Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo: quảng cáo và khuyến mãi một trong các loại hàng hóa rượu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.63 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
BẢNG TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………2
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………….………3
NỘI DUNG
I . QUẢNG CÁO THUỐC
1 . Khái niệm thuốc và khái niệm quảng cáo thuốc
1 . 1 . Khái niệm thuốc chữa bệnh cho người…………………………………3
1 . 2 . Khái niệm quảng cáo thuốc …………………………… … ………4
2 . Vai trò của quảng cáothuốc……………………………………………… 4
3 . Quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo thuốc
3 . 1 .Chủ thể quảng cáo thuốc…………………… …………………….5
3 . 2 .Đối tượng được quảng cáo thuốc…………………………………….…7
3 . 3 .Những quy định khác liên quan đến quảng cáo thuốc………… ……7
4. Những hạn chế, bất cập của quảng cáo thuốc…………………… ……… 9
5. Giải pháp hoàn thiện những vi phạm về quảng cáo thuốc…………… …11
II . KHUYẾN MẠI THUỐC
1 . Nghị định 37/2006 của Chính phủ quy định về khuyến mại thuốc………13
2 . Nghị định 68/2009 của Chính phủ quy định về khuyến mại thuốc…….…15
3 . Bất cập, hạn chế tồn tại và giải pháp ………………………………………16
KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….19
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
- LTM 2005 : Luật thương mại năm 2005 ;
- BYT : Bộ y tế ;
1
- Thông tư 13/2009/TT-BYT : Thông tư số 13/2009/TT-BYT ngày 01 tháng
9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo
thuốc ;
- Nghị định 24/2003/NĐ-CP : Nghị định của Chính phủ số 24/2003/NĐ-CP
ngày 13 tháng 3 năm 2003 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo ;
- TT 43/2003/TT-BVHTT : Thông tư của Bộ Văn Hóa- Thông Tin số


43/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 hướng dẫn thực hiện nghị định số
24/2003/NĐ- CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành pháp lệnh quảng cáo ;
- TTLT 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT: Thông tư liên tịch số 01 ngày 12
tháng 01 năm 2004 của Bộ Văn Hóa-Thông Tin-Bộ Y Tế Hướng dẫn về hoạt động
quảng cáo trong lĩnh vực y tế ;
LỜI MỞ ĐẦU
2
Thuốc chữa bệnh cho người là một loại hàng hóa đặc biệt, có những đặc điểm riêng biệt
so với các loại hàng hóa thông thường và được xếp vào hàng nhu cầu yếu phẩm, ảnh hưởng
trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của con người. Vì vậy, trước vai trò và tầm quan trọng của
thuốc như vậy, hiện nay, các công ty sản xuất thuốc ra đời ngày một nhiều và để người tiêu
dùng , các Bác sĩ, Dược sĩ và các đơn vị kinh doanh thuốc biết đến sản phẩm của mình đòi
hỏi họ phải sử dụng các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của
mình. Trong đó có quảng cáo và khuyến mại thuốc. Sau đây, em xin trình bày hiểu biết của
em về quảng cáo và khuyến mại thuốc chữa bệnh cho người.
NỘI DUNG
I . QUẢNG CÁO THUỐC
1. Khái niệm thuốc và khái niệm quảng cáo thuốc
1 . 1 . Khái niệm thuốc chữa bệnh cho người
Khái niệm thuốc được quy định tại Khoản 2, Điều 2 Luật Dược năm 2005 và khoản 1
Điều 2 Thông tư 13/2009/TT-BYT :“Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người
nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bênh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý
cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực
phẩm chức năng”.
Như vậy, từ quy định trên ta thấy được, thuốc chữa bệnh cho người là chất hoặc hỗn hợp
các chất hóa học có khả năng tác động lên cơ thể con người, thay đổi chức năng của một hay
nhiều cơ quan trong cơ thể và làm thay đổi tiến trình của một bệnh; thuốc được dùng cho
người sẽ không bao gồm thuốc thú ý, thuốc chữa bệnh trên thực vật và có bốn chức năng cơ
bản là phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể.

Thuốc bao gồm thuốc thành phẩm (thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng
gói trong bao bì cuối cùng và dán nhãn); nguyên liệu làm thuốc; vắc xin( chế phẩm chứa
kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòn
bệnhh; sinh phẩm y tế (sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa
3
bệnh và chẩn đoán bệnh cho người), không bao thực phẩm chức năng ( có tác dụng tăng sức
đề kháng, hỗ trợ cho sức khỏe, ví dụ trà giảm cân…)
1 . 2 . Khái niệm quảng cáo thuốc
Theo Luật Thương mại năm 2005 “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiễn thương
mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ của mình”
Thông tư 13/2009/TT-BYT đã đưa ra khái niệm quảng cáo thuốc tại khoản 3 Điều 2 như
sau: “Quảng cáo thuốc là hoạt động giới thiệu thuốc do đơn vị kinh doanh thuốc trực tiếp
tiến hành hoặc phối hợp, hoặc tài trợ, ủy quyền cho một đơn vị khác tiến hành để thúc đẩy
việc kê đơn cung ứng, bán và/hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
và hiệu quả”. Khái niệm này không nói rõ quảng cáo thuốc là quảng cáo thương mại, nhưng
nếu nhìn từ các dấu hiệu về tính chất (hoạt động giới thiệu hàng hóa thuốc), chủ thể (đơn
vị kinh doanh thuốc), mục đích (thúc đấy việc tiêu thụ thuốc) thì có thể thấy quảng cáo
thuốc cũng là một hoạt động xúc tiến thương mại ( hoạt động này nhằm mục đích sinh
lợi, nó chỉ mang tính bổ trợ, đóng vai trò gián tiếp thúc đẩy việc mua bán thuốc được thực
hiện liên tục, thường xuyên) do thương nhân thực hiện ( thương nhân ở đây là các “đơn vị
kinh doanh thuốc” có thê là các nhà sản xuât, cung ứng thuốc; các thương nhân kinh doanh
dịch vụ quảng cáo thương mại…) để giới thiệu thuốc của mình ( truyền tải đến đội ngũ
nhân viên y tế, người tiêu dùng những thông tin về thuốc để từ đó đẩy mạnh việc tiêu thụ sản
phẩm). Điều lưu ý ở đây, do đối tượng của quảng cáo thuốc là thuốc-một loại hàng hóa đặc
biệt, vốn được coi là nhu cầu yếu phẩm, có liên quan trực tiếp sức khỏa con người nên quảng
cáo thuốc được pháp luật quy định hét sức chặt chẽ.
2 . Vai trò của quảng cáo thuốc
-Đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thuốc
Quảng cáo thuốc chính là giải pháp để các nhà sản xuất và kinh doanh thuốc có thể dành

chiến thắng trong cuộc đua đến với lòng tin , sự lựa chọn của dược sĩ, bác sĩ và người bệnh
nhất là khi thuốc lại là mặt hàng đặc biệt, được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Quảng cáo có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, nâng cao giá trị
thương hiệu, nhờ đó mà người tiêu mới biết đơcj những cái tên quen thuộc như Traphaco,
4
Dược Hoa Linh nhờ tấn xuất quảng cáo trên truyền hình. Quảng cáo tạo sự hiểu biết về sản
phẩm, mở ra đầu mối mua hàng, tạo sự hợp thức hóa và làm an tâm khách hàng.
-Đối với người tiêu dùng
Quảng cáo thuốc truyền tải thông tin về thuốc đến: Một là đội ngũ các nhân viên y tế ( chủ
yếu là bác sĩ, dược sĩ)-người có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ người bệnh trong việc lựa chọn
thuốc, quảng cáo thuốc sẽ là công cụ đắc lực nhất giúp họ bắt được thông tin thuốc nhanh
và chính xác nhất để có thể thực hiện được nhiệm vụ đó. Hai là những người tiêu dùng trực
tiếp, quảng cáo giúp họ có hiểu biết, sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn thuốc với công
dụng, tính năng và giá cả phù hợp nhất bởi không phải loại thuốc nào cũng cần phải có sự tư
vấn của cán bộ y tế mới được sử dụng, quảng cáo thuốc chính là một kênh thông tin quan
trọng có tác dụng tích cự thúc đẩy sự tham gia chủ động của người tiêu dùng vào việc lựa
chọn và sử dụng thuốc điều trị.
-Đối với xã hội
Quảng cáo thuốc nếu được triển khai theo hướng đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ trong
công cuộc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bởi các nhu cầu về thuốc chữa bệnh được
đáp ứng chính là một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống, quảng cáo thuốc
không chỉ đem lại thông tin hỗ trợ về việc sử dụng thuốc mà còn giúp quảng bá, đưa các sản
phẩm dược trong nước tới người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy ngành dược nước ta phát tiển
3 . Quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo thuốc
Quảng cáo thuốc có những đăc điểm riêng so với quảng cáo thương mại nói chung nên
ngoài được điều chỉnh bằng các quy định chung của pháp luật về quảng cáo thương mại thì
nó còn được điều chỉnh bởi các quy định mang tính đặc thù, cụ thể hơn. Hoạt động này được
điều chỉnh các văn bản pháp luật hiện hành sau: Luật TM 2005; Pháp lệnh quảng cáo 2001;
Nghị định 24/2003/NĐ-CP; TT 43/2003/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Nghị định
24/2003/NĐ-CP; Luật Dược 2005; TTLT 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT; TT 13/2009/TT-BYT .

3 . 1 .Chủ thể quảng cáo thuốc
Các quy định của pháp luật về chủ thể quảng cáo thuốc cũng giống như chủ thể quảng cáo
thương mại gồm: người quảng cáo thương mại, thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo
thương mại, người phát hành quảng cáo thương mại và người cho thuê phương tiện quảng
cáo. Những chủ thể này tham gia hoạt động quảng cáo ở những khâu khác nhau với mục
đích khác nhau. Quyền và nghĩa vụ của họ được quy định tại Điều 103 và các Điều từ 112
5
đến Điều 116 LTM 2005 và khoản 2, 4, 6 Điều 4 và các Điều từ 23 đến 26 Pháp lệnh quảng
cáo.
+Trong trường hợp quảng cáo thuốc, người quảng cáo là các “cơ sở kinh doanh
thuốc”(khoản 1 Điều 52 Luật Dược 2005) và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều
17 Nghị định 24/2003/NĐ-CP, trong đó, các cơ sở kinh doanh thuốc phải cung cấp cả Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý
dược cấp hoặc bản sao Quyết định cấp sổ đăng ký thuốc của Cục Quản lý dược ( Điều 30 TT
13/2009/TT-BYT).
+Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại : Theo Điều 104 LTM 2005,
kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là “hoạt động thương mại của thương nhân để
thực hiện việc quảng cáo cho thương nhân khác”. Quyền và nghĩa vụ của họ được quy định
cụ thể tại Điều 24 Pháp lệnh quảng cáo và Điều 113, 114 LTM 2005 như: phải đăng ký kinh
doanh dịch vụ này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khi hành nghề phải tuân thủ các
quy định pháp luật về quảng cáo…
+Người phát hành quảng cáo thương mại là người trực tiếp phát hành sản phẩm quảng
cáo thương mại (Điều 115 LTM 2005), cụ thể hơn, người nắm giữ các phương tiện quảng
cáo, có khả năng đưa sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà
xuất bản, tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính…(Pháp lệnh quảng cáo). Quyền và nghĩa
vụ của người phát hành quảng cáo được quy định tại Điều 25 Pháp lệnh quảng cáo và Điều
116 LTM 2005.
+Người cho thuê phương tiện để quảng cáo là chủ thể nắm giữ các phương tiện quảng
cáo như báo chí, truyền hình… và sẵn sàng cho những người có nhu cầu thuê với mục đích
phát hành quảng cáo, trên thực tế, người cho thuê phương tiện quảng cáo thường đồng thời

là người phát hành quảng cáo. Quyền và nghĩa vụ của hok được quy định tại Điều 26 Pháp
lệnh quảng cáo.
3 . 2 .Đối tượng được quảng cáo thuốc
Đối tượng được quảng cáo thuốc được quy định cụ thể tại Điều 53 Luật Dược 2005 và
khản 2 Điều 3, Điều 19 Thông tư 13/2009/TT-BYT đó là: Chỉ thuốc đã được cấp sổ đăng kí
lưu hành tại Việt Nam và thuốc không kê đơn mới được quảng cáo trên các phương tiện
quảng cáo thuốc :sách, báo, tạp chí, tờ rơi, báo điện tử, website của doanh nghiệp, website
của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, pano, áp phích băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên
6
không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động và các phương tiện quảng cáo
khác. Riêng trường hợp quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình thì thuốc đó phải đáp ứng
thêm một điều kiện nữa là phải có các hoạt chất thuộc danh mục được phép quáo trên
truyền thanh, truyền hình do BYT ban hành.
3 . 3 .Những quy định khác liên quan đến quảng cáo thuốc
Nội dung và hình thức của quảng cáo thuốc phải tuân theo các quy định điều chỉnh về
vấn đề này của Thông tư 13/2009/TT-BYT đưa ra bởi vì quảng cáo thuốc không chỉ đáp ứng
được mục tiêu quảng bá thuốc của nhà sản xuất, kinh doanh mà còn phải chứa đựng các
thông tin có tác dụng giúp người tiêu dùng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại: Việc thương nhân sản xuất, kinh doanh thuốc
thuê một thương nhân khác thực hiện quảng cáo thuốc phải được xác lập trên cơ sở hợp
đồng dịch vụ quảng cáo thương mại. Không có các quy định điều chỉnh riêng về hợp đồng
dịch vụ quảng cáo thuốc, những quy đinh chung về hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
sẽ được áp dụng: Về hình thức, theo quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Quảng cáo và Điều
110 LTM 2005 thì hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được lập thành văn bản. Về
nội dung thì hợp đồng phải ghi nhận các điều khoản về tên, địa chỉ các bên ký kết hợp
đồng; hình thức, nội dung,phương tiện quảng cáo (Điều 17 Pháp lệnh quảng cáo).
Những hành vi bị cấm trong quảng cáo thuốc:
Hoạt động quảng cáo thương tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu sử dụng với mục đích
không đúng thì sẽ có thể xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng, các nhà sản xuất, thậm chí
ảnh hưởng đến quyền lợi của toàn xã hội. Nhằm ngăn chặn điều đó, các hành vi thương mại

bị cấm được xây dựng như một công cụ định hướng và kiểm soát hành động quảng cáo.
Những quy định này được ghi nhận tại Điều 5 Pháp lệnh Quảng cáo, Điều 3 Nghị định
24/2003/NĐ-CP và Điều 109 LTM 2005, theo đó, các hành vi quảng cáo thuốc vi phạm
những quy định tại các Điều này đương nhiên cũng bị nghiêm cấm.
Ngoài ra, xuất phát từ các đặc điểm riêng của thuốc và quảng cáo thuốc, pháp luật còn quy
định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm khi quảng cáo thuốc với mục đích đặt ra sự kiểm
soát chặt chẽ hơn với hoạt động này, đảm bảo việc sử dụng thuốc phải trên cơ sở an toàn,
hợp lý và hiệu quả. Nội dung cụ thể được ghi nhận tại Điều 9, Điều 52 Luật Dược 2005 và
đầy đủ nhất tại Điều 5 TT 13/2009/TT-BYT, theo đó các hành vi bị nghiêm cấm :
7
-Quảng cáo thuốc kê đơn, vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh, thuốc không phải
kê đơn nhưng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn bản sử dụng
hạn chế hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc;
- Thông tin, quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là
thuốc với nội dung có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc;
-Sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để tác động tới thầy thuốc,
người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc;
-Lợi dụng sổ đăng ký cho phép lưu hành thuốc của Cục Quản lý dược, của cơ quan quản lý
dược nước khác để quảng cáo thuốc nhằm trốn tránh sự thẩm định của các cơ quan chuyên
môn của Việt Nam;
- Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y, dược, của
cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc;
- Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử
dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các phương tiện phát thanh, truyền hình để
quảng cáo thuốc;
- Sử sụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học, chưa đủ bằng
chững y học để thông tin, quảng cáo thuốc;
- Lợi dụng kết quả kiểm nghiệm, các chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, huy
chương do hội trợ triển lãm cấp cho sản phẩm và/hoặc đơn vị để quảng cáo thuốc;
-Quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam;

- Phát hành cho công chúng tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế;
- Dùng câu, chữ, hình ảnh, âm thanh gây nên các ấn tượng kiểu sau đây cho công chúng:
thuốc này là số 1, là tốt hơn tất cả, sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất, sử dụng thuốc
này không cần ý kiến của thầy thuốc, thuốc này hoàn toàn vô hại, không có tác dụng phụ,
không có chống chỉ định;
- So sánh ý đồ quảng cáo thuốc của mình tốt hơn thuốc, hàng hóa của tổ chức, các nhân
khác;
- Quảng cáo thuốc chưa được cấp sổ dăng ký hoặc sổ đăng ký đã hết hiệu lực; quảng cáo
thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền, không đúng với nội dung đã đăng ký hay đang trong thời gian xem xét, giải quyết hồ
sơ theo quy định
4. Những hạn chế, bất cập của quảng cáo thuốc
Bên cạnh những lợi ích mà quảng cáo thuốc đem lại cho xã hội thì nó cũng còn tồn tại rất
nhiều tiêu cực trong thực tế.
8
-Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng hồ sơ đăng kí thông tin quảng cáo thuốc được tiếp
nhận năm 2008 tăng 123% so với năm 2007, trong năm này có 36 công ty Dược vi phạm về
quy chế thông tin, quảng cáo thuốc. Tháng 7 năm 2009, Cục Quản lý dược cũng có văn bản
thông báo tạm ngừng nhận hồ sơ và cấp phép quảng cáo trong thời hạn 3 tháng 9 ngày với
công ty dược phẩm do quảng cáo thuốc khi chưa được cấp giấy phép, quảng cáo đúng với hồ
sơ nộp tại Cục Quản Lý dược, sử dụng vật chất kích thích việc kê đơn sử dụng thuốc
1
.
- Theo quy đinh, quảng cáo thuốc phải nêu rõ khách quan , trung thực cả công dụng lẫn tác
dụng phụ của thuốc, nhưng trên thực tế, nhà sản xuất, kinh doanh thường chỉ nhấn mạnh về
ưu điểm và đưa thông tin về tác dụng phụ rất mờ nhạt. Được nhắc tới trong hầu hết thời
lượng và/hoặc không gian quảng cáo là những tính năng tốt của thuốc, cho ấn tượng thuốc
rất dễ sử dụng và khi sử dụng cho bệnh được nêu tên thì hiệu quả rất nhanh, còn phần chống
chỉ định và câu “Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng”thường dược làm rất vội vã, chỉ mang
tính đối phó. Việc quảng cáo thuốc với nội dung như thế cộng thêm tần suất xuất hiện phổ

biến trên báo, đài, xe buýt đã tạo cho người dân yên tâm dùng thuốc theo quảng cáo, hậu
quả là có tới 60% trường hợp sốc phản vệ do người dân xem quảng cáo rồi tự mua thuốc về
điều trị.
-Các chế tài xử phạt quá nhẹ nên các hãng thuốc thi nhau quảng cáo, tiếp thị thuốc trái
phép, để bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân, điều này đẩy mạnh tình trạng lạm dụng thuốc trong
bệnh viện tăng nhanh. Việc quảng cáo thuốc dưới hình thức bài viết tư vấn, giới thiệu thuốc
của bác sĩ, dược sĩ, hay thư cảm ơn của bệnh nhân trên báo chí và đặc biệt là trên internet
vẫn diễn ra một cách tràn lan.
-Một vi phạm nữa đang trở nên phổ biến trong quảng cáo thuốc hiện nay là việc nhiều thực
phẩm chức năng được quảng cáo trên báo, đài như là thuốc khiến người bệnh hiểu nhầm.
Hơn nữa, đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng dễ hơn đăng ký thuốc rất nhiều nên có rất
nhiều doanh nghiệp chọn cách làm là cứ đăng ký thực phẩm chức năng trước rồi phớt lờ các
quy định của pháp luật về quảng cáo thuốc. Họ thổi phồng công dụng của các sản phẩm này,
quảng cáo là chữa được bách bệnh, thậm chí cả những bênh nan y nên giá thành của nó đẩy
lên rất cao. Vì vậy, nhiều người tiêu dùng rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”.
1 :Phạm Hải An-Pháp luật thương mại về quảng cáo thuốc tại Việt Nam, trang 40
9
Ví dụ : Trong năm 2010, qua kiểm tra 74 cơ sở có quảng cáo thực phẩm chức năng tại
TP.HCM, phát hiện có tới 34 cơ sở thực hiện không đúng quy định. Trong đó, thực phẩm
chức năng là sản phẩm quảng cáo có nhiều sai phạm nhất. Tại TP Hồ Chí Minh, Thanh tra
Sở Y tế nhiều lần phát hiện các loại Thực phẩm chức năng quảng cáo sai tác dụng thành các
loại thuốc chữa bệnh
2
: như một số loại TPCN của Tập đoàn quốc tế Tahitian Noni được
người bán giới thiệu chữa được nhiều bệnh như trái nhàu trồng ở Tahitian chứa tới hơn 160
chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và có thể chữa được 32 bệnh, trong đó có những bệnh
nan y như: Ung thư, HIV, hay tiểu đường Hay như sản phẩm Noni Juice đã từng bị Thanh
tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhắc nhở và xử phạt vì quảng cáo sai sự thật (Quảng cáo: cung
cấp trên 210 chất dinh dưỡng,giúp cân bằng các chất trong cơ thể. Cân bằng Huyết Áp,Tim
Mạch,Đường trong máu. Đào thải độc tố giúp cho cơ thể hoạt động hoàn hảo. Đặc

biệt,Noni phát huy tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị những bệnh mãn tính như:
Huyết Áp,Tim Mạch,Tiểu Đường,Ung Thư ),thực chất, thành phần chỉ có những loại
Vitamin hay một số chất bổ dưỡng thông thường có thể tìm thấy dễ dàng trong rau, củ, quả
hay thức ăn hàng ngày lại có giá tới 2.800.000 đồng, theo thông tin trên báo Tiền Phong, khi
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM cùng đoàn Thanh tra tiến hành kiểm tra Cty TNHH
Noni Vina, đơn vị này không trình được các giấy tờ, chứng từ liên quan đến sản phẩm, đặc
biệt là giấy phép và ma-ket quảng cáo sản phẩm nước uống dinh dưỡng mà Bộ Y tế cấp. Đặc
biệt, theo hóa đơn nhập khẩu và phân phối thực phẩm chức năng Noni, sản phẩm được bán
với giá khoảng 130.000đồng/chai nhưng khi bán cho khách hàng Cty này đã “đội” giá lên
đến gần 1,2 triệu đồng/chai.
5. Giải pháp hoàn thiện những vi phạm về quảng cáo thuốc
Hoàn thiện các quy định pháp luật về quảng cáo thuốc
-Ràng buộc trách nhiệm đối với các nhà cung cấp phương tiện quảng cáo như báo, đài,
mạng thông tin máy tính. Việc quy trách nhiệm liên đới giữa nhà sản xuất, kinh doanh thuốc
với các nhà cung cấp phương tiện quảng cáo là cần thiết. Bởi hiện nay, tình trạng vi phạm
phổ biến là quảng cáo không có giấy phép hoặc quảng cáo không đúng nội dung đã xin
phép. Quy định này giúp cho thắt chặt sự quản lý của BYT, Cục Quản lý dược với các hành
2 : />10
vi vi phạm có sự giúp sức của cả các thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát
hành quảng cáo.
-Có chế tài xử lý các bác sĩ, dược sĩ vi phạm pháp luật quảng cáo thuốc nhằm giúp họ thực
thi pháp luật quảng cáo thuốc được hiệu quả hơn, giúp giữ trọn niềm tin của người dân vào
đội ngũ cán bộ y tế.
-Tăng nặng chế tài xử phạt với các cá nhân, đơn vị vi phạm pháp luật quảng cáo thuốc bởi
thiếu chế tài xử phạt hợp lý chính là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thực hiện
pháp luật về quảng cáo thuốc chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Các chế tài xử phạt
tại khoản 10, Điều 30 và Điều 33 TT 13/2009/TT-BYT vẫn còn chung chung, chưa cụ thể
khiến các hành vi vi phạm lợi dụng để lách luật, trong thực tế, hầu như mọi trường hơp vi
phạm chỉ dừng lại ở mức độ phạt hành chính. Do đó, các quy định xử lý vi phạm cần được
sưả đổi theo hướng chặt chẽ hơn,phạt nặng hơn. Biện pháp ngừng tiếp nhận hồ sơ đăng ký

quảng cáo thuốc nên được áp dụng với tất cả các hành vi vi phạm chứ không nên chỉ dừng
lại trong trường hợp vi phạm khoản 14 Điều 5 TT 13/2009/TT-BYT. Ngay cả việc công bố
nội dung vi phạm cũng nên được thực hiện trên phạm vi rộng hơn. Ngoài website của Cục
Quản lý Dược, nội dung vi phạm cũng như danh tính cá nhân, đơn vị cùng sản phẩm vi
phạm cũng cần đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng một cách rộng rãi để công
chúng không chỉ được đính chính về thông tin sai lệch mà còn tự bảo vệ quyề lợi của mình
bằng cách tẩy chay sản phẩm thuốc đó. Mức xử phạt hành chính cần được điều chỉnh theo
hướng nghiêm khắc và nặng hơn so với những hành vi vi phạm trong các lĩnh vực khác chứ
không thể đợi đến lúc những thông tin quảng cáo gây sai lệch gây ra những hậu quả nghiêm
trọng rồi mới truy ứu trách nhiệm hình sự, bởi ở đây không gay hậu quả kinh tế mà là sức
khỏe, tính mạng con người. Việc áp dụng các mức phạt cũng cần được quy định cụ thể, rõ
ràng, thuận tiện cho việc áp dụng hơn.
-Nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật về quảng cáo thuốc thông qua các hoạt động giáo
dục, tuyên truyền tại các cơ quan, trường học hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng,
áp phích, tờ rơi…Các cơ quan chức năng còn có thể tổ chức cuộc thi tìm hiểu, qua đó
khuyến khích người dân và doanh nghiệp tiếp cận với pháp luật về quảng cáo thuốc. Bên
cạnh việc xử lý vi phạm cũng cần khên thưởng, tuyên dương kịp thời những đơn vị thực hiện
đúng pháp luật quảng cáo thuốc.
11
-Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật quảng cáo thuốc bởi hiện nay, mặc
dù vẫn có những đợt kiểm ttra đột xuất song hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu vẫn được
tổ chức thực hiện mỗi năm một lần theo lịch trình là quá ít so với tình hình các vi phạm
quảng cáo thuốc hiện nay, không thể nắm bắt được kết quả thực. Do đó, để tăng cường hiệu
quả hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật quảng cáo thuốc, cần thành lập
các cơ quan chuyên trách về quảng cáo thuốc, trên cơ sở tham khảo mô hình quản lý quảng
cáo thuốc ở các nước có ngành quảng cáo thuốc phát triển và phù hợp với các điều kiện, đặc
điểm của Việt Nam, cần có sự hỗ trợ chặt chẽ của các đơn vị, cá nhân có chuyên môn nghiệp
vụ về dược. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải được tiến hành bởi những cá nhân có kiến
thức chuyên môn không chỉ về quảng cáo thương mại nói chung mà còn nắm rõ các quy
định hiện hành về quảng cáo thuốc.

- Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là phòng quản lý nghiệp vụ
văn hóa-Thông tin, Phòng Văn hóa-Thông tin các quạn, huyện để kịp thời phát hiện, xử lý
vi phạm, nâng cao ý thức của các đơn vị quảng cáo thuốc.
II. KHUYẾN MẠI THUỐC
1. Nghị định 37/2006 của Chính phủ quy định về khuyến mại thuốc
“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”
(Khoản 1 Điều 88 LTM 2005)
Khoản 7 Điều 4 của Nghị định 37/2006/NĐ – CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại quy định, “ Không
khuyến mại thuốc chữa bệnh cho người, kể cá các loại thuốc đã được phép lưu thông để
khuyến mại”.
Thuốc có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con
người nên không thể dùng thuốc làm đối tượng của khuyến mại. Quy định này giúp bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng , những người trực tiếp sử dụng thuốc.
Khó khăn đối với các doanh nghiệp dược
Quy định trên qua quá trình triển khai thực hiện đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp
dược. Vì việc quy định “không được dùng thuốc chữa bệnh cho người” (kể cả các loại thuốc
đã được phép lưu thông để khuyến mãi) sẽ được áp dụng cả trong khâu bán buôn (giữa các
12
doanh nghiệp với doanh nghiệp) và khâu bán lẻ (giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng).
Theo Đỗ Văn Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh Dược
3
: Việc quy định cấm
dùng thuốc chữa bệnh để khuyến mãi ở khâu bán buôn không phù hợp với các luật điều
chỉnh có liên quan và không khuyến khích phát triển sản xuất dược phẩm trong nước bởi
khuyến mãi bằng thuốc chữa bệnh ở khâu bán buôn giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp
là việc tặng thuốc mẫu, thuốc mới, thuốc thành phẩm cho doanh nghiệp mà không phải trả
tiền, nhằm mục đích quảng bá sản phẩm, tăng cường tiêu thụ góp phần phát triển sản xuất
thuốc trong nước.

Bên cạnh đó, việc cấm khuyến mãi thuốc ở khâu bán buôn giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp là chưa phù hợp với Luật Thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Tại khoản 7,
điều 100 quy định rõ các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mãi, có ghi “cấm khuyến
mãi tại trường học, bệnh viện, trụ sở của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân”. Điều này có nghĩa là cấm các hành vi khuyến
mãi tại các địa điểm cụ thể nêu trên, chung cho các loại hàng hoá chứ không cấm khuyến
mãi đối với một loại hàng hoá cụ thể nào. Thuốc chữa bệnh cũng là một loại hàng hoá, do đó
sẽ không bị cấm khuyến mãi theo quy định của Luật Thương mại.
Ông Doanh cũng cho rằng, theo quy định đó thì ở nơi thương mại, khâu bán buôn giữa các
DN dược có đủ điều kiện, đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì
việc khuyến mãi thuốc là một hoạt động xúc tiến thương mại thông thường, phù hợp với quy
định tại điều 1 của Nghị định 37/2006/NĐ – CP: “một số hoạt động xúc tiến thương mại,
bao gồm khuyến mãi; quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm thương mại”.
Bên cạnh đó, theo Luật Dược, tại điều 9 quy định những hành vi bị cấm, khoản 8 chỉ quy
định cấm “khuyến mãi thuốc trái với quy định của pháp luật”, không có nội dung cấm dùng
thuốc để khuyến mãi ở khâu bán buôn. Còn tại khoản c, mục 1, điều 4, Nghị định
59/2006/NĐ – CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng
hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì “các thuốc
dùng cho người” là hàng hoá dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều
3 : />13
kiện kinh doanh thì việc khuyến mãi ở khâu bán buôn giữa các doanh ngiệp với doanh
nghiệp là hoạt động xúc tiến thương mại thông thường.
Dược sĩ Nguyễn Quý Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dược Việt Nam cho
rằng, quy định cấm dùng thuốc để khuyến mãi ở khâu bán buôn giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc sẽ không phát triển được và
như vậy là không phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất thuốc trong
nước. Bởi các doanh nghiệp muốn phát triển được phần lớn dựa vào bán buôn, mà trong bán
buôn thì phải có giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi góp phần gia tăng doanh số tiêu thụ sản
phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh. Điều đó đã góp phần nâng tỷ trọng thuốc sản xuất
trong nước từ 30 lên 50% vào năm 2008. Tuy nhiên, quy định tại khoản 7, điều 4 của Nghị

định 37 nên các doanh nghiệp trong nước đang thực hiện khuyến mãi thuốc ở khâu bán buôn
giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã bị coi là vi phạm quy định tại nghị định này và đã bị
các cơ quan kiểm toán, thuế trung ương và địa phương xử lý, xuất toán. Chỉ riêng 10 doanh
nghiệp trong năm 2006 đã bị xuất toán hơn 5,5 tỷ đồng. Điều này không chỉ tổn thất về kinh
tế cho các doanh nghiệp mà còn “làm khó” cho họ trong việc phát triển thị trường.
2. Nghị định 68/2009 của Chính phủ quy định về khuyến mại thuốc
Trước thực trạng trên, nhằm gỡ vướng cho các doanh nghiệp kinh doanh thuốc , Chính
phủ đã ban hành Nghị định 68/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 7, Điều 4, Nghị định số
37/2006/NĐ-CP ngày 4/4//2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến
thương mại
4
.
Theo đó, Nghị định 68/2009/NĐ-CP quy định : “không được dùng thuốc chữa bệnh cho
người, kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông, để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến
mại cho thương nhân kinh doanh thuốc”.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2009./.
Với quy định trên đã cho phép khuyến mại trong trường hợp khuyến mại cho thương nhân
kinh doanh thuốc. Lúc này, đứng trên phương diện thương nhân kinh doanh thuốc thì khuyến
mại thuốc cũng giống như một khuyến mại thương mại thông thường, chịu sự điều chỉnh của
pháp luật thương mại quy định về khuyến mại.
4 : />14
Cần lưu ý, về chủ thể: Chủ thể khuyến mại và chủ thể được khuyến mại đều là thương
nhân, và phải đăng kí kinh doanh với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực kinh
doanh thuốc chữa bệnh cho người. Bởi thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, có những đặc điểm
đặc thù không giống loại hàng hóa thông thường.
Các hình thức khuyến mại được pháp luật thương mại cho phép thương nhân thực hiện
việc khuyến mại thuốc như: Hàng mẫu ( đưa hàng mẫu, cung ứng hàng mẫu cho các doanh
nghiệp kinh doanh thuốc dùng thử không phải trả tiền nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm
của họ, hàng mẫu này có thể đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường), Quà tặng ( tặng quà
không thu tiền đối với các doanh nghiệp kinh doanh thuốc nhằm khuyến khích sự liên kết

xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa), Giảm giá ( bán hàng,
cung ứng thuốc trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán, cung ứng dịch vụ bình
thường trước đó được áp dụng khuyến mại mà thương nhân đã đăng ký hoặc đã thông báo.
Hạn mức giảm giá đối với thuốc được Chính Phủ quy định cụ thể theo từng loại để đảm bảo
môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống hành vi bán phá giá) …
3. Bất cập, hạn chế tồn tại và giải pháp
Quy định được phép khuyến mại đối với thương nhân kinh doanh thuốc hiện nay một mặt
tạo điều kiện đẩy mạnh ngành Dược nước nhà phát triển, một mặt cũng vần còn tồn tại
những bất cập, hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã “lách luật” để khuyến mại thuốc diễn ra phổ
biến, sau đó cùng nhau đẩy mạnh giá thuốc lên cao. Có thể nói, giá thuốc đến tay người tiêu
dùng thường rất cao, đây là vấn đề rất khó quản lý hiện nay, khi mà mỗi cơ sở kinh doanh
thuốc, cùng một loại thuốc mà giá thành lại khác nhau.
Một ví dụ điển hình đó là: Trong khi Sở Công thương TPHCM cho phép khuyến mãi chiết
khấu hoa hồng cao nhất chỉ 23%, Công ty Dược phẩm Schering- Plough (thuộc Tập đoàn
Dược phẩm Merck Sharp&Dohome –MSD) “cấu kết” với Công ty Zuellig Pharma VN và
Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma) chiết khấu đến 30%. Đó là một sự
“lách luật” trắng trợn của các hãng dược khi độc quyền phân phối các loại thuốc đặc trị
viêm gan Peg-intron 50mcg, Peg-intron 80mcg và Rebetol 200mg
5
.
5 : />15
Trong khi số tiền đăng ký khuyến mãi ban đầu là 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, tài liệu có được
cho thấy, chỉ tính riêng tháng 7-2009, tổng số thuốc Peg-intron 80mcg được chiết khấu là
2.210 lọ, mỗi lọ được chiết khấu 870.286 đồng (giá trước VAT); Peg-intron 50mcg là 975 lọ
mỗi lọ, được chiết khấu 543.943 đồng (giá trước VAT); Rebetol 200mg điều trị viên gan C là
222 hộp, mỗi hộp được chiết khấu 1.004.286 đồng (giá trước VAT)…
Như vậy, chỉ trong tháng 7-2009, số tiền chiết khấu đã là hơn 2,6 tỷ đồng. Trong khi từ
tháng 8 đến tháng 12-2009, số lượng thuốc được chiết khấu lên tới hàng ngàn hộp. Và trong
6 tháng cuối năm 2009, số tiền chiết khấu đã lên tới hơn 15 tỷ đồng! Điều đáng nói, mặc dù
đăng ký mức chiết khấu 23% nhưng thực tế Công ty Zuellig Pharma VN- nhà phân phối 3

loại thuốc trị viêm gan trên- đã chiết khấu ngay 30% trên giá mua khi các nhà thuốc đặt
hàng. Cụ thể trong ngày 6-1-2009, nhà thuốc Hoàng Lan ở quận 5 đã đặt mua 130 lọ Peg-
intron 80mcg với giá 2.900.952 đồng, được chiết khấu đến 30%. Cũng trong ngày này, nhà
thuốc Hoàng Lan đặt 130 lọ Peg-intron 50mcg và cũng được chiết khấu 30%.
Để thực hiện việc chiết khấu các loại thuốc đặc trị viêm gan Peg-intron 50mcg, Peg-intron
80mcg và Rebetol 200mg của Công ty Dược Schering- Plough, ngày 18-10-2008, Phó Giám
đốc Phytopharma - đơn vị nhập khẩu thuốc của Schering- Plough, đã có công văn số
8025/DL2-XNK gửi đến Sở Công thương TPHCM để đăng ký thực hiện chương trình khuyến
mãi 3 sản phẩm trên.
Theo đó, chương trình khuyến mãi được thực hiện trong vòng 45 ngày, từ tháng 6 đến
tháng 12-2009, với hình thức khuyến mãi là chiết khấu 23% trên doanh số cho tất cả các
nhà thuốc bán lẻ, chuỗi nhà thuốc và công ty dược đóng chân trên địa bàn TPHCM. Thế
nhưng, thực tế chương trình khuyến mãi đã kéo dài tới 1 năm và riêng trong 3 tháng đầu
năm 2010, Công ty Schering- Plough cũng đã chiết khấu các loại thuốc trên với tổng trị giá
hơn 7 tỷ đồng cho một số nhà thuốc và đơn vị khác.
Sau khi các loại thuốc trị viêm gan Peg-intron được nhập về, Công ty Zuellig Pharma VN
nhận phân phối đến tay các nhà thuốc. Tuy nhiên, trước khi đến nhà thuốc, nhân viên Công
ty Zuellig Pharma VN phải thông qua một trung gian. Đó là bà Ng. (hiện đang làm kế toán
16
tại một công ty dược ở TPHCM) để xác nhận thuốc đã đến đúng địa chỉ. Sau đó, thay vì nhà
thuốc đem thuốc ra bán cho người bệnh thì được chuyển lại cho bà Ng. để đem đi cất trữ.
Khi các phòng mạch, bác sĩ chuyên điều trị gan đặt hàng thì liên hệ với trình dược viên, sau
đó trình dược viên trực tiếp gọi cho bà Ng. để nhận và giao hàng cho phòng mạch, bác sĩ.
Các trình dược viên cho biết, toàn bộ vấn đề chiết khấu cho bác sĩ đều do một tay bà Ng.
trực tiếp phụ trách, giao dịch. Chính vì vậy mà mới đây, khi Thanh tra Sở Y tế TPHCM kiểm
tra nhà thuốc Hoàng Lan ở quận 5 do nghi vấn nơi này tiếp nhận thuốc đặc trị viêm gan của
Công ty Schering- Plough với mức chiết khấu 30%, thì nhà thuốc này cho biết Công ty
Schering-Plough chỉ mượn địa chỉ của nhà thuốc để mua bán nên nhà thuốc không có hóa
đơn chứng từ! Có nghĩa là nhà thuốc Hoàng Lan cũng chỉ là “nơi trung chuyển”, bởi mỗi
lần xuất hàng cho nhà thuốc này, Công ty Zuellig Pharma VN chỉ xuất hóa đơn một lần, sau

đó thuốc này được giao cho bà Ng. Do đó, người bệnh khi mua thuốc đều không có hóa đơn
giá trị gia tăng, thậm chí ngay cả những phòng mạch bác sĩ cũng không hề có hóa đơn
chứng từ.Tuy nhiên, sau khi dư luận lên tiếng về việc bác sĩ phòng mạch được chiết khấu
hoa hồng “kếch xù” từ Công ty Dược Schering- Plough, một số phòng mạch đã trực tiếp đặt
thuốc Peg-intron với Công ty Zuellig pharma VN để được lấy hóa đơn nhằm đối phó với cơ
quan chức năng khi bị thanh - kiểm tra.
Luật Thương mại quy định: “…không được dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các
loại thuốc đã được phép lưu hành để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương
nhân kinh doanh thuốc”. Tuy nhiên, trong hoạt động khuyến mãi của Schering - Plough,
nhiều phòng mạch, bác sĩ vẫn hưởng chiết khấu các loại thuốc đặc trị gan của công ty trên
nhưng “lách luật” thông qua “mắt xích” trung gian.
Trên đây, là một ví dụ rất điển hình về tình trạng “lách luật” để khuyến mại thuốc của các
công ty kinh doanh thuốc. Trước những bất cập, hạn chế đó, đòi hỏi pháp luật thương mại
cần có các quy định cụ thể quy định về các hình thức khuyến mại hơn nữa. Và hơn hết là cần
tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc khuyến mại thuốc để kịp thời phát hiện và xử lý
vi phạm. Tăng nặng các chế tài xử lý vi phạm.
KẾT LUẬN
17
Quảng cáo thuốc và khuyến mại thuốc đều được pháp luật thương mại và pháp luật có liên
quan quy định cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, ngoài kết quả đã đạt được thì trên thực tế vẫn xảy
ra các hiện tượng ‘‘lách luật’’ để vi phạm. Do đó, cần thực hiện các giải pháp được đưa ra ở
trên để hạn chế những bất cập, hạn chế còn tồn tại đó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Giáo trình Luật thương mại tập 2, trường Đại học Luật Hà Nội ; NXB Công an nhân dân,
Hà Nội-2006 ;
2 . Luật Thương mại 2005 ;
3 . Phạm Hải An : Pháp luật thương mại về quảng cáo thuốc tại Việt Nam; Khóa luận tốt
nghiệp, Hà Nội-2011;
4 . Chu Diệu Huyền: Pháp luật thương mại về quảng cáo thuốc; Khóa luận tốt nghiệp, Hà
Nội-2012;

5 . Nghị định 37/2006/NĐ – CP;
6 . Nghị định 68/2009/NĐ-CP ;
7 . Pháp lệnh quảng cáo 2001;
8 . Thông tư 13/2009/TT-BYT;
9 . Nghị định 24/2003/NĐ-CP;
10 . TT 43/2003/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2003/NĐ-CP;
11 . Luật Dược 2005;
12 . TTLT 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT;
13 Các trang WEB:
/> /> /> />

18

×