Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Luận văn nghiên cứu hệ tiêu chí đánh giá vốn xã hội và kiến nghị với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 146 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Các kết quả, kết luận đã nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học
nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tác
giả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân liên quan trong quá
trình nghiên cứu.
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Kinh tế
Quốc dân, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kế hoạch – Phát triển, quý thầy cô Viện sau
đại học trường đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện để tác
giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thày giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn,
giáo viên hướng dẫn, đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên
cứu và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả nhiệt tình
và năng lực của mình tuy nhiên khơng thể tránh khỏi thiếu sót rất mong q thầy cơ


quan tâm góp ý để luận văn hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ .........................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG HỆ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỐN XÃ HỘI ................................................................. 5
1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................... 5
1.1.1 Về khái niệm, nội hàm của VXH ..............................................................5
1.1.2 Về đo lường thực nghiệm VXH ................................................................9
1.1.3 Các lý thuyết được sử dụng trong luận văn .........................................14
1.3 VXH và tác động hai chiều của nó đến sự phát triển con ngƣời và xã hội .... 18
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về đo lƣờng thực nghiệm về VXH ........................ 21
1.4.1. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ......................................21
1.4.2. Cơ quan thống kê Australia ....................................................................34
1.4.3. Bộ công cụ đo lường VXH của ngân hàng Thế giới ..............................39
1.4.4 Bộ câu hỏi tích hợp đo lường VXH của Grootaert và cộng sự (2004) ...40
CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỐN XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM .............................................................................................. 43
2.1. Bối cảnh ảnh hƣởng đến việc xác định hệ tiêu chí đánh giá Vốn xã hội ở
Việt Nam .......................................................................................................... 43
2.1.1. Các yếu tố văn hóa và định chế của vốn xã hội .....................................43

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................46
2.1.3. Đặc điểm chính trị ..................................................................................47
2.1.4 Một số “phí tổn” để duy trì VXH ở Việt Nam ........................................48
2.2. Cấp độ tiếp cận đo lƣờng VXH ở Việt Nam ............................................ 49
2.3. Đề xuất hệ tiêu chí phù hợp để đánh giá VXH của Việt Nam ................ 51
2.3.1 Căn cứ để xây dựng hệ tiêu chí đánh giá VXH ở Việt Nam ...................51


2.3.2 Đề xuất hệ tiêu chí phù hợp để đánh giá VXH của Việt Nam ................54
2.3.3. Phân loại vốn xã hội ...............................................................................56
2.4. Sử dụng phƣơng pháp nhân tố khám phá EFA để hồn thiện hệ tiêu chí
đã xây dựng ..................................................................................................... 58
2.4.1 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................58
2.4.2 Kỹ thuật phân tích số liệu ........................................................................58
2.4.3 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................59
2.4.4 Kết quả nghiên cứu..................................................................................60
CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 69
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC VẬN DỤNG HỆ TIÊU CHÍ VỀ
ĐÁNH GIÁ VỐN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ......................................................... 69
3.1. Những điểm cần lƣu ý khi xây dựng hệ tiêu chí đánh giá VXH ............. 69
3.1.1 Tiếp cận lý thuyết về đo lường VXH ......................................................69
3.1.2 Lựa chọn cách tiếp cận đúng ...................................................................70
3.1.3. Tổng hợp và đơn vị phân tích .................................................................70
3.1.4. Bảng điều tra là một phương tiện nghiên cứu VXH ..............................71
3.2 Một số khuyến nghị vận dụng hệ tiêu chí đánh giá VXH ở Việt Nam .... 71
Từ những lƣu ý trên đây, luận văn mạnh dạn đƣa ra những khuyến nghị
phù hợp trong việc vận dụng khung đo lƣờng đã xây dựng để tiến hành đo
lƣờng thực nghiệm trên cấp độ vi mô ở Việt Nam nhƣ sau: ......................... 71
3.2.1 Mở rộng và phát triển tiếp các nghiên cứu thực nghiệm .........................71
3.2.2 Xây dựng phương thức chung nhất trong đo lường VXH.......................72

3.2.3 Lựa chọn đơn vị tập hợp tương quan ......................................................75
3.2.4 Tiếp tục hoàn thiện tính sẵn có và khả năng tiếp cận đến số liệu thống kê
về VXH .............................................................................................................75
3.2.5 Tiếp tục xây dựng và phát triển tốt xã hội dân sự ...................................75
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 81
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 88


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ABS

Cơ quan Thống kê Australia

LHQ

Liên Hợp Quốc

LT

Lòng tin

MTTQVN

Mặt trận tổ quốc Việt Nam

ML

Mạng lưới


MLTT

Mạng lưới truyền thống

MLXH

Mạng lưới xã hội

VXH

Vốn xã hội

XHDS

Xã hội dân sự


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tóm tắt các bộ tiêu chí đo lường VXH .....................................................51
Bảng 2.2 Tóm tắt việc đo lường đặc điểm mạng lưới ...............................................52
Bảng 2.3 Tóm tắt các cơng cụ đo lường nguồn lực mạng lưới .................................53
Bảng 2.4 Các khía cạnh và đặc trưng của các loại VXH ..........................................57
Bảng 2.5 VXH và câu hỏi xác định tiêu chí đánh giá ...............................................59
Bảng 2.6 Bảng tổng hợp và mã hóa các chỉ tiêu .......................................................61
Bảng 2.7 Kết quả Cronbach’s alpha của nghiên cứu ................................................62
Bảng 2.8 Bảng kiểm định KMO và Bartlett cho biến độc lập ..................................63
Bảng 2.9 Ma trận xoay cho biến độc lập...................................................................64
Bảng 2.10 Kết quả kiểm định tính đơn hướng của mơ hình đo lường đại diện ........65
Bảng 2.11 Ma trận hệ số tải nhân tố .........................................................................66

Bảng 2.12 Kết quả bootstrapping mơ hình cấu thành ...............................................67


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mạng lưới với một lỗ hổng cấu trúc .........................................................16
Sơ đồ 1.2 Tóm tắt nội dung nghiên cứu ....................................................................17
Sơ đồ 2.1 Khung đo lường VXH ở Việt Nam...........................................................55
Sơ đồ 2.2 Kết quả mơ hình đo lường chỉ số vốn xã hội ............................................68


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ lâu, Vốn xã hội (VXH) được xem là nguồn lực cần thiết cho quá trình sản

xuất hàng hóa và dịch vụ, phát triển kinh tế bên cạnh những nguồn vốn truyền thống
khác như vốn tài nguyên thiên nhiên (natural capital), vốn vật thể (physical capital)
và vốn con người (human capital) (Coleman, 1988; Putnam, 1993; Granovetter,
1995; Narayan và Pritchett,1997; Munshi và Kaivan, 2003; Xue, 2008; Lancee,
2010). Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cũng cho rằng đây là nguồn vốn
của người nghèo (Grootaert & cộng sự, 2004).
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng cho mình những hệ tiêu chí
khác nhau để đánh giá về VXH. Tại Việt Nam, từ đầu những năm 2000, các nhà
khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã xem VXH là một nguồn lực rất quan
trọng. Tuy nhiên, loại vốn này sẽ chỉ có ích khi nó có thể quan sát và đo lường được

(Uphoff và Wijayaratna, 2000). VXH là một khái niệm đa chiều và đa hình thức, do
đó một định nghĩa thống nhất về VXH vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Hơn nữa,
tác dụng của các loại VXH khác nhau là không giống nhau (Granovetter, 1995).
Hiện nay, sự đánh giá ngày càng cao về tầm quan trọng của các vấn đề xã
hội và môi trường cũng như kinh tế trong việc theo đuổi sự thịnh vượng và phúc lợi
của mỗi quốc gia. VXH cung cấp một số chỉ tiêu xã hội quan trọng để hiểu được kết
quả của các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. VXH đã trở thành trọng tâm
chung của các chính sách quốc gia và của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế
giới, và đóng vai trị như một nguồn lực để đạt được các mục tiêu chính sách khác
(ABS-2004).
Xuấ t phát từ bố i cảnh đó , tác giả cho rằng, muốn phát huy được tầm quan
trọng của VXH ở Việt Nam hiện nay, cần thiết phải nghiên cứu một cách cụ thể và
sâu rộng về các hệ tiêu chí đánh giá VXH đang áp dụng thực tiễn trên thế giới . Do
đó, em đã cho ̣n đề tài “Nghiên cứu hệ tiêu chí đánh giá Vốn xã hội và kiến nghị


ii

với Việt Nam” nhằ m nghiên cứu những hệ tiêu chí đánh giá

VXH trong bớ i cảnh

thế giới từ đó đề xuất hệ tiêu chí phù hợp để đo lường VXH ở Viê ̣t Nam hiện nay.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.3

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


1.4

Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5

Dự kiến đóng góp của luận văn

1.6

Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, phụ lục và tài liệu

tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng hệ tiêu chí đánh giá VXH
Chương 2: Đề xuất xây dựng hệ tiêu chí đánh giá VXH ở Việt Nam
Chương 3: Một số khuyến nghị trong việc vận dụng hệ tiêu chí về đánh giá VXH ở
Việt Nam

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG HỆ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỐN XÃ HỘI
1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Về khái niệm, nội hàm của VXH
 Theo Hanifan (1916), từ “VXH” khơng có nghĩa thơng thường là vốn như
bất động sản, tài sản cá nhân hay tiền mặt
 Bourdieu (1986) cũng đồng quan điểm với Hanifan (1916) khi cho rằng
VXH có được từ việc sở hữu mạng lưới bền vững các mối quan hệ quen biết,
được thể chế hóa. Bourdieu (1986) cũng mở rộng khái niệm VXH của

Hanifan (1916) khi cho rằng tât cả các mạng lưới quen biết góp phần tạo ra
VXH.
 Coleman (1988) đã bổ sung rằng VXH là khả năng con người làm việc tự
nguyện với nhau mà tiền đề cho hành động này là chuẩn mưc xã hội
 Fukuyama (2000) đưa ra định nghĩa về VXH nhưng nhấn mạnh vào yếu tố
chuẩn mực xã hội.


iii

 Trần Hữu Dũng, (2006) cho rằng VXH là một khái niệm linh động, “thậm
chí mập mờ và chưa đủ chính xác để đưa vào mọi phân tích kinh tế” nhưng
đây là “một ý niệm hữu ích”. Ngồi ra, tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa
VXH và phát triển kinh tế, VXH và chính sách kinh tế
 Trần Hữu Quang (2006b) nhấn mạnh rằng “VXH là một hiện thực đặc trưng
của những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng
hay một xã hội”
 Lê Ngọc Hùng (2008) giới thiệu khái quát lí thuyết về VXH từ tiếp cận kinh
tế để bàn sâu về VXH và MLXH ở Việt Nam
 Hoàng Bá Thịnh (2009) tập trung phân tích quan niệm về VXH, MLXH.
1.1.2 Về đo lường thực nghiệm VXH
 Putman (1993) không những đào sâu khái niệm về VXH mà còn đề xuất
những chỉ báo nhằm đo lường VXH.
 Richard Rose (1998) sử dụng phép phân loại riêng nhằm xác định phạm vi
các mạng lưới chính thống và khơng chính thống cũng như những tương tác
của chúng.
 Anirudh Krishna và Elizabeth Shrader (1999) xây dựng bảng câu hỏi bao
trùm toàn bộ các phương diện của VXH. Các bảng điều tra nghiên cứu được
chia thành bốn mục: cấp độ cá nhân/hộ gia đình, cấp độ hàng xóm/cộng
đồng, cấp độ khu vực và cấp độ quốc gia.

 Anirudh Krishna và Norman Uphoff trong một nghiên cứu tại Ấn Độ năm
1999 đã xây dựng một chỉ số “hành vi tập thể hướng tới phát triển” và kiểm
tra tính xác thực của phương thức đo bằng việc thử với nhiều giả thuyết giải
thích hành vi tập thể. Tiếp theo, họ xây dựng “chỉ số VXH” từ 6 biến (thông
qua câu hỏi phỏng vấn) với 3 biến cấu trúc và 3 biến nhận thức, sử dụng
phân tích yếu tố
 Paul F. Whiteley với “mơ hình tăng trưởng nội sinh” đã đo lường VXH dưới
dạng biến giải thích (explanatory variable). Whiteley sử dụng biện pháp phân


iv

tích các thành tố chính trên 3 “biến tin cậy” từ bản “Điều tra giá trị thế giới”
(World Value Survey, 1990-1993).
 Brehm và Rahn xây dựng một “mơ hình cấu trúc” của VXH, bao gồm sự
tương tác giữa 3 khái niệm: “cam kết dân sự”, “tin tưởng lẫn nhau” và “sự tin
cậy vào chính quyền”, nhờ đó họ nhấn mạnh sự tồn tại đặc tính ngoại sinh
(và tính động) của khái niệm
 OECD (2001) đã đưa ra các khía cạnh cần đo lường về VXH thơng qua 4
tiêu chí: Sự tham gia xã hội; sự tương trợ xã hội; Các MLXH và sự tham gia
vào hoạt động cộng đồng.
 Cơ quan thống kê Úc (2004) đã công bố tài liệu “Khung phân tích và các chỉ
báo đo lường VXH” dựa trên các tiêu chí: Sự tin tưởng; sự hợp tác; sự tham
gia xã hội; sự tương hỗ; chấp nhận sự đa dạng; sự tham gia vào đời sống dân
sự; trợ giúp cộng đồng; kích thước của mạng lưới; tính chuyển tiếp/di động;
quan hệ tình thân; tần số và mức độ truyền thông cho các mạng lưới; quan hệ
quyền lực.
 V.Vella và D.Narajan (2006) đã xây dựng hệ thống biến số và các chỉ báo
mô tả tương ứng với các biến số đó.
 Ngân hàng thế giới cũng đã xây dựng bộ công cụ đo lường về VXH. Bộ công

cụ này dài 72 trang gồm hàng trăm câu hỏi nhằm đo lường VXH ở 3 cấp độ:
vi mô, vĩ mô và trung mô.
 Stephen. J Appold và Nguyễn Quý Thanh đã chỉ ra vai trò của VXH trong
các doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội
 Lê Ngọc Hùng (2008) bàn về các quan niệm khác nhau về VXH. Tác giả đề
cập đến mơ hình tổng hợp về VXH, vốn con người và MLXH. Trên cơ sở đó,
ơng bàn thêm về kết quả của một số nghiên cứu cụ thể trên các phương diện:
MLXH của người lao động, mạng thông tin của doanh nghiệp, mạng di cư,
vai trò của các loại vốn trong xóa đói, giảm nghèo
 Fleur Thomése và Nguyễn Tuấn Anh (2007) đã vận dụng quan điểm VXH để
nghiên cứu hiện tượng dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp ở một
làng Bắc Trung Bộ


v

 Nguyễn Tuấn Anh (2010) có thêm nghiên cứu về vai trị của VXH trong khu
vực nơng thơn Bắc Trung Bộ.
 Khúc Thị Thanh Vân (2012) dựa vào giả thuyết nghiên cứu cho rằng người
dân sử dụng có chủ ý VXH (VXH) để nâng cao phúc lợi kinh tế hộ thông
qua việc khai thác sức mạnh kinh tế đặc thù của các mối quan hệ gia đình,
cộng đồng, và các tổ chức xã hội ở địa phươngvà là nguồn vốn quan trọng
cho sự phát triển kinh tế hộ ở nông thơn; VXH đóng vai trị quan trọng trong
việc hỗ trợ người nông dân chuyển đổi nghề nghiệp và tạo môi trường cho sự
hợp tác cùng phát triển ở cộng đồng nông thôn.
 Nguyễn Vũ Quỳnh Anh (2015), từ hướng tiếp cận xã hội học, tập trung làm
rõ một số yếu tố của VXH của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn hiện
nay, thực trạng sử dụng VXH cũng như vai trò của nguồn vốn này đối với
hoạt động của doanh nghiệp
 Nguyễn Lê Hoàng Thụy và cộng sự (2015), nghiên cứu đo lường VXH của

lao động di cư từ nơng thơn đến thành phố Hồ Chí Minh.
 Đinh Thị Thơm (2009) tiếp cận từ góc độ một số nghiên cứu điển hình về đo
lường VXH trên thế giới để rút ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng đo
lường VXH trong nghiên cứu đánh giá ở Việt Nam
 Nguyễn Trọng Hồi và cộng sự (2010) thì tập trung vào việc xây dựng khung
phân tích về VXH có thể áp dụng và đo lường cho các doanh nghiệp Việt
Nam dựa trên mức độ tổng lược các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
liên quan đến VXH ở trong và ngoài nước.
1.1.3 Các lý thuyết được sử dụng trong luận văn
Lý thuyết về mối liên hệ yếu (the weak tie theory)
Lý thuyết này cho rằng độ mạnh/yếu của mối liên hệ được thể hiện ở bốn yếu
tố (elements) sau: thời gian dành cho mối quan hệ, cường độ xúc cảm, tình cảm và
các hoạt động phục vụ qua lại (reciprocal services). Mạng lưới mối liên hệ mạnh
thường bó hẹp trong một cụm người (clique) nên thông tin thường là thông tin cũ.
Trong khi đó, mạng lưới các mối liên hệ yếu lại là nguồn cung cấp thơng tin mới,
hữu ích cho cá nhân


vi

Lý thuyết lỗ hổng cấu trúc (The structural holes theory)
Lý thuyết này mô tả VXH là một hàm của các cơ hội thông qua mạng lưới
trung gian. Lỗ hổng cấu trúc trong mạng lưới xảy ra khi xuất hiện trung gian trong
mạng lưới. Hình 1 minh họa mạng lưới với 1 lỗ hổng cấu trúc, theo đó C chính là
trung gian cho lỗ hổng cấu trúc của cặp A-B. Theo Burt (1992), trong thị trường
khơng hồn hảo, lợi ích sẽ thuộc về người làm chủ nhiều lỗ hổng cấu trúc.
Lý thuyết nguồn lực xã hội (The social resources theory)
Lý thuyết này cho rằng VXH là nguồn lực nằm trong mạng lưới. Lin & các
cộng sự (1999) cho rằng cá nhân tham gia vào mạng lưới mà các thành viên của
mạng lưới đó đang sở hữu hay kiểm sốt nguồn lực cần cho mục tiêu của cá nhân

thì đó chính là nguồn lực VXH.
1.1.4 Khoảng trống nghiên cứu
1.2 Bản chất nội hàm của VXH
1.3 VXH và tác động hai chiều của nó đến sự phát triển con ngƣời và xã hội
 Tác động tích cực
 Tác động tiêu cực
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về đo lƣờng thực nghiệm về VXH
1.4.1 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
Tiêu chuẩn đo lƣờng
1. Sự tham gia xã hội
2. Sự tương trợ xã hội
3. Các MLXH

4. Lòng tin và chuẩn mực hợp tác -

Tiêu chí đo lƣờng
- Loại hình nhóm
- Bản chất việc tham gia nhóm
- Loại hình, tần số của sự tương trợ
chính thức và phi chính thức
- Loại hình và tần số tiếp xúc
- Sự tham gia vào các hoạt động cộng
đồng: vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng
động
- Lòng tin
- Chuẩn mực xã hội và các giá trị chung


vii


1.4.2 Cơ quan thống kê Australia
I.

CHẤT LƢỢNG MẠNG LƢỚI
1. Sự tin tưởng và lịng tin

Sự tin tưởng tổng qt hóa
Sự tin tưởng phi chính thức
Sự tin tưởng vào các thiết chế
Lịng tin được tổng qt hóa
Cảm giác an tồn tại nhà khi đêm đến

2. Sự tương hỗ

Sự tham gia mang tính cộng đồng
Đóng góp thời gian và tiền bạc
Thái độ đối với sự đóng góp cho tập thể

3. Cảm giác về sự hiệu Cảm nhận về tính hiệu quả của cộng đồng
quả

Cảm nhận về tính hiệu quả của cá nhân trong cộng
đồng
Tính hiệu quả của cá nhân và cộng đồng
Tính hiệu quả trong việc ra quyết định của địa
phương
Cảm nhận về sự hiệu quả nói chung

4. Sự hợp tác


Sự hợp tác trong việc bảo vệ nguồn nước và điện
Sự hỗ trợ cho các sự kiện trong cộng đồng
Thái độ đối với sự hợp tác xã hội và cộng đồng

5. Chấp nhận sự đa dạng

Chấp nhận các lối sống khác nhau
Chấp nhận sự đa dạng về văn hóa
Tính đa dạng của các nhóm
Thể hiện hành vi khơng thiện chí đối với sự đa dạng
về văn hóa
Cảm nhận về sự thay đổi thái độ khơng thiện chí đối
với sự đa dạng về văn hóa

6. Sự tham gia xã hội

Sự tham gia vào các hoạt động xã hội
Những rào cản đối với sự tham gia xã hội


viii

Sự quy thuộc vào các câu lạc bộ, các tổ chức và các
hiệp hội
Số lượng nhóm mà cá nhân tham gia một cách tích
cực
Sự gắn bó tơn giáo
Sự tham gia tôn giáo
Độ dài của những thực hành tôn giáo
7. Trợ giúp của cộng đồng Cung cấp sự trợ giúp ra bên ngồi gia đình

Cung cấp sự trợ giúp cho gia đình
Tham gia vào các hoạt động từ thiện
Mức độ thường xun của các cơng việc tình
nguyện
Sự đóng góp của cá nhân cho các tổ chức từ thiện
8. Quan hệ tình thân

Số lượng người thân
Số lượng bạn thân
Mức độ hài lòng về tình bạn
Tình đồng nghiệp

9. Sự tham gia kinh tế

Đồng nghiệp cũ nhưng vẫn giữ quan hệ
Lòng tin đối với đồng nghiệp
Bạn bè và người thân là nguồn cung cấp thơng tin
về tài chính và kinh doanh
Tình bạn trong các tổ chức nghiệp đồn

II.

CẤU TRÚC MẠNG LƢỚI

1. Kích thước của mạng Nguồn trợ giúp khi gặp khủng hoảng
lưới

Người thân trong gia đình hoặc bạn thân sống gần
gũi với cá nhân
Quan hệ với láng giềng

Quan hệ với các thiết chế

2. Tần số và mức độ Số lần tiếp xúc “mặt đối mặt” với những người thân


ix

truyền thơng trong các trong gia đình
mạng lưới

Số lần tiếp xúc “mặt đối mặt” với bạn bè
Số lần liên lạc qua điện thoại với những người thân
trong gia đình
Số lần liên lạc qua điện thoại với bạn bè
Số lần liên lạc qua mạng hoặc thư điện tử với những
người thân trong gia đình
Số lần liên lạc qua mạng hoặc thư điện tử với bạn


3. Sự khăng khít và sự mở

Bản chất của các mối quan hệ khơng chính thức –
bạn bè và gia đình

4. Tính

chuyển

tiếp/di Thời gian sống tại nơi đang ở


động của mạng lưới

Sự di động về mặt địa lý
Những thay đổi sự khăng khít trong việc tham gia
vào các tổ chức
Thời gian tham gia vào các tổ chức mà cá nhân
tham gia tích cực nhất
Trải nghiệm trong việc tham gia các hoạt động xã
hội, cộng đồng

5. Quan hệ quyền lực

Sự liên hệ với tổ chức
Quyền được tiếp cận đến các dịch vụ công

III. GIAO DỊCH MẠNG LƢỚI
1. Chia sẻ sự hỗ trợ

Hỗ trợ vật chất, tài chính và tình cảm
Sự gắn kết với cộng đồng
Một số hoạt động khác

2. Chia sẻ kiến thức

Sử dụng mạng xã hội để liên hệ với chính phủ
Bạn bè là nguồn cung cấp thơng tin về cơng việc
Phương pháp tìm kiếm việc làm
Nguồn thông tin để đưa ra các quyết định trong



x

cuộc sống
3. Đàm phán

Giải quyết mâu thuẫn thông qua thảo luận
Tự tin trong giải quyết mâu thuẫn
Sẵn sàng tiếp cận truyền thông
Giải quyết các vấn đề địa phương

IV.

CÁC LOẠI MẠNG LƢỚI

1. Sự liên kết

Tính đồng nhất của nhóm

2. Cầu nối

Tính đồng nhất của nhóm
Tính cởi mở của cộng đồng
Tính gắn kết thấp

3. Sự liên hệ

Liên hệ với các thiết chế

4. Sự đơn độc


Các hoạt động trong nhóm
Cảm giác của sự đơn độc trong xã hội

1.4.3. Bộ công cụ đo lường VXH của ngân hàng Thế giới
Năm 2004, nhóm nghiên cứu của ngân hàng thế giới World Bank đã công bố
một bộ công cụ gồm hàng trăm câu hỏi đo lường VXH ở các cấp độ vi mô, trung
mô và vĩ mơ. Điểm lại các nội dung chính, thì tiêu chí xoay quanh việc xây dựng
các bộ câu hỏi này được thể hiện tập trung vào: nhóm và mạng lưới; lịng tin; chuẩn
mực; quan hệ qua lại.
1.4.4 Bộ câu hỏi tích hợp đo lường VXH của Grootaert và cộng sự (2004)
Mục đích của nghiên cứu này là giới thiệu một cơng cụ như Bảng câu hỏi
tích hợp để đo lường VXH (SC-IQ) - với trọng tâm là ứng dụng ở các nước đang
phát triển. Cụ thể, sáu tiêu chí được xem xét là: nhóm và mạng; Tin tưởng và đồn
kết; Hành động tập thể và hợp tác; thông tin và giao tiếp; Sự gắn kết và hòa nhập xã
hội; Trao quyền và hành động chính trị


xi

CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÍ
ĐIỂM VỐN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1 Bối cảnh thực tế ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Kích thước văn hóa và định chế của vốn xã hội
Chúng ta có thể nhận thấy rõ đặc điểm của VXH Việt Nam hiện nay, một
nguồn VXH phong phú được tích lũy qua lịch sử nhiều thế hệ người Việt. Nguồn
VXH này là các MLXH, tồn tại dựa trên khuôn mẫu/chuẩn mực và sự tin cậy giữa
các cá nhân. Thực tế MLXH này tồn tại đa dạng trong các quan hệ gia đình, cộng
đồng và ngồi xã hội với nhiều cấp độ, loại hình khác nhau.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Sự thay đổi theo chiều hướng nhìn nhận và khuyến khích các sáng kiến cá

nhân và tính năng động cá nhân chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế (mà thực ra q
trình cải tổ này cũng chưa phải đã hồn tất). Còn trong lĩnh vực xã hội, xu hướng
nhà nước hóa vẫn cịn rất nặng và chưa thực sự chuyển biến bao nhiêu.
2.1.3. Đặc điểm chính trị nổi bật
Việt Nam là một quốc gia thống nhất do duy nhất một Đảng lãnh đạo – đó
chính là Đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, trong lĩnh vực tư duy quản lý xã
hội, một xu hướng không kém phần phổ biến và thống sối là xu hướng chính trị
hóa. Có lẽ do bị ảnh hưởng sâu xa bởi lối tư duy và phản xạ thời chiến tranh, nên có
thể nói phần lớn các nhà lãnh đạo có xu hướng qui mọi thứ về “chính trị”, quan
niệm rằng cái gì cũng phải được xem xét dưới quan điểm chính trị, mặc dù có nhiều
cái hồn tồn khơng thuộc về lĩnh vực chính trị.
2.1.4 Liên hệ một số “phí tổn” để duy trì VXH ở Việt Nam
Về bản chất, VXH càng sử dụng thì lại càng được duy trì và phát triển, nhưng
nó sẽ bị mai một đi nếu không được sử dụng thường xuyên. Điều này có nghĩa là
muốn có được VXH thì phải có những chi phí hoặc “đầu tư” để ni dưỡng và duy
trì. Những phí tổn này bao gồm cả phí tổn kinh tế và phi kinh tế.


xii

2.2

Cấp độ tiếp cận đo lƣờng vốn xã hội ở Việt Nam
Do đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam hiện nay, nên

trong quá trình xây dựng hệ tiêu chí đánh giá VXH, tác giả tập trung đo lường ở cấp
độ vi mô.
Việc phân chia nói trên, xét về lý thuyết là thỏa đáng và hợp lý vì có một thực
tế là tại cùng một thời điểm việc sử dụng lý thuyết VXH ở mỗi xã hội ln có sự
khác biệt, thậm chí là những khác biệt rất lớn.

2.3 Đề xuất hệ tiêu chí phù hợp để đánh giá VXH của Việt Nam
2.3.1 Căn cứ để xây dựng hệ tiêu chí đo lường VXH ở Việt Nam
Thông qua lược khảo về lý thuyết và đo lường thực nghiệm về VXH ở các
nước trên thế giới, luận văn tóm tắt lại các bộ tiêu chí đo lường VXH.
Điểm chung lớn nhất của các bộ tiêu chí đo lường VXH là việc đo lường hai khía
cạnh: cấu trúc và tri nhận
2.3.2 Đề xuất hệ tiêu chí phù hợp để đo lường VXH của Việt Nam
Xuất phát từ việc kế thừa những quan điểm thống nhất trong cách định
nghĩa, phân loại và đo lường VXH của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước,
khung đo lường VXH đề xuất cho Việt Nam.
2.3.3 Phân loại vốn xã hội
Trong các nghiên cứu vi mô, việc hiểu rõ nguồn và kết quả của VXH cũng rất
quan trọng. Thông thường, các nhà nghiên cứu phân loại VXH theo các chức năng:
i) gắn kết (bonding), ii) bắc cầu nối (bridging) và iii) kết nối (linking).
2.4 Sử dụng phƣơng pháp nhân tố khám phá EFA và ứng dụng mơ hình PLSSEM để hồn thiện hệ tiêu chí đã xây dựng
2.4.1 Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành khảo sát số liệu sơ cấp tại thành phố Việt Nam
2.4.2 Kỹ thuật phân tích số liệu
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Mơ hình hồi quy cấu trúc (PLS-SEM)


xiii

2.4.3 Câu hỏi nghiên cứu
2.4.4 Kết quả nghiên cứu
2.4.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
2.4.4.2 Đánh giá chỉ số VXH
Độ tin cậy của thang đo
Phân tích EFA

Phân tích PLS-SEM
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC VẬN DỤNG HỆ
TIÊU CHÍ VỀ ĐÁNH GIÁ VỐN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
3.1. Những điểm cần lƣu ý khi xây dựng hệ tiêu chí đánh giá VXH
3.1.1 Tiếp cận lý thuyết về đo lường VXH
Trước hết cần quan tâm đến cách tiếp cận lý thuyết để hiểu được rằng VXH
là một khái niệm đa chiều, có hiệu lực trong nhiều lĩnh vực xã hội. Khái niệm hóa
VXH theo cách này cho phép phát triển đúng đắn phương thức đo lường và đánh
giá VXH và có thể tách bạch giữa kết quả với các yếu tố quyết định đo lường VXH
3.1.2 Lựa chọn cách tiếp cận đúng
Trong nghiên cứu và đánh giá VXH có thể khơng có sự tương thích giữa bản
chất đa chiều của VXH với nhu cầu của chính sách thực hiện chỉ tiêu VXH một
cách đơn giản, mang lại lợi nhuận. Lý thuyết VXH gợi ra rằng có thể kỳ vọng vào
các mối quan hệ và các hành vi mẫu mực khác nhau trong các mạng lưới khác nhau.
Điều này gợi đến nhu cầu về một quy mô tương đối rộng của các đo lường VXH.
Mặt khác, một số loại câu hỏi nghiên cứu hay chính sách địi hỏi một phép đo đơn
lẻ hay ít nhất một khung đo VXH đơn giản hơn ở cấp vi mô hoặc trung mô, vĩ mô.
Sự lựa chọn hướng đo liên quan và hiệu quả sẽ phụ thuộc vào nghiên cứu và hình
thức đánh giá.
3.1.3. Tổng hợp và đơn vị phân tích
Theo định nghĩa, VXH khơng phải tài sản của một cá nhân, tuy nhiên VXH
có thể được coi là nguồn tài nguyên cho các cá nhân hay các nhóm. Do vậy, “trữ


xiv

lượng” VXH của một cá nhân (mối quan hệ xã hội mà cá nhân có thể sử dụng) có
thể được đo thông qua công cụ bảng hỏi/bảng điều tra về các hoàn cảnh của cá
nhân.
Dữ liệu về các cá nhân có thể được tổng hợp lại và tạo ra một bức tranh về sự

giàu có của VXH trong một hoặc nhiều cộng đồng cụ thể. Tuy nhiên, việc tổng hợp
các dữ liệu cá nhân thành dữ liệu ở mức cộng đồng thường dẫn đến hai vấn đề phức
tạp về đo lường VXH:
Một là, nhu cầu định nghĩa về “cộng đồng” và ranh giới của nó;
Hai là, tổng hợp dữ liệu VXH cho phép phân tích sự phân bố VXH trong
nhóm hay cộng đồng, đánh giá tổng thể về “mức độ” VXH của nhóm hay cộng
đồng.
3.1.4. Bảng điều tra là một phương tiện nghiên cứu VXH
Ưu điểm chính của phương thức thu thập dữ liệu ở mức độ cá thể là có thể
xây dựng bản đồ chi tiết về mạng lưới cá nhân, cũng như các đánh giá về chất lượng
của mối quan hệ trong mạng lưới. Tiếp cận này chỉ ra mức độ và sự phân bố VXH
trong một khu vực, cũng như cho thấy một bức tranh cụ thể về VXH trong cuộc
sống cá nhân và gia đình. Tuy có mặt hạn chế, song thơng tin thu thập qua phương
thức này gắn với nhận thức và kinh nghiệm của người được hỏi – nó khơng bao
gồm dữ liệu đo “khách quan” hay thông tin từ nhận thức khác.
3.2 Một số khuyến nghị xây dựng hệ tiêu chí đánh giá VXH ở Việt Nam
3.2.1 Mở rộng và phát triển tiếp các nghiên cứu thực nghiệm
Bộ tiêu chí được đề xuất mới chỉ dừng lại ở mơ hình khái niệm, mặc dù đã
đo lường kiểm chứng nhưng thực hiện trên một phạm vi mẫu hẹp, quy mô nhỏ nên
cần tiếp tục mở rộng và phát triển tiếp các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng
bộ tiêu chí này. Điều này sẽ giúp hồn thiện hơn nữa bộ tiêu chí đánh giá VXH ở
Việt Nam.
3.2.2 Xây dựng phương thức chung nhất trong đo lường VXH
Hiện nay, các quan niệm về VXH ở Việt Nam rất khác nhau, do vậy đến nay
vẫn chưa có phương thức chung nhất cho đo lường VXH. Phương thức đo vẫn chưa


xv

sử dụng khái niệm chung, đồng nhất về định nghĩa VXH. Vì vậy, điều này địi hỏi

phải xây dựng phương thức chung nhất trong đo lường VXH hiện nay ở Việt Nam.
3.2.3 Lựa chọn đơn vị tập hợp tương quan
Do VXH có thể được đo lường ở các cấp độ khác nhau từ hộ gia đình, cộng
đồng tới cấp độ xã hội, tuy nhiên quá trình quyết định nguyên nhân và kết quả của
VXH sẽ khơng giống nhau do có sự khác nhau về mức độ tập hợp thông tin. Do
vậy, đây là vấn đề đòi hỏi cần được làm sáng tỏ thông qua những nghiên cứu thực
nghiệm và lý thuyết khác nhằm giải thích rõ sự khác biệt này cũng như giải quyết
được sự thiếu vắng tài liệu về đo lường VXH hiện thời.
3.2.4 Tiếp tục hồn thiện tính sẵn có và khả năng tiếp cận đến số liệu thống kê về
VXH
Trong nghiên cứu đo lường thực nghiệm, tác giả gặp rất nhiều khó khăn
trong việc thu thập số liệu thống kê và tiếp cận đến nguồn số liệu thống kê. Chúng
ta cũng thừa nhận rằng, một số nội dung và khía cạnh của VXH, muốn đo lường
được thì cần phải có số liệu. Do vậy, để hồn thiện việc xây dựng bộ tiêu chí đo
lường VXH, cần thiết phải tăng đầu tư vào hệ thống thống kê.
3.2.5 Tiếp tục xây dựng và phát triển tốt xã hội dân sự
“Xã hội dân sự” với chức năng “phản biện xã hội” của nó có ý nghĩa trực
tiếp và rất lớn lao đối với sự vận hành xã hội trong một thế giới đầy biến động ta
đang sống. Các tổ chức xã hội tham gia vào quy trình lập pháp, nếu được thực hiện
và thực hiện tốt sẽ là một ghi nhận của chức năng phản biện xã hội mà Đảng đang
chủ trương.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, Vốn xã hội (VXH) được đánh giá là một nguồn vốn có những đóng


góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững của một quốc gia
bên cạnh những nguồn vốn truyền thống khác như vốn tài nguyên thiên nhiên
(natural capital), vốn vật thể (physical capital) và vốn con người (human capital)
(Coleman, 1988; Putnam, 1993; Granovetter, 1995; Narayan và Pritchett,1997;
Munshi và Kaivan, 2003; Xue, 2008; Lancee, 2010). Các nhà nghiên cứu của Ngân
hàng thế giới cũng cho rằng đây là nguồn vốn của người nghèo (Grootaert & cộng
sự, 2004).
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng cho mình những hệ tiêu chí
khác nhau để đánh giá về VXH. Tại Việt Nam, từ đầu những năm 2000, các nhà
khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã xem VXH là một nguồn lực rất quan
trọng. Tuy nhiên, loại vốn này sẽ chỉ có ích khi nó có thể quan sát và đo lường được
(Uphoff và Wijayaratna, 2000). VXH là một khái niệm đa chiều và đa hình thức, do
đó một định nghĩa thống nhất về VXH vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận.
Hiện nay, sự đánh giá ngày càng cao về tầm quan trọng của các vấn đề xã
hội và môi trường cũng như kinh tế trong việc theo đuổi sự thịnh vượng và phúc lợi
của mỗi quốc gia. VXH cung cấp một số chỉ tiêu xã hội quan trọng để hiểu được kết
quả của các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. VXH đã trở thành trọng tâm
chung của các chính sách quốc gia và của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế
giới, và đóng vai trị như một nguồn lực để đạt được các mục tiêu chính sách khác
(ABS-2004).
Trong suốt thập kỷ qua, VXH đã trở thành tâm điểm chú ý của các nghiên
cứu thực hành và ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học khác nhau. Mặc dù đã có
rất nhiều nghiên cứu về phương thức đo lường VXH, nhưng cho tới nay việc đo
lường VXH vẫn cịn nhiều tranh luận. Mỗi một cơng trình điều tra lại sử dụng
phương thức đo lường riêng dựa trên cách tiếp cận khác nhau ở cấp độ vi mô, vĩ mô
và trung mô về khái niệm VXH.


2


Xuấ t phát từ bố i cảnh đó , tác giả cho rằng để có chiến lược phát huy nguồn
lực VXH ở Việt Nam, việc xây dựng mơ hình đo lường VXH là điều rất cần thiết .
Do đó, em đã cho ̣n đề tài “Nghiên cứu hệ tiêu chí đánh giá Vốn xã hội và kiến
nghị với Việt Nam” nhằ m nghiên cứu những hệ tiêu chí đánh giá VXH trong bớ i
cảnh thế giới từ đó đề xuất hệ tiêu chí phù hợp để đo lường VXH ở Việt Nam hiện
nay.

2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của luận văn này là phân tích bối cảnh thực tế VXH ở Việt Nam, để

từ đó đề xuất xây dựng nên một hệ tiêu chí đo lường VXH phù hợp.
Mục tiêu cụ thể
Về lý luận
 Nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về VXH và đo lường về VXH
 Nghiên cứu đặc thù hệ tiêu chí đo lường VXH trên thế giới
Về phân tích đánh giá
 Bối cảnh VXH của Việt Nam hiện nay
 Phân tích và đánh giá sự phù hợp của các hệ tiêu chí đo lường VXH đang
áp dụng hiện nay trên thế giới đối với thực trạng của Việt Nam
Về đề xuất, can thiệp
 Xây dựng một hệ tiêu chí phù hợp với thực tiễn Việt Nam và điều kiện áp
dụng hệ tiêu chí đó trong bối cảnh hiện nay

3.

Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ tiêu chí đo lường VXH

trên thế giới. Từ đó, xây dựng hệ tiêu chí phù hợp để đánh giá VXH ở Việt Nam
hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các hệ tiêu chí đo lường
VXH trên Thế giới đang áp dụng phổ biến hiện nay như OECD, ABS, World Bank,


3

Grooteart…
Căn cứ vào thực trạng VXH Việt nam hiện nay, luận văn sẽ đề xuất xây
dựng hệ tiêu chí đánh giá VXH phù hợp.
Về mặt không gian: Luận văn sẽ nghiên cứu cụ thể một số mơ hình đo lường
đánh giá VXH tiêu biểu trên thế giới. Sau khi đề xuất xây dựng hệ tiêu chí đánh giá
phù hợp với thực trạng VXH ở Việt Nam, luận văn sẽ tiến hành kiểm định mơ hình
đo lường với phiếu điều tra được gửi đến cho các đối tượng đang sinh sống và học
tập, làm việc trên địa bàn Việt Nam có kinh nghiệm và am hiểu về VXH.
Về mặt thời gian: Phần cơ sở lý luận, luận văn sẽ nghiên cứu các mơ hình đo
lường đánh giá VXH trên thế giới tiêu biểu từ năm 2001 trở lại đây. Phần thực trạng
thì sẽ tiến hành thu thập và điều tra số liệu trong tháng 4 năm 2017.

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là nghiên cứu

định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng

Các nguồn dữ liệu bao gồm:
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các bài báo nghiên cứu khoa học đăng
trên các tạp chí chun ngành trong và ngồi nước, các công bố trên website của
các tổ chức quốc tế và của Tổng cục thống kê Việt Nam…
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu tài liệu văn bản, báo cáo của các
cơ quan ban ngành, quan sát, phỏng vấn…
Công cụ xử lý số liệu: Xử lý số liệu dựa trên phần mềm thống kê SPSS
phiên bản 22.0
Phương pháp phân tích:
Nghiên cứu định tính: dựa trên nền tảng các nghiên cứu trước, luận văn sử
dụng phương pháp nghiên cứu văn bản để tổng kết, so sánh các quan điểm, cách
phân loại và mơ hình đo lường VXH trong các nghiên cứu vi mô trên thế giới để
khám phá cấu trúc mạng lưới và xác định thang đo tối ưu.


×