Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Test 1 12 03 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.33 KB, 5 trang )

Kiểm tra giữa kỳ #1 - 12/03/2012
Môn: Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (503004)
Ngành Khoa Học Máy Tính – HK2 – 2011-2012
Thời gian làm bài: 30 phút
(Bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi. Sinh viên được tham khảo tài liệu.)
Sinh viên chọn 1 câu trả lời đúng nhất. Nếu chọn câu (e) thì sinh viên cần trình bày đáp án khác so
với đáp án ở các câu (a), (b), (c), và (d) và/hoặc giải thích lựa chọn (e) của mình.
Câu 1. Cho kích thước của một khối (block) là
B = 512 bytes. Một tập tin gồm các bản ghi
(record) có chiều dài cố định. Mỗi bản ghi gồm
các vùng tin (field) sau: NAME (30 bytes), SSN
(9 bytes), ADDRESS (4 bytes), JOBCODE (4
bytes), GENDER (1 byte). Hãy cho biết hệ số
phân khối (blocking factor - bfr) của tập tin
này.
a. 11
b. 10.5
c. 10
d. 9
e. Ý kiến khác.
Câu 2. Công thức nào sau đây dùng để dịch
chuyển dữ liệu trong 10 khối (block) liên tục
trên cùng 1 rãnh (track) giữa bộ nhớ thứ cấp
(secondary memory) và bộ nhớ sơ cấp (primary
memory)? Trong các công thức, s là seek time,
rd là rotational delay, và btt là block transfer
time.
a. s + rd + btt
b. s + rd + 10*btt
c. s + 10*(rd + btt)
d. 10*(s + rd + btt)


e. Ý kiến khác.
Câu 3. Phân khối phủ (spanned blocking)
được sử dụng cho trường hợp nào sau đây?
a. Tập tin gồm những bản ghi có kích thước cố
định.
b. Tập tin gồm những bản ghi có kích thước
thay đổi.
c. Cả hai trường hợp (a, b) đều có thể dùng
spanned blocking.
d. Cả hai trường hợp (a, b) đều không thể dùng
spanned blocking.
e. Ý kiến khác.

Câu 4. Chọn phát biểu đúng về vùng tin sắp
thứ tự (ordering field) của một tập tin.
a. Các bản ghi của một tập tin có thể được sắp
thứ tự theo các giá trị của những vùng tin khác
nhau. Điều này có nghĩa là một tập tin có thể có
những bản ghi được sắp thứ tự theo nhiều hơn
một vùng tin sắp thứ tự.
b. Chỉ mục trên một vùng tin sắp thứ tự là chỉ
mục sơ cấp (primary index) và chỉ mục cụm
(clustering index).
c. Vùng tin sắp thứ tự chỉ có thể là vùng tin
khóa (key field) để các bản ghi được phân biệt
với nhau bởi giá trị của vùng tin này.
d. Các bản ghi của một tập tin có vùng tin sắp
thứ tự sẽ được truy đạt hiệu quả hơn so với tập
tin chồng (heap/pile file) khi tìm kiếm nhị phân
(binary search) có thể được sử dụng thay cho

tìm kiếm tuyến tính (linear search).
e. Ý kiến khác.
Câu 5. Một trong những ưu điểm của cây chỉ
mục B+-tree so với B-tree là:
a. Khả năng tự cân bằng (self-balanced) để
chiều cao của cây luôn nhỏ nhất.
b. Khả năng phân bố lại (redistribution) các giá
trị tìm kiếm giữa các nút lá của cây để số lượng
con trỏ dữ liệu (data pointer) của mỗi nút lá
trong cây luôn đảm bảo khơng q ít hay q
nhiều.
c. Khả năng hỗ trợ các điều kiện tìm kiếm
(search condition) với các tốn tử <, ≤, >, ≥, =.
d. Khả năng truy đạt đồng nhất (uniform access)
đến mỗi giá trị tìm kiếm được tạo chỉ mục trong
cây.
e. Ý kiến khác.
Câu 6. Trong các tác vụ (a, b, c, d) trên tập tin,
tác vụ nào sau đây khác với những tác vụ còn
lại?
1


a. FINDNEXT
b. READ
c. INSERT
d. REORGANIZE
e. Ý kiến khác.
Câu 7. Công nghệ lưu trữ RAID (Redundant
Arrays of Inexpensive/Independent Disks) và

SAN (Storage Area Networks) có cùng đặc điểm
nào sau đây?
a. Hỗ trợ dư thừa dữ liệu (data redundancy) để
gia tăng độ đáng tin cậy (reliability).
b. Hỗ trợ khoảng cách vật lý nhất định giữa các
thiết bị (đĩa) lưu trữ và máy chủ truy cập dữ
liệu.
c. Cho phép chia sẻ dữ liệu để giảm tải kiểm tra
lỗi của bộ điều khiển đĩa (disk controller).
d. Hỗ trợ việc thêm vào/lấy ra mỗi thiết bị (đĩa)
lưu trữ trong dãy đĩa (RAID) hoặc trong mạng
lưu trữ (SAN) một cách tiện lợi.
e. Ý kiến khác.
Câu 8. Một tập tin có các bản ghi được tổ chức
theo kỹ thuật băm khả mở (extendible hashing).
Giả sử: mỗi thùng (bucket) gồm 1 khối dữ liệu
(block); mỗi khối dữ liệu chỉ có thể chứa 2 bản
ghi (record); kỹ thuật băm khả mở sử dụng hàm
băm (hashing function) là h(K) = K mod 128 và
sử dụng d các bit đầu (leading bits, first bits,
most significant bits). Thông tin về các bản ghi
lần lượt được thêm vào tập tin được cho ở Bảng
1. Xác định độ sâu cục bộ d' (local depth) của
thùng chứa bản ghi có giá trị vùng tin băm
(hashing field value) là 1821 ngay sau khi thêm
bản ghi này vào tập tin.
a. 0
b. 1

c. 2

d. Không thể xác định được local depth d' do
quá trình thêm các bản ghi vào tập tin này vẫn
chưa kết thúc nên local depth d' có thể sẽ bị
thay đổi sau khi thêm các bản ghi khác sau bản
ghi này.
e. Ý kiến khác.
Câu 9. Cho cây B+-tree trong Hình 1 dùng
cho việc tạo chỉ mục đa mức của 1 tập tin với p
= 4 (nghĩa là, mỗi nút nội có ít nhất 2 con trỏ
cây (tree pointer)) và pleaf = 3 (nghĩa là, mỗi nút
lá có ít nhất 2 con trỏ dữ liệu (data pointer)).
Xác định đặc điểm của cây B+-tree sau khi xóa
phần tử 37.
a. Chiều cao, số nút lá, và số nút nội đều không
đổi.
b. Chiều cao và số nút lá giảm 1, số nút nội
giảm 2.
c. Chiều cao không đổi, số nút lá và số nút nội
giảm 1.
d. Chiều cao và số nút nội không đổi, số nút lá
giảm 1.
e. Ý kiến khác.
Câu 10. Cho cây B-tree trong Hình 2 dùng cho
việc tạo chỉ mục đa mức của 1 tập tin với p = 4
(nghĩa là, mỗi nút có ít nhất 2 con trỏ cây (tree
pointer)). Xác định kết quả B-tree đúng sau khi
thêm phần tử 72.
a. Hình 3
b. Hình 4
c. Hình 5

d. Hình 6
e. Ý kiến khác.

2


Bảng 1 - Câu 8: Thông tin về các bản ghi lần lượt thêm vào tập tin
Thứ tự thêm vào
tập tin

Giá trị vùng tin băm
của mỗi bản ghi

Kết quả băm (mod 128)
trong hệ thập phân

Kết quả băm (mod 128)
trong hệ nhị phân

1
2
3
4
5
6
7

3760
5659
1821

1074
7115
1620
3943

48
27
29
50
75
84
103

0110000
0011011
0011101
0110010
1001011
1010100
1100111

Hình 1 - Câu 9: Cây B+-tree ban đầu, trước khi xóa phần tử 37

Hình 2 - Câu 10: Cây B-tree ban đầu, trước khi thêm phần tử 72

Hình 3 - Câu 10.a: Cây B-tree sau khi thêm phần tử 72

3



Hình 4 - Câu 10.b: Cây B-tree sau khi thêm phần tử 72

Hình 5 - Câu 10.c: Cây B-tree sau khi thêm phần tử 72

Hình 6 - Câu 10.d: Cây B-tree sau khi thêm phần tử 72

4


Họ - Tên: ……………………………………………………………………………….
Mã Số Sinh Viên: ………………………………………………………………………
Phần trả lời
Câu hỏi

a

b

c

d

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

Môn: Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (503004)
Học kỳ 2 - 2011-2012

e



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×