Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Cây Lan Huệ Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 131 trang )


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÙNG THỊ THU HÀ | PHẠM THỊ HUYỀN TRANG
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG | NGUYỄN ĐỨC HUY
Chủ biên: PHÙNG THỊ THU HÀ

CÂY LAN HUỆ
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG,
TRỒNG VÀ CHĂM SĨC

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2022



LỜI NĨI ĐẦU
Cây Lan huệ (ở Việt Nam cịn gọi là Loa kèn, Mạc chu
lan hay Tứ diện, ở châu Âu gọi là Valentine flower) bao gồm
khoảng 90 loài và 600 dạng lai. Cây Lan huệ có nguồn gốc từ
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ. Trên thế giới, cây
Lan huệ được thương mại hóa từ rất sớm; chúng là loại hoa
được sử dụng phổ biến trong trang trí cảnh quan và sản xuất hoa
cắt cành. Cây Lan huệ có khả năng thích nghi cao với điều kiện
khí hậu Việt Nam, được trồng làm cảnh ở nhiều nơi dưới dạng
trồng thảm hoặc trồng chậu. Lan huệ được yêu thích bởi vẻ đẹp
đa dạng về màu sắc, cấu trúc và hình thái hoa. Hiện nay, nhu
cầu chơi Lan huệ ở Việt Nam càng ngày càng tăng cao. Cùng
với các giống Lan huệ nội được trồng phổ biến như: Đỏ dại,
Cam dại, Đỏ Nhung, Đỏ Gáo, Hồng Đào, Cẩm Tú, Hùng
Vương, Tuyết Thanh,… nhiều giống Lan huệ mới được nhập
nội mang nhiều điểm vượt trội về các tính trạng màu sắc, hình


dạng, kích thước của hoa và được thị trường trong nước ưa
chuộng. Nhiều hội nhóm đã được lập ra để mua bán và trao đổi
nguồn gen các giống hoa này. Tuy nhiên, do nguồn cung cấp
giống còn hạn chế, giá giống mới nhập từ nước ngồi cịn cao
nên thị trường hoa Lan huệ tại Việt Nam chưa phát triển mạnh
mẽ và chưa đáp ứng được nhu cầu của người chơi hoa. Hơn thế,
thời điểm ra hoa của cây Lan huệ vào tháng 2-5 hàng năm nên
tính thương mại và giá trị kinh tế so với các loại hoa khác không
iii


cao vì có thời điểm ra hoa rộ trùng với dịp lễ, tết. Để phát triển
được thị trường hoa Lan huệ, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân
giống cây Lan huệ cần được quan tâm và đặc biệt là kỹ thuật
điều khiển ra hoa trái vụ, lai tạo, chọn tạo ra các giống có màu
sắc hoa mới lạ, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường
hoa, cây cảnh.
Cuốn sách “Cây Lan huệ kỹ thuật nhân giống, trồng và
chăm sóc” được tổng hợp từ các nghiên cứu trong, ngoài nước
và từ kinh nghiệm trồng trọt, nghiên cứu trên đối tượng cây Lan
huệ của nhóm tác giả. Cuốn sách là tư liệu tham khảo để giảng
dạy các môn học về cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng
cho cho sinh viên ngành Rau hoa quả và cảnh quan, Nông
nghiệp, Công nghệ sinh học và các ngành liên quan, cũng như
các độc giả muốn nhân giống và trồng cây Lan huệ.
Cuốn sách bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về cây Lan huệ. Chương này
trình bày về vị trí phân loại, nguồn gốc, phân bố của chi Lan
huệ; giá trị của cây Lan huệ; đặc điểm thực vật học của chi Lan
huệ; yêu cầu ngoại cảnh của cây Lan huệ; đặc điểm sinh trưởng,

phát triển và sự ngủ nghỉ của chi Lan huệ với sự đóng góp của
TS. Phùng Thị Thu Hà, ThS. Phạm Thị Huyền Trang.
Chương 2: Kỹ thuật nhân giống cây Lan huệ. Chương này
trình bày về nhân giống vơ tính và nhân giống hữu tính cây Lan
huệ với sự đóng góp của TS. Phùng Thị Thu Hà và TS. Nguyễn
Xuân Trường.
iv


Chương 3: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lan huệ.
Chương này trình bày về các bước chuẩn bị giá thể trồng; chậu
trồng; phân bón; kỹ thuật trồng; chuẩn bị cho một mùa hoa mới;
tình hình sâu bệnh hại trên cây Lan huệ; sự ra hoa và xử lý ra
hoa cho cây Lan huệ với sự đóng góp của TS. Phùng Thị Thu
Hà, TS. Nguyễn Đức Huy và ThS. Phạm Thị Huyền Trang.
Cuốn sách được biên soạn, xuất bản lần đầu và là cuốn
sách đầu tiên ở Việt Nam viết về cây Lan huệ. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng trong q trình biên soạn, tuy nhiên cuốn sách
vẫn cịn nhiều thiếu sót, vì vậy nhóm tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của độc giả.
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hội đồng
thẩm định, đồng nghiệp, Nhà xuất bản Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã đưa ra những đóng góp quý báu để nhóm tác giả
xây dựng và hồn thiện cuốn sách tham khảo này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nhóm tác giả

v



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...............................................................................iii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY LAN HUỆ ....... 1
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ CỦA
CHI LAN HUỆ ............................................................................... 1
1.1.1. Vị trí phân loại ............................................................... 1
1.1.2. Nguồn gốc ...................................................................... 3
1.1.3. Phân bố........................................................................... 4
1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÂY LAN HUỆ ....................................... 5
1.2.1. Giá trị thẩm mỹ .............................................................. 5
1.2.2. Giá trị y dược ................................................................. 6
1.2.3. Giá trị kinh tế ............................................................... 10
1.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CHI LAN HUỆ .. 11
1.3.1. Rễ.................................................................................. 11
1.3.2. Thân.............................................................................. 12
1.3.3. Lá .................................................................................. 13
1.3.4. Cụm hoa ....................................................................... 14
1.3.5. Quả và hạt .................................................................... 16
1.3.6. Bộ nhiễm sắc thể ......................................................... 17
1.4. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY LAN HUỆ ....... 18
1.4.1. Nhiệt độ ........................................................................ 18
1.4.2. Ánh sáng ...................................................................... 19
1.4.3. Nước ............................................................................. 21
1.4.4. Đất và dinh dưỡng ....................................................... 22
vi


1.5. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ SỰ
NGỦ NGHỈ CỦA CHI LAN HUỆ ......................................... 26
1.5.1. Chu trình sống của cây Lan Huệ ................................ 26

1.5.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của chi Lan huệ 27
1.5.3. Sự ngủ nghỉ .................................................................. 31
CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY LAN HUỆ . 34
2.1. NHÂN GIỐNG VƠ TÍNH ............................................... 34
2.1.1. Tách củ nhỏ từ cụm mẹ ............................................... 34
2.1.2. Nhân giống vơ tính cây Lan huệ bằng phương pháp
chẻ củ ...................................................................................... 37
2.1.3. Nhân giống vơ tính cây Lan huệ bằng phương pháp
in vitro .................................................................................... 44
2.2. NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH ............................................ 57
2.2.1. Lịch sử nhân giống hữu tính cây Lan huệ.................. 57
2.2.2. Phương nhân giống hữu tính cây Lan huệ ................. 60
2.2.3. Các bước tiến hành nhân giống hữu tính cây Lan huệ 63
CHƯƠNG 3. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY
LAN HUỆ ..................................................................................... 68
3.1. CHUẨN BỊ GIÁ THỂ TRỒNG....................................... 68
3.2. CHẬU TRỒNG ................................................................ 69
3.3. PHÂN BĨN ...................................................................... 70
3.3.1. Bón lót .......................................................................... 70
3.3.2. Bón thúc ....................................................................... 70
3.3.3. Phân bón cho giai đoạn cây ra hoa ............................. 71
3.4. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY LAN HUỆ .......................... 71
3.4.1. Kỹ thuật trồng cây Lan huệ từ hạt .............................. 71
vii


3.4.2. Kỹ thuật trồng cây Lan huệ từ củ giống .................... 77
3.4.3. Điều kiện ánh sáng ...................................................... 80
3.5. CHUẨN BỊ CHO MỘT MÙA HOA MỚI ..................... 81
3.5.1. Chăm sóc cây Lan huệ giai đoạn ngủ nghỉ ................ 81

3.5.2. Chăm sóc củ Lan huệ ra hoa và sau khi ra hoa ......... 82
3.6. SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY LAN HUỆ ..................... 84
3.6.1. Sâu hại và côn trùng, động vật gây hại trên cây
Lan huệ................................................................................... 84
3.6.2. Bệnh hại cây Lan huệ .................................................. 89
3.7. SỰ RA HOA VÀ XỬ LÝ RA HOA Ở CÂY LAN HUỆ 97
3.7.1. Sự ra hoa ........................................................................ 91
3.7.2. Xử lý ra hoa ở cây Lan huệ ........................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 108

viii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ CÂY LAN HUỆ
Cây Lan huệ bao gồm khoảng 90 loài và 600 dạng lai
thuộc chi Lan huệ (Hippeastrum), họ Náng (Amaryllidaceae).
Lan huệ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của
châu Mỹ. Trên thế giới, cây Lan huệ được thương mại hóa từ rất
sớm. Chúng là loại hoa được sử dụng phổ biến trong trang trí
cảnh quan và sản xuất hoa cắt cành. Ngồi ra, cây Lan huệ cịn
có giá trị dược liệu với 64 loại alkaloid đã được xác định. Cây
Lan huệ mang đặc điểm chung của cây một lá mầm nhưng cũng
mang những đặc điểm riêng của họ Náng và chi Lan huệ. Cây
Lan huệ là cây thảo lâu năm, có thể sinh trưởng quanh năm hoặc
có giai đoạn ngủ nghỉ trước khi ra hoa.
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ CỦA
CHI LAN HUỆ
1.1.1. Vị trí phân loại
Lan huệ gồm các loài thuộc chi Lan huệ (Hippeastrum), họ

Náng (Amaryllidaceae), bộ Măng tây (Aparagales), phân lớp Hành
(Liliidae), lớp thực vật một lá mầm (Liliopsida). Chi Lan huệ là
một chi quan trọng trong họ Náng (Amaryllidaceae) với khoảng 90
loài, trong đó có một số lồi điển hình như: H. argetinum, H.
aulicum, H. barbatum, H. correniense, H. elegans, H. evansiae, H.
1


leopolidii, H. miniatum, H. morelianum, H. parinum, H.
psittacinum, H. puniceum, H. reginae, H. reticulatum, H. rutilum,
H. stylosum, H. vittatum,… và hơn 600 dạng lai đang được trồng
phổ biến để sản xuất các sản phẩm hoa thương mại và sử dụng
trong trang trí cảnh quan. Hầu hết, các giống Lan huệ lai quan
trọng được tạo ra và phát triển bởi Ludwig, Warmenhove và
Van Meeuven ở Hà Lan và HADECO (Barnhoorn) ở Nam Phi
(Read, 2004).
Trong tiếng Hy Lạp, “Hippeastrum” có nghĩa là “Ngôi
sao kỵ sĩ”, ngày nay được biết đến với cái tên “Ngôi sao của
chàng kỵ sĩ” và cái tên Hippeastrum được đặt từ năm 1837 bởi
mục sư William Herbert. Không ai biết lý do vị sư mục lại lựa
chọn tên này, mặc dù người ta cho rằng cụm hoa khi chưa nở
được bao bọc bởi 2 lá mo trông rất giống mắt ngựa và khi hoa
nở trông rất giống ngôi sao.
Trong nhiều năm, các nhà thực vật học đã có sự nhầm lẫn
giữa tên chung Amaryllis và Hippeastrum; do vậy cho tới ngày
nay, các loài trong 2 chi này vẫn được thương mại hóa với cùng
1 cái tên Amaryllis mặc dù tại Đại hội Thực vật Quốc tế lần thứ
14 năm 1987 đã tách 2 chi riêng biệt. Thực ra, tên Amaryllis áp
dụng cho củ có nguồn gốc từ Nam Phi, cịn Hippeastrum là củ
có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam

Mỹ (từ phía bắc Argentina đến Mexico và Caribbean). Các củ
Lan huệ được bán trên thị trường để chơi hoa vào dịp lễ giáng
sinh thuộc chi Hippeastrum. Ngoài đặc điểm thực vật học, các
2


nghiên cứu về nhiễm sắc thể cũng chỉ ra sự khác biệt của 2 chi
này (Poggio & cs., 2007).
1.1.2. Nguồn gốc
Hippeastrum được coi là các cây có nguồn gốc nhiệt đới
vì chúng là cây bản địa của Trung và Nam Mỹ, tập trung chủ
yếu ở Brazil và Peru, được phân bố từ Mexico đến Argentina.
Các loài Hippeastrum tập trung nhiều nhất ở hai trung tâm đa
dạng sinh học của thế giới bao gồm miền đông Brazil và miền
nam Andes thuộc Peru, Bolivia và Argentina. Ngồi ra, cịn có
vài lồi sống xa lên phía bắc tại Mexico và miền tây Đơng Ấn
(Meerow, 2004). Lý do chi này được cho là có xuất xứ ở Brazil
bởi vì tại đây có ít nhất 34 loài đã được được phát hiện (De
Andrade & cs., 2012).
Môi trường sống của Hippeastrum chủ yếu ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, mặc dù cũng có nhiều lồi được tìm thấy ở
phía nam xích đạo, hoặc ở độ cao đủ được coi là ôn đới. Trên
thế giới, Hippeastrum được tìm thấy trong một loạt các điều
kiện sinh thái khác nhau. Nhiều lồi ưa bóng được tìm thấy ở
các tầng cây thấp, trong khi một số loài khác lại ưa sáng hoàn
toàn. Một số loài phát triển mạnh ở những khu vực ngập nước
như H. angustifolium, nhưng một số lồi lại phát triển tốt trong
điều kiện sống khơ hạn. Ngồi ra, một số lồi bì sinh thuộc chi
này như: H. aulicum, H. calyptratum, H. papilio và H.
arboricola lại yêu cầu mơi trường xung quanh rễ phải thơng

thống để thuận lợi cho sự phát triển của bộ rễ, tương tự như ở
loài Phong lan.
3


Hiện nay, sự đa dạng của chi Lan huệ là kết quả của lai hữu
tính giữa các lồi có họ hàng cùng chi, gần đây cịn có thêm một
số cơng bố về con lai khác chi của Lan huệ. Dạng lai hữu tính
đầu tiên thực hiện vào năm 1799 do Athur Johnson tiến hành lai
tạo giữa 2 loài H. reginae và H. vittatum được đặt tên là
Hippeastrum× johnsonii (Huxley & cs., 1992).
Những giống Lan huệ đang được thương mại chủ yếu trên
thị trường là các dạng lai của chi Hippeastrum với bộ gen phức
tạp do kết quả của quá trình lai tạo giữa nhiều loài hoang dại và
các dạng trồng trọt với nhau trong một thời gian dài. Các dạng lai
này có khả năng thích nghi cao hơn so với dạng hoang dại, đa
dạng hơn về màu sắc và cấu trúc cánh hoa. Hầu hết, các dạng lai
được thương mại hóa hiện nay có tổ tiên từ các lồi H. vittatum,
H. leopoldii, H. pardinum, H. reginae, H. puniceum, H. aulicum
(Deardorff & Wadsworth, 2016).
1.1.3. Phân bố
Lan huệ là loại cây trồng chịu nhiệt nên được trồng phổ
biến ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Từ khu vực Nam Mỹ,
cây Lan huệ được du nhập và trồng ở Bắc Âu (chủ yếu ở Hà
Lan), Florida, nam California và Nam Phi (Rees, 1972). Sự
thương mại hóa cây Lan huệ diễn ra từ rất sớm bắt đầu từ khi
người Hà Lan nhập khẩu một vài loài từ Mexico và Nam Mỹ
vào châu Âu từ thế kỷ XVIII. Cũng từ đó mà quá trình nhân
giống và lai tạo diễn ra trong suốt thế kỷ XVIII. Sau đó, lồi hoa
này bắt đầu phát triển ở khu vực Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ XIX.

4


Đến năm 1946, người Hà Lan du nhập cây Lan huệ vào Nam
Phi và bắt đầu trồng trọt tại đây. Và cho đến hiện nay, sự
thương mại hóa các giống Lan huệ đang diễn ra mạnh mẽ, cây
Lan huệ được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Mặc dù, các sản
phẩm lai tạo của chi Lan huệ xuất phát từ Hà Lan và Nam Phi
nhưng chúng lại được trồng rất phổ biến tại Anh, Isarel, Nhật
Bản, Ấn Độ, Brazil, Australia...
Từ thế kỷ XX, Lan huệ ngoại bắt đầu được du nhập vào
Việt Nam từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Úc và một số
quốc gia châu Âu với các giống có màu sắc hoa đa dạng. Chúng
phân bố khắp cả nước, từ Bắc vào Nam, từ miền núi đến đồng
bằng. Hoạt động trao đổi, mua bán cây Lan huệ hiện nay diễn ra
khá phổ biến, nhiều loài mới thuộc chi Lan huệ du nhập vào
Việt Nam theo con đường này, góp phần làm đa dạng nguồn
gen Lan huệ bản địa Việt Nam.
1.2. GIÁ TRỊ CỦA CÂY LAN HUỆ
1.2.1. Giá trị thẩm mỹ
Trên thế giới, hoa Lan huệ được trồng phổ biến tại nhiều
khu vực bởi chúng có ưu điểm là hoa to, đẹp, đa dạng về màu
sắc. Hơn thế, nhiều giống hoa Lan huệ có hương thơm dịu nhẹ,
màu sắc thanh nhã, làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà, làm thư thái
tâm hồn người chơi hoa. Chính vì vậy, cây Lan huệ đã được sử
dụng để trang trí sự kiện, trang trí cảnh quan và bày trí trong nhà
từ rất lâu.
5



Tại Việt Nam, vẻ đẹp cùng ý nghĩa may mắn của cây Lan
huệ đã khiến cho nhiều người chơi hoa đón nhận nồng nhiệt từ
các giống bản địa, các giống mới được lai tạo, cả giống nhập nội
và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm hoa chậu
trang trí nhà cửa, hoa thảm trang trí khn viên, làm hoa cắt
cành để cắm lọ, làm hoa bó, ghép giỏ hoa, trang trí tiệc… thậm
chí củ và lá Lan huệ cũng được trang trí và đưa vào sử dụng.
Nhiều người chơi hoa đã xem Lan huệ như người bạn tri kỉ của
mình và hết lịng chăm sóc, giữ gìn. Ngồi ra, cây Lan huệ cũng
được xem là cầu nối gắn kết nhiều người yêu hoa từ nhiều vùng
miền khác nhau để cùng nhau trao đổi, mua bán, quảng bá vẻ
đẹp của loài hoa này.
1.2.2. Giá trị y dược
Nghiên cứu về các hợp chất có hoạt tính sinh học trên chi
Lan huệ và các chi khác của họ Náng diễn ra từ những năm
1950. Các nhà khoa học đã tìm ra 64 loại alkaloid khác nhau
trong các loài Lan huệ, các alkaloid này được xếp vào 9 nhóm
cấu trúc (lycorine, tazettine, montanine, homolycorine, crinine,
haemanthamine, glanthamine, narciclasine, miscellaneous).
Ngồi ra, cịn có loại có cấu trúc khác vẫn chưa được xác định
(De Andrade & cs., 2012).
Nhóm lycorine: Là chất có hoạt tính sinh học với nhiều
tác dụng đã được công bố như ức chế sự tổng hợp ascobic acid,
sự phân chia tế bào, biệt hóa cơ quan ở thực vật bậc cao, tảo,
nấm, ức chế chu trình tế bào ở kỳ trung gian. Thêm vào đó,
6


lycorine cịn có tác dụng kháng virus, chống viêm, kháng nấm
và động vật nguyên sinh; có tác dụng như thuốc diệt côn trùng

sinh học tương tự như 3-O-acetylnarcissidine được tách chiết từ
H. puniceum, có hoạt tính kháng cơn trùng như Spodora
littoralis nhưng khơng hiệu quả với Leptinotarsa decemlineata.
Ngồi ra, lycorine cịn có tác dụng ức chế sự tăng sinh của các
tế bào ung thư. Nghiên cứu trong ống nghiệm trên mơ hình
dịng tế bào bạch cầu HL-60 cho thấy, lycorine có khả năng ức
chế sự sinh trưởng của các tế bào trong khối u, làm giảm khả
năng sống sót của các tế bào thông qua sự bắt giữ chu kỳ tế bào,
kích hoạt cơ chế chết theo chương trình. Như vậy, lycorine là
hoạt chất triển vọng để sản xuất thuốc trong trị liệu ung thư
bạch cầu. Lycorine cũng cho thấy hoạt tính ức chế sự nhân bản
của virus HIV-1, tác nhân gây suy giảm hệ miễn dịch ở người
trong thử nghiệm in vitro (Reyes-Chilpa & cs., 2011).
Nhóm homolycorine: Bao gồm Homolycorine, 8-O
demethylhomolycorine và hippeastrine là các alkaloid gây
độc tế bào. Homolycorine có tác dụng chống virus phiên mã
ngược (retrovirus), hippeastrine có hoạt tính chống Herpes
simplex typ 1, kháng nấm Candida albicans và có hoạt tính
diệt cơn trùng yếu. Candimine được tìm thấy đầu tiên ở H.
candidum (Dưpke, 1962), đã được chứng minh có tính kháng
với Trichomonas vaginalis. Alkaloid này ức chế enzyme
NTPDase và ecto-5’-nucleotidase của T. vaginalis mạnh hơn cả
lycorine (Giordani & cs., 2010). Tuy nhiên, hoạt tính sinh học
của hầu hết các dạng homolycorine chưa được biết đến.
7


Nhóm haemanthamine: Haemanthamine cũng như
crinamine, đã được chứng minh là chất gây cảm ứng chết theo
chương trình mạnh trong các tế bào khối u ở nồng độ micromol

(McNulty & cs., 2007). Các hợp chất này cũng có hoạt tính kháng
sốt rét chống lại các chủng Plasmodium falciparum nhạy cảm với
chloroquine, tác dụng hạ huyết áp và hoạt động kháng virus phiên
mã ngược (Kaya & cs., 2011). Vittatine tách chiết từ H. vittatum
và maritidine đã cho thấy hoạt động gây độc tế bào chống lại ung
thư biểu mô đại tràng HT29, ung thư biểu mô phổi và ung thư biểu
mô tế bào thận RXF393 (Da Silva & cs., 2008). Vittatine cũng có
tác dụng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gram âm Staphylococcus
aureus và Escherichia coli, tương tự 11-hydroxyvittatine
(Kornienko & Evidente, 2008).
Nhóm crinine: Alkaloid crinine, 6-hydroxybuphanidrine
and 6-ethoxybuphanidrine cho thấy hoạt động ức chế tăng sinh
tế bào khối u ở người, đặc biệt là crininne (Berkov & cs., 2011).
Một nghiên cứu so sánh các nhóm alkaloid đã kết luận rằng,
buphanamine - một loại crinine alkaloid là chất hứa hẹn nhất, có
tác dụng ức chế tăng sinh quan trọng và được dung nạp tốt ngay
cả ở nồng độ cao (Evidente & cs., 2009).
Nhóm tazettine: Alkaloids 3-epi-macronine và tazettine
hoạt động gây độc tế bào vừa phải. Tazettine tổng hợp từ
pretazettine khơng bền về mặt hóa học (De Andrade & cs., 2012),
có tác dụng chống virus và chống ung thư (Bastida & cs., 2006).
Pretazettine có độc tính tế bào chống lại các dịng tế bào LMTK
(ngun bào sợi) và ức chế sự phát triển của tế bào HeLa, có
8


hiệu quả về mặt điều trị chống lại bệnh bạch cầu Rauscher tiến
triển, ung thư biểu mô tế bào, bệnh ung thư bạch cầu AKR tự
phát và ung thư phổi. Pretazettine được phân lập từ H.
psittacinum đã được thử nghiệm về khả năng ức chế enzyme

acetylcholinesterase (AchE) nhưng không cho thấy kết quả đáng
kể (Pagliosa & cs., 2010).
Nhóm montanine: Có rất ít đại diện. Các alkaloid
montanine và pancracine đã được tách chiết trong các thời kỳ
khác nhau từ các loài Hippeastrum mọc ở châu Âu và Nam Mỹ
như H. vittatum. Trong nghiên cứu gần đây, montanine có tác
dụng giải lo âu, chống trầm cảm và chống co giật ở chuột (Da
Silva & cs., 2006). Montanine và vittatine cũng đã được nghiên
cứu gây ức chế tăng sinh tế bào, cho thấy mức độ gây độc tế bào
cao nhất (Da Silva & cs., 2008). Hơn nữa, montanine ức chế
đáng kể hoạt động AChE ở nồng độ 1 milimol, 500 và 100
micromol sử dụng phương pháp Ellman (Pagliosa & cs., 2010).
Pancracine hoạt động kháng khuẩn chống lại Staphylococcus
aureus và Pseudomonas aeruginosa, cũng như hoạt động yếu
đối với Trypanosoma brucei rhodesiense, Trypanosoma cruzi
và Plasmodium falciparum (Bastida & cs., 2006). Nhóm
montanine đại diện cho một trong những alkaloid thú vị nhất để
đánh giá sinh học do phổ hoạt động rộng và hiệu quả của nó.
Nhóm narciclasine: Trisphaeridine (49) có hoạt tính với
virus phiên mã ngược cao nhưng chỉ số điều trị thấp (Bastida &
cs., 2006). Galanthamine là một chất ức chế AChE có tác dụng
lâu dài, chọn lọc và có thể đảo ngược; là chất điều hòa allosteric
9


của thụ thể nicotinic thần kinh đối với acetylcholine. Hoạt động
của nó làm tăng nồng độ acetylcholine, do đó tạo điều kiện cho
các khớp thần kinh cholinergic (phó giao cảm) và giúp quản lý
bệnh nhân bị bệnh Alzheimer (AD) các giai đoạn nhất định
(Maelicke & cs., 2001; Bastida & cs., 2006; Heinrich & Teoh,

2004). Đã xác định được sáu loại alkaloid, trong đó một lượng
đáng kể galanthamine là loại alkaloid chính được tách chiết từ
củ và lá của Hippeastrum papilio mọc ở miền Nam Brazil.
Ngồi ra, cịn có đồng phân mới của habranthine là 11βhydroxygalathamine (thuộc nhóm alkaloid), có vai trị trong
điều trị bệnh Alzheimer thơng qua hoạt động ức chế AChE (De
Andrade & cs., 2011).
1.2.3. Giá trị kinh tế
Ngày nay, con người đã đi vào khai thác tiềm năng của
cây Lan huệ và đưa nó trở thành sản phẩm thương mại có giá trị
kinh tế cao. Trên thế giới đã có nhiều nước như Hà Lan, Nhật
Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Brazil… nghiên cứu và phát
triển loại hoa này, biến cây Lan huệ trở thành một trong những
loại hoa có thị trường lớn mạnh, việc sản xuất, kinh doanh cây
Lan huệ đã mang lại nguồn lợi nhuận cao cho người sản xuất.
Thị trường cây Lan huệ bị chi phối chính bởi Hà Lan và
Nam Phi; các thị trường sản xuất khác bao gồm Israel, Nhật Bản
và Hoa Kỳ (Florida). Tuy vậy, Brazil cung cấp 17 triệu củ Lan
huệ mỗi năm cho thị trường, chiếm 60% lượng xuất khẩu trên
toàn thế giới (Tombola & cs., 2013).
10


Tại Việt Nam những năm gần đây, cây Lan huệ ngày càng
được nhiều người biết đến, góp phần làm cho thị trường hoa
Lan huệ ngày càng mở rộng. Các giống bản địa và các giống
nhập nội đều được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác
nhau như: sử dụng để trồng thảm, trồng viền, trồng bồn trong
trang trí cảnh quan. Ngồi ra, cịn được sử dụng để trồng chậu,
cắm lọ, lẵng hoa, hoa bó... đã tạo cơ hội để các nhà sản xuất
phát triển loại hoa này. Trước đây, việc mua bán cây Lan huệ

còn nhỏ hẹp, đơn lẻ trong phạm vi hộ gia đình, hội nhóm, bây
giờ phạm vi mua bán đã được mở rộng với quy mô nhà vườn,
cơ sở sản xuất và thậm chí cịn vươn ra tầm quốc tế. Như vậy,
Lan huệ là loại cây có tiềm năng kinh tế cao, do đó, việc sản
xuất cây Lan huệ sẽ ngày càng phát triển và đem lại lợi nhuận
cao cho người sản xuất.
1.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CHI LAN HUỆ
Chi Lan huệ (Hippeastrum) rất đa dạng, phong phú về
hình thái, màu sắc hoa, rất thích hợp để trồng làm hoa cắt cành,
trồng chậu hoặc trồng thảm. Những cây thuộc chi Hippeastrum
là những cây thân thảo, tồn tại lâu năm, mang một số đặc điểm
chung như sau:
1.3.1. Rễ
Các cây thuộc chi Lan huệ là cây một lá mầm, có hệ rễ
chùm gồm nhiều rễ phụ tương đối đồng đều về kích thước. Rễ
có màu trắng đến trắng ngà hoặc vàng, rễ mọc ra từ mô phân
11


sinh đỉnh rễ (root apical meristem tissue) nằm ở phần đế củ, rễ
phân nhánh mạnh, ăn nông, thường phân bố ở độ sâu 5-10cm,
trong điều kiện giá thể tơi xốp có thể ăn sâu tới 40-50cm.
1.3.2. Thân
Cây Lan huệ có 3 loại thân gồm: thân hành tạo thành củ,
thân thật (thân rễ) là phần đế củ và thân khí sinh mang cụm hoa
trên đỉnh.
Củ: Cây Lan huệ thuộc nhóm thực vật có thân giả dạng
thân hành (giống như củ hành tây) tạo thành củ Lan huệ. Các củ
con (thân hành con) sinh ra từ củ mẹ, đây là một hình thức sinh
sản vơ tính của chi Lan huệ. Chu vi của củ con từ 3-6cm, số

lượng củ con trung bình từ 1-3 củ/cây, có những củ mẹ cho số
lượng củ con đạt tới hai con số. Củ của cây Lan huệ có nhiều
lớp liên tiếp nhau bao quanh, đồng tâm, hình thành từ các bẹ lá
dự trữ. Các lớp phía trong có màu xanh non hay trắng ngà, dày,
giịn, chứa nước và chất dinh dưỡng, lớp ngồi cùng có màu
nâu, mỏng, khơ, cịn gọi là lớp áo, có nhiệm vụ bảo vệ cho các
lớp trong khỏi sự mất nước và các tác động cơ học.
Thân rễ: Thân thật của cây Lan huệ chính là đế củ, có
hình đĩa. Thân thật cịn được gọi là thân rễ, một dạng thân
ngầm, vì vậy, cây Lan huệ cịn thuộc nhóm thực vật thân ngầm,
thực vật có chồi ẩn. Từ mơ phân sinh đỉnh rễ (root apical
meristem tissue) ở phần đế củ sinh ra các sợi rễ tạo thành hệ rễ
chùm. Chính giữa của phần đế củ có mơ phân sinh đỉnh thân
(shoot apical meristem tissue), là nơi mọc lên lá mới của cây

12


Lan huệ, khi lá đủ dài sẽ vươn ra khỏi cổ củ và chuyển sang
màu xanh lá cây. Phần đế củ nằm giữa các bẹ lá dự trữ có mơ
phân sinh đỉnh thân tách lại một phần ở nách lá, vì vậy đó là nơi
sinh ra các củ con ở các lớp vảy củ phía ngồi của củ mẹ và là
nơi hình thành chồi hoa ở một số lớp vảy củ phía trong.
1.3.3. Lá
Lá của cây Lan huệ thuộc loại lá đơn, dạng dải, mọc ra từ
chính giữa củ, tạo thành hai dãy. Lá mới được hình thành tạo một
góc 180º so với lá mọc ngay trước. Vì vậy, lá già hơn ln ln
nằm phía ngồi và lá non ln nằm phía trong hướng về tâm củ.
Phiến lá dày, bề rộng từ 2-8cm tùy giống, phiến lá có thể dài tới
60cm, hệ gân lá song song, gân chính giữa to, có màu xanh nhạt

hoặc trắng. Gốc lá dạng bẹ ơm lấy nhau, khum thành hình máng,
mọng nước, biến đổi tạo thành phần vảy củ, dự trữ dinh dưỡng cho
cây. Khi lá già, phần phiến lá rụng đi, phần bẹ lá tồn tại nhiều năm.
Phần củ do vậy mà to lên nhờ số lượng lá được hình thành thêm
mỗi năm và nhờ sự dày lên của các lớp vảy củ (Hình 1.1).

Hình 1.1. Hình thái cây Lan huệ

13


1.3.4. Cụm hoa
Hoa Lan huệ được hình thành từ thân khí sinh cịn gọi là
ngồng hoa, mang hoa trên đỉnh, tạo thành cụm hoa dạng xim.
Trục cụm hoa thẳng đứng, rỗng, khơng phủ lơng, có một lớp
phấn trắng bao phủ phía ngồi. Chiều cao của trục hoa từ 3075cm, đường kính từ 1,5-3cm tùy thuộc vào giống và chế độ
chăm sóc. Hoa chưa nở được bao bọc bởi lá bắc tổng bao dạng
mo, gồm 2 cái, mỏng, tồn tại, lá bắc màu xanh hoặc có thêm sắc
tố tím nhiều hay ít tùy thuộc vào giống. Hai lá bắc này sẽ khơ
khi hoa nở (Hình 1.2).

Hình 1.2. Hình thái cụm hoa Lan huệ

Hoa Lan huệ có kích thước lớn, dạng hoa đều, lưỡng tính,
màu sắc sặc sỡ, cuống ngắn. Thơng thường, có từ 2-4 hoa trên
một ngồng nhưng cũng có thể dao động từ 8-10 hoa trên ngồng
tùy thuộc vào giống và chế độ chăm sóc. Bao hoa hình phễu, dài
6-12cm, nằm ngang hoặc rủ xuống, 6 mảnh, dạng tràng còn gọi
là cánh hoa, phần dưới dính nhau thành ống, dài 2-3,5cm, không
14



có đài. Nhị 6 chiếc, chỉ nhị đính ở họng ống bao hoa, bao phấn 2
ơ, đính lưng, hướng trong, mở bằng khe dọc. Nhụy thon và mảnh,
dài hơn chỉ nhị, vòi nhụy dài tới 10cm. Đầu nhụy chia thành 3
thùy rõ rệt khi chín. Bầu hoa dài 1,0-1,5cm, vị trí bầu dưới, bầu
có 3 ơ, đính nỗn trung trụ, mỗi ơ nhiều nỗn (Hình 1.3).

Hình 1.3. Các thành phần hoa Lan huệ

Hoa Lan huệ có 3 dạng: hoa cánh đơn, hoa cánh bán kép
và hoa cánh kép. Hoa thuộc dạng cánh đơn có 6 bản bao hoa,
xếp trên 2 vịng, có hình thái tương tự nhau. Hoa thuộc dạng
cánh bán kép có từ 7 đến 11 bản bao hoa và dạng cánh kép là từ
12 bản bao hoa trở lên, xếp trên nhiều vòng. Hầu hết, cây Lan
huệ nguyên thủy có hoa dạng cánh đơn chỉ duy nhất có 1 loài
cánh kép Hippeastrum puniceum (tên tiếng Việt gọi là Cam dại
kép) được tìm thấy mọc hoang dại ở Cuba. Hoa cánh bán kép và
cánh kép là do nhị và nhụy biến đổi thành cánh hoa. Do vậy, đa
số dạng cánh kép khơng có nhị và nhụy, bao phấn và đầu nhụy
có thể cịn sót lại trên mép cánh hoa, cịn dạng bán kép vẫn có
thể cịn nhụy và một vài nhị bình thường (Hình 1.4).
15


Cánh đơn

Bán kép

Cánh kép


Hình 1.4. Các dạng cánh hoa Lan huệ

Màu sắc hoa Lan huệ rất đa dạng từ đỏ, cam, trắng, hồng
cánh sen tới hồng phớt, vàng nhạt, xanh nhạt... với sự đan xen
màu do kết quả của quá trình lai tạo và chọn tạo.
1.3.5. Quả và hạt
Quả Lan huệ là dạng quả nang, có hình cầu hoặc hơi dẹt,
chia 3 múi. Khi chín, quả khơ và mở ở khe lưng của ô thành 3
mảnh. Trong quả chứa nhiều hạt, hình dẹt, màu đen. Nội nhũ
nạc bao lấy phơi nhỏ, nhân hạt mỏng, xung quanh hạt có lớp
cánh mỏng. Hạt Lan huệ mỏng, nhẹ, thích nghi với lối phát tán
nhờ gió. Số lượng hạt trong mỗi quả tùy thuộc vào giống và
hiệu quả của q trình thụ tinh, có thể đạt từ vài hạt đến hơn
trăm hạt. (Hình 1.5).

16


×