Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Ảnh Hưởng Của Đô La Hoá Đến Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Hoá Của Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.19 MB, 105 trang )

LV.ThS

4941


W

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC D Â N

ĐẠI HỌC KTQD
TT. THƠNG TIN THƯ VIỆN

PHỊNG LUẬN ÁN ■T ư LIỆU

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

ẢNH HUỦNG CỦA BƠ LA HỐBẾN HBẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÚA CỦA VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ BÌNH

ins. kdtJ

HÀ NỘI, NĂM 2010
m


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Ảnh hưởng của đơ ỉa hố
đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam” là một kết quả của
quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc.
Các sô liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đuợc
trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố, các website,...
Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và
quá trình nghiên cứu thực tiễn.

Hà Nội, thảng 08 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Vân Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và
ngồi trường.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Như Bình Khoa Thương Mại & Kinh Tố Quốc Te - Trường Đại học Kinh tế quốc
dân Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu
khoa học và hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Thương Mại &
Kinh Te Quốc Tế và Viện Sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế quốc
dân Hà Nội, cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi nghiên cứu và hồn thành đề tài.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã
quan tâm, động viên và giúp đỡ cho tơi hoàn thiện việc nghiên cứu đề tài.


Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Vân Anh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lịi cam đoan
Lịi cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
Tóm tắt luận văn
Lòi mở đầu
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN c ơ BẢN VÈ ĐƠ LA HĨA VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƠ LA HĨA ĐÉN XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐƠ LA HĨA.................................. 4
1.1.1. Khái niệm đơ la hóa..................................................................

4

1.1.2. Các hình thức đơ la hố...............................................................

5

1.2. NGUN NHÂN CỦA ĐƠ LA HĨA....................................................... 7
1.2.1. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods và đơ la hóa............................................. 7
1.2.2. Vị trí của đồng đô la trong hệ thống tiền tệ thế giới và đơ la hóa................10
1.2.3. Nền kinh tế thị trường và đơ la hóa.......................................................... 13
1.2.4. Tâm lý người dân và khả năng chuyển đổi của đồng bản tệ ....................... 13

1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA DO LA HOA ĐÉN XUẤT NHẬP KHẨU...............13
1.3.1. Ảnh hưởng của đơ la hóa đến kinh tế ........................................................ 13
1.3.2. Ảnh hưởng của đơ la hóa đển xuất khẩu.....................................................16
1.3.3. Ảnh hưởng của đơ la hóa đến nhập khẩu....................................................18
CHƯƠNG 2. THựC TRẠNG ĐƠ LA HỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NĨ
ĐÉN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
2.1. THựC TRẠNG ĐƠ LA HĨA Ở VIỆT NAM VÀ NGUN NHÂN....... 20
2.1.1. Thực trạng đơ la hóa tại Việt Nam........................................................... 20
2.1.2. Ngun nhân đơ la hóa ở Việt Nam.......................................................... 27


2.2. T H ự C TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT N A M ..........................31

2.2.1. Giá trị và tổc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu ........................................... 31
2.2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu..............................................................35
2.2.3. Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu.................................................... 42
2.2.4. Xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế và theo nhóm hàng...........................45
2.2.5. Tình trạng nhập siêu............................................................................... 48
2.3. TH Ự C TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ LA HOÁ ĐÉN HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM .....................................................49

2.3.1. Đơ la hóa và tỷ giá hối đối...................................................................... 49
2.3.2. Ảnh hưởng của đơ la hóa đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam..... 51
CHƯ ƠNG 3. GIẢ I PH ÁP KHẮC

PHỤC

TÌNH

TRẠNG ĐƠ LA HỐ


NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
3.1. TR IỂN VỌNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM ......63
3.2. G IẢ I PH Á P KHẮC PH ỤC TỈN H TRẠNG ĐÔ LA HÓA VÀ KIÉN
N G H Ị................................................................................................................................. 66

3.2.1. Các giải pháp khắc phục tình trạng đơ la hóa ở Việt Nam........................ 66
3.2.2 Kiến nghị với nhà nước............................................................................73
KÉT LUẬN.......................................................................................................................80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VN

Việt Nam

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NK

Nhập khẩu

XK


Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 - Tình hình đơ la hóa Việt Nam giai đoạn 2002 - 2009..........................21
Bảng 2.2 - Tình hình đầu tư nước ngồi vào Việt Nam giai đoạn 2006-2009........ 23
Bảng 2.3 - Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2010..... 37
Bảng 2.4 - Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực (KV) kinh tế .............. 45
Bảng 2.5 - Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực (KV) kinh tế.............. 46
Bảng 2.6 - Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng............................... 47
Bảng 2.7 - Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng.............................. 47
Bảng 2.8 - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đang áp dụng...................................................77
Hình 2.1 - Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam..................................................... 25
Hình 2.2 - Tình hình xuất nhập khẩu từ đầu năm 2010........................................ 33
Hình 2.3 - Kim ngạch XNK đồ gỗ 5 tháng đầu năm giai đoạn 2008 - 2010..................41
Hình 2.4 - Diễn biển kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ qua các tháng (triệu USD).... 42
Hình 2.5 - Thâm hụt thưong mại giữa Việt Nam và một số quốc gia năm 2009............ 55
Hình 2.6 - Quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu.......................56
Hình 2.7 - Tỷ giá thực tế, tỷ giá danh nghĩa và nhập siêu (1992-2009)................. 61


||

=
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC D Â N
----------- <^>rà^CQỊ«é>oié>-----------


NGUYỄN THỊ VÂN ANH

ẢNH HƯỞNG CỦA DƠ LA HỐDẾN HOẠTDỘNG
XUắT NHẬP KHẨU HÀNG HÚA CỦA VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

TÓM TẮT LUẬN VÃN THẠC SỸ

HÀ NỘI, NĂM 2010

ffl


1

LỜI MỎ ĐÀU
Ngược với cảnh đồng USD trồi sụt trên thị trường thế giới, sự hấp dẫn quá
mức của đồng USD tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là ở thị trường tự do đang
cảnh báo nguy cơ đô la hóa. Tại sao người dân Việt Nam thích sử dụng USD trong
thanh toán và cất giữ? Muốn lý giải được, phải đi ngược về 20 năm trước. Những cú
sốc về tiền tệ khiến người dân có cảm giác quá rủi ro khi cất giữ VND. Cộng vào đó
là những thời kỳ lạm phát phi mã, làm VND càng thêm mất giá nhanh. Hơn nữa, chỉ
số VND/USD đang ngày càng tăng khiến mọi người thêm ngần ngại trong việc
chuyển từ ngoại tệ sang VND. Người ta thích dùng USD khơng chỉ vì tính ổn định
mà cịn vì sự gọn nhẹ và tiện dụng của nó.
Khơng chỉ có người dân ưa chuộng USD, ngay cả các ngân hàng thương mại
cũng có hiện tượng này. Nhiều ngân hàng có dấu hiệu nghịch lý về đồng USD, biểu
hiện qua hiện tượng “thiếu tiền, thừa vốn”. USD thừa nhưng thiếu trầm trọng euro,
NDT, Yên Nhật - đồng tiền của các đối tác thương mại đang chiếm tỉ trọng lớn

trong cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Trong khi đó, nguồn ngoại tệ ở Việt Nam khơng ngừng tăng nhanh, đặc biệt
là USD vì trong q trình phát triển, ngoại tệ từ kiều hói, đầu tư từ nước ngồi, viện
trợ, thu từ xuất khẩu... khơng ngừng 0 ạt đổ về, buộc Việt Nam phải đứng trước tình
trạng đơ la hóa ngày càng trầm trọng.
Bên cạnh việc làm mất chủ quyền về tiền tệ, đơ la hố còn làm cho thị trường
ngoại hối kém phát triển do các quan hệ vay - trả bàng ngoại tệ sẽ lấn át các quan hệ
mua bán ngoại tệ. Đô la hoá làm giảm khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ, tạo
điều kiện cho buôn lậu phát triển, ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất trong nước. Nhà
nước không những thất thu về thuế mà còn mất cả nguồn thu từ việc phát hành đồng
nội tệ. về dài hạn, đô la hố có những tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tể
bền vững do nó làm giảm chất lượng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, giảm
hiệu quả của chính sách tỷ giá, tạo ra nguy cơ mất an toàn hệ thống ngân hàng.


11

Một nền kinh tế bị đơ la hố cao càng dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn với
những thay đổi liên quan đến đồng ngoại tệ phụ thuộc trên thế giới, cũng như các cú
sốc kinh tế như sự dao động của giá dầu, thép... ngành xuất khẩu sẽ chịu tác động
trực tiếp trước tiên. Chẳng hạn, giá cà phê giảm mạnh, xuất khẩu cũng giảm, kéo
theo nền kinh tể phát triển chậm lại.
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt, khơng thể phủ nhận mặt tích cực của
đơ la hố trong nền kinh tế Việt Nam. Một trong số đó là giúp thu hút đầu tư nước
ngồi, tăng nguồn cung ngoại tệ - nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam giải quyết
được phần lớn các nhu cầu về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng. Đô la hố có thể là yếu
tố thu hút khách du lịch, kiều hối, tạo thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi bằng
ngoại tệ...
Như vậy, đơ la hóa là tình trạng khó tránh khỏi đối với những nước có xuất
phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và từng bước hội nhập

như Việt Nam. Xóa bỏ đơ la hóa khơng phải là phủ định tất cả vì cũng giống như
lạm phát, phải duy trì ở mức độ phù hợp và ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Chúng ta phải chấp nhận sự hiện diện của đơ la hóa trên cơ sở kiềm chế, khai thác
mặt lợi, hạn chế mặt tiêu cực...
Vậy việc kiềm chế, khai thác mặt lợi, hạn chế mặt tiêu cực của đô la hố là
vấn đề vơ cùng cấp bách hiện nay. Vậy việc kiềm chế, khai thác mặt lợi, hạn chế
mặt tiêu cực của “đơ la hố” là vấn đề vơ cùng cấp bách hiện nay. Do vậy tác giả đã
chọn đề tài: “Ảnh hưởng của đơ la hố đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam ”, cho luận văn thạc sỹ của mình.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng
biểu, sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
C hương 1: N h ữ ng vẩn đề lý luận c ơ bản về đơ la hóa và ảnh hư ởng của đơ
la hóa đến xu ấ t nhập khẩu
C hương 2: Thực trạng đơ la hóa và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xu ấ t
nhập khẩu hàng hóa của Việt N am


Ill

Chương 3: Giải pháp khắc phục tình trạng đơ la hóa nhằm thúc đẩy xuất
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN c ơ BẢN VÈ ĐƠ LA HĨA VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƠ LA HĨA ĐÉN XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐƠ LA HĨA
Trong mục này, tác giả đưa ra lý luận chung của đơ la hóa: khái niệm, phân
loại đơ la hóa theo hình thức và theo phạm vi.
Trước hết, tác giả đưa ra khái niệm của đơ la hóa: Đơ la hố (dollarization)
có thể hiểu một cách thơng thường là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử
dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng nội tệ trong toàn bộ hoặc một số chức
năng tiền tệ, thì nền kinh tế đó bị coi là đơ la hố tồn bộ hoặc một phần. Bất kỳ

một ngoại tệ nào (như USD, EUR, JPY) có khả năng thay thế đồng nội tệ cũng dẫn
đến hiện tượng đơ la hóa. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, nói đến đơ la hóa,
người ta chỉ nghĩ đến một đồng tiền duy nhất đó là đơ la Mỹ (USD). Mặc dù hệ
thống tiền tệ Bretton Woods đã sụp đổ nhưng từ lâu USD đã trở thành phương tiện
thanh toán quốc tế mà khơng có đồng tiền nào có thể thay thế được. Mặt khác, Mỹ
luôn lợi dụng sự lớn mạnh của nền kinh tế để gây sức ép với nhiều quốc gia trên thể
giới, đặc biệt là với những hệ thống tiền tệ chưa “hoàn thiện” như ở các nước đang
phát triển.
Căn cứ vào hình thức, đơ la hóa được thể hiện dưới 3 hình thức sau:
a)

Đơ la hóa thay thế tài sản: Thể hiện qua tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng

phương tiện thanh toán (FCD/M2). Theo IMF, khi tỷ lệ này trên 30% thì nền kinh tế
đó được coi là có tình trạng đơ la hóa cao, tạo ra các lệch lạc trong điều hành tài
chính tiền tệ vĩ mơ. Nhìn chung đối với nền kinh tế chuyển đổi, tỷ lệ đơ la hóa hiện
nay bình qn là 29%.


IV

b) Đơ la hóa phương tiện thanh tốn: Là mức độ sử dụng ngoại tệ trong
thanh toán. Với nền kinh tế sử dụng lượng tiền mặt quá lớn trong lưu thơng như
Việt Nam thì các giao dịch thanh tốn bất hợp pháp bằng ngoại tệ rất khó kiểm sốt.
c) Đơ la hóa định giá, niêm yết giá: Là việc niêm yết, quảng cáo, định giá
bằng ngoại tệ.
Căn cứ vào phạm vi, đơ la hố được phân ra làm 3 loại: đơ la hố khơng
chính thức (unofficial Dollarization), đơ la hố bán chính thức (semiofficial
dollarization), và đơ la hố chính thức (official dollarization)
a) Đơ la hố khơng chính thức: là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng

rãi trong nền kinh tế, mặc dù khơng được quốc gia đó chính thức thừa nhận.
b) Đơ la hố bán chính thức: là những nước có hệ thống lưu hành chính thức
hai đồng tiền: đồng ngoại tệ và đồng nội tệ.
c) Đô la hố chính thức (hay cịn gọi là đơ la hố hoàn toàn) xảy ra khi đồng
ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa là đồng ngoại tệ
không chỉ được sử dụng họp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân, mà còn
hợp pháp trong các khoản thanh tốn của Chính phủ.
1.2. N G U Y Ê N N H Â N C Ủ A Đ Ơ L A H Ĩ A

Đơ la hố là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước
chậm phát triển. Đô la hố thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao,
sức mua của đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm các cơng cụ dự trữ giá trị
khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín và đồng đơ la đã đáp ứng được yêu
cầu này. Song song với chức năng làm phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồng đô
la sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanh toán hay
làm thước đo giá trị.
Trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế
kinh tế thị trường mở cửa; q trình quốc tể hố giao lưu thương mại, đầu tư và hợp
tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước, nên


V

trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đon vị tiền tệ thế giới để
thực hiện một số chức năng của tiền tệ. Đơ la hố ở dây có khi là nhu cầu, trở thành
thói quen thơng lệ ở các nước.
Mức độ đơ la hố ở mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển
nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình độ phát triển của hệ thống
ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi của
đồng tiền quốc gia. Những yếu tố nói trên ở mức độ càng thấp thì quốc gia đó sẽ có

mức độ đơ la hố càng cao.
1.3. Ả N H H Ư Ở N G C Ủ A Đ Ô L A H O Á Đ Ế N X U Ấ T N H Ậ P K H Ẩ U

Trước hết, tác giả đề cập đến ảnh hưởng của đơ la hóa đến nền kinh tế nói
chung, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực như là: Tạo một cái van giảm áp lực đối
với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phát cao, bị mất cân đối và các điều kiện
kinh tế vĩ mô không ổn định hay tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và
khả năng hội nhập quốc tế, hạ thấp chi phí giao dịch, thúc đẩy thương mại và đầu
tư, thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức... thì
đơ la hóa cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đối với việc hoạch định các chính sách
kinh tế vĩ mơ, làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ và làm mất đi
chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng của các ngân
hàng.
Trong mục 1.3.2 và 1.3.3, tác giả trình bày việc thơng qua biến động tỷ giá,
đơ la hóa đã có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên hoạt động xuất nhập khẩu.
Anh hưởng của đơ la hóa đến xuất khẩu
- Những ảnh hưởng tích cực của đơ la hóa đổi với xuất khẩu
Khơng phải chịu áp lực vì rủi ro tỷ giá: tại một quốc gia bị đơ la hóa hồn
tồn, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ khơng cịn lo ngại về vấn đề biến động tỷ giá
nếu thanh tốn bằng đồng đơ la. Như vậy sẽ giảm bớt được chi phí dự phòng rủi ro
tỷ giá trong hoạt động kinh doanh, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.


VI

Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế.
Như vậy, đây cũng là cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng quy mơ sản
xuất, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu.
Khi đồng bản tệ mất giá so với đồng đô la sẽ giúp giá cả hàng hóa xuất khẩu
giảm đi đáng kể, như vậy sẽ kích thích xuất khẩu

- Những ảnh hưởng tiêu cực
Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng
tiền, thì quốc gia bị đơ la hố sẽ khơng cịn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của
khu vực xuất khẩu thơng qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đối.
Ngồi ra, xuất khẩu còn chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Mỹ,
như trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính tại là trầm trọng nhất trong 100
năm trở lại đây và sẽ có tác động gián tiếp tới doanh nghiệp xuất khẩu. Luồng vốn
trên thế giới đã bị hạn chế hơn rất nhiều và thị trường chửng khoán toàn cầu chao
đảo.
Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều. Mỹ hiện là
thị trường xuất khẩu lớn của nhiều quốc gia. Các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc,
giày da, cá ba sa và cà phê vào nước này cần thích nghi với những thay đổi có thể
xảy ra. Tình trạng tương tự cũng có với các mặt hàng xuất khẩu cao cấp. Do vậy
nêu doanh nghiệp xuất khẩu các quốc gia khơng sớm thích nghi với những thay đổi
thì rất dễ dẫn đến phá sản, một số doanh nghiệp đang "găm" vốn trong các ngành
nghề không phải sở trường của mình cần rút khỏi các khoản đầu tư dễ có rủi ro này.
Anh hưởng của đơ la hóa đến nhập khẩu
- Những ảnh hưởng tích cực
Cũng giống như với xuất khẩu, tại một quốc gia bị đơ la hóa hồn tồn, các
doanh nghiệp nhập khẩu sẽ khơng cịn lo ngại về vấn đề biến động tỷ giá nếu thanh
tốn bằng đồng đơ la. Như vậy sẽ giảm bớt được chi phí dự phịng rủi ro tỷ giá
trong hoạt động kinh doanh, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.


Vll

Với những nước đơ la hóa khơng hồn tồn, tỷ giá Tỷ giá hối đối tăng, thì
giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu
giảm đi.
- Những ảnh hưởng tiêu cực

Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng sẽ dẫn đến cung tiền tăng, từ đó
kích thích nhu cầu đối với hàng hóa dịch vụ, như vậy đồng nghĩa với việc kích thích
nhập khẩu, đặc biệt là đổi với hàng tiêu dùng trong khi hàng rào thuế quan đã giảm
đáng kể.
Khi hoạt động thanh toán phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD thì các doanh
nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro từ việc biến động tỷ giá.
C H Ư Ơ N G 2. T H ự C T R Ạ N G Đ Ô L A H O Á V À Ả N H H Ư Ở N G C Ủ A N Ó Đ É N
H O Ạ T Đ Ộ N G X U Ấ T N H Ậ P K H Ẩ U H À N G H Ó A C Ủ A V IỆ T N A M
2.1. T H Ự C T R Ạ N G Đ Ơ L A H Ĩ A Ở V IỆ T N A M V À N G U Y Ê N N H Â N

Trong mục này, tác giả trình bày về thực trạng đơ la hóa ở nước ta hiện nay
và ngun nhân dẫn đến tình trạng đơ la hóa tại Việt Nam.
Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô la Mỹ trong giao
dịch buôn bán... bắt đầu được chú ý đến từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép
nhận tiền gửi bằng đồng đơ la. Đến năm 1992, tình trạng đơ la hoá đã tăng lên mạnh
với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng đô la USD. Trước tình trạng
này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đảo ngược q trình đơ la hố nền
kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào các ngân
hàng xuống còn 20% vào năm 1996.
Nhưng tiếp theo đó cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến cho đồng
tiền Việt Nam giảm giá trị, và Việt Nam lại tiếp tục chịu sức ép của tình trạng đơ la
hố. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ đồng USD được gửi vào các ngân hàng tăng lên đến
31,7%. Tỷ lệ này có xu hướng giảm đáng kể trong những năm tiếp theo, đến năm
2003 còn 23,6% và 9 tháng đầu năm 2004 là 22%. Đến cuối năm 2007, con số này


V lll

ở mức 20-21 %. Đây là xu hướng tích cực, cho thấy tình trạng đơ la hố tài sản nợ
trong hệ thống ngân hàng thương mại đang được kiềm chế một cách có hiệu quả,

người dân đã có niềm tin vào đồng tiền nội địa nhiều hơn. Tuy nhiên, đến đầu năm
2008, khi tình trạng lạm phát tăng cao, tâm lý lo lắng về sự mất giá của đồng nội tệ
tăng lên thì tình trạng đơ la hố ở nước ta đang có nguy cơ trầm trọng trở lại.
Xét khía cạnh các doanh nghiệp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong
nước - nguồn thu chi chủ yếu bằng ngoại tệ vẫn găm giữ ngoại tệ. Do rủi ro biến
động tỷ giá, các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì giữ ngoại tệ e ngại tỷ
giá tăng hay phải dùng ngọai tệ nhập hàng trong tương lai hay các doanh nghiệp
nhập hàng về bán chi ngoại tệ thì vẫn thích có nguồn thu bằng ngoại tệ để tránh rủi
to tỷ giá. Bao quát hơn, ngay khi chính bản thân chính sách của mỗi quốc gia trong
khu vực cũng đang tự bảo vệ mình bằng một khối lượng dự trữ ngọai tệ khổng lồ
(Trung Quốc gần 3000 tỷ USD), thì ta thấy rằng đại bộ phận của nhiều tầng lóp
nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế thì họ chuyển VND sang các hình thức
đầu tư cất trữ khác như ngoại tệ, bất động sản ... là tất yếu.
Ngoài ra một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng, nền kinh tế Việt Nam là
nền kinh tế tiền mặt, rất dễ dàng cho hoạt động mua bán sử dụng ngoại tệ cơng khai.
Bên cạnh đó, tâm lý người dân và các doanh nghiệp thích vẫn thích mua bán trên thị
trường chợ đen, đã làm cho một số lớn ngoại tệ chui vào túi tư nhân.
Bên cạnh đó, ta phải nhận thức ra tâm lý thích sử dụng, cất trữ ngoại tệ đã
ngẩm sâu vào tưu tưởng của một bộ phận tầng lớp dân cư. Có thể sử dụng ngoại tệ
tiện lợi, gọn gàng hơn so với VND. Thực tể, nếu trong một chuyến công cán, một
người cần chi tiêu khoảng 30 triệu đồng, thì người đó cần phải mang theo 60 tờ
500.000 hoặc 300 tờ 100.000. Nhưng nếu mang bằng USD chỉ cần khoảng 20 tờ
100 đô, nếu bằng EUR chỉ cần 3 tờ 500 EUR. Rất là tiện lợi, ở đâu cũng chấp nhận,
cũng có thể đổi được.
Tình trạng tham nhũng cũng góp phần tạo nên hiện tượng đơ la hóa xã hội
nhất là khi đi phong bì bằng ngoại tệ vừa gọn vừa lịch sự. Đây chính là những nỗi


IX


nhức nhối bức xúc là vấn đề nan giải đối với nhà nước nếu muốn hạn chế “đơ la
hóa” xã hội.
2.2. THựC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Trong mục này, tác giả nêu khái quát về thực trạng xuất nhập khẩu của nước
ta đến thời điểm hiện nay và thực trạng xuất khẩu của các mặt hàng chủ đạo như:
dầu thô, nông lâm thủy sản, chế biến... và các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu.
Cục xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết giai đoạn 20 năm
đổi mới vừa qua, từ năm 1988-2008, đã đánh dấu bước tiến đầy ấn tượng về tăng
trưởng xuất khẩu của Việt Nam cả về kim ngạch và khối lượng hàng hóa cũng như
cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Bên cạnh những thành tựu ấn tượng đã đạt được, hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam trong năm 2009 cũng bộc lộ những yếu điểm có tính chất chiến lược bắt
buộc Việt Nam phải có những quyết sách để đặt nền móng cho phát triển xuất khẩu
bền vững trong giai đoạn phát triển kinh tể 2011-2020.
Cụ thể: tình trạng nhập siêu vẫn có chiều hướng gia tăng, xuất khẩu có tăng
về lượng và giá trị nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng nhập khẩu.
Thực ra Chính phủ đã nhiều lần tun bố khơng khuyến khích, khơng theo
đuổi chính sách “thay thể hàng nhập khẩu”, nhưng các số liệu trên, cũng như số liệu
của nhiều năm vừa qua, vẫn cho thấy chính sách trên vẫn còn tồn tại.
Đáng lưu ý là, một số nghiên cứu gần đây của các học giả cho thấy tốc độ
tăng trưởng giá trị gia tăng của các ngành thay thế nhập khẩu ngày càng tăng (ở
mức khoảng 7% năm 2005 tăng lên khoảng 12% năm 2008), còn của các ngành
hướng xuất khẩu lại giảm đi trong cùng thời kỳ. Nói cách khác chính sách ưu ái của
Nhà nước với khu vực sản xuất hàng “thay thế nhập khẩu” (mà có lẽ là các tập đồn
và doanh nghiệp nhà nước) có thể là ngun nhân chính cho hiện tượng trên.
Việc điều chỉnh tỉ giá VNĐ/USD vừa qua chắc sẽ làm dịu nhập siêu đi một
chút, song để cải thiện tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam cần đến những thay


X


đổi căn bản trong chính sách của Nhà nước. Đặc biệt là cho nay Mỹ vẫn là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch gấp hai lần so với các thị
trường đứng thứ hai và ba là Trung Quốc và Nhật Bản.
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ LA HOÁ ĐÉN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.3.1. Đơ la hóa và tỷ giá hối đối
Trong mục này, tác giả đề cập đến tương quan giữa đô la hóa và tỷ giá hối
đối của Việt Nam.
Việc biến động tỷ giá hối đối trong những tháng gần đây có nhiều ngun
nhân gắn với tình trạng "đơ la hóa" khơng chính thức ở nước ta. Mặc dù Chính phủ
theo đuổi chính sách quản lý ngoại hối theo định hướng nhất quán "trên thị trường
Việt Nam chỉ giao dịch bằng đồng Việt Nam", nhưng thực tế, ngoại tệ và vàng được
sử dụng khá phổ biến như các phương tiện thanh toán trong giao dịch mua bán bất
động sản, hàng hóa đắt tiền, vay, trả nợ, cất trữ. Mỗi khi có biến động về tỷ giá thì
các ngoại tệ, nhẩt là USD gia tăng vai trò trên thị trường.
Một số nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận định rằng, sự biển động tỷ giá hối
đoái trong thời gian vừa qua do cung cầu về ngoại tệ, nhất là USD có lúc trở nên
căng thẳng, do chính sách tỷ giá và việc điều hành tỷ giá thiếu linh hoạt, khơng kịp
thời ứng phó với biến động của thị trường.
Tuy vậy, nguyên nhân chính của thực trạng đó là tình trạng lạm phát cao
trong mấy năm liền đã làm cho giá trị thực của VND giảm sút, kéo theo độ tín
nhiệm của người dân với VND giảm. Giá cả trên thị trường thế giới biến động, một
số hàng hóa như xăng dầu, sắt thép... tăng cao đã tác động đến giá cả trong nước,
làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng. Đó là nhân tố khách quan từ bên ngoài.
Nhân tố chủ yếu là quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và lưu thông tiền tệ.
Trong 2 năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng 17%, tiền lưu thông trên thị
trường và tiền gửi ngân hàng - M2 tăng 73%. Cũng trong hai năm đó, GDP của
Trung Quốc tăng 22%, thì M2 chỉ tăng 36%. Quan hệ giữa tăng M2 và tăng GDP



XI

của nước ta là 4,3 lần, thì của Trung Quốc chỉ là 1,6 lần, điều đó giải thích vì sao
CPI của Việt Nam cao gấp đôi Trung Quốc.
2.3.2. Ảnh hưởng của đơ la hóa đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Một kết quả rất tích cực là, sau 10 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 57,8
tỷ USD hàng hóa, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2009; nhập khẩu 67,278 tỷ USD;
còn nhập siêu ở mức 9,5 tỷ USD, bằng 16,4% kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, vòng xoáy tỷ giá đang tác động mạnh mẽ đến cán cân xuất nhập
khẩu, tạo thêm áp lực đổi với hoạt động của các doanh nghiệp.
Đồng nội tệ mẩt giá khiến giá nguyên liệu nhập khẩu quy ra VND tăng đáng
kể. Tính tốn một cách số học, trong tháng 10/2010, với kim ngạch nhập khẩu 7,35
tỷ USD và với việc USD tăng giá 0,6% so với tháng trước, các doanh nghiệp đã
phải “mất” thêm khơng ít tiền để trả cho khoản chênh lệch này. Tất nhiên, ở chiều
ngược lại, về mặt lý thuyết, việc VND xuống giá sẽ có lợi cho xuất khẩu.. Tuy
nhiên, với 80% nguyên nhiên liệu đầu vào phải nhập khẩu, thì trên thực tế, Việt
Nam ít được hưởng lợi từ việc tỷ giá điều chỉnh khá mạnh trong thời gian gần đây.
Thậm chí, chính các doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp khó khăn về việc tỷ giá tăng
và khan hiếm USD. Khó khăn này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của
Việt Nam trong thời gian tới.
Mặc dù theo các dự báo vừa được Bộ Công thương đưa ra, với triển vọng thị
trường xuất khẩu hiện nay, xuất khẩu cả năm vẫn có khả năng đạt 70 tỷ USD, trong
khi nhập siêu tiếp tục được kiểm sốt trong ngưỡng an tồn, nhưng thực tế cho thấy,
với tình hình tỷ giá như hiện nay, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ gặp khó khăn
trong sản xuất - kinh doanh, qua đó ảnh hưởng tới kim ngạch xuất nhập khẩu nói
chung.
Điều đó có thể được lý giải bằng hai cách: Hoặc là, do xuất khẩu của Việt
Nam chủ yếu thanh tốn bằng USD, trong đó rủi ro hối đối hồn tồn do phía
doanh nghiệp Việt Nam gánh chịu; vì vậy, độ co giãn của nhập khẩu với tỷ giá hối

đối rất thấp, nhất là ngun liệu thơ và khoáng sản.


X ll

Hoặc là, luồng vốn nước ngoài (bao gồm đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp,
ODA, kiều hối, tín dụng thương mại,...) đổ vào quá lớn đã làm tăng cung tiền, dẫn
đến tăng nhu cầu nhập khẩu, đặc biệt là đối với hàng tiêu dùng trong khi hàng rào
thuế quan đã giảm đáng kể.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐƠ LA HỐ
NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
3.1. TRIỂN VỌNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
Trong mục này, tác giả nêu khái quát về dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2011. Cụ thể: dự báo năm 2010, tổng kim ngạch của
Việt Nam tăng 9%, với 61,7 tỉ USD và năm 2011 tăng 8% với 66,6 tỉ USD. Tốc độ
tăng trưởng GDP quý 2/2010 tăng gần 6% so cùng kỳ năm 2009. Sản xuất công
nghiệp tăng trên 13%. Tổng lượng hàng hoá xuất khẩu tháng 5 năm 2010 tăng hơn
12%. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2010 và 2011, tăng trưởng GDP toàn
cầu sẽ tăng trở lại, dự báo năm 2010, tăng trưởng GDP toàn cầu tăng 4,2%, năm
2011 tăng 4,3%. Riêng Việt Nam, GDP sẽ tăng từ 6% đến 6,5%. Trong năm 2010
và 2011, dự báo tỉ giá đồng tiền Việt Nam khá ổn định so với đồng USD và sẽ
khơng có việc phá giá tiền đồng đáng kể trong ngắn hạn. Các đơn vị tiền tệ chính
của thị trường xuất khẩu Việt Nam là USD, đồng Yên Nhật, đồng NDT cũng khá ổn
định và trên đà tăng giá.
3.2. GIẢI PHÁP KHẤC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐƠ LA HĨA VÀ KIÉN NGHỊ
Trong mục này, tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giúp khắc phục
tình trạng đơ la hóa nền kinh tế và một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý như
sau:
C ác giả i p h á p khắc p h ụ c tình trạng đơ la hóa ở Việt Nam :


Thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật đã đề ra, không cho phép các
giao dịch mua, bán USD ngoài chợ đen tồn tại (đây là giao dịch bất họp pháp),
không cho phép các chợ đen (USD hoạt động). Tuy nhiên, để tránh can thiệp một


X lll

cách hành chính và gây đóng băng thị trường thì phải tạo ra một sản phẩm thay thế
đó là gửi tiền VND đảm bảo bằng USD.

Một giải pháp cho tình trạng đơ la hóa là phải đảm bảo đáp ứng được nhu
cầu của cả người dân, của doanh nghiệp, của cơ quan quản lý, của các ngân hàng
thương mại.
Nếu cơ quan quản lý quy định người dân không được phép rút tiền USD mặt
từ ngân hàng và không được phép dùng vàng, thị trường chợ đen không tồn tại,
USD thực hiện các giao dịch mua bán và trao đổi, tiền kiếu hối mà người dân nhận
được phải quy đổi ra VND, người dân có tiền kiều hối về có thể lựa chọn bán cho
ngân hàng hoặc để dạng sản phẩm tiền gửi VND đảm bảo bằng USD.
Đối với các ngân hàng thì họ vẫn huy động được tiền gửi VND của người
dân và khi huy động được VND dưới dạng tiền gửi có đảm bảo USD sẽ tạo điều
kiện cho ngân hàng có vốn VND để cho các doanh nghiệp vay vốn. Đối với cơ quan
quản lý thì họ sẽ hồn tồn kiểm sốt được USD, vì tồn bộ lượng USD thật đều
nằm trong các ngân hàng, không tiền mặt USD lưu hành trơi nổi ngồi thị trường,
do vậy việc điều hành tỷ giá sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, tiền kiều hối về nước cũng
khơng vì thế mà bị ảnh hưởng. Nhu cầu chuyển ngoại tệ ra nước ngồi để thanh
tốn hàng hóa và dịch vụ cũng đơn giản và hoàn toàn phải mua bán ngoại tệ qua hệ
thống ngân hàng.
Giải pháp này cũng góp phần giúp cho cơng cuộc xây dựng hệ thống thanh
tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam được đẩy nhanh (tiền mặt ở đây được hiểu
bao gồm tiền VND, tiền USD...). Giải pháp này giúp giải quyết được tình trạng tạo

ra vịng luẩn quẩn do tình trạng khó quản lý như giá vàng tăng, dẫn tới nhu cầu mua
vàng tăng, USD chợ đen lại được gom để nhập lậu vàng, dẫn tới USD chợ đen lại
tăng, cuối cùng tạo ra vịng xốy tăng cả nhập lậu vàng và tăng tỷ giá USD chợ đen.
Đồng thời giảm bớt tình trạng vừa thừa, vừa thiếu USD, tức là USD gửi ngân hàng
thì thừa mà USD cần thiết để bán cho doanh nghiệp nhằm để nhập hàng hóa từ nước
ngồi thì thiếu vì nếu người dân có tiền kiều hối chuyển về thay vì giữ USD mà
chuyển sang sản phẩm gửi VND đảm bảo bằng USD thì ngân hàng sẽ biết chắc là


XIV

số USD kia sẽ dùng để bán cho doanh nghiệp luôn được chứ không phải để một
lượng dự trữ để phòng trường họp người dân rút tiền USD mặt.

Điều này có sự khác biệt cơ bản so với giải pháp kết hối tiền USD về tài
khoản như trước đây, tiền USD chỉ bị cấm rút ra khỏi tài khoản chứ khơng buộc
phải kết hối, người dân nếu có nhu cầu chuyển tiền đi USD từ tài khoản của họ mà
có lý do chính đáng thì vẫn được phép hoặc họ vẫn có thể để lại tài khoản để gửi tiết
kiệm USD. Giải pháp này chỉ tập trung không cho rút USD mặt và khơng để USD
và vàng trơi nổi ngồi thị trường mà khơng có sự quản lý, mọi quản lý tập trung vào
ngân hàng và đồng thời lại có sản phẩm thay thế là gửi VND đảm bảo bàng vàng và
đảm bảo bằng USD là sản phẩm rất thị trường và sản phầm này vừa có thể thay thế
được gửi bằng USD mà còn linh hoạt hơn gửi USD ở chỗ nó có thể chuyển khoản
được, trên thực tế nếu là USD thì khơng ngân hàng nào cho phép chuyển tiền trong
hệ thống Ngân hàng một cách tự do.
Nếu chúng ta kiên quyết quản lý chặt và phạt nặng nhưng đơn vị, cơ sở và
đối tượng thực hiện mua bán USD ngoài chợ đen, đồng thời đã tạo ra sản phẩm thay
thế thì khơng có lý do gì người dân lại giữ USD tiền mặt, vì vừa khó giao dịch lại
khơng an tồn.
K iến nghị đối vớ i nhà nước


Giải quyết tình trạng đơ la hóa và đa tiền tệ là một vấn đề thuộc chính sách
kinh tế quốc gia, và Việt Nam đã có những tiến bộ tốt trong q trình phi đơ la hóa.
Tuy nhiên, chỉ áp dụng các giải pháp hành chính khơng thơi sẽ khơng thể đạt hiệu
quả để giảm tình trạng “đơ la hóa” nền kinh tể Việt Nam, do vậy theo tác giả, các cơ
quan quản lý, đặc biệt là Ngân hàng trung ương cần có những biện pháp cụ thể
nhằm tăng cường niềm tin của nhân dân đối với đồng tiền Việt Nam thông qua tăng
trưởng kinh tể cao và bền vững, ổn định tỷ giá, cải cách chính sách tiền tệ và tăng
cường năng lực của các thể chế tài chính.
Bên cạnh đó, có thể chia sẻ thơng tin và kinh nghiệm với các cơ quan quản lý
tiền tệ của Lào, Campuchia, Indonesia... để cùng nhau tìm ra giải pháp đối với vấn
đề đơ la hóa.


XV

KÉT LUẬN
Quán triệt mục đích nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng họp phương
pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài “Ảnh hưởng của đơ
la hố đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam” đã giải quyết
một số nội dung quan trọng như sau:
Một là, làm rõ khái niệm về đơ la hóa và ngun nhân dẫn đến tình trạng đơ
la hóa ở các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Hai là, phân tích thực trạng đơ la hóa ở Việt Nam, ảnh hưởng của đơ la hóa
tới tỷ giá hối đối và từ đó có những ảnh hưởng gì tới hoạt động xuất nhập khẩu
trong nước.
Ba là, trên cơ sở bám sát mục tiêu hạn chế những mặt tiêu cực của đơ la hóa,
tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng đơ la hóa
của nước ta, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.
Tác giả hy vọng với những phân tích và các giải pháp được đưa ra

trong phạm vi luận văn của mình sẽ được triển khai vào thực tế trong tương lai
gần và mang lại kết quả khả quan trong việc hạn chế tình trạng đơ la hóa tại Việt
Nam.


m

¥

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC D Â N

------- ^o
NGUYỄN THỊ VÂN ANH

ẲNH HƯỞNG CỦA Đơ LA HỐ BẾN HOẠTBỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÚA CỦA VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa hoc:
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ BÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2010



«



×