Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.02 KB, 2 trang )

Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí
1.MB: Nhà thơ Chính Hữu trưởng thành từ người lính thuộc trung đoàn thủ đô, rồi nổi lên trong
thơ ca yêu nước chống Pháp với phong cách thơ bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha trầm
hùng, vừa sâu lắng, hàm xúc. Phần lớn các sáng tác của ông đều tập trung vào hình ảnh người
lính, đặc biệt khai thác sâu tình cảm, tình đồng chí, đồng đội. “Đồng chí” là bài thơ được sáng
tác vào năm 1948, cũng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Chính Hữu. Bài thơ nói về tình
đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng, đồng thời còn hiện lên
hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp.
2.TB - Phân tích: Làm rõ hệ thống luận điểm của nhân vật
* LĐ 1: Xuất thân từ những miền quê nghèo, Chung nhiệm vụ, chung khó khăn, thiếu thốn,
chung lí tưởng (súng bên súng …..)=> Hình ảnh ĐC thiên liêng, cao đẹp.( Bảy câu thơ đầu)
* LĐ 2: Tình động đội keo sơn gắn bó

- Hiếu thấu tâm tư tình cảm và hoàn cảnh của

nhau.
- Cùng chia sẻ những khó khăn về thời tiết và những thiếu thốn của vật chất đời thường,
- Thương yêu gắn bó, khăng khít keo sơn ( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay)
* LĐ 3 Lạc quan yêu đời
* LĐ 4: Dũng cảm kiên cường trong khí phách, đằm thắm trong tâm hồn, hòa quyện giữa chất
thi sĩ và chiến sĩ.
* Đánh giá nâng cao: Cách xây dựng nhân vật: Bút pháp hiện thực, h/ả, ngôn ngữ bình dị chọn
lọc…-> Tạc vào thế kỉ XX bức tượng đài người lính. Cùng với “ Nhớ”, “Tây Tiến”, “ Đồng chí”
đã góp phần làm cho hình ảnh người lính sống mãi trong lòng người đọc


III. Kết bài: Bài thơ đã kết thúc nhưng nó sẽ còn sống mãi chừng nào con người chưa mất đi
bản năng của chính mình: sự rung động. Quả thật văn chương đã tạo ra cho mình một thế đứng
riêng còn mạnh hơn lịch sử. Cùng tái hiện lại một thời đau thương nhưng vĩ đại và hình tượng
người chiến sĩ, nhưng văn chương đã đến với người đọc theo con đường của trái tim, gây nên


những xung động thẫm mĩ trong tâm hồn con người, làm thành sự xúc cảm tận đáy tâm hồn và
những ấn tượng không thể nào quên . Đó là những năm đau thương chứng kiến những con người
dũng cảm, kiên cường. Họ không khô khan mà bầu nhiệt huyết nung nấu, tràn đầy lòng hy sinh,
tình đồng đội trong sáng, thân ái. Chính những điều đó làm bài thơ “Đồng Chí ” trên những
trang giấy vẫn có lúc được lật lại, vẫn nhỏ từng giọt ngân vang, tưởng đến những con người thần
kì mà bình dị với niềm tự hào kiêu hãnh , cho hôm nay và mai sau mãi nhớ về.
………………………………………………



×