Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Giới thiệu dịch vụ đám mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 59 trang )

Chương 1 : Giới thiệu dịch vụ đám mây
Mở đầu thảo luận về dịch vụ đám mây ,chúng ta hãy xem xét tình hình hiện nay của các
doanh nghiệp vừa và lớn. Giả sử một đơn vị kinh doanh có nhu cầu triển khai và bảo trì
khẩn cấp một ứng dụng phân tích. Ứng dụng này sẽ mang lại cho doanh nghiệp những giá
trị kinh doanh đáng giá, giúp gia tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đơn vị
kinh doanh có ngân sách nhưng không có thời gian để thực hiện giải pháp, và cần phải
triển khai dự án trong vòng ba tháng.
Các thành viên trong đội ngũ CNTT hiểu rõ yêu cầu, nhưng để triển khai một ứng
dụng yêu cầu phải có sự phối hợp giữa phần cứng, phần mềm, các qui trình hoạt động và
đội ngũ hỗ trợ. Có lẽ, việc lựa chọn phần cứng và chuẩn bị hệ thống phải mất hai tháng.
Sau đó, đội ngũ CNTT phải xem xét tỉ mỉ qui trình kiểm tra tiêu chuẩn và qui trình hoạt
động để chắc chắn tất cả các yêu cầu cần thiết đã được xác định. Vì thế, để cung cấp một
ứng dụng đơn giản mất ít nhất cũng phải sáu tháng.
Người chủ doanh nghiệp gia tăng mức độ bức thiết của vấn đề nhưng không thể bỏ
qua những giới hạn trong qui trình của doanh nghiệp. Cuối cùng, người chủ doanh nghiệp
phải xây dựng một bộ phận CNTT từ nguồn vốn kinh doanh và chuyển giao ứng dụng
trong vòng 3 tháng. Mặc dù ứng dụng đã được chuyển giao nhưng nó không hoạt động
hiệu quả , và thiếu sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp.
Bấy giờ, các giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc công nghệ (CTO) đánh giá
tình hình ở cấp doanh nghiệp và đưa đến kết luận : Hiện nay, có quá nhiều ứng dụng dư
thừa đang chạy và tiêu tốn doanh nghiệp hàng triệu đôla để xây dựng hệ thống và chi phí
bảo trì. Do đó, họ quyết định tạo ra một ủy nhiệm để tất cả các ứng dụng được chuyển đến
một cơ sở hạ tầng lưu trữ ứng dụng CNTT. Nhưng cuối cùng, các đơn vị kinh doanh dừng
việc nghiên cứu cho giải pháp này và tiếp tục hoạt động bộ phận CNTT, do đó gây tốn kém
cho doanh nghiệp vì những tài nguyên lãng phí.
Các chiến lược này xuất hiện trên những tranh luận hàng ngày và chưa có được giải
pháp rõ ràng cho vấn đề. Trừ khi, cấu trúc và qui trình hoạt động được các tổ chức sửa lại
hoặc công nghệ mới như điện toán đám mây cất cánh và doanh nghiệp đưa vào ứng dụng.
Điện toán đám mây sẽ giúp gì trong lĩnh vực này ? Để hiểu được, chúng ta trở lại
nhu cầu kinh doanh thông thường : người chủ kinh doanh có nhu cầu triển khai và bảo trì
một ứng dụng phân tích, với khung thời gian chỉ là 3 tháng. Khó khăn lớn nhất của bộ phận


CNTT khi triển khai ứng dụng này không phải ở bản thân ứng dụng mà do sự phụ thuộc và
quá trình cung cấp cơ sở hạ tầng để triển khai và duy trì nó. Nếu giấc mơ điện toán đám
mây thành sự thật, nó sẽ loại bỏ các ứng dụng lưu trữ phụ thuộc vào yêu cầu phần cứng, vì
sự ảo hóa phần cứng là một trong những nguyên lý của điện toán đám mây. Và sự ảo hóa
này được cung ứng bởi các trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Nếu sự
phụ thuộc vào máy chủ, bộ cân bằng tải (load balancer), thiết bị định tuyến (router), thiết bị
chuyển mạch (switch) bị loại bỏ, đội ngũ ứng dụng có thể chỉ tập trung vào việc triển khai
ứng dụng trong dịch vụ đám mây mà họ đã chọn. Trong trường hợp này, sự linh hoạt của
toàn bộ đội ngũ CNTT sẽ được cải thiện hơn theo mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Tất nhiên xem xét tình trạng hiện tại của nhà cung cấp dịch vụ đám mây, chúng ta
không để ý đến một vài vấn đề như bảo mật, hiệu quả, độ ổn định, chi phí bảo trì hiện tại,
và tổng thể văn hóa công ty. Nhưng tất cả các công nghệ mới đều bắt đầu chậm và bị sự
hoài nghi từ phía các doanh nghiệp. Sự hoài nghi mất dần khi những người đi đầu của công
nghệ sớm đi theo nó và cung cấp những ý kiến phản hồi có giá trị, giúp sản phẩm hoàn
thiện hơn theo thời gian. Khi công nghệ hoàn thiện, các doanh nghiệp lớn sẽ bắt đầu nắm
bắt nó.
Như thảo luận trên, nền tảng dịch vụ đám mây làm nhẹ bớt đầu tư của bạn cho
những phần cứng và tài nguyên tốn kém để bảo trì một cơ sở hạ tầng cấp cao sẵn có. Nền
tảng đám mây được thiết kế theo nhu cầu sử dụng. Chi phí tỉ lệ thuận với lượng sử dụng.
Bạn sử dụng nền tảng càng nhiều thì phải trả càng cao và ngược lại. Khả năng động này
cho phép bạn cân bằng theo tỷ lệ chi phí hoạt động dịch vụ để sử dụng và do đó làm cho
việc kinh doanh của bạn trở nên mềm dẻo hơn và đáp ứng nhu cầu thay đổi. Ví dụ, bạn có
một website bán hàng đạt đỉnh truy cập cao nhất vào mùa lễ Giáng sinh nhưng số lượng
người truy cập không tăng trong những ngày khác. Khi đó, bạn có thể tăng tự động sức
chứa của nền tảng bên dưới trong suốt mùa lễ và giảm nó vào những ngày khác của năm.
Khả năng động này được cung ứng bởi nhà cung cấp dịch vụ, được gọi là điện toán theo
nhu cầu và nó tương tự cho mô hình của nhà cung cấp dịch vụ : họ sẽ tính phí cho bạn qua
lượng sử dụng của bạn. Bạn có thể cắt giảm chi phí bằng cách giảm lưu lượng sử dụng
hoặc chi phí của bạn sẽ tăng khi sử dụng nhiều. Nếu bạn đầu tư vào một cơ sở hạ tầng có
tính hữu dụng cao và khả năng nâng cấp dễ dàng thì việc tính toán lượng cầu dựa theo cách

nào cũng đều rất khó khăn. Vì thế, trong dài hạn, nền tảng đám mây được thiết kế để cắt
giảm chi phí hoạt động của bạn, bằng cách cho bạn linh hoạt sử dụng hoặc dừng sử dụng
cơ sở hạ tầng dựa trên nhu cầu kinh doanh. Hiện nay, mức độ hiệu quả, tính linh hoạt, độ
ổn định được cung cấp bởi các cơ sở hạ tầng on-premise hạng nặng có thể không được kết
hợp với những cung ứng dịch vụ đám mây hiện có. Nhưng khi việc cung ứng trưởng thành,
chúng dự kiến sẽ cung cấp cho bạn với tổng chi phí sở hữu thấp mà không làm ảnh hưởng
đến độ tin cậy dịch vụ.
Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được
bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ
sở hạ tầng chứa trong nó. Những thuật ngữ cụ thể như ứng dụng, nền tảng, cơ sở hạ tầng
và dịch vụ khách hàng được cung ứng bởi nhà cung cấp dịch vụ để xây dựng ứng dụng cho
internet. Phần mềm dịch vụ (SAAS), nền tảng dịch vụ (PAAS) và cơ sở dữ liệu dịch vụ
(DAAS) là một phần của dịch vụ đám mây. Trong phần này, chúng ta sẽ đi qua sự tiến triển
của dịch vụ internet đến dịch vụ đám mây và nhìn vào sự cung ứng của các công ty hàng
đầu như Microsoft, Google, Amazon, SalesForce.com, GoGrid và 3Tera.
Có một sự bùng nổ đột ngột về dịch vụ đám mây không chỉ bởi vì việc tiết kiệm chi
phí mà nó mang lại, mà còn là chất lượng của cơ sở hạ tầng nhà cung cấp dịch vụ đã cam
kết. Sự tin cậy không chỉ đi từ SalesForce.com cho cuộc cách mạng hóa nền tảng SAAS
của họ trong thị trường kinh doanh nhỏ, mà còn kể đến VMWare, người tạo ra thị trường
mới cho sự ảo hóa hệ điều hành và phần cứng. Tin tưởng VMWare về việc nhận biết thị
trường, họ mang lại sự ảo hóa và khả năng khổng lồ của nó. Microsoft và Amazon đi theo
xu hướng này bằng cách đầu tư mạnh sự ảo hóa không chỉ hệ điều hành mà còn tập hợp
các trung tâm dữ liệu. Sự ảo hóa là một phần quan trọng trong việc xây dựng nền tảng ít
phải bảo dưỡng cho dịch vụ đám mây, bởi vì nền tảng ảo có thể được di chuyển và mở
rộng không phụ thuộc vào phần cứng bên dưới. Nó ảo hóa hệ điều hành làm phần cứng và
các ứng dụng làm hệ điều hành.
Nền tảng dịch vụ đám mây vẫn còn non trẻ, nó chưa đủ trưởng thành để được xem
là một mô hình kinh doanh hoặc công nghệ. Nhưng sự bổ sung của những nhà cung cấp
phần mềm hàng đầu như Amazon, Microsoft, Google, IBM vào danh sách các nhà cung
cấp dịch vụ đám mây, khiến ta thêm tin tưởng vào thành công của nó trong tương lai. Các

nhà cung cấp phần mềm này dự định sẽ lái nền công nghiệp dịch vụ đám mây bằng việc
cung ứng các sản phầm phần mềm cấp doanh nghiệp cho sự mở rộng kinh doanh. Cho đến
này, các công ty nêu rõ việc tiết kiệm chi phí nhưng vẫn còn mối quan tâm về bảo mật và
độ tin cậy dữ liệu của họ trong đám mây. Chi phí, quyền kiểm soát, độ tin cậy và bảo mật
là bốn thuộc tính chất lượng hàng đầu để doanh nghiệp đánh giá trước khi quyết định chấp
nhận nền tảng dịch vụ đám mây. Doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình lai, ở đó một vài
dịch vụ được lưu trữ on-premise và những cái dịch vụ còn lại thì không. Ví dụ, dịch vụ
Microsoft Dynamics CRM Online cung ứng tùy chọn on-premise , doanh nghiệp có thể
chuyển sang off-premise bất kì lúc nào. Những loại mô hình này giúp cho doanh nghiệp
chuyển đổi chậm một ứng dụng hoàn toàn on-premise sang một ứng dụng off-premise hoặc
trên cả hai. Điều này giúp cho nguồn nhân lực kĩ thuật tập trung vào các sáng kiến chiến
lược quan trọng thay vì lo lắng những vấn đề hoạt động hàng ngày.
Định nghĩa các thuật ngữ
On-premise : Chỉ các ứng dụng hoặc dịch vụ được triển khai và quản lí bởi một doanh
nghiệp sở hữu nó và đặt tại vị trí doanh nghiệp đó
Off-premise : chỉ các ứng dụng và dịch vụ trên đám mây.
ISP (Internet service platform) : nền tảng dịch vụ internet.
ASP (application service provider) : nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng.
Sự tiến triển của dịch vụ đám mây
Nền tảng dịch vụ Internet đã phát triển từ nhà cung cấp truy xuất dial-up đơn giản
đến nền tảng ứng dụng phần mềm cấp doanh nghiệp.
Hình 1-1 : Cuộc cách mạng của nền tảng dịch vụ internet đến dịch vụ đám mây
(Nguồn : Forrester Research Inc.)
Kỷ nguyên ISP 1.0 từ đầu đến giữa những năm 90 và tập trung vào việc xây dựng
mạng lưới truy cập internet cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Kỉ nguyên này được
thống trị bởi các công ty như AOL, NetZero, Comcast, và Time Warnner. Những công ty
lớn cũng tham gia nhiều vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng nội bộ. Trong kỷ nguyên
ISP 2.0, tập trung chuyển đổi để cung cấp truy cập đến máy chủ trong cơ sở hạ tầng của
nền tảng dịch vụ internet. Các công ty và khách hàng có thể làm chủ các trang web của họ
trên máy chủ nền tảng dịch vụ internet với dung lượng giới hạn. Kỷ nguyên ISP 3.0 mang

đến khái niệm co-location. Những doanh nghiệp có thể sở hữu máy chủ với nền tảng dịch
vụ internet, do đó thúc đầy nền tảng dịch vụ internet mở rộng ồ ạt, gia tăng hiệu suất và
giảm các cơ sở hạ tầng dư thừa. Các công ty như Rackspace.com và AT&T là người dẫn
đầu trong phạm vi này. Mặc dù ISP 4.0 đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô về cơ sở hạ
tầng mạng và năng lượng, nó phải theo kịp với công nghệ và nhu cầu kinh doanh để đạt
được hiệu quả kinh tế theo quy mô ở cấp độ ứng dụng và nền tảng. Điều này tăng đến kỷ
nguyên 4.0, ở đó các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP) xây dựng các dịch vụ phần
mềm có khả năng mở rộng và ảo hóa các trung tâm dữ liệu từ các doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp phải đặt mua các dịch vụ phần mềm như dịch vụ CRM được cung ứng bởi
SalesForce.com và Microsoft Dynamics CRM Online mà không phải lo lắng về cơ sở hạ
tầng trung tâm dữ liệu bên dưới. Trong kỷ nguyên này, nhà cung cấp phần mềm đã dẫn đâu
trong việc cung ứng dịch vụ phần mềm của họ cho doanh nghiệp qua internet. Chúng ta
chưa hoàn toàn hoàn tất kỉ nguyên ISP 4.0 ; chúng ta đang ở ranh giới giữa ISP 4.0 và ISP
5.0. ISP 4.0 vẫn đối mặt với tính liên kết, tính bảo mật, và thách thức tích hợp giữa on-
premise và dịch vụ đám mây. SalesForce.com, Microsoft Dynamics CRM Online
,SharePoint Online và Exchange Online là những dịch vụ có thể đứng vững và các doanh
nghiệp đang sử dụng. Ở kỉ nguyên ISP 5.0, cơ sở hạ tầng nền tảng dịch vụ internet sẽ hoàn
thiện đến nền tảng mở rộng theo nhu cầu, gọi là đám mây, chín muồi để thừa hưởng việc
xây dựng và làm chủ các ứng dụng kinh doanh.
Trong kỷ nguyên ISP 5.0 có sự trong suốt hoàn toàn trong việc lưu trữ ứng dụng.
Doanh nghiệp sẽ có thể triển khai các ứng dụng tùy thích vào đám mây mà không phải lo
lắng về yêu cầu phần cứng hay nền tảng cho ứng dụng. Điều này tạo ra sự trong suốt giữa
ứng dụng on-premise và đám mây cho doanh nghiệp, vì chúng sẽ vận hành trong suốt.
Nhân tố quyết định thành công cho ISP 5.0 là chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi
nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon,
Microsoft, Google, và IBM đang trong quá trình tạo ra hạ tầng trung tâm cơ sở dữ liệu mở
rộng khổng lồ, nhưng ít tập trung vào chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp. Chí phí, quyền
kiểm soát, độ tin cậy và bảo mật là những nhân tố quyết định để nhà cung cấp dịch vụ đám
mây thuyết phục các công ty sử dụng dịch vụ của họ. Sự khác biệt lớn nhất giữa ISP 4.0 và
ISP 5.0 là hỗ trợ lưu trữ toàn bộ chu trình sống của ứng dụng bởi ISP 5.0. Điều này có

nghĩa ứng dụng có thể được lên kế hoạch, phát triển, giữ ổn định, triển khai và hoạt động
theo dịch vụ đám mây với sự phụ thuộc nhỏ vào cơ sở hạ tầng on-premise.
Hình 1-2 . Nền tảng ứng dụng dịch vụ đám mây.
Theo Hình 1-2, pha lên kế hoạch được thực hiện hoàn toàn tại vị trí xây dựng,
tương tự cho ứng dụng on-premise. Sai lệch chu trình sống với ứng dụng on-premise xảy
ra ở pha phát triển, ở đó các lập trình viên phải làm việc trực tiếp với đám mây và kiểm tra
các chức năng, mặc dù việc phát triển phần mềm có thể diễn ra trên on-premise. Từ pha
phát triển trở đi, quyền kiểm soát của đám mây qua dịch vụ gia tăng và trong pha triển khai
và hoạt động đám mây hoàn toàn kiểm soát dịch vụ. Đám mây quản lí triển khai, tính sẵn
sàng, khả năng mở rộng và kết nối của dịch vụ.
Pha lên kế hoạch
Trong pha lập kế hoạch, chúng ta hình dung và lập kế hoạch cho dịch vụ đám mây. Điều
này bao gồm việc thiết kế một dịch vụ đám mây mới, chuyển dời ứng dụng on-premise
hiện tại vào đám mây, hoặc tạo ra dịch vụ lai giữa on-premise và đám mây. Trong pha này,
bạn cũng quyết định nhà cung cấp dịch vụ đám mây mà bạn muốn lưu trữ dịch vụ của bạn
và mở tài khoản với nhà cung cấp dịch vụ. Những nỗ lực quan trọng trong pha này là xem
xét kiến trúc qua các thuộc tính quan trọng của dịch vụ đám mây :
 Kiểm soát truy xuất
 Kết nối mạng
 Độ ổn định
 Kiến trúc lưu trữ
 Kế hoạch sử dụng dịch vụ
Pha phát triển
Trong pha này, bạn phát triển ứng dụng trong môi trường phát triển cục bộ được cung cấp
bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Môi trường phát triển cục bộ là đám mây mô phỏng
chạy on-premise trên máy phát triển của bạn, sử dụng hoàn toàn cho lập trình và hỗ trợ
kiểm tra các chức năng. Phát triển có thể bao gồm cả triển khai môi trường phát triển đám
mây để thực hiện kiểm tra mức đơn vị (unit test).
Pha giữ ổn định
Trong pha này , đội ngữ kĩ sư phát triển, kiểm thử và phát hành lặp đi lặp lại việc kiểm tra

ứng dụng bằng việc triển khai ứng dụng dịch vụ vào môi trường kiểm thử trong đám mây.
Các chiến lược kiểm thử như hộp đen (black box), kiểm tra hiệu năng (performance) được
thực hiện trong môi trường đám mây.
Pha triển khai
Trong môi trường triển khai, phiên bản tạo thành của ứng dụng được triển khai vào môi
trường trung gian trong đám mây và sau đó tăng cường thêm để tạo thành trong môi trường
đám mây cho doanh nghiệp.
Pha hoạt động
Trong pha hoạt động, nhật kí hoạt động và sử dụng dịch vụ được đánh giá theo chu kì để
phân tích việc sử dụng và hiện trạng của dịch vụ. Dữ liệu sử dụng được định giá cho mục
đích thanh toán và dữ liệu hiện trạng được phân tích để cải thiện các phiên bản của dịch vụ
trong tương lai.
Mô hình hóa việc cung ứng dịch vụ đám mây
Dịch vụ đám mây cung ứng những mô hình khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn về những cung ứng của đám mây, chúng ta có một kim tự tháp phân loại
cung ứng theo bốn tầng : tầng nền tảng, tầng trung gian (middleware), tầng dịch vụ doanh
nghiệp, và tầng dịch vụ người tiêu dùng.
Hình 1-3. Tháp cung ứng dịch vụ đám mây.
Tầng dịch vụ người tiêu dùng
Tầng dịch vụ người tiêu dùng tượng trưng cho dịch vụ đám mây hướng tới người tiêu
dùng. Một vài dịch vụ như thư điện tử, tin nhanh, và tìm kiếm đã xuất hiện cho người tiêu
dùng từ những kỉ nguyên ban đầu của Internet, có thêm một vài dịch vụ mới như trò chơi,
ứng dụng điện thoại di động, mạng xã hội, dịch vụ bản đồ đã thu hút được sự chú ý rất
mạnh từ người tiêu dùng trong mấy năm gần đây. Những dịch vụ đám mây sớm như tin
nhanh và thư điện tử đã được phát triển như dịch vụ chuyên dụng. Mọi nhà cung cấp phần
mềm phải làm chủ giao thức truyền tin và nỗ lực rất ít để các nền tảng làm việc cùng với
nhau. Tôi gọi các dịch vụ như vậy là silo bởi vì nó đứng riêng một mình, thực hiện một
chức năng nhất định mà không có các nền tảng làm việc với nhau. Qua nhiều năm, các kiến
trúc silo này đã trưởng thành với một vài lớp trừu tượng hóa và cùng với nhau xây dựng
nền tảng và cả kiến trúc cơ sở hạ tầng. Các dịch vụ này bây giờ được hỗ trợ các giao thức

dịch vụ web mở và các nền tảng tương hợp. Tầng người tiêu dùng được xây dựng bởi các
nền tảng hàng đầu tạo bởi các lớp ứng dụng, cơ sở hạ tầng và nền tảng. Mỗi tầng có ranh
giới phần mềm riêng của mình, và thị trường tiêu dùng đã và sẽ được mở rộng thành thị
trường rộng nhất bởi dịch vụ đám mây.
Tầng dich vụ doanh nghiệp
Tầng dịch vụ doanh nghiệp đại diện cho nền tảng ứng dụng, có thể được thừa hưởng bởi
các công ty để làm chủ các ứng dụng kinh doanh của họ và được tăng cường bởi các nhà
cung cấp phần mềm độc lập (independent software vendors - ISVs) trong việc xây dựng
chức năng bổ sung. Hầu hết các ứng dụng SAAS hiện nay được xếp vào danh mục các ứng
dụng đám mây, và SalesForce.com và Dynamics CRM Online của Microsoft là những ví
dụ điển hình của nền tảng ứng dụng đám mây. Họ cũng cung cấp giao diện lập trình ứng
dụng dịch vụ web cho lập trình tùy chỉnh và bổ sung các chức năng CRM hàng đầu. Từ
viễn cảnh kinh doanh, chi phí trả trước và rủi ro liên quan đến việc triển khai các ứng dung
này đã được giảm xuống tối thiểu, bởi vì nó đã được quản lí hoàn toàn bởi nhà cung cấp
dịch vụ. Các công ty phải thích ứng với giao diện mới và chắc chắn rằng phần mềm đáp
ứng được nhu cầu kinh doanh của mình. Ngược lại, sẽ tốn nhiều chi phí hơn để xây dựng
và bảo trì như phần mềm tại nhà, bởi vì những người kinh doanh thông thường không thể
tạo ra hiệu quả kinh tế theo quy mô như nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp có thể
chia sẻ cùng một nền tảng cho nhiều khách hàng, do đó lợi ích từ tiết kiệm lớn và qua đó
tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Tầng này được phát triển nhanh nhất trong những cung
ứng dịch vụ đám mây bởi vì tính linh hoạt, rủi ro thấp và ít tốn chi phí trả trước cho doanh
nghiệp.
Tầng trung gian (middleware)
Tầng trung gian (middleware) là kết quả trực tiếp từ sự lưu hành của các thành phần phần
mềm trung chuyển qui mô lớn được xây dựng để hỗ trợ dịch vụ khách hàng mở rộng. Một
vài dịch vụ đang tồn tài hiện này như hệ thống thương mai điện tử Amazon, Google Search
và Windows Live. Khi các dịch vụ người tiêu dùng hoàn thiện, các lớp trung chuyển được
trừu tượng hóa và các nhà cung cấp dịch vụ quyết định kiếm tiền từ việc sở hữu trí tuệ
bằng cách cung cấp khả năng trung chuyển của họ cho doanh nghiệp. Trong lớp trung
chuyển, các công ty có thể dùng các dịch vụ phẩn mềm mở rộng đã thử nghiệm. Một vài

dịch vụ có chi phí mắc để mở rộng trong nội bộ vì bản quyền, phần cứng và chi phí nhân
lực. Bằng cách triển khai dịch vụ đám mây và tận dụng phần mềm trung chuyển mở rộng
của nhà cung cấp dịch vụ đám mây, doanh nghiệp có thể mở rộng dịch vụ tùy thích của họ
theo nhu cầu. AppFabric được xếp vào danh mục này bởi vì nó cung cấp nền tảng phần
mềm như service bus và dịch vụ quản lí truy xuất các công ty có thể tận dụng để xây dựng
và mở rộng dịch vụ khách hàng.
Lớp nền tảng
Lớp nền tảng thiết lập một nền tảng nòng cốt cho cac cung ứng dịch vụ đám mây khác
trong hình chóp. Lớp nền tảng biểu diễn khả năng tính toán, lưu trữ dữ liệu.Các nhà cung
cấp dịch vụ internet và nhà cung cấp phần mềm tận dụng lớp này để xây dựng phần mềm
trung chuyển, dịch vụ cho doanh nghiệp và cho người tiêu dùng. Trong lớp này, sự ảo hóa
được sử dụng trong điều kiện tối ưu để cung cấp sự trừu tượng hóa nền tảng và khả năng
mở rộng động cho phần còn lại của các lớp. Việc dự trữ, quản lí và lưu trữ được tự động
hóa để giảm chi phí bảo trì và triển khai. Các thuộc tính chất lượng như tính mở rộng, hiệu
suất, độ ổn định, và sẵn sàng chúng được xây dựng ngay vào kiến trúc của lớp nền tảng.
Các đối tượng chính của lớp nền tảng là các lập trình viên của nhà cung cấp dịch vụ
internet và các kiến trúc sư cơ sở hạ tầng quan tâm đến việc tận dụng nền tảng vững mạnh
này trong việc xây dựng dịch vụ đám mây. EC2 của Amazon, Windows Azure của
Microsoft, SQL Azure rơi vào lớp nền tảng của tháp dịch vụ đám mây.
Sự chuyển đổi sang mô hình đám mây
Chuyển từ mô hình on-premise truyền thống sang mô hình đám mây là sự chuyển đổi mô
hình cơ bản cho công ty. Các công ty thường có bộ phận CNTT của họ. Với mô hình dịch
vụ đám mây, việc tiết kiệm chi phí là hiển nhiên , thách thức cho các công ty là thoát khỏi
bộ phận của họ và chuyển dần sang dịch vụ đám mây để tiếp tục cạnh tranh. Sự chuyển đổi
không thể diễn ra trong một sớm một chiều, nó mất vài tháng để phân tích cặn kẽ, lên kế
hoạch và thực thi. Phụ thuộc vào chi phí, lợi ích, rủi ro, và yêu cầu bảo mật, một doanh
nghiệp có thể tiếp tục mô hình on-premise, đi theo dịch vụ đám mây, hoặc chuyển sang mô
hình lai vừa được lợi về chi phí vừa dữ được khả năng cốt lõi trên trang.
Quá trình di chuyển phải thực hiện từng bước, một ứng dụng tại một thời điểm. Khi mô
hình phát triển phần mềm offshore trở nên phổ biến năm 2000, các công ty đối mặt với

thách thức tương tự về việc nhận từ nước ngoài việc gia công phần mềm. Bây giờ, nhiều
công ty đầu tư phát triển offshore một cách đáng kể. Sẽ mất thời gian vào công sức để các
công ty làm sự chuyển đổi mô hình trong sự án phát triển phần mềm offshore. Để cho dịch
vụ đám mây thành công, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu chuyển đổi một lần nữa.
Hình 1-4. Các chiến lược on-premise, đám mây và lai.
Hình 1-4, các chiến lược on-premise và đám mây khá dễ hiểu, bởi vì tất cả các thành phần
đều là on-premise hoặc trong đám mây. Hồ sơ người dùng thường được yêu cầu nằm ở cả
hai bên bởi vì yêu cầu kết nối giữa cả hai hệ thống on-premise và dịch vụ đám mây. Trong
mô hình lai, công ty và nhà cung cấp phải thương lượng và quyết định các thành phần, dịch
vụ nào nên đặt on-premise, trong đám mây, hoặc ở cả hai. Trong chiến lược Hybrid 1 trong
hình 1-4, hồ sơ người dùng và thiết bị lưu trữ được đặt cả hai phía, các ứng dụng kinh
doanh đặt trong đám mây và các ứng dụng tiện ích, hệ điều hành, lưu trữ dữ liệu và phần
trước đặt on-premise. Trong chiến lược Hybrid 2, hồ sơ người dùng, hệ điều hành, lưu trữ
dữ liệu, và phần cứng đặt ở cả hai phía, trong khi các ứng dụng kinh doanh, ứng dụng tiện
ích và thiết bị lưu trữ đặt trong đám mây. Hầu hết các công ty chọn một vài mô hình lai phù
hợp cho họ.
Tìm hiểu về hệ sinh thái dịch vụ đám mây
Nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp dịch vụ là những công ty cung cấp dịch vụ đám mây cho doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Các công ty này chạy các trung tâm dữ liệu khổng lồ lưu trữ các hệ thống
phần mềm và phần ứng được ảo hóa và dự phòng một cách ồ ạt. Các nhà cung cấp dịch vụ
như Amazon với dịch vụ EC2 và Microsoft với Windows Azure xếp vào danh mục các nhà
cung cấp dịch vụ. Các công ty này không chỉ thành thạo về quản lí các trung tâm dữ liệu
mà còn về việc quản lí các phần mềm có khả năng mở rộng. Các nhà cung cấp dịch vụ có
thể cung cấp trực tiếp cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà cung cấp phần mềm.
Nhà cung cấp phần mềm
Phần mềm được thiết kế để chạy trên on-premise thì khó để thiết kế chạy trên đám mây.
Mặt dù cả hai cung cấp cùng các chức năng nghiệp vụ cho người dùng cuối, bởi vì kiến
trúc của chúng không giống nhau. Các dịch vụ đám mây phải tính toán để có khả năng mở
rộng, ổn định và hiệu quả trên qui mô rộng hơn nhiều so với kiến trúc on-premise. Các

dịch vụ đám mây chạy trên trung tâm dữ liệu được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ đám
mây. Ví dụ Microsoft Windows Azure và Google Apps là các phần mềm đám mây chạy
trên các trung tâm dữ liệu của họ. Các nhà cung cấp phần mềm nhận ra nó khả thi để đóng
phần cứng và phần mềm với nhau trong các trung tâm dữ liệu để tối ưu việc cung cấp dịch
vụ trong đám mây.
Nhà cung cấp phần mềm độc lập
Các nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISVs) đóng vai trò quan trọng trong sự thành công
của dịch vụ đám mây bởi vì sự thành thạo của họ trong các ứng dụng nghiệp vụ. Các nhà
cung cấp dịch vụ độc lập xây dựng các ứng dụng dựa trên nền tảng đã có sẵn. Các ISVs
nhận ra các nhu cầu kinh doanh cho giải pháp riêng biệt trong thị trường và phát triển
mạnh bằng việc cung cấp các giải pháp trên nền tảng hiện có. Đám mây cung cấp một nền
tảng tuyệt vời cho các nhà ISV để xây dựng các giải pháp. Ví dụ, các nhà ISV có thể xây
dựng một giải pháp thanh toán y tế trong đám mây và cung cấp dịch vụ cho nhiều bác sĩ và
bệnh viện. Cơ sở hạ tầng để xây dựng phần mềm mở rộng được cung cấp bởi các nhà cung
cấp dịch vụ, vì vậy ISVs chỉ phải tập trung xây dựng giải pháp ứng dụng.
Người thực thi (Enablers)
Người thực thi là các nhà cung cấp cung ứng các dịch vụ để xây dựng các giải pháp bằng
cách tích hợp phần mềm từ nhiều nhà cung cấp khác. Nhiều doanh nghiệp mua bản quyền
phần mềm từ nhiều nhà cung cấp nhưng không bao giờ triển khai phần mềm bởi vì thiếu
sáng kiến chiến lược hoặc khả năng sử dụng sản phầm. Người thực thi lấp đầy lỗ hổng
bằng cách cung cấp các dịch vụ cố vấn cho phần mềm đã mua. Các công ty như Microsoft
Consulting Services và IBM Global Services cung cấp các dịch vụ khách hàng bất chấp
nền tảng nằm phía dưới. Người thực thi đóng vai trò quan trọng bằng cách tích hợp các
dịch vụ on-premise và dịch vụ đám mây hoặc xây dựng dịch vụ đám mây từ đầu đến cuối
theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nền tảng đám mây cung cấp cho người thực thi cơ hộ để
mở rộng cung ứng dịch vụ của họ vượt qua các giải pháp on-premise.
Doanh nghiệp
Cuối cùng, các doanh nghiệp điều khiển các nhu cầu cho sản phẩm phần mềm và dịch vụ.
Nếu như doanh nghiệp thấy được giá trị và việc tiết kiệm chi phí trong một giải pháp riêng,
họ sẽ không do dự để thực hiện nó. Để tiếp tục cạnh tranh trong thị trường hiện nay, doanh

nghiệp phải giữ bộ phận IT của họ và các ứng dụng mới và tận dụng lợi thể của hiệu quả
kinh tế theo qui mô bất cứ khi nào có thể. Các cung ứng dịch vụ đám mây được kiến trúc
để được kinh tế qui mô bằng cách hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trên một nền tảng tự động và
có khả năng mở rộng. Để việc cung ứng dịch vụ đám mây được thành công, các nhà cung
cấp dịch vụ, nhà cung cấp phần mềm, ISV và nhà thực thi phải làm việc cùng với nhau để
tạo ra ứng dụng và dịch vụ đám mây không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn tăng sức
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Những động lực và rào cản dịch vụ đám mây
Mặc dù điện toán đám mây đã trở nên phổ biến như một công nghệ mới, các doanh nghiệp
vẫn đánh giá tình khả thi của nó cho môi trường kinh doanh của họ
Hình 1-6. Các động lực và rào cản của dịch vụ đám mây
Tính bảo mật
Tính bảo mật là một yêu cầu không thể thiếu để việc cung ứng dịch vụ đám mây đạt được
thành công. Kiểm soát truy xuất và bảo mật dữ liệu kinh doanh là cực kỳ quan trọng. Dữ
liệu kinh doanh được lưu trữ trng đám mây cần được mã hóa không chỉ trong suốt quá
trình lưu trữ mà còn trong chuyển đổi. Dữ liệu bảo mật và các kênh mạng trên các tên miền
ứng dụng trong đám mây cần được xây dựng ngay vào trong cơ sở hạ tầng dịch vụ đám
mây. Kiểm soát truy xuất ngăn chặn các truy xuất không chứng thực đến dữ liệu và ứng
dụng và cung cấp phương thức chứng thực cho nhiều ứng dụng. Doanh nghiệp cần có các
hệ thống quản lí truy xuất đang phát triển mạnh như Active Directory đặt trên on-premise
và tích hợp các dịch vụ đám mây với hệ thống này. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây
phải cung cấp môi trường thực thi ảo an toàn và tách biệt với các ứng dụng khác đang chạy
trên cùng cơ sở hạ tầng.
Kiến trúc bảo mật quá phức tạp làm tăng rào cảng để truy xuất cho doanh nghiệp. Để làm
rào cản truy xuất, kiến trúc bảo mật của việc cung ứng dịch vụ đám mây nên dễ dàng tích
hợp và trong suốt đối với doanh nghiệp. Một trong những thuận lợi của dịch vụ đám mây
là sự bảo mật nền tảng và cơ sở hạ tầng có thể được trong suốt toàn bộ đến rào cảng doanh
nghiệp để truy xuất.
Các thách thức bảo mật cho dịch vụ đám mây :
 Bảo đảm lưu trữ dữ liệu

 Bảo đảm chuyển đổi dữ liệu
 Bảo đảm chuyển đổi và lưu trữ trong suốt
 Kiểm soát chứng thực và ủy quyền.
 Một đăng nhập với hệ thống on-premise và đám mây khác.
 Đề nghị các mẫu thiết kế và kiến trúc cho kiểm soát truy xuất ứng dụng.
 Môi trường thực thi độc lập và an toàn.
 Dễ dàng tích hợp với cơ sở hạ tầng on-premise (ví dụ : Active Directory)
Tổng chi phí sở hữu (Total Cost of Ownership)
Cho bất kì một công nghệ mới còn đang nghiên cứu, tổng chi phí sở hữu là tiêu chuẩn hàng
đầu mà doanh nghiệp đánh giá để tìm mức doanh lợi đầu tư. Nếu doanh nghiệp không hài
lòng với tổng chi phí sở hữu , công nghệ hoặc sản phẩm sẽ được hoãn lại đến khi nó
trưởng thành. Đối với doanh nghiệp nhảy vào các dịch vụ đám mây, tổng chi phí sở hữu
dịch vụ đám mây nên thấp hơn đáng kể so với phần mềm on-premise. Ví dụ, một dịch vụ
đám mây CRM tính giá nhiều khách hàng cho mỗi vị trí. Cơ cấu giá cả này lập thấp hơn
cho doanh nghiệp nhỏ, nhưng đối với doanh nghiệp vừa đến lớn , nó hóa ra là mắc bởi vì
những khoản tiết kiệm có được nhờ hiệu quả kinh tế theo quy mô không được chuyển qua
hoàn toàn cho người tiêu dùng… Bù lại tổng chi phí sở hữu cho ứng dụng CRM on-
premise với 5% lợi nhuận của đối tác đám mây, doanh nghiệp sẽ thích ứng dụng CRM on-
premise hơn vì tính linh động và sự kiểm soát mà một ứng dụng CRM on-premise mang
lại. Doanh nghiệp sẽ quyết định chuyển sang dịch vụ đám mây chỉ khi tổng chi phí sở hữu
của nó thấp hơn 15% so với phần tương ứng on-premise.
Tính kiểm soát
Một ứng dụng on-premise mang lại cho doanh nghiệp quyền kiểm soát công nghệ một cách
đáng kể so với dịch vụ đám mây. Quyền kiểm soát có thể trong hình thức lưu trữ dữ liệu,
tùy biến, bảo mật, triển khai, thực thi và tích hợp với các ứng dụng khác. Khi đánh giá dịch
vụ đám mây, các công ty thừa nhận bị mất quyền điều khiển và tiến hành thỏa hiệp giữa
việc mất quyền điều khiển và tổng chi phí sở hữu. Với một vài doanh nghiệp, quyền kiểm
soát ứng dụng rất quan trong trong việc tùy chỉnh qui trình nghiệp vụ. Mỗi doanh nghiệp
có một vài qui trình nghiệp vụ duy nhất mà không được hỗ trợ bởi bất kì ứng dụng bên
ngoài nào cả. Các doanh nghiệp sau đó tùy chỉnh các ứng dụng cho mỗi yêu cầu doanh

nghiệp trước khi triển khai nó. Vì thế, để giảm rào cản tiếp nhận, các nhà cung cấp phần
mềm phải cung cấp một nền tảng tuy chỉnh dưới hình thức là một API hoặc một SDK cho
doanh nghiệp để tùy chỉnh phần mềm theo nhu cầu riêng của họ. Các nhà phân phối phần
mềm cung ứng dịch vụ đám mây phải cung cấp một nền tảng tùy chỉnh và một SDK phát
triển được so sánh với các ứng dụng on-premise. Vì thế, quyền kiểm soát động lực quan
trọng cho dịch vụ đám mây đạt được thành công trong doanh nghiệp.
Văn hóa
Văn hóa của công ty đóng vai trò đáng kể trong việc lựa chọn công nghệ. Văn hóa của
công ty tuyên bố chúng đề nghị có ít nhất 2 phiên bản phía dưới phiên bản hiện tại của sản
phẩm. Các công ty không bao giờ đánh giá một sản phẩm trừ khi đồi thủ cạnh tranh đang
sử dụng nó hoặc nó đạt được sự phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể, không quan
tâm đến giá trị kinh doanh và chi phí tiết kiệm mà nó mang lại. Trong thuật ngữ kinh
doanh, các công ty này được gọi là những người đi sau, họ sẽ không quan tâm đến dịch vụ
đám mây sớm. Những công ty đối nghịch lại gọi là những người đi trước. Đi đầu trong
công nghệ là một phần trong văn hóa của các công ty này. Và họ không ngần ngại để triển
khai một phiên bản beta của sản phẩm nếu nó mang lại giá trị kinh doanh và đáp ứng các
yêu cầu nghiệp vụ quan trọng. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây nên tiếp thị các dịch vụ
của họ đến những công ty này.
Sự cạnh tranh
Sự cạnh tranh bắt buộc một công ty đưa ra những quyết định quan trọng để tránh rủi ro đến
vị trí hiện tại của nó trên thị trường. Bằng việc tiết kiệm chi phí điều hành, một công ty có
thể gây sức ép cho đối thủ cạnh tranh của nó bằng việc giảm giá thành sản phẩm. Các công
ty liên tục phân tích các công nghệ của đối thủ cạnh tranh để tính chi phí điều hành của họ
có thể đạt được và tìm ra một phương pháp để đánh bại những chi phí này. Nếu những
công ty nỗ lực đi theo dịch vụ đám mây để giảm chi phí điều hành của họ, các đối thủ cạnh
tranh sẽ sớm đi theo để duy trì tính cạnh tranh và tránh rủi ro đến vị trí trên thị trường của
họ.
Thời hạn đưa ra thị trường (Time to Market)
Thời hạn đưa ra thị trường là thời gian yêu cầu một sản phẩm có mặt trên thị trường. Thời
hạn đưa ra thị trường rất quan trọng đối với công ty sản xuất ở đó việc đưa ra bán một sản

phẩm của họ được lập lịch hàng năm và không thể bị điều chỉnh bởi việc thay đổi công
nghệ. Dịch vụ đám mây là nền tảng cho những công ty sản xuất và dịch vụ để xây dựng
những ứng dụng hàng đầu. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây phải cung ứng thời hạn đưa
ra thị trường thấp hơn nhiều so với phần mềm on-premise bởi vì cơ sở hạ tầng tối thiểu và
đầu tư nền tảng yêu cầu bởi doanh nghiệp để thông qua dịch vụ đám mây.
Độ tin cậy
Độ tin cậy là một trong những thuộc tính chất lượng mà doanh nghiệp tìm kiếm cho bất kì
một sản phẩm phần mềm nào. Độ tin cậy bao gồm một loạt các thuộc tính chất lượng như
tính sẵn sàng, ổn định, khả năng mở rộng, hiệu suất và dễ bảo trì. Các doanh nghiệp không
tự động giả định độ tin cậy của dịch vụ đám mây bởi vì thiếu chứng cứ khách hàng trong
giai đoạn đầu. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây không chỉ chứng minh tính ổn định
trong việc làm chủ ứng dụng kinh doanh mà còn làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh on-premise
của họ.
Thỏa thuận mức độ dịch vụ (Service Level Agreement)
Thỏa thuận mức độ dịch vụ là một hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ đám mây và khách
hàng. Thỏa thuận mức độ dịch vụ có thể làm nên hoặc phá vỡ một giao dịch. Một quan
điểm sai lầm phổ biến về SLA là đại diện cho tính sẵn sàng của một dịch vụ. Một SLA
không chỉ bao phủ tính sẵn sàng của dịch vụ mà còn các đối tượng khác như kì vọng của
khách hàng, hiệu quả đo lường, bào cáo , tiêu chuẩn chất lượng, và quản lí quan hệ.
Tìm hiểu kiến trúc đám mây
Về cơ bản, kiến trúc đám mây dựa trên việc tạo ra các trung tâm dữ liệu lớn với một cơ cấu
quản lí xác định sự ảo hóa giữa phần cứng máy chủ và hệ điều hành. Cơ cấu quản lí tự
động triển khai hệ điều hành ảo tượng trưng cho phần cứng máy chủ. Trong hình thức đơn
giản nhất của nó, một trung tâm dữ liệu đám mây bao gồm kho chứa phần cứng máy chủ
và bộ nhớ khổng lồ để bản sao hệ điều hành với đầy đủ chức năng. Cơ cấu quản lí điều
khiển chu trình sống của việc triển khai bằng cách phân bổ và ngừng hoạt động phần cứng
và bản sao hệ điều hành khi cần thiết. Là một người dùng, khi bạn triển khai dịch vụ của
bạn vào đám mây, cơ cấu quản lí cung cấp máy chủ, triển khai bản sao hệ điều hành trên
các máy chủ này, và triển khai dịch vụ của bạn lên các máy chủ này. Một dịch vụ được
triển khai trên máy chủ, nó sẵn sàng để sử dụng. Số thực thể dịch vụ được cấu hình bởi

người chủ dịch vụ và sẽ dựa trên nhu cầu và yêu cầu hiện có của dịch vụ.
Hình 1-7 : Kiến trúc đám mây
Theo hình 1-7, kiến trúc đám mây bao gồm tập hợp các phần cứng cố định như bộ truyền
tải, thiết bị định tuyến (router), thiết bị chuyển mạch (switch) và máy chủ DNS ,quản lí
việc phân phối tải qua nhiều thực thể máy chủ. Một cơ sở hạ tầng đám mây điển hình như
Windows Azure bao gồm nhiều trung tâm dữ liệu phân tán địa lý để cung cấp các dịch vụ
theo vị trí địa lý. Cuối cùng, các thành phần đo lường, thanh toán, báo cáo bổ sung cho cơ
sở hạ tầng khả năng đo lường và báo cáo lượng sử dụng dịch vụ của mỗi khách hàng.
Tìm hiểu một vài nhà cung cấp dịch vụ đám mây
Nền tảng dịch vụ đám mây vẫn còn trong giai đoạn trứng nước , nhưng các nhà kinh doanh
lớn như Microsoft, IBM, Amazon, và Google đã có những đầy tư đáng kể cho tương lai
trong việc cung ứng dịch vụ đám mây.
Dịch vụ Web Amazon
Amazon là hãng bán lẻ lớn nhất trên thế giới, và để hỗ trợ các hoạt động hằng ngày,
Amazon là một trong những trung tâm dữ liệu tiên tiến nhất trên thế giới. Việc xử lí hàng
triệu giao dịch mỗi giờ yêu cầu một cơ sở hạ tầng giao dịch cấp cao và nó không chỉ cung
cấp tính ổn định, tốc độ mà còn giảm chi phí chuyển đổi. Amazon đã đạt được điều này
bằng cách xây dựng một cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu tự động triển khai hệ điều hành ảo
và máy chủ lưu trữ. Amazon quyết định kiếm tiền từ sở hữa trí tuệ này bằng cách cho thuê
nền tảng của họ và các dịch vụ lưu trữ để các lập trình viên và nhà cung cấp dịch vụ độc
lập (ISVs) phát triển và lưu trữ ứng dụng. Năm dịch vụ mà nền tảng đám mây của Amazon
cung cấp :
 Elastic Compute Cloud (EC2)
 SimpleDB
 Simple Storeage Service (S3)
 CloudFront
 Simple Queue Service (SQS)
 Elastic MapReduce

×