Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận cao học, cnxh tư tưởng “khoan thư sức dân” của trần quốc tuấn tư tưởng đại đoàn kết ý nghĩa, giá trị lịch sử của tư tưởng ấy với việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.54 KB, 17 trang )

Đề tài:
Tư tưởng “khoan thư sức dân” của Trần Quốc Tuấn - tư tưởng đại đoàn
kết ý nghĩa, giá trị lịch sử của tư tưởng ấy với Việt Nam hiện nay.

A. Phần mở đầu.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đối với nước ta, thế kỷ XX là thế kỷ của những biến đổi to lớn, thế kỷ
đấu tranh oanh liệt giành lại độc lập, tự do, thống nhất tổ quốc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội, thế kỷ của những chiến cơng và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử
và thời đại.
Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển
theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ rộng rãi, có vị thế ngày càng
quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã
trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền
kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thế kỷ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố.
Chúng ta tự hào về dân tộc - một dân tộc anh hùng, thông minh và sáng
tạo, tự hào về Đảng ta, Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, một lòng một dạ chiến đấu, hy sinh giành độc
lập, tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Để đạt được những thành tựu như ngày nay thì chúng ta khơng thể bỏ
qua quá khứ. Quá khứ là nền tảng vững chắc để chúng ta có thể vươn lên cao
và xa hơn nữa để sánh vai với các cường quốc năm châu. Có nhà tư tưởng
nói: một dân tộc phát triển khơng thể khơng có lý luận của mình. Câu này bao
hàm hai ý nghĩa: một là sự hoạt động trên các lĩnh vực của dân tộc đó đã đạt
đến mức có thể khái quát thánh lý luận, hai là lý luận đó là một khi hình thành
đã hướng dẫn họ tiến nhanh hơn trong lịch sử. Mà bất cứ một hệ thống lý luận
nào cũng có nền tảng là chủ nghĩa Mác Lê-Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
1



Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, có biết bao cuộc chiến
tranh đi qua, có biết bao sự thăng trầm của lịch sử nước nhà. Giờ đây nhìn lại
những trang sử vàng dân tộc, nước ta có hai vị tướng được phong là tướng tài
trong 10 vị tướng tài được thế giới cơng nhận. Đó là Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn và đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chúng ta đã giành chiến thắng oanh liệt quân Nguyên Mông của Trần
Quốc Tuấn vẫn có giá trị đối với ngày nay. Do vậy, bài viết này muốn nhắc
lại hay nói cách khác là “ khoan thư sức dân”. Tư tưởng đại đồn kết dân tộc
vẫn có giá trị, ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu.
Đề tài: Tư tưởng “ khoan thư sức dân” của Trần Quốc Tuấn là đề tài
được nhiều nhà sử học Việt Nam nghiên cứu. Khơng chỉ có cá nhân nghiên
cứu vấn đề này mà cịn có những tổ chức tham gia nghiên cứu nó như phịng
lịch sử tư tưởng Việt Nam viện triết học. Đã có rất nhiêù cuộc trao đổi về vấn
đề: Đối tượng và phương pháp của tư tưởng lịch sử Việt Nam, nho giáo và
lịch sử tư tưởng Việt Nam, phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam.... nhưng
những vấn đề nêu trên chưa đi đến một kết luận chung thống nhất. Do vậy,
bài viết này nhằm đưa ra cái nhìn khác, góc độ khác trong lịch sử tư tưởng
Việt Nam, đó là vấn đề về Trần Quốc Tuấn với tư tưởng “ khoan thư sức
dân”, giá trị lịch sử, ý nghĩa của nó đối với Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ:
Trong thực tiễn, vấn đề: “Trần Quốc Tuấn với tư tưởng “ khoan thư sức
dân” là một trong những vấn đề còn được bàn theo nhiêù hướng khác nhau.
Do đó, người viết vấn đề này muốn đưa ra một cái nhìn khách quan cho vấn
đề này. Từ đó có thể tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn của tư tưởng “khoan thư
sức dân” đại đoàn kết. Qua đó đưa ra những biện pháp, hiệu quả trong cuộc
đấu tranh qn sự nhằm được góp phần vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ
dân tộc, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó cịn nghiên cứu giá trị , lịch sử tư
tưởng của Trần Quốc Tuấn về khoan thư sức dân như thế nào, tìm ra nguyên

2


nhân, đánh giá mức độ, quy mơ và tính chất hậu quả của nó đối với cơng
cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Để thực hiện mục đích đó ta phải phân tích một số khái niệm có liên
quan trong đề tài, tìm hiểu dư luận xã hội về tư tưởng “ khoan thư sức dân”
của Trân Quốc Tuấn. Trên cơ sở đó nhận thức và đánh giá về giá trị lịch sử và
ý nghĩa của tư tưởng “ khoan thư sức dân” đối với đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian nghiên cứu: các vụ án “khoan thư sức dân” của Trần
Quốc Tuấn được Đảng, Nhà nước nhân dân ta phát hiện đã và đang đưa ra xét
xử. Về thời gian từ thời vua Trần Anh Tông cho đến hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp chủ yếu mà đề tài sử dụng để nghiên cứu là phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp
phân tích tổng hợp trên tài liệu thu thập có sẵn để nghiên cứu đề tài.
6. Kết cấu.
Gồm 3 phần.
+ A- Phần mở đầu.
+ B - Phần nội dung.
1. Tư tưởng “khoan thư sức dân”-Trần Quốc Tuấn đúng với mọi thời
đại
2. Giá trị, ý nghĩa của tu tưởng đối với Việt Nam hiện nay
+ C- Phần kết luận.

3



B. Phần nội dung.
1. tư tưởng “ khoan thư sức dân” trận quốc tuấn đúgn với mọi thời đại
1.1. Trần Quốc Tuấn-Nhà quân sự thiên tài, nhà tư tưởng lớn.
Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân kiệt xuất của dân tộc
đồng thời lài thiên tài quân sự cổ kim của thế giới Trần Quốc Tuấn là con An
Sinh Vương Trần Liễu. Ơng gọi Trần Cảnh tức Trần Thái Tơng là chú ruột.
Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Trần Quốc
Tuấn, ký thác vào con hội đủ tài văn võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.
Lớn lên, Quốc Truấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, đọc rộng các
sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình, Trần Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia
biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh
hùng cứu nước. Ơng ln đặt lợi ích lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đồn
kết giữa tơng tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đủ sức đè
bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ hai thấy rõ nếu
ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không
chung sức chung lịng thì kẻ có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Trần
Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự
thống nhất ý chí của tồn bộ Vương Triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân
Nguyên hùng mạnh.
Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Trần Quốc Tuấn đã mời Thái sư
Trần Quang Khải sang thuyền mình trị chuyện, chơi cờ và sai người nấu
nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xố bỏ mối hiềm
khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần. Lần khác, Quốc Tuấn đem
việc xích mích dị ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ơng nên cướp ngơi
của chi thứ: ông nổi giận rút gươm toan chèm chết Quốc Tảng. May nhờ
Hưng Vũ Vương khóc lóc xin chịu thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây ông

4



dặn Hưng Vũ Vương “sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc
Tảng vào viếng”1.
Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư
luận xì xào sợ ơng giết vua. Ơng liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để
tránh hiềm nghi, làm yên lòng dân.
Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền tiết chế (tổng
tư lệnh qn đội) vì ơng biết dùng người tài, thương u binh lính vì vậy
tướng sỹ hết lịng tin u ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách
chiến bách thắng.
Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột triều đình. Ơng đã soạn hai bộ
binh thư: Bình thư yếu lược và vạn kiếp tơng bí truyền thư để răn dạy các
tướng cầm quân đánh giặc. Khi quân Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược của Trần
Quốc Tuấn viết “hịch tướng sỹ”, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ
thắng bại, tiến lui. Hịch tướng sỹ rất hùng hồn, thống thiết khẳng định văn
chương của một bậc “ đại bút”.
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng nhân, ông
thường dân thương quân, là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là
tướng trí, ơng biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu, là tướng dũng, ông xông pha vào nơi
nguy hiểm để đánh giặc, tạo nên những trận Bạch Đằng oanh liệt theo ông sẽ
được gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ. Cho nên, cả ba lần đánh giặc Nguyên, ông
đều được giao trọng trách điều sát binh mã và đều lập được công lớn.
Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi: “ nếu có điều
chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào” 1
ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại: “.... vừa
rồi Toa Đơ, ơ Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tơi đồng tâm, anh em hồ mục
cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy
trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản (binh) chế trường (vận) là sự
1

Trích Đại Việt sử ký toàn thư (Tập II, Trang 80 - nxb Khoa học XH)


1

5


thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo như lửa, như gió thì thế dễ
chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, khơng cầu thắng chóng, thì phải
chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ trời tạo thế,
có được đội quân một lịng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư
sức dân để làm kế sâu sẽ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”1
Chính sách “ khoan thư sức dân” biểu thị sự quan tâm của nhà nước đối
với sản xuất và đời sống của nhân dân, do đó mà tranh thủ sự đồng lịng và
ủng hộ của nhân dân. Có thể nói dưới con mắt của Trần Quốc Tuấn, thì nhân
dân chính là nơi chất chữa những tiềm lực về kinh tế và quốc phòng bảo đảm
cho sự vững chắc của nền độc lập và chủ quyền của đất nước. Vì vậy, mà ơng
đã coi việc “ khoan thư sức dân” là “ kế sâu rễ bền gốc” và là thượng sách để
giữ nước”.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm canh Tý (1300) “ Bình Bắc đại
nguyên soái” Hưng Đạo đại vương qua đời. theo lời ơng dặn: “Ta chết thì
phải hoả táng, lấy vật trịn đựng xương, bí mật chơn trong vườn An Lạc, rồi
san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải ( làm
sao cho ) mau mục”2 vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương, triều
đình lập đến thờ ơng tại vạn kiếp, chí Linh, ấp phong của ơng lúc sinh thời.
Trân Quốc Tuấn khơng những là người có cơng lao đưa cuộc chiến
tranh giữ nước thời Trần đi đến thắng lợi mà bằng những tư tưởng chính trị và
quân sự thiên tài, ông đã có những cống hiến quan trọng vào sự phát triển của
lịch sử tư tưởng Nhà nước. Những tư tưởng chính trị và quân sự ấy phản ánh
những quy luật cơ bản của cuộc chiến tranh giữ nước không phải chỉ ở thời
Trần mà cịn có ý nghĩa phổ biến cho mọi cuộc chiến tranh giữ nước về sau ở

nước ta.

trích Đại Việt sử ký tồn thư ( trang 79, tập II, NXB KHXH)
trích Đại Việt sử ký tồn thư ( trang 81, tập II, NXB KHXH)

11
2

2

6


1.2. So sánh cơ sở lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở lý luận thì tư tưởng “ khoan thư sức dân” xuất phát tư tưởng
tử Trần Quốc Tuấn đã tiếp thu tư tưởng của Khổng Tử một cách có sáng tạo
để áp dụng vào an ninh Việt Nam. Là một vị tổng chỉ huy, Trần Quốc Tuấn
đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Ngun Mơng một cách mưu trí sáng tạo.
Đồng chí Trường Chinh có viết: “ Ưu điểm trội nhất của cuộc kháng chiến
đời Trần là mưu cao mẹo giỏi”1
Kế thừa tư tưởng chính trị “ Lịng dân khơng chia” và cả nước góp sức
đánh giặc của Trần Quốc Tuấn mà sau này Nguyễn Trãi đã sử dụng tư tưởng
ấy “ Lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước”. Mọi chủ trương, đường
lối, chính sách, mọi quan hệ đối xử của triều đình phải căn cứ vào lịng dân,
lịng người. Bởi lẽ theo ơng, các cơng việc của triều đình đều quan hệ tới dân,
đều gây cho dân một sự phản ứng mà ở đó có thể là niềm vui hoặc ốn giận,
lịng dân mà ủng hộ thì làm, chống đối thì phải hủy bỏ... Đó là trong thời
bình, cịn thời chiến Nguyễn Trãi kêu gọi : “tướng sỹ một lịng phụ tử- hồ
nước sơng chén rượu ngọt ngào”. ông luôn coi dân là gốc nước, dân có quan
hệ tới sự yên nguy của triều đại. Bởi vì theo ơng, dân là số đơng, là cơ sở của

xã hội, là lực lượng có vai trị quyết định đến sự ủng hộ hoặc phế truất nền
thống trị của một triều đại, một ông vua.
Vào thế kỷ XV này, nước ta đã củng cố và xây dựng chế độ khoa cử,
các vua Lê và nhất là Lê Thánh Tông tập trung sức lực tổ chức lại cấp các
chính quyền. Do vậy, tư tưởng “ khoan thư sức dân” có bước phát triển mới.
Tư tưởng này còn phát triển hơn nữa, tồn diện hơn nữa ở Hồ Chí Minh. ở Hồ
Chí Minh tư tưởng này đã thành tư tưởng “ đại đoàn kết dân tộc” theo Người
đại đoàn kết là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi
của cách mạng Việt Nam.
Cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc là những
11

trương chinh kháng chiến nhất định thắng lợi NXB sự thật Hà Nội- 1964, trang 8.

7


quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin: cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, nhân dân và người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo
cách mạng trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực
lượng to lớn của cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế “
vơ sản tất cả nước, đồn kết lại”, “ vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp
bức, đồn kết lại”.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- Lênin chủ yếu là ở chỗ vừa hoạt
động cách mạng, Người vừa nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, vừa tìm hiểu
về cách mạng tháng Mười Nga, vì vậy Người đã sớm nắm được linh hồn của
chủ nghĩa Mác- Lênin, những vấn đề cốt lõi nhất của học thuyết cách mạng và
khoa học của các ông. Nhờ đó, Người đã có cơ sở khoa học để đánh giá chính
yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong

tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các
nhà cách mạng lớn trên thế giới, những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc
cách mạng các nước, từ đó hình thành hồn chỉnh tư tưởng của Người về sức
mạnh của nhân dân, của đại đoàn kết dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh đại đồn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược, quyết định thành cơng của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp lực
lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc
trong cuộc đấu tranh với kẻ thù dân tộc, giai cấp. Hồ Chí Minh đã nêu ra
những luận điểm có tính chân lý “ Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”1 hay
“ Đoàn kết, đồn kết, đại đồn kết.
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”2
Đại đồn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là mục tiêu, một nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt
trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đại đồn kết dân tộc
khơng chỉ là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà cịn là mục
11
22

Hồ Chí Minh- tồn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập ......, trang 392.
Hồ Chí Minh- tồn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 10, trang 350.

8


tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Như vậy, đại đồn kết dân
tộc là địi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc chiến
tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân.
Đại đồn kết dân tộc là đại đồn kết tồn dân. Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, các khái niệm dân, nhân dân, có nội hàm rất rộng. Người đã dùng các
khái niệm này để chỉ “ Mọi con dân nước Việt”; “ Mỗi một người con rồng,

cháu tiên”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín
ngưỡng với người khơng tín ngưỡng, không phân biệt “ già, trẻ, gái, trai, giàu,
nghèo, quý tiên”. Như vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo quần
chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, cả hai đều là chủ thể
của đại đoàn kết dân tộc. Muốn thực hiện được đại đồn kết tồn dân thì phải
kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, phải có tấm
lịng khoan dung, đại độ với con người. Người cịn dặn: cần xố bỏ hết thành
kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục
vụ nhân dân.
Đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở
những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành
khẩu hiệu hành động của tồn Đảng, tồn dân ta. Nó phải biến thành sức
mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức bao trùm nhất,
thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc chính là mặt trận dân tộc thống nhất.
Đảng cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, lại
vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày
càng vững chắc.
Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đồn kết quốc tế, chủ nghĩa u
nước chân chính, phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp
cơng nhân.
Chính 6 quan điểm trên của Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt Nam
đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác. Đó là cách mạng tháng Tám năm

9


1945, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và đặc biệt là cuộc cách mạng mùa
xuân 1975 giành thắng lợi oanh liệt thống nhất đắt nước.

2. Những ý nghĩa, giá trị của tư tưởng “ khoan thư sức dân” tư

tưởng đại đoàn kết đối với Việt Nam hiện nay.
Chiến tranh đã qua đi, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng
sản Việt Nam vẫn vận động tư tưởng “ khoan thư sức dân” đại đồn kết vào
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thật vậy, tư tưởng “ khoan thư sức
dân” tư tưởng đại đoàn kết luôn được Đảng coi là một trong những vẫn đề có
ý nghĩa, giá trị hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Hội nghị lần thứ Bảy ban chấp hành Trung Ương khoá IX đã ra nghị
quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã
hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
2.1. Giá trị:
Thật vậy, từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của
Đảng đến nay, Đảng ta đã có nhiêù nghị quyết, chỉ thị về tăng cường mỗi
quan hệ giữa Đảng và nhân dân, về đại đoàn kết toàn dân tộc, về dân tộc, tơn
giáo, về mặt trận và các đồn thể nhân dân. Thơng qua việc thực hiện các nghị
quyết, chỉ thị đó, quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý Nhà
nước, quản lý kinh tế, xã hội đã từng bước được phát huy, góp phần tích cực
động viên nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế- văn hố-xã hội, củng cố quốc phịng an ninh.
Việc tập hợp các nhân dân dưới các hình thức đa dạng có bước phát
triển mới. Mặt trận Tổ quốc và tổ chức thành viên được mở rộng, vai trị và vị
trí trong xã hội được nâng cao, nội dung hoạt động phong phú, thiết thực hơn
đã động viên, lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các
cuộc vận động, các phong trào thi đua u nước.
Nhìn chung, khối đại đồn kết tồn dân tộc trên nền tảng liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn,
nội dung phong phú hơn, sâu sắc hơn, hình thức đa dạng hơn. Đó là nhân tố
10


quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trịxã hội đất nước.

Mặt khác, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII ban chấp hành Trung Ương
khoá IX đã chỉ rõ mục tiêu chung, bao trùm là: “ củng cố và tăng cường khối
đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc,
giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hố - hiện đại hố đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”1
Từ mục tiêu để ra, nghị quyết Hội nghị lần thứ VII ban chấp hành
Trung Ương khoá IX nêu rõ 4 quan điểm chỉ đạo:
Thứ nhất là, Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ của trí thức dưới sự lãnh đạo của
Đảng là đường lối chiên lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh,
động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền
vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai là, đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập,
thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh làm điểm tương đồng, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về
quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau,
cùng hướng tới tương lai.
Thứ ba là, bảo đảm cơng bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích
thiết thực, chính đáng, hợp pháp các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, kết hợp
hài hồ lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích tồn xã hội, thực hiện dân chủ
gắn liền với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, khơng
ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần u nước, ý thực độc lập dân tộc, thống
nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, xem đó là những
động lực củng cố và phát triển đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiện Hội nghị lần thứ VII ban chấp hành Trung Ương
khố IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2003, trang 12-13.
11

11



Thứ tư là, đại đoàn kết là sự nghiệp của tồn dân tộc, của cả hệ thống
chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức Đảng, được thực hiện bằng
nhiêù biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hành đầu.
Bốn quan điểm chỉ đạo trên là một thể thống nhất, thể hiện đường lối
chiến lược: “ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa”1 do Đại hội đại biểu lần thứ IX đề ra. Chính 4 quan điểm trên là sự
phát huy có sáng tạo của Đảng và Nhà nước từ giá trị và ý nghĩa của tư tưởng
“ khoan thư sức dân” của Trần Quốc Tuấn.
Tư tưởng “khoan thư sức dân” của Trần Quốc Tuấn cịn có giá trị là
tăng gia sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu
dùng, tiết kiệm vật tư, thời gian, sức lao động. Đồng thời, phải chống tham ô,
lãng phí, quan liêu là những “giặc nội xâm”, đồng minh với giặc ngoại xâm.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con
đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho
nhân dân, tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh
phúc.
2.2. ý nghĩa:
Trần Quốc Tuấn với tư tưởng “ khoan thư sức dân” đã giành thắng lợi
vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống qn Ngun Mơng, với đường lối
chính trị cũng như chiến lược, chiến thuật mà ông vạch ra cho cuộc chiến
tranh cứu nước vĩ đại thời Trần đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn.
Trên cơ sở đúng đắn ấy, ông cha ta đã biết sử dụng sức mạnh toàn dân tham
gia kháng chiến và đã giành được những thắng lợi to lớn.
Đầu tiên phải kể đến là thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám- 1945.
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, Hồ Chí Minh đã ra: “ lời kêu gọi toàn
Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính

trị quốc gia, Hà Nội 2001, trang 9.
11

12


quốc kháng chiến” với mục đích kích động tồn dân tham gia kháng chiến
không phân biệt già trẻ, gái, trai, dân tộc,.... hễ là người Việt Nam thì tham
gia kháng chiến. Đó chính là cơ sở chính để giành thắng lợi cách mạng tháng
Tám –1945.
Sức mạnh chiến thắng của chúng ta là sức mạnh vô địch của chiến
tranh nhân dân Việt Nam. Là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài,
thực hành nhất quán chiến lược tiến công bằng sức mạnh tổng hợp, làm chủ
để tiến công, tiến công để làm chủ, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành
thắng lợi hồn tồn.
Chiến lược cuộc chiến tranh đó là cuộc chiến tranh vừa qn sự, chính
trị, vừa có chiến tranh vừa có khởi nghĩa, một cuộc chiến tranh tiến hành bằng
ba thứ qn làm nịng cốt cho tồn dân đánh giặc. Nghệ thuật của cuộc chiến
tranh đó là lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít dịch nhiêù, tất cả mọi nơi đều tham gia
chiến đấu, mọi người đều tham gia đánh giặc “ giặc đến nhà đàn bà cũng
đánh”.
Đó chính là nhân tố đưa cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Đặc biệt là chiến thắng đế quốc hùng mạnh nhất thế giới
(Mỹ) đưa đất nước hoàn toàn được độc lập, tự do.
Cùng với ý nghĩa thắng lợi cuộc cách mạng thì ngày nay nó cũng có ý
nghĩa to lớn trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Theo Hồ Chí Minh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, nghiã là phải nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng, độc lập dân tộc, kiên
trì phấn đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phát huy tinh thần yêu nước,
truyền thống đoàn kết ý thức tự lực tự cường “ khơng có gì q hớn độc lập tự

do” của nhân dân.
Phải thực hiện công bằng xã hội. Người nhắc nhở chúng ta “không sợ
thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ lịng dân khơng n”
cơng bằng khơng có nghĩa là cào bằng, bình qn chủ nghĩa là triệt tiêu mất
động lực kinh tế- xã hội.
13


Trong thời đại ngày nay, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến sự phát
triển của giáo dục. Nhằm phát triển con người, đưa những nhận thức về khoa
học kỹ thuật vào nhân thức nhân dân. Để từ đó phát huy sức mạnh nhân dân
trong cơng cuộc cơng nghiệp hố - hiện đại hoá. Nhằm đưa nền kinh tế phát
triển có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đến bây giờ câu nói của
Hồ Chí Minh “nước ta có được sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay
khơng điều đó tuỳ thuộc vào cơng học tập của các cháu”.
Qua phân tích trên, chứng tỏ tư tưởng “ khoan thư sức dân” có ý nghĩa
trong cách mạng Việt Nam và đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
hiện nay.
Tóm lại, tư tưởng “ khoan thư sức dân” mang nhiều ý nghĩa và giá trị
trong công cuộc xây dựng tổ quốc, mặt khác, nó cịn đưa tư tưởng này trưởng
tồn với thời gian, sống mãi trong các hoạt động của Đảng và Nhà nước.

c. kết luận

14


Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta ln ln giương
cao ngọn cờ đồn kết tồn dân. Đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và
động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống u nước, ý
chí tự lực từ cường và lịng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu gữi vững độc lập dân
tộc, thống nhất vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích
chung của dân tộc, xố bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ,
giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới
tương lai. Khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trần Tổ quốc Việt Nam luôn
luôn củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân đội ngũ trí thức,....
Xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc gắn với việc phát huy dân chủ
trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở tất cả các cấp các ngành.
Thực hiện tốt các chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương
trợ, giúp nhau cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, phát
triển sản xuất hàng hoá; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xố đói giảm
nghèo mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hố và
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trần Tổ quốc Việt
Nam và các tồn thể nhân dân, khắc phục tình trạng hành chính hố, phơ
trương, hình thức, quan liêu, xa dân. Tổ chức các phong trào nhân dân thi đua
yêu nước gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
của cả nước, từng địa phương và địa ban dân cư. Hướng mạnh các hoạt động
về cơ sở, cộng đồng dân cư và từng gia đình.

Mục lục

15


A. Phần mở

đầu..............................................................................................trang 1
1. Tính cấp thiết của đề
tài.........................................................................................1
2. Tình hình nghiên
cứu.............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm
vụ...........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên
cứu ...............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên
cứu........................................................................................3
6. Kết cấu đề
tài.........................................................................................................3
B. Nội
dung...............................................................................................................4
1.Tư tưởng khoan thư sức dân-Trần Quốc Tuấn đúng với mọi thời
đại.....................4
1.1.

Trần Quốc Tuấn- nhà quân sự vĩ đại, nhà tư tưởng
lớn...................................4
1.2.

So sánh cơ sở lý luận và thực

tiễn ...................................................................7
2. Những ý nghĩa, giá trị của tư tưởng “ khoan thư sức dân” tư tưởng
địa đoàn kết đối với Việt Nam hiện
nay..................................................................10
2.1. Giá

trị................................................................................................................10
2.2. ý
nghĩa............................................................................................................ 12
16


C.

Kết

luận..............................................................................................................15
Tài liệu tham khảo
1. Tập bài giảng lịch sử tư tưởng Việt Nam.
2. Đại Việt sử ký toàn thư (tập II) nhà xuất bản khoa học Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh tồn tập. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000.
4. Văn kiện Đại hội lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, năm
2001.
5. Văn kiện Hội nghị lần thứ XII, khố IX, NXB chính trị quốc gia, Hà
Nội 2003.
6. Trương chinh kháng chiến nhất định thắng lợi, NXB sự thật, Hà Nội
1964.

17



×