Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Soạn địa 12 bài 27 ngắn nhất trang 118, 119, , 123, 124 vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.47 KB, 13 trang )

Soạn Địa 12 Bài 27 ngắn nhất trang 118,
119,..., 123, 124: Vấn đề phát triển một số
ngành công nghiệp trọng điểm
Hướng dẫn Soạn Địa 12 Bài 27 ngắn nhất: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp
trọng điểm bám sát nội dung SGK Địa lí 12 trang 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124 theo
chương trình SGK Địa lí 12. Tổng hợp lý thuyết Địa 12 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung
bài học.
Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm trang 118, 119, 120, 121, 122,
123, 124 SGK Địa lí 12

Mục lục nội dung
• Soạn Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành
công nghiệp trọng điểm (ngắn gọn nhất)
• 1. Cơng nghiệp năng lượng

• 2. Cơng Nghệ chế biến lương thực, thực phẩm:

• Luyện tập

• Tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số
ngành công nghiệp trọng điểm


• 1. Công nghiệp năng lượng:

• 2. CN chế biến lương thực, thực phẩm:

Soạn Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công
nghiệp trọng điểm (ngắn gọn nhất)
1. Công nghiệp năng lượng
Trả lời câu hỏi trang 118 SGK Địa Lí 12: Dựa vào bản đồ Địa chất - khống sản Việt Nam


(hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy trình bày về tài nguyên than của nước ta
(các loại, trữ lượng, phân bố).
Lời giải:
- Than atraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 70008000 calo/kg.
- Than nâu phân bố ở Đồng bằng sơng Hồng, có trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
- Than bùn có ở nhiều nơi, song tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu
vực U Minh.
Trả lời câu hỏi trang 121 SGK Địa Lí 12: Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với
việc phát triển công nghiệp điện lực của nước ta.
Lời giải:
- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.0008.000 calo/kg. Ngồi ra, cịn có than bùn, than nâu.
- Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và
hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể
Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, cơng suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản
lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và
hệ thống sông Đồng Nai (19%).


- Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt... ở nước ta
rất dồi dào.

2. Công Nghệ chế biến lương thực, thực phẩm:
Trả lời câu hỏi trang 122 SGK Địa Lí 12: Hãy giải thích vì sao cơng nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.
Lời giải:
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện
nay vì đây là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
a) Ngành có thế mạnh lâu dài

* Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
- Nguyên liệu từ ngành trồng trọt:
+ Lúa: diện tích hơn 7,3 triệu ha (năm 2005), sản lượng khoảng 36 triệu tấn. Đây là nguồn
nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xay xát.
+ Cây công nghiệp (lâu năm và hàng năm): Mía: 28 - 30 vạn ha; chè: 10 - 12 vạn ha; cà phê: gần
50 vạn ha. Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp mía đường, chế biến chè, cà phê,...
+ Rau (trên 500 nghìn ha), đậu các loại (trên 200 nghìn ha), cây ăn quả, là nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, hoa quả.
- Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi:
+ Chăn nuôi lấy thịt: lợn (hơn 27 triệu con, năm 2005); gia cầm: khoảng 220 triệu con; bò: 5,5
triệu con,...
+ Chăn ni lấy trứng, sữa (gia cầm, bị).
+ Là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi.
- Nguyên liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:
+ Diện tích mặt nước rộng, có thể nuôi nhiều loại thủy sản.
+ Đường bờ biển dài (3.260km) với nhiều bãi cá, bãi tôm.


+ Sản lượng thủy sản khai thác đạt: 1.987,9 nghìn tấn, sản lượng thủy sản ni trồng: 1.478,0
nghìn tấn (năm 2005).
+ Là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thủy, hải sản.
* Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Nhu cầu về các sản phẩm của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở các nước ngày
càng tăng, đã thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp này.
- Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, rau quả chế biến, cá tôm đông lạnh,... của
nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực. Thị trường này rất rộng lớn, đa
dạng, tạo điều kiện đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
* Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển khá mạnh
- Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ra đời từ lâu và đã có cơ sở sản
xuất nhất định.

- Các nhà máy, xí nghiệp lớn tập trung ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) hoặc ở
các vùng nguyên liệu.
b) Mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm khơng địi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi
vốn nhanh.
- Hiệu quả kinh tế của ngành này thể hiện ở chỗ:
+ Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước.
+ Sản lượng một số sản phẩm chính: khoảng 39 triệu tấn gạo, ngô/năm; khoảng 1 triệu tấn
đường/năm; 12 vạn tấn chè (búp khô); 80 vạn tấn cà phê nhân; 160 - 220 triệu lít rượu, 1,3 - 1,4
tỉ lít bia; 300 - 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát; 190 - 200 triệu lít nước mắm,...
+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
- Giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi.
c) Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
-Đối với các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như:
nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), ngư nghiệp.
- Đối với các ngành khác (dịch vụ,...).


Trả lời câu hỏi trang 124 SGK Địa Lí 12: Dựa vào bảng 27 (SGK trang 123), hãy nêu các nơi
phân bố chủ yếu của từng phân ngành và giải thích.
Lời giải:
- Chế biến sản phẩm trồng trọt
+ Xay xát: phân bố chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu
Long, Đồng bằng sông Hồng. Hai đồng bằng này là nơi trồng lương thực (lúa, ngơ) chủ yếu ở
nước ta.
+ Đường mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ, gắn với nguồn nguyên liệu mía tại các nơi này.
+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Đây là hai vùng trồng chè lớn của nước ta.
+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu (Tây Nguyên là
vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta, Đông Nam Bộ cũng là nơi trồng khá nhiều cà phê).

+ Rượu, bia, nước ngọt: sản xuất chủ yếu hướng vào phục vụ nhu cầu tại chỗ nên phân bố tập
trung ở các đô thị lớn.
- Chế biến sản phẩm chăn nuôi
+ Sữa và sản phẩm từ sữa: tập trung ở đơ thị lớn nơi có thị trường tiêu thụ lớn và các địa phương
chăn ni bị.
+ Thịt và sản phẩm từ thịt: tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nơi có thị trường
tiêu thụ lớn.
- Chế biến thủy, hải sản
+ Nước mắm: nổi tiếng là địa danh Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc
(Kiên Giang). Đây là các tỉnh ven biển có sản lượng khai thác cá lớn và có truyền thống sản xuất
nước mắm từ lâu đời.
+ Tôm, cá: Đồng bằng sơng Cửu Long có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả
nước nên công nghiệp chế biến tơm cá (đóng hộp, đơng lạnh) tập trung chủ yếu ở Đồng bằng
sông Cửu Long.

Luyện tập
Trả lời câu hỏi 1 trang 124 SGK Địa Lí 12: Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công
nghiệp trọng điểm ở nước ta?


Lời giải:
Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì:
- Có thế mạnh lâu dài
+ Cơ sở nguyên liệu phong phú:
Than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng
7.000 - 8.000 calo/kg; than nâu, phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn;
than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.
Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và
hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể
Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, vể lí thuyết, cơng suất có thế đạt khoảng 30 triệu kW với sản
lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và
hệ thống sân Đồng Nai (19%).
Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt... ở nước ta
rất dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn:
• Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.
• Phục vụ cho nhu cầu của đời sống nhân dân.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao
+ Kinh tế: góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Xã hội: phục vụ đời sống nhân dân.
- Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
Cơng nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác
về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...
Trả lời câu hỏi 2 trang 124 SGK Địa Lí 12: Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của
nước ta trên bản đồ (lược đồ) và giải thích sự phân bố của chúng.
Lời giải:


- Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta là:
+ Hịa Bình (trên sơng Đà, 1.920MW).
+ Yaly (trên hệ thống sông Xê Xan, 720MW).
+ Trị An (trên sông Đồng Nai, 400MW).
+ Hàm Thuận - Đa Mi (trên sông La Ngà; Hàm Thuận 300MW, Đa Mi 175MW).
+ Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160MW).
+ Thác Bà (trên sông Chảy, 110MW).
+ Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La (trên sơng Đà, 2.400MW).
- Giải thích sự phân bố:
+ Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta đều phân bố trên các con sông ở vùng trung du

miền núi.
+ Trung du miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết.
+ Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao xen kẽ,... thuận lợi để xây dựng hồ
chứa nước.
Trả lời câu hỏi 3 trang 124 SGK Địa Lí 12: Phân tích cơ cấu ngành cơng nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm (cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố).
Lời giải:
- Cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có cơ cấu ngành đa dạng, gồm phân ngành chế
biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân
ngành có nhiều hoạt động cơng nghiệp khác nhau. Chẳng hạn, phân ngành chế biến sản phẩm
trồng trọt có các hoạt động cơng nghiệp xay xát, đường mía, chè, cà phê, rượu, bia, nước ngọt.
- Ngành cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước
ta, phát triển mạnh mẽ với sản phẩm đa dạng. Hằng năm, ngành này cung cấp khoảng 1 triệu tấn
đường, 12 vạn tấn chè (búp khô), 80 vạn tấn cà phê nhân, 160 - 220 triệu lít rượu (các loại), 1,3 1,4 tỉ lít bia, 300 - 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát; 190 - 200 triệu lít nước mắm; thịt hộp, lạp
xưởng, xúc xích; cá, tơm đóng hộp, đơng lạnh,...
Cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nguồn nguyên liệu và nhu cầu
của thị trường tiêu thụ, nên thường phân bố ở các vùng nguyên liệu và các đô thị lớn. Chẳng hạn
như cơng nghiệp chế biến đường mía dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở
Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Công


nghiệp chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt phát triển mạnh ở các đô thị lớn (Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh) do nhu cầu tiêu thụ tại chỗ lớn.

Tóm tắt lý thuyết Địa 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số
ngành công nghiệp trọng điểm
1. Công nghiệp năng lượng:

a) CN khai thác nguyên nhiên liệu
* CN khai thác than

- Cơ sở tài nguyên:
Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng > 3tỉ tấn (> 90% trữ lượng than cả nước).



a) CN khai thác nguyên nhiên liệu
* CN khai thác than
- Cơ sở tài nguyên:
Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng > 3tỉ tấn (> 90% trữ lượng than cả nước).
+ Than mỡ: Thái nguyên
+ Than nâu: đồng bằng sơng Hồng
+ Than bùn: Cà Mau
- Tình hình khai thác:
+ Than được khai thác dưới 2 hình thức: lộ thiên và hầm lò.
+ Sản lượng khai thác tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 2005: 34 triệu tấn.
* CN khai thác dầu khí:
- Cơ sở tài nguyên: tập trung ở các bể trầm tích ngồi thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu
hàng trăm tỉ m3 khí.
- Tình hình sản xuất: năm 1986 bắt đầu khai thác, sản lượng tăng nhanh đến 2005 đạt 18,5 triệu
tấn.
+ Năm 2009 đưa và hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất P: 6,5 tr tấn/năm.
+ Khí đốt được đưa vào sử dụng cho CN điện, sản phân bón.
b. Ngành Cơng nghiệp điện lực
* Tình hình phát triển và cơ cấu
- Có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển CN điện lực.
- Sản lượng điện tăng rất nhanh, đạt 52,1 tỉ kwh (2005).
- Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi: tăng tỉ trọng nhiệt điện-điêzen-khí,
giảm tỉ trọng thuỷ điện.
- Đường dây 500kv được xây dựng từ Hồ Bình đi Phú Lâm đưa vào hoạt động năm 1994 góp
phần cân đối điện giữa các vùng.



* Ngành thuỷ điện:
- Tiềm năng rất lớn: 30 tr kw, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và s. Đồng Nai (19%)
- Hàng loạt các nhà mày thuỷ điện cơng suất lớn đang hoạt động: Hồ Bình, Yaly..
Và các nhà máy đang được xây dựng: Sơn La, Tuyên Quang…
* Ngành nhiệt điện:
- Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí, nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng MT, sức gió…
- Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, ng Bí, Na Dương, …

2. CN chế biến lương thực, thực phẩm:
- Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính và nhiều
phân ngành khác.
- Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải
sản.
- Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.


>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa 12 ngắn nhất
----------------------------Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Địa 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành
công nghiệp trọng điểm trong bộ SGK Địa 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu
ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!


>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa 12 ngắn nhất
----------------------------Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Địa 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành
công nghiệp trọng điểm trong bộ SGK Địa 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu
ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!




×