Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Môn môi trường (tiểu luận tài nguyên biển việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.54 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

Bài báo cáo
HỌC PHẦN
Mơi Trường
Nhóm

: 17

Lớp

:

Giảng viên hướng dẫn :
Đề Tài

: Tài nguyên biển Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: Thực trạng nguồn tài nguyên biển Việt Nam hiện nay............................3
1.1 Giới thiệu về tài nguyên biển Việt Nam......................................................................3
1.1.1 Tài nguyên sinh vật................................................................................................3
1.1.2 Tài nguyên phi sinh vật..........................................................................................4
1


1.1.3 Tài nguyên đặc biệt................................................................................................5
1.2 Thực trạng tài nguyên biển Việt Nam..........................................................................6
CHƯƠNG 2: Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển......................................................7


2.1 Hậu quả của các nguồn rác thải từ lục địa....................................................................7
2.2 Hậu quả của việc nuôi trồng thủy hải sản....................................................................8
2.3 Hậu quả từ sự cố tràn dầu.............................................................................................8
2.4 Hậu quả từ thủy triều đỏ...............................................................................................9
CHƯƠNG 3: Nguyên nhân suy thoái tài nguyên biển.....................................................9
3.1 Nguyên nhân tự nhiên..................................................................................................9
3.2 Nguyên nhân con người...............................................................................................9
CHƯƠNG 4: Một số biện pháp khác phục suy thoái tài nguyên biển.........................10
4.1 Xử lý nguồn nước trước khi thải ra biển....................................................................10
4.2 Bảo tồn hệ sinh thái biển............................................................................................10
4.3 Các giải pháp sinh học...............................................................................................11
4.4 Cần xây dựng và áp dụng mạnh mẽ các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
biển...................................................................................................................................11
4.5 Cần xử lý rác thải trên bờ và dưới biển......................................................................11
Trích nguồn........................................................................................................................11

LỜI MỞ ĐẦU
Có thể thấy, tài ngun biển có vai trị vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Nước ta có tài nguyên biển dồi dào, biển vây quanh dọc suốt chiều dài lãnh thổ đóng vai trị
cực kỳ quan trọng trong cuộc sống con người. Có thể nói biển cũng là nơi cung cấp nguồn
sinh sống cho con người tồn tại và phát triển.
Thống kê cho thấy đường bờ biển của Việt Nam dài hơn 3.260 kilômét, đi qua 28 tỉnhthành phố dọc chiều dài đất nước. Tổng số vũng, vịnh nhỏ là 44, hơn 2200 đảo ven bờ,
1120 rặng san hô, hơn 250 ngàn héc ta rừng ngập mặn.
2


Tài nguyên biển cung cấp khối lượng lớn thực phẩm đa dạng giàu dinh dưỡng cho bữa ăn
con người ngon lành, đảm bảo sức khỏe. Biển như cỗ máy điều hịa giúp khơng khí mát mẻ,
làm dịu sự khốc liệt nóng bức, khơ hạn của thời tiết. Biển thu và lưu giữ lượng CO 2 tầm
30% thừa trong nhà kính, giúp sự sống ổn định sinh sôi.

Tài nguyên biển cung cấp nhiều loại lương thực, dầu mỏ, khoáng sản, nguyên liệu quý cho
đời sống con người và phát triển kinh tế.
Tài ngun biển cung cấp hóa chất, khống sản phục vụ các ngành nghề kinh tế, đẩy mạnh
sự phát triển đất nước. Nguồn năng lượng dòi dào phục vụ khoa học, công nghệ cải tiến đời
sống dân cư hiện đại hơn. Năng lượng sạch từ biển như năng lượng sóng, thủy triều đang
khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và lợi ích khác. Tài nguyên biển phong
phú thuận tiện phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan, thu hút du khách quốc tế.
CHƯƠNG 1: Thực trạng nguồn tài nguyên biển Việt Nam hiện nay
1.1 Giới thiệu về tài nguyên biển Việt Nam
1.1.1 Tài nguyên sinh vật
Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 lồi sinh vật thủy sinh và 1.300 loài sinh vật
trên đảo đã được biết đến trong các vùng biển-đảo Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000
lồi động vật đáy và 2.000 lồi cá. Có 83 lồi sinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt
Nam (37 loài cá, 6 loài san hơ, 5 lồi da gai, 4 lồi tơm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài
động vật hai mảnh vỏ và 3 lồi mực).
Biển Việt Nam có 110 lồi cá kinh tế (trích, thu, ngừ, bạc má, hồng, v.v...) thuộc 39 họ,
tổng trữ lượng cá biển khoảng 3 - 3, 5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép là trên một
triệu tấn mỗi năm. Trong số nguồn lợi về cá, thì cá nổi đóng vai trị rất lớn. Những đánh
giá gần đây cho thấy, trữ lượng cá nổi trung bình ở các vùng biển Việt Nam vào khoảng
2.744.900 tấn và khả năng khai thác là 1.372.400 tấn.
Ngoài ra, cịn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 2.500 lồi) với trữ lượng đáng kể, có
giá trị kinh tế cao. Rong biển có hơn 600 lồi (sử dụng cho chế phẩm cơng nghiệp 24 lồi,
dược liệu 18 lồi, thực phẩm 30 loài, thức ăn gia súc 10 loài và phân bón 8 lồi). Trong
vùng biển nước ta cịn có nhiều loại động vật quý như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú
biển. Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong các vùng biển của nước ta cịn có các hệ
3


sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái đảo, hệ
sinh thái bờ đá, hệ sinh thái cồn cát,…

Tiềm năng nguồn lợi hải sản của nước ta rất lớn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế:
chỉ mới tập trung khai thác ở ven bờ gây nên sự mất cân đối làm cho nguồn hải sản ven bờ
nhanh chóng bị cạn kiệt. Để khai thác được nguồn lợi hải sản xa bờ có hiệu quả, từ năm
1997, Nhà nước ta đã có chủ trương và cung cấp vốn ưu đãi cho việc đóng tàu, mua sắm
trang bị đánh bắt xa bờ, đồng thời cũng ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm
đẩy mạnh chương trình khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ.
1.1.2 Tài nguyên phi sinh vật
Nguồn tài nguyên phi sinh vật của biển Việt Nam rất lớn bao gồm tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên năng lượng và các loại tài nguyên khác.
- Tài ngun khống sản. Nguồn tài ngun khống sản có cả trong khối nước, trên đáy và
trong lòng đất dưới đáy biển. Trong các vùng biển và thềm lục địa nước ta, nhiều bể trầm
tích có triển vọng dầu khí đã được xác định, trong đó các bể Cửu Long và Nam Cơn Sơn
được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất, với tổng trữ
lượng ước tính khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi. Cùng với dầu - khí, trong các bể trầm tích ở
thềm lục địa nước ta cịn có trữ lượng than rất đáng kể.
Các loại sa khoáng ven bờ như ilmenit với trữ lượng dự đoán khoảng 13 triệu tấn; cát thủy
tinh, trữ lượng ước tính hàng trăm tỷ tấn. Ngồi ra, cịn một khối lượng lớn vật liệu xây
dựng khổng lồ có thể được khai thác từ đáy biển (cát, sạn, sỏi cho xây dựng hoặc san lấp)
để thay thế cho nguồn này trên lục địa đang bị cạn kiệt dần. Ngồi ra cịn có cát thủy tinh
ở Vân Hải (Quảng Ninh), Ba Đồn (Quảng Bình), Cam Ranh (Khánh Hòa), v.v... với trữ
lượng nhiều tỷ tấn.
Trên sườn lục địa - chân lục địa và đáy biển sâu cịn có tiểm năng các kết hạch sắt mangan, bùn đa kim rất đáng kể mà đến nay chưa thể xác định được trữ lượng. Một loại
khống sản khác rất có triển vọng trong trầm tích đáy biển Việt Nam được các nhà địa chất
mới phát hiện trong thời gian gần đây là khí cháy (Hydrat methan). Nguồn tài ngun
khống sản trong khối nước biển có trữ lượng lớn nhất là muối với trữ lượng rất lớn bởi vì
độ muối trung bình của nước biển là khoảng 32‰ và đường bờ biển dài khoảng 3.500km.
Đây là loại khoáng sản dễ khai thác phục vụ rất thiết thực cho công nghiệp và đời sống.
4



- Tài nguyên năng lượng. Thủy triều, sóng và gió là nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng
trên các vùng biển-đảo Việt Nam. Theo Bùi Văn Đạo, tiềm năng điện gió ở Việt Nam rất
lớn. Riêng dải duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ có khả năng sản xuất tới 5 x
109Kw/giờ.năm.
1.1.3 Tài nguyên đặc biệt
Khác với hai loại tài nguyên trên có thể đánh giá được bằng trữ lượng, cịn một số điều
kiện tự nhiên khơng thể đánh giá định lượng được, nhưng lại được con người sử dụng,
thậm chí từ rất lâu đời, trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của mình đều có thể
xếp vào loại tài nguyên đặc biệt này. Đó chính là địa hình bờ và đảo cũng như khơng gian
mặt biển.
Khơng gian mặt biển. Như đã nói, vùng biển-đảo nước ta hồn tồn nằm trong vùng nhiệt
đới và có diện tích rộng tới khoảng 3,5 triệu km2, quanh năm nước khơng đóng băng. Đây
chính là điều kiện để giao thơng - thương mại phát triển. Biển Việt Nam nói riêng và biển
Đơng nói chung nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực cũng như
của thế giới, giữ một vai trò rất lớn trong vận chuyển lưu thơng hàng hóa thương mại phục
vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của nước ta cũng như các nước quanh bờ biển Đông.
Biển Việt Nam nối thông với nhiều hướng, từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông
qua eo biển Malacca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo
biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và
Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippines, Indonesia, Singapore đến Australia và New
Zealand,… Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát
triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và
trên thế giới.
1.2 Thực trạng tài nguyên biển Việt Nam
Biển Việt Nam đang ở trong tình trạng ơ nhiễm đáng báo động do khơng khí và tác động
của con người. 90% lượng nước ao, hồ, sông suối đổ ra biển mà không được qua sử lý.
Phần lớn các chất thải từ lục địa theo dịng chảy của sơng, suối, các chất thải từ các hoạt
động của con người trên biển: Như khai thác khống sản, giao thơng vận tải biển...đang đe
dọa sinh thái các vùng biển. Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km 3
nước, 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm như các chất hữu

5


cơ, chất rắn lơ lửng như Si, NO 3, NH4,PO4, kẽm (Zn). Ước tính, tại các khu vực ven biển,
lượng nước thải phát sinh sẽ vào khoảng 122-163 triệu m3/ngày.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 của Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), 28 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có biển có tổng dân số khoảng 51 triệu người, mật độ dân số là 354
người/km2, cao hơn trung bình cả nước 1,9 lần, tốc độ gia tăng dân số khoảng 0,91%/năm.
Các hoạt động của con người dẫn đến gia tăng chất thải, ảnh hưởng đến môi trường các
khu vực ven biển, các vùng biển và hải đảo.

Hình 1.1: Rác thải tại bãi biển thuộc phường 6, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên tháng
10/2019. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)
Theo IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên), trong số
20 quốc gia được nghiên cứu, lượng rác thải nhựa từ Việt Nam ra biển dao động từ 0,28
đến 0,73 triệu tấn / năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa biển và đứng thứ 4
trong 20 quốc gia đứng đầu về lượng rác thải nhựa ra đại dương

6


Hình 1.2: Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước trên thế giới có lượng rác thải nhựa đổ
ra biển lớn với 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm. (Nguồn ảnh: Báo mới)
Một số vùng ven bờ đang bị đục hoá, lượng phù sa lơ lửng tăng gây ảnh hưởng lớn khả
năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên.
Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ PH trong nước biển tầng mặt
biến đổi tương đối cao. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong
các mẫu sinh vật đáy biển ven cửa sơng phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Lượng
hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ được xác

định cao nhất là tại Sầm Sơn và của Ba Lạt (11,14-11,83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất là tại
Trà Cổ (1,54 mg/kg).

7


Hình 1.3: Cống nước thải ngập rác bốc mùi xả thẳng ra biển Sầm Sơn (nguồn ảnh:
Kenh14.vn)
Với môi trường trầm tích biển, các thơng số kim loại khá thấp nằm trong ngưỡng quy
định, tuy nhiên đã có dấu hiệu của tích tụ hóa chất thuốc trừ sâu tại các cửa sơng nguồn
nước sử dụng chính cho sản xuất nơng nghiệp (cửa sông Hồng tại Ba Lạt, cửa Định An,
sông Cửu Long).
Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng sáu đến trung tuần tháng
bảy âm lịch tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình
Thuận. Hơn 30Km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương dày đặc những bột báng màu xám
đen trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hơi thối
Hoạt động khai thác khống sản biển, vận tải biển với quy mô khoảng 272 bến cảng biển
đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. Ngồi nước thải có chứa dầu
với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải
dầu khí, trên 15.000 tấn dầu mỡ trơi nổi, trong đó 23-30% là chất thải rắn nguy hại chưa
được xử lý.
8


Hoạt động nuôi trồng thủy sản làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ yếu là từ phân bón và
thức ăn. Với tổng diện tích ni tơm là hơn 600.000ha trên cả nước, hằng năm, gần 3 triệu
tấn chất thải rắn thải ra mơi trường. Bên cạnh đó, tài ngun thiên nhiên biển đang bị khai
thác quá mức, thiếu tính bền vững. Cỏ biển trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh
đến Hà Tiên đã mất khoảng 40-60%; rừng ngập mặn mất đến 70% và khoảng 11% các rạn
san hơ bị phá hủy hồn tồn, khơng có khả năng phục hồi. Thảm cỏ biển phân bố từ Bắc

vào Nam và ven các đảo, ở độ sâu từ 0-20 m, hiện chỉ còn khoảng trên 5.583 ha. Tại một
số khu vực như đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng), thành phố Hạ Long (Quảng Ninh),
vùng biển tỉnh Quảng Nam…, thảm cỏ biển hầu như khơng có cơ hội để phục hồi tự nhiên
do có quá nhiều tác động từ hoạt động du lịch, ni trồng thủy sản… Trong vịng 20 năm
qua, Việt Nam đã mất 12% rạn san hô, 48% số rạn san hơ khác đang trong tình trạng suy
thối nghiêm trọng, tập trung chủ yếu ở các vùng có đông dân cư như vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh), các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung và một số đảo khác.
CHƯƠNG 2: Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển
2.1 Hậu quả của các nguồn rác thải từ lục địa
Sự gia tăng các nguồn thải từ lục địa, các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội đang đè nặng
lên môi trường biển và hải đảo, cùng với sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng
gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, các sự cố môi trường
biển để lại hậu quả nặng nề.
Theo thống kê của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường),
chất thải hữu cơ là rác thải từ hoạt động công nghiệp tác động đáng kể đến môi trường
biển, làm suy giảm chất lượng thủy sản và một số loài sinh vật biển khác, làm nước biển
nhiễm độc, đặc biệt tại các vịnh và khu vực cửa sông nước ta.
Bổ sung:

Rác thải nhựa đang dần hủy diệt sự sống đối với sinh vật biển
Theo thông tin từ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, có khoảng 267 lồi sinh
vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải các mảnh vi nhựa trên biển. Trung bình
trong mỗi con cá có 2,1 mảnh nhựa.
Sinh vật biển như chim, rùa, động vật có vú… thường nhầm rác thải nhựa là
thức ăn và nuốt chúng vào. Rùa biển thường nhận nhầm túi nilon là sứa. Hải
âu lại tưởng mảnh nhựa đỏ là mực… 
9


Rác thải nhựa sau khi vào cơ thể sinh vật có thể gây tổn hại thành ruột hoặc

gây tắc nghẽn, dẫn tới giảm khả năng hấp thụ của sinh vật, thậm chí gây tử
vong.
3.1.2. Tác động đến hệ thống nội tiết và điều hòa hormone trong cơ
thể sinh vật
Khi sinh vật biển ăn phải rác thải nhựa, mà trong nhựa có chứa chất
phụ gia nên sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết và điều hòa
hormone trong cơ thể chúng.
3.1.4. Gây ra cái chết của sinh vật biển khi mắc phải, bị kẹt
Đối với những sinh vật biển khi vướng vào lưới đánh cá bị bỏ đi hoặc
các loại rác thải nhựa khác, chúng sẽ khơng thể thốt ra được nên sẽ
yếu dần và chết.
3.1.5. Làm phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học
Rác thải nhựa sẽ gây ra cái chết của nhiều loài sinh vật biển, dẫn đến
nguy cơ tuyệt chủng hoặc làm phá hủy, suy giảm đa dạng sinh học.
Ngồi ra cịn làm thay đổi cấu trúc, thành phần loài của hệ sinh thái
do việc chuyên chở các sinh vật ngoại lai thông qua rác thải nhựa từ
nơi khác đến. 

3.2. Tác hại đối với con người
3.2.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người qua đường ăn uống
Con người có thể bị ảnh hưởng gián tiếp từ rác thải nhựa do ăn phải
sinh vật biển đã bị nhiễm độc. Những sinh vật biển này có thể đã ăn
rác thải nhựa hoặc đã nuốt, ăn các sinh vật khác chứa độc nhựa. 
Theo một báo cáo đăng tải trên website Khoahoc.TV gần đây thì có
25% số cá trong siêu thị California (Mỹ) và 28% số cá trong chợ của
Indonesia có chứa hạt vi nhựa khó phân hủy ở bên trong. Các nhà
khoa học đang lo ngại rằng nếu con người ăn phải các sinh vật này
có thể bị các bệnh như vô sinh, ung thư,…
3.2.2. Ảnh hưởng đến nguồn nước của con người
Chất độc hại của rác thải nhựa có thể ngấm vào nguồn nước, hồ chứa

nước ngầm. Và rất có thể con người sẽ uống phải nước đã bị nhiễm
độc hoặc ăn phải rau cỏ, trái cây đã nhiễm độc nhựa từ đất.

10


3.2.3. Ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của con người
Khi mơi trường bị ơ nhiễm thì những khu du lịch sẽ không tránh khỏi
việc bị ảnh hưởng. Khách du lịch cũng có ấn tượng khơng tốt về các
điểm du lịch này, gây ảnh hưởng đến thu nhập du lịch của địa
phương, đất nước. 
Chưa kể, rác thái nhựa có thể làm khu du lịch không thể phục hồi lại
được và trở thành điểm du lịch “chết”.
3.2.4. Ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy hải sản của con người
Số lượng sinh vật chết vì rác thải nhựa nhiều thì sản lượng khai thác
thủy hải sản giảm. Hơn nữa, rác thải nhựa chặn cửa hút nước hoặc
vướng vào lưới đánh cá, cuốn vào chân vịt,… có thể gây hỏng hóc
thiết bị. 
VD: Các bãi có mức ơ nhiễm nhựa cao, phần lớn có vị trí hoặc nằm cạnh bến
tàu, khu dân cư như bãi Cửa sơng Cái, bãi Vĩnh Hịa – Nha Trang hoặc tập
trung nhiều hoạt động du lịch như bãi Tây, bãi Hang Câu trên và Hang Câu
dưới – Lý Sơn, Hòn Mun – Nha Trang. Đáng chú ý, tại khu vực đảo xa bờ, ít
hoạt động du lịch như Cơn Đảo, Hịn Cau, Bái Tử Long cũng bị ơ nhiễm rác
thải nhựa với số lượng và khối lượng rác cao hơn so với các bãi nằm trên đất
liền (Ninh Thuận, Quảng Trị) hoặc đảo ven bờ (Cát Bà, Cù Lao Chàm).

2.2 Hậu quả của việc nuôi trồng thủy hải sản
Hoạt động nuôi trồng thủy sản làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ yếu là từ phân bón và
thức ăn. Điều đó làm cho cỏ biển trên tồn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên
đã mất khoảng 40-60%; rừng ngập mặn mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hơ bị

phá hủy hồn tồn, khơng có khả năng phục hồi. Làm suy thối đa dạng sinh học biển, đặc
biệt là hệ sinh thái san hô. Phá hoại môi trường sống và làm tuyệt chủng một số loài sinh
vật, hải sản. Làm giảm nguồn lợi từ biển, trữ lượng hải sản giảm.
Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã mất 12% rạn san hô, 48% số rạn san hơ khác đang
trong tình trạng suy thối nghiêm trọng, tập trung chủ yếu ở các vùng có đơng dân cư như
vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung và một số đảo khác.
Các hệ sinh thái biển đang bị khai thác thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa
dạng sinh học. Đến nay, Sách đỏ Việt Nam và danh mục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên thế giới đã ghi nhận khoảng 100 loài sinh vật biển nước ta có nguy cơ đe dọa tuyệt
11


chủng. Một kết quả nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc và một số tổ
chức quốc tế khác cũng cho thấy, hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài
khơi của Việt Nam đã bị khai thác. Trong đó, có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức
hoặc khai thác cạn kiệt, sản lượng đánh bắt giảm đáng kể. Nhiều loài sinh vật biển khác
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
2.3 Hậu quả từ sự cố tràn dầu
Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh
thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các
rạn san hơ. Ơ nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi
phục của các hệ sinh thái.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 1989 đến nay, cả nước có hơn 100 vụ tràn dầu do tai
nạn hàng hải, tràn ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Điển hình như sự cố tràn dầu
tàu Formosa One xảy ra năm 2001 tại vịnh Gành Rái, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Năm 2019, tại khu vực sơng Lịng Tàu, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra
sự cố tràn dầu của tàu Vietsun chở 150 tấn dầu bị chìm, 150m3 dầu FO và 20m3 dầu DO
từ tàu này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực rừng phòng hộ Cần Giờ và các khu vực
nuôi trồng thủy sản.
2.4 Hậu quả từ thủy triều đỏ

Tác hại của thủy triều đỏ tới sinh vật biển vô cùng nghiêm trọng. Tại các khu vực nuôi
trồng thủy hải sản sẽ khiến cho tôm cá chết hàng loạt, phá vỡ hệ sinh thái. Bầu khơng khí
xung quanh cũng khó thở hơn. Bên cạnh đó, trường hợp tảo khơng độc nở hoa và chết đi.
Thì quá trình phân hủy của chúng sẽ hút cạn khí oxy trong nước biển. Khiến cho các động
vật sống ở biển sẽ chết hàng loạt.
VD: vào tháng 6, tháng 7 năm 2014, những lớp bọt biển màu đỏ vàng được phát hiện ở
Hòn Rơm do sự xuất hiện của thủy triều đỏ. Theo đó, xác cá tơm và các loài sinh vật biệt
khác nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Cá tôm chết phân hủy tạo ra mùi hôi thối nặng nề; khiến
cho bầu khơng khí bị ơ nhiễm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở ven biển nước ta có khoảng
70 lồi tảo có thể gây hại. Trong đó, hiện tượng nở hoa của loại tảo Phaeocystis globosa
thường xảy ra ở vùng biển Bình Thuận và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng.
12


CHƯƠNG 3: Nguyên nhân suy thoái tài nguyên biển
3.1 Nguyên nhân tự nhiên
Do sự bào mòn, sạt lở núi.
Sự phun trào của nham thạch xuống dưới biển khiến các sinh vật biển chết, gây biến đổi
nguồn nước.
Khói từ núi lửa bốc lên kéo theo những cơn mưa xuống biển.
Do triều cường dâng cao gây ơ nhiễm dịng sơng.
Hịa tan muối khống với nồng độ cao, trong đó chứa hoạt chất gây ung thư, kim loại
nặng,…
3.2 Nguyên nhân con người
Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ
Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các
lồi lưỡng cư, chim biển, các rạn san hơ ...) của vùng biển - đảo.
Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công
nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
CHƯƠNG 4: Một số biện pháp khác phục suy thoái tài nguyên biển
4.1 Xử lý nguồn nước trước khi thải ra biển
Đối với nước thải, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong đất liền trước rồi sau đó
mới cho nước thải ra ngồi mơi trường biển. Tránh tình trạng khơng xử lý mà xả tràn lan
ra ngồi mơi trường gây ơ nhiễm nguồn biển. Đặc biệt, nước thải từ các khu công nghiệp,
y tế cần phải xử lý cẩn thận, đúng theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.
Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là nguồn gây ô
nhiễm nguồn nước biển rất đáng chú ý. Do đó, nhà nước cần yêu cầu những công ty phải
xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi thải xả ra môi trường. Các doanh

13


nghiệp, cơng ty, nhà máy nên trang bị cho mình một hệ thống xử lí triệt để nguồn nước ơ
nhiễm trước khi thải xã ra ngồi mơi trường
4.2 Bảo tồn hệ sinh thái biển
Bảo vệ, ni dưỡng các lồi sinh vật biển quý hiếm.
Đẩy mạnh kiểm soát các hoạt động khai thác trên biển một cách chặt chẽ. Thường xuyên
tuần tra hoạt động khai thác thủy hải sản của ngư dân.
Xử phạt các trường hợp khai thác lậu, trái pháp luật gây tổn hại tài nguyên biển. Nghiêm
cấm các hành vi sử dụng chất nổ, kích điện trong đánh bắt thủy hải sản.
Đánh giá trữ lượng và giá trị kinh tế của tài nguyên biển để lập ra kế hoạch khai thác, sử
dụng sinh vật biển một cách hợp lí, tránh lãng phí tài nguyên từ nguồn biển.
4.3 Các giải pháp sinh học
Chúng ta cần sử dụng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc
tử thiên nhiên để làm sạch môi trường biển như: vơi, than hoạt tính, gáo dừa…
4.4 Cần xây dựng và áp dụng mạnh mẽ các công cụ kinh tế trong quản lý mơi trường biển
Thu lệ phí ơ nhiễm, lệ phí xả thải, lệ phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính,

thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, ven biển và hải đảo, các quỹ
môi trường và các khoản trợ cấp khác…
Ở nước ta, các quy định về xử phạt tổ chức, công ty, cá nhân gây tác hại đến môi trường
chưa mang tính triệt để cao và cịn tồn tại nhiều bất cập, có nhiều khác biệt và chồng chéo,
một số hành vi vi phạm pháp luật về môi trường còn chưa được nhắc đến hay các vi phạm
đã cố gắng chi tiết hóa nhưng chưa thật sự đầy đủ, tồn diện. Một số địa phương mức độ
xử phạt cịn thấp và còn thiếu quy định về sử dụng các công cụ pháp lý - kinh tế như
những biện pháp hữu hiệu để kiểm sốt và ngăn ngừa ơ nhiễm biển.
4.5 Cần xử lý rác thải trên bờ và dưới biển
Thường xuyên, tích cực thu gom, dọn dẹp vệ sinh rác thải ở trên bờ biển và dưới biển. Vì
mỗi năm, hàng triệu sinh vật biển gặp nạn bởi các loại rác như lưới, dây câu, bao bì, dây
cao su,… có thể quấn vào cơ thể sinh vật biển. Sinh vật bị xiết phải có thể bị thương,
14


nhiễm bệnh, bị ngạt, không thể đi kiếm ăn và chết. Các lồi rùa biển, chim, động vật biển
có vú có thể ăn nhầm rác biển. Chẳng hạn, rùa biển rất hay nhầm rác nhựa là đồ ăn. Các
túi nhựa trơng khá giống sứa biển – thức ăn u thích của rùa biển. Nếu nuốt phải, túi
nhựa sẽ mắc kẹt trong đường tiêu hóa của rùa, khiến chú rùa ln có cảm giác no bụng và
lâu dần sẽ chết vì suy dinh dưỡng. Vì thế hãy hạn chế sử dụng nilon, nhựa, không vứt dây
câu, không xả rác xuống biển để bảo vệ mơi trường biển.
Trích nguồn
1. Hồng Nam (2021). Bảo vệ mơi trường biển: Tình trạng ơ nhiễm ở mức đáng báo động.
Retrieved from Bảo vệ môi trường biển: Tình trạng ơ nhiễm ở mức đáng báo động - Văn
hóa - Xã hội - Cổng thơng tin điện tử tỉnh Thái Nguyên (thainguyen.gov.vn)
2. Tổng cục môi trường (2021). Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo
quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Retrieved from CEM | Công bố Báo cáo hiện trạng môi
trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020
3. Phạm Khải (2021). Rác thải trên biển: Những con số đáng báo động. Retrieved from
Rác thải trên biển: Những con số đáng báo động (baotainguyenmoitruong.vn)


15



×