Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vấn đề hiệu ứng nhà kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.4 KB, 21 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khi xã hội ngày càng phát triển thì những nhu cầu của con người
ngày càng được đẩy lên cao. Để đáp ứng những nhu cầu đó của mình, con người
ra sức tàn phá thiên nhiên, hủy hoại môi trường bằng cách khai thác triệt để dẫn
tới cạn kiệt các nguồn tài nguyên, phá hoại môi trường sinh thái, thải vào môi
trường tất cả các rác thải trong sinh hoạt và của nền đại công nghiệp. Vì lẽ đó,
môi trường ngày càng trở nên suy thoái và hiện nay đã ở mức báo động đối với
con người. Hiệu ứng nhà kính với tác động tiêu cực là hiện tượng trái đất nóng
lên, đó là một trong số những phản ứng của môi trường trước những hành vi
thiếu ý thức của con người. Bởi nó tác động mãnh mẽ đến đời sống con người
nên hiện nay, hiệu ứng nhà kính và đặc biệt là hiện tượng trái đất nóng lên đang
là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học và hoạt động môi trường.
Nhưng trong số chúng ta chưa phải ai cũng hiểu rõ bản chất của vấn đề này. Vì
lẽ đó, mà tôi chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên và
các biện pháp hạn chế.” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
Và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã tiến hành làm bài báo cáo tìm
hiểu về sự nóng lên của trái đất và ảnh hưởng của nó tới các quốc gia trên thế
giới nói chung và quốc gia Việt Nam nói riêng. Do điều kiện về thời gian cũng
như một số điều kiện khác không cho phép nên tôi chỉ sử dụng được các tài liệu,
sách giáo trình và các nguồn tài liệu từ các website nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi những sai sót về số liệu hay những thông tin chưa được cập nhật đầy
đủ và kịp thời. Mong thầy và các bạn có thể đóng góp ý kiến để bài báo cáo
được hoàn thiện hơn. Mặt khác, thông qua bài báo cáo này tôi muốn góp một
phần tiếng nói của mình vào vấn đề bảo vệ môi trường, hiện đang là vấn đề cấp
bách đối với tất cả các quốc gia trên hành tinh.
1
1.2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.
Thấy được sự ảnh hưởng và tác động của hiện tưởng trái đất nóng lên ở các
quốc gia trên thế giới nói chung và đồng thời ở Việt Nam.


1.2.2. Đối tượng nghiên cứu.
Một số các quốc gia có khả năng ảnh hưởng lớn của hiện tượng trái đất nóng lên
như: Việt Nam, phía tây Canađa, miền đông nước Nga, Hoa Kỳ,
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu.
Một quốc gia có khả năng ảnh hưởng của hiện tưởng trái đất nóng lên.
1.3. Phương pháp nghiên cứu.
1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin.
Thu thập sốliệu, thông tin theo phương pháp thứ cấp: các tài liệu có liên quan
đến mục tiêu nghiên cứu được công bố trên sách báo, trên mạng internet,
1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu.
Phương pháp miêu tả: miêu tả ảnh hưởng của hiện tượng trái đất nóng lên,
nguyên nhân xảy ra, dấu hiệu, tác động của hiện tượng đến các quốc gia trên thế
giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.
2
2. NỘI DUNG.
2.1. Các khái niệm tổng quan
a. Hiệu ứng nhà kính
Theo các nhà khoa học, có 2 lại Hiệu ứng nhà kính là Hiệu ứng nhà kính tự
nhiên và Hiệu ứng nhà kính nhân tạo. Trong đó, Hiệu ứng nhà kính tự nhiên
(hay còn gọi là Hiệu ứng nhà kính khí quyển) là hiện tượng trong khí quyển tầng
thấp (Đối lưu) tồn tại một lớp khí chỉ cho bức xạ sóng ngắn xuyên qua và giữ lại
bức xạ nhiệt của mặt đất dưới dạng sóng dài, nhờ đó bề mặt trái đất luôn có một
nhiệt độ thích hợp đảm bảo duy trì sự sống trên trái đất. Như vậy có thể thấy
rằng Hiệu ứng nhà kính tự nhiên là rất cần thiết cho Trái đất. Tuy nhiên, trong
khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này
giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ
của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%,
mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ trái đất 2
o
C. Hiện tượng này là “hiệu ứng

nhà kính nhân tạo” (hay Hiệu ứng nhà kính gia tăng).
b. Hiện tượng Trái đất nóng lên
Trái đất nóng lên là hiện tượng tăng lên về nhiệt độ trung bình của lớp
không khí gần bề mặt trái đất và các đại dương mà góp phần gây nên những sự
thay đổi về mô hình khí hậu toàn cầu. Trái đất nóng lên cũng có thể do các
nguyên nhân tự nhiên và các hoạt động của con người gây nên. Nhưng trong
cách dùng phổ biến hiện nay của cụm từ “Trái đất nóng lên” thì đây là hiện
tượng do sự phát thải quá mức các khí nhà kính trong các hoạt động của con
người gây nên.
3
2.2. Các dấu hiệu của Hiện tượng Trái đất nóng lên
2.2.1. Sự thay đổi nhiệt độ
Trên bình diện toàn cầu, nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng lên 0,7
o
C
trên bề mặt, một tốc độ tăng nhiệt độ chưa từng thấy trong vòng 100.000 năm
qua.
Vào mùa xuân, ở Bắc cực, băng tan sớm hơn 9 ngày so với 150 năm trước, và
hiện nay, tuyết đóng băng muộn hơn 10 ngày.
Những năm 1990 là thập kỷ nóng nhất kể từ giữa những năm 1800. Các
năm nóng nhất được ghi nhận đó là năm 1998, 2002, 2003, 2001 và 1997.
Báo cáo Đánh giá đa quốc gia về tác động khí hậu ở Bắc cực (ACIA) gần đây đã
kết luận, trong 50 năm qua, Alaska, phía tây Canađa, và miền đông nước Nga,
nhiệt độ trung bình đã tăng từ 3 – 4
o
C. Mức tăng này gần gấp hai lần mức trung
bình toàn cầu. Ở Barrow, Alaska (thành phố ở cực bắc của Hoa Kỳ), nhiệt độ
trung bình tăng từ 2,5 đến 3
o
C trong vòng 30 năm.

Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự báo, nhiệt độ toàn
cầu sẽ tăng thêm từ 1,6 đến 5,5
o
C vào cuối thập kỷ.
Hơn một triệu năm qua, Trái đất đã dao động giữa thời kỳ nóng và lạnh
hơn. Mọi người cho rằng những thay đổi này diễn ra trong vòng gần 100 000
năm là do ánh nắng mặt trời. Lượng ánh nắng mặt trời của Trái đất lệ thuộc vào
quỹ đạo Trái đất và sự định hướng thiên văn. Thế nhưng, các biến đổi hiện nay
còn diễn ra nhanh hơn trước đây và các nhà khoa học hy vọng, những biến đổi
này có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về hiện trạng của biến đổi khí hậu. Trong
thời kỳ băng hà, khoảng từ 70.000 đến 11.500 năm trước, băng bao phủ nhiều
nơi ở Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng các biến đổi khí hậu đột ngột, đôi khi mạnh
mẽ cũng diễn ra trong thời kỳ này. Các lõi băng ở Greenland cho thấy chỉ trong
10 năm nhiệt độ bề mặt của khu vực này tăng 9
o
C.
2.2.2. Sự thay đổi lượng mưa và các cơn bão
Các mô hình khí hậu dự báo, nóng lên toàn cầu có thể khiến cho các điều
kiện thời tiết bất thường xảy ra thường xuyên hơn. Sự xuất hiện của những cơn
bão xoáy cường độ mạnh diễn ra phổ biến hơn.
4
Nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Công nghệ Gioócgia (Mỹ), vừa
được công bố trên Tạp chí "Khoa học", cho thấy hiện tượng Trái Đất nóng lên
có thể là nguyên nhân làm xuất hiện ngày càng nhiều những trận bão, lốc có sức
tàn phá khổng lồ như cơn bão Katrina năm 2005
Theo nghiên cứu này, những cơn bão, lốc xoáy, như con bão Katrina chỉ
hình thành khi nhiệt độ của đại dương vượt quá 26
o
C. Trái Đất nóng lên đã làm
các đại dương ấm lên trong nhiều thập kỷ qua, khiến các trận bão, lốc xoáy

mạnh có sức tàn phá khổng lồ ngày càng trở nên phổ biến.
2.2.3. Sự thay đổi mực nước biển
Sự gia tăng của mực nước biển và sụt giảm lượng tuyết cũng là một dấu
hiệu rất đặc trưng cho thấy khí hậu trái đất đang biến đổi, mà cụ thể ở đây là
nhiệt độ đang tăng lên. Mực nước biển toàn cầu đang tăng khoảng 1,5 mm mỗi
năm và đã tăng khoảng 20 cm kể từ cuối những năm 1800.
Theo một nghiên cứu quốc tế kéo dài 3 năm, băng quanh Bắc Cực đã
giảm 7,4% trong vòng 25 năm qua. Dự đoán tới cuối thế kỷ này, sự ấm hoá toàn
cầu sẽ làm tan chảy 80% mũ băng ở nơi đây trong mùa hè.
Theo Giáo sư Ola Johannessen, người Na Uy, tác giả chính của bản báo
cáo do Uỷ ban châu Âu tài trợ, vào cuối thế kỷ 21, biển Barents ở phía bắc của
Nga và Na Uy có lẽ sẽ không còn băng thậm chí là trong mùa đông.
Theo báo cáo, sự mỏng đi gần đây của mũ băng Bắc Cực liên quan tới
việc con người thải ra các loại khí nhà kính chẳng hạn như carbon dioxide. Tuy
nhiên, hiện tượng tương tự từ năm 1920 tới 1940 là do khí hậu tự nhiên thay đổi
chẳng hạn như các dòng đại dương và gió, chứ không phải sự gia tăng khí nhà
kính.
Johannessen nhận xét nghiên cứu mới này cung cấp thêm bằng chứng cho
thấy mũi băng Bắc Cực ngày càng mỏng dần. Khí thải từ ôtô và nhà máy là thủ
phạm chính. Theo các chuyên gia khí hậu, sự gia tăng nhiệt độ ở vùng cực
nhanh hơn so với các khu vực khác.
Khối lượng lớn nước ngọt được lưu giữ ở nhiều sông băng đang tan trên thế
giới. Khi Vườn quốc gia Glacier của Montana được thành lập vào 1910, nó chứa
5
khoảng 150 sông băng, thì hiện nay, các sông băng bị thu hẹp rất nhiều, còn
chưa đến 30 sông băng. Các sông băng nhiệt đới thậm chí còn trong tình trạng
bất ổn nhiều hơn. Theo tài liệu thì tuyết ở đỉnh núi Kilimanjaro, Tanzania cao
5.895m đã tan khoảng 80% từ năm 1912 và có thể sẽ biến mất vào 2020.
Báo cáo 2001 của IPCC dự báo mực nước biển có thể sẽ tăng từ 10 đến
89cm vào cuối thế kỷ này. Mực nước biển tăng có thể có các ảnh hưởng lớn tới

cư dân ven biển. Mực nước biển tăng 50 cm ở các khu vực ven biển sẽ lấn bờ
biển sâu vào đất liền tới 50m .
Hệ thống tuần hoàn đại dương được coi như vành đai đại dương, điều hoà
nhiệt độ toàn cầu bằng cách di chuyển nhiệt từ vùng nhiệt đới đi khắp toàn cầu.
Nóng lên toàn cầu có thể làm thay đổi sự cân bằng của hệ thống này, chẳng hạn
dòng nước ngọt từ các chỏm băng tan tạo ra sự thay đổi nhanh bất ngờ.
2.3. Sự biến đổi khí hậu trong tương lai
Theo một nghiên cứu mới của nhóm các nhà xây dựng mô hình khí hậu
thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR), trong thế kỷ
21 Trái đất sẽ ấm hơn và mực nước biển dâng cao hơn.
Nghiên cứu lập mô hình xác định mức độ liên quan giữa mực nước biển
dâng cao với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu mà chúng ta gây ra vào thế kỷ 21 cho
thấy, cho dù không có loại khí nhà kính nào được bổ sung thêm vào trong khí
quyển thì nhiệt độ trung bình của không khí vẫn sẽ tăng khoảng 0,5
o
C và mực
nước biển toàn cầu sẽ dâng cao thêm 11cm chỉ riêng do tăng nhiệt độ vào năm
2100.
Nhiệt độ tăng 0,5
o
C giống với những kết quả quan trắc được vào cuối thế
kỷ 20, thế nhưng dự kiến mực nước biển tăng hơn hai lần là 5cm vào nửa cuối
của thế kỷ trước. Những con số này không tính đến khối lượng nước ngọt tăng
do dải băng và sông băng tan ít ra cũng có thể làm tăng mực nước biển lên hai
lần chỉ riêng do tăng nhiệt độ gây ra.
Trong các mô hình nghiên cứu sự tuần hoàn nhiệt ở Bắc Đại Tây Dương đang
làm cho châu Âu nóng lên do quá trình truyền nhiệt từ các vùng nhiệt đới đang
suy yếu dần trong các mô hình nghiên cứu. Nhưng dù sao, cùng với những phần
6
còn lại của hành tinh, châu Âu nóng lên vì ảnh hưởng quá mạnh của các khí nhà

kính.
Dù nhiệt độ tăng cho thấy những dấu hiệu của sự ổn định trong 100 năm
qua, song nước biển vẫn tiếp tục ấm và giãn nở, khiến cho mực nước biển trên
toàn cầu tăng không ngừng.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn so sánh các kịch bản khí hậu có thể xảy ra trong
hai mô hình của thế kỷ 21 trong đó các khí nhà kính vẫn tiếp tục tăng lên trong
khí quyển với tốc độ thấp, trung bình hoặc cao. Kịch bản xấu nhất dự kiến là
nhiệt độ trung bình tăng từ 2–11
o
C và mực nước biển dâng cao do tăng nhiệt độ
là 30 cm vào cuối thế kỷ này.
2.4. Tác hại của hiện tượng Trái đất nóng lên.
2.4.1. Hạn hán, mất mùa và nạn đói.
Do khí hậu nóng bức, hạn hán kéo dài các vùng khô cằn và nửa khô cằn
trên trái đất do thiếu mưa nay càng mở rộng thêm. Châu phi là lục địa có diện
tích khô hạn lớn nhất, ngoài những hoang mạc tự nhiên, còn có một khu vực
rộng lớn gấp đôi nằm vắt ngang các chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Vùng này
chiếm diện tích đến 1/3 diện tích trái đất mà trong đó 70%(khoảng 3.6 tỉ ha) đất
dã bị thoái hóa và con số này bằng gấp 3 lần diện tích châu Âu. Do hạn hán và
thiếu nước vào giữa những năm 1980 đã có khoảng 3 triệu người ở vùng sa mạc
Sahara bị chết khát
Sự gia tăng nhiệt độ trái đất cũng sẽ làm cho các đồng cỏ trở nên thiếu
nước, khô cằn do đó ảnh hưởng tới các ngành chăn nuôi sản xuất thịt, sữa và len.
Mực nước biển tăng lên làm cho diện tích trồng trọt bị nhiễm mặn cũng tăng lên
với diện rộng làm cho sản lượng nông nghiệp giảm đi do diện tích đất canh tác
bị thu hẹp lại.
Theo những phân tích gần đây của IPCC về biến đổi khí hậu đã cho thấy
rằng trong nửa thế kỉ nữa, với sự tiếp tục gia tăng nhiệt độ trên hành tinh thì đến
đầu năm 2060, mặc dù ở các nước tiến tiến năng suất nông nghiệp có thể tăng
lên một ít, nhưng nhìn chung toàn thế giới tổng sản lượng nông nghiệp sẽ bị

giảm đi 5% và những nước đang phát triển phải gánh chịu hậu quả nhiều hơn cả.
7
Tổ chức nông lương thế giới (FAO) cho biết, những mối đe doạ do biến
đổi khí hậu làm tăng số người đói trên thế giới do diện tích đất canh tác màu mỡ
ở những nước đang phát triển giảm.
Trong số 40 quốc gia nghèo đang phát triển, với tổng dân số khoảng 2 tỷ
người thì có 450 triệu người thiếu ăn.Thiệt hại sản xuất do biến đổi khí hậu có
thể làm tăng nhanh số người đói, gây trở ngại lớn cho hoạt động chống đói
nghèo và mất an ninh lương thực
2.4.2.Sự suy thoái đa dạng sinh học
Nhiệt độ Trái đất tăng cao đang phá vỡ hệ thống khí hậu, gây ra những
thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trong các khu vực, đe doạ giảm đa dạng sinh
học, số lượng loài và đa dạng nguồn gen.
Sự biến đổi khí hậu đã buộc các sinh vật phải thay đổi để thích nghi với
môi trường sống bằng cách thay đổi chu kỳ sinh trưởng hoặc phát triển đặc điểm
thích nghi mới trên cơ thể như hiện tượng biến đổi gen Các ảnh hưởng quan
sát được gần đây cho thấy:
Nhiệt độ tăng kéo dài kết hợp với hiện tượng El nino làm nhiệt độ nước
biển ấm lên gây hiện tượng tẩy trắng san hô và là nguyên nhân gây chết trên
diện rộng các dải san hô ngầm từ vùng biển Australia đến Caribbean.
Nhiều loài khác sẽ phải đương đầu với những thách thức bất thường. Ví
dụ, giới tính của rùa biển mới sinh phụ thuộc vào nhiệt độ; khi nhiệt độ nóng lên
số lượng rùa cái sinh ra sẽ tăng so với số lượng rùa đực.
Những loài không có khả năng thích nghi với những biến đổi khí hậu có
nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo ước tính, khoảng một triệu loài có nguy cơ tuyệt
chủng do biến đổi khí hậu, bao gồm cả loài thằn lằn rừng ở Boyd và loài cây
Sebifera Virola ở Brazil.
Gần đây, các loài cóc vàng và ếch cơ đã hoàn toàn biến mất và chúng
được coi là những nạn nhân đầu tiên của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Hiện tượng mùa xuân đến sớm đã được ghi nhận tại hầu hết các lục địa và

tất cả các đại dương. Sự thay đổi thời gian này rất quan trọng bởi rất nhiều loài
động thực vật kết hợp nhiệt độ và độ dài của ngày như là dấu hiệu bắt đầu những
8
thay đổi trong chu kì sống liên quan đến việc sinh sản. Ví dụ, nhiệt độ mùa xuân
tăng cao ảnh hưởng đến thời điểm đâm chồi của cây cối, lột xác của côn trùng
và thời điểm kết bạn của động vật.
Bên cạnh đó, tác động qua lại giữa động vật và thực vật như thụ phấn,
phát tán hạt phụ thuộc vào sự kết hợp đồng thời giữa các loài và các loài thì lại
phụ thuộc vào những loại thức ăn nhất định trong một thời điểm nhất định. Hiện
tượng ấm lên toàn cầu khiến nhiệt độ tăng cao, phá vỡ những thời điểm này,
khiến cho chu kì sống của các loài không đồng bộ với nhau. Bởi thế, các con vật
có thể không kiếm đủ thức ăn để nuôi con. Hiện tại, ở Bắc Cực có khoảng 9 loài
chim đến làm tổ muộn trung bình là 9 ngày và đẻ trứng muộn 2 ngày so với bình
thường.
Hiện tượng chuyển vùng phân bố lên phía bắc của các loài chim ở Châu
Âu và Bắc Mỹ đã được ghi nhận trong hơn 50 năm qua. Theo dõi 9 trong số 27
loài chim ở Bắc Mỹ cũng cho thấy, những loài chim này đã dịch chuyển vùng
phân bố từ phía nam lên phía bắc trong hơn 26 năm. Những loài này bao gồm:
bồ câu Inca, chim chích cánh xanh, chim chích Kentucky, chim chích có mào và
chim bắt ruồi cánh xanh. Một xu hướng tương tự cũng đã được ghi nhận tại
Anh. Trong khoảng thời gian 30-100 năm trở lại đây, 34 trong số 52 loài bướm
ở Châu Âu thường có mặt tại phía nam đã mở rộng phạm vi phân bố lên phía
bắc, một loài bướm chuyển xuống phía nam còn 17 loài còn lại giữ nguyên vùng
phân bố.
Hiện nay, loài gấu Bắc Cực đang phải đối mặt với những hiểm họa chưa
từng thấy trong suốt tiến trình lịch sử hiện đại của loài này. Viễn cảnh thay đổi
khí hậu được đưa ra gần đây dựa trên dữ liệu về xu hướng biến động của thời
tiết dự đoán rằng, khí hậu vùng cực bắc sẽ có nhiều thay đổi lớn trong những
thập kỉ tới. Gấu Bắc Cực có số lượng không nhiều, tỉ lệ sinh sản thấp nên khả
năng duy trì nòi giống của chúng bị hạn chế; sự phát triển số lượng cá thể của

chúng cũng rất thấp. Tuổi thọ cao bù đắp lại khả năng sinh sản thấp của chúng
nhưng hiện tượng băng tan khiến chúng gặp nhiều khó khăn trong việc săn hải
9
cẩu - nguồn thức ăn chính của chúng. Các nhân tố con người như săn bắn, khoan
dầu và hoạt động hàng hải cũng tác động ngày càng nhiều tới gấu Bắc Cực.
Các loài lưỡng cư đang giảm đi với tốc độ chưa từng có. Rất nhiều loài
động vật lưỡng cư đang trên bờ vực tuyệt chủng với 427 loài trong tình trạng
nguy cấp (chiếm
7,4% tổng số loài) so với 179 loài chim (chiếm 1,8%) và 184 loài thú.
Khí hậu toàn cầu ấm lên góp phần làm lây lan dịch bệnh do nó đẩy mạnh
quá trình phát triển và phát tán của mầm bệnh, giảm bớt thời gian ngủ đông
trong chu kì hoạt động của mầm bệnh và thay đổi khả năng nhiễm bệnh. Ở
Rocky Mountain, Mỹ, có một loại bệnh đã mở rộng phạm vi lây nhiễm do khí
hậu ấm lên. Loài bọ thông cánh cứng đã góp phần phá huỷ rất nhiều khu rừng do
chúng gieo rắc một loại nấm có thể làm chết cây. Khí hậu ấm lên làm thay đổi
chu kì sống của bọ thông khiến chúng chỉ mất 1 năm để cho ra đời một thế hệ
mới thay vì 2 năm như trước kia làm gia tăng số lượng loài và phá hoại nhiều
cây hơn
Lượng mưa thay đổi ở những khu vực khô hạn vùng tây nam nước Mỹ
khiến nhiều vùng đồng cỏ khô hạn biến thành các vùng cây bụi sa mạc, làm
tuyệt chủng cục bộ một số loài vốn chỉ thích nghi với khí hậu khô hạn. Trong
đó, 2 loài gặm nhấm chuyên ăn hạt cây và 2 loài kiến lá trước đây vô cùng đông
đúc thì nay cũng đã suy giảm số lượng và biến mất khỏi khu vực Đông Nam
Arizona. Một loài khác, loài chuột Dipodomys spectablilis là một loài vật quan
trọng và sự biến mất của chúng ảnh hưởng đến số lượng các loài khác như thằn
lằn, cú hang và rắn đuôi chuông. Một vài loài chuột túi ở miền tây nước Mỹ
đang bị đe doạ hoặc có nguy cơ tuyệt chủng nếu có sự thay đổi về thực vật trong
môi trường sống nhỏ hẹp của chúng.
2.4.3. Cường độ bão mạnh lên.
Khí hậu nóng lên có thể làm tăng nhiệt độ bề mặt các đại dương và khiến

cho cường độ các cơn bão trở nên mạnh hơn. Đó là kết quả một cuộc nghiên cứu
khoa học do 2 giáo sư về thời tiết và khí quyển Michael Mann và Kerry
10
Emanuel tiến hành, mới được công bố tại Mỹ hôm 31-5, ngay trước mùa bão
2006.
Nghiên cứu này nhằm chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa cường độ một
cơn bão với sự nóng lên của bầu khí quyển do hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây
ra. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh sự thay đổi nhiệt độ không phải là
nguyên nhân duy nhất. Hai nhà khoa học đều chỉ ra rằng mối quan hệ lịch sử đó
đã tồn tại từ thế kỷ 19. Chuyên gia thời tiết Matthew Huber của Đại học Purdue
(Bắc Mỹ) cũng đã có một cuộc nghiên cứu với kết quả tương tự.
Theo ông, những kết luận này rất quan trọng bởi hoạt động của bão nhiệt
đới đã tăng gấp 2 lần kể từ vài thập kỷ nay, trong khi nhiệt độ bề mặt đại dương
mới tăng 0,25 độ C. Vậy mà theo dự đoán, bề mặt đại dương trên toàn cầu sẽ
tăng thêm 2 độ C từ nay cho đến cuối thế kỷ.
Mùa bão ở Đại Tây Dương chính thức bắt đầu từ 1-6 và kéo dài 6 tháng. Các
chuyên gia Mỹ dự đoán mùa bão năm nay sẽ có khoảng 10 cơn bão lớn, trong đó
4 cơn sẽ đổ bộ vào phía Nam nước Mỹ, khu vực còn chưa phục hồi sau cơn bão
Katrina tháng 8-2005. Với 15 cơn bão lớn trong số 28 cơn bão nhiệt đới trên Đại
Tây Dương, năm 2005 được xem là năm đạt kỷ lục về số lượng những cơn bão
lớn.
2.4.4. Vùng nhiệt đới mở rộng.
Từ dữ liệu nhiệt độ vệ tinh thu thập được giữa năm 1979 đến 2005, các
nhà nghiên cứu Mỹ tính toán rằng vùng nhiệt đới của trái đất đã mở rộng thêm
hai vĩ độ, tương đương với 225 km. Tiến sĩ Thomas Reichler, giáo sư khí tượng
học tại Đại học Utah ở thành phố Salt Lake và cộng sự - tác giả nhóm nghiên
cứu cho rằng: “Hiện tượng này có thể giải thích cho sự gia tăng hạn hán và suy
giảm mưa trong những năm gần đây ở các vùng cận nhiệt đới, như vùng Tây
Nam nước Mỹ và vùng lòng chảo Địa Trung Hải của châu Âu”.
Các nhà khí tượng học lâu nay vẫn quy ước vùng nhiệt đới nằm giữa 30

độ vĩ Bắc và 30 độ vĩ Nam. Tuy nhiên, theo quan sát của Reichler và cộng sự, ở
cả hai bán cầu tại những vĩ độ trung bình này, tầng không khí thấp gần mặt đất
11
(hay tầng đối lưu) đã trở nên ấm hơn so với các vĩ độ khác trong vòng 26 năm
qua, trong khi tầng bình lưu lại trở nên lạnh hơn.
Nhóm nghiên cứu cho rằng sự thay đổi này đã đẩy những dòng gió xoáy
nhiễu loạn nhiệt đới về hai cực. Wallace dự báo vành đai nhiệt đới sẽ “di chuyển
thêm 2-3 độ nữa về phía cực trong thế kỷ này, trong khi các vùng cực kỳ khô
hạn như sa mạc Sahara có thể tiến xa hơn nữa về phía hai đầu trái đất, có lẽ hàng
trăm dặm”.
2.4.5. Ảnh hưởng tới nguồn nước sạch và sức khỏe con người.
Sốt rét, dịch tả, suy dinh dưỡng, say nắng và dị ứng phấn hoa chỉ là một
số ít trong những vấn về sức khoẻ mà con người phải đối mặt khi nhiệt độ Trái
Đất ấm dần lên. Đây là dự báo của các chuyên gia Liên hợp quốc (LHQ) về biến
đổi khí hậu trong một báo cáo tại hội nghị ở Brusel từ ngày 02-06/04/2007 nhằm
trao đổi về những ảnh hưởng do tình trạng khí hậu nóng lên và tác động tiêu cực
của nó đến sản xuất nông nghiệp, sức khoẻ con người và sự đa dạng sinh học.
Theo các chuyên gia LHQ, biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện cho các loài
ký sinh như muỗi, ve sinh sôi, phát triển, nguyên nhân phát tán bệnh tiêu chảy
cũng như sự biến động các mùa và mở rộng khu vực thụ phấn hoa gây bệnh dị
ứng. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn làm gia tăng các đợt nắng nóng. Trong
những thập kỷ tới, những vấn đề về sức khoẻ có thể sẽ gia tăng cùng với số
người nghèo đói và suy dinh dưỡng.
Theo dự đoán, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 3-5
o
C, mỗi năm trên thế giới sẽ
có khoảng từ 50-80 triệu người rơi vào tình trạng nguy hiểm của bệnh sốt rét.
Chất lượng không khí, nguồn nước sinh hoạt giảm, những thành phố lớn với
mức độ ô nhiễm đáng báo động sẽ là nguyên nhân cho những bệnh liên quan
đến hô hấp và truyền nhiễm phát triển như SARS Tổ chức Sức khỏe Thế giới

cảnh báo, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mỗi năm có khoảng 10,000
người chết do tác động của nóng lên toàn cầu và khoảng 800,000 người trên thế
giới chết liên quan đến ô nhiễm.
12
Khung 1. Nóng lên toàn cầu có thể làm gia tăng bệnh tim
Sự ấm lên của toàn cầu có thể làm gia tăng bệnh tim, các chuyên gia tim mạch hàng đầu
thế giới cảnh báo bên lề cuộc họp thường niên của Hội tim mạch châu Âu tại Viên diễn ra
trong tuần qua.
“Nếu trong 50 năm tới, nhiệt độ ấm hơn thêm một vài độ, chúng ta có thể chắc chắn rằng
sẽ có nhiều hơn các bệnh về tim mạch” – Tiến sĩ Karin Schenck-Gustafsson, thuộc khoa
Tim Học viện Karolinska, Thụy Điển, nói.
Bên lề cuộc họp thường niên của Hội tim mạch châu Âu tại Viên diễn ra trong tuần qua,
các chuyên gia tim mạch hàng đầu thế giới cho rằng con người càng ngày càng mắc nhiều
bệnh về tim mạch hơn khi nhiệt độ tăng lên.
Trong suốt đợt nóng ở châu Âu năm 2003, ước tính có khoảng 35.000 người đã chết
trong hai tuần đầu tháng 8. Chỉ riêng ở Pháp, có thêm gần 15.000 người đã chết khi nhiệt
độ tăng cao.
Các chuyên gia khẳng định nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này là những vấn đề
về tim mạch ở những người lớn tuổi, trở nên xấu đi do cái nóng khắc nghiệt.
Khi nhiệt độ cao, chúng ta đổ mồ hôi để chống lại cái nóng. Trong suốt quá trình đó, máu
được đưa tới da, nơi nhiệt độ mát hơn, các mạch máu sẽ thoáng hơn. Luân phiên cứ thế,
nhịp tim tăng lên và sức ép của máu giảm. Sự kết hợp đó có thể nguy hiểm cho người già
và những người có hệ thống tim mạch yếu.
Trích từ: />Bên cạnh đó, nguồn nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Nước là nhu
cầu thiết yếu của con người, trồng cấy, xử lý vệ sinh, sản xuất công nghiệp và
duy trì hệ sinh thái. Có một số các chỉ tiêu đánh giá mức độ thiếu nước. Nếu
nước sử dụng lớn hơn 20% lượng tài nguyên nước tái tạo thì sẽ hạn chế phát
triển, quá 40% sẽ là ở mức độ thiếu cao. Tương tự, thiếu nước có thể được tính
cho quốc gia hay vùng có lượng nước nhỏ hơn 1700 m
3

/ năm/ người. Ước tính
năm 1990 có khoảng 1/3 dân số quốc gia có khai thác nước lớn hơn 20%, và tới
năm 2025 khoảng 60% sẽ sống trong các quốc gia được coi là thiếu nước chỉ vì
nguyên nhân gia tăng dân số. Nhiệt độ cao sẽ làm tình hình xấu đi. Tuy nhiên,
biện pháp thích ứng thông qua thực hiện quản lý nước có thể giảm thiểu tác hại.
Mặc dù biến đổi khí hậu chỉ là một nhân tố gây thiếu nước trong bối cảnh dân số
toàn cầu tăng nhưng rõ ràng nó là nhân tố quan trọng. Các bối cảnh dự báo cho
thấy xu hướng gia tăng lũ lụt và hạn hán ở nhiều vùng. Suy giảm nguồn nước do
trái đât ấm dần dự báo ở các vùng như nam châu Phi và các quốc gia vùng Địa
Trung Hải. Ở nhiều vùng ven biển, nước ngầm bị xâm nhập mặn, sự xâm lấn
của thủy triều vào sâu trong sông và cửa biển gây nên suy giảm nguồn nước
ngọt.
13
Hơn một thập niên trước, các nước trong khối Liên minh châu Âu đặt ra
cột mốc tăng 2
O
C, mức nhiệt độ mà nếu vượt qua nó, những tác hại của thay đổi
khí hậu sẽ trở thành thảm họa. Theo ước tính sẽ có tới 2 tỉ người trên toàn cầu
thiếu nước sinh hoạt và 30% loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng nếu
nhiệt độ tăng trong mức 1,5-2,5
O
C.
2.5. Ảnh hưởng hiện tượng Trái đất nóng lên tới Việt Nam.
Trong những năm qua, cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết
Việt Nam cũng có những biến đổi phức tạp, nhất là lũ bão.
Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời
kỳ. Sự thay đổi về tổng lượng mưa tháng và mưa năm không thể hiện xu thế
tăng hay giảm nhưng cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Trên phần
lớn lãnh thổ, lượng mưa giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9,
10, 11. Mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Trung bình hàng năm có khoảng 4,7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh
hưởng đến nước ta. Ba thập kỷ gần đây, số cơn bão ảnh hưởng đến nước ta và
mức độ ảnh hưởng cũng có xu hướng tăng. Bão thường xuất hiện muộn hơn và
dịch chuyển xuống vĩ độ thấp hơn, điển hình như cơn bão lịch sử Linda xảy ra
vào năm 1997 ở các tỉnh Nam bộ, nơi mà rất hiếm khi các cơn bão đi qua.
Trong thời gian gần đây, lũ lụt lớn xảy ra ở các tỉnh miền Trung và Đồng
bằng sông Cửu Long có xu thế tăng hơn nửa đầu thế kỷ trước. Còn ở Nam Bộ và
Tây Nguyên, mùa khô hầu như năm nào cũng có hạn hán gay gắt hơn. Các thập
kỷ gần đây hạn hán có phần nhiều hơn so với các thập kỷ trước.
Tần suất và cường độ El-Nino tăng lên rõ rệt trong những năm cuối thế kỷ
trước và những năm đầu thế kỷ này. Trong 5 thập kỷ gần đây hiện tượng El
Nino ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu
trên nhiều khu vực của Việt Nam. El Nino đã làm giảm thiểu mưa, tăng nhiệt độ
và gây nên hạn hán. Mùa khô ở nhiều nơi kéo dài nhiều tháng liên tục, nắng hạn
diễn ra gay gắt, nhiều nơi có nền nhiệt độ cao so với cùng kỳ của nhiều năm,
lượng mưa quá thấp trên toàn lãnh thổ, ẩm độ không khí thấp.
14
Lượng nước mưa ít hơn gây thiếu nước ngọt để uống ở những thành phố
lớn cũng như sự xâm mặn ở những vùng ven biển. Cũng như mức nước đã
xuống thấp tại các đập Hoà Bình, Trị An và Thác Bà làm giảm thiểu thủy điện
Hạn hán kéo dài làm nguồn nước trong rừng gần như cạn kiệt. Lượng bốc
thoát hơi nước tiềm năng trong rừng và ven rừng tăng lên làm cho nguồn vật
liệu trong rừng bị khô nỏ nhanh; độ ẩm chứa trong vật liệu cháy nhiều nơi xuống
thấp chỉ còn trên dưới 10-15%, chỉ cần một tàn thuốc lá là bắt lửa và bốc cháy,
gặp tốc độ gió tăng lửa sẽ lan tràn rất nhanh, dễ gây nên thảm hoạ khôn lường
cho tài nguyên rừng.
Theo báo cáo của Chương trình Phát triển - Liên hiệp quốc (UNDP), Việt
Nam là một trong 3 quốc gia đang phát triển chịu tác động lớn nhất của tình
trạng biến đổi khí hậu. Trong đó, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhất. Đặc biệt, theo dụ đoán thì

Việt Nam có khả năng mất trắng 5 triệu tấn lúa do nước biển dâng.
Báo cáo cũng cho thấy, biến đổi khí hậu gây đe dọa với Việt Nam ở nhiều
cấp. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối mặt với những trận bão
nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050
và 1 m vào năm 2100.
“Với ĐBSCL thấp trũng, đây là một dự báo rất ảm đạm. Mực nước biển dâng
cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực
này có nguy cơ nhiễm mặn cực độ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất
lúa dự báo sẽ giảm 9%. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn ĐBSCL sẽ
hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm”- (Bernard O’Callaghan,
Điều phối viên chương trình của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới)
Biến đổi khí hậu cũng làm một diện tích rộng lớn của đồng bằng sông Mê Công,
sông Hồng và ven biển miền Trung bị ngập lụt do nước biển dâng. Nước biển
dâng cũng ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước của bờ biển Việt Nam, nghiêm
trọng nhất là các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu và Nam Định.
15
Về khí hậu, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1 độ C/thập kỷ. Trong
một số tháng mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0,1 – 0,3 độ C/thập kỷ. Những mô
hình khí hậu giả định theo mức khí thải khác nhau cho thấy, nhiệt độ trung bình
ở nước ta có thể thay đổi từ 1,5-2,5
o
C hoặc cao hơn nữa vào năm 2070. Kèm
theo thay đổi về khí hậu là lượng mưa có thể sẽ tăng gây lũ lụt, sạt lở… Nếu
nước biển dâng cao thêm 1m, sẽ có khoảng 13,6% diện tích, 20% dân số Việt
Nam bị ảnh hưởng.
Báo cáo cũng cho biết sự biến đổi này còn gây những tác động lớn đối với
phát triển con người ở ĐBSCL. Theo đó, dù mức đói nghèo đã và đang giảm
nhưng hiện vẫn còn 4 triệu người đói nghèo ở ĐBSCL. Đối với nhóm này, sự
sụt giảm nhỏ về thu nhập hay mất cơ hội việc làm do lũ lụt sẽ gây hậu quả

nghiêm trọng đối với dinh dưỡng, sức khỏe và giáo dục.
Trong đó người nghèo sẽ phải chịu nguy cơ gấp đôi. Khả năng những người này
sinh sống ở những vùng dễ ngập lụt là cao hơn, song khả năng sống trong những
ngôi nhà kiên cố, vững chắc thì thấp hơn.
2.6. Các biện pháp làm giảm thiểu hiện tượng Trái đất nóng lên.
Theo diễn đàn sinh viên bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, có 7 cách chủ
yếu để làm giảm thiểu hiện tượng Trái đất nóng lên như sau:
* Giảm dùng, tái sử dụng, tái chế
Điều đó sẽ giúp giảm lượng rác thải, không những thế nó còn tiết kiệm
chi phí cho bạn. Và khi có thể hãy giảm lượng rác thải, tái chế giấy, nhựa, báo,
kính và những lon hộp bằng nhôm. Bằng cách tái chế một nửa lượng rác thải
sinh hoạt, bạn có thể giảm được gần 1 tấn chất CO2 khỏi môi trường hàng năm.
* Đổi bóng đèn
Bất cứ ở đâu, hãy dùng đèn huỳnh quang Compact (CFL). CFL có cường
độ sáng gấp 10 lần trong khi chỉ tiêu thụ 2/3 điện năng, và giảm bớt 70% sức
nóng so với bóng đèn tròn.
* Sử dụng các phương tiện công
Giảm sử dụng xe máy nghĩa là giảm khí thải. Bên cạnh đó tiết kiệm được
xăng, đi bộ và đạp xe là hai hình thức rất tốt để tập luyện. Hãy tuyên truyền cho
16
những người xung quanh bạn biết về điều này. Tại sao chúng ta không cùng
nhau đi làm hay đi học bằng các phương tiện công cộng? Thực tế cho thấy nó
vừa rẻ lại giảm lượng khí thải phát ra.
* Mua những đồ tiết kiệm điện năng
Chọn mua xe tiêu thu ít xăng. Sử dụng những thiết bị, dụng cụ trong một
loạt những kiểu ít tiêu thụ điện năng Tránh những sản phẩm đóng kiện quá lớn,
đặc biệt những đồ nhựa dẻo và những gói hàng kiện khác không có khả năng tái
chế. Nếu bạn giảm 10% lượng rác thải sinh hoạt, bạn có thể giúp giảm 550kg
C02 hàng năm.
* Chú ý công tắc “tắt/bật”

Tiết kiệm điện và giảm sức nóng lên của toàn cầu khi bạn rời phòng và
dùng đèn điện khi cần. Và hãy nhớ tắt vô tuyến, đầu video, đĩa hát và máy tính
lúc không sử dụng nữa.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc sử dụng nguồn nước hợp lý. Trong khi
trải răng, tắm cho chú cho của mình và rửa xe, hãy đóng van nước cho tới khi
hoàn toàn cần mở nó. Bạn sẽ giảm được hóa đơn thanh toán tiền nước và góp
phần bảo vệ nguồn tài nguyên sống của con người.
* Trồng cây
Trong quá trình quang hợp, nhiều cây xanh và các loài thực vật khác thu
khí CO2 và nhả khí O2. Đấy là một phần của quá trình trao đổi khí tự nhiên trên
trái đất, nhưng thực tế hiện nay sự tăng CO2 do xe cộ, sản xuất và những hoạt
động khác của con người và cây xanh có thể thu hết lượng CO2 kkhổng lồ do
con người thải ra mỗi năm? Một cây xanh ước tính chỉ có thể thu xấp xỉ một tấn
khí CO2 suốt quá trình sống của nó.
* Khuyến khích người khác cùng bảo vệ
Hãy tuyên truyền, chia sẻ thông tin về cách tái chế và bảo tồn nhiên liệu
với bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp, đồng thời đưa ra những cơ hội khuyến
khích các nhà chức trách một cách công khai để thiết lập những chương trình và
chính sách có lợi cho môi trường”
(o/forums/showthread.php?t=6183)
17
3. KẾT LUẬN.
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất đang ấm dần lên là cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng nhất về môi trường mà nền văn minh nhân loại từng đối
mặt từ trước tới nay. Biến đổi khí hậu và nóng lên của trái đất đã gây ra nhiều
hậu quả và ảnh hưởng đối với các quốc gia trên thế giới, đe dọa nghiêm trọng
đến môi trường, làm cho bao người dân phải đối mặt với cuộc sống không nhà,
không có cái ăn, nước uống, đói rét, bệnh tật, mất mùa, thất nghiệp, làm cho bao
động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng hoặc giảm dần về số lượng, vùng nhiệt
đới mở rộng hơn, Mà nguyên nhân gây ra hiện tượng này không đâu xa mà là

chính do con người và hậu quả của các hoạt động phát triển thiếu hiểu biết về
quy luật tư nhiên gây nên. Để khắc phục và giảm bớt được sự ảnh hưởng trên thì
cả thế giới cần phải thực hiện các biện pháp như: giảm dùng, tái sử dụng, tái chế
các tài nguyên, đồ dùng còn có khả năng sử dụng lại, đổi bóng đèn, chú ý công
tắc tắt/ bật, mua các đồ dùng tiết kiệm điện năng, dùng các phương tiện công,
trồng cây xanh, tuyên truyền, vận động, chia sẻ với người thân, gia đình và cả
cộng động về các tác hại cũng như biện pháp ngăn ngừa các hoạt động có thể
làm cho trái đất nóng lên. Xã hội loài người phải nhận thức đúng đắn hơn về
môi trường, để kịp thời có những thay đổi trong cách sống và cách tiêu thụ năng
lương sao giứu được môi trường trong lành ổn định, trái đất không phải nóng lên
một cách đột ngột. Tôi nghĩ rằng mọi người trong chúng ta, khi có nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và tất
cả cùng chung sức thực hiện, thì chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn
và khắc phục được những tác hại mà chúng ta đang phải đối đầu.
Thông qua bài tiểu luận, tôi muốn gửi một thông điệp tới mọi người rằng:
" mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, cá nhân hãy chung tay xây dựng một thế giới xanh-
sạch- đẹp vì lợi ích của chính mình và cộng đồng. Hãy tự nâng cao ý thức bảo
vệ và gìn giữ môi trường của chính mình. Hãy cứu lấy thế giới vì đó cũng là
cách để cứu lấy chính mình! ".
18
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Ngọc Hồ, Cở sở môi trường không khí và nước.
2. Nguyễn Phước tương, Tiếng kêu cứu của trái đất.
3. Nguyễn Chu Hồi, Cơ sở tài nguyên và môi trường Biển
4.
%E1%BA%ADu
5.
ArticleID=152110&ChannelID=17
6. Bắc cực - Bằng chứng của sự nóng lên toàn cầu,
/>7. Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia,


8.
9.
10.
11.
12.Hiệu ứng nhà kính />Cat_ID=7&news_id=5383
13.Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thay đổi khí hậu,
14.
CIFICEXT/EXTEAPREGTOPENVIRONMENT/0,,contentMDK:21233955~is
CURL:Y~menuPK:502902~pagePK:2865114~piPK:2865167~theSitePK:50288
6,00.html
15.Thế giới trước thảm họa "2 độ C",
16.
Nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu,
/>17.Hiệu ứng nhà kính là gì?,
/>19
18.Ấm lên toàn cầu: Giờ G đã điểm />19.o/forums/showthread.php?t=6183
MỤC LỤC.
20
Trang.
1. Mở đầu 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu 2
2. Nội dung 3
2.1. Các khái niệm tổng quan 3
2.2. Các dấu hiệu của Hiện tượng Trái đất nóng lên 4
2.3. Sự biến đổi khí hậu trong tương lai 6
2.4. Tác hại của hiện tượng trái đất nóng lên 7
2.5. Ảnh hưởng hiện tượng trái đất nóng lên 14

2.6. Các biện pháp làm giảm thiểu hiện tượng trái đất nóng lên 16
3. Kết luận 18
Tài liệu tham khảo 19
21

×