Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phan tich hinh anh nguoi linh trong bai tho dong chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.4 KB, 70 trang )

Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

Ý chính phân tích hình ảnh người lính trong bài Đồng chí
Các luận điểm chính


Luận điểm 1: Vẻ đẹp mộc mạc, chân thức của người lính



Luận điểm 2: Vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tình cảm của những người lính

Ý chính phân tích
Bài thơ về tình đồng chí đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính
cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.


Hồn cảnh xuất thân: họ là những người nơng dân nghèo ra đi từ hai miền
đất xa nhau: “ nước mặn đồng chua”, “ đất cầy lên sỏi đá.”



Họ ra đi vì nghĩa lớn (hai chữ “mặc kệ” nói được cái dứt khốt, mạnh
mẽ ...mặc dù vẫn ln lưu luyến với quê hương “giếng nước gốc đa....”



Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn sốt rét run
người, trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá => Những gian
khổ càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người
lính (miệng cười buốt giá)





Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết



Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đặc sắc
trong đoạn cuối của bài thơ.

Dàn ý phân tích hình ảnh người lính trong bài Đồng chí
Dàn ý 1
1. Mở bài:

Tổng hợp: Download.vn

1


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí



Giới thiệu về hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí".

2. Thân bài:
a. Trình bày khái quát về tác giả và tác phẩm:


Chính Hữu (1926 - 2007) là nhà thơ trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến

chống Pháp và chống Mỹ với phong cách sáng tác bình dị, nhiều cảm xúc
và chủ yếu tập trung vào hình ảnh người lính trong sáng tác.



Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác vào đầu năm 1948 nói về tình đồng chí,
đồng đội thắm thiết của những người lính cách mạng và được in trong tập
"Đầu súng trăng treo".

b. Hình ảnh những người lính có cùng hồn cảnh xuất thân, chung lí tưởng
chiến đấu và cùng nhau trải qua mọi khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống:


Những người lính đều có nguồn gốc xuất thân là nơng dân "nước mặn
đồng chua", "đất cày lên sỏi đá".

→ Đây đều là những vùng quê nghèo khó đã tạo nên sự đồng điệu trong trái tim
người lính.


Những người lính tuy khơng quen biết nhau nhưng có duyên gặp gỡ và
gắn bó bởi họ có chung lí tưởng chiến đấu "Súng bên súng, đầu sát bên
đầu".



Hồn cảnh khó khăn, khắc nghiệt đã giúp những người lính trở thành "tri
kỉ" của nhau.

c. Hình ảnh những người lính biết sẻ chia, thấu hiểu tâm tư tình cảm của

đồng đội, họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời
người lính:
Tổng hợp: Download.vn

2


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí



Những người lính phải rời xa quê hương, rời xa "ruộng nương", "gian
nhà", "giếng nước", "gốc đa" để đi đánh giặc.



Các anh hiểu rõ về nhau và còn hiểu rõ cả nỗi niềm người thân của nhau
ở hậu phương "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính".



Những người lính cịn chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của những đêm
"sốt run người" vì hầu như người lính nào cũng đều phải trải qua ít nhất
một lần.



Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn về quân tư trang trong những ngày
đầu kháng chiến nhưng vẫn lạc quan, yêu đời để "Miệng cười buốt giá".




Họ quên mình đi để truyền cho nhau hơi ấm "Thương nhau tay nắm lấy
bàn tay".

→ Đây là hành động của sự đoàn kết, gắn bó keo sơn, tiếp thêm sức mạnh cho
đồng chí, đồng đội để cùng chiến đấu vì đất nước.
d. Hình ảnh người lính sẵn sàng chiến đấu, chờ giặc tới:


Trong khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên "rừng hoang sương muối" thì
những người lính vẫn đứng cạnh nhau, im lặng cùng chờ giặc tới.



Hình ảnh người lính cầm súng tưởng đối lập nhưng lại vơ cùng hồ quyện
với thiên nhiên bởi trăng tượng trưng cho cái đẹp, sự yên bình cịn người
lính cầm súng là để bảo vệ tổ quốc.

e. Đánh giá:


Bài thơ đã đem đến một làn gió mới cho khuynh hướng sáng táng của thơ
ca kháng chiến.



Bài thơ đã xây dựng thành cơng hình ảnh người chiến sĩ cách mạng mộc
mạc, giản dị với nhiều vẻ đẹp đáng trân trọng.


Tổng hợp: Download.vn

3


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí



Ngơn ngữ cơ đọng, hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu thể hiện được sự
hình thành và phát triển của tình đồng chí ngày càng nâng cao.

3. Kết bài:


Khái qt lại hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí".
Dàn ý 2

Mở bài:
Giới thiệu Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Trong các tác phẩm văn học, tác giả đưa các hình ảnh rất đỗi quen thuộc và gần
gũi vào ấy như con đò, bến nước, thiên nhiên, con người,…. Một trong những
hình ảnh đặc sắc nhất là hình ảnh người chiến sĩ, người chiến sĩ ra chiến trường.
bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu nêu rất sâu sắc và ý nghĩa về hình
ảnh và tình cảm của những người chiến sĩ trên chiến trường với nhau.
2. Thân bài:
Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
1. Cơ sở của tình đồng chí:
“Q hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tơi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”
- Những người chiến sĩ ấy xuất thân từ những miền quê khác nhau, từ những
vùng xa xôi khác nhau
Tổng hợp: Download.vn

4


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

- Mỗi người có những khó khăn, khổ cực khác nhau
- Nhưng họ chung chí hướng và gặp nhau tại chiến trường
- Họ chung cảnh ngộ, chung tinh thần, chung chí hướng và sát cánh bên nhau
2. Biểu hiện của tình đồng chí:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
…..
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”
- Những người chiến sĩ ấy cảm thơng hồn cảnh của mình cho nhau
- Dù gặp khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời
- Tình cảm của những người chiến sĩ ấy rất sâu nặng và gắn bó sâu sắc
3. Biểu tượng đẹp của tình đồng chí
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
- Dù hồn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hồn thành tốt nhiệm vụ
được giao
- Một hình ảnh đẹp về tình đồng đội


Tổng hợp: Download.vn

5


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

- Sự gắn bó thân thiết và sâu sắc về tình đồng đội
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về tình đồng đội qua bài thơ
Ví dụ: Qua bài thơ ta có thể cảm nhận được tình đồng đội sâu sắc của những
chiến sĩ trong tác phẩm tình cảm chân thực, lạc quan và gắn bó với nhau.
Dàn ý 3

I. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”.
● Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
● Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí cao
đẹp.
Ví dụ: Hình ảnh người lính trong chiến đấu ln là một đề tài bất tận của thơ ca
kháng chiến, mỗi một thời kỳ người lính lại tốt lên những vẻ đẹp khác nhau.
Trong kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu đưa đến cho chúng ta hình ảnh về
những người lính giản dị
II. Thân bài:
* Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực.
● Họ là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ
nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lý tưởng chiến đấu.
* Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình

cảm:
Tổng hợp: Download.vn

6


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

● Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian
lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
● Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến
đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người
lính trong kháng chiến chống Pháp.
● Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau
tay nắm lấy bàn tay”.
● Sự lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng
trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.
III. Kết bài:
● Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống
Pháp.
● Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngơn ngữ
giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời
sống nội tâm.

Phân tích hình ảnh người lính trong bài Đồng chí - Mẫu 1
Có một nhà thơ đã từng tâm sự:
"Đất nước mình đây
Hai mươi năm
Mưa, nắng, đêm, ngày
Hành quân không mỏi

Sung sướng bao nhiêu: "Tôi là đồng chí
Của những người đi, vơ tận, hơm nay"

Tổng hợp: Download.vn

7


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

Đó là ai nếu khơng phải nhà thơ Chính Hữu - một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành
trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Giữa muôn vàn thăng trầm, biến cố
của lịch sử, trên đôi tay Chính Hữu khơng chỉ vững vàng những cây súng đánh
giặc mà còn bung nở cho đời những vần thơ diệu kì về người lính. Và "Đồng
chí" là một trong những bài thơ như thế.
Tác giả Chính Hữu là một người lính cụ Hồ đúng nghĩa; Ơng ngun là đại tá,
phó cục trưởng cụ tun huấn thuộc tổng cục chính trị- quân đội nhân dân Việt
Nam; nguyên phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1946, ơng gia nhập
trung đồn thủ đơ và hoạt động trong qn đội suốt hai cuộc kháng chiến chống
Mỹ và Pháp. Phong cách thơ của chính hữu chịu ảnh hưởng rất lớn từ hai cuộc
chiến; ông gây ấn tượng với phong cách sáng tác bình dị nhiều cảm xúc và chủ
yếu tập trung vào hình ảnh người lính.
Bài thơ đồng chí được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc
kháng chiến chống thực thực dân Pháp, sau khi nhà thơ cùng đồng đội tham gia
chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu-Đơng năm 1947)- thời điểm đó đã
đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ
đồng chí có thể được coi là biểu tượng, tác phẩm làm nên tên tuổi của Chính
Hữu; tác phẩm cịn được đánh giá là tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến giai đoạn
1946-1954. Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết của những người
lính cách mạng, họ vào sinh ra tử với nhau, cùng nhau vượt qua những thời

khắc mong manh giữa sự sống và cái chết; tình cảm đó khó có gì đong đếm
được.
Quân xâm lược chiếm đóng nước ta, các anh nghe theo tiếng gọi của tổ quốc,
rời xa quê hương, gia đình để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng đó
"Q hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tổng hợp: Download.vn

8


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

Anh với tơi đơi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!"
Những người lính đều có nguồn gốc giống nhau, từ nơi "nước mặn, đồng chua",
"đất cày lên sỏi đá", tài sản quý giá nhất với họ là tình yêu cháy bỏng với quê
hương đất nước. Đây đều là những vùng quê nghèo khó, cuộc sống của họ
quanh năm gắn với ruộng đồng nhưng cũng chẳng đủ ăn. Chính vì sự tương
đồng đó mà trái tim người lính có sự đồng điệu với nhau; họ cảm nhận sâu bên
trong tâm hồn mỗi người và nhanh chóng trở nên gắn kết một cách lạ thường.
Có một thứ ln soi sáng và dẫn đường cho những người lính là lí tưởng cách
mạng, khát khao chiến đấu cho nước nhà được độc lập; để rồi những người lính
cụ Hồ ln trong tư thế sẵn sàng chiến đấy kể cả lúc nghỉ ngơi " Súng bên súng,
đầu sát bên đầu". Chính kim chỉ nam đó đã biến những con người xa lạ trở
thành anh em một nhà, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn.
Cùng nhau vượt qua những thời khắc gian khổ chúng ta mới biết quý trọng

những người cùng ta vượt qua thời gian đó. Hồn cảnh khó khăn, khắc nghiệt đã
giúp những người lính trở thành tri kỉ" của nhau, họ sẻ chia cho nhau những
mảnh chăn; hơi ấm để cùng nhau vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết giá lạnh.
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi.
Tổng hợp: Download.vn

9


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!"
Những hình ảnh thật gần gũi, quen thuộc nhưng cũng có chút gì đó đơn sơ đã
được nhà thơ tái hiện, đó là " ruộng nương", "gian nhà", "giếng nước", "gốc đa".
Những người lính rời xa nơi "chôn rau cắt rốn" để lên đường đánh giặc, họ rời
đi thực sự khơng có một tài sản gì giá trị, những gian nhà không vững chắc,
lung lay theo thời tiết. Họ lên đường với một cháy tim cháy bỏng, nhiệt huyết
của tuổi trẻ, sẵn sàng hi sinh để đánh đổi với sự bình yên của tổ quốc.
Họ hiểu rõ về nhau và còn hiểu rõ cả nỗi niềm người thân của nhau ở hậu
phương "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính". Họ biết rằng trọng trách của
mình rất lớn, trên vai là trách nhiệm với tổ quốc, phía sau họ là sự trơng ngóng

của gia đình mong họ trở về. Những người lính hiểu rằng, những người phụ nữ
đang đợi họ ở nhà không cần những chàng trai trở về với những chiến công hiển
hách mà chỉ mong họ bình n vơ sự khi quay về.
Họ chia sẻ với nhau tất cả mọi thứ, cả những gian lao vất vả, thiếu thốn nơi rừng
sâu, cả những đêm "sốt run người", nơi rừng sâu lạnh lẽo đó, nơi mà muỗi, vắt
cịn nhiều hơn cây cối thì thứ duy nhất họ có thể dựa vào đó chính là hơi ấm của
nhau. Mỗi người lính đều phải trải qua những đêm mệt nhồi đó ít nhất một lần
trong đời, người khỏi đùm bọc người ốm và cùng nhau vượt qua nghịch cảnh đó.
"Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay", cuộc sống ngày thường của họ vốn đã
khó khăn, có những thời điểm cịn khơng đủ ăn thì làm sao có thể chuẩn bị đầy
đủ quân tư trang để lên đường, họ giống nhau một cách lạ thường, cùng nhau
thiếu rách về quân tư trang trong những ngày kháng chiến nhưng điều đó khơng
Tổng hợp: Download.vn

10


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

hề ảnh hưởng đến nhuệ khí của họ. Những người lính vẫn lạc quan, yêu đời và
một nụ cười vẫn luôn thường trực trên môi. Vào thời tiết giá lạnh đó, quần cũng
khơng thể có chiếc quần lành lặn, khơng có nổi đơi giày. Họ qn mình đi để
truyền nhau hơi ấm "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Đây là hành động của
sự đoàn kết, gắn bó keo sơn, tiếp thêm động lực cho đồng chí, đồng đội để cùng
chiến đấu vì đất nước.
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hiện ra, thiên nhiên với con người như tô điểm
cho nhau, những người lính khơng hề run sợ mà ngược lại sẵn sàng tự tin, kề vai

sát cánh bên nhau chờ giặc tới. Có một sự trống vắng khơng hề nhỏ ở đâu,
"rừng hoang sương muối", giường như sự xuất hiện của những người lính là sự
sống duy nhất ở đây. Người lính trong tư thế nghiêm trang, hàng trang của họ là
những cây súng. Hình ảnh người lính cầm súng tưởng đối lập nhưng lại hòa
quyện với thiên nhiên bởi trăng tượng trưng cho sự thanh mát, n bình cịn
những người lính cầm súng ra trận cũng chỉ vì một mục tiêu duy nhất là sự bình
yên của đất nước.
Bài thơ đem đến một làn gió mới cho khuynh hướng sáng tác của thơ ca kháng
chiến, khơng cịn là một bức tranh hình tượng hóa người lính, Chính Hữu đi vào
những chi tiết rất đời thường của họ, cùng chính là những gì mình đã trải qua
như một lời tâm sự cho người đọc. Tác phẩm đã xây dựng thành công hình ảnh
người người chiến sĩ cách mạng mộc mạc, giản dị với nhiều vẻ đẹp đáng trân
trọng, là tình yêu mãnh liệt sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc, cùng là đó là tình cảm
bình dị dành cho gia đình và hậu phương quê nhà.

Tổng hợp: Download.vn

11


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

Mang trong mình trái tim thuần khiết, giản đơn ngoài gia nội dung bài thơ chủ
yếu về người lính nên Chính Hữu sử dụng ngơn ngữ cơ đọng, hình ảnh thơ gần
gũi, giàu sức biểu đạt thể hiện được sự hình thành và phát triển của tình đồng
chí ngày càng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà người đọc có cảm giác
thân thuộc, đơi khi thấy hình ảnh của chính mình trong đó.
Người ta thường hay nói: "Văn chương nghệ thuật cần đến những con người
biết nhìn hiện thực bằng trái tim". Quả đúng vậy, Chính Hữu đã đem hiện thực
vào trang viết của mình một cách tự nhiên, để chất người lính cứ thể hịa vào

hồn thơ, chất trữ tình hịa vào cách mạng, chất thép hòa vào thi ca. Nhưng đồng
thời cũng đặt vào đó một viên ngọc sáng thuần khiết- đó là hình tượng người
lính của những năm đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Để rồi khi thời
gian qua đi, tác phẩm vẫn là một bài ca mãi không quên trong lịng bạn đọc.

Phân tích hình ảnh người lính trong bài Đồng chí - Mẫu 2
Viết về tình cảm đồng chí đồng đội trong những năm kháng chiến đã có những
bài thơ rất hay, rất xuất sắc. Và trong chùm những tác phẩm ấy ta cũng không
thể không nhắc đến bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Với ngơn ngữ bình dị,
cách diễn đạt đặc biệt đã đem đến cho đề tài này một bài thơ mới lạ, độc đáo.
Hình ảnh người lính hiện lên thật gần gũi, thân thương và cũng biết bao tự hào.
Nếu hình ảnh người lính nơng dân trong bài Nhớ của Hồng Nguyên hiện lên
thật hồn nhiên, chất phác:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Tổng hợp: Download.vn

12


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

Quen nhau từ buổi "Một hai"
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Thì người lính của Chính Hữu lại hiện lên với bao khó khăn, gian khổ: "Quê
hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Họ đến từ

nhiều miền quê khác nhau: người từ vùng ven biển, người lại ở trung du khô cằn,
họ vốn là những người xa lạ, nhưng vì mục đích, lý tưởng chung họ tụ hội về
đây. Họ chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, hình ảnh “súng bên súng đầu sát bên đầu”
vừa thể hiện được nhiệm vụ chiến đấu vừa thể hiện được lí tưởng bảo vệ độc lập
dân tộc của các anh. Hơn nữa ơng cịn sử dụng điệp từ tạo nên âm điệu chắc
khỏe, khắc họa đậm nét sự gắn bó bền chặt của những người lính.
Đoạn thơ đầu kết thúc bằng hai chữ “Đồng chí”, đây là hình thức câu đặc biệt,
chứa nhiều ý nghĩa. Chỉ hai chữ này thơi nhưng nó trở thành bản lề khép mở hai
mạch thơ. Khép lại những cơ sở để tạo nên tình đồng chí cao đẹp và mở ra
những biểu hiện đẹp đẽ, sáng ngời của thứ tình cảm trân quý ấy. Đồng thời hai
chữ đồng chí cũng là cách Chính Hữu lý giải ngun nhân vì sao tự bốn phương
trời, từ nhiều nơi khác nhau họ lại tự nguyện gắn bó với nhau. Bởi họ là những
người cùng ý chí, nguyện vọng, cùng lý tưởng chiến đấu để bảo vệ làng quê,
bảo vệ những người yêu thương mà rộng ra là bảo vệ quê hương đất nước. Tình
cảm cao đẹp đó là cơ sở, ngọn nguồn cho mọi sức mạnh của người lính nơng
dân.
Lên đường trong tâm thế dứt khốt, nhưng khơng vì thế người lính khơng nhớ
về q nhà, nhớ về giếng nước gốc đa. Nỗi nhớ ấy như một nguồn động lực, cổ

Tổng hợp: Download.vn

13


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

vũ, động viên người lính cố gắng hơn nữa trên con đường chiến đấu bảo vệ đất
nước.
Chính Hữu đã có những nét chạm khắc vơ cùng chân thực về hoàn cảnh sống
gian lao, thiếu thốn của những người lính. Ơng khơng dùng cái nhìn màu hồng,

tơ vẽ cuộc sống mà nhìn thẳng, nhìn thực, trực diện cuộc sống đó:
Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân khơng giày
Năm tháng chiến đấu, hành quân xuyên rừng, người lính khơng chỉ bị những
cơn sốt rét rừng hồnh hành, sự sống có thể bị cướp đi bất cứ lúc nào, mà họ
còn phải chịu sự thiếu thốn về vật chất: áo rách vai, quần vá, chân không giày.
Nhưng điều khiến họ có thể vượt qua mọi khó khăn đó chính là tình đồng chí,
đồng đội gắn bó khăng khít: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Chính những cái
nắm tay ấm áp, đầy tình cảm đã giúp họ vượt qua mọi cơn sốt rét rừng, giúp họ
vượt qua mọi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, để hướng tới lí tưởng,
nhiệm vụ chung:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Họ chủ động, tự tin, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến. Câu thơ cuối chỉ có bốn
chữ, cơ đọng, hàm súc, chứa đựng biết bao ý nghĩa trong đó. Về ý nghĩa tả thực:
Tổng hợp: Download.vn

14


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

trong đêm phục kích giặc giữa nơi rừng núi hiểm trở, vầng trăng trở thành người
bạn ln kề vai sát cánh với người lính. Về khuya trăng xuống thấp dần, nhìn từ
xa có cảm giác trăng đang treo lơ lửng nơi đầu mũi súng. Không chỉ vậy với
nhịp thơ 2/2 và từ gợi hình treo, ta có cảm tưởng vầng trăng đang lắc lư theo

nhịp điệu chứ không hề tĩnh tại. Khiến cho khung cảnh trở nên sinh động hơn.
Ngồi ra hình ảnh đó cịn mang ý nghĩa biểu tượng. Ánh trăng và người chiến sĩ
cũng chính là người chiến sĩ và thi sĩ, giữa thực tại và mơ mộng, giữa chiến
tranh và hịa bình. Hai hình ảnh mặc dù đối lập nhau nhưng trong câu thơ của
Chính Hữu lại hịa hợp với nhau đến bất ngờ, cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn lãng
mạn, yêu đời của người lính, họ ln cầm chắc tay súng để bảo vệ sự bình n
cho tổ quốc.
Bằng lớp ngơn từ cơ đọng, hàm súc, hình ảnh chân thực, mang tính khái qt
cao, tác phẩm đã ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng. Đồng
thời tác giả cũng đã tái hiện một cách chân thực, giản dị mà cao đẹp hình ảnh
anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến.

Phân tích hình ảnh người lính trong bài Đồng chí - Mẫu 3
Chính Hữu là nhà thơ tiêu biểu, trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống
thực dân Pháp lần hai. Với phong cách thơ nhỏ nhẹ, đằm thắm, trữ tình thiết tha,
Chính Hữu để lại rất nhiều những bài thơ hay, độc đáo cho nền văn học dân tộc.
Tập thơ "Đầu súng trăng treo" với bài thơ "Đồng chí" là một trong những thi
phẩm xuất sắc, điển hình, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Chính Hữu.
Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị cao cả của người lính cách
mạng, anh vệ quốc quân năm xưa. Bài thơ là bức chân dung đẹp về người lính
cụ Hồ.
Thi phẩm được viết vào khoảng đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội
của mình tham gia chiến dịch Việt Bắc thu - đơng năm 1947. Với cái nhìn chân
Tổng hợp: Download.vn

15


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí


thực của người lính – người trong cuộc, người trực tiếp cầm súng ra mặt trận,
Chính Hữu đã khắc họa thành công vẻ đẹp sống động từ hồn cảnh xuất thân
đến tâm hồn và ý chí nghị lực mạnh mẽ, dũng cảm, chan chứa tình đồng chí của
người lính cách mạng.
Trước hết, họ là những người lính xuất thân từ những chàng trai nơng dân áo vải
lam lũ, nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước và chứa chan tinh thần yêu
nước, trách nhiệm với quê hương dân tộc:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Thành ngữ "nước mặn đồng chua", gợi lên một miền đất nắng gió ven biển, đất
đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt. Còn cụm từ “đất cày lên sỏi
đá” lại gợi lên trong lòng người đọc về một vùng đồi núi, trung du đất đai cằn
cỗi, khó canh tác. Đó là xuất phát điểm về hoàn cảnh xuất thân và cuộc sống của
những chàng trai nông dân chân lấm tay bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa, chỉ quen
với tay cuốc, tay cày sau lũy tre làng. Thế nhưng, khi tổ quốc lâm nguy, họ đã
sẵn sàng gác lại tất cả những gì quý giá nhất, thân thiết nhất nơi làng quê để ra
đi chiến đấu:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa… là những hình ảnh giản dị, quen
thuộc ở mọi làng q Việt Nam. Có lẽ lúc này người lính đang rất nhớ tới q
hương, nơi có gia đình, người thân, có ruộng nương, gian nhà, những tình cảm
đẹp đẽ của họ từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành. Nhưng từ “mặc kệ” đã cho
Tổng hợp: Download.vn

16


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí


thấy sự quyết tâm ra đi của những người lính; họ gửi lại quê hương, ruộng
nương, gian nhà và cả những tình cảm buồn vui của thời thơ ấu cho người thân
yêu để lên đường cầm súng đánh giặc cứu nước. Tinh thần hi sinh mạnh mẽ ấy
đã được nhà thơ Thanh Thảo bộc bạch bằng lời thơ của mình:
“Chúng tơi đã đi khơng tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao khơng tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cịn chi tổ quốc”
Như vậy, câu thơ đã cho thấy được ý thức trách nhiệm cơng dân cao độ của
người lính đối với dân tộc khi tổ quốc lâm nguy. Điều đó cho thấy lịng yêu
nước mạnh mẽ, sâu sắc của họ. Hình ảnh “giếng nước gốc đa” là một hình ảnh
rất giàu sức gợi, đây vừa là nhân hóa, lại vừa là hốn dụ biểu trưng cho quê
hương, người thân nơi hậu phương luôn ln dõi theo và nhớ nhung người lính
da diết. Câu thơ nói q hương nhớ người lính mà thực ra là người lính đang
nhớ nhà. Nỗi nhớ hai chiều nên càng da diết, khơn ngi. Nhưng chính nỗi nhớ
q hương ấy, lại là động lực mạnh mẽ, thôi thúc và tiếp bước cho họ vươn lên
mà mạnh mẽ, trưởng thành, vì sự nghiệp chung lớn lao của đất nước, dân tộc.
Những người lính nơng dân áo vải ấy đã trải qua biết bao nhiêu gian lao, thiếu
thốn tột cùng, những cơn sốt rét run người hành hạ, trang phục phong phanh
giữa mùa đông buốt giá:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá

Tổng hợp: Download.vn

17



Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

Miệng cười buốt giá
Chân khơng giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Hình ảnh: “ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi” là những biểu hiện cụ thể để nói
về căn bệnh sốt rét rừng rất nguy hiểm khi mà trong chiến tranh khơng hề có đủ
thuốc men để chạy chữa. Vì thế các anh – những người lính anh hùng dũng cảm
phải cắn răng chịu đựng, tự lực, tự cường mà vượt qua gian khổ. Đây là một
hình ảnh xuất phát từ cái nhìn chân thực của người lính trong chiến tranh. Và
căn bệnh sốt rét này khơng phải chỉ xuất hiện trong thơ Chính Hữu mà trong rất
nhiều các bài thơ của các nhà thơ khác cũng đã từng nhắc tới. Trong bài thơ
"Tây Tiến" của Quang Dũng, nhà thơ cũng đã viết:
Tây Tiến đoàn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm.
Hay trong bài "Dấu chân qua trảng cỏ" của Thanh Thảo, ông cũng từng có câu
thơ:
Những người sốt rét đương cơn
Dấu chân bầm xuống đường trơn ướt nhòe.
Căn bệnh sốt rét – nỗi ám ảnh kinh hồng của người lính trong chiến tranh, đã
hành hạ họ, khiến họ tiều tụy xanh xao, màu da vàng vọt, tóc thì rụng hết... Vì
thế lúc này, chỉ có tình u thương, sự đùm bọc lẫn nhau của những người lính
là thuốc bổ tinh thần, giúp họ cùng nhau cộng hưởng, sẻ chia mà vươn lên chiến
thắng chính mình.

Tổng hợp: Download.vn

18



Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

Khơng dùng lại ở đó, người lính cịn phải đối diện với cả sự thiếu thốn, khó
khăn về vật chất: "áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân khơng giày". Nhưng
trong hồn cảnh ấy, những người lính vệ quốc, họ đã chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
bằng những hành động chân thành: “Miệng cười buốt giá”, “Thương nhau tay
nắm lấy bàn tay”. Chính nụ cười đã xố tan đi cái lạnh lẽo của đêm đơng giá rét.
Họ đùa vui trong gian khổ thiếu thốn. Cùng động viên nhau qua ánh mắt nụ
cười. Dù đó chỉ là nụ cười gượng gạo trong “buốt giá” nhưng vẫn chứa chan
tình cảm, cho thấy được sự lạc quan mạnh mẽ của họ trong cuộc sống chiến đấu.
Còn hành động “tay nắm lấy bàn tay” là một cử chỉ rất cảm động và cần thiết
vào lúc này. Họ đã truyền cho nhau hơi ấm của tình thương, cùng dắt tay nhau
tiến lên phía trước, vì mục tiêu lý tưởng cách mạng lớn lao: vì hịa bình dân tộc.
Và có lẽ, tình yêu thương nhau đã lấp đầy khoảng trống, làm dịu vơi đi nỗi nhớ
nhà, nhớ quê hương. Tất cả những cử chỉ ánh mắt, nụ cười, nắm tay ấy đã giúp
họ có thêm động lực để vượt qua khó khăn, thử thách. Điều ấy đã làm cho tình
đồng chí thêm keo sơn, gắn bó và hóa thành sức mạnh đồn kết trong suốt cuộc
kháng chiến trường kỳ.
Hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ đã kết tinh, tỏa sáng trong đoạn thơ
cuối của bài thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Ba câu thơ cuối vừa giàu chất hiện thực, lại vừa đậm đà chất lãng mạn bay bổng,
vừa gợi tả bức tranh khơng gian tồn cảnh của núi rừng, lại vừa đặc tả tình cảm
ấm áp của những người lính trong chiến tranh. Đây là biểu hiện cao đẹp nhất
của tình đồng chí, đồng đội. Đó là khoảng thời gian “đêm nay” rất cụ thể với

Tổng hợp: Download.vn


19


Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí

khung cảnh “rừng hoang – sương muối” hiu quạnh, lạnh lẽo và khắc nghiệt. Tuy
nhiên, người lính vẫn đứng cạnh bên nhau để “chờ giặc tới”. Động từ “chờ” cho
thấy được tư thế chủ động và hết sức đề cao cảnh giác của người lính trong khi
làm nhiệm vụ. Nghệ thuật tương phản đối lập được tạo ra rất cân đối giữa một
bên là không gian núi rừng lạnh lẽo, hoang vu, vắng lặng; với một bên là tư thế
chủ động mạnh mẽ như lấn át cả khơng gian tồn cảnh của người lính. Chính
sức mạnh của tình đồng chí đã làm cho người lính vượt lên trên hiện thực khắc
nghiệt đó. Các từ gần nghĩa “cạnh – bên” cho thấy sức mạnh của tinh thần đồn
kết, gắn bó ln có nhau của những người lính. Trên cao là ánh trăng treo lơ
lửng trên bầu trời, dưới cái nhìn lãng mạn hóa của Chính Hữu, ánh trăng như
đang treo ở đầu mũi súng. Và "Trăng" theo đó như trở thành người bạn vừa
chứng minh cho tình cảm đồng chí keo sơn của người lính, vừa soi sáng và sưởi
ấm cho không gian của rừng đêm sương muối lạnh lẽo bên trên. Hình ảnh “súng
– trăng” được đặt cạnh bên nhau khiến người đọc có nhiều liên tưởng: giữa thực
tại – mơ mộng; chiến tranh – hòa bình; chiến sĩ – thi sĩ. Sự đan cài giữa hiện
thực và lãng mạn ấy vừa cho thấy được hiện thực chiến tranh khó khăn, vất vả;
lại vừa tốt lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính: họ vừa là chiến sĩ lại vừa là thi sĩ,
họ cầm súng chiến đấu để bảo vệ quê hương, đem lại nền độc lập , tự do cho Tổ
quốc thân yêu. Có thể nói, ba câu thơ cuối một bức tranh đẹp, như một bức
tượng đài sừng sững của hình ảnh người lính cách mạng với tình đồng chí
thiêng liêng, sâu sắc. Chính tình cảm đồng chí đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn người
chiến sĩ.
Tóm lại, bài thơ "Đồng chí" là một bài thơ hay, độc đáo viết về người lính cụ
Hồ. Qua bài thơ, người đọc thấy được vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội sâu sắc,
cao cả, thiêng liêng của người lính cách mạng. Có thể nói, bài thơ là một bức

tượng đài người nơng dân mặc áo lính rất đẹp, tráng lệ, hào hùng của thời kì đầu
kháng Pháp.

Tổng hợp: Download.vn

20



×