tiêp nước ngoài đã có nhiều thay đổi về lĩnh vưc đầu tư ■
- Đầu tư trực tiếp nước ngồi mang tính chất đa cực.
1 .4 .2 - K in h n g h iệ m th u h ú t F D I c ủ a m ộ t sô n ư ớ c C h â u Á :

al Singapo:
La mọt quoc gia nho, diện tích 538 km~, dân số 2,8 triêu người có mức
tăng trưởng hàng năm khá cao. Thu nhập bình quân đầu người là 2 1.50 0 USD
(năm 1997).
12



Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, với hệ thống cảng biển thuận lợi hệ thống
kho ngoại quan hiện đại, Singapo đã trở thành trung tâm thương mại của khu
vực và thế giới.
Trong những năm 60,70 với những biện pháp ưu đãi về thuế và các chính
sách khuyên khích đầu tư để kêu gọi đầu tư vào các ngành như: chế biến, cơng
nghiệp, điện tử, bán dẫn, cơ khí, hoá chất lọc hoá dầu, may mặc, chế biến thực
phẩm...
Trong những năm 80,90 Singapo khuyến khích đầu tư vào những lĩnh
vực, những ngành mang tính thời đại như: M áy tính, điện tử, cơng nghệ cao
mơi trường, cơ khí chính xác, vi sinh...
Đến nay, Singapo đã trở thành một quốc gia rất phát triển, được xếp vào
hàng các nước công nghiệp mới. Đa số các cơng ty, doanh nghiệp có cơng
nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị
trường quốc tế.
Đê thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, chính phủ Singapo đã đưa ra
nhiều chính sách, biện pháp thích hợp, kịp thời, ví dụ như qui chế: “N hững
ngành cơ n g n gh iệp tiên p h o n g ” dành cho những doanh nghiệp hoạt động sản

xuất kinh doanh trong các khu vực mũi nhọn như: Chế tạo máy, đóng tàu
luyện kim, hố chất, lọc dầu, điện tử - bán dẫn... được miễn thuế từ 5 đến 12
năm. Ngoài ra cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tự do chuyển vốn
cổ phần về nước.
VỚI những chính sách, biện pháp uyển chuyển, cùng với sự ổn định của
tmh hình chính trị - xã hội, sự thuận lợi và hiện đại của cơ sở hạ tầng
Singapơ đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư nước ngoài và hơn thế nữa
Singapo được đánh giá rất cao về việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư
nước ngồi.
b l T rung Quốc:
Là một quốc gia lớn ở Châu Á và thế giới, Trung Quốc đã sớm cải cách

và mở cửa để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Gần 20 năm lại đây, quá
trình thu hút FDI của Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn:

13


* T ừ 1 9 7 9 -1 9 8 7 : Là giai đoạn bắt đầu thực hiện thu hút FDI. Giai đoạn
này do hệ thống luật pháp, do cơ sở hạ tầng cịn lạc hậu do đó thái độ các nhà
đầu tư nước ngoài vẫn dừng ở mức độ thăm dò, vốn FDI mà Trung Quốc thu
hút được rất thấp.
* T ừ 1 9 8 8 - 1 9 9 1 : Là giai đoạn Trung Quốc tăng cường thu hút FDI.
Cuối những năm 80, Trung Quốc đẩy nhanh công tác lập pháp, ban hành
nhiều luật và văn bản pháp quy liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thang 12 nam 1988 Trung Quốc ban hành: Qui chê "Khuyến khích đầu tư
nước ngồi" nhằm ưu đãi những doanh nghiệp có vốn FDI. Sự tăng trưởng
mạnh mẽ đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc thể hiện niềm tin của các nhà đầu
tư nước ngoài. Hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc đã phát triển nhanh
chóng trong giai đoạn này. Mỗi năm trung bình phê duyệt 8.000 dự án và 7 36
tỷ USD.
* T ừ 1 9 9 2 - 1 9 9 5 : L à giai đoạn Trung Quốc thu hút FDI với tốc độ cao.
Đầu năm 1992, mục tiêu mà Trung Quốc xác lập cải cách thể chế, kinh tế là
xây dựng kinh tế thị trường XHCN. Điều này đã làm tăng nhiệt tình cho các
nhà đầu tư nước ngoài, khiến cho FDI tăng một cách đột biến.
- Năm 1992 phê duyệt 48.764 dự án với số vốn 5 8 ,12 tỷ USD (đăng ký)
và 1 1 , 1 tỷ USD (thực hiện).
- Năm 1994 phê duyệt 83.437 dự án với số vốn 82,7 tỷ USD (đăng ký) và
33.8 tỷ USD (thực hiện).
- Năm 1995 phê duyệt 3 7 .0 11 dự án với số vốn 9 1,3 tỷ USD (đăng ký) và
37.8 tỷ USD (thực hiện).
Giai đoạn này đã có một số cơng ty nổi tiếng đa quốc gia bắt đầu đầu tư

lớn vào Trung Quốc.
T ư 1996 đêu n ay: Là giai đoạn Trung Quốc điều chỉnh và nâng cao

hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ban hành “danh m ục c h ỉ đ ạ o
ngành n gh ê c ó đ ầ u tư vốn nước n g o à i “ . Các dự án đầu tư nước ngồi được

phân làm bốn loại: Khuyến khích, cho phép, hạn chế và ngăn cấm.
Giai đoạn này, FDI ở Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn phát triển
mới. Chất lượng vốn FDI được nâng cao.
14


Tinh đên CUÔ1 1998, Trung Quốc đã phê duyêt 320.000 dư án đầu tư nước
ngoài mức vốn đăng ký đạt 572,4 tỷ USD, mức vốn thực hiện là 267,3 tỷ USD.
Từ 1992 đến nay, cùng với việc tăng nhanh tốc độ đầu tư, thì tỷ trọng vốn FDI
trong tổng đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc (FAI) và tổng sản phẩm
trong nước GDP) không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy vai trị của vốn
nước ngồi trong nền kinh tế Trung Quốc ngày càng tăng và trở thành một
nguồn vốn quan trọng.
Từ sự thành công của Trung Quốc trong vấn đề thu hút FDI cần rút ra
những bài học kinh nghiêm về đẩy mạnh cải cách thể chế và cải thiện mơi
trường đầu tư.
(Có thể tham khảo các biện pháp ưu đãi đầu tư được sử dụng ở một số
nước Châu Á tại phần phụ lục).
* M ộ t s ố kinh ngh iệm rú t ra từ thực hiện h o ạ t đ ộ n g thu h ú t F D I của m ột
so nươc C h âu A tro n g xu hướng vân đ ô n g của F D I trên t h ế g iớ i

a) Nền kinh tế thế giới ngày nay chịu tác động của rất nhiều nhân tố tự
nhiên khác. Từ việc xem xét, phân tích các xu hướng vận động chủ yếu của
FDI trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:

- Diêm nôi bật trong hoạt động đầu tư quốc tế ngày nay là xu hướng tự do
hoá đầu tư.
- Các dịng đầu tư quốc tế mang tính đa cực, đa phương và chịu ảnh
hưởng của các tập đồn cơng nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia và trở thành
thê lực điều hành nền kinh tế thế giới.
- Đầu tư quốc tế hoạt động ngày càng ráo riết, sâu rộng về tất cả các
phương diện: Số lượng, cơ cấu, hình thức và lĩnh vực đầu tư.
- Tiên phạm vi toàn thê giới, vốn đầu tư đang thiếu hụt một cách trầm
dọnể ’ đạc biệt là các nguồn vốn đầu tư trực tiếp. V ì thê sự cạnh tranh quyết
liệt, gay gắt giữa các quốc gia để giành vốn đầu tư là một tất yếu khách quan.
Ban chat, mục tieu cao nhât cua các hoat đông đầu tư là lơi nhuân Do
đó, lợi nhuận là động lực cao nhất và quyết định những xu hướng vận động
của các nguồn vốn đầu tư quốc tế, cả đầu tư trực tiếp lẫn đầu tư gián tiếp.
15


b) Từ những kết quả khả quan, những thành công của một số nước Châu
A, đặc biệt là một số nước A SE A N trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngồi
chúng ta có thể rút ra một số kết luận là bên cạnh các chủ trương, biện pháp
thích hợp, cân phai đam bảo một sơ những u tô chủ yếu sau đ â y
- Giữ vững sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.
- Có hệ thống luật pháp khoa học, đầy đủ.
- Có mơi trường đầu tư thuận lợi, thơng thống.
- Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng đạt các tiêu chuẩn: hiện đại, đồng bộ.
- Đảm bảo quản lý vĩ mô nền kinh tế có hiệu quả, uyển chuyển. Phải tạo
ra sự tin tưởng, yên tâm cho các nhà đầu tư.
- Chọn đung đơi tác đầu tư (cả phía nước ngồi và phía nước sở tại) có
phương pháp lựa chọn dự án hợp lý, không bị chi phối bởi các nhu cầu có tính
chất nhất thời.
- X ây dựng được các kê hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn với các mục

tiêu rõ ràng, phù hợp.
- Có chính sách khuyến khích đầu tư cho mọi nhà đầu tư. Đồng thời có
những chính sách nâng đỡ các nhà đầu tư trong nước để họ đủ sức cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngồi.
- Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực trong nước để phát huy yếu
tố nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên viên có đủ trình độ, năng lực họat động
trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
c)

Bên cạnh những kết quả, những thành công trong lĩnh vực thu hút vốn

đầu tư nước ngoài của một số nước Châu Á, đặc biệt là một số nước A SEAN
như đã nêu ở trên, thì chính những nước đó đã vấp phải rất nhiều thất bại cũng
ở chính lĩnh vực này. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của các nước khu
vực Đơng Nam Á thời gian qua là một minh chứng sống động. Quá say sưa
với những thành công, các nước này đã không chú ý đến các nguy cơ tiềm ẩn
là sự mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và sự lệ thuộc

16


q nhiều vào nước ngồi. Đã có nhiều những nghiên cứu nghiêm túc về diễn
biến và nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nói trên. Trong phạm
VI luạn an nay, chi đê cập đôn môt sô bài hoc về quản lý, sử dung nguồn vốn
đầu tư nước ngoài. Đó là :
- Nhà nước phải đóng vai trị kiểm sốt chặt chẽ, tồn diện trong mọi lĩnh
vực. Nhà nước phải có các chính sách quản lý vĩ mơ, điều tiết kịp thời và hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Điều tiết tỷ lệ hợp lý giữa đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp.

- Phải cảnh giác với các luồng vốn đầu tư nước ngoài tập trung quá cao
vào một số ngành kinh tế sinh lợi lớn, thu hồi vốn nhanh như : khách sạn, nhà
hàng, cổ phiếu, kinh doanh bất động sản...
- X ây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý cho toàn bộ nền kinh tế. Đắc biệt coi
trọng hiệu quả đầu tư. Thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và hội
nhập quốc tế song phải dựa trên một nguyên tắc căn bản là dựa trên cơ sở phát
huy nội lực là chính. Kiên quyết khơng thực hiện tăng trưởng kinh tế chỉ dựa
chu yêu băng thu hút vốn đầu tư nước ngồi hoăc vay nợ nước ngồi.
- Phải thực hiện cơng khai các nguồn vốn vay, kiên quyết loại trừ các
khoản vay đầu tư chưa cần thiết, không hợp lý.
- Phai xây dựng hệ thong ngân hàng đủ hiệu lực, hoạt động phải mang tính
thương mại cao. Hạn chê tối đa việc phân bổ vốn kiểu bình qn, mặt trận.
- Có chính sách tỷ giá hối đối uyển chuyển, linh hoạt. Đồng thời phải
tạo được khả năng chuyển đổi đồng nội tệ ra ngoại tệ. Phải đề ra các biện
pháp sẵn sàng phòng ngừa rủi ro tiền tệ.

1.5 - CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ THU HÚT FDI:
Như đã trình bày ở trên, thu hút FDI là một tất yếu khách quan cho mỗi
quốc gia trong đó có Việt Nam: Nhưng kết quả thu hút FDI nhất là trong xu
thế tồn cầu hố hiện nay sẽ bị chịu nhiều ảnh hưởng đồng thời của nhiều
nhân tố khác nhau. Dưới đây là một số nhân tố cơ bản:

1.5.1- Nhân tố quốc tế: bao gồm các nhân tố sau đây:
- Quan hệ cung - cầu về FDI trên thế giới:
17


- X u hướng vận động của FD I trên thế giới (xem chương 1).
- Q trình quốc tế hố nền kinh tế Thế giới đang diễn ra mạnh mẽ
- Thê giơi chuyên từ đối đầu sang đối thoai, từ biêt lâp sang hợp tác.

- Sự phát triển của vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương.
T óm lạ i: Những nhân tố quốc tế, vừa nêu ở trên đã tạo ra những cơ hội

cũng như những thách thức lớn đối với việc thu hút FDI ở Việt Nam nói chung
và thành phơ Hải Phịng nói riêng.

1.5.2 - Nhân tơ quốc gia :
Với Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI
(12/1996) về thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa Nhà
nươc và Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách, chủ trương thích hợp
nhăm thu hút vốn đầu tư nước ngồi, phát triển kinh tê xã hơi.
Đương lơi lanh đạo cua Đảng cộng sản Viêt Nam và hê thống chính sách
kinh tế vĩ mơ cũng như một số các điều kiện tự nhiên khác sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến việc thu hút FDI. Nhân tố này bao gồm các tiểu nhân tố:
a ỉ V ị t r í đ ịa l ý :

Việt Nam nằm ở Đông Nam Châu Á, thuộc vịng cung Châu Á - Thái
Bình Dương trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng về cả đường biển, đường
không. Đồng thời, Việt Nam lại nằm ở khu vực có sự phát triển kinh tế năng
động nhất thế giới từ thập kỷ 90 (Thế kỷ 20). Việt Nam có vị trí địa lý thuận
lợi, tài ngun thiên nhiên phong phú, đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào. Đó
chính là những nguồn lực nổi bật và lợi thế so sánh của nền kinh tế Việt Nam
để mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngồi.
b ỉ C h ín h tr ị x ã h ộ i :

lìn h hình chính trị xã hội của Việt Nam rất ổn định, Việt Nam có các
quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo bầu khơng
khí thuận lợi, tin tưởng cho các hoạt động kinh doanh nói chung và đầu tư FDI
nói riêng.
d Đ ư ờ n g lố i, c h ín h sá c h :


Với quan điểm : “V iệ t N a m m uốn làm bạn vớ i tấ t c ả c á c nư ớc ” thực hiện
đa phương hoa cac mơi quan hệ, đa dạng hố các hình thức hơi nhâp quốc tê
trên ngun tắc: bình đẳng và cùng có lợi, Đảng và nhà nước Việt Nam đã đề
18


ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngồi đầu tư vào Việt Nam.
d / H ệ t h ố n g n g â n h à n g , tín d ụ n g v à c h ín h s á c h t à i c h ín h - tiề n tệ
v ĩ m ơ:

Thực hiện chính sách đổi mới, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cũng
được đổi mới, cải cách theo hướng phân định rõ chức năng của ngân hàng Nhà
nước với hệ thống các ngân hàng thương mại, kinh doanh. Nhiều ngân hàng
liên doanh đã được thành lập và đi vào hoạt động đã làm thay đổi chất lượng
của dịch vụ ngân hàng. Luật ngân hàng được ban hành đã tạo điều kiện để
hoạt động ngân hàng, tín dụng có điều kiện hội nhập, tham gia vào thị trường
tài chính quốc tế.
Hệ thống cơ chế chính sách tài chính tiền tệ của Việt Nam cũng có nhiều
cải tiến 1-Õ nét góp phần to lớn vào việc huy động tiết kiệm và nâng cao hiệu
quả đầu tư. Biện pháp thận trọng trong cung ứng tiền phù hợp với lưu thơng
hàng hố, sự kiểm sốt lạm phát ở mức thấp và nguyên tắc lãi suất lạm phát
phù hợp đã đảm bảo được giá trị của đồng Việt Nam. Các quyết định điều
hành tỷ giá linh hoạt đã khắc phục được tình trạng cao giá một cách giả tạo
của đồng Việt Nam đổng thời hạn chế được tình trạng đầu cơ ngoại tệ, tạo
điêu kiện ổn định tỷ giá. Chính vì thế, đã tạo ra sự thuận lợi trong giao dịch
vốn và giao dịch vãng lai. Tức là tạo ra sự hấp dẫn cho việc kinh doanh ngoại
hối nhất là lĩnh vực FDI.
M ặc dầu vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém, bất

cập. Nhiều chính sách, cơ chế tài chính vĩ mơ chưa hoàn thiện, đồng bộ. Hệ
thống các thủ tục pháp lý chưa thật thích hợp. Do đó mơi trường tài chính cịn
thiêu ổn định, rủi ro cao, gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư cả trong nước
lẫn nước ngoài.
Những thành tựu Việt Nam đạt được qua hơn 10 năm đổi mới (kinh tế xã
hội, phát triển, tăng trưởng cao...) có một ý nghĩa cực kỳ to lớn và nó đã đưa
nước ta khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, làm tiền đề cho việc thực hiện cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

19


Đạt được những thành tựu đó, ngun nhân chính là chúng ta có một mơi
trường chính trị ổn định, mơi trường quản lý vĩ mô tốt, phù hợp mục tiêu phát
triển kinh tế luôn gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội: xố đói, giảm
nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, phát triển y tế,
giáo dục và các vấn đề xã hội khác trên cơ sở phát huy nội lực là chính. Do dó
sự phát triển, tăng trưởng có thể chưa cao vọt nhưng ổn định, vững chắc.
Chính vì thê mà tạo ra được nhân tố mơi trường chính trị - xã hội thuận lợi cho
đầu tư phát triển.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực thời gian qua đã ảnh hưởng
nhiêu đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tê Viêt Nam. Tuy nhiên, mơi trường
chính trị - xã hội Việt Nam vẫn tiếp tục được giữ vững, quản lý vĩ mơ về kinh
tế vẫn ổn định, lành mạnh. Đó chính là những nhân tố thuận lợi cho phát triển
kinh tế nói chung và cho thu hút FDI nói riêng.

1.5.3 - Nhân tơ nội tại của thành phơ Hải Phịng.
Những nhân tơ nội bộ của Hải Phịng mang một ý nghĩa quyết định ảnh
hưởng trực tiếp đến việc thu hút FDI là :
a / M ô i trư ờ n g đ ầ u t ư : bao gồm các yếu tố:


* Yếu t ố chính trị - x ã h ội:
Thành phố Hải Phòng là một thành phố lớn của Việt Nam, là một trong
tâm công nghiệp, thương mại của khu vực miền Bắc và cả nước, là thành phố
có cảng biển. Từ rất sớm Hải Phòng đã tiếp cận với thị trường kinh tê nước
ngồi trong đó có thị trường vốn FDI.
Do nhận thức được lợi thế so sánh của thành phố Cảng, tập thể lãnh đạo
thành phố Hải Phịng đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đối
ngoại. Từ bộ máy quản lý nhà nước đên các doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh tế đều thấm nhuần và ý thức rõ về vai trò, tác
dụng cũng như sự cần thiết phải đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư, trong
đó có vốn FDI.

20


Xuyên suốt các kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố với sự định hướng của
nghị quyết, bằng một loạt các biện pháp kịp thời, cụ thể

ở từng

giai đoạn đã

thê hiện sự nỗ lực và quyêt tâm cao của Hải Phòng về vấn đề thu hút vốn đầu
tư FDI.
Đó chính là yêu tố cơ bản về chính trị - xã hội tạo ra môi trường thuận lợi
cho các hoạt động của FDI.
* Yếu t ố c ơ s ở hạ tầng:
Thành phố Hải Phịng có nhiều thuận lợi về giao thơng bao gồm :
- Có cảng biển lớn nhất khu vực phía bắc, cơng suất bốc xếp đạt 7 triệu

tấn/năm và đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng từ nguồn vốn ODA.
- Có hệ thống đường thuỷ gồm nhiều sơng lớn, nhỏ nối liền các tỉnh
đồng bằng Bắc bộ và đổ ra biển.
- Có đường hàng khơng nội địa với các sân bay: Cát Bi, Kiến An, đang
được nâng cấp để đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Có hệ thống đường sắt khá tốt nối liền Hà Nội - Hải Phòng. Khối
lượng vận chuyển đạt 4,2 triệu tấn hàng hoá/năm và 5 triệu lượt hành
khách/năm.
- Có hệ thống đường bộ khá tốt với các quốc lộ số 5 (Hà Nội - Hải
Phòng) quốc lộ số 10 (Hải Phòng - Quảng Ninh - Thái Bình - Nam Định).
Hàng loạt các cầu thuộc thành phố cũng đang được làm mới như: Cầu
Bính, Cầu Tiên Cựu, Cầu An Dương II, Cầu Khuể...
+H ệ thong điện, nước: v ề cơ bản là đảm bảo đủ năng lưc cung cấp
cho cac nhu câu của mọi đối tương. Hiên nay các hê thống cung cấp điên
nước cũng như thốt nước đang được tích cưc cải tao nâng cấp bằng nhiều
nguồn vốn.
- Hệ thống cấp điện: được cải tạo, nâng cấp bằng nguồn vốn ADB
(29triệu USD).
- Hệ thống cấp nước: được cải tạo, nâng cấp bằng nguồn vốn của Phần
Lan (30 triệu USD)
- Hệ thống thoát nước: được cải tạo, nâng cấp bằng nguồn vốn của ODA
(42 triệu USD)
21


+ Hệ thống thông tin liên lạc : v ề cơ bản là được trang bị hiện đại, tân
tiến, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu về thông tin liên lạc trong và ngồi
nước. Hải Phịng là 1 trong 6 tỉnh trong tồn quốc đứng đầu về bình qn máy
điện thoại trên đầu người, 100% số xã có điện thoại.
+ Hệ thống y tế, giáo dục :

- Hệ thống y tế của Hải Phòng khá phát triển so với toàn quốc, v ề y
tế, tất cả các xã vùng nơng thơn đều có trung tâm y tế và có ít nhất một bác
sĩ phụ trách.
- Hệ thống giáo dục : Bên cạnh các trường phổ thơng có chất lượng cao ở
mọi cấp, Hải Phịng cịn có hệ thống các trường Đại học: Hàng Hải, Y Khoa,
Sư Phạm, Cao Đẳng và các trường day nghề. Đây là những trung tâm khoa học
có đủ khả năng đào tạo cán bộ KHKT, nghiên cứu và phát triển công nghệ,
cán bộ quản lý, công nhân lành nghề...
Tuy nhiên, so với yêu cầu, hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
giao thơng vẫn cịn nhiều yếu kém, khơng đồng bộ, chắp vá và thiếu vốn đầu
tư một cách trầm trọng. Phương tiện và kỹ thuật vận tải cơ bản là thô sơ, lạc
hậu, đặc biệt là vận tải đường không.
b ỉ C á c h o ạ t đ ộ n g liên q u a n đ ế n đ ầ u tư F D I : T h ủ tụ c , tư vấ n , q u ả n lý.

M ặc dù đã có nhiều biên pháp tích cưc, nhiều cơ chế chính sách cởi mở
hơn, thơng thống hơn về lĩnh vực đầu tư nhưng nhìn chung hệ thống luật
pháp của chúng ta vẫn chưa thực sự khoa học, thiếu đồng bộ và cịn nhiều
chồng chéo. Nhiều chính sách, chủ trương chưa được điều chỉnh kịp thời. Điều
này đã tạo ra những khó khăn rất cơ bản, khách quan cho phía địa phương
triển khai thực hiện.
Về phía thành phố Hải Phòng, việc giải quyết các thủ tục liên quan đến
vấn đề đầu tư như: Thẩm định, cấp phép, triển khai dự án ... cũng còn nhiều
bất cập, thiêu khoa học. Đặc biệt là sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan
đến dự án đầu tư. Thủ tục về đất đai còn rườm rà, vấn đề đền bù, giải phòng
mặt bằng dây dưa, việc cấp giấy phép xây dựng cịn chậm trễ ... Tất cả những
điều đó đã làm ảnh hưởng nhiều đến môi trường đầu tư.

22



×