Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DANH ĐẦY

ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI KHI HOÀN CẢNH
THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DANH ĐẦY

ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI KHI HOÀN CẢNH
THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã ngành: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KIÊN BÍCH TUYỀN



Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Danh Đầy. Tôi cam đoan rằng luận văn với tên đề tài “Điều chỉnh
hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật Việt Nam” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện, kết hợp dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Nguyễn Kiên Bích Tuyền. Các cơng trình nghiên cứu của tác giả khác,
tài liệu sử dụng, nội dung được tham khảo và kế thừa trong luận văn đều được trích
dẫn nguồn đầy đủ. Đồng thời, ln đảm bảo tính trung thực và được đăng tải trên các
tạp chí, các website hợp pháp.
Tơi xin chịu trách nhiệm về cam đoan đã nêu trên.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2022
Tác giả

Danh Đầy


ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường,
quý Thầy Cô trong Khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí
Minh và q Thầy Cơ đã trực tiếp giảng dạy các chun đề của tồn khố học đã tổ
chức, truyền đạt những kiến thức bổ ích, tận tình hướng dẫn, đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt hơn, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến Cơ TS. Nguyễn Kiên
Bích Tuyền, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ tôi về cả chuyên

môn, phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo tôi nhiều kinh nghiệm trong suốt quá trình
nghiên cứu khoa học để hồn thành luận văn này.
Tơi trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn, các chuyên
gia trong lĩnh vực liên quan đã đóng góp những ý kiến vơ cùng q báu giúp tơi hồn
thiện cơng trình nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, chư Đại đức Tăng, gia đình,
quý phật tử xa gần và bạn bè. Những người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ tinh
thần, chia sẻ, giúp đỡ, trợ duyên cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
nghiên cứu này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song cũng khơng
thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý chân
thành của q Thầy Cơ, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2022
Tác giả

Danh Đầy


iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tiêu đề: Điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo
pháp luật Việt Nam
Tóm tắt: Trong q trình điều chỉnh hợp đồng sẽ có thể xuất hiện những rào
cản, những sự kiện phát sinh khiến việc điều chỉnh hợp đồng gặp phải vướng mắc.
Trong đó, có thể kể đến một số lý do như sự kiện bất khả kháng, hoàn cảnh thay đổi
cơ bản,… hoàn cảnh thay đổi cơ bản lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân
sự năm 2015. Tuy nhiên đây là quy định mới được ban hành nên cần nghiên cứu và
làm sáng tỏ. Luận văn làm rõ các vấn đề lý luận về điều kiện áp dụng và cách thức
áp dụng quyền điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi theo quy

định của pháp luật Việt Nam. Luận văn nghiên cứu các điều kiện xác định hoàn cảnh
thay đổi cơ bản và hệ quả pháp lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu, luận văn đã sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau như phân tích, diễn giải được áp dụng để giải
thích, làm rõ cơ sở lý luận. Việc phân tích nội dung hồn cảnh thay đổi cơ bản giúp
tìm ra những điểm tích cực, bất cập của các quy định pháp luật. Phương pháp qui
nạp dùng để đưa ra những nhận định đánh giá sau khi đã phân tích, làm rõ các vấn
đề pháp lý đặt ra.
Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về điều chỉnh hợp đồng thương mại
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Việt Nam luận văn chỉ ra những ưu điểm và khó
khăn, bất cập. Từ đó, luận văn đưa ra những định hướng và kiến nghị các giải pháp
nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản.
Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong
quá trình nghiên cứu, xây dựng và hồn thiện chính sách và pháp luật về điều chỉnh
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Việt Nam.
Từ khố: Hợp đồng, hồn cảnh thay đổi cơ bản, điều chỉnh hợp đồng thương
mại, sự kiện bất khả kháng.


iv
THESIS SUMMARY
Title: Adjustment of commercial contracts when circumstances change
fundamentally according to Vietnamese law
Abstract: In the process of contract performance, there may be barriers and
arising events that make the contract performance difficult. In which, there are a
number of reasons such as force majeure events, fundamental changes in
circumstances, etc., which were first specified in the 2015 Civil Code. However,
New regulations have been promulgated, so it needs to be studied and clarified. The
thesis clarifies the theoretical issues about the application conditions and how to

apply the right to adjust commercial contracts when the circumstances change
according to the provisions of Vietnamese law. The thesis studies the conditions to
determine the basic changing circumstances and legal consequences under the
current Vietnamese law.
To clarify the issues to be researched, the thesis has used a combination of
different research methods such as analysis and interpretation, which are applied to
explain and clarify the theoretical basis. The analysis of the content of the basic
changing circumstances helps to find out the positive points and inadequacies of the
legal regulations. The inductive method is used to make judgments after analyzing
and clarifying legal issues.
On the basis of analyzing the current legal situation on the adjustment of
commercial contracts when the circumstances change fundamentally in Vietnam, the
thesis points out the advantages, difficulties and inadequacies. From there, the thesis
gives orientations and recommends solutions to improve the legal provisions on
regulating commercial contracts when the circumstances change fundamentally.
The thesis is a useful reference for agencies, units and organizations in the
process of researching, developing and perfecting policies and laws on contract
adjustment when the circumstances change fundamentally in Vietnam.
Keywords: Contract, hardship, adjustment of commercial contract, force
majeure provisions


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT

Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt


1

BLDS

Bộ Luật Dân sự

2

HĐTM

Hợp đồng thương mại
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

STT Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt

Unitd Nations Convention on Công ước viên của Liên hợp
1

CISG

Contracts

for

the quốc về hợp đồng mua bán


International Sale of Goods

hàng hoá Quốc tế năm 1980
Bộ Nguyên tắc Unidroit về

2

PICC

Principles of International Hợp đồng thương mại Quốc
Commercial Contracts

tế năm 1994, sửa đổi và bổ
sung năm 2004, 2010, 2016

3

PECL

Principles
Contract Law

of

European

Bộ nguyên tắc của luật hợp
đồng Châu Âu năm 1999, sửa
đổi năm 2002



vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .......................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 5
7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................................................ 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOÀN CẢNH THAY
ĐỔI CƠ BẢN TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ......................................... 9
1.1. Khái quát về hoàn cảnh thay đổi cơ bản ......................................................... 9
1.1.1. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản .............................................................. 9
1.1.2. Sự khác biệt giữa hoàn cảnh thay đổi cơ bản và sự kiện bất khả kháng ........ 13
1.1.3. Sự khác biệt giữa hoàn cảnh thay đổi cơ bản và sự trở ngại khách quan ...... 17
1.2. Khái quát về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản ........................................................................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. 19
1.2.3. Ý nghĩa của quy định về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản ................................................................................................................. 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN .............................. 28


vii
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản ................................................................................................................ 28
2.1.1. Các điều kiện để điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản ............................................................................................................................ 28
2.1.2. Chủ thể điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ..... 33
2.1.3. Nội dung điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .. 39
2.1.4. Hậu quả pháp lý của việc điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản ................................................................................................................. 42
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản ................................................................................................................ 45
2.2.1. Những ưu điểm trong việc áp dụng quy định về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản ................................................................................................ 45
2.2.2. Những khó khăn, bất cập trong việc áp dụng quy định về điều chỉnh hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.................................................................................. 49
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI
CƠ BẢN .................................................................................................................. 58
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản ..................................................................................... 58
3.1.1. Đảm bảo tính minh bạch của quy định pháp luật về hoàn cảnh thay đổi cơ bản
.................................................................................................................................. 58
3.1.2. Đảm bảo các nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản ................................................................................................................. 60
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản ..................................................................................... 63

3.2.1. Kiến nghị hồn thiện về giải thích một số thuật ngữ ..................................... 63
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ
bản ............................................................................................................................ 64
3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định về nghĩa vụ đàm phán lại.............................. 66
3.2.4. Kiến nghị về phương thức chấm dứt hợp đồng thương mại của Toà án ........ 70


viii
3.2.5. Kiến nghị bổ sung án lệ về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản ............................................................................................................................ 71
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống, con người thường xác lập các mối quan hệ với nhau thông
qua sự trao đổi, thoả thuận hay thực hiện một số công việc cụ thể làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ của các bên, đây chính là những cơ sở để phát sinh hợp đồng. Hợp đồng
là một trong những công cụ hỗ trợ sự hợp tác giữa người với người thông qua một
quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên. Nếu một trong hai bên không điều chỉnh
hợp đồng sẽ dẫn tới việc phải chịu những biện pháp chế tài nhất định. Tuy nhiên,
trong quá trình điều chỉnh các hợp đồng thương mại, các nhà kinh doanh có thể đối
mặt với những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội hoặc do con
người tạo ra làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho việc thực hiện
nghĩa vụ trở nên vơ cùng khó khăn và tốn kém, thậm chí khơng thể thực hiện được

(Lê Minh Hùng, 2009). Những sự kiện này, không phải đều thuộc trường hợp bất
khả kháng để bên bị thiệt hại được miễn trừ nghĩa vụ hoặc chấm dứt hợp đồng mà
thuộc về hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế và pháp luật về hợp đồng thương mại của
nhiều quốc gia, chế định hoàn cảnh thay đổi cho phép các bên được đàm phán lại, đề
nghị sửa đổi nội dung hợp đồng thương mại, chấm dứt hợp đồng thương mại mà
không bị áp dụng các chế tài liên quan đến vi phạm hợp đồng. Thuật ngữ “Hoàn
cảnh thay đổi cơ bản” đã xuất hiện trong Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương
mại quốc tế (Principles of International Commercial Contracts, PICC). Tại Việt
Nam, quy định về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi được
trong Bộ luật Dân sự 2015 sau đây gọi tắt là (BLDS năm 2015) tại điều 420 là quy
định chung điều chỉnh cho tất cả mọi loại hợp đồng trong đó có hợp đồng thương
mại.
Quy định của Điều 420 BLDS năm 2015 với tên gọi “Thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản” vẫn còn gây tranh cãi và vấp phải nhiều ý kiến phản
biện. Nhiều bài viết từ các diễn đàn pháp luật bàn luận về tính khả thi của điều khoản
với tiêu đề “Điều 420 BLDS không khả thi ở Việt Nam”. Trong việc áp dụng Điều
420 BLDS năm 2015 để điều chỉnh cho hợp đồng thương mại, phát sinh một số bất


2
cập như: Điều 420 BLDS năm 2015 khơng có quy định cho phép thẩm quyền của
Trọng tài thương mại trong việc chấm dứt, sửa đổi hợp đồng thương mại khi hồn
cảnh thay đổi cơ bản. Điều này gây khó khăn cho cơ quan trọng tài nếu nhận được
yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại liên quan đến hoàn cảnh thay
đổi. Đồng thời, do đây là quy định mới nên mức độ nhận thức, hiểu biết của người
dân, doanh nghiệp chưa cao, kinh nghiệm của Tòa án trong việc giải quyết vụ việc
liên quan cũng chưa nhiều khiến việc áp dụng quy định này chưa thật sự hiệu quả,
và đạt được đúng, đủ ý nghĩa, vai trò của nó. Bởi vậy, việc nghiên cứu quy định này
là một vấn đề cần thiết để giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu kỹ hơn về quy

định mới này, từ đó có thể áp dụng trong thực tế giao dịch, kinh doanh, mặt khác có
thể tìm ra những tồn tại, hạn chế có thể xuất hiện trong thực tiễn áp dụng pháp luật
sau này.
Vì những lẽ đó, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Điều chỉnh hợp đồng thương
mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật Việt Nam” cho luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Luật Kinh tế của mình với mong muốn làm rõ những đặc thù trong cơ
chế điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi dựa trên sự áp dụng
Điều 420 BLDS năm 2015.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị mà các cơng trình nghiên cứu
trước đã đạt được, luận văn này sẽ làm rõ những vấn đề lý luận chung và thực trạng
pháp luật Việt Nam về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản.
Tác giả nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và áp dụng điều khoản này theo pháp
luật nước ngoài và theo một số Bộ quy tắc về hợp đồng thương mại quốc tế. Trên cơ
sở đó, tác giả đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện quy định của pháp luật Việt Nam
về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong thời gian
tới.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
Dựa trên mục tiêu tổng quát được xác định như trên, khi nghiên cứu đề tài, tác
giả đã đặt ra những mục tiêu cụ thể cần giải quyết sau:
Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý luận về điều kiện áp dụng và cách thức áp dụng
quyền điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi theo quy định của
pháp luật Việt Nam; phân biệt hoàn cảnh thay đổi cơ bản với sự kiện bất khả kháng
và hoàn cảnh thay đổi cơ bản với trở ngại khách quan.
Thứ hai, nghiên cứu các điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản và hệ

quả pháp lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Đồng thời, luận văn muốn giới thiệu
về nội dung này trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới với mục đích tham
khảo.
Thứ ba, đề xuất các kiến nghị cụ thể góp phần hồn thiện quy định của pháp
luật Việt Nam về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, luận văn này được
xây dựng trên những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Câu hỏi 1. Tại sao cần phải điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản? Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khác gì so với sự kiện bất khả kháng và trở
ngại khách quan?
Câu hỏi 2. Quy định pháp luật về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản và thực tiễn thực Việt Nam hiện nay ra sao?
Câu hỏi 3. Pháp luật về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản cần định hướng gì và giải pháp cụ thể như thế nào?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoàn cảnh thay
đổi và điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
- Nghiên cứu thực trạng điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản.


4
- Kinh nghiệm nước ngoài về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực trạng về các vấn
đề liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng thương mại. Luận văn
được thực hiện dựa trên sự tìm hiểu và nghiên cứu thực tế và nội dung một số bản án

về kinh doanh thương mại nhằm làm rõ các vấn đề lí luận.
Về khơng gian: Tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về điều
chỉnh hợp đồng hương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong phạm vi lãnh thổ
Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn tham chiếu đến các quy định của pháp luật của
một số quốc gia khác trên thế giới và các tài liệu tham khảo từ các quốc gia khác.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu hệ thống pháp luật thực định về hoàn cảnh
thay đổi theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, có tham chiếu đến các quy
định pháp luật của một số quốc gia khác từ năm 2015 đến nay.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu
bằng những phương pháp cụ thể sau:
Trên cơ sở quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
làm nền tảng, trong quá trình nghiên cứu luận văn này được viết trên cơ sở sử dụng
các phương pháp sau đây: tổng hợp, phân tích, so sánh… chúng được sử dụng đan
xen nhằm rút ra được kết luận có sức thuyết phục.
Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải được áp dụng để giải thích, làm
rõ cơ sở lý luận, các khái niệm về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản được giải quyết tại chương 1.
Phương pháp đánh giá, phân tích, so sánh được sử dụng để đối chiếu quy định
của pháp luật Việt Nam với quy định của một số quốc gia. Việc phân tích nội dung
hồn cảnh thay đổi cơ bản giúp tìm ra những điểm tích cực, những điểm bất cập của
các quy định pháp luật. Phương pháp qui nạp dùng để đưa ra những nhận định đánh
giá sau khi đã phân tích, làm rõ các vấn đề pháp lý đặt ra được sử dụng tập trung ở
chương 2 của luận văn.


5
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp trong chương 3 để đề xuất các giải
pháp và kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp luật tại Việt Nam trong giai đoạn
sắp tới.

Việc sử dụng kết hợp các phương pháp này giúp đề tài được xem xét từ nhiều
góc độ, phương diện khác nhau, trên cơ sở đó có cách nhìn nhận vấn đề một cách
tồn diện và sâu sắc.
6. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Qua cơng trình nghiên cứu, luận văn đã góp phần đem lại những giá trị nhất
định về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Về mặt lý luận: Luận văn đã làm sáng tỏ về các vấn đề lý luận liên quan tới
hoàn cảnh thay đổi cơ bản là cơ sở đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về
điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, phân biệt sự kiện
bất khả kháng với hoàn cảnh thay đổi cơ bản; hoàn cảnh thay đổi cơ bản với trở ngại
khách quan và làm rõ được những nội dung của pháp luật hiện hành.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần hiểu biết
thêm các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể khi tham gia hợp đồng.
Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và
học tập cho những người làm công tác pháp luật khi thực hiện nghiên cứu đề tài có
liên quan. Ngồi ra, luận văn góp phần làm gia tăng nguồn tài liệu nghiên cứu, phục
vụ cho sinh viên tại thư viện Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Trong thời gian qua, pháp luật về hợp đồng thương mại nói chung và điều chỉnh
hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản nói riêng là một lĩnh vực được
rất nhiều chuyên gia, các nhà khoa học đã có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới nhiều
mức độ và phạm vi khác nhau.
v Về Sách:
- Nguyễn Ngọc Khánh (2007), “Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt
Nam”, Nhà xuất bản Tư Pháp. Tác giả đã đề cập đến nhiều thuật ngữ như “sự kiện


6

bất khả kháng”, “khó khăn trở ngại”, “hợp đồng khơng thể thực hiện được về mặt
kinh tế”, “sự vơ ích của hợp đồng” và so sánh về các căn cứ miễn trách nhiệm giữa
luật của các quốc gia. Tuy tác phẩm khơng phân tích trực tiếp về quy định điều chỉnh
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản nhưng trong tác phẩm có phân tích các điều
kiện được áp dụng điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong trường
hợp sự kiện bất khả kháng và khó khăn trở ngại khi điều chỉnh hợp đồng.
- Lê Minh Hùng (2015), “Hiệu lực của Hợp đồng”, Nhà xuất bản Hồng Đức.
Đây là cơng trình nghiên cứu được tác giả nghiên cứu chuyên sâu về hiệu lực hợp
đồng. Công trình đề cập đến hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, tác giả
khái lược lịch sử quy định về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi tại Việt
Nam.Về bài viết trên các tạp chí, bài báo khoa học
- Lê Minh Hùng với bài viết “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh
thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp số 3(143)/2009. Tác giả đã nghiên cứu điều khoản hardship
(hoàn cảnh thay đổi) trong pháp luật các nước và tập quán thương mại quốc tế, một
số nội dung cơ bản của điều khoản hardship như khái niệm, các điều kiện của hoàn
cảnh được coi là hardship, hạn chế áp dụng, các hệ quả pháp lý của việc áp dụng điều
khoản này.
- Đỗ Văn Đại (2015), “Bàn thêm về điều chỉnh hợp đồng khi hồn cảnh thay
đổi” đăng trong Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13(293)T7/2015. Tác giả nghiên
cứu vấn đề điều hỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi như trong những trường hợp,
sự kiện không lường trước được, không làm cho hợp đồng không thể thực hiện được
nhưng khi thực hiện thì một bên thực hiện sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với dự tính
hay bên nhận thực hiện có giá trị thấp hơn rất nhiều so với dự tính. Tác giả nghiên
cứu nội dung là hoàn cảnh ở đây không nghiêm trọng tới mức không thực hiện được
hợp đồng như trường hợp bất khả kháng, mà nghiên cứu nếu thực hiện hợp đồng thì
một bên sẽ thiệt thịi như thế nào đối với bên còn lại.
- Nguyễn Minh Hằng, Trần Thị Giang Thu (2016), “Đề xuất diễn giải và áp
dụng Điều 420 BLDS 2015 về thực hiện hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi cơ bản”,
đăng trong Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 86/2016. Tác giả đã nêu lên nguyên tắc áp



7
dụng quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản dựa trên lý thuyết
về hoàn cảnh thay đổi. Hoàn cảnh thay đổi ra đời trên cơ sở hai nguyên tắc cơ bản
của pháp luật hợp đồng là nguyên tắc tôn trọng cam kết thoả thuận (Pacta Sunt
Survada) và nguyên tắc thiện chí.
- Vũ Thị Lan Anh (2016), “Các vấn đề pháp lý đặt ra tong việc thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nhà nước và lập pháp,
số 5/(337)/2016. Đã đưa ra khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản và so sánh hoàn
cảnh thay đổi với sự kiện bất khả kháng.
v Dưới cấp độ luận văn, luận án như:
- Luận án Tiến sỹ luật học “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp
luật Việt Nam” bảo vệ thành công năm 2010 của tác giả Lê Minh Hùng, đã dành hẳn
chương 5 của luận án để nghiên cứu về hiệu lực hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản. Nhìn chung, luận án của tác giả đã làm rõ khái niệm, nội hàm và nội dung cơ
bản của điều khoản điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, điều khoản
sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong pháp luật các nước và trong
tập quán thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu này khơng nghiên
cứu về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản chỉ dành riêng cho hợp
đồng thương mại mà tiếp cận ở hướng là quy định chung cho các loại hợp đồng.
- Luận án Tiến sỹ luật học “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
theo pháp luật Việt Nam hiện nay” bảo vệ thành công tại Học viện Khoa học xã hội
năm 2021 của tác giả Đàm Thị Diễm Hạnh là một cơng trình nghiên cứu có giá trị
tham khảo. Luận án đã bổ sung và làm sâu sắc những vấn đề lý luận về hoàn cảnh
thay đổi cơ bản và thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Các vấn đề lý
luận được làm rõ như: khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản, thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các học thuyết về hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tuy nhiên,
tác giả mới chỉ đề cập đến vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
trong các hợp đồng nói chung mà chưa phân tích cụ thể khi áp dụng điều khoản này

trong hợp đồng thương mại.


8
Ở các quốc gia khác, vấn đề điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi – điều
khoản “Hardship” đã được các nhà nghiên cứu từ lâu. Một số bài báo đã được cơng
bố, có thể kể đến như sau:
- Bài viết “The effect of change in circumstances on the performance of
contract” của tác giả Egidijus Baranauskas and Paulius Zapolskis, jurisprudencija
jurisprudence 2009, 4(188)/2009. Các tác giả đã sử dụng phương pháp hệ thống,
lịch sử và so sánh để xem xét các đại diện của các hệ thống pháp luật điển hình Anh,
Pháp, Đức và phân tích các hệ thống pháp lý này xử lý những ảnh hưởng của sự thay
đổi hoàn cảnh đối với việc thực hiện hợp đồng như thế nào.
- Bài viết “Force Majeur and hardship International Sales Contract” (bất khả
kháng theo hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế) của tác giả Ingeborg Schwenzer tại
Trường Đại học Basel, Switzerland, năm 2009. Bài báo này phân tích các khái niệm
về bất khả kháng và khó khăn khi cố gắng để giải phóng bản thân khỏi một thoả
thuận. Tác giả đã phân tích u cầu để giải phóng nghĩa vụ trong các hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế và kết luận với hậu quả của force majeure và hardship.
Những cơng trình khoa học kể trên là nguồn tài liệu quý giá, là nguồn tham
khảo quý báu giúp tác giả có thêm thơng tin phục vụ cho luận văn của mình. Đồng
thời, các bài viết kể trên đã giúp cho tác giả có thêm nhiều thơng tin quan trọng để
phục vụ cho việc tìm hiểu để hồn thiện bài luận văn của mình.


9

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOÀN CẢNH THAY
ĐỔI CƠ BẢN TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1.1.1. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Thuật ngữ “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” được quy định từ rất lâu trong các văn
bản pháp luật quốc tế về hợp đồng như: PECL (Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng chung
Châu Âu) với tên gọi là “Change of Circumstances” (Điều 6:111 PECL) hay PICC
(Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế) là “Hardship” (Điều 6.2.1,
Điều 6.2.2, Điều 6.2.3. Chương 2. PICC). Bên cạnh đó cịn có các nghiên cứu, tập
hợp của các học giả nổi tiếng thế giới như Marcel Fontain, Henry Lesguillons… và
trong quy định về hợp đồng của các quốc gia cũng có đề cập đến nội dung này. Mặc
dù các thuật ngữ “hardship”, “change of circumstances”, “frustration”,… và các thuật
ngữ khác đều “cùng họ” (the same family) nhưng điều kiện và hệ quả có sự khác biệt
mặc dù đều chỉ một sự thay đổi của hoàn cảnh (Đàm Thị Diễm hạnh, 2021).
Hiện nay, định nghĩa “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” chưa có sự thống nhất mà
phần lớn là sự thừa nhận và xác định sự tồn tại của hồn cảnh thay đổi thơng qua các
định nghĩa trong quy định pháp luật về trường hợp này hoặc nhận dạng lại khái niệm
này thông qua các nghiên cứu đã có từ trước của các tác giả nước ngồi. BLDS năm
2015 của Việt Nam, chưa có một định nghĩa cụ thể nào quy định về khái niệm “hoàn
cảnh thay đổi cơ bản”. Tuy vậy, dựa vào nội dung của điều khoản và việc vận dụng
nó vào trong thực tiễn pháp luật về hợp đồng, có thể đưa ra khái niệm “hoàn cảnh
thay đổi cơ bản” Đàm Thị Diễm Hạnh (2020, tr.36) như sau: “Hoàn cảnh thay đổi
cơ bản được hiểu là trường hợp xảy ra các sự kiện làm cho lợi ích cân bằng của các
bên trong hợp đồng thay đổi đó có thể là sự tăng lên về nghĩa vụ phải thực hiện hay
việc giảm trừ về quyền lợi được nhận”. Như vậy, điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản chính là việc “một bên thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng với bên còn
lại trong trường hợp xảy ra các sự kiện làm cho lợi ích của bên đó bị mất cân bằng,


10
có sự thay đổi về việc tăng lên về nghĩa vụ phải thực hiện hay quyền lợi đối trừ được
nhận lại bị giảm”.

Khi tham gia hợp đồng, các bên đều mong muốn đạt được lợi ích tối đa cho
mình. Do vậy, trong quá trình đàm phán hợp đồng, các bên thường phải cân nhắc rất
nhiều nội dung như: chất lượng, số lượng hàng hóa, giá cả, phương thức thanh tốn,
phương thức giao nhận hàng, thời hạn điều chỉnh hợp đồng, năng lực điều chỉnh hợp
đồng của đối tác… Do các nội dung liên quan đến hợp đồng phải chịu tác động của
rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau như năng lực, khả năng điều chỉnh
hợp đồng của đối tác, thời tiết, chính sách pháp luật, nguồn cung, nguồn cầu trên thị
trường… Các yếu tố này thường xuyên thay đổi với tính chất và tầm ảnh hưởng khác
nhau, điều này khiến hoàn cảnh điều chỉnh hợp đồng thay đổi. Như vậy, theo Trần
Hồng Anh (2016) cho rằng hoàn cảnh thay đổi chính là hồn cảnh điều chỉnh hợp
đồng trở nên khác biệt so với thời điểm ký kết hợp đồng do có những thay đổi về
điều kiện khách quan hoặc chủ quan, khiến cho một bên không thể hoặc gặp khó
khăn khi điều chỉnh hợp đồng.
Giao kết hợp đồng có thể đạt được mục đích hay khơng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, bên cạnh sự phụ thuộc vào việc tuân thủ hợp đồng và điều chỉnh nội dung
của hợp đồng cịn bị chi phối bởi điều kiện, hồn cảnh khách quan mang lại. Trong
trường hợp khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản nếu tiếp tục hợp đồng thì sẽ gây thiệt hại
nghiêm trọng cho một bên thì theo yêu cầu của họ, hợp đồng có thể chấm dứt hoặc
sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Trên thực tế
đã có nhiều trường hợp điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi.
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi áp dụng, có thể thấy một số đặc điểm cơ bản sau
đây:
Một là, đây là trường hợp được áp dụng khi có những sự kiện khách quan xảy
ra làm thay đổi một cách căn bản hoàn cảnh của các bên trong quá trình điều chỉnh
hợp đồng. Tuy nhiên, hồn cảnh thay đổi cơ bản, mặc dù tồn tại một số yếu tố tương
tự như trường hợp bất khả kháng, nhưng khác biệt lớn nhất với bất khả kháng đó là
khả năng vẫn có thể tiếp tục điều chỉnh đồng của các bên. Nội hàm những quy định
về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong các văn bản pháp luật quốc tế về hợp đồng đều



11
có nhiều điểm tương đồng với trường hợp “bất khả kháng” (Điều 7.1.7. Chương 7.
PICC). Theo đó, nó chính là các sự kiện xảy ra một khách quan, không do lỗi chủ
quan của bất kỳ bên nào (như là: thiên tai, địch họa, có hành vi tội phạm diễn ra…),
sự kiện xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi ký hợp đồng, bên bị bất lợi
đã khơng tính đến các sự kiện đó một cách hợp lý khi ký kết hợp đồng, các sự kiện
nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi. Tuy nhiên, trong quy định về “Hardship”
hay “Change of Circumstances”, có thêm nội dung “rủi ro về các sự kiện này không
được bên bị bất lợi gánh chịu”, nội dung này mang tính chất ràng buộc nghĩa vụ đến
cùng đối với bên bị bất lợi. Trường hợp thực tế, một bên đã phòng ngừa trước và đưa
phần rủi ro vào trong nội dung hợp đồng, chấp nhận để hưởng quyền lợi tương đương
với bên cịn lại thì khi xảy ra trường hợp liên quan đến phần rủi ro đó bên bị bất lợi
khơng được viện dẫn sự khó khăn mà mình đang gặp phải và buộc tiếp tục điều chỉnh
hợp đồng. Bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản là hai phạm trù khác nhau
hồn tồn, nó chỉ trùng với nhau ở một số đặc điểm về bản chất của sự kiện khách
quan hay tính khơng lường trước của các chủ thể trong lúc giao kết hợp đồng và khác
nhau về hậu quả pháp lý và khả năng điều chỉnh tiếp tục hợp đồng.
Hai là, khi có hồn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra thì sẽ kéo theo sự mất cân bằng
giữa nghĩa vụ phải điều chỉnh với quyền và lợi ích hợp pháp mà đáng lẽ các bên
trong quan hệ hợp đồng sẽ được hưởng nếu khơng có hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Rõ
ràng khi tham gia vào giao kết hợp đồng các bên đều mong muốn đạt được một lợi
ích nào đó, mà lợi ích này phải tương xứng và hài hòa với phần nghĩa vụ mà mình
phải thực hiện. Nó hồn tồn phù hợp với nguyên tắc Rebus sic stantibus (điều khoản
về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh) được đặt ra trong các quy định của pháp luật
hay trong mối quan hệ giữa các chủ thể có gắn đến quyền và lợi ích đối với nhau.
Ba là, không phải tất cả các nghĩa vụ quy định trong nội dung hợp đồng đều sẽ
được chấp nhận đối với trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Theo Nguyễn Ngọc
Lâm (2014) thì “những khó khăn trở ngại do hoàn cảnh thay đổi cơ bản gây ra chỉ
được chấp nhận cho những nghĩa vụ chưa thực hiện”. Mặc dù nội dung liên quan
đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong các văn bản khơng hề có quy định rõ ràng về

nguyên tắc này nhưng cần hiểu rõ một vấn đề đó là nội dung hợp đồng có thể chia ra


12
thành nhiều phần nghĩa vụ để thực hiện và nhận lại quyền lợi tương ứng theo phần,
chứ không ràng buộc các bên phải điều chỉnh cùng một lúc các nghĩa vụ và quyền
đối ứng (Điều 6.1.3. Chương 6. PICC). Nếu có sự thay đổi cơ bản làm mất đi thế
quân bình của hợp đồng xảy ra vào thời điểm khi cơng việc chỉ được điều chỉnh một
phần, hồn cảnh khó khăn chỉ được áp dụng đối với những phần chưa điều chỉnh của
hợp đồng (Đỗ Văn Đại, 2014).
Bốn là, về hệ quả pháp lý. Khi đã xác định trên thực tế các điều kiện về hoàn
cảnh thay đổi cơ bản thì bên bị bất lợi có quyền u cầu tiến hành đàm phán lại hợp
đồng, việc yêu cầu đàm phán lại cũng phải thỏa mãn các điều kiện đảm bảo không
ảnh hưởng một cách cơ bản đến quan hệ hợp đồng hiện tại (sự thông báo không được
đến với bên còn lại một cách chậm trễ, đồng thời bên bị bất lợi khơng được phép tạm
đình chỉ điều chỉnh hợp đồng). Nếu như các bên không thỏa thuận được việc đàm
phán lại hợp đồng trong thời gian hợp lý thì một trong các bên có quyền u cầu Tịa
án hoặc Trọng tài giải quyết dựa trên hoàn cảnh thực tế về hồn cảnh thay đổi cơ
bản. Tịa án/Trọng tài sẽ xem xét đưa ra các hướng giải quyết nếu thấy hợp lý như:
cho chấm dứt hợp đồng theo điều kiện và thời điểm do Tòa ấn định hoặc sửa đổi
nhằm thiết lập lại sự cân bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Ví dụ cho trường hợp hồn cảnh thay đổi cơ bản như sau: Cơng ty A là cơng ty
kinh doanh bất động sản có lô đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với
thời hạn sử dụng đất là “lâu dài”. Vì cần vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh của
mình nên Công ty A đã chuyển nhượng lại lô đất này cho Công ty B (cũng là một
công ty kinh doanh bất động sản). Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, Cơng ty B
đã thanh tốn được một phần giá trị hợp đồng, đến ngày cuối cùng của thời hạn thanh
tốn tồn bộ giá trị chuyển nhượng theo Hợp đồng thì Cơng ty B nhận được Cơng
văn của Sở tài ngun và mơi trường tỉnh H (nơi có đất) gửi tới những người sử dụng
đất, cán bộ có ghi sai thông tin thời hạn sử dụng đất trong Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất đến văn phòng Sở Tài nguyên & Mơi trường để được hướng dẫn thủ tục
đính chính lại thời hạn sử dụng đất từ “lâu dài” thành “50 năm”. Việc thay đổi thời
hạn sử dụng đất làm thay đổi đáng kể giá trị của thửa đất dẫn đến giá trị chuyển
nhượng cũng có thể bị thay đổi đáng kể (Nguyễn Thị Tươi, 2020).


13
1.1.2. Sự khác biệt giữa hoàn cảnh thay đổi cơ bản và sự kiện bất khả kháng
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản và bất khả kháng đều đề cập đến một sự kiện bất
ngờ mà các bên không lường trước được khi giao kết hợp đồng làm ảnh hưởng việc
điều chỉnh hợp đồng và mang đến hoặc có khả năng thực tế là mang đến hậu quả bất
lợi cho một trong các bên hoặc cả hai bên hợp đồng. Các đặc điểm trên rất dễ bị
nhầm lẫn bởi chúng có nhiều điểm tương đồng như: Hai sự kiện đều phát sinh từ sự
kiện ngoài ý muốn của các bên khi giao kết hợp đồng; Khi sự kiện bất thường xảy
ra, bên vi phạm hợp đồng khơng thể kiểm sốt được; Các bên không thể lường trước
được sự kiện xảy ra vào thời điểm giao kết hợp đồng và sự kiện xảy ra sau khi giao
kết hợp đồng.
Việc phân biệt hai sự kiện này mang ý nghĩa giúp nhận biết được hậu quả áp
dụng cho mỗi trường hợp. Đối với sự kiện bất khả kháng, bên bị thiệt hại có thể được
miễn trừ nghĩa vụ hợp đồng trong khi đối với hồn cảnh thay đổi cơ bản, bên bị thiệt
hại có quyền yêu cầu Tòa án sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng. Như vậy, để phân biệt
hoàn cảnh thay đổi cơ bản và bất khả kháng có thể dựa trên các yếu tố sau:
Thứ nhất, về khả năng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng: Khi xảy ra sự
kiện bất khả kháng trên thực tế thì bên bị bất lợi hoàn toàn rơi vào thế bị động, nghĩa
là cho dù có áp dụng bằng mọi giá các biện pháp ngay lúc này thì vẫn khơng thể điều
chỉnh được những nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Trường hợp hồn cảnh thay
đổi cơ bản thì một bên mặc dù chứng minh được mình đang gặp phải những tình
huống khó khăn, trở ngại trên thực tế nhưng đó chỉ là sự trở ngại về mặt tăng lên của
chi phí phần nghĩa vụ phải thực hiện hay phần quyền lợi được nhận lại bị giảm đáng
kể (Điều 6:111, Chương 6, PECL và Điều 6.2.2. Chương 6. PICC). Tuy nhiên, sự

mất cân bằng này không phải là tuyệt đối để khả năng điều chỉnh hợp đồng bị vơ
hiệu hóa hồn tồn mà bên bị bất lợi vẫn có khả năng tiếp tục điều chỉnh nghĩa vụ
của mình theo nội dung đã cam kết với bên còn lại. Theo Luật Thương mại 2005 quy
định tại Điều 296 Luật Thương mại 2005 quy định về việc kéo dài thời hạn, từ chối
điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng như: “1. Trong trường hợp bất
khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng;
nếu các bên khơng có thoả thuận hoặc khơng thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện


14
nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp
bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được
kéo dài quá các thời hạn sau đây:
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng”.
Thứ hai, quy định của pháp luật về xác định trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ
bản, trường hợp bất khả kháng. Việc các bên muốn sử dụng điều khoản hoàn cảnh
thay đổi cơ bản hay điều khoản về bất khả kháng mà trường hợp nội dung hợp đồng
khơng có quy định, thì các bên vẫn có thể dẫn chiếu áp dụng đến các pháp luật liên
quan. Tuy nhiên, trong quy định của các văn bản pháp luật như PICC hay một số
quốc gia như Pháp, Đức… thì trường hợp hồn cảnh thay đổi cơ bản được xác định
thơng qua định nghĩa, các đặc điểm về hoàn cảnh theo nội dung điều luật, theo đó
“nếu giá trị phần nghĩa vụ phải thực hiện và quyền lợi đối trừ nhận lại trong nội
dung hợp đồng của các bên bị thay đổi so với nội dung giao kết ban đầu, gây ra sự
mất cân bằng giữa các bên với nhau; sự kiện đó trong q trình giao kết hợp đồng
các bên khơng thể biết hay lường trước được; các bên không thể kiểm soát được hậu
quả của sự kiện xảy ra”. Khi đáp ứng được các điều kiện về xác định trường hợp
hồn cảnh thay đổi cơ bản thì bên bị thiệt hại có thể viện dẫn khó khăn của mình và

u cầu đàm phán lại hợp đồng, sử dụng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi
chính đáng của mình.
Đối với xác định trường hợp bất khả kháng: Cần phải thỏa mãn các nội dung
trong định nghĩa của điều luật về bất khả kháng và có quy định về điều khoản này
khi giao kết hợp đồng. Bởi vì, sự kiện bất khả kháng nếu xuất phát do nguyên nhân
thiên nhiên (thiên tai) gây ra (lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần…) thì dễ
dàng được thừa nhận hơn, có sự khá thống nhất trong pháp luật và thực tiễn của các
hệ thống pháp luật. Những sự kiện bất khả kháng xuất phát từ các hiện tượng xã hội
(chiến tranh, cấm vận, đình cơng…) thì vẫn cịn khá đa dạng và có sự khác biệt giữa
các hệ thống pháp luật trên thế giới nên khó được chấp nhận hơn. Do đó, các bên khi


15
soạn thảo điều khoản bất khả kháng cần phải thỏa thuận kĩ các trường hợp bất khả
kháng nhằm hạn chế các tranh chấp sau này (Trần chí Thành & Bùi Thị Quỳnh Trang,
2020).
Thứ ba, về mức độ của hoàn cảnh: Bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản
đều là trường hợp thay đổi hoàn cảnh điều chỉnh hợp đồng. Đối với hồn cảnh thay
đổi cơ bản thì hồn cảnh tạo ra sự kiện này có sự cân bằng các nghĩa vụ trong hợp
đồng. Mặt khác, sự kiện bất khả kháng lại tạo ra hồn cảnh khó khăn đến mức mà
bên vi phạm không thể tránh được và không thể khắc phục được. Sự thay đổi hoàn
cảnh trong bất khả kháng làm cho một bên hồn tồn khơng thể thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng, ít nhất là trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, hồn cảnh
thay đổi cơ bản làm cho việc điều chỉnh nghĩa vụ hợp đồng trở nên khó khăn hơn
nhưng khơng phải là không thể điều chỉnh được. Như vậy, mức độ của hoàn cảnh là
căn cứ quan trọng để phân biệt bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Với
bất khả kháng, sự kiện xảy ra phải không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Cịn hồn cảnh thay đổi thì hợp đồng
vẫn có thể thực hiện được mặc dù rất khó khăn hoặc khơng cịn ý nghĩa nữa.
Thứ tư, về mục đích: Mục đích của việc viện dẫn điều khoản hồn cảnh thay

đổi cơ bản nhằm duy trì quan hệ hợp đồng trên cơ sở đàm phán lại. Trong khi đó việc
viện dẫn điều khoản bất khả kháng được đưa ra với mục đích lí giải về lí do không
điều chỉnh hợp đồng với xu hướng hủy bỏ hợp đồng.
Thứ năm, về phạm vi áp dụng: Phạm vi áp dụng của hoàn cảnh thay đổi cơ bản
rộng rãi hơn, bất cứ sự kiện khách quan nào làm cho việc điều chỉnh hợp đồng trở
nên nặng nề hơn đối với một bên vi phạm đều có thể viện dẫn hoàn cảnh thay đổi cơ
bản. Trong khi bất khả kháng lại được hiểu khá thống nhất ở các quốc gia và áp dụng
khi việc điều chỉnh hợp đồng trở nên khơng thể. Bên cạnh đó, việc áp dụng hồn
cảnh thay đổi cơ bản khơng có quy định rõ ràng áp dụng cho loại hợp đồng nào nên
thường được áp dụng cho các hợp đồng dài hạn. Bởi vì quá trình điều chỉnh hợp đồng
kéo dài nhiều năm rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của hoàn cảnh như lạm phát,
chiến tranh, bạo loạn, chính sách pháp luật thay đổi,... trong khi bất khả kháng thường
áp dụng cho cả hợp đồng ngắn hạn và dài hạn (Lê Minh Hùng, 2009).


×