Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn trẻ vượt qua căng thẳng trong giai
đoạn quan trọng này. Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng.
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 1
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, TT Dinh dưỡng TP HCM, nếu chỉ ăn tinh bột
mà thiếu đạm sẽ dễ buồn ngủ, trí óc kém linh hoạt và mau đói. Chất đạm trong thức ăn sẽ
cung cấp axít amin để tái tạo tế bào, tạo chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng cường hoạt
động trí não.
Chất đạm trong thức ăn được chia làm 2 loại: Đạm động vật và đạm thực vật.
Đạm động vật là đạm có nguồn gốc từ các loại động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua
và các loại thuỷ sản. Còn đạm thực vật có nguồn gốc từ các loại cây trồng như: Các loại
đỗ, đậu quả các loại và vừng, lạc Trong đó, đạm động vật có ưu điểm là có đủ 8 acid
amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối, còn đạm thực vật thường thiếu một hoặc nhiều acid amin
cần thiết ở tỷ lệ không cân đối. Vì vậy, nên dùng đạm động vật để hỗ trợ cho đạm thực
vật hoặc phối hợp những đạm thực vật với nhau.
Theo đó, mỗi tuần một sĩ tử nên ăn ít nhất 3 bữa cá để thúc đẩy hoạt động trí não.
Khi chế biến, thịt của cá cũng dễ tiêu, dễ hấp thu, nấu nhanh chín, dễ tiêu hoá và hấp thu.
Ngoài ra có thể ăn đổi bữa sang trứng hoặc thịt vì thịt cung cấp cho cơ thể các acid amin
cần thiết và các acid béo không no giúp cho nhiều tổ chức, cơ quan trong cơ thể hoạt
động tốt. Lòng đỏ trứng và thịt nội tạng sẽ giúp tạo chất myelin bao bọc dây thần kinh,
thúc đẩy sự truyền các tín hiệu một cách trơn tru trong não. Lưu ý, không nên chế biến
thịt theo cách rang khô hoặc nướng sẽ làm giảm giá trị sinh học của thức ăn.
Bổ sung chất béo
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu không nạp đủ chất béo vào
cơ thể sẽ gây nguy hiểm đối với cơ thể và bộ não. Chất béo omega- 3 giúp bộ não phát
triển có rất nhiều trong các loại cá như: Cá ba-sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi.
Omega - 6 có nhiều trong các loại hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hạt hướng dương, mè và
dầu thực vật. Tuy nhiên, chất béo động vật có rất nhiều acid béo no và cholestrol. Vì vậy,
không nên ăn quá nhiều chất béo động vật dễ dẫn tới tình trạng tăng sự tích lũy lipid cao
trong máu gây nên các bệnh về tim mạch và đái đường.
Tăng cường rau quả
Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin và muối khoáng cho cơ thể để phòng
chống các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng. Các loại rau như ớt vàng to, rau ngót, rau mùi,
mùng tơi, súp lơ, hành tươi, cà chua và các loại quả như cam, chanh, quýt là nguồn
vitamin C tốt. Rau quả còn chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm đặc biệt là kali, canxi,
magiê (có trong rau màu xanh, các loại hạt), acid folic (có trong rau lá xanh đậm), B1, B2
(các loại đậu) có vai trò quan trọng trong nhiều chức phận hoạt động của cơ thể. Đặc biệt
là chất bêta- Caronten có nhiều trong các loại rau quả có màu vàng, đỏ da cam hay xanh
sẫm như: Ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, rau muống, hành lá có tác dụng bảo
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 2
vệ não. Ngoài ra, sữa và các chế phẩm từ sữa như yaout hoặc phô mai có chứa loại axít
amin quan trọng giúp não thư giãn và năng động hơn.
Không để thiếu sắt
Cũng theo TS Minh Hạnh, nếu thiếu chất sắt, sĩ tử sẽ dễ bị thiếu máu dẫn đến hay mệt
mỏi, học kém tập trung. Chất sắt có nhiều trong huyết, gan, thịt, cá, trứng hoặc rau xanh
và các loại đậu. Trong đó chất sắt từ thức ăn động vật hấp thu tốt hơn thực vật.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g bầu dục lợn có 16g
đạm, 7,8mg sắt, 2,6mg kẽm và 117 mcg vitamin A. Tuy nhiên, thức ăn là nội tạng động
vật có nhiều chất sắt nhưng cũng chứa nhiều lượng cholesterol (chẳng hạn như bầu dục
của lợn, bò, hoặc gan lợn có tới 300 - 4.000mg% cholesterol) nên nếu ăn thường xuyên
loại thức ăn này lại không tốt cho cơ thể. Vì vậy, nên tăng cường bổ sung chất sắt ở thực
phẩm có nguồn gốc thực vật như: Đậu tương, đậu xanh, đậu đen, lạc, vừng
Để hấp thu được chất sắt tốt nhất, các sĩ tử nên ăn những thức ăn chứa nhiều
vitamin C như: Chuối, đu đủ, cam, bưởi, táo. Không nên uống nước trà đặc ngay sau bữa
ăn chính vì sẽ ức chế hấp thu chất sắt vào cơ thể.
Ngoài việc không để cơ thể thiếu sắt, khi nấu ăn lưu ý nên sử dụng muối iốt khi chế biến
thức ăn vì iốt cũng là một vi chất rất cần thiết cho bộ não
Dùng thực phẩm
Ngũ cốc: Hàm lượng carborhydrate trong các loại ngũ cốc, gạo giúp duy trì năng lượng
suốt cả ngày.
Protein:Cho dù bổ sung chất đạm (protein) qua trứng, thịt hay các chế phẩm từ sữa, thì
việc bổ sung đủ chất này cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, củng cố cơ bắp và giúp
trẻ luôn khỏe mạnh.
Cam: Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi các em chịu quá nhiều sức ép, hàm lượng vitamin
C trong cơ thể thường giảm sút, qua đó khiến các em dễ đổ bệnh. Do đó, phụ huynh nên
thêm cam vào chế độ dinh dưỡng của con trẻ. Không chỉ chứa nhiều vitamin C, cam còn
là nguồn phong phú chất a-xít folic cần thiết cho việc phát triển thể chất.
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 3
Cải bó xôi: Đây là nguồn phong phú chất sắt và can-xi cùng vitamin A. Chất sắt trong cải
bó xôi giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển khả năng nhận thức trong suốt thời thơ ấu
vì trợ giúp hình thành haemoglobin và các loại enzyme cần thiết. Trong khi đó, can-xi từ
cải bó xôi giúp củng cố xương vững chắc và vitamin A trong loại rau này giúp cải thiện
thị lực.
Nước: Trong thời gian học thi, các bậc phụ huynh lưu ý cho con trẻ uống nhiều nước vì
nước thúc đẩy tiêu hóa, tránh táo bón, điều chỉnh, duy trì thân nhiệt và tăng sự tỉnh táo.
Thường khi bị căng thẳng, chúng ta quên uống nước và bệnh tật dễ đến.
Sữa: Nguồn can-xi cần thiết cho trẻ ở độ tuổi đi học là 600 mg/ngày. Can-xi cần thiết cho
quá trình phát triển thể chất ở trẻ, và giúp củng cố hệ miễn dịch.
Ăn đủ 3 bữa trong ngày
Bữa sáng:
Theo kết quả nghiên cứu từ trường ĐH Penn, người ta nhận thấy, những người đã ăn sáng
với khẩu phần nhiều chất béo và sau đó phải làm các công việc căng thẳng sẽ có mức
huyết áp ổn định và thấp hơn so với những người ăn sáng bằng các loại thức ăn nhanh.
Những chất béo có lợi sẽ thúc đẩy não tiết ra nhiều serotonin, giúp bạn cảm thấy hạnh
phúc và bình tĩnh hơn.
Các chất béo thiết yếu này có trong các loại cá như cá basa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá
trích và các loại hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hướng dương, mè. Thế nên, để hoạt động trí
não được tốt thì các em nên thường xuyên ăn cá, ít nhất là 3 lần trong một tuần. Nếu
không ăn được cá thì nên ăn các loại hạt nhiều dầu.
Bữa trưa:
Mỗi bữa phải được khoảng 2 chén cơm hoặc có thể thay phở, hủ tíu, bánh mì… với đầy
đủ các nhóm thực phẩm và không quên dùng thêm sữa, yaourt, trái cây, bắp, khoai, chè
đậu.
Cũng cần ăn trứng gà và thịt có màu đỏ đậm do trong các loại thức ăn này có
phospholipid, một chất béo “thông minh” giúp thúc đẩy sự truyền các tín hiệu một cách
trơn tru trong não giúp bạn nhớ lâu.
Omega-3 có trong cá biển giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu và giảm hiện tượng
máu bị vón cục dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Mặt khác, cá chứa rất ít cholesterol so với
các loại thịt nên sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch.
Bữa tối:
Lựa chọn tốt nhất cho một bữa tối mệt nhoài là món bánh rau quả nướng. Ngoài việc
cung cấp tinh bột cho cơ thể do được làm từ bột mì, món ăn này còn có rau xanh với
nhiều dưỡng chất như: protein, chất xơ, sắt, folate, vitamine A và vitamine C, giúp tăng
cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 4
Những hoạt động bổ trợ
Kết hợp với chế độ ăn bạn nên có những hoạt động thể dục, vận động nhẹ nhàng, hoạt
động thể dục thể thao đều đặn cũng cần thiết để giúp não vơi bớt sự bảo hòa, làm trí óc
minh mẩn để có thể học dễ nhớ mà lâu quên.
Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong giấc ngủ mà não
bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giải lo âu, giúp dễ
ngủ sẽ làm mất đi nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não
bộ. Vì vậy, không nên dùng thuốc an thần hóa học tạo giấc ngủ nhân tạo trong mùa thi
cử.
Không nên lạm dụng các chất kích thích, caffeine ( cà phê, trà)
Tránh học liên tục không nghỉ ngơi. Bạn đừng có tiếc chút ít thời gian cho nghỉ
ngơi.Chính thời gian đó giúp cho bạn lấy được tinh thần làm việc hiệu quả hơn.
Đa phần sĩ tử đều lo lắng đến thi cử mà quên đi sức khoẻ của mình cũng vô cùng
quan trọng trong mùa thi đại học. Đây là những loại thực phẩm cần thiết cho não bộ
và mắt giúp thí sinh học tốt hơn được liệt kê chi tiết tại đây
Những chất nào cần bổ sung cho thí sinh mùa thi đại học
Mùa thi cũng là mùa các sĩ tử tăng cường hoạt động bài vở nhiều nhất, điều này cũng
đồng nghĩa với việc não bộ làm việc nhiều hơn bình thường. Não muốn hoạt động tốt cần
được cung cấp nhiều chất, trước tiên là chất đường.
Chất đường có trong các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh mì, hủ tiếu,
khoai lang, bắp các chất trên khi ăn vào sẽ chuyển hóa thành đường và cung cấp năng
lượng cho hoạt động của não. Trước khi đi thi các em nhớ ăn sáng đủ no, nếu thi buổi
chiều hãy uống một ly nước trái cây ngọt hay ăn cái bánh ngọt, tinh thần các em sẽ sảng
khoái, tự tin hơn.
Chất béo là thành phần chính tạo nên não (60% chất béo không no tham gia cấu tạo bộ
não). Các phản xạ thần kinh, ghi nhớ đều có sự tham gia của các chất béo. Các em nên
chọn các chất béo có trong dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phọng, mè, dầu hướng
dương hoặc các loại chất béo trong động vật như dầu cá thu, cá basa, cá tra. Hạn chế
chất béo trong mỡ heo, mỡ bò, vì nó chứa nhiều chất béo no, có hại cho sức khỏe
Chất đạm cũng là thành phần cấu tạo của não. Các em nên ăn nhiều đạm có trong cá, thịt,
tàu hủ, hột gà, hột vịt. Tâm lý các em rất sợ ăn hột vịt, vì nó trông giống con số zero
quá, đi thi mà gặp con số này đứng trước số một thì có mà chết chắc(!). Thật ra các em
cứ yên tâm, về mặt khoa học, hột gà hột vịt ngoài đạm ra còn có chứa chất leucithine, vừa
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 5
có tác dụng giải độc gan, vừa tạo nên chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine giúp não
hoạt động hiệu quả, nhớ lâu.
Các loại vitamin giúp cho não hoạt động tốt như vitamin nhóm B có trong ngũ cốc và các
loại đậu, vitamin C có trong trái cây, rau quả, vitamin E có trong đậu phọng, giá sống,
trứng, vitamin A có trong cà chua, bí đỏ, đu đủ, các khoáng chất như can xi, kẽm, Iod
chứa trong các loại hải sản, tôm, cua
Khi ăn phải đa dạng thực phẩm, phối hợp các loại với nhau, ngoài ba bữa chính, các sĩ tử
nên ăn thêm vài bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Uống nhiều nước, nhất là
trong mùa nóng hiện nay, mỗi ngày tối thiểu từ một lít rưỡi đến hai lít nước. Cà phê và
trà đậm không tốt cho thí sinh trong mùa thi, nó làm cho não sau một lúc hưng phấn thì
trở nên mệt mỏi và mất thêm trí nhớ.
Đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng để não bộ hoạt động tốt thì thí cần chú ý nhiều đến
sứa khoẻ của đôi mắt, một bộ phận không kém quan trọng với não trong mùa thi.
Sức khỏe & tâm lý mùa thi
Những thực phẩm tốt nhất cho thí sinh trong mùa thi
1. Ngũ cốc: Ngũ cốc chứa acid folic, vitamine B12 và vitamine B6 giúp trí óc minh mẫn,
duy trì chế độ làm việc tốt. Chúng ta nên thường xuyên sử dụng thực phẩm làm từ ngũ
cốc như bánh mì, đậu nành để cung cấp đầy đủ lượng vitamine cần thiết cho các tế bào
thần kinh.
2. Cá và dầu cá: Trong cá và dầu cá chứa nhiều omega-3, hợp chất đóng vai trò quan
trọng trong việc truyền nhận tín hiệu giữa các tế bào, là thành phần đặc biệt cần thiết cho
việc phát triển não bộ. DHA trong omega-3 - thúc đẩy hình thành chất xám trong não và
giúp cho trẻ nhỏ phát triển trí thông minh, sáng mắt, phát triển chức năng não bộ.
Thịt cá hồi chứa một lượng lớn Omega-3 và axít béo, đặc biệt là rất nhiều vitamin A và
D. Những chất này rất bổ cho não và mắt.
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 6
3. Cà chua: Lycopene – chất chống oxy hóa có nhiều trong cà chua – giúp bảo vệ tế bào
não, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
4. Bí đỏ: Bí đỏ cung cấp nhiều kẽm, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trí não và
giúp tăng cường khả năng tư duy.
5. Cải xanh: Cải xanh là nguồn cung cấp vitamine K tuyệt vời, giúp tăng cường khả năng
nhận thức và trí thông minh.
6. Trái cam: Trong cam có nhiều vitamine A, B1, C, các khoáng chất cần thiết cho não,
có tác dụng làm tinh thần minh mẫn, hưng phấn, chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi.
7. Trứng: Chất colin có trong lòng đỏ trứng là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho não bộ, giúp
cải thiện trí nhớ.
8. Sữa: Trong sữa có nhiều protein, canxi và những nguyên tố cần thiết cho não. Muốn bổ
sung canxi nhanh và hiệu quả, bạn chỉ cần uống sữa mỗi ngày.
9. Tỏi: ăn tỏi sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng và lưu thông máu. Mặt khác tỏi chứa
lưu huỳnh tự nhiên rất tốt cho thị giác. Khoảng 1 hoặc 2 tép tỏi mỗi ngày là liều lượng
phổ biến và rất tốt cho sức khỏe.
10. Chocolate đen: Chocolate giúp tăng khả năng lưu thông máu về mắt giúp mắt đỡ mệt
mỏi và thị lực tốt hơn Sôcôla làm tăng nồng độ serotonine, một sứ giả của não có khả
năng điều hòa tính khí và giấc ngủ. Đây là một chất chống trầm uất, kích thích hệ thần
kinh, chứa nhiều polyphenol với tác động chống ôxy hóa, giúp ngăn ngừa sự lão hóa tế
bào và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bạn nên chọn loại sôcôla đen có chứa 60% cacao.
11. Carot: Cà rốt là một trong những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là
vitamin A có thể chữa chứng quáng gà, không muốn ăn, khô tròng mắt.
ĂN GÌ ĐỂ NHỚ LÂU TRONG MÙA THI CỬ
Mùa thi là mùa bận rộn nhất của các em học sinh, việc học hành và ôn bài căng thẳng
khiến bộ não của chúng ta trở nên mệt mỏi. Để giúp các em có trí nhớ tốt, đạt kết quả thi
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 7
như mong muốn, thì thức ăn có đầy đủ giá trị dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan
trọng.
Ăn bữa sáng đầy đủ
Không bao giờ để con nhịn bữa sáng, vì như vậy, đến lớp các em sẽ không thể tiếp thu tốt
bài giảng. Bữa sáng cân đối, đủ chất (có thể là bánh mì, trứng, sữa và hoa quả…) sẽ làm
các em hưng phấn khi học bài, ít nhầm lẫn, nhớ kiến thức tốt hơn.
Ăn đủ các chất béo cần thiết
Chất béo là thành phần chính tạo nên não (60% chất béo không no tham gia cấu tạo bộ
não). Các phản xạ thần kinh, ghi nhớ đều có sự tham gia của các chất béo. Các em nên
chọn các chất béo có trong dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phọng, mè, dầu hướng
dương hoặc các loại chất béo trong động vật như dầu cá thu, cá basa, cá tra. Hạn chế
chất béo trong mỡ heo, mỡ bò, vì nó chứa nhiều chất béo no, có hại cho sức khỏe.
Cần cung cấp đủ đường cho cơ thể:
Não muốn hoạt động tốt cần được cung cấp nhiều chất, trước tiên là chất đường. Chất
đường có trong các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh mì, hủ tiếu, khoai
lang, bắp các chất trên khi ăn vào sẽ chuyển hóa thành đường và cung cấp năng lượng
cho hoạt động của não. Trước khi đi thi các em nhớ ăn sáng đủ no, nếu thi buổi chiều hãy
uống một ly nước trái cây ngọt hay ăn cái bánh ngọt, tinh thần các em sẽ sảng khoái, tự
tin hơn.
Cung cấp đủ chất phốt pho
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 8
Phốt pho rất cần cho việc tăng cường trí nhớ. Các thí nghiệm cho thấy, ở những người có
trí nhớ tốt thường có một lượng phốt pho đáng kể trong não bộ. Nhưng đó không phải là
phốt pho thông thường, mà phốt pho trong lipít và hỗn hợp phốtpholipít. Chất
phốtpholipít: lexitin động vật và lexitin thực vật có nhiều trong óc lợn, óc bò, lòng đỏ
trứng gà, cá, dầu gan cá, sữa đậu nành, quả bơ, ca cao, đậu tương…
Bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng
Các loại vitamin giúp cho não hoạt động tốt như vitamin nhóm B có trong ngũ cốc và các
loại đậu, vitamin C có trong trái cây, rau quả, vitamin E có trong đậu phọng, giá sống,
trứng, vitamin A có trong cà chua, bí đỏ, đu đủ, các khoáng chất như can xi, kẽm, Iod
chứa trong các loại hải sản, tôm, cua
Các nguyên tố vi lượng kẽm, selen ở mầm lúa mạch, hành, tỏi, trứng, tôm, cua, nhộng,
ngũ cốc, các loại rau xanh… có thể làm tăng trí nhớ. Còn vitamin B1 có trong men bia,
gạo, các loại hoa quả sấy khô… đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo cho việc sử dụng
đường chậm, cung cấp đủ chất glyxemie cho một ngày hoạt động. Vitamin B2, B3, B9 có
nhiều trong lòng lợn, trứng, thịt nấu tái, men bia, hoa quả khô… có thể giải độc tố khi
não có hàm lượng độc tố quá tải. B12 có nhiều ở các loại hải sản… bổ sung máu, tốt cho
thần kinh. Vitaminh C có trong cam, quýt, cải xoong, su hào, bắp cải…; vitamin E có
trong dầu mầm, lúa mạch, hoa quả cây có dầu… giúp chống lão hóa và bảo vệ các hoạt
động trong cơ thể .
Bổ sung đủ chất sắt
Chất sắt giúp tăng cường khả năng tập trung tư tưởng, luyện trí nhớ tốt. Trẻ thiếu
chất sắt thường có triệu chứng ngồi học không tập trung, dễ cáu bẳn, ăn không ngon
miệng, dễ bị cảm lạnh, cúm… Chính vì thế cần bổ sung đủ chất sắt cho trẻ trong chế độ
ăn hàng ngày. Chất sắt ngoài tác dụng tăng trí nhớ, còn rất tốt cho sự phát triển của cơ thể
trẻ.
Tóm lại, trong quá trình con cái học tập căng thẳng các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế
độ dinh dưỡng cho con. Các bà nội trợ cần biết lựa chọn những loại thức ăn tươi, bổ sung
dưỡng chất cần thiết cho việc tăng cường trí nhớ, giúp con có nhiều năng lượng hoạt
động, để các em luôn hoạt bát, nhanh nhẹn, tỉnh táo.
Ăn gì để nhớ lâu trong mùa thi?
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 9
Mùa thi là mùa bận rộn nhất của các em học sinh, việc học hành và ôn bài căng thẳng
khiến bộ não của chúng ta trở nên mệt mỏi, vì vậy não rất cần được cung cấp năng lượng
và tăng cường trí nhớ. Vậy chúng ta nên ăn gì để não có thể giúp chúng ta nhớ lâu?.
Não muốn hoạt động tốt cần được cung cấp nhiều chất, trước tiên là chất đường. Chất
đường có trong các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh mì, hủ tiếu, khoai
lang, bắp các chất trên khi ăn vào sẽ chuyển hóa thành đường và cung cấp năng lượng
cho hoạt động của não. Trước khi đi thi các em nhớ ăn sáng đủ no, nếu thi buổi chiều hãy
uống một ly nước trái cây ngọt hay ăn cái bánh ngọt, tinh thần các em sẽ sảng khoái, tự
tin hơn.
Chất béo là thành phần chính tạo nên não (60% chất béo không no tham gia cấu tạo bộ
não). Các phản xạ thần kinh, ghi nhớ đều có sự tham gia của các chất béo. Các em nên
chọn các chất béo có trong dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phọng, mè, dầu hướng
dương hoặc các loại chất béo trong động vật như dầu cá thu, cá basa, cá tra. Hạn chế
chất béo trong mỡ heo, mỡ bò, vì nó chứa nhiều chất béo no, có hại cho sức khỏe
Chất đạm cũng là thành phần cấu tạo của não. Các em nên ăn nhiều đạm có trong cá, thịt,
tàu hủ, hột gà, hột vịt. Tâm lý các em rất sợ ăn hột vịt, vì nó trông giống con số zero
quá, đi thi mà gặp con số này đứng trước số một thì có mà chết chắc(!). Thật ra các em
cứ yên tâm, về mặt khoa học, hột gà hột vịt ngoài đạm ra còn có chứa chất leucithine, vừa
có tác dụng giải độc gan, vừa tạo nên chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine giúp não
hoạt động hiệu quả, nhớ lâu.
Các loại vitamin giúp cho não hoạt động tốt như vitamin nhóm B có trong ngũ cốc và các
loại đậu, vitamin C có trong trái cây, rau quả, vitamin E có trong đậu phọng, giá sống,
trứng, vitamin A có trong cà chua, bí đỏ, đu đủ, các khoáng chất như can xi, kẽm, Iod
chứa trong các loại hải sản, tôm, cua
Khi ăn phải đa dạng thực phẩm, phối hợp các loại với nhau, ngoài ba bữa chính, các em
nên ăn thêm vài bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Uống nhiều nước, nhất là
trong mùa nóng hiện nay, mỗi ngày tối thiểu từ một lít rưỡi đến hai lít nước. Cà phê và
trà đậm không tốt cho các em trong mùa thi, nó làm cho não sau một lúc hưng phấn thì
trở nên mệt mỏi và mất thêm trí nhớ, vì vậy các em không nên dùng.
Ông bà minh nói "ăn vóc, học hay", chính là từ xưa chúng ta đều biết vai trò quan trọng
của ăn uống trong mùa thi cử. Ăn đủ chất, uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp lý sẽ làm nền
tảng vật chất cho não chúng ta luôn sung mãn và sẵn sàng vượt qua bất cứ kỳ thi nào.
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 10
ác bạn học sinh chắc hẳn đang tập trung ôn tập, chuẩn bị cho kì thi học kì sắp đến. Kết
quả học tập rất quan trọng, nhưng các bạn biết không sức khoẻ cũng quan trọng không
kém. Không có sức khoẻ tốt thì làm được điều gì???
Chế độ ăn uống hợp lý cho mùa thi, luyen thi dai hocHãy nhớ quan tâm đến chế độ ăn
uống, các bạn nhé! Và các bạn cũng cần lên kế hoạch học tập, vạch ra thời gian biểu hợp
lí cho mình.
Việc học quá nhiều sẽ khiến trí óc bị bão hòa hoặc gây stress, dẫn đến khó ngủ, ảnh
hưởng đến sức khỏe và học tập. Để khắc phục, không nên lên giường ngay sau khi rời
bàn học mà cần có thời gian thư giãn trước khi ngủ. Tránh sử dụng thuốc an thần vì thuốc
này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của não.
Ngoài ra, học sinh sinh viên không nên ngủ quá muộn (ngay cả trong mùa thi), tránh sử
dụng chất kích thích.
Để giữ sức khỏe và tăng hiệu quả học tập, không nên học liên miên từ sáng đến
tối, từ tối đến khuya vì não bị nhồi nhét một lúc quá nhiều kiến thức sẽ bị “rối”, khó nhớ
và dễ quên. Hơn nữa, việc nhồi nhét cũng khiến não bị bão hòa; lúc này, não sẽ không thể
tiếp thu được gì, thậm chí còn dễ nhầm lẫn. Vì vậy, cần sắp xếp thời gian thư giãn, “xả
hơi” cho não bằng cách bơi lội, tập thể dục, nghe nhạc êm dịu, ngủ một giấc thật sâu hoặc
đi chơi chút đỉnh với bạn bè. Không nên thư giãn bằng cách đánh bài hay cá độ bóng đá
vì những trò này sẽ khiến thần kinh căng thẳng thêm.
“Theo tôi, những kiến thức về dinh dưỡng, về bữa ăn hợp lý càng phải được tuyên truyền
rộng trong phạm vi học đường. Tuy nhiên, kiến thức này phải làm sao cho phù hợp với
khả năng nhận thức, trình độ của học sinh. Về chế độ ăn uống hợp lý cho học sinh trong
mùa thi, quan trọng nhất là vấn đề sức khỏe của các em phải được đảm bảo trong suốt
thời gian ôn thi” - BS. Phi Yến cho biết.
Bội thực vì… óc heo
Có con gái đang học lớp 12 ở một trường dân lập, chị Nguyễn Hà (quận 3 - TP.HCM) rất
nóng ruột khi thấy con có những biểu hiện mệt mỏi, mất tập trung, học đâu quên đó. Thế
là suốt mấy tháng liền, chị Hà “lên lịch” nấu mỗi ngày hai bữa óc heo với bí đỏ, óc heo
chưng với hột gà hoặc canh óc heo để bồi bổ não cho con. Nhưng ăn mãi, Hằng (con chị
Hà) ngán đến mức phải tuyên bố: “Nếu mẹ còn ép con ăn óc heo nữa, con sẽ bỏ học
luôn”?!? Tương tự, năm nay, M.Hùng sẽ thi tốt nghiệp, đại học. Vì là “con cầu con khẩn”
đồng thời cũng là cháu đích tôn của dòng họ nên M.Hùng tăng tốc ôn luyện cho các kỳ
thi quan trọng sắp đến để “làm rạng danh dòng họ”. Ba mẹ M.Hùng cũng mua một loạt
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 11
đặc sản như gà ác, yến sào, thịt bò Úc và nhất là óc heo… về chế biến bồi dưỡng cho con.
Sáng ăn óc heo, trưa ăn bò, tối ăn yến, khuya lại ăn thêm… óc heo. Được hơn 1 tuần,
M.Hùng thấy sợ không muốn ăn nữa nhưng ba mẹ cứ ép mãi. Một buổi tối vì ăn quá
nhiều, M.Hùng đã nôn ra tất cả rồi nằm rũ rượi, mệt mỏi, khó thở. Ba mẹ M.Hùng phải
gọi xe đưa M.Hùng đi cấp cứu vì bội thực.
BS. Phi Yến giải thích: “Óc heo là một thực phẩm giàu chất béo nhưng tỷ lệ các chất dinh
dưỡng lại không cân đối. Óc heo có lượng đạm thấp, chỉ bằng 1/2 lượng đạm có trong thịt
cá (100g thịt bò có 21g đạm và cá thu là 18,2g) nhưng lượng chất béo và cholesterol lại
quá cao (lần lượt là 9,5g và 2,2g/100g óc heo). Vì vậy, nếu cho con ăn nhiều, nhất là khi
không có sự kết hợp cân bằng với các thực phẩm khác trong thời gian dài sẽ khiến con bị
béo phì, không tốt cho sức khỏe chứ không phải là thuốc tăng cường trí thông minh như
nhiều người nghĩ. Vì thế, việc ăn óc heo phải được sử dụng một cách khoa học, không
nên quá lạm dụng nó”.
Khôn ngoan khi chọn đậu xanh
Mùa thi thì đầu óc phải làm việc nhiều, tiêu hao năng lượng đáng kể. Trong khi
đó, mùa thi học kỳ II, tốt nghiệp, đại học lại là mùa hè nóng bức, cơ thể phải cố gắng
thích nghi vì vậy mà càng mệt mỏi, khó tránh khỏi ảnh hưởng của thời tiết. Một trong
những biện pháp hữu hiệu là chăm lo bồi dưỡng ăn uống chu đáo và thích hợp. BS. Phạm
Khắc Trí cho biết: “Quá trình chọn lọc, với sự liên hệ Đông - Tây y học về chế độ cho
não vào mùa hè, thì thấy đậu xanh là nguyên liệu để chế biến các loại món ăn và thuốc
với khả năng giúp tăng cường sức khỏe tương đối toàn diện (chống nóng bức, tăng cường
khả năng đề kháng của cơ thể và trí nhớ) trong những ngày thi cử. Mùa thi, biết chọn đậu
xanh để ăn là khôn ngoan. Theo quan niệm của Tây y, trong 100g đậu xanh có 22,8g chất
đạm (protein), 0,5g chất béo (lipid), 58,8g đường (glucoza), 0,22g tiền sinh tố A
(carotene), 0,53g sinh tố nhóm B1, 1,8g sinh tố nhóm PP, 80mg chất vôi (calcium), 360g
sinh tố nhóm P, 6,8mg chất sắt (Fe.), 332 nhiệt lượng (calory). Lợi ích chính là đậu xanh
cung cấp chất carbohydrates tiêu hóa và hấp thụ chậm để duy trì nguồn sinh lực kéo dài.
Như vậy, đậu xanh sẽ giúp ích cho thí sinh hoạt động tốt trí não trong mùa thi”.
hế độ ăn uống trong mùa thi
Thứ Tư, ngày 16/03/2011 16:20 PM (GMT+7)Các bạn học sinh chắc hẳn đang tập trung
ôn tập, chuẩn bị cho kì thi học kì sắp đến. Kết quả học tập rất quan trọng, nhưng các bạn
biết không sức khoẻ cũng quan trọng không kém. Không có sức khoẻ tốt thì làm được
điều gì???
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 12
Hãy nhớ quan tâm đến chế độ ăn uống, các bạn nhé! Và các bạn cũng cần lên kế hoạch
học tập, vạch ra thời gian biểu hợp lí cho mình.
Việc học quá nhiều sẽ khiến trí óc bị bão hòa hoặc gây stress, dẫn đến khó ngủ, ảnh
hưởng đến sức khỏe và học tập. Để khắc phục, không nên lên giường ngay sau khi rời
bàn học mà cần có thời gian thư giãn trước khi ngủ. Tránh sử dụng thuốc an thần vì thuốc
này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của não.
Ngoài ra, học sinh sinh viên không nên ngủ quá muộn (ngay cả trong mùa thi), tránh sử
dụng chất kích thích.
Để giữ sức khỏe và tăng hiệu quả học tập, không nên học liên miên từ sáng đến tối, từ tối
đến khuya vì não bị nhồi nhét một lúc quá nhiều kiến thức sẽ bị “rối”, khó nhớ và dễ
quên. Hơn nữa, việc nhồi nhét cũng khiến não bị bão hòa; lúc này, não sẽ không thể tiếp
thu được gì, thậm chí còn dễ nhầm lẫn. Vì vậy, cần sắp xếp thời gian thư giãn, “xả hơi”
cho não bằng cách bơi lội, tập thể dục, nghe nhạc êm dịu, ngủ một giấc thật sâu hoặc đi
chơi chút đỉnh với bạn bè. Không nên thư giãn bằng cách đánh bài hay cá độ bóng đá vì
những trò này sẽ khiến thần kinh căng thẳng thêm.
Để giữ sức khỏe và tăng hiệu quả học tập, không nên học liên miên từ sáng đến tối, từ tối
đến khuya vì não bị nhồi nhét một lúc quá nhiều kiến thức sẽ bị “rối”, khó nhớ và dễ
quên (ảnh minh họa)
Trong thời gian ôn thi, học sinh sinh viên thường dễ bị thương tổn tâm lý. Sự lo âu thái
quá có thể làm giảm khả năng tập trung và khiến cho trí nhớ trở nên lộn xộn, không thể
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 13
làm bài hay ôn tập được. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm giúp đỡ để con giải tỏa được
những lo âu này.
Ngoài ra, để bảo đảm sức khỏe cho thí sinh trong mùa thi, cần thực hiện chế độ dinh
dưỡng hợp lý. Nên chọn những thức ăn có tác dụng giải độc cho não, tạo lập chất dẫn
truyền thần kinh để góp phần làm tăng trí nhớ, giúp dễ tiếp thu bài vở và ít mệt óc. Đó là
những thực phẩm sau:
- Lòng đỏ trứng (gà, vịt, chim cút…): Chứa hàm lượng cao lécithine, vừa giúp giải độc
gan vừa giúp tạo lập acétyl-choline (chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất). Vì
vậy, trứng giúp bổ não, tăng trí nhớ.
- Đậu nành: Chứa nhiều glucid, protid và lipid, các vitamin, enzym hỗ trợ sự tiêu hóa và
lécithine. Để bữa ăn khỏi nhàm chán, có thể sử dụng các chế phẩm khác nhau như giá,
bơ, sữa đậu nành, đậu phụ.
Trong bí đỏ có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là axit glutamic tự nhiên
(1%), giúp thải các cặn bã do hoạt động của não bộ tiết ra (nguồn ảnh: internet)
- Bí đỏ: Chứa nhiều beta-caroten, khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, có lợi cho mắt.
Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là axit glutamic tự
nhiên (1%), giúp thải các cặn bã do hoạt động của não bộ tiết ra. Nó cũng chứa nhiều
phốt pho (một chất cần thiết cho hoạt động của não).
- Cà chua, cà rốt: Giàu beta-caroten.
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 14
- Các loại rau quả giàu vitamin C như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền… có tác dụng giảm
mệt mỏi.
Mùa thi, sĩ tử nên ăn gì?(đăng trên gominhtuan.com)
Nếu như người bình thường nên hạn chế chất béovà đường – bột để tránh béo phì thì sĩ tử
lại cần ưu tiên hai nhóm thực phẩmnày.
Chuẩn bị bước vàokỳ thi đại học, cao đẳng, các sĩ tử càng cần chú ý đặc biệt đến chuyện
ănuống để thân thể và trí não đều ở phong độ tốt nhất.
Bồi bổkhông có nghĩa là nhồi nhét
Mệt mỏi, suy kiệt, giảm trí nhớ… là điều có thể xảy ra nếu sĩ tử không được chăm sóc
tốtvề dinh dưỡng. Không ít em đã phải nhập viện trong tình trạng hạ đườnghuyết, hoa
mắt, nhức đầu… do học hành quá tải trong khi ăn uống lại kém. Thếnhưng, cũng nhiều
em vì được “bồi dưỡng” quá tay mà trở nên thừa cân, cơ thểnặng nề lại thêm ít vận động,
chỉ “cắm đầu” vào sách vở nên càng chậm chạp,uể oải. Nhiều phụ huynh quên bồi bổ
“cái đầu”, trong khi đây mới là cơ quanlàm việc cật lực nhất trong giai đoạn này, thế là
người thì béo lên nhưngtrí não lại kém đi.
Vì thế, phụ huynhnên có sự điều độ và cân bằng khi thiết lập chế độ dinh dưỡng cho con.
Não cầnchất đường
Não tiêu thụ rấtnhiều đường glucose khi làm việc, đặc biệt là giai đoạn cao điểm như
mùathi. Nếu không cung cấp đủ đường glucose, não sẽ mệt, làm việc kém hiệu quả.Vì
thế, các sĩ tử cần đảm bảo lượng đường huyết ổn định bằng cách cung cấpđủ đường.
Nhưng sẽ là sailầm nếu bạn ăn cấp tập các loại bánh kẹo, vì dạng đường hấp thu nhanh
này sẽlàm đường huyết tăng nhanh rồi lại giảm nhanh. Hãy dùng các thực phẩm chứatinh
bột hoặc đường hoa quả, được chuyển hóa từ từ như các loại ngũ cốc,khoai, rau củ, trái
cây…
“Tra dầu”cho hệ thần kinh
Để trí não hoạtđộng tốt, bạn cần đảm bảo “thông suốt” sự dẫn truyền thần kinh và sự
khỏemạnh của tế bào thần kinh, trong đó chất béo có vai trò đặc biệt. Ngay cảchất béo
bão hòa và cholesterol cũng cần thiết, nhưng thường cơ thể không bịthiếu. Cái sĩ tử cần
bổ sung là chất béo không bão hòa, có nhiều trong cácloại cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 15
basa) hay các loại hạt nhiều dầu (hạthướng dương, hạt vừng, hạt bí). Vì vậy, nếu con
đang bước vào mùa thi, bạnhãy cho ăn cá thường xuyên.
Thịt đỏ và trứngcũng rất quan trọng vì chúng cung cấp phospholipid, chất béo thúc đẩy
dẫntruyền các tín hiệu trong não, giúp tăng cường trí nhớ. Các axit amin cótrong những
thực phẩm giàu đạm này cũng là thành phần quan trọng của cácchất dẫn truyền thần kinh.
Đảm bảođủ các nhóm thực phẩm
Ngoài bột –đường, chất béo và đạm, muốn cơ thể khỏe mạnh, sĩ tử còn cần được cung
cấpđủ các vitamin và khoáng chất. Vì vậy, cần ăn uống đa dạng, ăn nhiều tráicây và rau
xanh, sữa, sữa chua…
Vitamin nhóm Bcực kỳ cần thiết cho hoạt động trí óc, như B1, B3, B5, B6, B9 (axit
folic)B12. Chúng có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh đậm.Vitamin C
cần được bổ sung để tăng sức đề kháng.
Các em cũng cầnđược cung cấp đủ sắt để tạo máu (có trong thịt đỏ, gan, rau dền), iốt
đểtăng khả năng tiếp thu (có nhiều trong hải sản và muối iốt). Thiếu máu sẽgây mệt mỏi,
dễ ngủ gật, kém tập trung, còn thiếu iốt sẽ dẫn đến trì trệ vềtrí óc.
Coi chừngdị ứng và tiêu chảy
Tuy cần ăn uốngđa dạng để đủ dinh dưỡng, sĩ tử cần tránh tối đa nguy cơ dị ứng. Vì
thế,không nên ăn những món lạ, hoặc những món gây dị ứng cho các em trước đó.
Tiêu chảy cũng làmột sự cố nguy hiểm khi các em bước vào kỳ thi, vì có thể gây mất
nước vàđiện giải, kiệt sức, không học hành được, thậm chí phải bỏ thi. Vì thế phảituyệt
đối ăn chín, uống sôi, không dùng đồ ăn cũ hay thực phẩm đường phố.
Đừng lạmdụng cà phê
Uống cà phê đểtỉnh táo thức đêm học bài là cách mà nhiều sĩ tử đã áp dụng, nhưng rất
cóhại, nhất là nếu kéo dài. Cà phê giúp các em thức khuya, nhưng không thể giữcho tinh
thần, trí tuệ minh mẫn khi cơ thể và cả hệ thần kinh đã suy nhượcvì thiếu ngủ. Các em
thức mà vẫn không “nạp” được kiến thức vào đầu, trở nênlơ mơ. Đó là chưa kể là khi
quyết định đi ngủ, cà phê lại khiến cho các emkhông ngủ được.
Vì thế, thay vìuống cà phê, các em nên có thời gian biểu học và nghỉ hợp lý, nên có
thờigian thư giãn và vận động để cơ thể hoạt bát, trí não được nghỉ ngơi.
10 nguyên tắc ăn uống trong mùa thi
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 16
Để được như vậy Đông Tây y kim cổ đã nói đến rất nhiều cách. Ở đây chúng ta chỉ tham
khảo đến vấn đề ăn uống.
Ăn uống để bồi dưỡng toàn thân có ưu tiên đến não bộ là cơ quan phải nỗ lực nhiều hơn
trong thời gian ôn và thi. Do công việc đó lại diễn ra trong mùa hè nắng nóng có thể ảnh
hưởng bất lợi cho cơ thể và đặc biệt cho lao động trí óc, cho nên phải có biện pháp thích
hợp hơn (để bù nước điện giải, thanh nhiệt, giải độc ).
Sau đây là 10 nguyên tắc:
1. Không thay đổi, xáo trộn quá nhiều cách ăn uống đã quen thuộc hằng ngày có thể
làm thay đổi khẩu vị, có khi chưa quen chưa thích làm giảm hấp dẫn thèm ăn, thậm chí
gây rối loạn tiêu hóa. Ví dụ sữa bò đủ chất rất bổ, rất cần thiết cho thi cử nhưng không
phải em nào cũng đã quen và tiêu hóa được nên bị đau bụng đi ngoài. Thế là lợi bất cập
hại. Có thể thay thế bằng sữa đậu nành cũng rất tốt lại dễ hấp thu hơn.
2. Bảo đảm đủ các nhóm chất dinh dưỡng và không nên thiên về một nhóm nào, nhất
là khi phải ưu tiên cho não. Nếu chỉ quan tâm đến đạm mà xem nhẹ đồ ăn ngọt, béo là
không đúng.
- Chất đạm: Là một trong những thành phần chất tạo ra bộ não. Ưu tiên đạm động vật
(thịt, trứng ). Ăn óc lợn, gà (theo Đông y ăn gì bổ nấy). Đầu cá to (có cả óc cả thịt), cá,
tôm, sò, ốc, hến, trai.
Đạm thực vật có trong các loại đậu, nhất là đậu nành (rau giá, đậu phụ, tương).
- Chất béo: Chiếm phần lớn trong não, cholin là chất bảo đảm hoạt động của não (não
cấu tạo 60% acid béo không bão hòa và 35% chất đạm, bao gồm cả đạm động thực vật).
Chọn cá biển nhiều béo omega-3 (thu, trích, ba sa). Các dầu thực vật như dầu đậu nành,
vừng, lạc, hướng dương
- Chất đường: "Não là tên tham ăn đường" để sinh năng lượng cho não hoạt động tích
cực. Nên dùng đường có trong quả (dưa hấu, mít, dứa, cam, đu đủ ). Tinh bột trong ngũ
cốc (gạo, ngô, khoai, sắn ). Hạn chế dùng đường tinh và nếu có đường hoa mơ, đường
phổi Quảng Ngãi, đường thốt nốt miền Nam thì tốt hơn.
- Vitamin: Giúp chuyển hóa các chất và giúp não hoạt động tốt. Trong đó có vitamin
nhóm B (B1, B3, B9, B12 ) có trong ngũ cốc nhất là gạo lứt (gạo giã thô vẫn còn lớp vỏ
mỏng dưới vỏ trấu) và còn có trong các loại đậu.
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 17
+ Vitamin C: Điển hình chống oxy hóa (nguyên nhân của mọi bệnh), chống độc, chống
dị ứng thiếu máu, chảy máu. Có trong rau, quả nhất là khi ở dạng tươi sống như: nộm
(gỏi) (rau giá sống).
+ Vitamin A: Trong cà rốt, cà chua, bí đỏ, ớt đỏ. Có vai trò đặc biệt bồi dưỡng mắt đỡ
mỏi mệt vào giai đoạn mắt phải làm việc ngày đêm.
+ Vitamin E: Chống oxy hóa, có trong giá của các loại đậu, vừng, lạc, trong trứng, thịt,
rau cần, rau cải xôi (rau chân vịt).
- Khoáng chất: Calci để cân bằng kiềm và acid, vận chuyển thông tin. Có nhiều trong cá,
tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc.
+ Kẽm để tăng cường trí nhớ. Có nhiều trong thủy hải sản như nói ở phần trên.
+ Iod để "thông minh". Có trong hải sản, rau cải xoong.
- Chất xơ: Để điều hòa hấp thu chất béo, để nhuận tràng "mát ruột". Có trong các loại
rau quả đồng thời cung cấp các vitamin và chất khoáng.
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm
bảo các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước
Nên chọn những món ăn hỗn hợp nhiều nhóm chất của động - thực vật; ví dụ: cá hoặc thịt
nấu sốt cà chua, súp sườn với khoai tây hoặc bí đỏ, thịt xào rau đỗ, cá nấu canh chua, xôi
xéo (nếp + đậu + mỡ + hành), sủi cảo tôm tươi (gan + thịt + trứng cút), bún riêu cua,
miến lươn, bánh đa kê + đậu + đường, bánh chưng (nếp + thịt + mỡ, đậu)
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 18
3. Bảo đảm 3 bữa ăn chính, có thể thêm 2-3 bữa phụ
- Bữa sáng rất quan trọng, nên bạn cần phải ăn và ăn tốt. Không được bỏ bữa với bất kỳ
lý do gì và phải đủ chất, không thể qua loa! Có thể ăn bánh mì với trứng hoặc patê gan,
kèm dưa chuột, rau thơm, bánh bao nhân trứng, bánh chưng, bánh đa kê đậu đường, uống
sữa, sữa cà phê.
- Xôi các loại, nhất là xôi xéo.
- Các loại cháo: Cháo gà hoặc vịt, tim, gan, bồ dục lợn, sủi cảo tôm tươi, bún bò giò heo.
- Bữa trưa, chiều cần đủ các thành phần thuộc cơ cấu bữa ăn thông thường của người Việt
Nam. Cơm với các thức ăn món kho có thịt hay cá, đậu phụ, trứng luộc, rán, xào, kho
Món nước: canh rau ngót giò sống, bí nấu tôm nõn, canh riêu cua, canh chua đầu cá, canh
bí đỏ thịt nạc, súp khoai tây, sườn
- Món rau: Rau muống luộc trộn vừng, cải soong xào thịt bò, giá đỗ xào thịt lợn, nộm giá
đỗ - cà chua - dưa chuột trộn dầu giấm, đậu quả các loại luộc, xào
- Bữa chiều có thể ít món hơn như bớt món nước, thức ăn thanh đạm dễ tiêu.
- Món chấm là nước mắm cao đạm, tương, (ít muối) có chanh, ớt tươi. Hạn chế ăn xì dầu.
- Quả chín, kẹo nên ăn là sô-cô-la đắng, đen.
Các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 14 giờ (sau ngủ trưa dậy), tối 20 giờ trước khi đi ngủ 1 tiếng
chỉ ăn nhẹ bằng sữa chua hoặc sữa nước, các loại quả, các loại chè hạt sen, ngó sen, nhãn
lồng bọc hạt sen, chè vừng đen, cháo tim gan, cháo gà để không ảnh hưởng giấc ngủ sinh
lý.
4. Phải đa dạng hóa bữa ăn
Để hợp khẩu vị và tránh nhàm chán trong thực đơn hằng ngày, kịp thời bảo đảm cung cấp
đầy đủ, thường xuyên hằng ngày các dưỡng chất cho não, ta sẽ lựa chọn trong các nguồn
thực phẩm động, thực vật rất phong phú trên thị trường.
Ví dụ: Về đạm động vật có gà, lợn, bò; cá (chép, trích, quả ); trứng (gà, cút, cá). Về tinh
bột: mì, gạo, đậu các loại (nhất là đậu nành, đậu xanh, khoai các loại, ngô).
- Trái cây ăn sau bữa ăn, bữa phụ: táo, chuối, nho, đu đủ, nhãn, vải.
Chế biến món ăn cũng cần luôn thay đổi. Ăn với cơm sẽ có các món: luộc, xào, rán, kho.
Dạng lỏng rất cần để bù nước mùa hè.
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 19
5. Bảo đảm uống đủ nước: Mỗi ngày cần uống đủ 1,5 - 2 lít nước (ngoài số nước có
trong thức ăn) có thể đơn giản là nước đun sôi (và uống nước ấm, hạn chế uống nước
nguội lạnh). Ngoài ra, có thể dùng thêm nước quả tươi vắt. Nếu dùng máy xay sinh tố
không dùng nhiều nước và đá làm loãng. Nước mía rất tốt nhưng cho ít đá để tránh gây
đàm thấp và viêm họng.
6. Bảo đảm giấc ngủ sinh lý: Ngủ trưa 30 phút - 1 giờ. Ngủ đêm tối thiểu 6 giờ (22 - 5
giờ). Nên ngủ sớm dậy sớm theo chu kỳ sinh học (không nên ngày ngủ đêm học). Trong
ngày, ngoài hai giấc ngủ đó, có thể chợp mắt chốc lát khi mệt quá. Để có giấc ngủ ngon,
không dùng các thức ăn uống kích thích như cà phê, chè đặc, coca-cola, pepsi (trong có
cafein), nước uống có cồn (bia, rượu).
7. Bảo đảm giờ ăn: Ăn ngủ đúng giờ, đủ giờ, khi thức ăn nóng sốt, không tùy tiện sớm
muộn thất thường. Không ăn vội vàng lùa cho xong bữa, không vừa ăn vừa học, vừa ăn
vừa xem tivi (nên giải trí ngoài giờ ăn) để ăn biết ngon, nhai kỹ, ăn có chừng mực, không
ít hoặc nhiều quá (nên ăn hơi đói thì tốt hơn).
8. Các thức nên tránh: Để tránh độc hại cho não nên tránh dùng một số đồ ăn thức uống
sau: bột ngọt, phèn chua (chứa nhôm có trong các loại bánh, mứt), các loại xúc xích, lạp
xưởng có chất bảo quản, thịt quay nướng (có bám mỡ cháy), các loại thức ăn nhiều muối
mặn (cá biển, thịt khô ướp muối), các loại bánh kẹo dùng đường hóa học, các loại nước
uống có cồn (bia, rượu), các chất kích thích (cà phê, chè đặc, thuốc lá).
9. Bảo đảm môi trường tốt: Thí sinh cần được tạo một môi trường gia đình hòa thuận,
đầy thông cảm, ưu tiên dành thời gian, không gian cho học tập, đồng thời cha mẹ cần
động viên, khuyến khích để học sinh yên tâm ôn thi. Sinh hoạt, học tập được thực hiện
trong môi trường thoáng đãng có ánh sáng đầy đủ, nhiều không khí trong lành, yên tĩnh.
10. Thư giãn: Ngoài việc bảo đảm ăn ngủ tốt còn phải có kế hoạch học và nghỉ ngơi vận
động hợp lý để thư giãn đầu óc.
- Nghe nhạc, xem tivi. Nhưng tránh nhạc giật gân, phim bạo lực để không làm căng thẳng
thêm, nhất là trước khi đi ngủ. Nên tập thể dục sáng, tối, giữa giờ học, nên đi bộ 30-60
phút sẽ giúp ăn, ngủ ngon hơn.
- Vệ sinh thân thể: Không nên vì quá bận ôn thi mà sao nhãng việc tắm rửa và giặt giũ
quần áo hằng ngày. Nhất là về mùa hè oi bức ra nhiều mồ hôi làm cho cơ thể ngứa ngáy
khó chịu, chán ăn, khó ngủ Tắm rửa sẽ còn có tác dụng kích thích thần kinh làm cho
tỉnh táo, thoải mái học sẽ hiệu quả hơn (có vòi sen phun mạnh lên cơ thể càng hiệu quả
hoặc có bồn tắm nằm ngồi ngâm nước lá thơm ).
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 20
- Rửa chân sạch sẽ trước khi đi ngủ để tâm thận giao hòa. Dùng nước ấm để rửa từ khóe
chân xuống sẽ an thần tạo giấc ngủ ngon (để tỉnh ngủ thì ngâm chân vào chậu nước lạnh).
Kích thích não bằng cách nào vào mùa thi
Có rất nhiều chất dinh dưỡng bổ sung giúp con em chúng ta cải thiện đưọc khả năng tri
thức trong thời gian thi cử. Ðể luôn luôn năng động, trí nhớ phải thường xuyên được vận
dụng. Người chơi thể thao sẽ mất nét đẹp thể hình nếu lười luyện tập, còn khả năng tri
thức sẽ thoái hoá nếu hoạt động của não suy giảm.
Những trợ chất hiệu quả và không nguy hiểm.
Có nhiều Thành phần khác nhau làm nền tảng cho sự vận động tốt trí nhớ: glucose,
phosphore, oxygen, vitamine B, acide béo đa bão hoà. Do đó thiếu vitamine và khoáng
chất có thể làm phát sinh hiện tượng giảm khả năng tập trung, mệt từng cơn và mau quên.
Chế độ ăn uống không đầy đủ cũng là một nguyên nhân thiết yếu. Chính vì thế vào thời
kỳ thi cử- lúc mà trí nhớ và sự tập trung cần được phối hợp luôn luôn- việc bổ sung các
chất dinh dưỡng cho cơ thể đưọc xem là rất hợp lý. Nhiều thực phẩm phụ được bán dưới
hình thức dược liệu như; Vitamine C bảo vệ sức khoẻ, Sargenor chống mệt, Bioptimum
tăng cường chức năng trí` tuệ và thể lý.
Kích thích khả năng tập trung và trí nhớ:
Nguồn dinh dưỡng cuối cùng là vitalmux Fox của các viện bào chế một cách hữu hiệu
cho những người ở vào giai đoạn cần vận sức hay tâm thần. thành phần cấu tạo hoàn toàn
quân bình: phosphosérine bảo vệ và tái tạo các si-náp, L-glutamine kích thích hoạt động
não, các vitamine thuộc nhóm B tham gia vào sự phát triển các tế bào não. Bác sĩ khuyên
nên dùng các thuốc trên 1 tháng trước khi đi thi, với liều lượng 1 lọ duy nhất hoặc 2 viên
nén/ngày vào buổi sáng tốt hơn
Thường gần đến các kỳ thi quan trọng, các bạn học sinh lại hay mắc bệnh như: cảm cúm,
viêm họng, nhức đầu, mệt mỏi, hay buồn ngủ, mất ngủ, học bài lâu thuộc nhưng lại mau
quên, chán ăn, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh Tình trạng này làm giảm thành
tích học tập của học sinh. Câu hỏi đặt ra là: có biện pháp nào và món ăn nào giúp bồi bổ
sức khỏe và trí óc để học và thi tốt? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Các bệnh dễ mắc vào mùa thi
Có một thực tế là học sinh trong thời kỳ ôn thi cuối năm dễ mắc bệnh và hay bị mệt mỏi.
Tại sao vậy?
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 21
Dịp ôn thi cuối năm học thường là vào mùa hè nắng nóng. Việc đi lại ngoài trời nắng đã
làm các em mệt mỏi vì ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối, giảm sức đề kháng
của cơ thể. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng làm cho các em biếng ăn, chỉ uống nước
nhiều nên đến bữa càng ngại ăn cơm. Khi sức đề kháng bị giảm sút, cơ thể dễ mệt mỏi,
trong khi ăn uống không đầy đủ các chất, đặc biệt là thiếu chất đạm, thiếu các vitamin và
khoáng chất như vitamin C, vitamin A, vitamin E, sắt, kẽm, kali Mặt khác, các em lại
phải học nhiều, thức quá khuya và phải dậy sớm nên thời gian ngủ ít dẫn đến cơ thể bị
thiếu ngủ, dễ mệt mỏi, suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh. Từ đây kết quả học tập
giảm sút, học lâu thuộc và rất mau quên. Các em lại ít vận động, ít hoặc không tập thể
dục nên dễ bị thiếu dưỡng khí cũng sẽ làm giảm sức đề kháng và mau mệt mỏi. Nếu các
em sử dụng quạt máy hay máy lạnh ở nhiệt độ thấp (16 - 220C) tạo ra sự chênh lệch nhiệt
độ quá lớn giữa trong phòng lạnh và bên ngoài làm cơ thể học sinh không thích nghi kịp
nên dễ nhiễm lạnh, luồng gió từ quạt máy thổi trực tiếp liên tục vào người sẽ làm khô mũi
họng nên dễ gây viêm.
Tập thể dục giữa giờ giúp các em học sinh thư giãn, chống mệt mỏi
Đối với những học sinh bỏ bữa sáng, vào tiết cuối của buổi học dễ bị hạ đường huyết gây
hoa mắt, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, có khi ngất xỉu, lạnh tay chân. Gặp trường hợp
này, cần nhanh chóng cho học sinh đó uống một hộp sữa tươi có đường, hoặc cốc nước
trà đường, ăn 1 - 2 cái kẹo Phòng tránh hạ đường huyết bằng cách không bỏ bữa sáng
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 22
và ăn các bữa phụ.
Bệnh đau dạ dày: do học sinh ăn uống không điều độ, ăn trong tình trạng căng thẳng tinh
thần bởi lo học và thi, thường nhai không kỹ và không thư giãn khi ăn, làm dịch vị không
tiết ra đầy đủ để tiêu hóa thức ăn; học căng thẳng thì càng đau. Muốn tránh bệnh này, học
sinh cần ăn uống làm nhiều bữa theo nguyên tắc “không để quá đói, không ăn quá no”.
Học sinh nên mang theo các loại thức ăn nhanh như: sữa tươi, sữa chua, bánh mì, trái
cây, khoai củ, bánh kẹo, xúc xích để ăn khi giải lao giữa các tiết học.
Các biện pháp bồi bổ sức khỏe để học và thi tốt
Để giúp các em học sinh khỏe mạnh tập trung học và thi tốt, các bậc cha mẹ cần chăm
sóc cho các em ăn, nghỉ, sinh hoạt như sau:
Ăn ngày 3 bữa chính: sáng, trưa, tối, với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là đạm, đường, béo,
vitamin và khoáng chất. Nhóm chất đạm gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu sò
Nhóm chất đường chủ yếu là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, bánh mì, bánh quy, kẹo Nhóm
chất béo là dầu thực vật để chế biến thức ăn và chất béo trong cá và thủy hải sản. Nhóm
vitamin và khoáng chất chủ yếu có trong rau, củ, trái cây, thịt, cá. Trong những ngày hè
nắng nóng, cần cho các em uống nước đầy đủ, tốt nhất là các loại nước ép trái cây tươi
như nước cam, chanh, nho, bưởi, đu đủ, bơ, dưa hấu, lê, táo Khi các em ra nhiều mồ hôi
có thể cho uống dung dịch oresol để bù nước và muối rất tốt. Để cho các em dễ uống có
thể vắt chanh, cam và thêm vài thìa đường vào nước oresol. Ngoài 3 bữa chính, khi các
em đi học, cha mẹ nên chuẩn bị các thức ăn nhanh để cho con ăn bữa phụ sau các tiết học
như: sữa chua, sữa tươi, bánh kẹo, chè khoai, chè đậu đen, trái cây, xúc xích
Người lớn và chính bản thân các em học sinh không nên cho các em uống nước trà đặc,
cà phê để thức khuya học bài. Vì trà và cà phê có chất caffeine kích thích thần kinh làm
cho các em không buồn ngủ và rất khó ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn giấc
ngủ, suy nhược thần kinh và giảm trí nhớ.
Các em học sinh cấp 2 - 3 cần được ngủ đủ từ 7 - 8 giờ mỗi ngày, còn học sinh mẫu giáo
và cấp 1 cần ngủ nhiều hơn là khoảng 9 - 10 giờ. Nếu em nào thích học khuya thì cho
ngủ sớm để đêm dậy học. Cha mẹ và người thân nên bố trí cho các em được ngủ trưa từ
20 - 30 phút.
Việc tập thể dục rất cần để đảm bảo sức khỏe cho học sinh học và thi tốt. Các em có thể
tập vào buổi sáng khi ngủ dậy, hoặc tranh thủ thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học để
tập một số động tác thể dục, hít thở không khí trong lành để giúp thư giãn, chống mệt
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 23
mỏi.
Những gia đình có điều kiện dùng máy điều hòa nhiệt độ, chỉ nên để nhiệt độ từ 26 -
280C là tốt nhất. Khi học hay ngủ, không nên để quạt điện quạt thẳng vào đầu, hay mặt
các em để tránh bị cảm lạnh hay khô họng dễ bị viêm nhiễm.
Khi đi lại ngoài trời nắng, các em cần đội nón mũ rộng vành, mặc áo chống nắng và luôn
uống nước đầy đủ để chống say nắng và say nóng
c sĩ Hạnh ví von việc học tập, ôn luyện cho các kỳ thi giống như “ngựa đua đường dài”.
“Mà đua đường dài cần sức khỏe bền bỉ, dẻo dai thì mới thắng được, nên các bạn cần giữ
gìn sức khỏe” - BS Hạnh nói.
Xe không xăng thì không thể chạy
*Thưa bác sĩ, làm sao để nhớ tốt, nhớ dai?
- Theo kinh nghiệm của cô, phương pháp học khoa học là trước khi đến trường, các em
cần đọc bài trước. Đọc trước để có ý trong đầu, khi cô giảng thì mình sẽ nhớ hơn. Như
vậy mình có hai lần “vào đầu”. Lần đầu là đọc trước, lần hai là cô giảng và lần ba là tìm
tài liệu đọc thêm. Do không làm dàn bài theo ý của mình nên khi vô phòng thi nhiều em
nghĩ “cái này thấy quen lắm nè, ai đó đọc giùm câu đầu là nhớ hết”. Vì vậy, phải học theo
dàn bài các em ạ.
Về sức khỏe, các em phải có năng lượng đầy đủ. Một cái xe không có xăng thì không thể
chạy. Cơ thể mình không có sức khỏe thì ì ra. Đôi khi các em thấy vô lớp, cô nói mà
không nghe gì hết, lý do là các em mệt quá. Điều cô thấy là các em thường không ăn
sáng, quả thật không tốt chút nào.
* Bữa sáng ăn như thế nào là đúng cách, thưa bác sĩ?
- Bữa sáng phải có chất đạm (có trong thịt, cá, đậu, tốt nhất đậu nành). Ăn chất đạm vào
buổi sáng rất cần thiết cho các bạn. Ăn mì gói thì nên thêm trứng hay thịt bằm, rau vào.
Chất đạm tạo nên chất dẫn truyền thần kinh. Các bạn hay gặp những bài “thấy quen lắm
nhưng không biết trang nào”. Muốn “link” những dữ liệu trên cần chất kết nối. Muốn như
vậy, các bạn nên ăn cá có chất thiết yếu để giúp trí nhớ tốt hơn. Các bạn gái hay giữ dáng,
sợ mập, hổng dám ăn. Nhiều bạn gái hay bị mất máu vào mỗi tháng mà ăn không đầy đủ.
Điều này dẫn đến tình trạng các bạn học mau quên.
* Nhà có tiền mới ăn được đủ dinh dưỡng phải không cô?
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 24
- Đây là câu hỏi khá thú vị. Mình không nhiều tiền thì ăn đủ dinh dưỡng được không?
Vẫn được. Những chất như thịt, cá, trứng, sữa rất tốt. Nếu không có điều kiện thì nên
dùng chế phẩm từ đậu nành. Đậu nành rất rẻ, nên dùng sữa bằng sản xuất công nghiệp
hoặc tự nấu ở nhà, vì uống ở ngoài không biết có sạch hay không từ bịch, ống hút. Các
bạn cũng có thể ăn sáng bằng bánh tét, bánh ít, cơm ở nhà cũng được, xôi đậu, bánh mì…
Các bạn không cần thiết phải ăn những món quá mắc tiền. Các bạn ăn đậu phộng nấu lon
hoặc trứng gà cũng tốt Không cần phải nhiều tiền mới ăn đủ dinh dưỡng, miễn sao biết
sắp xếp là được.
Nên tập thể dục
* Bạn con kiêng ăn trứng, chuối vì… sợ trượt vỏ chuối, điều này đúng không bác sĩ?
- Các bạn ơi, trứng là thức ăn tốt cho não của mình. Khi ăn trứng mình nên làm trứng
chín hẳn. Các bạn kiêng ăn trứng sợ điểm “hột vịt lộn” thì không phải đâu. Chuối cũng
cần cho cơ thể, chuối có quanh năm và rất rẻ. Ăn những thực phẩm này các bạn không sợ
thi rớt đâu. Mẹ các bạn cũng hay nấu chè đậu cho ăn mỗi mùa thi để cầu thi đậu. Đậu
cũng rất tốt cho cơ thể nhưng các bạn cần chú ý không nên ăn quá nhiều đường, sẽ không
ăn được những thực phẩm khác.
* Thưa cô, khi học bài khuya con cảm thấy rất mỏi mắt, xin hỏi cô cách khắc phục?
- Các em nên tập thể dục mắt như liếc trái, liếc phải. Đảo tròng mắt theo chiều kim đồng
hồ nhưng đầu vẫn giữ, không nghiêng qua nghiêng lại. Các bạn cũng nên nhìn xa và nhìn
gần. Các bạn nhìn xa tít đến chỗ nào không nhìn thấy được gì nữa. Sau đó, các bạn có thể
massage mắt. Nhắm mắt lại và vuốt nhẹ, dùng hai tay ấn hai bên hóc mắt và xoa nhẹ.
Trong thời gian này, não thư giãn, mắt thư giãn. Xoa như vậy khoảng 30 cái, máu lưu
thông tốt thì mắt sẽ đỡ mỏi. Nên ăn thực phẩm bổ cho mắt: Giàu vitamin A như thịt, cá,
rau, trứng sữa, rau xanh đậm. Các bạn tránh nhìn giấy chói, tránh nhìn những vật quá gần
hơn 20cm.
* Em hay bị mất tập trung, mọi việc cứ rối tung lên. Học hay bị lộn xộn chẳng nhớ
gì cả. Cô Hạnh chỉ giùm em cách sắp xếp lại?
- Mình học kỹ mà mau quên là học “bằng văn của thầy” chứ không phải bằng văn của
mình. Nên học bằng văn của mình như lập dàn ý, dàn bài. Việc mất tập trung là máu
không đủ để não tập trung. Các em nữ có thể ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá,
trứng, sữa và uống thuốc bổ máu định kỳ trong 16 tuần, ăn cơm no rồi uống. Nhưng
không nên uống trước kỳ thi.
Cảm ơn người chia sẻ: Facebook.com/nguyenvanthevn Page 25