Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Phát triển mạng lưới kinh doanh của công ty cổ phần everpia việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 131 trang )

 

 

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, PHỤ LỤC
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................................................. 8
1.1.
Khái luận chung về phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp ....... 8
1.1.1. Khái luận chung về mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp .......................... 8
1.1.2. Khái luận chung về phát triển MLKD của doanh nghiệp ................................ 11
1.2.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển MLKD của doanh nghiệp ................ 15
1.2.1. Các nhân tố tác động thuận lợi đến phát triển MLKD của doanh nghiệp ....... 15
1.2.2. Các nhân tố tác động bất lợi đến phát triển MLKD của doanh nghiệp ............ 19
1.3.
Nội dung phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp ...................... 24
1.3.1. Lập kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp ................. 24
1.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển MLKD của doanh nghiệp ................... 27
1.3.3. Lãnh đạo phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp........................ 28
1.3.4. Kiểm tra, giám sát phát triển MLKD của doanh nghiệp .................................. 28
1.4.
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển MLKD của DN ....................................... 29
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển MLKD của doanh nghiệp theo chiều rộng29
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển MLKD của doanh nghiệp theo chiều sâu . 34
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN EVERPIA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2012 ..................... 38


2.1.
Giới thiệu Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam .............................................. 39
2.1.1. Lịch sử hình thành của Cơng ty Cổ phần Everpia Việt Nam ........................... 39
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam .......................... 40
2.1.3. Tình hình kinh doanh chung của Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam ........... 41
2.2.
Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển MLKD của Công ty Cổ phần
Everpia Việt Nam giai đoạn 2009-2012 ........................................................................ 41
2.2.1. Các nhân tố tác động thuận lợi đến phát triển mạng lưới kinh doanh của Công
ty Cổ phần Everpia Việt Nam giai đoạn 2009-2012........................................................ 41
2.2.2. Các nhân tố tác động bất lợi đến phát triển mạng lưới kinh doanh của Công ty
Cổ phần Everpia Việt Nam giai đoạn 2009-2012 ........................................................... 44
2.3.
Thực trạng phát triển MLKD của EVE giai đoạn 2009-2012 ........................ 46
2.3.1.
2.3.2.

Thực trạng lập kế hoạch phát triển MLKD của EVE giai đoạn 2009 – 2012 .. 46
Thực trạng tổ chức phát triển MLKD của EVE giai đoạn 2009 – 2012 ........... 48


 

 
2.3.3.
2.3.4.
2012

Thực trạng lãnh đạo phát triển MLKD của EVE giai đoạn 2009 – 2012 ......... 52
Thực trạng kiểm tra, giám sát phát triển MLKD của EVE giai đoạn 2009 –

.......................................................................................................................... 57

2.4.
Kết quả phát triển MLKD của EVE giai đoạn 2009-2012 ............................. 57
2.4.1. Kết quả phát triển MLKD của Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam giai đoạn
2009-2012 theo chiều rộng ............................................................................................. 57
2.4.2. Kết quả phát triển mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần Everpia Việt
Nam giai đoạn 2009-2012 theo chiều sâu....................................................................... 66
2.5.
Đánh giá tình hình phát triển mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần
Everpia Việt Nam giai đoạn 2009-2012 ........................................................................ 73
2.5.1. Những ưu điểm trong việc phát triển mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ
phần Everpia Việt Nam giai đoạn 2009-2012 ................................................................. 73
2.5.2. Những tồn tại cần khắc phục trong việc phát triển mạng lưới kinh doanh của
Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam giai đoạn 2009-2012 .............................................. 75
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc phát triển mạng lưới kinh doanh
của Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam giai đoạn 2009-2012 ....................................... 77
Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
PHÁT TRIỂN MLKD CỦA EVE ĐẾN NĂM 2020 ..................................................... 81
3.1.
Quan điểm và định hướng phát triển MLKD của EVE đến năm 2020 ......... 81
3.1.1. Quan điểm về phát triển MLKD của EVE đến năm 2020 ................................ 81
3.1.2. Mục tiêu của Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam đến năm 2020 .................... 84
3.1.3. Định hướng về sự phát triển MLKD của EVE đến năm 2020 ......................... 88
3.2.
Một số giải pháp tăng cường phát triển MLKD của EVE ............................. 90
3.2.1. Các giải pháp ngắn hạn để tăng cường phát triển MLKD của EVE ................ 90
3.2.2. Các giải pháp trung và dài hạn để tăng cường phát triển MLKD của EVE..... 98
3.3.
Một số kiến nghị đối với Chính Phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát

triển mạng lưới kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Everpia Việt Nam ...................... 103
3.3.1. Chính Phủ cần hỗ trợ và tổ chức các diễn đàn, hội thảo trao đổi về vấn đề phát
triển MLKD .................................................................................................................. 103
3.3.2. Chính Phủ cần có chính sách để khuyến khích các trung tâm dự báo kinh tế
phối hợp với doanh nghiệp tiến hành dự báo thị trường.............................................. 104
3.3.3. Chính Phủ cần tăng cường các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài ........................................................................................................ 106
3.3.4. Các địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục pháp lý và các thơng tin về
đặc điểm văn hóa .......................................................................................................... 107
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 110
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG DÀNH CHO KH................ 113
PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG DÀNH CHO ĐẠI LÝ ........ 116


 

 

LỜI CẢM ƠN
 

Để có thể hồn thành  luận văn thạc sĩ này một cách hồn chỉnh, tác giả đã 

nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. 
 

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị 

Hường, người đã tận tâm hướng dẫn tác giả thực hiện nghiên cứu này. Bên cạnh đó, 

tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên của Viện Thương mại và Kinh tế quốc 
tế, của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt vốn kiến thức q báu trong 
suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại đây. 
 

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ nhân viên của Cơng 

ty Cổ phần Everpia đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong q trình thu thập dữ liệu phục 
vụ cho luận văn thạc sĩ này. 
 

Xin trân trọng cảm ơn!
                                                                   Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2013 
                                                                  Tác giả luận văn 
                                                                   

 

 

 
                                                                                  Cù Thị Thu Phương
 
 
 
 
 


 


 

LỜI CAM ĐOAN
 

Tôi  cam  đoan  rằng,  luận  văn  Thạc  sỹ  quản  trị  kinh  doanh  chun  ngành 

Quản trị kinh doanh quốc tế thuộc Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế với đề tài 
“Phát triển mạng lưới kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Everpia Việt Nam” là cơng 
trình nghiên cứu của riêng tơi.  
 

Các thơng tin về số liệu được trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. 

Tác giả cam đoan về tính trung thực cũng như nội dung luận văn chưa từng được 
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.  
                                                                 Tác giả luận văn 
 

 

 
                                                                                  Cù Thị Thu Phương


 

 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục các chữ tiếng anh viết tắt 
STT 

Chữ viết tắt 

Nghĩa tiếng anh 

Nghĩa tiếng việt 



AG 

Agent 

Đại lý HN, HCM 



DB 

Distributor 

Đại lý tỉnh 



DB1 


Distributor level 1 

Đại lý cấp 1 



GDB 

General distributor 

Tổng đại lý 



GDP 

Gross Domestic Product 

Tổng sản phẩm quốc nội 



USD 

United States dollar 

Đơ la Mỹ 




WTO 

World Trade Organization 

Tổ chức thương mại thế giới 

 
Danh mục các chữ tiếng việt viết tắt 
STT 

 

Chữ viết tắt 

Giải thích 



CN 

Chi nhánh 



DN 

Doanh nghiệp 




DT 

Doanh thu 



EVE 

Cơng ty Cổ phần Everpia Việt Nam 



HCM 

Hồ Chí Minh 



HN 

Hà Nội 



MLKD 

Mạng lưới kinh doanh 




NM 

Nhà máy 



PGS.TS 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ 

10 

TGTM 

Trung gian thương mại 

11 

ThS 

Thạc sỹ 


 

 

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, PHỤ LỤC
Danh mục 


Nội dung 

Trang 

BẢNG
1.1 
2.1 
2.2 
2.3 
2.4 
2.5 
2.6 
2.7 

Hướng  tác  động  của  các  nhân  tố  đến  phát  triển  MLKD  của 
doanh nghiệp 
Phân bổ ngân quỹ theo PA1 
Phân bổ ngân quỹ theo PA2 
Tỷ  lệ  tăng  số  lượng  các  chi  nhánh,  nhà  máy  của  EVE  giai 
đoạn 2009 – 2012 
Tỷ  lệ  tăng  doanh  số  các  chi  nhánh,  nhà  máy  của  EVE  giai 
đoạn 2009 – 2012 
Tỷ  lệ  tăng  số  lượng  các  TGTM  của  EVE  giai  đoạn  2009  – 
2012 
Tỷ lệ gia tăng doanh số các dịng sản phẩm mới của EVE giai 
đoạn 2009 – 2012 
Hệ thống tiêu chí để trở thành các TGTM của EVE giai đoạn 
2009 – 2012 

23 

50 
51 
59 
59 
61 
64 
70 

HÌNH 
2.1 
2.2 
2.3 
2.4 
2.5 
2.6 
2.7 
2.8 
2.9 
2.10 
2.11 
2.12 

Sơ đồ tiến trình hình thành và phát triển EVE 
Kế hoạch mở chi nhánh, nhà máy mới giai đoạn 2009 – 2012 
Kế hoạch phát triển dịng sản phẩm mới giai đoạn 2009-2012 
Mục  tiêu  số  lượng  và  doanh  số  các  TGTM  giai  đoạn  20092012 
Doanh thu dự kiến từng tháng năm 2012 
Sơ đồ bộ máy quản trị EVE năm 2012 
Doanh số các TGTM giai đoạn 2009 – 2012 
Thị phần chăn ga gối đệm của EVE giai đoạn 2009- 2012 

Thị phần bơng tấm của EVE giai đoạn 2009 – 2012 
Dịng chảy hàng hóa EVE giai đoạn 2009 – 2012 
Dịng chảy thơng tin EVE giai đoạn 2009 – 2012 
Kết quả khảo sát về sự hài lịng của đại lý đối với Cơng ty 

39 
47 
48 
48 
49 
55 
62 
65 
65 
67 
67 
71 

PHỤ LỤC 
Phụ lục 1  Bảng hỏi khảo sát thị trường dành cho khách hàng 
Phụ lục 2  Bảng hỏi khảo sát thị trường dành cho đại lý 

113 
116 




 


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Chương 1: Lý luận chung về phát triển mạng lưới kinh doanh
của doanh nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu chương 1 nhằm đưa ra cơ sở lý luận về mạng lưới kinh 
doanh và phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra những 
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển  mạng lưới kinh doanh cũng như đưa ra các tiêu 
chí đánh giá sự phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. 
Nội dung chương 1 có 5 phần chính gồm:  
1.1. Khái luận chung về phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
Mục này sẽ đưa ra khái niệm về mạng lưới kinh doanh, phát triển mạng lưới 
kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ ra một số cách phân loại mạng lưới kinh doanh 
cũng  như  tầm  quan  trọng  của  phát  triển  MLKD  đối  với  quốc  gia,  doanh  nghiệp, 
TGTM và người tiêu dùng. 
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh
nghiệp
Các  nhân tố sẽ được tiếp cận theo 2 nhóm: nhóm các nhân tố tác động thuận 
lợi và nhóm các nhân tố tác động bất lợi đến sự phát triển mạng lưới kinh doanh của 
doanh  nghiệp.  Mỗi  nhóm  nhân  tố  đó  sẽ  được  phân  tích  theo  hướng  các  nhân  tố 
khách  quan  và  các  nhân  tố  chủ  quan  tác  động  đến  sự  phát  triển  mạng  lưới  kinh 
doanh của doanh nghiệp. 
Các nhân tố khách quan sẽ được phân tích theo các nhân tố chính, tác động 
nhiều mặt của mơi trường kinh doanh. Các nhân tố chủ quan tiếp cận theo các hoạt 
động của doanh nghiệp. 
1.3. Nội dung phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
Nội dung phát triển  mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp được tiếp cận 


II 

 

dựa trên các chức năng của nhà quản trị. Có nhiều cách phân loại chức năng của nhà 
quản trị, trong phạm vi luận văn này sẽ tiếp cận theo 4 chức năng cơ bản : Lập kế 
hoạch,  tổ  chức  thực  hiện  kế  hoạch,  lãnh  đạo  và  phối  hợp  và  chức  năng  kiểm  tra, 
giám sát. 
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu này sẽ được tiếp cận theo 2 nhóm chính : Nhóm chỉ tiêu đánh 
giá sự phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp theo chiều rộng và nhóm 
chỉ tiêu đánh giá sự phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp theo chiều 
sâu. 
Đối với các chỉ tiêu có thể định lượng, luận văn sẽ làm rõ các cơng thức cũng 
như mức đánh giá sự phát triển. Đối với các chỉ tiêu định tính, luận văn sẽ đưa ra ý 
nghĩa của chỉ tiêu là tốt hay xấu đối với sự phát triển MLKD của doanh nghiệp. 
Các kết quả đã nghiên cứu tại Chương 1 là cơ sở để áp dụng vào nghiên cứu
thực trạng phát triển mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần Everpia giai đoạn
2009 - 2012 ở chương 2.

Chương 2: Thực trạng phát triển mạng lưới kinh doanh của
Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012
Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, chương 2 sẽ phân tích các 
nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển mạng lưới kinh doanh của Cơng ty Cổ 
phần  Everpia  Việt  Nam  giai  đoạn  2009-2012.  Các  chỉ  tiêu  đánh  giá  sẽ  được  tính 
tốn trong giai đoạn 2009 – 2012 và phân tích để chỉ ra các xu hướng có tính quy 
luật, các hiện tượng cá biệt. Sau khi phân tích các chỉ tiêu, chương 2 sẽ đưa ra các 
nhận  xét  về  những  kết  quả  đã  đạt  được,  những  tồn  tại  cần  khắc  phục  và  nguyên 
nhân các tồn tại trong việc phát triển  mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần 
Everpia Việt Nam. 
2.1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam
Everpia Việt Nam được thành lập từ năm 1993, khởi đầu là công ty chuyên 



III 

 
sản  xuất  nguyên  vật  liệu  cho  các  công  ty  may  xuất  khẩu.  Sau  cổ  phần  hóa  năm 
2007, tốc độ tăng trưởng của cơng ty trung bình đạt 35% về doanh thu và 68% về 
lợi nhuận. Cơng ty Cổ phần Everpia Việt Nam hoạt động trên 2 lĩnh vực chính là 
kinh doanh chăn ga và bơng tấm. 
 

EVE ln giữ vị trí dẫn đầu thị phần chăn ga gối đệm và thị phần bơng tấm 

với thị phần chăn ga năm 2012 đạt 28%, bơng tấm đạt 34%. Doanh thu và lợi nhuận 
của cơng ty nhìn chung tăng qua các năm. Hệ thống phân phối sản phẩm của EVE 
ngày  càng  được  mở  rộng  với  sự  gia  tăng  về  số  lượng  các  đại  lý,  các  đối  tác  của 
Cơng ty khơng chỉ ở trong nước mà cịn ra nước ngồi. 
2.2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển MLKD của EVE giai đoạn
2009 – 2012
Thứ nhất, các nhân tố tác động thuận lợi bao gồm: thói quen tiêu dùng của 
người Việt Nam thay đổi, phương thức bán hàng mới phát triển, EVE niêm yết trên 
sàn chứng khốn năm 2010, ứng dụng các phần mềm mới trong quản lý, hoạt động 
nghiên  cứu  và  phát  triển  sản  phẩm  được  EVE  chú  trọng  hơn  và  Cơng  ty  có  chủ 
trương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng cáo, xây dựng phát triển thương hiệu. 
Thứ hai, các nhân tố tác động bất lợi bao gồm: sự phát triển của hàng loạt đối 
thủ cạnh tranh của EVE, khí hậu biến đổi bất lợi, chu kỳ và thói quen tiêu dùng thay 
đổi, tình hình cơng nghệ của EVE chưa đáp ứng được nhu cầu, chế độ đãi ngộ đối 
với người lao động chưa tốt và hoạt động kinh doanh cịn chậm đổi mới. 
2.3. Thực trạng phát triển MLKD của EVE giai đoạn 2009 – 2012
Hàng năm cơng ty có các cuộc họp thường niên, họp q, họp tháng để đề ra 
các  mục  tiêu  phát  triển  MLKD  cho  từng  giai  đoạn.  Phòng  marketing  sẽ  phối  hợp 
với  phịng  tài  chính,  kế  tốn,  bán  hàng  và  phịng  kiểm  sốt  lên  kế  hoạch  tổ  chức 

thực hiện các cơng việc phát triển MLKD liên quan đến phịng ban mình. 
Về chức năng lãnh đạo, EVE có 4 cấp quản trị đứng đầu là tổng giám đốc, 
sau đó là các giám đốc cơng ty con và phó tổng giám đốc. Cấp quản trị thứ ba là 


IV 

 
giám đốc các bộ phận  và chi nhánh, cấp quản trị thứ 4 là quản đốc và trưởng các 
phịng ban chức năng. EVE thực hiện cơng việc kiểm tra, giám sát thơng qua phịng 
kiểm sốt nội bộ trên cơ sở trao đổi thơng tin và phương pháp với các phịng ban 
khác để phù hợp với đặc điểm mỗi phịng ban. 
2.4. Kết quả phát triển MLKD của EVE giai đoạn 2009 – 2012
2.4.1. Kết quả phát triển MLKD theo chiều rộng 
Số lượng các chi nhánh của EVE đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2009 
– 2012. Tuy nhiên, doanh thu từ các chi nhánh, nhà máy của Cơng ty chỉ tăng trong 
3 năm 2009 – 2011. Mặc dù năm 2012 doanh thu vẫn tăng so với năm cơ sở (2009) 
nhưng giảm 13% so với năm 2011, trong đó, doanh thu từ các chi nhánh mới giảm 
15%.
Số  lượng  các  đại  lý  chiếm  tỷ  lệ  lớn  hơn  số  lượng  tổng  đại  lý  và  các 
showroom. Số lượng các TGTM đều tăng hàng năm, với mức tăng 234,6% ở năm 
2012 so với năm cở sở. Tuy nhiên, số lượng các TGTM có dấu hiệu bị chững lại ở 
năm 2012 khi tốc độ tăng chỉ là 5,9% so với năm 2011. 
Trong giai đoạn này, trung gian thương mại của EVE đều tăng về số lượng 
hàng năm nhưng tốc độ tăng khơng đồng đều. Doanh thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng 
lớn từ loại trung gian thương mại mới là đại lý, đại lý cấp 1, đại lý tại HN, HCM. 
Số liệu cũng chỉ rõ có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu của các GDB mới, 
showroom mới và các DB, AG, DB1 mới. Doanh thu các đại lý mới ln chiếm tỷ 
trọng trên 50%, tiếp theo là doanh thu từ các GDB và doanh thu từ showroom mới 
chỉ chiếm 1,4% năm 2009 và tăng lên 7,5% vào năm 2012. 

Thêm vào đó, doanh thu từ các dịng sản phẩm  mới đều tăng qua các năm. 
Tuy nhiên, dịng sản phẩm nội thất chưa có doanh thu do chưa triển khai kinh doanh 
theo kế hoạch đã đề ra. 
Thị phần chăn ga EVE thấp hơn thị phần Kymdan vào năm 2009 nhưng sau 
đó EVE đã chứng minh là người dẫn đầu trong lĩnh vực chăn ga gối đệm và chiếm 




 
thị phần lớn nhất trong giai đoạn 2010- 2012. Tuy vậy, thị phần EVE có mức tăng 
khơng  đều,  sau  khi  tăng  4%  vào  năm  2010,  thị  phần  EVE  chững  lại  ở  mức  27% 
năm 2011 và chỉ tăng 1% vào năm 2012. 
Về thị phần bơng tấm, EVE ln đứng thứ 2 sau Cơng ty Miae vào năm 2009 
– 2010, với thị phần 23% năm 2009. Sau đó, EVE có sự gia tăng thị phần hàng năm 
và đạt 24% năm 2010. Năm 2011, đánh dấu sự đột phá vượt bậc của EVE khi mức 
thị phần đạt 33%, tăng 9% so với năm 2010 và EVE trở thành người đứng đầu thị 
trường.  Năm  2012,  EVE  chiếm  thêm  1%  thị  phần  đưa  mức  thị  phần  đạt  cao  nhất 
trong giai đoạn 2009 – 2012 với 34%. 
2.4.2. Kết quả phát triển MLKD theo chiều sâu 
Dịng chảy hàng hóa vẫn cịn nhiều vướng  mắc nhưng dịng chảy thơng tin 
và tiền tệ đã được EVE thực hiện nhanh chóng.  Kết quả này xuất phát từ mức chiết 
khấu  của  EVE  chưa  đủ  cạnh  tranh  với  các  đối  thủ.  Đồng  thời  các  chương  trình 
khuyến khích khác như chế độ thưởng cũng như mức thưởng chưa hấp dẫn. 
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thị trường năm 2012, tỷ lệ khách hàng vẫn 
chưa  biết  đến  dòng  sản  phẩm  Edelin,  Artemis  cao,  chiếm  80%  khách  hàng  trả  lời 
phỏng  vấn.  Ngoài  ra,  tỷ  lệ  khách  hàng  sử  dụng  đệm  lị  xo  Everon  cịn  thấp  chỉ 
chiếm khoảng 20% so với đối thủ cạnh tranh như Hanvico, Everhome… 
Mặc dù cịn có những yếu điểm cần khắc phục nhưng Cơng ty vẫn là doanh 
nghiệp đứng vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chăn ga gối đệm và bơng tấm, do đó có 

tiếng nói và sức mạnh đối với các đối thủ cạnh tranh. Cơng ty ln có thái độ tơn 
trọng và mong muốn hợp tác với bất kỳ đối thủ nào trên thương trường với phương 
châm  “  Hợp  tác  cùng  thành  công”.  Điều  này  tạo  nên  môi  trường  cạnh  tranh  lành 
mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành. 
2.5. Đánh giá tình hình phát triển MLKD của EVE giai đoạn 2009 – 2012
2.5.1. Những ưu điểm EVE đã đạt được 
Thứ  nhất,  nhìn  chung,  giai  đoạn  2009  –  2012,  mạng  lưới  kinh  doanh  của 


VI 

 
EVE phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tốc độ phát triển ở mức trung bình 
Thứ hai, xét về độ bao phủ thị trường, EVE có mặt trên khắp các tỉnh thành 
của Việt Nam, ngồi ra đã mở thêm cơng ty con ở Campuchia, đây là thị trường đầy 
tiềm năng trong thời gian tới. Do đó độ bao phủ MLKD của EVE tương đối rộng. 
Thứ ba, sự phát triển mạng lưới kinh doanh của EVE đã đi đúng kế hoạch và 
chiến lược phát triển chung của cơng ty trong giai đoạn 2009 – 2012. Điều này được 
chứng tỏ ở việc, EVE đã thực hiện phần lớn các kế hoạch được đặt ra cho giai đoạn 
này. 
Thứ tư, đa số các kế hoạch đã được thực hiện trong giai đoạn 2009-2012 
Thứ năm, các chỉ tiêu phát triển MLKD của EVE giai đoạn 2009 – 2012 có 
xu hướng gia tăng. 
Thứ  sáu,  trong  các  chỉ  tiêu  phát  triển  MLKD  của  EVE  giai  đoạn  2009  – 
2012,  chỉ  tiêu  về  tăng  số  lượng  các  chi  nhánh,  nhà  máy  của  EVE  đạt  kết  quả  tốt 
nhất. 
2.5.2. Những tồn tại cần được khắc phục 
Thứ nhất, mức độ phát triển MLKD của EVE chưa đồng đều. Bên cạnh sự 
phát triển ở thị trường miền bắc và miền nam, thị trường miền trung Việt Nam đang 
là điểm yếu của Cơng ty. 

Thứ hai, một số chỉ tiêu phát triển MLKD giai đoạn 2009 –  2012 chưa đạt 
mục tiêu kế hoạch đề ra. 
Thứ ba, mạng lưới kinh doanh các dịng sản phẩm mới chưa đạt hiệu quả 
Thứ tư, trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu về gia tăng doanh số của các dịng sản 
phẩm mới giai đoạn 2009 - 2012 đạt kết quả thấp nhất. 
Thứ  năm,  phương  pháp  offshoring  khi  mới  xâm  nhập  thị  trường  mới  chưa 
đem lại nhiều kết quả. 
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 


VII 

 
Một là, cơng tác nghiên cứu các dịng sản phẩm mới chưa đáp ứng được nhu 
cầu khách hàng khu vực miền trung nên mạng lưới kinh doanh ở đây chưa phát triển 
tốt như các khu vực khác. 
Hai là, chính sách cho các đại lý  mới chậm thay đổi, chưa có nhiều ưu đãi 
cạnh tranh, các hoạt động xúc tiến sản phẩm chưa thực sự có hiệu quả. 
Ba  là,  hoạt  động  đàm  phán  hợp  đồng  có  nhiều  hạn  chế,  q  trình  sản  xuất 
chưa đáp ứng đủ nhu cầu, chất lượng sản phẩm mới chưa bảo đảm. 
Bốn là, quan điểm của các nhà quản trị về phát triển mạng lưới kinh doanh 
cịn nhiều vấn đề. 
Bốn  là  mạng  lưới  kinh  doanh  của  các  đối  thủ  cạnh  tranh  ngày  càng  phát 
triển. 
Năm là chu kỳ mua sắm sản phẩm mới của người tiêu dùng kéo dài. 
Sáu là đặc điểm kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào thời tiết.  

Chương 3: Quan điểm, định hướng và các giải pháp tăng cường
phát triển mạng lưới kinh doanh của EVE đến năm 2020
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển mạng lưới kinh doanh của Cơng ty 

Cổ phần Everpia Việt Nam giai đoạn 2009-2012, chương này sẽ xuất phát từ việc 
xem xét quan điểm và định hướng phát triển mạng lưới kinh doanh đến năm 2020 
để đề xuất một số giải pháp cho cơng ty và một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm 
tăng  cường  phát  triển  mạng  lưới  kinh  doanh  của  Cơng  ty  Cổ  phần  Everpia  Việt 
Nam đến năm 2020. 
Để đạt được mục tiêu đó, chương 3 đã phân tích một số nội dung sau: 
- Quan điểm và định hướng sự phát triển mạng lưới kinh doanh của Công ty
Cổ phần Everpia Việt Nam đến năm 2020
- Những giải pháp để tăng cường phát triển MLKD của EVE đến năm 2020


VIII 

 
Giải pháp 1:  Nghiên cứu và phát triển dịng sản phẩm mới – đệm lị xo, đệm 
mát 
Giải pháp 2: Thực hiện cơng tác kiểm tra chéo giữa các phịng ban 
Giải pháp 3: Tăng cường hoạt động marketing trong nước và marketing quốc 
tế 
Giải pháp 4: Xây dựng hệ thống đại lý của sản phẩm mới dựa trên hệ thống 
đại lý của sản phẩm khác 
Giải  pháp  5:  Tiến  hành  outsourcing  một  số  cơng  đoạn  trong  q  trình  sản 
xuất kinh doanh 
Giải pháp 6: Thiết lập phịng nghiên cứu và phát triển 
Giải pháp 7:  Mở rộng hoạt động kinh doanh sang các sản phẩm xen vụ 
Giải pháp 8: Thay đổi cơ cấu bộ máy quản trị và tăng động lực làm việc cho 
nhân viên 
Giải pháp 9: Tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, nhân viên trong và ngồi 
nước 
- Những đề xuất đối với Chính Phủ để giúp công ty tăng cường phát triển

mạng lưới kinh doanh đến năm 2020
Một là, Chính Phủ cần hỗ trợ và tổ chức các diễn đàn, hội thảo trao đổi về 
vấn đề phát triển MLKD 
Hai là, Chính Phủ cần có chính sách để khuyến khích các trung tâm dự báo 
kinh tế phối hợp với doanh nghiệp tiến hành dự báo thị trường 
Ba là, Chính Phủ cần tăng cường các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu 
tư trực tiếp ra nước ngồi 
Bốn là, Các địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục pháp lý và các 
thơng tin về đặc điểm văn hóa 




 

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

 

Hoạt động kinh  doanh của doanh nghiệp đã  và đang diễn ra trong  một  mơi 

trường kinh doanh đầy biến động, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cùng một 
lĩnh vực kinh doanh có sự tham gia của rất nhiều các doanh nghiệp, họ có thể tham 
gia ở một khâu hoặc có thể hoạt động xun suốt cả q trình từ khâu sản xuất hàng 
hóa cho đến phân phối hàng hóa tận tay người tiêu dùng. Thêm vào đó, sự phát triển 
của khoa học cơng nghệ đã tác động sâu sắc tới hành vi của doanh nghiệp cũng như 
hành vi người tiêu dùng. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay có thể 

đang được sử dụng nhưng liệu với sự phát triển như vũ bão của khoa học cơng nghệ 
nó  có tồn  tại  và  mang  lại  hiệu quả  tối  ưu cho  doanh  nghiệp  hay  khơng.  Điều  cần 
thiết trong  mơi trường kinh doanh hiện nay là phải ln thích nghi, hồn thiện và 
phát triển mạng lưới kinh doanh của mình để đạt được mục tiêu tốt nhất cho doanh 
nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. 
 

Mạng  lưới  kinh  doanh  ln  chiếm  vai  trò  quan  trọng  đối  với  sự  tồn  tại  và 

phát triển của doanh nghiệp. Thị trường Việt Nam đang được coi là thị trường tiềm 
năng, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngồi trong đó có các cơng ty đa quốc 
gia. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư, Cục đầu tư nước ngồi năm 2012 đã có 
1.287 dự án đầu tư nước ngồi mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn 
đăng ký là 8,6 tỷ USD, bằng 71,2% so với năm 2011. Ngồi ra có 550 lượt dự án 
đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký thêm là 7,7 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần 
so với năm 2011. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu 
tư nước ngồi đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 
2011. Sau khi dự án đi vào giai đoạn vận hành, điều cơ bản mà các doanh nghiệp 
thực  hiện  tiếp  theo  đó  là  xây  dựng  mạng  lưới  kinh  doanh.  Tùy  vào  lĩnh  vực  kinh 
doanh, doanh nghiệp sẽ xây dựng và phát triển mạng lưới của mình cho phù hợp. 
 

Đối với thị trường chăn ga gối đệm tại Việt Nam, sự cạnh tranh diễn ra ngày 




 
càng gay gắt với sự tham gia của các cơng ty phân phối hàng nhập khẩu, các doanh 
nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn nước ngồi với nhiều hình thức phân 

phối  khác  nhau  đã  tạo  nên  sự  đa  dạng  cho  thị  trường  lĩnh  vực  chăn  ga  gối  đệm. 
Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam (EVE) đang là doanh nghiệp hàng đầu trên thị 
trường, sở hữu hai nhãn hiệu nổi tiếng Everon, Artemis với thị phần tương ứng là 
28% và  15%  (Báo cáo thường niên năm 2012).  Ngoài  ra,  trong  ngành  hàng  bơng 
tấm, Cơng ty ln ở vị trí dẫn đầu với thị phần năm 2012 là 34% (Báo cáo thường
niên năm 2012). Mạng lưới kinh doanh của cơng ty trải dài khắp cả nước, ngồi ra 
cịn  có  Cơng  ty  con  tại  Campuchia.  Q  trình  hoạt  động  và  phân  phối  hàng  hóa 
thơng qua mạng lưới kinh doanh hiện tại qua nhiều năm đã cho thấy được những ưu 
điểm cũng như vẫn cịn tồn tại một số nhược điểm cần xem xét và hồn thiện. Năm 
2011, cơng ty sản xuất hàng hóa với cơng suất tối đa của các dây chuyền nhưng vẫn 
cịn xảy ra tình trạng thiếu hàng và phương thức vận chuyển cịn bộc lộ hạn chế như 
phải gửi hàng ở các bến xe cho các trung gian phân phối ở xa nhà máy. Từ tình hình 
đó, điều cần thiết của Cơng ty là phải phát triển mạng lưới kinh doanh để đáp ứng 
nhu cầu của thị trường đồng thời thực hiện được mục tiêu chiến lược của Cơng ty. 
 

Mặt  khác  giai  đoạn  2009-2012  là  giai  đoạn  Việt  Nam  chịu  ảnh  hưởng  của 

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, điều này dẫn đến dường như các khách hàng trở 
nên “khó tính” hơn trong việc lựa chọn hàng hóa cũng như tn theo xu hướng rút 
ngắn  thời  gian  chờ  đợi  khi mua  hàng, và  khách hàng của  Everpia  Việt Nam cũng 
nằm trong quy luật đó. Để tồn tại và phát triển, cơng ty phải đáp ứng được nhu cầu 
của khách hàng và phát triển mạng lưới kinh doanh đang là nhu cầu cấp thiết. 
 

Xuất phát từ u cầu thực tế của thị trường cũng như của doanh nghiệp, em 

xin chọn đề tài “Phát triển mạng lưới kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Everpia Việt
Nam” để nghiên cứu. 


2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

 

Trong giai đoạn vừa qua, đã có các cuộc hội nghị cũng như các đề tài nghiên 

cứu về phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp: 




 
- Ngày 12, 13/6/2012 đã diễn ra hội nghị quốc tế lần thứ 10 về “Tương lai
của mạng lưới bán lẻ Bưu chính” tại Petersberg, Konigswinter, Cộng hịa Liên bang 
Đức.  
 

Hội nghị đã trình bày về xu hướng phát triển mạng bán lẻ, quy định khung về 

mặt pháp lý, trong đó có chính sách về bưu chính khu vực Liên minh Châu Âu. Hội 
nghị cũng đã đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn thành cơng về phát triển mơ hình 
mạng lưới bán lẻ bưu chính tại các nước Hà Lan, Áo, Hungary và Đức.  
- Luận  văn  thạc  sĩ  “Phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ tại ngân
hàng công thương Việt Nam”  của  ThS.  Nguyễn  Thị  Toan,  trường  đại  học  kinh  tế 
quốc dân, 2012. 
 

Luận văn đã đưa ra được cơ sở lý luận về phát triển mạng lưới đơn vị chấp 


nhận thẻ trong các ngân hàng thương mại, từ đó áp dụng tại ngân hàng cơng thương 
Việt Nam  và  đề xuất  các  giải  pháp. Luận  văn  này khác  luận  văn  của  tác  giả  ở  hệ 
thống  các  chỉ  tiêu  đánh  giá  sự  phát  triển  của  mạng  lưới  kinh  doanh,  đặc  điểm  về 
phạm vi không gian cũng khác nhau. 
- Luận văn thạc sĩ “ Phát triển mạng lưới liên kết các nhà môi giới bất động
sản ở Việt Nam”  của  ThS.  Trịnh  Quang  Tùng,  trường  đại  học  kinh  tế  quốc  dân, 
2011. 
 

Phạm vi thời gian của luận văn này từ năm 1993 đến năm 2011, luận văn đã 

đề cập đến sự cần thiết, các phương thức và nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển 
mạng lưới các nhà môi giới bất động sản, đồng thời cũng chỉ ra kinh nghiệm ở Mỹ 
và rút ra bài học đối với Việt Nam. Tác giả sẽ sử dụng luận văn này làm nguồn tài 
liệu tham  khảo,  tuy  nhiên trong luận  văn  của  mình  tác giả  sẽ đưa ra  hệ  thống  chỉ 
tiêu để đánh giá sự phát triển của mạng lưới kinh doanh trong doanh nghiệp, phạm 
vi thời gian từ năm 2009 đến năm 2012 
- Luận văn thạc sĩ “Phát triển hệ thống kênh phân phối nhập khẩu của công
ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện” của ThS. Âu Dương Quế, trường đại học 
kinh tế quốc dân, 2009. 




 
 

Luận văn đã chỉ ra khung lý thuyết về phát triển hệ thống kênh phân phối sản 


phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp, thực trạng cũng như giải pháp đối với cơng ty 
cổ phần viễn thơng tin học bưu điện.Tuy nhiên, luận văn của tác giả nghiên cứu về 
mạng lưới kinh doanh nói chung của doanh nghiệp chứ khơng riêng về kênh phân 
phối của sản phẩm nhập khẩu. Thêm vào đó, phạm vi thời gian cũng khác nhau nên 
một số nhân tố ảnh hưởng cũng thay đổi. 
- Nghiên cứu khoa học cấp bộ, mã số NCKH.156 với đề tài “ Phát triển hệ
thống phân phối bán lẻ của Hà Nội trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ
chức thương mại thế giới ” của PGS.TS Phan Tố Un, trường đại học kinh tế quốc 
dân, 2008. 
 

Nghiên cứu này đã nêu tổng quan về hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa, các 

nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống phân phối bán lẻ ở  Việt Nam, kinh 
nghiệm của một số nước về phát triển hệ thống phân phối bán lẻ khi gia nhập WTO. 
Từ đó phân tích thực trạng phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Hà Nội trong 
tiến  trình  hội  nhập  kinh  tế  quốc  tế.  Điểm  khác  với  luận  văn  của  tác  giả  là  ở  đối 
tượng nghiên cứu và phạm vi khơng gian. Tuy nhiên, nghiên cứu trên sẽ là nguồn 
tài liệu tham khảo về hệ thống phân phối bán lẻ cho luận văn của tác giả. 

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

Mục đích nghiên cứu

 


Luận văn được thực hiện nhằm xây dựng khung lý luận về phát triển mạng 

lưới  kinh  doanh  của  doanh  nghiệp,  tiếp  đó  áp  dụng  khung  lý  thuyết  đã  xây  dựng 
được vào đánh giá thực trạng phát triển mạng lưới kinh doanh của Cơng ty Cổ phần 
Everpia Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012. Mục đích cuối cùng của luận văn là 
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mạng lưới kinh doanh của Cơng ty Cổ phần 
Everpia Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh phát triển sẽ làm cho hoạt động sản xuất 
kinh doanh của Cơng ty phát triển, từ đó giúp Cơng ty ngày càng chiếm thứ hạng 
cao trên thị trường trong nước và quốc tế. 




 

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ 

nghiên cứu trong từng chương như sau: 
- Nhiệm vụ nghiên cứu của chương 1 là xây dựng khung lý thuyết về phát 
triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng, nội dung và 
các  chỉ  tiêu  đánh  giá  việc  phát  triển  mạng  lưới  kinh  doanh  (MLKD)  trong  doanh 
nghiệp. 
- Nhiệm  vụ  nghiên  cứu  của  chương  2  là  phân  tích  các  nhân  tố  giai  đoạn 
2009-2012 ảnh hưởng đến sự phát triển mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần 
Everpia  Việt  Nam  và  thực  trạng  phát  triển  MLKD  của  Cơng  ty  giai  đoạn  2009  - 
2012. Từ đó rút ra nhận xét về những ưu điểm, những tồn tại cần khắc phục trong 
việc phát triển mạng lưới kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Everpia Việt Nam giai 

đoạn 2009-2012. 
- Nhiệm vụ nghiên cứu của chương 3 là đưa ra một số quan điểm và định 
hướng  phát  triển  MLKD  của  Công  ty  Cổ  phần  Everpia  Việt  Nam  đến  năm  2020, 
đồng thời đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển MLKD 
của Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam đến năm 2020. 

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu 
 

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là phát triển mạng lưới kinh doanh của 

doanh nghiệp. 

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt khơng gian:  
Do thời gian và trình độ cịn hạn chế, ở phạm vi luận văn này, tác giả sẽ tập 
trung nghiên cứu các nội dung phát triển mạng lưới kinh doanh đầu ra và phân tích 
các kết quả phát triển mạng lưới kinh doanh  đầu ra của Cơng ty Cổ phần Everpia 




 
Việt Nam theo chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời luận văn đề xuất các giải pháp và 
kiến  nghị  để  tăng  cường  phát  triển  mạng  lưới  kinh  doanh  đầu  ra  của  Công  ty  Cổ 
phần Everpia Việt Nam. 

- Về mặt thời gian 
+ Thực trạng sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn 2009-2012 
+ Các định hướng và giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2013-2020 

5.

Phương pháp nghiên cứu

 

Luận  văn vận  dụng  khung  lý  thuyết về  sự phát triển  mạng  lưới kinh  doanh 

của doanh nghiệp để áp dụng vào phân tích và đánh giá thực trạng phát triển mạng 
lưới kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Everpia Việt Nam giai đoạn 2009-2012. Từ 
thực trạng đó tác giả xin đề xuất một số quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến 
nghị nhằm phát triển mạng lưới kinh doanh của cơng ty đến năm 2020. Trong q 
trình thu thập và xử lý số liệu, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và 
phân tích. 

5.1. Các số liệu cần thu thập
- Tài liệu bên ngồi cơng ty
+ Nội dung lý luận về mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. 
+ Các thơng tin về mơi trường kinh doanh giai đoạn 2009-2012 
- Tài liệu nội bộ cơng ty
+ Tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp : Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm 
vụ, chiến lược… 
  + Các chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty giai đoạn 20092012 
  + Các bản báo cáo về hệ thống đại lý, các chi nhánh và tình hình hoạt động 
kinh doanh của từng đơn vị giai đoạn 2009-2012 





 
+ Các bản báo cáo thường niên của cơng ty 
+ Kết quả nghiên cứu thị trường năm 2012 

5.2. Nguồn số liệu
 

Luận văn sử dụng 2 loại số liệu là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp 
- Nguồn số liệu thứ cấp
+ Các giáo trình, sách chun khảo, tạp chí, luận văn liên quan đến phát triển 

mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. 
+ Các dữ liệu nội bộ của cơng ty : Báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011, 
2012, báo cáo đại hội đồng cổ đơng 2009, 2010, 2011, 2012, hồ sơ cơng ty và các 
báo cáo khác về mạng lưới kinh doanh của cơng ty… 
- Nguồn số liệu sơ cấp
+  Doanh  thu,  chi  phí  và  lợi  nhuận  của  cơng  ty được  tính  trực  tiếp  trên các 
hóa đơn xuất hàng. 
+ Các phiếu câu hỏi và bản trả lời về thị trường năm 2012 
 

Các nguồn  dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi 

chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo. 

6.


Bố cục của luận văn

 

Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội 

dung chính của luận văn được bố cục thành 3 chương như sau: 
Chương 1 : Lý luận chung về phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng phát triển mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần
Everpia Việt Nam giai đoạn 2009-2012
Chương 3 : Quan điểm, định hướng và giải pháp tăng cường phát triển mạng
lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam đến năm 2020




 

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
 

Mục tiêu nghiên cứu chương 1 nhằm đưa ra cơ sở lý luận về mạng lưới kinh

doanh và phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra
những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển mạng lưới kinh doanh cũng như đưa ra
các tiêu chí đánh giá sự phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhằm đạt được mục tiêu đó, chương 1 sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
1. Hiểu thế nào là mạng lưới kinh doanh và phát triển mạng lưới kinh doanh

của doanh nghiệp?
2. Có các cách nào để phân loại mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp?
3. Tại sao phải phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp?
4. Các nhân tố nào ảnh hưởng tới mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp?
Hướng tác động ra sao?
5. Để phát triển mạng lưới kinh doanh cần phải làm những cơng việc và nội
dung gì?
6. Có các tiêu chí nào đánh giá sự phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh
nghiệp?
Sau đây là nội dung chi tiết của chương 1:

1.1.

Khái luận chung về phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh

nghiệp
1.1.1. Khái luận chung về mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp




 
Theo  từ  điển  Lạc  Việt,  mạng  lưới  là  nhiều  cá  nhân  hoặc  đơn  vị  hợp  thành 
một tổ chức có chung một chức năng. 
Mạng lưới xã hội là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội 
gọi  chung  là các  tác  nhân. Các  thực thể  xã  hội  này khơng  nhất thiết  chỉ là các  cá 
nhân mà cịn là các nhóm xã hội, các tổ chức, các thiết chế, các cơng ty xí nghiệp và 
cả các quốc gia. 
Mạng lưới bán hàng là tập hợp tất cả các điểm bán hàng của hãng hoặc cho 

hãng nhằm mục đích hướng tới tiêu thụ hoặc bán hàng. 
Một  phạm  trù  khác  liên  quan  đến  mạng  lưới  là  mạng  lưới  kinh  doanh  của 
doanh nghiệp. Hiện nay khái niệm mạng lưới kinh doanh chưa được thống nhất nên 
ở phạm vi luận văn này mạng lưới kinh doanh là một hệ thống liên kết các cơ sở
kinh doanh của hãng và cho hãng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào mạng lưới kinh doanh của doanh 
nghiệp được gọi là thành viên của mạng lưới, bao gồm: nhà cung cấp, nhà sản xuất, 
các cơng ty con, chi nhánh của doanh nghiệp, nhà bán bn, nhà bán lẻ, mơi giới, và 
người tiêu dùng. Trung gian thương mại là các thành viên nằm giữa người sản xuất 
và người tiêu dùng cuối cùng. 
Các thành viên thuộc mạng lưới kinh doanh được phân làm 3 loại: Nhóm các 
nhà cung cấp; nhóm các đơn vị sản xuất, kinh doanh và nhóm các trung gian thương 
mại (TGTM). Ở phạm vi luận văn này, tác giả lựa chọn nghiên cứu sâu về phát triển 
mạng lưới kinh doanh đầu ra với việc tập trung chính vào các đơn vị sản xuất kinh 
doanh và các trung gian thương mại. 
Mạng lưới kinh doanh là khái niệm rộng hơn mạng lưới bán hàng. Tùy vào 
đặc điểm và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh của doanh 
nghiệp sẽ khác nhau. Phát triển mạng lưới kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp tối 
ưu hóa lợi nhuận, tăng vị thế của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp phát 
triển an tồn, bền vững. 


10 

 

1.1.1.2. Phân loại mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
Mạng  lưới  kinh  doanh  của  doanh  nghiệp  được  phân  chia  thành  nhiều  loại 
khác nhau. 
Thứ  nhất,  nếu  căn  cứ  vào  phương  thức  kinh  doanh  thì  MLKD  của  doanh 

nghiệp bao gồm MLKD truyền thống và mạng lưới kinh doanh online. 
MLKD  truyền  thống  (Face  to  face  business  networking):  Đây  là  hình  thức 
mà  các thành  viên  trong  mạng lưới gặp  gỡ,  trao  đổi  trực  tiếp  với  nhau.  Quá  trình 
mua – bán sản phẩm được hai bên gặp nhau trao đổi, đàm phán về giá cả, đặc điểm, 
chất lượng sản phẩm. 
MLKD  online  (Online  business  networking)  :  Đây  là  hình  thức  các  thành 
viên  trong  MLKD  trao  đổi,  hợp  tác  thông  qua  mạng  internet.  Hình  thức  này  cho 
phép các bên đối tác khơng cần gặp mặt nhau trực tiếp mà có thể đàm phán thơng 
qua mạng internet và các ứng dụng phần mềm. Bên cạnh đó, việc thanh tốn cũng 
được thực hiện trực tuyến. 
Thứ  hai,  nếu  căn  cứ  vào  đối  tác,  mạng  lưới  kinh  doanh  của  doanh  nghiệp 
được phân thành mạng lưới kinh doanh dựa trên đối tác truyền thống và mạng lưới 
kinh doanh dựa trên đối tác mới. 
MLKD  dựa  trên  đối  tác  truyền  thống  là  MLKD  xây  dựng  dựa  trên  những 
thành  viên truyền thống, đã  từng  hoặc đang  hợp tác với  doanh nghiệp.  Một  ví dụ 
điển hình của loại MLKD này là việc một cơng ty kinh doanh thêm dịng sản phẩm 
mới, những đối tác cũ tiếp tục hợp tác kinh doanh và phân phối dịng sản phẩm này. 
 MLKD dựa trên  đối tác  mới:  Đây  là MLKD  dựa  trên sự  hợp  tác  giữa  nhà 
sản xuất với đối tác mới thơng qua sự giới thiệu của các đối tác cũ hoặc các hình 
thức tìm kiếm thơng tin khác. 
Thứ ba, nếu căn cứ vào các thành viên tham gia vào mạng lưới kinh doanh 
thì  mạng  lưới  kinh  doanh  được chia thành  mạng  lưới  kinh  doanh  nội bộ  và  mạng 
lưới kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp. 


11 

 
MLKD nội bộ của doanh nghiệp là  mạng  lưới kinh doanh được hình thành 
dựa  trên  các  thành  viên  dưới  sự  điều  hành,  kiểm  sốt  hoạt  động  kinh  doanh  của 

doanh nghiệp. Ví dụ: Các cơng ty con, các chi nhánh, nhà máy mà hoạt động tương 
đối độc lập với cơng ty mẹ. 
MLKD bên ngồi doanh nghiệp là mạng lưới kinh doanh xây dựng bởi các 
thành viên hoạt động độc lập và khơng chịu sự kiểm sốt của doanh nghiệp, ví dụ 
như các trung gian thương mại, các nhà cung cấp. 
Thứ tư, đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc 
tế, phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại: phát 
triển MLKD theo offshoring và phát triển MLKD theo outsourcing. 
Offshoring  là hình  thức  kinh doanh  của  doanh  nghiệp  khi họ  quyết  định  tự 
đầu tư, sản xuất kinh doanh tại quốc gia khác. Doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro 
về địa lý, ngơn ngữ và giao tiếp khi thực hiện hình thức kinh doanh này nhưng đổi 
lại doanh nghiệp có được lợi thế về chi phí thấp như chi phí nhân cơng, ngun vật 
liệu… 
Outsourcing là hình thức kinh doanh  mà doanh nghiệp sẽ th, hợp tác với 
các cơng ty ngồi ở một số giai đoạn trong q trình sản xuất kinh doanh. Sử dụng 
hình thức  này doanh nghiệp sẽ có ưu thế trong việc sử dụng nguồn lao động chất 
lượng cao của các đối tác tuy nhiên sự phụ thuộc vào các đối tác cũng sẽ tăng lên. 

1.1.2. Khái luận chung về phát triển MLKD của doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
Phát triển mạng lưới kinh doanh của doanh  nghiệp là sự mở rộng hệ thống 
liên kết các cơ sở kinh doanh của hãng và cho hãng cả về chiều rộng (số lượng) và 
chiều sâu (chất lượng). 

1.1.2.2. Tầm quan trọng của phát triển mạng lưới kinh doanh
Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh, phát triển mạng lưới kinh 
doanh của doanh nghiệp ngày càng đóng vai trị quan trọng khơng chỉ với bản thân 



×