Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri Gunther, 1864)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ





NGUYỄN VĂN TRIỀU





CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NUÔI VỖ
THÀNH THỤC VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
CÁ KẾT (Micronema bleekeri Gunther, 1864)




LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƢỚC NGỌT






2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ






NGUYỄN VĂN TRIỀU




CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NUÔI VỖ
THÀNH THỤC VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
CÁ KẾT (Micronema bleekeri Gunther, 1864)



LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƢỚC NGỌT



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs. Ts. NGUYỄN ANH TUẤN
PGs. Ts. DƢƠNG NHỰT LONG




2014

i

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên, xin gửi đến Ban Giám hiệu, Khoa Thủy sản, Khoa Sau đại học
Trường Đại học Cần Thơ sự kính trọng, lòng tự hào đã được học tập và nghiên
cứu tại Trường trong những năm qua.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai Thầy hướng dẫn, Phó Giáo
sư Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn và Phó Giáo sư Tiến sĩ Dương Nhựt Long về sự
dìu dắt, động viên, những lời khuyên quí báu và tạo mọi điều kiện tốt nhất về
thời gian, kinh phí và cơ sở vật chất trong suốt thời gian tôi tiến hành thí
nghiệm và thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn đến Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Hương
và các bạn đồng nghiệp thuộc Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến thủy sản đã hỗ
trợ tôi về kinh phí và phân tích mẫu trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn quý
Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp các Bộ môn thuộc Khoa Thủy sản Trường
Đại học Cần Thơ đã sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong lúc tiến hành đề tài.
Cuối cùng, là lời cảm ơn đến gia đình đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia sẻ với tôi để hoàn thành quá
trình học tập cho đến ngày hôm nay.








ii
TÓM TẮT
Các nghiên cứu về cơ sở khoa học của nuôi vỗ thành thục và kỹ thuật sản xuất

giống cá kết (Micronema bleekeri Gunther, 1864) được thực hiện từ năm 2007
đến năm 2011 tại Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài
nhằm xác định: ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ đến sự thành thục sinh dục của
cá kết; loại và liều lượng hormon để kích thích cá sinh sản; kỹ thuật ương cá
kết từ cá bột lên cá giống đạt hiệu quả kinh tế nhằm cung cấp cơ sở khoa học
cho việc xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá kết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá kết thành thục sinh dục vào tháng 5 và 6.
Hàm lượng Vitellogenin (VG) trong huyết tương cá kết thay đổi tỷ lệ thuận
với giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá. Hàm lượng VG tăng nhanh nhất
khi tuyến sinh dục của cá kết chuyển từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 4. Mặt
khác, cá kết được nuôi vỗ bằng tép tạp nước ngọt thành thục tốt với hệ số
thành thục (3,8 ± 0,08%) và sức sinh sản (110 ± 9,1 trứng/g cá cái); Kích thích
sinh sản cá kết bằng não thùy ở liều lượng 3,5 mg/kg cá cái cho kết quả sinh
sản tốt nhất. Trong khi đó, kích dục tố HCG với liều lượng 4.000 – 6.000
UI/kg cá cái không gây rụng trứng cá kết. LRHa + Dom với liều 70µg +
3,5mg có hiệu quả cao nhất với sức sinh sản thực tế 188.365 trứng/kg cá cái, tỉ
lệ thụ tinh 77,7%, tỉ lệ nở 92,2%. Ovaprim với liều lượng 0,3 ml/kg cá cái có
tác dụng kích thích sinh sản tốt với sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao;
Cá kết bắt đầu ăn thức ăn ngoài ở 02 ngày tuổi, luân trùng và ấu trùng giáp xác
chân chèo là thức ăn ưa thích của cá; Ương cá kết từ bột lên giống (30 ngày)
bằng trùn chỉ ở mật độ 3,5 con/L cho kết quả tốt nhất về tăng trưởng và tỷ lệ
sống; Thời gian sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến của cá kết là ở ngày thứ 5
(7 ngày sau khi cá nở); Ương cá kết bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm 36%
ở mật độ 3,5 con/L đạt tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao; Nhu cầu đạm của
cá kết cỡ 269 ± 28,9 mg là 43,2%.
Kết quả của luận án cho thấy rằng qui trình sản xuất giống cá kết hoàn toàn có
khả năng kiểm soát được trong điều kiện nhân tạo. Bên cạnh đó, kết quả của
luận án cũng đã xác định được một cách cơ bản qui trình sản xuất giống nhân
tạo của loài cá này.








iii
ABSTRACT

The study on the scientific basic of maturation culture and seed production
techniques of whisker catfish (Micronema bleekeri Gunther 1864) was
conducted from 2007-2011 at the College of Aquaculture and Fisheries,
Cantho University. The objectives of this study were to determine the effect
of different feeds on maturation of whisker catfish; to induce spawning by
using various hormones and doses of injection; and to determine the optimum
rearing techniques from larvae to juvenile stages. The result of this study
provided baseline information to set up propagation techniques for whisker
catfish.
Results of the study showed that whisker catfish matured in May and June.
Levels of vitellogenin (Vg) proportionally increased with the gonad
development. Vg increased rapidly at ovary stages III and IV. Whisker catfish
fed small fresh water prawn was good maturity with GSI (3.8 ± 0.08%) and
relative fecundity (110 ± 9.1 egg/g female); Induced spawning with pituitary
at dose of 3.5 mg/kg female was better compared to other treatments of
pituitary. In contrast, ovulation did not occur with 4,000 – 6,000 UI HCG per
kg female. The treatment of LRHa + Dom (70µg + 3.5 mg/kg) resulted in the
highest fecundity (188,365 egg/kg female), fertilized rate (77.7%), and
hatching rate (92.2%). Ovaprim was used at the dose of 0.3 ml/kg ripe female
produced the good result of fecundity, fertilized rate and hatching rate;
Whisker catfish fry stared exogenous feeding at 2 days old, and the preferred

feeds were zooplankton (rotifer, copepod nauplii); Whisker catfish which was
fed by red worm with density was 3.5 larvae/L which has achieved high result
about daily weight gain and survival; The larvae commenced to feed well
artificial feed on the fifth day old (7 days after hatching); The larvae were fed
by pellet of 36 % CP with density was 3.5 larvae/L which has achieved high
result about daily weight gain and survival; Protein requirement of juvenile
(269 ± 28.9 mg) was 43.2 % CP.

iv
The thesis shows that the process of whisker catfish reproduction which has
been control capacity in artificial condition. Besides, the results of thesis have
also identified the basic process of artificial reproduction in this fish.


































v
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án
cùng cấp nào.



Tác giả






NGUYỄN VĂN TRIỀU


























vi
MỤC LỤC


NỘI DUNG
Trang
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số đặc điểm sinh học của cá kết
2.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại cá kết
2.1.2. Đặc điểm phân bố
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục sinh dục của cá
2.2.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường trong nuôi vỗ
2.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ
2.3. Vitellogenin và vai trò của Vitellogenin trong sự phát triển của cá
2.3.1.
2.3.2. Protein noãn hoàng
2.3.3. Vai trò của Vitellogenin trong sự phát triển của cá
2.4. Kích dục tố ở cá và ứng dụng kích thích sinh sản cá
2.5. Đặc điểm dinh dưỡng của cá con
2.6. Vấn đề thức ăn trong ương nuôi cá bột lên giống
2.6.1. Thức ăn tự nhiên sống trong ương nuôi cá
2.6.2. Thời gian sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến trong ương
nuôi cá
2.6.3. Vấn đề tập cho cá ăn TACB trong ương nuôi
2.7. Vấn đề mật độ trong ương cá từ bột lên giống
2.8. Nhu cầu đạm trong thức ăn của cá giống
U




trong ao


3.3.1.3
3.3.1.4


1
5
5
5
6
6
7
8
10
10
12
13
13
14
15
16
18
19
19
20

21
23

24
26
26
26
26
26

26
26
27
27
28
28

vii







3.3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá kết giai đoạn cá bột lên cá
hương
từ cá bột lên cá giống
Thí nghiệm 1: Ư tự nhiên
Thí nghiệm 2:

Thí nghiệm 3: Xác định


Thí nghiệm 4: Ư
3.3.3.3. Xác định trong thức ăn cá kết giai đoạn giống
3.4. Phương pháp xử lý số liệu

4.1. Kết quả nuôi vỗ thành thục sinh dục cá kết
4.1.1. Biến động các yếu tố môi trường nước trong quá trình nuôi vỗ
4.1.1.1. Nhiệt độ nước
4.1.1.2. Yếu tố pH
4.1.1.3. Hàm lượng ôxy hòa tan
4.1.2. Sự thành thục sinh dục của cá kết
4.1.2.1. Biến động tỷ lệ đường kính trứng cá kết trong quá trình nuôi vỗ
4.1.2.2. Sự tương quan giữa kích thước đường kính tế bào trứng (giai
đoạn thành thục sinh dục) với hàm lượng Vitellogenin (Vg)
4.1.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ đến hệ số thành thục, sức sinh
sản và hàm lượng Vg của cá kết
4.1.2.4. Biến động số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin của cá
kết trong thời gian nuôi vỗ
4.2. Ảnh hưởng của loại và liều lượng hormone đến sinh sản nhân tạo cá
kết
4.2.1. Ảnh hưởng liều lượng não thùy đến kết quả sinh sản cá kết
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng HCG đến sinh sản cá kết
4.2.3. Ảnh hưởng liều lượng LRH + Dom đến sinh sản cá kết
4.2.4. Ảnh hưởng liều lượng Ovaprim đến sinh sản cá kết

31
31
31
32
33
33

33
33

37
37
38

38

39
40
43
44
44
44
44
45
46
46
47
51

54

56

59

59
60

61
63
64

viii
4.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá kết giai đoạn cá bột lên cá hương
4.3.1.1. Thức ăn tự nhiên trong ao ương
4.3.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng của cá kết giai đoạn cá bột
4.3.2 Kỹ thuật ương cá kết từ cá bột đến cá giống
4.3.2.1. Thí nghiệm 1: Kết quả ương cá kết đến 30 ngày tuổi bằng thức
ăn tự nhiên sống
4.3.2.2. Thí nghiệm 2: Kết quả ương cá kết bằng trùn chỉ ở mật độ khác
nhau
4.3.2.3. Thí nghiệm 3: Kết quả xác định thời điểm cá kết sử dụng hiệu
quả thức ăn chế biến
4.3.2.4. Thí nghiệm 4: Kết quả ương cá kết bằng thức ăn viên ở mật
độ khác nhau
4.3.3. Xác định nhu cầu đạm trong thức ăn của cá kết giai đoạn giống
4.3.3.1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm
4.3.3.2. Tăng trưởng khối lượng của cá
4.3.3.3. Tăng trưởng chiều dài của cá
4.3.3.4. Hệ số tiêu tốn thức ăn, hiệu quả sử dụng protein và tỷ lệ sống
4.3.3.5. Ảnh hưởng của thức ăn chế biến có hàm lượng đạm khác nhau
lên sự phân đàn của cá
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
5.2. Đề xuất
64
64
65

75
75

79

82

86

88
88
90
92
93
95

97
97
98

















ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG



Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng Artemia, Moina và trùn chỉ 19
Bảng 3.1. Thành phần thức ăn thí nghiệm nuôi vỗ 27
3.2. Thành phần hóa học của thức ăn nuôi vỗ 27
Bảng 3.3. 31
3.4. 38
Bảng 3.5. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn chế biến 39
Bảng 3.6. Thành phần nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn 41
Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ (
0
C) trong quá trình nuôi vỗ 44
Bảng 4.2. Biến động pH trong quá trình nuôi vỗ 45
Bảng 4.3. Biến động hàm lượng ôxy hòa tan (mg/L) 46
Bảng 4.4: Hệ số thành thục và hàm lượng Vg của cá kết 54
Bảng 4.5. Sức sinh sản của cá kết ở thời điểm 10/6/2010 56
Bảng 4.6: Số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin của cá kết 57
Bảng 4.7: Kết quả sinh sản nhân tạo cá Kết bằng não thùy ở các liều lượng 59
Bảng 4.8: Kết quả sinh sản cá Kết bằng LRH – A + Dom 62
Bảng 4.9. Kết quả sinh sản nhân tạo cá Kết bằng Ovaprime 63
Bảng 4.10: Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài chuẩn của cá kết (n = 30) 65

Bảng 4.11: Sự biến đổi chiều dài cơ thể và cỡ miệng cá mở 90
o
cá kết 66
Bảng 4.12: Kích thước Zooplankton hiện diện trong hệ tiêu hóa của cá kết 67
Bảng 4.13: Hệ số lựa chọn thức ăn của cá kết 74
Bảng 4.14: Kết quả các chỉ tiêu môi trường nước trong thí nghiệm 1 75
Bảng 4.15: Tăng trưởng về khối lượng của cá kết bằng thức ăn tự nhiên sống 76
4.16: Kết quả theo dõi 2 79
Bảng 4.17: Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá kết ương bằng trùn chỉ 80

x
Bảng 4.18: Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường thí nghiệm 3 82
Bảng 4.19: Kết quả tăng trưởng của cá kết thí nghiệm 3 82
Bảng 4.20: Chất lượng môi trường nước thí nghiệm 4 86
Bảng 4.21: Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá kết thí nghiệm 4 86
Bảng 4.22: Một số yếu tố môi trường nước trong hệ thống thí nghiệm 89
Bảng 4.23: Tăng trưởng về khối lượng của cá kết 90
Bảng 4.24: Tăng trưởng về chiều của cá kết 92
Bảng 4.25. Hệ số tiêu tốn, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống 93



















xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của cá kết (Micronema bleekeri) 5
Hình 3.1. Giai bố trí thí nghiệm 27
Hình 3.2: Cá kết cái với tuyến sinh dục được mỗ ra để tính hệ số thành thục và
sức sinh sản 30
Hình 3.3. Các loại hormon được sử dụng trong sinh sản cá kết 32
Hình 3.4. Buồng tinh cá đực được mỗ ra để chuẩn bị thụ tinh trứng 33
Hình 3.5. Ao thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá kết 34
Hình 3.6: Kích cỡ miệng cá mở 90
0
(Shirota, 1970) 36
Hình 4.1: Biến động tỷ lệ đường kính trứng cá kết trong thí nghiệm nuôi vỗ 47
Hình 4.2: Biến động hàm lượng Vg và trung bình đường kính trứng 51
Hình 4.3. Tương quan giữa đường kính trứng và hàm lượng Vg của cá kết 53
Hình 4.4: Tần số xuất hiện thức ăn trong ống tiêu hóa của cá kết (n = 30) 69, 70, 71
Hình 4.5: Thành phần Zooplankton trong ruột của cá (r
i
) 72
Hình 4.6: Thành phần Zooplankton trong ao ương (p
i

) 73
Hình 4.7: Tỷ lệ sống của cá kết sau 30 ngày ương bằng thức ăn tự nhiên sống 78
Hình 4.8: Tỷ lệ sống của cá kết khi ương bằng trùn chỉ ở mật độ khác nhau 81
Hình 4.9: Tỷ lệ sống của cá kết sử dụng thức ăn chế biến 85
Hình 4.10. Tỷ lệ sống của cá kết ương bằng thức ăn viên ở mật độ khác nhau 87
Hình 4.11: Nhu cầu chất đạm của cá kết 91
Hình 4.11: Mức độ phân hóa sinh trưởng của cá kết 95





xii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

ALP: Alkali-labile phosphate
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐC: Đối chứng
ĐKT: Trung bình đường kính trứng
DLG: Tăng trưởng chiều dài theo ngày
Dom: Domperidon
ĐVTS: Động vật thủy sinh
DWG: Tăng trưởng khối lượng theo ngày
FAA: Free Amino Acid
FCR: Hệ số tiêu tốn thức ăn
FER: Hiệu quả sử dụng đạm
HCG: Human Chorionic Gonadotropin
LG: Tăng trưởng chiều dài
LRHa: Lutienizing Releasing Hormone analog
NT: Nghiệm thức

PPP: Plasma Phosphate Protein
SGR: Tốc độ tăng trưởng tương đối
TACB: Thức ăn chế biến
TATN: Thức ăn tự nhiên
TLS: Tỷ lệ sống
TSD: Tuyến sinh dục
TVPD: Thực vật phù du

xiii
Vg: Vitellogenin
WG: Tăng trọng


















1

CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thế mạnh để phát triển nuôi
trồng thủy sản, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đã tạo điều kiện
rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong những năm
gần đây, diện tích và sản lượng thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL không ngừng
gia tăng. Năm 2001, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt của toàn vùng
khoảng 94.639 ha với sản lượng 338.258 tấn. Đến năm 2008, diện nuôi trồng
thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL đã tăng lên khoảng 129.032 ha (tăng 11,5
%/năm) với sản lượng 1.422.796 tấn (tăng 29,1 %/năm) (Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 2009). Trong số các đối tượng nuôi nước ngọt ở đây thì
các loài cá da trơn là những đối tượng nuôi chính. Năm 2001, sản lượng cá tra,
ba sa của vùng đạt 106.427 tấn, đến năm 2011 tăng lên 1.136.253 tấn (Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011). Tuy nhiên, trong những năm gần
đây do giá cá tra có nhiều biến động nên nhiều hộ nông dân ở ĐBSCL đã bị
thua lỗ và chuyển sang nuôi một số đối tượng đặc sản khác có giá trị kinh tế
cao hơn và dễ tiêu thụ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thì việc nghiên cứu
tìm ra những đối tượng nuôi mới góp phần đa dạng hóa loài cá nuôi và phát
triển bền vững nghề nuôi thủy sản nước ngọt ở khu vực ĐBSCL là một yêu
cầu cấp thiết. Cá kết (Micronema bleekeri) là loài cá nước ngọt thuộc họ cá da
trơn (Siluridae). Cá có kích thước tương đối lớn, thịt cá béo, có mùi vị thơm
ngon, có giá trị thương phẩm cao nhưng sản lượng thấp (Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993). Theo đánh giá của nhiều người dân nuôi cá ở hai
tỉnh An Giang và Đồng Tháp thì cá kết có triển vọng phát triển nuôi, đặc biệt
là nuôi trong lồng, bè.
Năm 2003, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở Khoa học
- công nghệ và Trung tâm giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp đã nghiên cứu bước
đầu về đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo cá kết. Kết quả nghiên cứu về
đặc điểm sinh học của cho thấy, cá kết là loài cá ăn động vật với tép và cá nhỏ
là hai loại thức ăn chủ yếu; cá đẻ nhiều đợt trong năm và mùa vụ sinh sản của

chúng là tháng 5, 6, 7 và tháng 10, 11, 12; hệ số thành thục của cá kết đạt cao
nhất là 2,71, với sức sinh sản tương đối là 9.200 - 69.560 trứng/kg cá cái. Cá
kết có khả năng thành thục trong ao với chế độ nuôi vỗ phù hợp bằng thức ăn
cá tạp với khẩu phần ăn 3% khối lượng thân/ngày. Kết quả sinh sản bước đầu
cho thấy, cá có thể rụng trứng khi được kích thích sinh sản nhân tạo bằng kích
thích tố LRHa + Dom với liều lượng là 70 – 80 µg + 3,5 mg/kg cá cái (Dương
Nhựt Long và Nguyễn Văn Triều, 2008). Tuy nhiên, những kết quả nghiên
cứu về sinh sản và ương nuôi cá kết chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp những

2
thông tin ban đầu. Để có cơ sở xây dựng qui trình sản xuất giống cá kết thì đề
tài: “Cơ sở khoa học của việc nuôi vỗ thành thục và kỹ thuật sản xuất
giống cá kết (Micronema bleekeri Gunther, 1864)” được thực hiện.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là cung cấp những dẫn liệu khoa học về
kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục và sản xuất giống cá kết, cung cấp cơ sở
khoa học góp phần xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá kết nhằm
chủ động cung cấp cá giống đủ số lượng với chất lượng đảm bảo cho người
nuôi, đa dạng hóa loài cá nuôi và phát triển bền vũng nghề nuôi thủy sản nước
ngọt ĐBSCL.
Mục tiêu cụ thể của đề tài: Nghiên cứu nhằm xác định: (1) ảnh hưởng
của thức ăn nuôi vỗ đến một số chỉ tiêu thành thục sinh dục (giai đoạn thành
thục, hàm Vitellogenin, số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin) của cá
kết bố mẹ; (2) loại và liều lượng hormon để kích thích cá sinh sản; (3) đặc
điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá kết giai đoạn từ bột lên giống; (4) thức ăn,
mật độ ương phù hợp, cũng như nhu cầu đạm trong thức ăn.
Để đạt được các mục tiêu trên, luận án đã thực hiện những nội dung nghiên
cứu sau:
 Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ đến sự thành thục sinh dục cá kết.
 Ảnh hưởng của loại và liều lượng hormon đến sinh sản cá kết.
 Nghiên cứu kỹ thuật ương cá kết từ cá bột lên cá giống, gồm các nội

dung sau:
 Đặc điểm dinh dưỡng cá kết giai đoạn cá bột lên hương.
 Ương cá kết bằng thức ăn tự nhiên sống.
 Ương cá kết bằng trùn chỉ ở mật độ khác nhau.
 Xác định thời điểm cá kết sử dụng hiệu quả thức ăn tự chế biến.
 Ương cá kết bằng thức ăn viên ở các mật độ khác nhau.
 Xác định nhu cầu đạm trong thức ăn của cá kết giai đoạn giống.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, nghiên cứu này cung cấp những số liệu khoa học về
ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự thành thục sinh dục cá kết, thể hiện qua
các số liệu về biến động đường kính trứng, hệ số thành thục, sức sinh sản và
các chỉ tiêu huyết học của cá kết trong quá trình nuôi vỗ. Bên cạnh đó, đề tài
còn nghiên cứu ứng dụng về khả năng kích thích sinh sản cá kết bằng các loại
kích thích tố và kỹ thuật ương cá kết từ cá bột lên cá giống.

3
Kết quả mới của đề tài: Lần đầu tiên xác định được:
Cá kết được nuôi vỗ trong ao bằng tép tạp nước ngọt sẽ thành thục sinh
dục vào tháng 5, 6 với hệ số thành thục (3,8 ± 0,08%) ở cá cái và sức sinh sản
tương đối (110 ± 9,1 trứng/g cá cái) cao hơn các nghiệm thức cho ăn bằng tép
+ cá tạp nước ngọt và 100% thức ăn công nghiệp (29,5% đạm). Trong quá
trình nuôi vỗ thì hàm lượng Vitellogenin (Vg) trong huyết tương cá kết cái
thay đổi tỷ lệ thuận với giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá. Hàm lượng
Vg tăng nhanh nhất khi tuyến sinh dục của cá kết chuyển từ giai đoạn III sang
giai đoạn IV và có sự tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng Vg với sự phát
triển đường kính trứng theo thời gian. Số lượng hồng cầu và hàm lượng
hemoglobin trong máu cá kết biến động không lớn trong suốt thời gian nuôi
vỗ.
Kích thích sinh sản cá kết bằng não thùy với liều lượng 3,5 mg/kg cá cái;
LRHa + Dom với liều lượng 70 µg + 3,5 mg/kg cá cái; Ovaprim với liều

lượng 0,3 ml/kg cá cái cho tỷ lệ cá đẻ, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở
cao. Trong khi đó, kích thích cá kết bằng kích dục tố HCG ở liều 4.000 –
6.000 UI/kg cá cái thì 100% cá kết không rụng trứng.
Cá kết bắt đầu ăn thức ăn ngoài lúc 02 ngày tuổi. Từ 2 - 5 ngày tuổi cá ăn
luân trùng và ấu trùng giáp xác chân chèo, từ ngày thứ 06 đến ngày thứ 30 cá
ăn giáp xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân chèo (Copepoda). Cá kết
không có sự lựa chọn thức ăn thực vật phù du và nguyên sinh động vật.
Ương cá kết bằng trùn chỉ ở mật độ 3,5 con/lít đạt kết quả cao về tốc độ
tăng trưởng (20,2 ± 0,25 mg/ngày) và tỷ lệ sống (88,9 ± 3,2%).
Cá kết có thể sử dụng thức ăn chế biến tốt vào ngày tuổi thứ 7. Ương cá
kết bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm 36% ở mật độ 3,5 con/L trong 60
ngày đạt kết quả cao về tỷ lệ sống (81,2 ± 3,5%) và tăng trưởng (25,9 ± 0,25
mg/ngày).
Nhu cầu đạm của cá kết cỡ 269 ± 28,9 mg là 43,2%.
Kết quả luận án sẽ góp phần vào việc hoàn thiện qui trình công nghệ sản
xuất giống cá kết ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung.






4
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI





























4. N/c ảnh hƣởng của
thức ăn tự nhiên sống đến
sinh trƣởng và tỷ lệ sống cá kết.
5. N/c ƣơng cá kết từ bột lên giống
bằng thức ăn tự nhiên sống ở
mật độ khác nhau
1. N/c ảnh hƣởng của thức ăn đến
sự thành thục sinh dục


2. N/c ảnh hƣởng của loại
và liều lƣợng KTT đến sinh sản
3. N/c đặc điểm dinh dƣỡng cá kết
giai đoạn cá bột lên hƣơng
Loại thức ăn nuôi vỗ phù hợp cho sự
thành thục cá kết (cá kết thành thục)

Loại và liều lượng KTT kích thích
sinh sản đạt hiệu quả cao (cá bột)

Thời điểm bắt đầu ăn ngoài và loại thức
ăn được cá kết lựa chọn trong
giai đoạn đầu

Loại thức ăn tự nhiên sống và mật độ
để ương cá đến giai đoạn 30 ngày tuổi

6. N/c khả năng sử dụng thức ăn
tự chế biến (thời điểm cá sử hiệu
quả thức ăn chế biến).

7. N/c xác định nhu cầu đạm
trong thức ăn ƣơng cá kết
giai đoạn giống.
8. N/c ƣơng cá kết bằng thức ăn
viên ở mật độ khác nhau
Loại thức ăn viên có hàm lượng đạm
phù hợp và mật độ ương cá kết
phù hợp


QUI TRÌNH KỸ THUẬT
SẢN XUẤT GIỐNG CÁ KẾT

5
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Một số đặc điểm sinh học của cá kết
2.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại cá kết
Theo Fishbase (2013), cá kết có hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Phân ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthys
Bộ: Siluriformes
Họ: Siluridae
Giống: Micronema
Loài: Micronema bleekeri (Gunther, 1864)


Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của cá kết (Micronema bleekeri)
Cá kết (Micronema bleekeri Gunther, 1864) có đầu rộng dẹp bằng,
miệng trên không co duỗi được; rạch miệng gần như nằm ngang, gốc miệng
chưa chạm tới bờ trước của mắt; râu rất mảnh, râu hàm trên kéo dài qua khỏi
mắt; mắt được che phủ bởi da, nằm lệch về nửa dưới của đầu và gần như cách
đều chót mõm với điểm cuối nắp mang; phần trán giữa hai mắt rộng và cong
lồi; lỗ mang rộng, màng mang phát triển và không dính liền với eo mang
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

6
Thân cá kết thon dài, dẹp bên. Đường bên hoàn toàn, bắt đầu từ mép trên

của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi. Cá kết không có vi lưng, cơ
gốc vi ngực phát triển; gai vi ngực cứng nhọn; gốc vi hậu môn rất dài và
không dính liền với vi đuôi; vi bụng nhỏ ngắn, vi đuôi chẻ hai, rãnh chẻ rất sâu
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Cá có màu trắng hồng lấp lánh, phần sau của lưng có màu sậm, bụng có
màu trắng, các vi có màu hồng nhạt, mút vi hậu môn, vi đuôi có màu đen
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.2. Đặc điểm phân bố
Bộ Siluriformes phân bố rất rộng, người ta tìm thấy chúng xuất hiện ở
Bắc, Trung và Nam Phi, Châu Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á… ngoại trừ hai
họ (Ariidae và Plotosidae) phân bố ở nước lợ nhưng di cư vào nước ngọt tìm
mồi. Cho nên có thể nói bộ Siluriformes là bộ cá nước ngọt. Riêng loài cá kết
sống ở sông, kênh rạch, đồng ruộng… phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia,
ĐBSCL Việt nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Cá kết là một loài di cư (Hill et al., 1994). Thời điểm bắt đầu mùa lũ ở
sông Mê kông, cá kết di cư từ sông lớn vào những nhánh sông nhỏ và những
cánh đồng ngập nước. Khi nước bắt đầu rút mạnh vào mùa khô chúng trở lại
sông lớn (Sokheng et al., 1999). Chúng thường bắt đầu di cư vào thời điểm kết
thúc mùa khô khi có trận mưa đầu tiên, cũng như khi mức nước thay đổi. Sự di
chuyển này có ảnh hưởng của chu kỳ trăng. Chúng trở lại sông lớn từ những
con sông nhánh và những cánh đồng ngập nước khi trăng tròn (Sokheng et al.,
1999).
2.1.3. Đặc điểm dinh dƣỡng
Cá kết có miệng rộng, miệng trên không co duỗi được, rạch miệng gần
như nằm ngang, góc miệng chưa chạm tới bờ trước của mắt. Răng hàm cá kết
nhỏ, nhọn mọc thành nhiều hàng trên hàm, ngọn răng hướng vào xoang
miệng, răng vòm miệng mọc thành một đám hình vòng cung (Nguyễn Văn
Triều và ctv., 2006).
Lược mang cá kết cứng, dài, mảnh, xếp thưa nằm trên xương cung mang
hướng vào xoang miệng hầu. Ở cung mang thứ nhất có 14 - 17 lược mang.

Thực quản ngắn, có vách dày, mặt trong thực quản có nhiều nếp gấp nên co
giản được. Điều này giúp cá kết có thể nuốt được mồi to. Dạ dày có hình chữ
J, to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp, có thể giãn nở nên lực co bóp rất
lớn. Ruột cá kết gấp khúc, ngắn, vách tương đối dày (Nguyễn Văn Triều và
ctv., 2006).

7
Theo Nicolsky (1963), những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có
chỉ số L
i
/L
0
≤ 1, cá ăn tạp có L
i
/L
0
= 1- 3 và ăn tạp thiên về thực vật có trị số
L
i
/L
0
> 3. Theo Vahta (1994) đối với cá Trơn ở giai đoạn cá con thức ăn gồm:
giáp xác nhỏ, rotifera, copepoda và phytoplankton. Ngày tuổi càng tăng tỉ lệ
giáp xác nhỏ càng giảm trong khi copepoda và giáp xác lớn càng tăng. Ngoài
ra cá Trơn cũng có thể ăn thức ăn ở đáy như: giun ít tơ, ấu trùng Chironomus
(trích từ Nguyễn Bạch Loan và Hà Phước Hùng, 1999). Cũng tương tự như đa
số các loài cá trơn khác, cá kết là loài ăn động vật, với chỉ số L
i
/L
0

= 0,83
0,1 (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2006; Dương Nhựt Long và Nguyễn Văn
Triều, 2008).
Nicolsky (1963) phân chia thức ăn của cá thành 4 loại, căn cứ trên tầm
quan trọng của loại thức ăn đó trong khẩu phần ăn của cá. Thức ăn cơ bản là
loại thức ăn được cá thường xuyên sử dụng và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong
khối lượng thức ăn mà cá ăn vào. Thức ăn thứ cấp là loại thức ăn thường phát
hiện trong ống tiêu hóa của cá, nhưng với số lượng ít. Thức ăn ngẫu nhiên
chiếm số lượng rất ít trong ống tiêu hóa và thức ăn cưỡng bức là loại thức ăn
được cá sử dụng khi thiếu thức ăn cơ bản. Tùy vào khối lượng của các loại
thức ăn được cá sử dụng mà chia tập tính dinh dưỡng của cá ra thành các
nhóm như cá ăn đơn (chúng chỉ ăn một loại thức ăn duy nhất), cá có phổ dinh
dưỡng hẹp (chúng ăn được một số loại thức ăn khác nhau) và cá có phổ dinh
dưỡng rộng (chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau). Trong khi đó, Das
và Moitra (1963) thì chia nhóm cá ăn thịt ra thành nhiều nhóm phụ: cá ăn côn
trùng, cá ăn giáp xác, cá ăn thân mềm, cá ăn các loại cá nhỏ khác, cá ăn ấu
trùng của các loại côn trùng và cá, cá ăn thịt lẫn nhau (trích từ Phạm Thanh
Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Ở cá kết phổ thức ăn được phân tích đã cho
thấy hai loại thức ăn cá con và giáp xác chiếm tỉ lệ cao lần lượt là 63,9% và
27,5%. Các thức ăn khác chiếm tỉ lệ thấp hơn như giun (1,06%), nhuyễn thể
(0,06%), còn lại là thức ăn khác. Điều này chứng tỏ cá kết là loài cá ăn động
vật (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2006).
2.1.4. Đặc điểm sinh trƣởng
Sinh trưởng là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về khối
lượng cơ thể trong sự thay đổi đều đặn của cá. Quá trình này đặc trưng cho
mỗi loài, thể hiện mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá. Có rất
ít tài liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cá kết. Nguyễn Văn Trọng
và Nguyễn Văn Hảo (1994) cho rằng, ở cá kết cái sinh trưởng nhanh nhất vào
năm thứ ba (trung bình 300 g/năm) sau đó giảm dần. Kích thước tối đa cá kết
cái khoảng hơn 60 cm tương ứng với khối lượng khoảng 1.500g (Baird et al.,

1999; Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo, 1994). Tuy nhiên trong thực tế

8
hiếm thấy cá kết có kích thước như thế. Ở cá kết, tương quan giữa sinh trưởng
về chiều dài và khối lượng thể hiện qua phương trình tương quan W =
0,0083L
2,9185
với hệ số tương quan R
2
= 0,9782 (Nguyễn Văn Triều và ctv.,
2006). Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của cá ngoài tự
nhiên. Bởi vì trước lúc cá thể đạt trạng thái thành thục lần đầu chủ yếu tăng
nhanh về chiều dài, sau đó đạt trạng thái thành thục tối đa, sinh trưởng theo
chiều dài giảm đi nhường bước cho sự tăng trưởng về khối lượng (Mai Đình
Yên, 1989).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Mỗi loài cá có tuổi thành thục riêng và thay đổi theo từng điều kiện cụ
thể của môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Theo quy luật chung, cá sống
ở vĩ độ cao và nhiệt độ thấp thì có tuổi thành thục lần đầu cao hơn so với cá
cùng loài nhưng sống ở vĩ độ thấp và nhiệt độ cao. Chế độ dinh dưỡng cũng
ảnh hưởng tới tuổi thành thục, những nơi có đủ dinh dưỡng cá thành thục
nhanh hơn và hệ số thành thục cao hơn. Nhưng những loài ăn tạp và phiêu
sinh ảnh hưởng của dinh dưỡng không rõ ràng như những loài ăn mồi sống và
phổ thức ăn hẹp (Nguyễn Văn Kiểm, 2004; Leng Bun Long, 2005).
Tuổi thành thục cá da trơn khác nhau tùy theo loài và từng điều kiện cụ
thể của môi trường sống. Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể ở vùng ĐBSCL,
một số loài cá có thể thành thục sớm hơn so với điều kiện tự nhiên (Nguyễn
Văn Kiểm, 2004).
Đa số cá da trơn trên sông Mêkông đều có tập tính sinh sản vào mùa mưa
ngập lũ, bãi đẻ của chúng có thể là các vùng ngập nước ven sông vào mùa

mưa, ven các hồ lớn. Cũng có thể chúng làm tổ trong các hang hốc, dọc các bờ
ao, mương nơi có mực nước nông 0,1 - 0,3 m. Mùa sinh sản của cá da trơn ở
Việt Nam (trê, tra, ba sa ) thường bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 9 -
10 trong năm.
Ở cá kết (Micronema bleekeri Gunther 1864), thành thục khi cá trên 1
tuổi với chiều dài tương ứng L = 25 cm và khối lượng 100 g (Nguyễn Văn
Trọng và Nguyễn Văn Hảo, 1994). Theo mô tả của Dương Nhựt Long và
Nguyễn Văn Triều (2007) thì tuyến sinh dục của cá kết có những đặc điểm
sau:
2.1.5.1. Đặc điểm tuyến sinh dục cái
Buồng trứng có hình ống hơi dài, màu vàng nhạt. Bên trong buồng trứng
có vách ngăn ngang (tấm trứng), có nhiều mạch máu và dây thần kinh phân

9
bố. Đoạn cuối của buồng trứng kết hợp nhau và dẫn ra ngoài lỗ huyệt thông
qua ống dẫn trứng.
- Giai đoạn I: Buồng trứng chỉ là hai sợi mảnh, nhỏ, màu trắng xám. Kích
cỡ cá nhỏ nhất có tuyến sinh dục tương ứng chiều dài khoảng 16,8 cm, khối
lượng 18 g. Tế bào sinh dục là các noãn nguyên bào có nhiều góc cạnh và kích
thước rất nhỏ (đường kính dao động trong khoảng 0,02 – 0,05 mm).
- Giai đoạn II: Buồng trứng có kích thước lớn hơn giai đoạn I có nhiều
mạch máu, màu hồng nhạt. Noãn bào có kích thước khá lớn (đường kính dao
động trong khoảng 0,05 – 0,12 mm), màng của noãn bào mỏng, tổ chức liên
kết nhiều. Nhân tròn rõ, ưa kiềm và bắt màu nhạt, có 6 – 8 tiểu hạch, các tiểu
hạch di chuyển dần ra phía ngoài màng nhân.
- Giai đoạn III: Thể tích buồng trứng tăng lên, bề mặt buồng trứng có
màu xám nhạt. Mắt thường đã phân biệt được tuyến sinh dục đực, cái. Đường
kính tế bào trứng dao động trong khoảng 0,20 – 0,45 mm. Tế bào trứng
chuyển sang giai đoạn sinh trưởng chất dinh dưỡng, noãn hoàng bắt đầu tích
lũy, xuất hiện nhiều không bào (không bắt màu), nhân lớn bắt màu tím nhạt.

Kích thước noãn hoàng tăng. Tế bào chất vẫn còn ưa kiềm nhưng rất yếu, noãn
hoàng xuất hiện nhiều bắt màu hồng của eosin rất rõ, các hạt noãn hoàng to
nằm phía ngoài các hạt nhỏ nằm sát nhân.
- Giai đoạn IV: Buồng trứng chiếm phần lớn xoang bụng, nhìn rõ hạt
trứng, hạt trứng tròn và căng, màu vàng nhạt. Đường kính tế bào trứng dao
động trong khoảng 0,8 – 1,2 mm. Ở giai đoạn này noãn bào kết thúc thời kỳ
tích lũy noãn hoàng, số tiểu hạch trong nhân giảm và từ từ tan biến bào dịch
nhân, kích thước noãn bào lúc này đạt cực đại.
- Giai đoạn V: Cá đang trong tình trạng đẻ trứng. Đường kính tế bào
trứng dao động trong khoảng 1,1 – 1,2 mm.
- Giai đoạn VI: Buồng trứng sau khi đẻ xong, teo nhỏ lại. Toàn bộ buồng
trứng mềm nhão, có màu đỏ bầm. Trong buồng trứng còn lại các hạt trứng ở
các giai đoạn khác nhau.
2.1.5.2. Đặc điểm tuyến sinh dục đực
Buồng tinh là hai dãi nhỏ nằm sát hai bên xương sống màu trắng đục,
bên ngoài được bao phủ bởi lớp màng mỏng. Một đầu dính vào lỗ sinh dục,
một đầu tự do nằm giữa xoang nội quan.
- Giai đoạn I: Tế bào sinh dục chưa phát triển chỉ là hai sợi nhỏ nằm sát
hai bên xương sống.

10
- Giai đoạn II: Buồng tinh có 2 dãy mỏng có màu hồng nhạt.
- Giai đoạn III: Buồng tinh có màu trắng hồng, mạch máu nhiều.
- Giai đoạn IV: Buồng tinh đạt kích thước lớn nhất, dạng dãy phân thùy
rõ ràng, có màu trắng sữa.
- Giai đoạn V: Buồng tinh đang ở trạng thái sinh sản. Tinh dịch chứa đầy
trong ống dẫn tinh, sẵn sàng phóng tinh khi có hoạt động sinh sản. Tinh trùng
hoạt động mạnh.
- Giai đoạn VI: Buồng tinh đã sinh sản xong, bề mặt tinh sào có màu
hồng nhạt, mềm nhão.

Vào tháng 04, cá kết có tuyến sinh dục ở giai đoạn I – II chiếm tỉ lệ
(100%), không có cá có tuyến sinh dục ở các giai đoạn III và IV. Đến tháng
05, thì tỷ lệ cá có tuyến sinh dục thành thục ở giai đoạn IV là 16,9%, tháng 06
là 30,6%, tháng 7 là 14,7%. Tỷ lệ cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV bắt đầu
giảm xuống ở các tháng 8 và 9 sau đó tăng lên vào tháng 10 và 11 đạt lần lượt
là 8,4 và 13,8%. Điều này cho thấy rằng cá kết có thể sinh sản vào tháng 5, 6,
7 và 10-11 hằng năm (Nguyễn Văn Triều và ctv, 2006).
Hệ số thành thục của cá kết cao nhất vào khoảng tháng 6, 7 và 10, 11 với
các giá trị lần lượt là 2,71; 2,41 và 1,66; 0,84. Hệ số thành thục cao nhất là
8,40 %. Sức sinh sản tương đối của cá kết thấp nhất là 22.500 trứng/kg cá cái
tương ứng với khối lượng trung bình là nhỏ hơn 60g và cao nhất là 69.560
trứng/kg cá cái tương ứng với khối lượng trung bình là 201 – 400 g. (Nguyễn
Văn Triều và ctv., 2006).
Theo Dương Nhựt Long và Nguyễn Văn Triều (2007), ở điều kiện nuôi
vỗ trong ao thì vào tháng 3 tuyến sinh dục của cá kết cái chủ yếu ở giai đoạn II
(77,8%) và một số ít cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn III (22,2%); đến tháng 4,
tháng 5 và tháng 6 cá kết có tuyến sinh dục ở giai đoạn III đã phát triển lên
giai đoạn IV. Tỷ lệ cá kết có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV trong các tháng 4,
5, 6 lần lượt là 12,5%, 20%, 50%. Tuy nhiên vào tháng 7 thì số lượng cá kết
có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV không còn nữa. Như vậy, cá kết có thể thành
thục tốt ở điều kiện nuôi vỗ trong ao và vào các tháng 5 và 6 là thời điểm có
thể cho cá kết sinh sản tốt.
2.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành thục sinh dục của cá
2.2.1. Ảnh hƣởng của một số yếu tố môi trƣờng trong nuôi vỗ
Có nhiều yếu tố môi trường liên quan đến chất lượng thành thục
tuyến sinh dục và trứng cá (đặc biệt là kích cỡ trứng). Vì các yếu tố môi

×