Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH MINH MẪN

XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GỊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chun ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH MINH MẪN

XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GỊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chun ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ TRẦN TRỌNG HUY


Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Huỳnh Minh Mẫn, học viên cao học Khóa 22 - Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh là tác giả Luận văn: “Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Sài Gịn”.
Tơi cam đoan luận văn này chưa được nộp để lấy học vị Thạc sĩ tại bất kỳ một trường
đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó khơng có nội dung được cơng bố trước đây hoặc các nội
dung do người khác thực hiện, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
Luận văn này.
Tác giả

Huỳnh Minh Mẫn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn này, tác giả đã nhận
được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh
đạo, các thầy cơ, anh chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tác giả xin chân thành cảm
ơn các thầy cô, Khoa sau Đại học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
và nhất là các thầy cô giảng dạy các chuyên đề của tồn khóa học đã tạo điều kiện, đóng
góp cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành chương trình Thạc sĩ. Đặc biệt,
tác giả xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Trọng Huy - giảng viên hướng dẫn trực tiếp,
đưa ra những ý kiến đóng góp quý báu, giúp đỡ tác giả tiến hành hoạt động nghiên cứu

khoa học để hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin cảm ơn trân trọng đến ban lãnh đạo
và anh chị cán bộ nhân viên tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn đã tạo điều kiện hỗ trợ về
thơng tin, dữ liệu và tài liệu trong quá trình tác giả thực hiện Luận văn này. Với thời
gian nghiên cứu cịn hạn chế, Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp từ Hội đồng, các thầy cơ.
Trân trọng và cảm ơn!


iii

TÓM TẮT
1. Tiêu đề.

Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn.
2. Tóm tắt.

Ngày nay, xuất phát từ sự cạnh tranh của các NHTM trên con đường mở rộng thị
phần, chiếm lĩnh thị trường ngân hàng tại Việt Nam; mà các NHTM khơng ngừng tăng
trưởng tín dụng, tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng, trong đó có những khách hàng
ban đầu khơng đủ điều kiện được cấp tín dụng nhưng nay dễ dàng tiếp cận nguồn vốn
vay. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng dẫn đến phát sinh nợ xấu luôn tiềm ẩn ở mỗi ngân
hàng; việc xử lý nợ xấu, hạn chế tối đa rủi ro trong q trình cấp tín dụng ln được các
NHTM quan tâm đặc biệt, là bước đệm triển khai Hiệp ước Basel tại Việt Nam. Ngân
hàng TMCP Sài Gòn là một trong các ngân hàng hoạt động lâu năm, thuộc top 5 ngân
hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện tại, nhưng nợ xấu vẫn luôn
là nỗi “ám ảnh” của ngân hàng này trong những năm qua, đỉnh điểm theo báo cáo tài
chính hợp nhất năm 2020 tỷ lệ nợ xấu đã vượt mức 10%. Xuất phát từ thực tế trên, tác
giả quyết định chọn đề tài “Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn” để
nghiên cứu, phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, thực trạng xử lý nợ xấu trong những
năm qua và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hoạt động xử lý nợ xấu tại

Ngân hàng TMCP Sài Gịn.

3. Từ khóa.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn, nợ xấu, ngân hàng thương mại.


iv

ABSTRACT
1. Title.
Handling bad debts at Sai Gon Joint Stock Commercial Bank.
2. Abstract.
Today, stemming from the competition of commercial banks on the way to expand
market share, dominate the banking market in Vietnam; but commercial banks are
constantly increasing credit, reaching a variety of customers, including customers who
were initially ineligible for credit but now easily access loans. Therefore, credit risk
leading to bad debt is always hidden in each bank; the handling of bad debts, minimizing
risks in the credit granting process has always been of special interest to commercial
banks, and is a stepping stone to the implementation of the Basel Accord in Vietnam.
Sai Gon Joint Stock Commercial Bank is one of the long-standing banks, one of the top
5 largest commercial joint stock banks in Vietnam at present, but bad debt is always the
“obsession” of this bank. In recent years, the peak according to the consolidated
financial statements in 2020 has exceeded 10%. Stemming from the above fact, the
author decided to choose the topic “Handling bad debts at Sai Gon Joint Stock
Commercial Bank” to study and analyze the causes of bad debts, the current situation
of bad debt handling in recent years and propose solutions and recommendations to
improve bad debt handling at Sai Gon Joint Stock Commercial Bank.
3. Keywords.

Sai Gon Joint Stock Commercial Bank, bad debt, commercial bank.



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
ABSTRACT ...................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. GIỚI THIỆU................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề. .........................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................... 2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. ......................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu tổng quát. ............................................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. ......................................................................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ........................................................... 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..............................................................................4
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ......................................................................................4
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. ........................................................................................ 5
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU.........................................................5
9. BỐ CỤC LUẬN VĂN. ...............................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .................................................................................................................................8
1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. ....................8
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại. ............................................................ 8
1.1.2. Khái niệm về cấp tín dụng. .............................................................................9

1.1.3. Khái niệm về nợ xấu. ....................................................................................10
1.1.3.1. Theo quan niệm Quốc tế. ....................................................................10
1.1.3.2. Theo quan điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ..............................11
1.1.4. Tiêu chí và hình thức phân loại nợ. ..............................................................12
1.1.4.1. Theo quan điểm trên Thế giới. ............................................................12
1.1.4.2. Theo quan điểm của Việt Nam............................................................12
1.1.5. Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu. .......................................................................16
1.1.5.1. Tỷ lệ nợ quá hạn. .................................................................................16
1.1.5.2. Tỷ lệ nợ xấu. ........................................................................................16
1.1.5.3. Hệ số rủi ro tín dụng............................................................................16
1.1.6. Tác động của nợ xấu đến các chủ thể trong nền kinh tế. ..............................17
1.1.6.1. Đối với ngân hàng cấp tín dụng. .........................................................17
1.1.6.2. Đối với khách hàng được cấp tín dụng. ..............................................18
1.1.6.3. Đối với các chủ thể khác. ....................................................................18


vi

1.2. Xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại. ..................................................19
1.2.1. Nội dung xử lý nợ xấu. .................................................................................19
1.2.1.1. Tái cấu trúc nợ, cơ cấu giảm nợ. .........................................................19
1.2.1.2. Chuyển công ty xử lý nợ của ngân hàng. ............................................20
1.2.1.3. Bán nợ cho cá nhân, tổ chức khác. ...................................................... 21
1.2.1.4. Sử dụng trích lập dự phịng rủi ro. ......................................................21
1.2.1.5. Khởi kiện tại Tịa án, phát mãi tài sản................................................. 21
1.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu.......................................................22
1.2.2.1. Tiêu chí định tính. ...............................................................................22
1.2.2.2. Tiêu chí định lượng. ............................................................................ 23
1.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu. .............................................................................. 23
1.3.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu nước ngồi. ........................................................24

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hịa Séc. .........................................................24
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc. ............................................................... 25
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ. ...................................................................26
1.3.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong nước..........................................................27
1.3.2.1. Kinh nghiệm của Vietcombank. .......................................................... 27
1.3.2.2. Kinh nghiệm của BIDV.......................................................................28
1.3.3. Bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn. ...........30
Kết luận chương 1. ..................................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
.......................................................................................................................................32
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gịn. ...................................................32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gịn. ............32
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. ............33
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn. ....................................................................33
2.1.2.2. Hoạt động cho vay............................................................................... 34
2.1.2.3. Hoạt động khác....................................................................................36
2.2. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn..........................................38
2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn. ...................................38
2.2.1.1. Phân tích nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh. .................................. 38
2.2.1.2. Phân tích nợ xấu theo định tính...........................................................38
2.2.1.3. Phân tích nợ xấu theo định lượng. ......................................................39
2.2.1.4. Đánh giá các chỉ tiêu đo lường nợ xấu. ............................................... 40
2.2.1.5. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. ...........41
2.2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. ..........................43
2.3. Đánh giá công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. ..................48
2.3.1. Kết quả đã đạt được trong công tác xử lý nợ xấu. .....................................48
2.3.2. Những điểm yếu trong công tác xử lý nợ xấu. ..........................................49
2.3.3. Nguyên nhân cịn tồn tại những điểm yếu trong cơng tác xử lý nợ xấu...........51
Kết luận chương 2. ..................................................................................................52



vii

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC
XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ............................................54
3.1. Cơ sở pháp lý thực hiện xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn..........54
3.2. Chủ trương, định hướng về nợ xấu và xử lý nợ xấu. ....................................55
3.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ..................................................55
3.2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn. ..........................................................57
3.3. Giải pháp để nâng cao công tác xử lý nợ xấu. ..............................................58
3.3.1. Rà sốt lại tồn bộ các khoản nợ, đánh giá khách quan, đầy đủ, chính xác
rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng, các nguồn thu nợ. .................................... 58
3.3.2. Áp dụng các biện pháp khai thác nợ trên cơ sở đánh giá đầy đủ khả năng
phục hồi năng lực trả nợ của khách hàng. ..............................................................59
3.3.3. Tăng cường các biện pháp thanh lý nợ, xử lý dứt điểm nợ không có khả
năng thu hồi.............................................................................................................59
3.3.4. Giải pháp từ Nhà nước. ..............................................................................61
Kết luận chương 3. ..................................................................................................62
KẾT LUẬN ...................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... I


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
SCB

Cụm từ tiếng Anh
Sai Gon Joint Stock Commercial

Bank

TinNghiaBank
Ficombank
Vietcombank
BIDV
NHNN
NHTW
NHTM
TMCP
TCTD
NH
KH
VAMC
UBND
TP.HCM
TSBĐ
GDP
USD

Vietnam Asset Management
Company

Gross Domestic Product

Cụm từ tiếng Việt
Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Ngân hàng TMCP Việt Nam
Tín Nghĩa
Ngân hàng TMCP Đệ Nhất

Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Thương mại
Thương mại Cổ phần
Tổ chức Tín dụng
Ngân hàng
Khách hàng
Cơng ty TNHH MTV Quản
lý tài sản của các TCTD Việt
Nam
Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh
Tài sản bảo đảm
Tổng sản phẩm quốc nội
Đồng đơ la Mỹ


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nguồn huy động vốn của SCB từ năm 2017 đến 2021 ............................... 34
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của SCB giai đoạn từ 2017 đến 2021.................................. 35
Bảng 2.3: Phân loại nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh ............................................ 38
Bảng 2.4: Phân loại nợ xấu theo định lượng ................................................................ 39
Bảng 2.5: Hệ số rủi ro tín dụng của SCB từ năm 2017 đến 2021 ................................ 41
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu xử lý được của SCB từ năm 2017 đến 2021........................... 44

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu thu từ xử lý tài sản của SCB từ năm 2017 đến 2021 .............. 45
Bảng 2.8: Trích dự phòng rủi ro của SCB qua các năm từ 2017 đến 2021 ................. 45
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu thu từ trích lập dự phịng của SCB qua các năm từ 2017 đến
2021 .............................................................................................................................. 46
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu thu từ bán nợ của SCB qua các năm từ 2017 đến 2021 ....... 47
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn của SCB từ năm 2017 đến 2021 .................................. 40
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của SCB từ năm 2017 đến 2021 ......................................... 40


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU.
1.1. Đặt vấn đề.
Hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam hiện nay rất đa dạng và ln
có sự đổi mới để phù hợp với xu hướng của nền kinh tế toàn cầu, nhưng về cơ bản sẽ
gồm ba hoạt động kinh doanh chính: huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ tài chính
khác. Trong đó, hoạt động tín dụng được xem là kênh tạo ra nguồn lợi nhuận lớn và
đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi các NHTM quá tập trung
mở rộng quy mô tín dụng, tăng trưởng cho vay nhằm gia tăng lợi nhuận và chiếm lĩnh
thị phần NH tại Việt Nam. Từ đó, khơng đánh giá đúng tình trạng tài chính của KH,
cấp tín dụng sai đối tượng, hạ thấp các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng,… cuối cùng dẫn
đến rủi ro như: khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khơng thanh tốn nợ đúng hạn,
thậm chí mất hồn tồn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tình trạng nợ xấu được xem
là hệ quả nghiêm trọng của rủi ro tín dụng, công tác xử lý nợ xấu trên thực tế chưa
được phát huy tối đa hiệu quả, việc quản lý nợ xấu ở mức an tồn ln được NHNN
và các TCTD tại Việt Nam quan tâm hàng đầu.
Với chủ trương tạo bước tiến mạnh mẽ, xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu tại các
TCTD. Ngày 21/6/2017, NHNN đã xây dựng đề án và trình Quốc hội thơng qua Nghị

quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Trong đó, NHNN
u cầu các TCTD rà sốt, đánh giá tồn bộ danh mục tín dụng, thực trạng nợ xấu,
TSBĐ cho các khoản nợ; tiếp tục phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro theo quy
định; tăng cường công tác quản lý rủi ro, thực hiện các giải pháp kiểm soát nợ xấu
mới phát sinh; gửi báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu
của NHNN về tình hình xử lý nợ xấu để theo dõi, giám sát và đưa ra chỉ đạo kịp thời
cho các TCTD. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng các điều kiện về rủi ro tín dụng, an toàn
vốn trong việc triển khai Basel-II đối với các ngân hàng tại Việt Nam, NHNN đã ban
hành Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 và Thông tư số 08/2020/TT-


2

NHNN ngày 14/8/2020, theo đó quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn
và dài hạn, lộ trình đến ngày 01/10/2023 tỷ lệ này là 30%; ngoài ra, các ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu
9%.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài.
Nợ xấu là một trong những nhân tố tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của
các NH, thị trường tài chính và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Những năm qua, tỷ
lệ nợ xấu trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng làm tăng
chi phí trích lập dự phịng, giảm lợi nhuận của NH, dẫn đến kinh doanh thua lỗ, ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán và xấu nhất là sự phá sản của một NH. Việt Nam đang
trong q trình hội nhập với nền kinh tế tồn cầu, giúp chúng ta có nhiều cơ hội song
cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Trong xu thế
hội nhập, các NHTM tại Việt Nam đã từng bước tái cơ cấu tổ chức cũng như nâng cao
năng lực tài chính để hịa mình vào cuộc cạnh tranh về quy mô, công nghệ, sản
phẩm,… với các NH nước ngồi.
Ngân hàng TMCP Sài Gịn là một trong các NHTM hoạt động lâu năm tại Việt

Nam, đã tạo dựng được uy tín, chất lượng dịch vụ trên thị trường ngân hàng. Tuy
nhiên, hoạt động tín dụng của SCB trong những năm qua gặp khơng ít khó khăn khi
vẫn cịn tồn động nhiều khoản nợ xấu và khó xử lý. Tính đến cuối năm 2016, số nợ
xấu SCB đã bán cho VAMC lên đến 14.553 tỷ đồng, nhờ đó mà tỷ lệ nợ xấu nội bảng
giai đoạn từ 2012 đến 2016 giảm từ 7,25% xuống còn 0,68% (chưa tính tỷ lệ nợ xấu
ngoại bảng tại VAMC), đồng thời SCB đã phải trích lập dự phịng 3.369 tỷ đồng cho
trái phiếu của VAMC. Chưa dừng lại ở đó trong những năm tiếp theo SCB tiếp tục
bán nợ cho VAMC, cụ thể đến cuối năm 2019 nợ xấu nội bảng của SCB là 1.644 tỷ
đồng và nợ xấu ngoại bảng tại VAMC ở mức 24.844 tỷ đồng, như vậy tỷ lệ nợ xấu
của SCB chốt đến cuối năm 2019 ở mức 7,38%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2020 tỷ lệ
nợ xấu tại SCB đã tăng lên đáng kể 13,24% (gấp đôi so với năm 2019), nợ xấu nội


3

bảng là 8.219 tỷ đồng và nợ xấu ngoại bảng là 38.308 tỷ đồng. Từ thực trạng đó, việc
đẩy nhanh xử lý nợ xấu tồn đọng để củng cố uy tín, vị thế, tăng cường nâng lực cạnh
tranh của SCB trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ sự cấp thiết trên, đặc biệt là tầm quan trọng của công tác xử lý nợ xấu
trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiện nay nên tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Xử
lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn” mang tính cấp thiết, tính
thực tiễn cao nhằm đóng góp vào công tác xử lý nợ xấu đang đặt ra cho SCB. Hiện
tại, tuy đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về nợ xấu của các NHTM, nhưng
qua nghiên cứu và tra cứu của tác giả thì chưa có cơng trình nghiên cứu nào về vấn đề
nợ xấu của SCB do đó đề tài của tác giả khơng trùng lắp với các nghiên cứu trước.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
2.1. Mục tiêu tổng quát.
- Đánh giá thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn và đề xuất một số giải
pháp để nâng cao hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
2.2. Mục tiêu cụ thể.

- Đánh giá thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
- Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu, Luận văn đề xuất một số giải
pháp để nâng cao hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
Để đạt được kết quả trên Luận văn cần giải đáp các câu hỏi sau:
- Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong thời gian qua như thế
nào?
- Giải pháp nào để nâng cao hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu: Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
+ Thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2021.


4

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong Luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như:
phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, mô tả và phương pháp so sánh để đánh
giá chính xác hoạt động xử lý nợ xấu tại SCB nhằm đưa ra các giải pháp mang tính
khoa học, thiết thực và khả thi để cơng tác xử lý nợ ngày càng hồn thiện hơn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các lý thuyết
về nợ xấu, các tác động của nợ xấu, các biện pháp xử lý nợ xấu của các NHTM
và kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các NH trên thế giới. Để hình thành cơ sở lý
thuyết cho đề tài, sẽ được tổng hợp trên cơ sở kế thừa lý luận từ các nghiên cứu
khoa học đã thực hiện, trả lời các câu hỏi: Tác động của nợ xấu đối với từng chủ
thể trong nền kinh tế? Biện pháp xử lý nợ xấu đã áp dụng tại các NHTM? Bài học
rút ra từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số NH trên thế giới?
- Phương pháp thống kê, miêu tả: Thu thập các số liệu từ báo cáo tài chính của SCB

qua các năm, chú trọng vào kết quả kinh doanh, dư nợ tín dụng, trích lập dự phịng,
nợ xấu và nợ quá hạn. Các số liệu được phân loại và thống kê thành các bảng, biểu
đồ để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Từ đó, có cái nhìn tổng qt hơn về quy
mô, thực trạng, cơ cấu nợ xấu tại SCB trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2021, giúp
phân tích các phương pháp xử lý nợ đang được áp dụng.
- Phương pháp so sánh: Dựa trên số liệu dư nợ tín dụng, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đã
được thống kê ở trên. Để từ đó đánh giá những mặt đạt được, những khó khăn
trong q trình xử lý nợ xấu và tìm kiếm nguyên nhân và đề xuất giải pháp, khuyến
nghị nhằm nâng cao công tác xử lý nợ xấu tại SCB.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Tác giả sẽ hệ thống hóa khung lý thuyết về ngân hàng thương mại, hoạt động cấp
tín dụng và các vấn đề liên quan đến nợ xấu, xử lý nợ xấu; tìm hiểu kinh nghiệm xử
lý nợ xấu của các NH trên thế giới và trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
cho các NHTM tại Việt Nam. Tiếp đến, tác giả giới thiệu tổng quan về Ngân hàng
TMCP Sài Gòn, tình hình nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2017 đến


5

2021 và đưa ra đánh giá tổng thể về thực trạng xử lý nợ xấu tại SCB trong thời gian
qua. Cuối cùng, từ các vấn đề trên có thể đề xuất các giải pháp, khuyến nghị của tác
giả nhằm nâng cao hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn.
7. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI.
Về mặt lý luận, Luận văn này có thể làm tư liệu tham khảo, nghiên cứu trong học
tập cho sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Về mặt thực tiễn, Luận văn này phân tích chuyên sâu về hoạt động cấp tín dụng,
thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn từ năm 2017 đến 2021 để tìm ra các
nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động xử lý nợ xấu. Từ đó, đề ra những giải
pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao công tác xử lý nợ xấu, hạn chế phát sinh nợ xấu
trong tương lai.

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU.
Nợ xấu từ lâu được xem là “vật cản” trong hoạt động tín dụng của các NH, làm
chậm q trình lưu thơng tiền tệ trong hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hiệu quả kinh doanh của ngành NH và tác động xấu đến nền kinh tế tồn cầu. Do
đó, tình trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề được nhiều tác giả trong và ngồi
nước quan tâm. Luận văn sẽ trích dẫn một số bài viết tiêu biểu sau:
- Đào Ngọc Chuyền, Phạm Thị Ngát (2010), Tạp chí Ngân hàng số 18 tháng 9/2010,
bài viết “Một số khó khăn trong xử lý nợ xấu của NHTM”. Bài viết sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp để chỉ ra ba khó khăn mà các NHTM đang gặp
phải trong quá trình xử lý nợ xấu giai đoạn năm 2010 như: Hệ thống luật pháp, cơ
chế chính sách xử lý nợ xấu cho các NHTM vẫn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ;
Thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; Việc bán các
khoản nợ xấu nội bảng vẫn chưa hiệu quả, các biện pháp chứng khốn hóa cũng
chưa thể áp dụng. Tác giả tuy đã đưa ra được khó khăn trong công tác xử lý nợ
xấu nhưng chưa cung cấp các biện pháp để tháo gỡ.
- Trần Chí Chinh (2012) có bài viết “Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống
ngân hàng Việt Nam hiện nay” đã được in trên Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng số


6

77 tháng 8/2012, nhằm tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của
hệ thống ngân hàng Việt Nam như: áp lực tăng trưởng tín dụng của các NHTM,
việc sử dụng vốn sai mục đích từ phía KH vay, hoạt động thanh tra, giám sát từ
phía NHNN cịn hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị
nhằm kiểm soát và xử lý vấn đề nợ xấu có hiệu quả cho hệ thống ngân hàng Việt
Nam.
- Trong bài viết “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học
cho Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng số 125 - tháng
10/2012 của Tô Ngọc Hưng (2012), tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích,

tổng hợp và phương pháp thống kê nhằm tìm hiểu về kinh nghiệm xử lý nợ xấu
của một số quốc gia có nguồn gốc nợ xấu tương đồng với Việt Nam và rút ra các
bài học kinh nghiệm cùng các đề xuất giải pháp cho Việt Nam trong xử lý nợ xấu.
- Cảnh Chí Hồng (2017) đã có bài viết “Bàn thêm về một số giải pháp xử lý nợ
xấu trong bối cảnh hiện nay” được đăng trên Tạp chí Ngân hàng tháng 8/2017,
bài viết phân tích thực trạng xử lý nợ xấu của ngành NH trong giai đoạn từ năm
2015 - 2017. Bài viết chủ yếu nghiên cứu theo hướng định tính như sử dụng:
phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê để mô tả về thực trạng xử lý nợ
xấu trong thời kỳ đó. Cuối cùng, tác giả đưa ra giải pháp xử lý nợ xấu, cụ thể: Xử
lý điểm mấu chốt của nợ xấu là TSBĐ, để các TCTD có quyền thu giữ TSBĐ khi
bên đi vay vi phạm cam kết trả nợ; NHNN cần có biện pháp quyết liệt để xác định
số thực về quy mô và cơ cấu của nợ xấu, từ số liệu đó mới có thể áp dụng các giải
pháp cụ thể cho từng TCTD; Với TCTD có nguy cơ mất khả năng thanh khoản,
NHNN cần có biện pháp sáp nhập, giải thể hoặc đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Về cơ bản, bài viết của tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tương đối phù
hợp, nhưng các giải pháp kiến nghị đưa ra chưa thực sự cụ thể.
- Ng’etich Joseph Collins và Kenneth Wanjau (2011) có bài viết “The effects of
interest rate spead on the level of non-performing assets: A case of commercial
banks in Kenya” được đăng trên tạp chí International Journal of Business and


7

Public Management, Vol. 1(1): 58-65. Nghiên cứu này đã tìm cách thiết lập các
tác động của chênh lệch lãi suất đến tình hình nợ xấu tại các NHTM ở Kenya.
Nghiên cứu sử dụng cả kỹ thuật định lượng và định tính trong phân tích dữ liệu
thu thập được thơng qua báo cáo giám sát của các NHTM tại Kenya năm 2008, từ
đó rút ra kết luận là chênh lệch lãi suất ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM vì
nó làm tăng chi phí cho các khoản vay đối với người đi vay. Từ đó, tác giả đưa ra
khuyến nghị đối với các NHTM rằng nên đánh giá KH của họ và tính tốn mức

lãi suất phù hợp để làm giảm mức độ nợ xấu. Bài viết gợi ra một hướng đi mới
cho các NHTM trong việc phòng ngừa tỷ lệ nợ xấu ngay từ đầu, tuy nhiên việc
tính tốn mức lãi suất phù hợp để giảm nợ xấu khó thể áp dụng trong thực tế vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của chính NH đó.
Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước nghiên cứu về vấn đề nợ xấu,
xử lý nợ xấu. Đối với các nghiên cứu trong nước phần lớn chỉ thực hiện theo hướng
nghiên cứu định tính, giải pháp đưa ra dành chung cho các NHTM và NHNN. Các
nghiên cứu của nước ngoài tập trung vào nghiên cứu định lượng, số liệu có độ tin cậy
khá cao nhưng các khuyến nghị khó áp dụng vào thực tiễn các NH của Việt Nam.
Chính vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu này tập trung nghiên cứu tình trạng nợ xấu
và giải pháp nhằm nâng cao công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn, đó
là điểm mới của đề tài.
9. BỐ CỤC LUẬN VĂN.

Đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
- Chương 3: Các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao công tác xử lý nợ xấu tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn.


8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại.
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại qua hàng trăm năm và gắn liền với đó
là sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Theo Bùi Diệu Anh và cộng sự (2013) cho
rằng NHTM chuyên cung cấp những khoản cho vay thương mại, tài khoản vãng lại

và các phương tiện thanh toán, tham gia vào thị trường liên ngân hàng với tư cách đi
vay và cho vay. Về khái niệm NHTM, các quốc gia và nhà kinh tế học trên thế giới
hiện đang có cách định nghĩa khác nhau về khái niệm này:
- Theo nhà kinh tế học Frederic S. Mishkin (2006): “NHTM là một trung gian tài
chính, họ sẽ nhận tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân và cho vay các đối tượng
khác. NHTM thu hút các nguồn vốn bằng cách phát hành tiền gửi có thể phát hành
dưới dạng tài khoản séc, tài khoản tiết kiệm hoặc một số dạng tiền gửi NH khác;
sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay với mục đích thương mại, tiêu
dùng, thế chấp hay để mua các chứng khoán chứng phủ, các trái khốn của chính
quyền địa phương”.
- NHTM là tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất như tín
dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán (Peter S. Rose, 2004).
- Tại Việt Nam, theo Luật các TCTD năm 2010 thì “NHTM là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định trong Luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó “Hoạt động
NH là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ
như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản”.
Như vậy, NHTM là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh tiền tệ nhằm tại ra lợi nhuận; huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các đối tượng
khác nhau trong nền kinh tế, sau đó cho vay với các cá nhân hay tổ chức để phát triển


9

kinh tế, tiêu dùng cho xã hội. Hoạt động kinh doanh của NHTM rất đa dạng và không
ngừng thay đổi theo xu hướng của nền kinh tế, nhưng về cơ bản sẽ gồm ba hoạt động
sau: huy động vốn, cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính khác. Trong đó, cấp tín dụng
là kênh tạo ra lợi nhuận lớn và đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động của NHTM.
1.1.2. Khái niệm về cấp tín dụng.
Nhằm bắt kịp xu thế phát triển của kinh tế thị trường cũng như đảm bảo đáp ứng

được nhu cầu của KH, tăng khả năng cạnh tranh mà các NHTM luôn vận động, nghiên
cứu đưa ra các sản phẩm kinh doanh khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ bao gồm ba hoạt
động chính: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Việc quy định rõ từng hoạt động cấp tín dụng trở nên cần thiết và được thực hiện
một cách khoa học để xây dựng các quy trình phù hợp nhất. Căn cứ Khoản 14 Điều 4
của Luật các TCTD 2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử
dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc
có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”:
- Cho vay: là hình thức cấp tín dụng mà NH giao hoặc cam kết giao cho KH một
khoản tiền để sử dụng với mục đích nhất định và trong khoản thời gian xác định,
với nguyên tắc KH hoàn trả gốc và lãi cho NH.
- Chiết khấu: là hình thức cấp tín dụng thơng qua việc NH mua lại có kỳ hạn hoặc
mua có bảo lưu quyền truy địi các cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
của người thụ hưởng trước khi đáo hạn.
- Cho thuê tài chính: là hình thức cấp tín dụng bằng tài trợ vốn trung dài hạn thông
qua các hợp đồng cho thuê tài sản, bên thuê có quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu
của bên cho thuê và có trách nhiệm thanh tốn lại tiền th (gốc và phí) trong suốt
thời gian thuê theo giao kết trong hợp đồng.
- Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng
thơng qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các
khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp


10

đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dung mà theo đó NH (bên bảo lãnh) cam
kết với bên thứ ba (bên nhận bảo lãnh) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho KH (bên được bảo lãnh) khi bên được bảo lãnh không thực hiện

hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết, bên được bảo lãnh phải nhận
nợ bắt buộc và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận giữa các bên.
Trong cấp tín dụng, nhất là hoạt động cho vay, NHTM phải đánh giá, theo dõi,
giám sát việc KH sử dụng vốn vay và việc thanh toán gốc và lãi đầy đủ, kịp thời cho
NH. Tuy nhiên, vì các lý do khách quan hay chủ quan mà KH chậm thanh tốn nợ
hoặc khơng trả nợ; nói một cách khác là người đi vay đã không thực hiện đúng cam
kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, khơng tn thủ theo ngun tắc hồn
trả khi đáo hạn cho người cho vay.
Dẫn đến phát sinh rủi ro tín dụng cho các NHTM, rủi ro tín dụng (credit risk) là
khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng
cam kết đã thỏa thuận (Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013). Như vậy, có thể nói rằng rủi
ro tín dụng là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của NH, khi người đi vay
chậm trả nợ hoặc không thanh toán nợ cho chủ nợ.
1.1.3. Khái niệm về nợ xấu.
Các quốc gia và tổ chức trên thế giới vẫn chưa thống nhất được khái niệm chung
về nợ xấu và phương thức xác định nợ xấu. Dựa vào sự phát triển của nền kinh tế,
chuẩn mực kế toán mà nhận thức về nợ xấu khác nhau. Nhưng về nguyên tắc, khi một
khoản tín dụng khơng thể thu hồi được và phải xử lý bằng tài sản bên đi vay hay trích
lập dự phòng của bên cho vay, được gọi là nợ xấu.
1.1.3.1. Theo quan niệm Quốc tế.
- Trong Hướng dẫn tính tốn các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia của
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF’s Compilation Guide on Finacial Soundness Indicators,
2004) cho rằng: “Một khoản nợ được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi quá hạn
trả gốc và lãi trên 90 ngày, hoặc khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được


11

nhập gốc, tái cấp vốn hoặc đồng ý chậm trả theo thoả thuận; hay các khoản phải
thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do nghi ngờ về khả năng khoản

vay sẽ khơng được thanh tốn đầy đủ”.
- Còn với Ngân hàng Trung ương Châu Âu (2006) xác định nợ xấu tại các NHTM
bao gồm: (1) Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc khơng có căn cứ đòi bồi thường
từ nợ; (2) Những khoản nợ mà người mắc nợ bỏ trốn hoặc mất tích, NH khơng
thể liên lạc hoặc khơng tìm được người mắc nợ, khơng cịn tài sản để thanh tốn
nợ; (3) Những khoản nợ mà người mắc nợ chất dứt hoạt động kinh doanh, thanh
lý tài sản nhưng không đủ để trả nợ; (4) Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng
ý thanh toán trong q khứ, nhưng khơng thể đền bù phần cịn lại theo thỏa thuận;
(5) Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp
tại NH không đủ điều kiện pháp lý để thanh tốn nợ; (6) Những khoản nợ mà Tịa
án tun bố người mắc nợ phá sản, đã rao bán tài sản nhưng không nợ trả nợ.
1.1.3.2. Theo quan điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 có quy định về nợ
xấu như sau: “Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”.
Các nhóm nợ được phân loại tại Điều 10 và Điều 11 của Thông tư này như sau:
- Tại Điều 10 chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn của các khoản nợ: Nợ nhóm 3 (nợ
dưới tiêu chuẩn) quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) quá
hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) quá hạn
trên 360 ngày.
- Và tại Điều 11 nợ xấu được phân loại dựa trên khả năng trả nợ của KH: Nợ nhóm
3 là các khoản nợ được TCTD, chi nhánh NH nước ngoài đánh giá là có khả năng
tổn thất; Nợ nhóm 4 là các khoản nợ được TCTD, chi nhánh NH nước ngồi đánh
giá là có khả năng tổn thất cao; Nợ nhóm 5 là các khoản nợ được TCTD, chi nhánh
NH nước ngồi đánh giá khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tóm lại, nợ xấu là một khái niệm tương đối phức tạp, khi nói về nợ xấu theo định
nghĩa của Việt Nam hay thơng lệ quốc tế, có thể nhận thấy sự tương đồng về hai yếu


12


tố chính: nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên và khả năng (hay thiện chí) trả nợ của KH.
1.1.4. Tiêu chí và hình thức phân loại nợ.
1.1.4.1. Theo quan điểm trên Thế giới.
- Việc phân loại nợ là quá trình các NH xem xét lại danh mục các khoản nợ và phân
chia chúng thành các mục tiêu, với các mức độ khác nhau dựa trên mức độ rủi ro
gặp phải hoặc các đặc điểm liên quan khác của khoản nợ đó. Q trình liên tục
xem xét và phân loại nợ sẽ giúp cho các NHTM chất lượng danh mục của các
khoản nợ và có phương án xử lý kịp thời khi các khoản nợ rơi vào tình huống xấu
nhất, như việc sử dụng trích lập dự phịng. Theo Laurin và cộng sự (2002), đối
với việc phân loại nợ theo chuẩn mực kế tốn quốc tế khơng có tiêu chuẩn đánh
giá cụ thể và việc phân loại nợ phụ thuộc vào người trực tiếp đưa ra đánh giá, lập
báo cáo. Ở một số quốc gia khơng có cơ chế quản lý chi tiết, các nhà quản lý NH
thường có trách nhiệm phát triển các quy định, quy trình phân loại nợ nội bộ và
được sự chấp thuận của cơ quan giám sát. Một quan điểm chung ở các quốc gia
này là việc đánh giá cao vai trò của các cơ quan giám sát ngân hàng hay cơ quan
kiểm toán. Tại nước Anh, các nhà giám sát không yêu cầu các NH phải áp dụng
một loại hình phân loại nợ cụ thể nhưng họ vẫn mong đợi rằng các nhà quản trị
ngân hàng sẽ có quy trình quản lý rủi ro tín dụng nội bộ thật phù hợp, bao gồm cả
việc đánh giá khoản cho vay và được cập nhật thường xun. Ở Hà Lan, khơng
có quy định về phân loại nợ, cho phép các nhà quản lý ngân hàng tự phân loại nợ
và được kiểm soát bởi cơ quan giám sát NH. Và tại Pháp, quy định một hệ thống
các yêu cầu tối thiểu để các khoản vay được phân loại là có dấu hiệu xấu nhưng
khơng có chi tiết hướng dẫn cụ thể về phân loại.
1.1.4.2. Theo quan điểm của Việt Nam.
Về quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đã
được Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/7/2007. Quyết định
này đưa ra hai cách phân loại nợ: cách thứ nhất theo định lượng và cách thứ hai kết



13

hợp cả định lượng và định tính. Các NHTM được phép áp dụng cách thứ nhất nhưng
sau phải áp dụng cách thứ hai sau 3 năm kể từ ngày hiệu lực của Quyết định.
Đến hiện nay, đã được thay thế hồn tồn bởi Thơng tư số 11/2021/TT-NHNN.
Điểm khác biệt của Thông tư này so với các Quyết định trước đây là các TCTD phải
thực hiện phân loại nợ theo nhóm nợ cao nhất đối với từng KH do Trung tâm Thơng
tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam cung cấp, nếu KH đó có dư nợ vay tại nhiều TCTD.
Việc phân loại như vậy giúp các NH đánh giá nợ xấu một cách chuẩn xác nhất và có
phương án xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, cũng hạn chế được những sai sót trong số liệu
nợ xấu từ các TCTD báo cáo về NHNN.
Phân loại nợ theo phương pháp định lượng: Được quy định tại Khoản 1 Điều 10
của Thông tư số 11/2021/TT-NHNN, nợ được phân thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu từ
nhóm 3 đến nhóm 5:
- Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
+ Nợ gia hạn nợ lần đầu;
+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do KH không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp

đồng tín dụng;
+ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 Nợ của KH hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà TCTD,

chi nhánh NH nước ngồi khơng được cấp tín dụng theo quy định của pháp
luật;
 Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD

hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở TCTD
cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp;
 Nợ khơng có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá


5% vốn tự có của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài khi cấp cho KH thuộc đối
tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
 Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà


14

TCTD nắm quyền kiểm sốt có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của
pháp luật;
 Nợ có giá trị vượt q các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt

giới hạn, theo quy định của pháp luật;
 Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và

các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với TCTD, chi nhánh NH nước ngoài;
 Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách

dự phịng rủi ro của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài.
+ Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
+ Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

- Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ

được cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60


ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60

ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
+ Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả

nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ

cấu lại lần thứ hai;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã

quá hạn;


×