Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................4
5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................................4
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU.................................................................................4
6.1. Quan điểm hệ thống...........................................................................................................5
6.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ.............................................................................................5
6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh...........................................................................................5
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................5
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN..................................................................................7
1.1. TÀI NGUYÊN.................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................................7
1.1.2. Phân loại Tài nguyên.......................................................................................................7
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc..........................................................................................7
1.1.2.2. Phân loại theo Môi trường thành phần: Được gọi là “Tài nguyên môi trường”,
gồm các loại:..........................................................................................................................7
1.1.2.3. Phân loại theo khả năng phục hồi của Tài nguyên...................................................8
1.1.2.4. Phân loại theo sự tồn tại............................................................................................9
1.1.3. Đánh giá Tài nguyên.....................................................................................................11
1.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG..........................................................................12
1.2.1. Khái niệm......................................................................................................................12
1.2.2. Cơ sở của Phát triển bền vững......................................................................................13
1.2.3. Các chỉ tiêu phát triển bền vững...................................................................................14
1.2.3.1. Chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống: Đó là các chỉ tiêu phát triển con người
(HDI), bao gồm:...................................................................................................................14
1.2.3.2. Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái: Một xã hội được coi là bền vững sinh thái
khi:........................................................................................................................................14
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.......................................................................................16
2.1. BIỂN ĐÔNG..................................................................................................17
2.1.2. Đặc điểm của Biển Đông............................................................................18
2.2. VÙNG BIỂN VIỆT NAM.............................................................................21
2.2.1. Nội thuỷ.........................................................................................................................21
2.2.2. Lãnh hải.........................................................................................................................24
2.2.3. Vùng tiếp giáp lãnh hải.................................................................................................24
2.2.4. Vùng đặc quyền kinh tế................................................................................................25
2.2.5. Vùng thềm lục địa.........................................................................................................25
3.1. TIỀM NĂNG CỦA TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM..............................28
3.1.1. Tài nguyên sinh vật.......................................................................................................28
3.1.1.1. Tài nguyên động vật................................................................................................28
3.1.1.2. Tài nguyên thực vật.................................................................................................33
3.1.2. Tài nguyên khoáng sản..................................................................................................35
3.1.2.1. Dầu mỏ và khí đốt...................................................................................................35
3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản khác...................................................................................37
3.1.3. Tài nguyên du lịch biển.................................................................................................38
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 1 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
3.1.4. Tài nguyên phục vụ giao thông vận tải biển.................................................................39
3.1.5. Tài nguyên năng lượng................................................................................................39
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM...................40
3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản..........................................................................41
3.2.1.1. Hiện trạng đánh bắt hải sản....................................................................................41
3.2.1.2. Hiện trạng nuôi trồng hải sản..................................................................................43
3.2.1.3. Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản............................................44
3.2.2. Ngành khai thác khoáng sản biển.................................................................................45
3.2.2.1. Ngành công nghiệp dầu khí...................................................................................45
3.2.2.2. Khai thác khoáng sản biển......................................................................................48
3.2.2.3. Khai thác năng lượng tái tạo từ biển......................................................................49
3.2.3. Ngành hàng hải..............................................................................................................50
3.2.4. Ngành công nghiệp đóng tàu........................................................................................52
3.2.5. Ngành du lịch biển........................................................................................................54
3.2.6. Nghề làm muối..............................................................................................................56
3.2.7. Các ngành kinh tế biển khác.........................................................................................57
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT
NAM.........................................................................................................................57
3.3.1. Tài nguyên biển Việt Nam nhìn dưới góc độ quản lý môi trường...............................57
3.3.1.1. Ô nhiễm Môi trường ven biển................................................................................57
3.3.1.2. Sinh thái và việc phục hồi sinh thái vùng ngập nước ven biển..............................60
3.3.1.3. Kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái để phát triển bền vững........61
3.3.2. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển.............................................................63
3.3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản............................................................63
3.3.2.2. Ngành công nghiệp dầu khí....................................................................................64
3.3.2.3. Khai thác khoáng sản biển (ngoài dầu khí)............................................................65
3.3.2.4. Ngành hàng hải.......................................................................................................66
3.3.2.5. Ngành công nghiệp đóng tàu biển..........................................................................67
3.3.2.6. Ngành du lịch biển..................................................................................................67
3.3.2.7. Nghề làm muối........................................................................................................68
3.3.2.8. Các lĩnh vực kinh tế biển khác................................................................................69
3.3.3. Hệ thống các giải pháp cho Phát triển bền vững vùng biển Việt Nam........................69
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................73
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 2 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đã từ lâu, con người đã sử dụng các nguồn Tài nguyên của Trái Đất chủ yếu tập
trung vào những vùng đất liền rộng lớn. Tuy nhiên, chúng ta đã quên mất rằng bề mặt
bao phủ của trái đất chủ yếu là nước (71%) và chiếm phần lớn là biển và đại dương.
Về nguồn Tài nguyên thì biển là nơi chứa đựng những giá trị rất đáng kể cho sự
phát triển kinh tế. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể hiểu một cách đầy đủ về các giá trị
của nguồn Tài nguyên biển đóng góp cho nền kinh tế, nhất là dưới dạng Tài nguyên môi
trường.
Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một Quốc gia biển. Vùng biển Việt
Nam rộng hơn 1 triệu km
2
, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Bờ biển Việt Nam dài hơn
3260 km, trung bình 100 km
2
đất liền thì có 1 km đường bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ này
của thế giới). Ven bờ biển có hơn 2.773 hòn đảo lớn nhỏ các loại, với tổng diện tích
1720 km
2
… Tất cả các yếu tố đó đã giúp cho Việt Nam có thế mạnh để phát triển kinh
tế biển một cách hiệu quả.
Chính vì những yếu tố trên nên đã từ xa xưa, biển luôn đóng một vai trò rất quan
trọng trong đời sống của nhân dân Việt Nam và đã được phản ánh ngay trong các truyền
thuyết về thời kỳ dựng nước, giữ nước của lịch sử dân tộc. Xét về cả hai mặt tự nhiên và
kinh tế - xã hội thì biển là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát
triển của đất nước Việt Nam. Chính vì thế, việc nắm vững các nguồn Tài nguyên biển
Việt Nam và có hướng đánh giá, khai thác đúng đắn dựa trên nguyên tắc “Phát triển bền
vững” là một việc làm mang tính chiến lược đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế hiện tại cũng như về lâu dài của đất nước. Từ yêu cầu cấp thiết đó, là một sinh
viên chuyên ngành Sư phạm Địa Lí, qua 4 năm trao dồi kiến thức, được thầy cô nhiệt tình
truyền đạt kiến thức chuyên ngành và những hiểu biết cá nhân của tôi về biển. Với mong
muốn được nghiên cứu, tìm hiểu một cách có khoa học và hệ thống về Tài nguyên biển
Việt Nam, hiện trạng phát triển biển và đưa ra định hướng cho sự “Phát triển bền vững”.
Tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp đại học của mình là: “Tài nguyên
biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu đề tài: “Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững”
sẽ đạt được những mục tiêu sau:
• Đối với cá nhân tôi:
- Hình thành thói quen và tác phong làm việc có khoa học, độc lập, sáng tạo.
Qua đó càng thêm say mê khám phá và nghiên cứu khoa học.
- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp kiến thức qua đọc sách báo. Kỹ
năng xử lý, sắp xếp tư liệu thành một đề tài hoàn chỉnh.
- Củng cố lại những kiến thức chuyên môn và hoàn thiện kiến thức vững
vàng hơn.
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 3 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
- Ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, như sử dụng các chương trình
tin học ứng dụng: Word, Excel, Power point, Internet, Encarta …
• Đối với nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu khái quát về Tài nguyên biển Việt Nam; Hiện trạng khai thác Tài
nguyên biển như thế nào?
- Đưa ra những định hướng chiến lược cho sự phát triển kinh tế biển bền vững.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nằm trong giới hạn của đề tài, đối tượng mà đề tài nghiên cứu là “Tài nguyên
biển Việt Nam”. Từ những hiểu biết về tiềm năng của nguồn Tài nguyên này. Hiện
trạng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những định hướng cho sự phát
triển bền vững nguồn Tài nguyên biển của Việt Nam.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do trình độ bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có giới hạn, nguồn tài liệu
tham khảo liên quan đến đề tài hạn hẹp. Đề tài chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu khái quát
về tìm năng của Tài nguyên biển đối với phát triển kinh tế - xã hội. Hiện trạng khai thác
nguồn tài nguyên này. Từ đó đưa xem xét những vấn đề còn tồn tại dước góc nhìn quản
lý môi trường và đưa ra những giải pháp thiết thực cho sự phát triển kinh tế biển nước
nhà theo hướng “Phát triển bền vững”.
5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Biển là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Vì thế ở Việt Nam đến thời điểm hiện nay cũng đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về lĩnh vực này như: “Chiến lược phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam” của PGS -
TS Bùi Đức Thắng; “Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam - Tiềm năng và triển vọng” của GS
- TS Lê Đức Tố… Ngoài ra còn có rất nhiều tập san, tin tức, báo chí đề cập đến vấn đề
này. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu trên chỉ đi sâu vào những vấn đề cụ thể khác
nhau và tính phổ biến đến người đọc thì còn rất hạn hẹp. Cụ thể tại trường Đại học Cần
Thơ, qua tìm kiếm tôi chưa thấy nhiều tài liệu về lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, tôi nhận thấy rằng chưa có tài liệu nào đánh giá chi tiết về Tài
nguyên biển Việt Nam và định hướng cho sự “Phát triển bền vững”, đó cũng là trở ngại
gây khó khăn cho tôi khi thực hiện đề tài này.
“Phát triển bền vững” hiện nay đang là chủ đề được tất cả các Quốc gia trên thế giới
chú trọng tới. Đối với Việt Nam cũng vậy, tôi nghĩ rằng trong tương lai gần sẽ có rất
nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đề này. Và chắc chắn cũng sẽ có rất nhiều
công trình nghiên cứu về “Tài nguyên biển” và hướng tới “Phát triển bền vững”.
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa lí học là một môn khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn sâu sắc lại vừa
mang tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lí còn mang tính thời đại, nó luôn biến đổi
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 4 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
phù hợp với những khám phá tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đối tượng địa lí luôn có
quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển. Nó tồn tại trong một tổng hợp thể địa lí cụ thể
và có mối tương quan với các yếu tố xung quanh. Nó có thể tác động qua lại với nhau
theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Do đó, để nghiên cứu các đối tượng địa lí một cách
rõ ràng và chính xác, nhằm giải quyết tốt các vấn đề của đề tài này, ta cần dựa trên
những quan điểm sau:
6.1. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm “hệ thống”, địa lí kinh tế học nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ sản
xuất, một trong các mối quan hệ tác động với môi trường xung quanh. Vì vậy khi
nghiên cứu vấn đề này, Tài nguyên biển Việt Nam được xem là một hệ thống kinh tế -
xã hội thống nhất. Tài nguyên biển Việt Nam được xem xét đánh giá trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội và sự tác động hài hòa với các yếu tố môi trường khác. Mối
quan hệ đó sẽ mang lại ý nghĩa tích cực hay tiêu cực.
6.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Địa lí kinh tế - xã hội là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ
kinh tế - xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Dựa trên quan điểm này, chúng
ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của các đối tượng nghiên cứu và các yếu tố xung
quanh, thấy rõ mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa chúng. Thông qua quan
điểm tổng hợp lãnh thổ nét đặc trưng tiêu biểu của “Tài nguyên biển Việt Nam và vấn
đề Phát triển bền vững” sẽ đựợc nêu bật. Chúng ta sẽ xem xét nó trong một chỉnh thể
chung, giải quyết mối quan hệ giữa tiềm năng, sự phát triển với nâng cao chất lượng
cuộc sống và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời tìm ra những mặt tối ưu, những mặt
hạn chế, để định ra những giải pháp cụ thể để “Phát triển bền vững” kinh tế biển nước
nhà.
6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Dù bất cứ một đối tượng địa lí nào cũng có nguồn gốc phát sinh, quá trình tồn tại
và phát triển. Sự phát triển kinh tế nói chung không phải là yếu tố ổn định mà là yếu tố
vận động có mối quan hệ phù hợp. Các biến động đều xảy ra trong những điều kiện địa
lí nhất định và với những xu hướng nhất định. Xu hướng phát triển của chúng là đi từ
quá khứ đến hiện tại và hướng đến tương lai. Với quan điểm lịch sử - viễn cảnh ta sẽ
nhìn thấy đối tượng trong quá khứ, liên hệ đến hiện tại và sau đó phát họa bức tranh
toàn cảnh cho sự phát triển trong tương lai. Với “Tài nguyên biển Việt Nam” quá khứ
đến hiện tại đã được khai thác như thế nào để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Từ đó, chúng ta sẽ có những định hướng như thế nào cho khai thác và bảo
vệ “Tài nguyên biển”, nhằm hướng tới sự “Phát triển bền vững” trong tương lai.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 5 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
- Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: Khi thực hiện đề tài này tôi đã thu thập
nhiều tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau như: Sách, báo, internet… Đồng thời
xử lí các nguồn tài liệu để lựa chọn những thông tin phù hợp nhất.
- Phương pháp thống kê: Qua các nguồn số liệu, các bảng số liệu, xây dựng thành
bảng thống kê để minh hoạ cho bài viết thêm chi tiết.
- Phương pháp phân tích chứng minh: Từ những vấn đề đặt ra trong đề tài. Tôi đã
phân tích rõ ràng và đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho bài viết.
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Đây một phương pháp đặt trưng của địa lí học.
Việc sử dụng các bản đồ - biểu đồ sẽ cụ thể hoá và hình tượng hoá để có thể so sánh
chính xác các vấn đề của đề tài này.
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 6 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. TÀI NGUYÊN
1.1.1. Khái niệm
Tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và
phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này cung
cấp - nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của con
người.
1.1.2. Phân loại Tài nguyên
Hiện nay, nhiều tác giả đưa ra những tiêu chuẩn phân loại Tài nguyên khác nhau,
hay nói cách khác, nếu ta có một tập hợp các tiêu chuẩn phân loại, ta sẽ có một bảng
phân loại Tài nguyên tương ứng. Theo sự nghiên cứu và tổng hợp của các nhà nghiên
cứu của Viện khoa học và kỹ thuật Viêt Nam, Tài nguyên được phân loại như sau:
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc
Chia làm 2 loại:
- Tài nguyên thiên nhiên: Là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình
hình thành và phát triển của tự nhiên và sinh vật. Các dạng vật chất này cung cấp
nguyên - nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển của con người.
- Tài nguyên nhân tạo: Là các loại Tài nguyên do lao động của con người tạo ra:
Nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, đô thị, nông thôn và các của cải, vật chất khác.
1.1.2.2. Phân loại theo Môi trường thành phần: Được gọi là “Tài nguyên môi
trường”, gồm các loại:
- Tài nguyên môi trường đất. Trong đó, lại chia ra:
+ Tài nguyên đất nông nghiệp
+ Tài nguyên đất rừng
+ Tài nguyên đất đô thị
+ Tài nguyên đất hiếm
+ Tài nguyên đất cho công nghiệp: Bao gồm đất làm sành sứ, gốm sứ, đất làm
gạch, ngói, đất sét trộn làm xi mặng …
- Tài nguyên môi trường nước. Trong đó:
+ Tài nguyên nước mặt
+ Tài nguyên nước trong đất: Bao gồm Tài nguyên nước thổ nhưỡng; Tài nguyên
nước ngầm.
- Tài nguyên môi trường không khí:
+ Tài nguyên không gian
+ Tài nguyên ngoài trái đất như mặt trăng, các hành tinh …
- Tài nguyên sinh vật:
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 7 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
+ Tài nguyên sinh vật: Bao gồm Tài nguyên thực vật; Tài nguyên động vật; Tài
nguyên vi sinh vật; Tài nguyên hệ sinh thái cảnh quan.
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Tài nguyên khoáng sản kim loại như: Các mỏ sắt, chì, đồng …
+ Tài nguyên khoáng sản phi kim loại như: Dầu mỏ, khí đốt, than đá, mỏ đá vôi,
đá Granit …
- Tài nguyên năng lượng:
+ Tài nguyên năng lượng địa nhiệt
+ Tài nguyên năng lượng gió
+ Tài nguyên năng lượng mặt trời
+ Tài nguyên năng lượng sóng biển
+ Tài nguyên năng lượng địa áp
1.1.2.3. Phân loại theo khả năng phục hồi của Tài nguyên
- Tài nguyên có khả năng phục hồi (Tài nguyên có thể tái tạo): Là các Tài nguyên
mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục và được con người sử dụng lâu dài như: Rừng, các
loại thuỷ hải sản ở sông hồ, biển, độ phì của đất, nước ngọt… Các Tài nguyên có thể tái
tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của sinh vật vì chúng là nguồn cung cấp
thức ăn liên tục cho sinh vật và cho các nhu cầu cần thiết khác. Đây là các Tài nguyên
không giới hạn.
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại Tài nguyên Môi trường theo khả năng phục hồi
Nguồn: Tài nguyên môi trường và Phát triển bền vững - NXB KH &KT (2006)
- Tài nguyên không có khả năng phục hồi: Gồm các khoáng vật (C, Si, Pb,…) hay
nguyên - nhiên vật liệu (than, dầu mỏ, gas tự nhiên…) được tạo thành trong suốt quá
trình hình thành và phát triển của vỏ Trái Đất. Các Tài nguyên này có một khối lượng
nhất định và hao hụt dần sau khi được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế,
khoa học, kỹ thuật của xã hội loài người. Những Tài nguyên này có giới hạn về khối
lượng.
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 8 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
TNMT có khả năng
phục hồi
TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG
Sinh vật Rừng NướcĐất
TNMT không có khả
năng phục hồi
Đất
chết
K. sản
kim loại
K.sản phi
kim loại
Nhiên liệu
hoá thạch
gas
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
Trong suốt quá trình sống, con người đã quá lạm dụng đến vị trí độc tôn của mình
để can thiệp vào giới tự nhiên, bắt tự nhiên phải quy phục cho những hành động khai
phá của mình. Do đó, trong một số trường hợp, Tài nguyên có khả năng phục hồi sẽ
biến thành Tài nguyên không có khả năng phục hồi. Ví dụ: Đất là Tài nguyên có khả
năng phục hồi nhưng một khi nó đã bị “Đá ong quá”, “Laterite hoá”, “Phèn hoá”… thì
nó sẽ trở thành “Đất chết” và người ta xem đó là Tài nguyên không có khả năng phục
hồi. Vì vậy, có thể nói khái niệm “Tài nguyên có thể phục hồi” và “Tài nguyên không
thể phục hồi” ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thôi.
1.1.2.4. Phân loại theo sự tồn tại
- Tài nguyên hữu hình: Là dạng Tài nguyên hiện diện trong thực tế mà con người
có thể đo lường, ước tính về trữ lượng cũng như tiềm năng khai thác, sử dụng với nhiều
mục đích khác nhau trong cuộc sống. Ví dụ: Tài nguyên khoáng sản, Tài nguyên
nước…; Tài nguyên hữu hình bao gồm: Tất cả các Tài nguyên môi trường như ta kể trên
và bao gồm cả Tài nguyên con người (Tài nguyên nhân lực).
+ Bản thân Tài nguyên hữu hình cũng có sự phân loại tương đối. Bởi vì, sự tồn
tại của dạng Tài nguyên hữu hình này có thể là đầu vào cho dạng Tài nguyên khác. Ví
dụ: Tài nguyên năng lượng, Tài nguyên nước… Là Tài nguyên đầu vào cho Tài nguyên
động vật và Tài nguyên nhân lực (Tài nguyên sức lao động). Xa hơn nữa, con người lại
là Tài nguyên sử dụng mọi dạng Tài nguyên khác.
+ Sự biến đổi của Tài nguyên hữu hình có thể trông thấy và dự đoán được. Ví dụ:
Quan sát về thực trạng phát triển rừng thế giới từ 300 năm nay ta thấy, diện tích che phủ
bề mặt lục địa đã suy giảm một cách đáng kể (từ 47% xuống còn 27%).
+ Tài nguyên hữu hình là nguồn gốc của mọi Tài nguyên vô hình. Mặc dù, các
nguồn Tài nguyên vô hình có sức mạnh khủng khiếp đối với Tài nguyên hữu hình, nhưng
nó không thể không tồn tại trên Tài nguyên hữu hình được. Ví dụ: Có sự tồn tại của con
người mới có sự tồn tại của trí tuệ, văn hoá, sức lao động… Tuy nhiên, sự tồn tại của con
người cũng phụ thuộc sự tồn tại của các nguồn Tài nguyên khác. Do đó, sự tồn tại của Tài
nguyên hữu hình có ý nghĩa quyết định lên sự tồn tại của Tài nguyên vô hình.
- Tài nguyên vô hình: Dạng Tài nguyên mà con người sử dụng cũng mang lại hiệu
quả thực tế cao nhưng nó tồn tại ở dạng “Không trông thấy”.Có nghĩa là, trữ lượng của
dạng Tài nguyên này là bao nhiêu, ở mức độ nào thì con người chưa thể xác định được
mà chỉ thấy được hiệu quả to lớn do dạng Tài nguyên này đem lại mà thôi. Ví dụ: Tài
nguyên trí tuệ, Tài nguyên văn hoá, Tài nguyên sức lao động …
+ Tài nguyên trí tuệ (Tài nguyên chất xám): Con người là một động vật bậc cao,
mọi hành động, mọi cư xử … đều chịu sự chi phối của não bộ, hay nói đúng hơn, hành
vi của con người có được chính là nhờ vào khả năng nhận thức. Tài nguyên trí tuệ là
một dạng Tài nguyên như vậy. Từ khả năng nhận thức mà con người có xu hướng hoạt
động và làm thay đổi các dạng Tài nguyên trong tự nhiên.
Nhận thức là một Tài nguyên của mọi Tài nguyên. Thật vậy, khi xã hội loài người
còn chưa phát triển thì thiên nhiên vẫn còn giữ nguyên bản sắc của nó. Tuy nhiên, kể từ
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 9 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
khi con người biết nhận thức về vị trí độc tôn của mình thì tất cả các loại Tài nguyên
thiên nhiên đều bị khai thác. Con người đã biến đổi tất cả các Tài nguyên khác theo ý
muốn riêng của bản thân mình. Nguồn tài nguyên trí tuệ quyết định đến chiều hướng
biến đổi của các nguồn Tài nguyên khác. Với ý niệm này, con người có hai cách nhận
thức để xử sự với các nguồn Tài nguyên không thuộc Tài nguyên trí tuệ:
Dùng nguồn Tài nguyên trí tuệ để kìm hãm, phá hoại, và gây suy thoái các nguồn
Tài nguyên khác.
Dùng Tài nguyên trí tuệ để bảo vệ các nguồn Tài nguyên khác. Với chủ ý này,
con người đã tạo ra các loại vật chất tổng hợp, trí tuệ nhân tạo… Đây là nhận thức hiệu
quả mà con người có thể thực hiện, nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí tối
thiểu.
Tuy nhiên, khả năng nhận thức của con người cũng hạn chế. Do đó, hành vi của
con người không phải lúc nào cũng đạt đến sự tối ưu. Vì vậy, năng lực quyết định của
trí tuệ lên Tài nguyên thiên nhiên xảy ra không phải lúc nào cũng như mong muốn. Con
người càng văn minh càng tiến cận đến sự tối ưu hoá.
Hình 1.2: Sơ đồ phân loại Tài nguyên theo sự hiện hữu
Nguồn: Tài nguyên môi trường và Phát triển bền vững - NXB KH &KT (2006)
+ Tài nguyên văn hoá: Con người chịu tác động của nền văn hoá nơi họ sinh
sống. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người đều có những quan điểm, nền tảng giá trị,
niềm tin và những hành vi mong đợi… Từ đó, nguồn Tài nguyên văn hoá được xem như
là tất cả những gì làm cho con người thích ứng với môi trường về mặt tinh thần. Nguồn
Tài nguyên văn hoá bị chi phối bởi các yếu tố:
Hành vi của từng cá nhân trong xã hội: Khi từng cá nhân có những cách xử sự
khác nhau lên môi trường sống cũng như lên các nguồn Tài nguyên thiên nhiên khác thì
các cá nhân khác cũng có xu hướng đồng nhất hoá cách xử sự của mình.
Các chuẩn mực: Hành vi của từng cá nhân đối với Môi trường sống của họ có bị
kiểm soát bởi chuẩn mực nào không? Ví dụ: Quốc gia này cho rằng phá rừng là có hại,
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 10 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
TN hữu hình
TÀI NGUYÊN
….
Đất NướcKhoáng chất
TN vô hình
…
TN
sức
lao
động
TN
văn
hoá
TN
Trì
tuệ
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
do đó họ ngăn cấm phá rừng; Tuy nhiên, Quốc gia khác lại cho rằng phá rừng, lấy đất
canh tác, du canh du cư… là một tập tục và cần được duy trì.
Các giá trị khác: Chẳng hạn như sự ủng hộ hay chống đối về cách xử sự của con
người với giới tự nhiên…
Triết lý về niềm tin, tín ngưỡng, cách thức xử sự…
+ Nguồn Tài nguyên sức lao động: Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng “Lao
động là nguồn gốc tạo ra mọi của cải vật chất”. Quả thật, con người khi mới sinh ra,
chính bản thân họ chưa thể hoàn chỉnh được. Do vậy, họ cần phải có những nhu cầu để
tự hoàn thiện bản thân mình. Muốn vậy, họ phải tác động vào giới tự nhiên, bắt tự nhiên
phải cung cấp cho họ những gì họ muốn. Chính lao động đã làm cho con người sống
gần gũi với tự nhiên hơn (sự gắn liền này có thể mang lại lợi ích và cũng có thể gây tác
hại đến tự nhiên). Tuy nhiên, sự liên kết này không tự bản thân nó có được mà phải nhờ
vào sức lao động. Rõ rang, sức lao động cũng chính là một dạng Tài nguyên vô cùng có
giá trị.
1.1.3. Đánh giá Tài nguyên
Người ta có thể đánh giá Tài nguyên theo nhiều cách khác nhau, với những mục
đích khác nhau.
- Giá trị của Tài nguyên được đánh giá cao hay thấp, tốt hay không thật tốt phụ
thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật của thời đại và trình độ nhận thức của từng đối
tượng khác nhau. Vì vậy, cùng một loại Tài nguyên nhưng ở thời nguyên thuỷ được
xem là không cần, không quý, và thậm chí là không có giá trị. Nhưng nếu đến thời đại
chúng ta, khi khoa học kỹ thuật phát triển thì nó trở nên vô cùng có giá trị, thậm chí rất
quý và hiếm. Ví dụ như mỏ Uranium, vào thời nguyên thuỷ người ta chưa biết nó là gì
nên nó không có giá trị gì cả. Nhưng ngày nay, nó là một khoáng sản nguyên liệu rất cần
thiết cho các nhà máy điện nguyên tử, thì nó trở nên rất quý giá; Trong lĩnh vực “Tài
nguyên Môi trường”, một số chất thải ở một xã hội có trình độ khoa học kỹ thuật thấp
thì có thể bị loại bỏ hoàn toàn, nhưng trong một xã hội có trình độ khoa học kỹ thuật
cao, nó lại là nguyên liệu quý giá cho một chu trình sản xuất mới. Ví dụ: Giấy viết xong
như trước đã bỏ nhưng khi có công nghệ tái chế giấy ra đời thì giấy lại trở thành nguồn
nguyên liệu cho công nghệ tái chế giấy hay bìa carton.
- Về mặt kinh tế, người ta cần dựa vào giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá trao đổi
để đánh giá một loại Tài nguyên nào đó.
Đối với Tài nguyên khoáng sản, người ta đánh giá không những dựa vào giá trị
kinh tế mà còn dựa vào hàm lượng và trữ lượng của khoáng sản đó. Từ đó, người ta chia
giá trị Tài nguyên khoáng sản thành:
+ Tài nguyên có giá trị kinh tế cao, Tài nguyên có giá trị kinh tế trung bình, Tài
nguyên có giá trị kinh tế thấp.
+ Tài nguyên quý, không hiếm, như: Tài nguyên không khí, Tài nguyên mỏ vàng,
Tài nguyên văn hoá, Tài nguyên trí tuệ…
+ Tài nguyên hiếm, giá trị không cao lắm, như: Đất hiếm
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 11 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
+ Tài nguyên quý - hiếm: Thông thường, khi một Tài nguyên hiếm thường đồng
thời là Tài nguyên quý. Ví dụ: Một số động vật quý hiếm như: Tê giác, Sao la, Gấu
trúc…
+ Tài nguyên có giá trị trao đổi và Tài nguyên không có giá trị trao đổi. Ví dụ:
Vàng bạc có giá trị trao đổi nhưng Tài nguyên bầu trời, Tài nguyên văn hoá… không có
giá trị trao đổi.
- Giá trị của Tài nguyên còn được hiểu theo nghĩa Tài nguyên của ai? Và Tài
nguyên cho ai?
+ Tài nguyên có thể là của một cá nhân và giá trị của nó trước hết là do người sử
dụng xác định, vì không ai khác ngoài người sử dụng có thể hiểu rõ và có thể đánh giá
đúng thực chất về giá trị của Tài nguyên đó.
+ Tài nguyên có thể là một quần thể, một tập thể người nhất định nào đó mà chỉ
với họ giá trị của Tài nguyên mới được xác định chính xác. Loại này thường là Tài
nguyên tinh thần hoặc là Tài nguyên vật chất đặc biệt.
+ Tài nguyên của toàn thể cộng đồng thế giới: Ví dụ: Bầu trời khí quyển không là
của riêng một ai. Vì vậy, ai làm suy thoái và ô nhiễm Tài nguyên này có nghĩa là làm
suy thoái giá trị Tài nguyên của toàn thể nhân loại.
1.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm “Phát triển bền vững” ra đời rất muộn màng, lần đầu tiên xuất hiện vào
năm 1987 trong báo “Tương lai của chúng ta” của uỷ ban Môi trường và phát triển của
ngân hàng Thế giới (WB). Do đó, cho đến nay chưa có một định nghĩa nào thống nhất
và hoàn chỉnh. Một số khái niệm khoa học Môi trường về “Phát triển bền vững”:
- Tại hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững (2002) tổ chức tại Johannesbug
đã xác định:
“Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí hài hoà
giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và
môi trường.
- Theo tác giả Tatyna P. Soubbotina (không chỉ là tăng trưởng):
“Phát triển bền vững” cũng có thể được gọi bằng một cách khác là phát triển bình
đẳng và cân đối, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mãi, cần cân bằng giữa lợi ích
của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, và thực hiện điều này
trên cả ba lĩnh vực quan trọng có mối liên hệ qua lại với nhau về kinh tế, xã hội và môi
trường.
- Hiên nay, khái niệm về “Phát triển bền vững” của Word Bank được sử dụng
rộng rãi hơn cả:
“Phát triển bền vững là một quá trình phát triển đáp ứng được những nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ sau”
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 12 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
Hình 1.3: Tam giác Phát triển bền vững
Nguồn: www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=94182
1.2.2. Cơ sở của Phát triển bền vững
Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt Tài nguyên môi trường: Đất, nước ngọt,
các thuỷ vực, khoáng sản… Đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng Tài nguyên không tái tạo
lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng.
Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loại động vật, thực
vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lý
phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn Tài nguyên vẫn còn có khả năng
hồi phục.
Hình 1.4: Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường để Phát triển bền vững
Nguồn: www.saga.vn/view.aspx?id=7064
Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ
rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên Trái Đất là có hạn.
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 13 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
Nếu có điều kiện thì duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả năng
chịu đựng của Trái Đất. Phục hồi lại Môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng các
hệ sinh thái.
1.2.3. Các chỉ tiêu phát triển bền vững
Để so sánh, nhận xét, đánh giá mức độ Phát triển bền vững có thể sử dụng một số
chỉ tiêu mang tính định lượng.
Có thể phân thành hai nhóm chỉ tiêu:
1.2.3.1. Chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống: Đó là các chỉ tiêu phát triển con
người (HDI), bao gồm:
- Thu nhập quốc dân tính theo đầu người, biểu thị bằng các chỉ số GDP
- Tuổi thọ bình quân đối với nam giới và nữ giới.
- Học vấn biểu thị bằng tỉ lệ mù chữ, tỉ lệ người có trình độ trung học, Đại học
và trên Đại học.
- Tự do trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
- Chất lượng môi trường, mức độ ô nhiễm nặng, vừa và không ô nhiễm.
Hình 1.5: Tất cả chúng ta cùng chung sức để thực hiện chỉ tiêu Phát triển bền vững
Nguồn: www.phattrienbenvung.co.nr/
1.2.3.2. Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái: Một xã hội được coi là bền vững sinh
thái khi:
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 14 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
- Nó bảo tồn hệ sinh thái phụ trợ cuộc sống và đa dạng sinh học.
- Bảo đảm rằng việc sử dụng Tài nguyên tái tạo được là bền vững và giảm
thiểu việc làm suy thoái Tài nguyên không tái tạo được.
- Nằm trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái phụ trợ.
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 15 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1: Cơ sở lí luận. Đã trình bày khái quát về các vấn đề sau:
- Phần thứ nhất: Đã nêu lên được khái niệm về Tài nguyên. Qua đó đưa ra khá chi
tiết về cách phân loại Tài nguyên ở Việt Nam hiện nay, theo sự nghiên cứu và tổng hợp
của các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tài nguyên được
phân thành nhiều cách và trong mỗi cách được phân thành các loại khác nhau. Tùy theo
mục đích nghiên cứu mà ta chọn cách phân loại phù hợp:
Qua phân loại, thì phần này cũng đưa ra các tiêu chí để đánh giá về Tài nguyên.
Dựa trên những mục đích khác nhau và ở các lĩnh vực khác nhau mà chúng ta có thể
đưa ra sự đánh giá phù hợp nhất.
- Phần thứ hai: Đã nêu lên khái niệm về sự “Phát triển bền vững”, đây là một khái
niệm mới và đang được toàn thế giới quan tâm và hướng tới. Tiếp theo phần này cũng
đã đưa ra các cơ sở của Phát triển bền vững; Đưa ra các tiêu chí cho sự Phát triển bền
vững.
Với phần này đã giải quyết được các vấn đề cơ bản của “Phát triển bền vững”. Từ
những cơ sở lí luận đó, có thể liên hệ đến sự Phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực
có liên quan ở Việt Nam.
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 16 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
2.1. BIỂN ĐÔNG
2.1.1. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí Biển Đông được xác định từ xích đạo 0
0
- 25
0
B và các kinh độ từ 100
0
- 121
0
Đ, thông với biển Java ở phía Nam qua eo Kalimanta, Gaspa với biển Hoa Đông
của Trung Quốc ở phía Bắc eo Đài Loan, thông với Ấn Độ Dương qua eo Malacca và
Thái Bình Dương qua eo Basi.
Hình 2.6: Bản đồ vị trí địa lí biển Biển Đông
Nguồn: www1.agu.edu.vn/teachnet/cms/Dialy/dialy.htm
Biển Đông được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnh thổ là: Việt Nam, Trung Quốc,
Đài Loan, Philippin, Indonesia, Brunei, Maylaisia, Xingapo, Thái Lan và Campuchia.
Theo tính toán sơ bộ vùng Biển Đông có ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng trên 300
triệu dân trong khu vực này.
Vùng biển của Việt Nam trong Biển Đông là phần phía Tây của Biển Đông với
diện tích thuộc chủ quyền của nước ta là khoảng hơn 1 triệu km
2
, lớn gấp 3 lần diện tích
đất liền của nước ta. Ven bờ biển nước ta có hơn 2.773 hòn đảo lớn nhỏ các loại, phân
bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ, với diện tích 1.700 km
2
. Vì vậy, biển gắn bó trực tiếp và ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi
trường của mọi miền đất nước.
Vùng biển Việt Nam trên Biển Đông tiếp giáp với các vùng biển của Trung Quốc,
Philippin, Indonesia, Brunei, Maylaisia và Campuchia…
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 17 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
Nếu trên phần đất nổi nước ta có rừng vàng nuôi sống, chở che cho hàng triệu
người dân Việt thì dưới phần mặt nước trên Biển Đông có biển Bạc, nơi đây có những
nguồn lợi to lớn đã, đang và sẽ được khai thác phục vụ nhu cầu dân sinh, kinh tế của
nước Việt Nam ta.
Vị trí địa lí của vùng Biển Đông tạo cho nước Việt Nam rất nhiều điều kiện
thuận lợi về cả tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Về tự nhiên: Là vùng biển kín nằm trong vùng nội chí tuyến với rất nhiều điều
kiện thuận lợi về tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa… Vì vậy, vùng Biển Đông
có nguồn Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú bao gồm: Tài nguyên sinh vật, Tài
nguyên khoáng sản, Tài nguyên năng lượng… Nếu khai thác tốt các nguồn Tài nguyên
này sẽ góp phần rất to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên về mặt tự nhiên, thì vùng biển nước ta cùng gây
ra nhiều trở ngại tự nhiên có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và đời sống của
người dân Việt như các cơn bão thường xuyên đổ bộ vào nước ta. Hàng năm vùng biển
nước ta phải đón nhận trung bình từ 3 - 4, có năm lên tới từ 8 - 10 cơn bão. Nếu tính các
cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, tính trung bình trong
45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.
- Về kinh tế: Biển Đông nằm trên đường hàng hải quốc tế, nối Thái Bình Dương
với Ấn Độ Dương, cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương. Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều hoạt động
thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Mỗi năm có khoảng 3.850 lượt tàu qua
Biển Đông, tức là trung bình mỗi ngày có hơn 10 lượt tàu qua lại trên Biển Đông.
Vùng Biển Đông của nước ta nằm án ngự trên các tuyến hàng hải và hàng không
huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nhờ đó sẽ thông
thương giữa châu Âu, Tây Nam Á với các nước phát triển mạnh hiện nay ở Đông Á như
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Biển Đông
đóng vai trò là chiếc “Cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện thuận lợi để giao lưu
kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương và toàn thế giới.
Với những thuận lợi trên đây, vùng ven biển và biển Việt Nam sẽ là nơi mở cửa
hội nhập tốt nhất. Với việc xây dựng các cảng biển quốc tế, mở cửa hội nhập Quốc tế,
nền kinh tế nước ta sẽ hướng ra biển. Chúng ta cần phải có những tầm nhìn mang tính
chiến lược để phát triển hành lang kinh tế biển toàn diện từ Bắc vào Nam.
2.1.2. Đặc điểm của Biển Đông
Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc phần Đông Nam Á lục địa, bên bờ
Tây của Biển Đông. Ngoài phần đất liền nước ta còn có một phần chủ quyền trên Biển
Đông với diện tích lớn gấp khoảng 3 lần đất liền. Vì vậy, đặc điểm tự nhiên của vùng
biển nước ta và đặc điểm tự nhiên của toàn vùng Biển Đông có những nét tương đồng.
Về tên gọi là “Biển Đông” vì chủ yếu phần biển nằm về phía Đông của nước ta.
Tên gọi “Biển Đông” đã có ngày từ lâu trong lịch sử của dân tộc ta. Tên gọi “Biển
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 18 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
Đông” theo Địa danh học thì chính là cách gọi theo phương hướng vì phần biển nằm về
phía đông phần lục địa của nước ta. Tên gọi “Biển Đông” là tên của dân tộc Việt Nam,
vùng biển này còn có tên gọi là “Nam Hải” hoặc “Nam Trung Hoa” theo cách gọi của
Trung Quốc. Về tên gọi quốc tế được Liên Hiệp Quốc công nhận vùng biển này là
“South China Sea”. Hiện nay, một số tổ chức phi chính phủ của các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á đang đề nghị đổi tên vùng biển này là “Biển Đông Nam Á” và đang
được sự đồng tình của các Quốc gia trong khu vực này.
Hình 2.7: Bản đồ đồ tự nhiên Biển Đông
Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83n_%C4%90%C3%B4ng
Biển Đông là một biển lớn với diện tích khoảng 3,5 triệu km
2
, lớn nhất trong các
biển ở Đông Nam Á và đứng thứ 2 thế giới, sau biển San Hô ở phía đông Australia. Đó là
một vùng biển ven lục địa, ở trung tâm Đông Nam Á, thuộc bờ tây của Thái Bình Dương.
Biển có hình dạng một lưu vực điển hình với một cửa chính là eo Basi ở tây Thái Bình
Dương và một cửa ra lớn ở biển Java xuống Ấn Độ Dương. Kéo dài theo trục Tây Nam -
Đông Bắc, từ Xingapo đến Đài Loan dài khoảng 3.000 km và chiều rộng cũng khá lớn,
nơi hẹp nhất từ bờ biển Nam Bộ nước ta đến đảo Kalimanta cũng tới 1.000 km. Trong
phần diện tích rộng lớn đó, phần Biển Đông thuộc chủ quyền nước ta là khoảng 1 triệu
km
2
(chiếm khoảng 2/7 diện tích của toàn Biển Đông). Với diện tích rộng lớn như vậy rất
thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 19 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
Nằm trong khu vực Biển Đông - một biển phụ của Thái Bình Dương, biển Việt
Nam là một biển nửa kín do bị bao bọc chung quanh bởi các rìa lục địa. Các đảo và
quần đảo, chỉ ăn thông với Thái Bình Dương qua eo Basi và eo Đài Loan ở phía Bắc;
Một số eo nối với biển Java ở phía Đông Nam và qua eo Malacca nối với Ấn Độ Dương
phía Tây Nam. Hệ quả là các đường biển quốc tế nối liền Nam Á với Đông Bắc Á cũng
như châu Mỹ phần lớn đều đi ngang qua Biển Đông.
Vùng biển Việt Nam có một số tính chất hải văn sau:
- Sóng: Trong Biển Đông gồm hai loại là sóng gió và sóng lừng. Chế độ sóng
phụ thuộc vào hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam, vào điều kiện địa hình đáy biển của
các vịnh và ảnh hưởng của bão. Sóng thường đạt khoảng 2 - 3 m về độ cao và 6 - 7 giây
về chu kỳ, đủ để gây ra xói lở đường bờ.
- Thủy triều: Trong Biển Đông rất phức tạp với sự biểu hiện đồng thời của 4 loại
thuỷ triều khác nhau trên những đoạn bờ biển khác nhau. Chế độ nhật triều đều ở các
đoạn Hòn Gai - Đồ Sơn, vịnh Thái Lan; Nhật triều không đều ở các đoạn Nam Côn Sơn
- Hà Tĩnh, Quảng Nam - Nam Trung Bộ, vịnh Thái Lan; Bán nhật triều không đều ở
Quảng Bình - Quảng Trị; Bán nhật triều đều ở Nam Trung Bộ - Cà Mau và rõ nét nhất
là tại vùng biển Thừa Thiên - Huế.
Sóng và thuỷ triều là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các cửa
sông hình phễu của nước ta, các hiện tượng xói lở và bồi tụ đường bờ, các lạch triều và
bãi triều, các quần xã thực vật ngập mặn …
- Các hải lưu: Trong Biển Đông cũng đổi hướng theo mùa. Mùa Đông theo
hướng Đông Bắc - Tây Nam và mùa hè theo hướng ngược lại. Đồng thời lúc nào cũng
xuất hiện dòng nghịch lưu giữa biển và bị chỉnh lại một phần do địa hình và đáy biển
ven bờ vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Biển Đông có vùng thềm lục địa rộng lớn vào loại nhất Thế giới. Về cơ bản thềm
lục địa Việt Nam được chia thành 3 khu vực: Khu vực phía Bắc được tính từ vịnh Bắc
Bộ xuống đến vĩ tuyến 16
0
Bắc, khu vực Trung Bộ từ vĩ tuyến 16
0
Bắc đến 10
0
30’ Bắc
(Phan Thiết), khu vực phía Nam gồm phần còn lại cho tới vịnh Thái Lan. Thềm lục địa
Biển Đông nước ta rộng và không sâu, độ sâu không quá 100 m, dưới đó là kho Tài
nguyên giàu có về dầu mỏ và khí đốt trong các bể Hoàng Sa, Trường Sa, bể Sông Hồng,
bể Phú Khánh, bể Nam Côn Sơn, bể Cửu Long, bể Mã Lai v.v.. Mặt khác, thềm lục địa
Việt Nam còn rất giàu có về Tài nguyên sinh vật, trong đó khu vực phía Nam chiếm
62% khả năng khai thác cá, 72% tôm và 42% mực của cả nước. Ngoài ra, vùng Biển
Đông nước ta còn rất nhiều nguồn Tài nguyên có giá trị khác như Tài nguyên khoáng
sản, Tài nguyên phục vụ hàng hải, là một kho muối vô cùng phong phú…
Trong Biển Đông có 2 vịnh lớn:
- Vịnh Bắc Bộ rộng khoảng 150.000 km
2
- Vịnh Thái Lan rộng khoảng 462.000 km
2
Trên vùng biển Việt Nam có hàng ngàn đảo lớn nhỏ, tập trung trong vùng nội thuỷ
thuộc vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan (hệ thống đảo ven bờ) và 2 quần đảo san hô lớn
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 20 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hệ thống đảo ven bờ của
nước ta có tổng diện tích là 1.720 km
2
.
Nếu hệ thống đảo vùng biển của nước ta có vai trò và vị trí mang ý nghĩa quyết
định trong chiến lược về Biển Đông của nước ta, là cơ sở về mặt lãnh thổ và pháp lý để
xác định vùng biển của Việt Nam thì hệ thống đảo ven bờ Việt Nam nằm trong mối
quan hệ mật thiết với toàn bộ dãy duyên hải, tạo ra một khối thống nhất cả về hoạt động
kinh tế, phân công lao động, cũng như về mặt đảm bảo an ninh quốc phòng. Nó còn làm
cầu nối phát triển kinh tế biển và là căn cứ hậu cần trên Biển Đông, trên mặt trận giữ an
ninh chủ quyền vùng biển trong phương hướng xây dựng nước ta: “Trở thành nước
mạnh về biển. Đó là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam…” (Nghị quyết số 03 của Bộ
Chính Trị).
Hệ thống đảo ven bờ có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác Tài nguyên vùng biển
và thềm lục địa. Đặc biệt đối với các khu vực tập trung nhiều loại Tài nguyên biển và
thềm lục địa như: Dầu khí, các loại khoáng sản khác, sinh vật biển cũng như khai thác
tiềm năng giao thông vận tải biển. Tài nguyên du lịch biển như các đảo thuộc vùng biển
Quảng Ninh - Hải Phòng, các đảo thuộc vùng biển Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ từ
Phú Quốc đến Hòn Khoai, các đảo vùng biển Tây Nam Bộ thuộc Kiên Giang và Bạc
Liêu, Cà Mau.
Trên đây là những nét khái quát nhất về vùng biển Việt Nam với những đặc
trưng cơ bản về vị trí địa lí, các yếu tố tự nhiên như sóng, thuỷ triều, hải lưu, thềm lục
địa và hệ thống các đảo và quần đảo… Việc nghiên cứu các yếu tố này có quan hệ mật
thiết với các hoạt động kinh tế ven bờ và trên biển. Đặc biệt là các lĩnh vực giao thông
vận tải biển, đánh bắt thuỷ hải sản và khai thác dầu khí, cũng như vấn đề bảo vệ Môi
trường sinh thái biển trong chiến lược khai thác và “Phát triển bền vững” các nguồn Tài
nguyên biển Việt Nam.
2.2. VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Theo tuyên bố ngày 12-11-1982 của chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và
theo luật Biên giới quốc gia năm 2003 (căn cứ theo Công ước Quốc tế về luật biển của
Liên Hiệp Quốc năm 1982), đã xác định vùng biển thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam
bao gồm các bộ phận:
2.2.1. Nội thuỷ
Vùng nội thuỷ của nước ta là toàn bộ vùng nước và đường thuỷ trong phần đất
liền, và được tính từ đường cơ sở mà nước ta đã xác định vùng lãnh hải của mình trở
vào. Trong vùng nội thuỷ này, nước ta có quyền thực hiện chủ quyền hoàn toàn tuyệt
đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Diện tích lãnh thổ đất liền của nước ta là
331.212 km
2
(Niên giáp thống kê năm 2006). Nếu tính đến đường cơ sở thì tổng diện
tích đất liền và vùng nội thuỷ là khoảng 560.212 km
2
. Tàu thuyền nước ngoài không có
quyền tự do đi qua vùng nội thuỷ, kể cả đi qua lại. Nếu muốn đi vào vùng nội thuỷ thì
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 21 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
tàu thuyền nước ngoài phải xin phép cơ quan có thẩm quyền và chỉ được đi lại đúng
hành trình đã cho phép.
Vùng nước nội thuỷ bao gồm: Các vùng nước phía trong đường cơ sở; Vùng nước
cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình
thiết bị thường xuyên là các bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.
Hình 2.8: Các vùng biển theo luật biển quốc tế
Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%99i_th%E1%BB%A7y
Hình 2.9: Các vùng biển Việt Nam chiếu theo luật biển quốc tế
Nguồn: www.phapluat.vn
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 22 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
• Đường cơ sở: Là đường ranh giới trong của lãnh hải và là ranh giới ngoài của
nội thuỷ. Theo tuyên bố ngày 12-11-1982 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam,
đường cơ sở giới hạn nội thuỷ và dùng để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển
khác của nước ta là một đường gấp khúc gồm 10 đoạn thẳng nối liền các điểm từ O đến
A11, có các toạ độ như sau:
Bảng 2.1: Hệ thống đường cơ sở của Việt Nam dùng để xác định các vùng biển chủ
quyền
Điểm Vị trí địa lí Vĩ độ (B) Kinh độ
(Đ)
Khoảng cách
đến đường bờ
biển
(hải lí)
O
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
A8
A9
A10
A11
- Nằm trên ranh giới phía Tây
Nam của vùng nước lịch sử của
nước CHXHCN Việt Nam và
Campuchia.
- Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ
Chu tỉnh Kiên Giang.
- Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam
Hòn Khoai tỉnh Cà Mau.
- Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tại Hòn Bông Lang, Côn Đảo
- Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo.
- Tại Hòn Hải (nhóm đảo Phú
Quý) tỉnh Bình Thuận.
- Tại Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa.
- Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên.
- Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Bình
Định.
- Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi.
- Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
9
o
15’0
9
o
15’0
8
o
22’8
8
o
37’8
8
o
38’9
8
o
39’7
9
o
58’0
12
o
39’0
12
o
53’8
13
o
54’0
15
o
23’1
1
7
o
10’0
103
0
27’0
103
0
27’0
104
0
52’4
106
0
37’5
106
0
40’3
106
0
42’1
109
0
05’0
109
0
28’0
109
0
27’2
109
0
12’0
109
0
09’0
107
0
20’0
56
56
12
52
53
53
74
0,5
0,0
14
15
25
Nguồn: www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB5/phai.pdf
Theo tuyên bố trên, nước ta chưa công bố đường cơ sở của hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, mà mới công bố đường cơ sở ven bờ lục địa. Ngay các điểm đầu và điểm
kết thúc của đường cơ sở cũng chưa xác định. Vì các điểm này phụ thuộc vào việc xác
định đường biên giới của nước ta với các nước láng giềng Trung Quốc và Campuchia
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 23 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
thông qua thương lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền Quốc gia
của mỗi nước, tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau.
Hình 2.10: Những đường cơ sở của duyên hải Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982
Nguồn: anhduong.net/biendong/BienDong8_files/image012.jpg
2.2.2. Lãnh hải
Nước ta đã tuyên bố lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lí (1 hải lí bằng 1852m), ở phía
ngoài đường cơ sở. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải chính là biên giới trên biển của
nước ta. Lãnh hải Việt Nam bao gồm lãnh hải đất liền, lãnh hải của đảo và lãnh hải của
quần đảo.
Lãnh hải được xem như một bộ phận hữu cơ của lãnh thổ quốc gia. Trên đó, nước
ta có thể thực hiện những thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế
quan, đánh cá, khai thác Tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống ô nhiễm như trên lãnh
thổ đất liền của mình. Tuy nhiên trên lãnh hải, tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại
không gây hại.
2.2.3. Vùng tiếp giáp lãnh hải
Đây là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí, hợp với lãnh
hải thành vùng biển rộng 24 hải lí. Vùng tiếp giáp lãnh hải không là vùng biển thuộc
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 24 - SVTH: QUAN VĂN ÚT
Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững
chủ quyền quốc gia, nhưng cũng không phải là vùng biển cả. Nó là một phần của vùng
đặc quyền kinh tế và có quy chế đặt biệt.
Tuyên bố 77 quy định vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam được kiểm soát
nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế quan, thuế khoá, và nhằm
bảo đảm sự tuân thủ các quy định về y tế, di cư và nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh
hải Việt Nam. Pháp luật Việt Nam cũng chưa quy định về việc trục vớt hiện vật có tính
lịch sử và khảo cổ trong vùng tiếp giáp lãnh hải.
2.2.4. Vùng đặc quyền kinh tế
Đây là vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Chiếu theo công ước quốc
tế về luật biển (1982 và 1994), Việt Nam có chủ quyền trên một diện tích khoảng 1 triệu
km
2
. Ở vùng biển này, nước ta có quyền hoàn toàn riêng biệt về mặt kinh tế, như: Có
chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các Tài nguyên
thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước ở đáy biển và trong lòng đất dưới
đáy biển của vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam; Có các quyền và thẩm quyền
riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho thăm dò và khai thác cùng đặc quyền về
kinh tế nhằm mục đích kinh tế; Có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học biển
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; Có thẩm quyền riêng biệt trong việc thiết
lập, lắp đặt và sử dụng các công trình, các đảo nhân tạo; Có thẩm quyền riêng biệt về
bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường biển.
2.2.5. Vùng thềm lục địa
Thềm lục địa của Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc
phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của lục địa Việt Nam cho đến bờ ngoài của
rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài rìa của lục địa cách đường cơ sở chưa đến 200 hải lí, thì
thềm lục địa được mở rộng ra đến 200 hải lí kể từ đường cơ sở. Nhà nước Việt Nam có
chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả Tài nguyên
thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
Các đảo và quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền Việt Nam đều có lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Dọc theo bờ biển nước ta hiện nay có hàng nghìn
đảo lớn nhỏ, nhưng tập chung nhiều nhất ở vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải
Phòng (vịnh Bắc Bộ); các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau thuộc vùng biển Tây Nam nước ta
(trong vịnh Thái Lan). Có nhiều đảo nằm một mình như đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng),
đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), hoặc cụm đảo Cô Tô, quần đảo Thổ Chu… Nhiều huyện đảo
có dân cư khá đông như đảo Phú Quý, huyện đảo Phú Quốc. Cách bờ tương đối xa từ
170 đến 250 hải lí là huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (tỉnh
Khánh Hoà). Việc khẳng định chủ quyền của nước ta với các đảo và quần đảo này còn
là cơ sở để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển và thềm lục địa
quanh đảo.
Để phục vụ phát triển kinh tế biển và giữ vững an ninh chủ quyền trên các vùng
biển, đến nay nước ta đã ký kết một số thỏa thuận trên biển với các nước láng giềng:
GVHD: THS.GVC. LÊ ĐÌNH QUẾ - 25 - SVTH: QUAN VĂN ÚT