Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

phê duyệt Dự án Xây dựng mạng lưới quan trắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.47 KB, 5 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày tháng năm 2012
QUYẾT
ĐỊNH
Về việc phê duyệt Dự án Xây dựng mạng lưới quan trắc
môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về
việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005;
Căn cứ Luật Thuỷ 2003;
Căn cứ Quyết định 3244/QĐ-BNN-KHCN ngày 02 tháng 12 năm 2010 Phê
duyệt Đề án Tăng cường năng lực quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn giai
đoạn 2011 – 2020;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản tại Tờ trình số......... /TTr-
TCTS ngày tháng năm 2012 Về việc phê duyệt dự án “Xây dựng mạng lưới quan
trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản”,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án “Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường phục vụ
nuôi trồng thuỷ sản” với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: “Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng


thuỷ sản”.
2. Cơ quan chủ trì: Tổng cục Thủy sản
3. Cơ quan phối hợp: Các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II, III; Viện
Nghiên cứu Hải sản; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản/nuôi
trồng thủy sản các tỉnh/cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh/thành phố) các tỉnh
có vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
4. Mục tiêu của dự án
4.1. Mục tiêu chung
Xây dựng được mạng lưới quan trắc môi trường đáp ứng yêu cầu cảnh báo dịch
bệnh trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) phục vụ quản lý và chỉ đạo sản xuất NTTS bền
vững, có hiệu quả.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được mạng lưới quan trắc môi trường có nguồn nhân lực và trang
thiết bị đầy đủ, đồng bộ và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu cảnh báo trong chỉ đạo
sản xuất NTTS.
- Triển khai được các hoạt động quan trắc môi trường và dịch bệnh trong
NTTS đáp ứng yêu cầu chỉ đạo và điều hành sản xuất.
5. Nội dung của dự án
5.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức của mạng lưới quan trắc:
Thành phần chính trong mạng lưới quan trắc môi trường và bệnh thủy sản:
- Ban quản lý Dự án quan trắc môi trường thuộc Tổng cục thủy sản
- 4 Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản
miền (được gọi tắt là Trung tâm quan trắc) thuộc các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy
sản I, II, III và Viện nghiên cứu Hải sản;
- 23 Trạm quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa bệnh thuỷ sản vùng
(được gọi tắt là Trạm quan trắc hay Trạm vùng) thuộc 4 Trung tâm quan trắc;
- Ban quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa bệnh thuỷ sản (được gọi tắt
là Ban quan trắc) trực thuộc Chi cục Thủy sản/nuôi trồng thủy sản các tỉnh/cơ quan
quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trương ương.
5.2. Nâng cấp trang thiết bị và phòng thí nghiệm

Đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, phòng thí nghiệm được xác định trên cơ sở
tham chiếu với các dự án đầu tư xây dựng các Trung tâm quan trắc đã được Bộ Thuỷ
sản trước đây và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay phê duyệt.
5.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin cảnh báo
- Thiết lập hệ thống thông tin cho Văn phòng Ban quản lý Dự án quan trắc cảnh
báo môi trường, dịch bệnh tại TCTS. Đây là đầu mối quản lý tập trung thông tin về các
hoạt động quan trắc môi trường, dịch bệnh trong NTTS trên toàn quốc.
- Nâng cấp, xây dựng hệ thống thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu, truyền nhận số
liệu từ các điểm, trạm quan trắc về Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường, bệnh và
tới Ban quản lý Dự án của TCTS; chia sẻ thông tin về tình hình môi trường, dịch bệnh
thủy sản giữa TCTS với các Trung tâm vùng, Trạm quan trắc và điểm quan trắc trên
toàn quốc thông qua mạng trung tâm đặt tại TCTS.
5.4. Triển khai nhiệm vụ quan trắc môi trường thường xuyên phục vụ NTTS
Nhiệm vụ quan trắc môi tường thường xuyên sẽ được thực hiện tại các điểm
quan trắc đặt tại các vùng nuôi trọng điểm, khu vực nuôi tập trung và với đối tượng nuôi
chủ lực. Địa điểm, bộ thông số, tần suất, thời gian quan trắc thay đổi theo tình hình thực
tế NTTS ở từng khu vực với các đối tượng nuôi, điều kiện môi trường và bệnh.
Trung tâm Quan trắc Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh miền Bắc
thực hiện quan trắc tại 8 trạm thuộc các tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Nghệ
An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Sơn La, Tuyên Quang. Tần suất quan trắc thực hiện
4 lần/năm chủ yếu cho các đối tượng nuôi chủ lực là tôm nước lợ, nhuyễn thể (ngao,
hầu), rô phi, cá biển, cá nước lạnh; các trạm trại ương nuôi thủy sản.
Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh
miền Trung đặt 8 trạm quan trắc tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các đối tượng nuôi chủ lực là tôm
hùm, nhuyễn thể, cá biển lồng, bè; vùng nuôi tôm và các trại ương tôm giống tập trung.
Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh
miền Nam có 3 trạm quan trắc vùng đang hoạt động tại 3 tỉnh Cà Mau, Cái Bè (Tiền
Giang) và Vũng Tàu. Các đối tượng cần được quan trắc, cảnh báo chủ yếu là tôm nước
lợ, nhuyễn thể, cá biển, cá tra. Các trạm quan trắc ở Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên

Giang, An Giang được đưa vào hoạt động.
Trung tâm Quốc gia quan trắc, cảnh báo môi trường biển, Viện NCHS được giao
thực hiện nhiệm vụ triển khai các hoạt động quan trắc, cảnh báo MT biển ven bờ; cung
cấp thông tin, số liệu về hiện trạng, cảnh báo chất lượng môi trường biển, khu vực nuôi
biển, khu bảo tồn biển trên toàn quốc.
5.5. Thống nhất bộ thông số quan trắc môi trường trên toàn quốc
Xây dựng bộ thông số quan trắc môi trường thống nhất cho tất cả các điểm quan
trắc trên phạm vi toàn quốc. Việc xây dựng bộ thống số thống nhất phải căn cứ trên đặc
thù nuôi của từng loài, tính chất thay đổi của bản thân từng thông số theo điều kiện thời
tiết và hoạt động nuôi, điều kiện môi trường và tình hình bệnh ở từng khu vực cụ thể.
5.6. Bổ sung, đào tạo nhân lực và hợp tác quốc tế
Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, vận hành mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi
trường, bệnh thuỷ sản. Tăng cường số lượng và chất lượng nguồn lực cán bộ tham gia
hoạt động quan trắc môi trường, dịch bệnh thuỷ sản;
Đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực có chuyên sâu về quan trắc môi trường, dịch
bệnh thuỷ sản cho toàn hệ thống;
Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan trắc môi trường, dịch
bệnh tăng cường tận dụng kinh nghiệm và sự hỗ trợ từ các nước, các dự án và tổ chức
quốc tế về hoạt động quan trắc và cảnh báo môi trường, dịch bệnh.
5.7. Nghiên cứu bổ sung cơ sở phương pháp luận triển khai hoạt động quan
trắc
Xây dựng một số quy chuẩn quốc gia về môi trường nuôi một số loài chủ lực;
định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong quan trắc và cảnh báo môi trường, dịch bệnh
thuỷ sản.
Thực hiện một số nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc thực hiện các hoạt
động quan trắc như đánh giá tác động môi trường, sức tải môi trường, nghiên cứu môi
liên hệ giữa môi trường và dịch bệnh thủy sản, tác động môi trường NTTS trong bối
cảnh biến đổi khí hậu v.v..
6. Thời gian và kế hoạch thực hiện dự án
Thời gian thực hiện Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường là

8 năm. từ 2012 đến 2020 và chia thành 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (2012-2015): Hình thành mạng lưới thống nhất và củng cố hoạt
động của các đơn vị quan trắc hiện có. Giai đoạn 1 của Dự án sẽ triển khai cả 07 nội
dung của dự án, trong đó tập trung xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường thống nhất
trên cơ sở của 4 trung tâm, 23 trạm vùng hiện có.
- Giai đoạn 2 (2016-2020): Mở rộng và tiếp tục củng cố mạng lưới quan trắc trên
cơ sở đánh giá toàn diện lại mạng lưới về cơ sở vật chất, nhân sự, cơ chế phối hợp,
phương pháp và cách thức tiếp cận. Các trạm vùng chưa được đầu tư và nhiều tỉnh có
NTTS phát triển mạnh, nhiều vùng NTTS tập trung, trang trại NTTS lớn sẽ tham gia vào
mạng lưới.
7. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí của Dự án: 395.135.430.000đ
- Nguồn đầu tư xây dựng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nâng cấp
thiết bị phòng thí nghiệm và xây dựng cơ sở hạ tầng. Kinh phí: 154.411.170.000 đồng.
- Nguồn sự nghiệp kinh tế: Hoàn thiện hệ thống văn bản, Chi hoạt động thường
xuyên của mạng lưới quan trắc. Kinh phí: 123.424.260.000 đồng.
- Nguồn sự nghiệp khoa học và sự nghiệp môi trường: Hoạt động nghiên cứu
khoa học, trả lương cán bộ, đào tạo nhân lực. Kinh phí: 117.300.000.000 đồng
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Giao Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản chỉ đạo, thành lập Ban quản lý Dự án
để tổ chức, hướng dẫn thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, nội dung và hoàn
thiện các thủ tục đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Các đơn vị: Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường
và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thẩm định, kiểm tra, giám sát
theo quy định hiện hành.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính;
Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và thủ
trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;

- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản);
- Lưu VT, TCTS.
BỘ TRƯỞNG

×