Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 82 trang )

Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 35 (2009-2013)
Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU,
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ
NỢ XẤU TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

Phạm Thu Giang

Bộ môn Luật Thương mại

MSSV: 5095511
Lớp: LK0964A2
Cần Thơ 05/2013


GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

21

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm dưới giảng đường đại học, chúng em đã nhận được sự dạy dỗ
nhiệt tình của tất cả quý Thầy, Cô khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ. Thầy Cô đã
truyền cho chúng em không chỉ là những kiến thức nghề nghiệp, mà còn cả những kinh
nghiệm cuộc sống, dạy bảo chúng em cả đạo lý làm người. Đây chính là hành trang quý
báu giúp chúng em vững bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Luật Trường Đại học
Cần Thơ. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn và gửi lời kính chúc sức khỏe đến Cô Lê
Huỳnh Phương Chinh – Người đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nhiệt tình hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện để giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân
thành cám ơn Cô!
Mặc dù trong quá trình thực hiện đề tài người viết đã hết sức cố gắng, nhưng do
hạn chế về trình độ và thời gian nên bài viết không thể nào không có những thiếu sót nhất
định. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô để bài viết
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô được dồi dào sức khỏe và công tác tốt
cũng như ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục.
Em xin chân thành cảm ơn!

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh


22

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng… năm…

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

23

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng… năm…

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

24

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Danh mục từ viết tắt

o Ngân hàng Nhà nước:

NHNN

o Ngân hàng thương mại :

NHTM

o Tổ chức tín dụng:


TCTD

o Dự phòng rủi ro:

DPRR

o Bất động sản:

BĐS

o Ngân hàng Thanh toán Quốc tế:

BIS

o Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế:

IFRS

o Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39:

IAS

o Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp:

DATC

o Công ty quản lý và khai thác tài sản:

AMC


o Doanh nghiệp nhà nước:

DNNN

o Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam:BIDV
o Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam:

Vietcombank

o Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu:

ACB

o Ngân hàng công thương Việt Nam:

Vietinbank

o Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á:

DongA bank

o Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây:

Western bank

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

25


SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Mục lục
Lời mở đầu............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................2
5. Kết cấu đề tài..........................................................................................................................3
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU ................. 4
1.1 Khái niệm nợ xấu.................................................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm nợ xấu theo thông lệ Quốc tế......................................................... 4
1.1.2 Khái niệm nợ xấu theo quy định tại Việt Nam................................................ 7
1.2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu........................................................................... 11
1.2.1 Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 11
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan................................................................................. 12
1.3 Tác động của nợ xấu........................................................................................... 15
1.4 Giới thiệu chung về hoạt động xử lý nợ xấu trong NHTM ............................... 17
Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU, CÁC GIẢI PHÁP

XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................. 21
2.1 Quy định pháp luật về cách thức xác định và phân loại nợ xấu ............................ 21
2.2 Quy định Pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể xử lý nợ xấu ........................ 24
2.1.1 NHNN ......................................................................................................... 24
2.1.2 Bộ tài chính.................................................................................................. 26
2.1.3 Các Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà

nước .............................................................................................................. 26
2.1.4 Các NHTM .................................................................................................. 27
GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

26

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

2.3 Quy định pháp luật về những giải pháp xử lý nợ xấu....................................... 28
2.3.1 Quy định Pháp luật về giải pháp phân loại và trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu
theo quy định pháp luật Việt Nam............................................................... 28
2.3.2 Quy định pháp luật về giải pháp cơ cấu lại các khoản nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ, gia hạn nợ vay để xử lý nợ xấu ........................................................... 31
2.3.3 Quy định pháp luật về giải pháp xử lý tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu......... 33
2.3.4 Quy định pháp luật về giải pháp xử lý nợ xấu thông qua Công ty mua bán nợ
và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) và Công ty quản lý và khai
thác tài sản (AMC)...................................................................................... 35
2.3.4.1 Công ty mua bán nợ (DATC) ............................................................... 35
2.3.4.2 Công ty quản lý và khai thác tài sản ( AMC)......................................... 37
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................... 40
3.1. Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật về cách thức xác định và phân
loại nợ xấu .................................................................................................................... 41
3.1.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về cách thức xác định và phân loại nợ xấu...... 41
3.1.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về cách thức xác định và phân loại nợ xấu 42

3.2 Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật về trích lập và sử dụng dự
phòng rủi ro ................................................................................................................. 43
3.2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.......... 43
3.2.2 Hướng hoàn thiện pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro............ 45
3.3 Thực trạng và hướng hoàn thiện quy định pháp luật về giải pháp điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ, gia hạn nợ vay để xử lý nợ xấu.............................................................. 46
3.3.1

Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về giải pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
gia hạn nợ vay để xử lý nợ xấu.................................................................... 46

3.3.2 Hướng hoàn thiện quy định pháp luật về giải pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
gia hạn nợ vay để xử lý nợ xấu.................................................................... 47
GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

27

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

3.4 Thực trạng và hướng hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tài sản đảm
bảo .......................................................................................................................... 48
3.4.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tài sản đảm bảo......................... 48
3.4.1 Hướng hoàn thiện quy định Pháp luật về giải quyết tài sản bảo đảm ........... 50
3.5 Thực trạng và hướng hoàn thiện quy định pháp luật về giải pháp mua bán nợ
xấu của DATC và AMC nhằm tiến hành xây dựng thị trường mua bán nợ.......... 52
3.5.1 Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về giải pháp mua bán nợ xấu của

DATC và AMC nhằm tiến hành xây dựng thị trường mua bán nợ............... 52
3.5.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải pháp mua bán nợ của DATC và
AMC nhằm tiến hành xây dựng thị trường mua bán nợ............................... 53
3.6 Thực trạng về việc xử lý nợ xấu thông qua hình thức đảo nợ trong NHTM –
một số giải pháp ........................................................................................................ 55
3.7 Một số giải pháp hỗ trợ xử lý nợ xấu trong NHTM – định hướng hoàn thiện
pháp luật.................................................................................................................... 58
3.7.1 Hạn chế tiến tới giải quyết dứt điểm tình trạng sở hữu chéo ........................ 58
3.7.2 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM và nâng cao ý thức đạo đức,
nghề nghiệp cho các nhân viên tín dụng...................................................... 60
3.7.3 NHNN nên thành lập tổ chức Bảo hiểm rủi ro tín dụng ................................ 60
3.7.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng cho ngân hàng................................. 61

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

28

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề nợ xấu trong Ngân hàng thương mại là vấn đề được
quan tâm do có xu hướng tăng cao trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế trong và
ngoài nước.
Theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước: nợ xấu năm 2010 khoảng 38 tỷ đồng
(chiếm 2,1% tổng dư nợ), năm 2011 khoảng 78 nghìn tỷ đồng (chiếm 3,2 % tổng dư nợ). Đến

ngày 31/3/2012 nợ xấu của Tổ chức tín dụng là 202.099 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp
tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước là 125,8 nghìn tỷ đồng
(chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại), nợ xấu của nhóm Ngân hàng
thương mại cổ phần là 60,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm Ngân hàng
thương mại cổ phần). Từ cuối năm 2012 thì nợ xấu giảm mạnh từ 8.6% xuống còn khoảng 6%
tổng dư nợ cấp tín dụng. 1
Qua số liệu trên, nợ xấu tăng dần từ năm 2010, 2011 đến đầu năm 2012 với những con số
nợ xấu cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, nhóm nợ xấu của Ngân hàng thương mại chiếm tỷ
lệ cao trong dư nợ tín dụng. Nợ xấu tăng cao không những tác động tiêu cực đến NHTM nói
riêng mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống Tổ chức tín dụng nói chung. Chính vì thế, Chính phủ
đã ban hành hàng loạt văn bản cụ thể để các Ngân hàng thương mại tập trung xử lý nợ xấu.
Đến cuối năm 2012 thì nợ xấu đột ngột giảm mạnh từ 8,6% còn 6% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Thực tế cho thấy, nhờ áp dụng các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu mà nợ xấu của các
Ngân hàng thương mại đã giảm mạnh. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu
như thế nào, áp dụng ra sao là vấn đề rất cần được quan tâm phân tích và nghiên cứu. Hơn nữa,
để việc xử lý nợ xấu mang lại hiệu quả cao hơn đồng thời ngăn ngừa nợ xấu phát sinh thì cần
có một khung pháp lý hoàn thiện về xử lý nợ xấu.
Chính vì thế, với sự yêu thích về lĩnh vực luật ngân hàng và để tìm hiểu rõ hơn về nợ

1

Số liệu tổng hợp từ Báo cáo giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội số 104/BCNHNN và wedside />
GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

29

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong

Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

xấu, các quy định áp dụng pháp luật xử lý nợ xấu cùng với mong muốn được góp phần đề xuất
hướng hoàn thiện các giải pháp xử lý nợ xấu nên người viết chọn đề tài luận văn tốt nghiệp “
Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý
nợ xấu trong Ngân hàng thương mại ở Việt Nam” .

2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu các quan điểm về khái niệm nợ xấu
 Nghiên cứu về nguyên nhân và tác động của nợ xấu
 Nghiên cứu những quy định pháp luật về xử lý nợ xấu trong Ngân hàng thương mại
 Nghiên cứu về thực trạng xử lý nợ xấu trong Ngân hàng thương mại
 Nghiên cứu về định hướng hoàn thiện pháp luật về giải pháp xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại

3. Phạm vi nghiên cứu
 Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi các khái niệm về nợ xấu theo thông lệ
Quốc tế và các quy định pháp luật về nợ xấu, xử lý nợ xấu, thực trạng và các giải
pháp đã được áp dụng xử lý nợ xấu trong Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Từ
đó có những nhận xét, đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật xử lý nợ xấu và
đóng góp một số định hướng nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về xử lý
nợ xấu trong Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt luận văn, bên cạnh việc vận dụng kiến thức đã học, người viết đã thu
thập, tổng hợp thêm những tài liệu có liên quan đến “nợ xấu, các quy định pháp luật về nợ xấu,
thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu ”. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của đề tài, người viết
áp dụng một số phương pháp như: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, và từ đó
nêu ra những nhận xét, định hướng hoàn thiện để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong
quá trình thực hiện và áp dụng quy định pháp luật về xử lý nợ xấu trong Ngân hàng thương

mại ở Việt Nam.
GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

30

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

5. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về nợ xấu và xử lý nợ xấu
Chương 2: Quy định pháp luật về xử lý nợ xấu và một số giải pháp xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu, một số giải pháp
xử lý nợ xấu trong Ngân hàng thương mại

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

31

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Chương 1


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
Trong Chương 1, đầu tiên người viết tập trung đi vào tìm hiểu khái quát các khái niệm,
các chuẩn mực về nợ xấu theo thông lệ Thế giới và theo quy định pháp luật Việt Nam, qua đó
có những nhận xét, so sánh giữa khái niệm, cách phân loại và trích lập dự phòng rủi ro để hiểu
rõ hơn về nợ xấu. Từ đó, người viết phân tích và làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ
quan dẫn đến sự xuất hiện của nợ xấu và sự gia tăng nợ xấu trong thời gian qua để có cái nhìn
tổng quang hơn về nợ xấu. Đồng thời trong chương này, người viết cũng tập trung phân tích sự
tác động của nợ xấu để thấy rằng cần thiết có những giải pháp xử lý nợ xấu kịp thời theo quy
định pháp luật. Một số giải pháp xử lý và hoạt động xử lý nợ xấu đang được thực hiện trong
Ngân hàng thương mại thời gian gần đây cũng được người viết giới thiệu trong chương 1 này.

1.1 Khái niệm nợ xấu
Về khái niệm nợ xấu, trong thực tiễn ở nước ta và trên thế giới, cũng như lý thuyết
tài chính – tiền tệ hiện đại, có nhiều cách diễn đạt và cách hiểu khác nhau về nợ xấu.
1.1.1 Khái niệm nợ xấu theo thông lệ Quốc tế
Theo quan điểm nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, về cơ bản một
khoản nợ được coi là nợ xấu khi rơi vào một trong các trường hợp:
 Thứ nhất, quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày. Cụ thể, một khoản nợ khi đến
thời hạn trả nợ ghi trong hợp đồng vay hoặc khế ước nhận nợ mà khách hàng:


Không thanh toán lãi từ ngày thứ 91 tính từ thời điểm phải thanh toán ghi
trong hợp đồng hoặc khế ước nhận nợ;



Không thanh toán nợ gốc từ ngày thứ 91 tính từ thời điểm phải thanh toán ghi
trong hợp đồng hoặc khế ước nhận nợ;




Không thanh toán lãi và nợ gốc từ ngày thứ 91 tính từ thời điểm phải thanh
toán ghi trong hợp đồng hoặc khế ước nhận nợ;

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

32

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

 Thứ hai, các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn
hoặc chậm trả theo thỏa thuận. Đây là trường hợp khi khách hàng chưa thanh toán
các khoản lãi đã được ngân hàng phê duyệt cho nhập gốc, tái cấp vốn và có thể
chậm trả theo thỏa thuận từ ngày thứ 90 tính từ thời điểm phải thanh toán ghi trong
hợp đồng.
 Thứ ba, các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc
chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Khả năng trả
nợ nghi ngờ được hiểu là khi các khoản nợ đã quá hạn (mặc dù chưa đến 90 ngày
theo quy định) nhưng qua quá trình xác định và phân tích thực tế tình hình tài
chính của khách hàng (theo quy trình tín dụng riêng của mỗi ngân hàng trong khâu
kiểm tra, thu thập thông tin khách hàng vay và khâu thẩm định các khoản vay) thì
ngân hàng có lý do chắc chắn để cho rằng khách hàng không có khả năng thanh
toán các khoản nợ và các khoản nợ này sẽ trở thành nợ xấu.
Như vậy, theo Phòng Thống Kê – Liên Hợp Quốc thì nợ xấu về cơ bản được xác
định dựa trên 2 yếu tố đó là: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ nghi ngờ.

Tuy nhiên, theo IFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) và IAS 39 (Chuẩn mực
kế toán quốc tế số 39), nợ xấu về cơ bản được xác định gắn liền với khả năng hoàn trả của
những khoản vay. Thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn không phải là
tiêu chí để xếp các khoản nợ thành nợ xấu mà phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ
của khách hàng thường là phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay của
khách hàng.
Cụ thể, khi khách hàng tham gia quan hệ tín dụng với ngân hàng thì phương pháp để
ngân hàng nhận biết và đánh giá các khoản vay và quyết định cho vay là bằng cách phân
tích vòng di chuyển của dòng tiền, xem xét hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn vay của
khách hàng để tạo ra nguồn tiền mới trong tương lai, từ đó ngân hàng có thể đánh giá
được khả năng hoàn trả các khoản vay của khách hàng. Nếu như khi phân tích mà ngân
hàng nhận thấy khách hàng không đủ điều kiện đảm bảo hoàn trả các khoản vay thì sẽ
GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

33

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

không quyết định cho vay. Ngoài ra, ngân hàng còn tiến hành xếp hạng các khoản vay
dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng để xác định nợ xấu.
Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết nhưng áp dụng thực tế thì gặp
nhiều khó khăn. Bởi vì thực tế, việc phân tích dòng tiền của khách hàng, ngay cả khi
quyết định cho khách hàng vay thì việc khách hàng sử dụng đúng mục đích vốn vay là
điều rất khó có thể kiểm soát và để phân tích được dòng tiền từ khi vay vốn đến lúc kinh
doanh của khách hàng thì cần rất nhiều thời gian, kinh nghiệm, trình độ hệ thống thông
tin, thống kê kế toán... Nếu như khách hàng không chịu hợp tác hoặc hợp tác gian dối với

ngân hàng thì việc theo dõi, phân tích dòng tiền tương lai của khách hàng sẽ không không
được đảm bảo, dẫn đến tình hình xác định và xếp hạng nợ xấu cũng sẽ không được chuẩn
xác. Hệ thống này chỉ thích hợp cho những ngân hàng lớn, hoạt động lâu năm, có kinh
nghiệm xử lý thông tin và phân tích dòng tiền của khách hàng, còn đối với những Ngân
hàng có quy mô vừa và nhỏ, mới thành lập thì không có đủ điều kiện để áp dụng xác định
và phân loại nợ xấu.
Một định nghĩa khác về nợ xấu là định nghĩa nợ xấu của Ngân hàng Thanh toán
Quốc tế (BIS). Nợ xấu được định nghĩa là các khoản cho vay rơi vào 3 nhóm cuối cùng
trong hệ thống phân loại 5 nhóm :
o Nhóm 1. khoản nợ không vấn đề: là các khoản cho vay sẽ thu hồi được.
o Nhóm 2. khoản nợ chú ý đặc biệt: là các khoản cho các doanh nghiệp vay, có
thể có khó khăn khi thu hồi nợ, ví dụ: do tiếp tục sản xuất kinh doanh thua lỗ.
o Nhóm 3. khoản nợ dưới chuẩn: là các khoản cho vay mà tiền trả lãi và gốc bị nợ
quá hạn trên 3 tháng.
o Nhóm 4. khoản nợ nghi ngờ: là các khoản cho vay mà khả năng thanh toán toàn
bộ khoản vay có vấn đề, cho thấy có khả năng sẽ mất vốn.
o Nhóm 5. mất vốn thật sự và không có khả năng thu hồi: các khoản cho vay này
được coi là không có khả năng thu hồi. Thường là các khoản vay cho các doanh
nghiệp đang tiến hành các thủ tục pháp lý để được bảo vệ theo luật phá sản.
GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

34

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Theo đó, theo hệ thống phân loại nợ xấu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS)

thì nợ xấu được xác định khi rơi vào các nhóm: Nhóm 3 (Dưới chuẩn); Nhóm 4 (Nghi
ngờ); và Nhóm 5 (Mất vốn thật sự và không có khả năng thu hồi). Đây là hệ thống phân
loại nợ xấu được sử dụng rộng rãi nhất do việc xếp các khoản vay đơn giản hơn so với các
định nghĩa khác. BIS không quá chú trọng đến đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
mà các khoản nợ chỉ cần rơi vào một trong các trường hợp như: các khoản vay quá hạn
trên 3 tháng hoặc các khoản vay có nguy cơ mất vốn hoặc mất vốn hoàn toàn thì sẽ xác
định được nợ xấu.
Qua những định nghĩa trên, thấy rằng việc xác định nợ xấu cho dù là theo Phòng
Thống Kê - Liên Hợp Quốc IFRS, IAS 39 hay BIS thì vẫn được xác định dựa vào số ngày
quá hạn và khả năng trả nợ của khách hàng, vấn đề dựa trên tiêu chí nào để xác định nợ
xấu còn tùy thuộc vào năng lực xác định và tình hình nợ xấu của mỗi nước.Vì vậy, theo
quan điểm khác nhau sẽ quy định cách xác định nợ xấu khác nhau, chính vì thế, việc định
nghĩa và xác định nợ xấu sẽ được các nước quy định riêng phù hợp với tình hình nợ xấu
và quy định pháp luật về ngân hàng riêng của từng nước.
1.1.2 Khái niệm nợ xấu theo quy định tại Việt Nam
Để hiểu rõ về nợ xấu theo chuẩn mực Việt Nam, trước hết cần tìm hiểu khái quát
quá trình nhận thức về nợ xấu và cơ chế xử lý nợ xấu của NHTM trong từng thời kì.
Quan niệm về nợ xấu của ngân hàng trước năm 2000
Trước năm 2000, hệ thống NHTM Việt Nam chưa có quy định cụ thể về nợ xấu mà
chỉ có các quy định về nợ quá hạn. Khi đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng
không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi thì TCTD
chuyển toàn bộ số dư sang nợ quá hạn.2

2

Điều 13, Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành theo Quyết định 1627/ QĐ-NHNN ngày
31/12/2001)

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh


35

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Nợ xấu trong thời kì này được được xác định dựa vào thời gian quá hạn của các
khoản vay bao gồm: nợ quá hạn dưới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày – 180 ngày, nợ quá
hạn từ trên 180 ngày – 360 ngày và nợ quá hạn trên 360 ngày.
Ví dụ như Công văn số 4086/KTTH ngày 15/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ về
việc xử lý nợ quá hạn các Ngân hàng thương mại quốc doanh và Thông tư liên tịch Số
03/1997/TTLT/NHNN-BTC ngày 22/11/1997 hướng dẫn xử lý nợ quá hạn của các ngân
hàng quốc doanh qua chấn chỉnh hoạt động ngân hàng sau thanh tra…đã hướng dẫn quy
quy định về phạm vi xử lý nợ quá hạn, theo đó việc phân loại và phương pháp xử lý nợ
được tiến hành dựa vào nguyên nhân khác quan và chủ quan.
Quan Niệm về nợ xấu sau năm 2000 và hiện nay
Ngày 05/10/2001, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/2001/QĐTTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM, tạo cơ sở pháp lý cho
hoạt động phân loại nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọng phát sinh trước thời điểm
31/12/2000 của các NHTM. Mặc dù quyết định này không quy định cụ thể về nợ xấu,
nhưng theo quy định này có thể hiểu được nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn đọng phát
sinh trước thời điểm 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ.
Ngày 22/04/2005, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD”
và theo đó, ngày 25/04/2007 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ra đời sửa đổi một số điều
của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, quy định:3
Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn mà ngân hàng cho vay gặp phải rủi ro không thu hồi
được đúng hạn. Bao gồm các nhóm sau:

 Nhóm 3: đây là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91
đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, các khoản nợ được

3

Quy định điều 6, điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, điều 1, Quyết định
18/2007/QĐ-NHNN

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

36

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp
đồng tín dụng được phân loại theo phương pháp định lượng và các khoản nợ
được NHTM đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi nhưng có dấu
hiệu suy giảm khả năng trả nợ theo phương pháp định tính.
 Nhóm 4: đây là nhóm nợ cần chú ý, bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày
đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn cơ cấu lại, các khoản nợ cơ cấu lại lần 2 được phân loại theo phương pháp
định lượng và bao gồm các khoản nợ được NHTM đánh giá là có khả năng tổn
thất cao theo phương pháp định tính.
 Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày,
các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn trên 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lần 2
quá hạn (theo thời hạn đã cơ cấu mới nhất), các khoản nợ cơ cấu lại lần 3 và các

khoản nợ khoanh nợ chờ xử lý được phân loại theo phương pháp định lượng và
các khoản nợ được NHTM đánh giá là không có khả năng thu hồi vốn, mất vốn
theo phương pháp định tính.
 Ngoài ra, Nếu các khoản nợ đã được NHTM phân loại nhưng nếu xảy ra các
trường hợp làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng thì NHTM được
chủ động xếp các khoản nợ ấy vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn. Các trường hợp đó
có thể là:
o Những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh
doanh của khách hàng.
o

Các khoản nợ của khách hàng bị các NHTM khác phân loại vào nhóm nợ
có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin);

o Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh
toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị
suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

37

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

o Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài
chính theo yêu cầu của NHTM để đánh giả khả năng trả nợ của khách hàng.

Như vậy, nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam là các khoản nợ quá được xác định theo 2
yếu tố đó là : đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là
định nghĩa của Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)”. 4
Tuy không giống hoàn toàn như quy định khái niệm nợ xấu của IAS 39 nhưng quy
định khái niệm nợ xấu của Việt Nam phần nào tương đồng với quy định của IAS. Việc
quy định phương pháp phân loại theo 1 trong 2 phương pháp định lượng và định tính là
phù hợp với bản chất và năng lực hoạt hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Các Ngân
hàng ở Việt Nam tùy theo năng lực và điều kiện sẽ dựa vào định nghĩa này để tiến hành
nhận định và xếp loại nợ xấu. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều xác định
và xếp loại nợ xấu dựa vào định nghĩa nợ xấu theo phương pháp phân loại định lượng, bởi
vì nó chỉ cần dựa vào số ngày quá hạn của các khoản nợ là chính. Chỉ có một số ít ngân
hàng lớn như BIDV, Agribank, Vietcombank … thỏa mãn điều kiện về xây dựng hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá, xếp loại các khoản vay mới xác định nợ xấu
theo phương pháp định tính.
So với định nghĩa của IFRS và IAS 39 thì định nghĩa về nợ xấu của Việt Nam quy
định chi tiết hơn trong vấn đề nhận định và xếp loại các khoản nợ xấu. Trong khi IAS 39
chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của các khoản vay dựa trên phương pháp phân tích
dòng tiền tương lai và xếp hạng các loại nợ thì định nghĩa nợ xấu ở Việt Nam quy định rất
chi tiết về cả 2 phương pháp phân loại nợ định lượng và định tính dựa trên điều kiện và
năng lực của các ngân hàng. Điều này rất phù hợp với tình hình phát triển của hệ thống
ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngân hàng dựa vào định nghĩa nợ xấu để linh
hoạt, chủ động nhận biết và dễ dàng xếp loại các khoản nợ xấu.
Bên cạnh đó, việc áp dụng theo định nghĩa nợ xấu của Việt Nam so với định nghĩa
nợ xấu của AIS 39 thì có sự khác nhau về kết quả tính nợ xấu. Ví dụ như:
4

Tìm chuẩn mực trong xếp hạng nợ xấu, ngày
09/10/2006

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh


38

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

“ Kết quả kiểm toán của Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young tại một ngân hàng
thương mại được coi là có nợ xấu cao nhất năm 2005 theo Quyết định 493/2005/QĐNgân hàng Nhà nước là 14,86%, theo IAS 39 là 31,4%”. 5
Rõ ràng có sự khác nhau về kết quả tính nợ xấu theo 2 định nghĩa, theo định nghĩa nợ
xấu của Việt Nam thì kết quả cho ra thấp hơn nhiều so với kết quả dựa theo định nghĩa nợ
xấu của AIS.
Như vậy, theo mỗi một định nghĩa khác nhau thì cách tính và kết quả tính nợ xấu
cũng khác nhau. Điều này lý giải cho câu hỏi tại sao có sự khác biệt giữa con số về quy
mô nợ xấu của Việt Nam do NHNN hoặc các NHTM Việt Nam công bố và các tổ chức
nước ngoài công bố. Sự khác biệt lớn này là do việc phân loại nợ xấu ở Việt Nam của
NHNN và/hoặc các NHTM dựa vào Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS) trong khi các tổ
chức quốc tế sử dụng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IAS) để phân loại nợ xấu của các ngân
hàng Việt Nam.

1.2 Nguyên nhân phát sinh Nợ xấu
1.2.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nợ xấu có thể xuất phát từ môi trường pháp lý còn chưa đầy đủ, nhiều bất
cập như: sự thiếu chặt chẽ, hoàn chỉnh của môi trường pháp lý tác động xấu đến hoạt
động của hệ thống ngân hàng nói chung và nợ xấu nói riêng. Kẽ hở và các quy định chồng
chéo của các văn bản pháp luật tạo điều kiện cho khách hàng lừa đảo, chiếm dụng vốn của
ngân hàng, chây ỳ không chịu trả nợ gây khó khăn cho quá trình xử lý nợ xấu của ngân
hàng. Ngoài ra, hệ thống các văn bản quy định về nợ xấu, về cách phân loại, trích lập dự

phòng nợ xấu, cách xử lý nợ xấu còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, điều này gây khó khăn
lớn cho quá trình xử lý nợ, làm nợ xấu có nguy cơ tăng cao.
Thứ hai, chính sách tiền tệ-tín dụng của Chính phủ và NHNN Việt Nam chưa có một
kế hoạch ổn định là lâu dài. Chính vì thế, vào những năm 2006-2010 đã dẫn đến việc cho
5

Tìm chuẩn mực trong xếp hạng nợ xấu, ngày
09/10/2006

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

39

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

vay nhanh với số lượng nhiều nên vấn đề về nợ quá hạn, nợ xấu đã tăng cao một cách
nhanh chóng. Đến đầu năm 2011, khi nợ xấu đã trở thành một vấn đề đáng chú ý thì chủ
trương cho chính sách tiền tệ tín dụng thắt chặt quá mức đã dẫn đến suy giảm sản xuất,
đóng băng tín dụng. Lúc này, việc xử lý nợ xấu càng gặp nhiều khó khăn. 6
Thứ ba, rủi ro từ phía khách hàng vay vốn dẫn đến phát sinh nợ xấu: đây là nguyên
nhân trực tiếp thường gặp làm phát sinh nợ xấu. Trong môi trường kinh doanh, rủi ro là
điều không thể tránh khỏi, điều này làm khách hàng vay vốn khi lâm vào tình trạng thua
lỗ, phá sản…gây mất khả năng thanh toán các khoản vay cho ngân hàng. Ngoài ra, sự yếu
kém trong kinh doanh của khách hàng như: chiến lược kinh doanh không hợp lý, trình độ
quản lý, điều hành còn non kém…đã dẫn đến tình trạng kinh doanh không hiệu quả cũng
dẫn đến nguy cơ không trả được các khoản nợ cho ngân hàng..

Ngoài ra, hầu hết các NHTM theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong
khi năng lực quản trị rủi ro của NHTM còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc
biệt là các NHTM cổ phần chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị dẫn đến nợ xấu tăng nhanh
hơn.7
Cụ thể như: cùng với sức ép tăng vốn điều lệ, các ngân hàng buộc phải tăng nhanh
huy động vốn và cho vay bằng mọi cách giữ giá cổ phần khỏi tụt giảm. NHTM sử dụng
chủ yếu là dùng lãi suất huy động cao dẫn đến cho vay cũng rất cao (suốt từ 2010 - đầu
năm 2012 lãi suất cho vay xoay quanh 18%/năm), dẫn đến rủi ro từ phía khách hàng
không trả được nợ càng lớn, nợ xấu ngân hàng tăng mạnh.
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Đây là nhóm nguyên nhân quan trọng trong việc làm phát sinh nợ xấu. Các khoản nợ
xấu có thể phòng tránh nếu bản thân ngân hàng chủ động quan tâm hạn chế tốt các
nguyên nhân chủ quan.

6

“Nguồn gốc phát sinh Nợ xấu Ngân hàng”, TGĐ Đặng Đức Thành, Sách “Nợ xấu Ngân hàng giải quyết bằng cách
nào?”, trang 23
7
Thực trạng nợ xấu cảu các TCTD hiện nay, ngày 12/07/2012

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

40

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam


Thứ nhất, do cơ chế trích lập và DPRR không hợp lý: nguồn DPRR được trích lập
hàng năm của ngân hàng được xác định là nguồn quan trọng để ngân hàng bù đắp những
tổn thất khi không thu hồi được nợ. Ngân hàng sử dụng quỹ DPRR để xử lý các khoản nợ
theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do quy định về trích lập DPRR còn nhiều kẽ hở,
khiến cho các ngân hàng lợi dụng điều này để tìm mọi cách trốn tránh việc trích lập dự
phòng nhằm bảo toàn và nâng cao nguồn lợi nhuận của ngân hàng, che giấu nợ xấu và
không trích lập dự phòng cho nợ xấu. Ngoài ra, sự bất hợp lý trong trích lập và sử dụng
DPRR ở các NHTM là một trong các nguyên nhân làm cho nợ xấu không được xử lý dứt
điểm.
Thứ hai, do sự thiếu chặt chẽ, hợp lý trong quy chế hoạt động hoặc quy trình nghiệp
vụ cho vay của ngân hàng. Đây là một trong số các tiền đề để khách hàng lợi dụng lừa
đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng, gây ra nợ xấu. Để phù hợp với sự tăng trưởng tín
dụng thì hoạt động ngân hàng luôn phải thay đổi và phát triển nên yêu cầu về cải tiến, bổ
sung quy định và quy trình hoạt động tín dụng là nhu cầu cấp thiết. Nếu như ngân hàng
thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng có thể dẫn
tới hậu quả nghiêm trọng về nợ xấu. Mặt khác, sự chậm trễ sửa đổi các quy định tín dụng
chưa hoặc không còn phù hợp với điều kiện hiện tại cũng làm cho ngân hàng gặp nhiều
khó khăn khi xử lý tài sản bảo đảm cho các khoản vay.
Chẳng hạn như, các NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã quá chú trọng đến cái
tài sản bảo đảm là bất động sản, trong khi thị trường bất động sản Việt Nam đang rất
không ổn định. Điều này làm cho hoạt động xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản rơi vào
tình trạng ứ đọng, không thể xử lý kịp thời, điều này làm cho nợ xấu ngày càng bùng phát
cao hơn. Ngoài ra, do sự cạnh tranh giữa các NHTM trong việc tăng lãi suất huy động vốn
dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay đã làm cho các Doanh nghiệp vay vốn rơi vào tình
trạng khó khăn trong kinh doanh, mất khả năng hoàn trả vốn, nguyên nhân này dẫn đến
việc xuất hiện nợ xấu và có thể làm nợ xấu tăng cao hơn nếu không có biện pháp điều
chỉnh kịp thời.

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh


41

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Thứ ba, do trình độ yếu kém của đội ngũ các bộ, nhân viên ngân hàng, nạn tham
nhũng, hối lộ trong ngân hàng: nguồn nhân lực với kinh nghiệm còn non kém khiến cho
ngân hàng cho ra quyết định cho vay sai lầm, bởi vì sự an toàn của các khoản vay không
chỉ phụ thuộc vào các quy định cho vay mà còn phụ thuộc vào bản thân hoạt động của
khách hàng. Việc đánh giá tình hình khả năng của khách hàng khi cho khách hàng vay
không chỉ đơn thuần dựa trên những con số trong báo cáo mà nó còn đòi hỏi kinh nghiệm
thực tế, phân tích và đánh giá khả năng hoàn trả của khách hàng trong hoạt động của
khách hàng ấy. Việc đánh giá sai về tín hiệu quả, khả thi trong hoạt động đầu tư, kinh
doanh của khách hàng cũng như khả năng hoàn trả các khoản vay của khách hàng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Bên cạnh đó, nạn tham nhũng, hối lộ trong
ngân hàng làm suy yếu hoạt động tài chính, hoạt động cho vay, làm ảnh hưởng đến chất
lượng thẩm định tài sản bảo đảm, công tác kiểm tra sau khi vay vốn, dẫn đến chất lượng
tín dụng không tốt, nợ xấu ngân hàng phát sinh ngày càng tăng, nợ xấu trong hệ thống
NHTM ngày một tăng cao. Thêm vào đó, một số cán bộ ngân hàng suy thoái đạo đức
nghề nghiệp, cấu kết, móc nối với các doanh nghiệp để trục lợi cá nhân dẫn đến cho vay
không đúng quy định. Nhiều chủ ngân hàng (cổ đông lớn) do lợi dụng pháp luật còn nhiều
sơ hở đã huy động vốn của ngân hàng đầu tư vào công ty con của mình. Các công ty này
hoạt động dựa vào vốn huy động của ngân hàng để đầu tư vào chứng khoán, bất động
sản…gặp lúc thị trường đóng băng sẽ trở thành nợ xấu ngân hàng.
Thứ tư, thời gian qua, đã có rất nhiều nhiều NHTM thường xuyên dùng vốn ngắn
hạn để đầu tư trung và dài hạn vượt quá mức. Trong khi Thông tư 15/2009/-TT-NHNN

ngày 10/08/2009 qui định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn được sử dụng để cho vay trung và
dài hạn của các NHTM là 30% (thay vì 40% như thời gian trước đó) nhưng một vài ngân
hàng cho vay đầu tư dài hạn đã cho vay trên cả mức 50% (Trên 50% tổng mức huy động
cho vay của ngân hàng) cho các công ty phát triển dự án bất động sản dẫn đến kém thanh
khoản, dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao.8

8

“Nguồn gốc phát sinh Nợ xấu Ngân hàng”, TGĐ Đặng Đức Thành, Sách “Nợ xấu Ngân hàng giải quyết bằng cách
nào?”, trang 24

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

42

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Thứ năm, do hệ thống thanh tra ngân hàng (thanh tra NHNN; kiểm tra, kiểm soát nội
bộ từng ngân hàng) và hệ thống pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng còn rất nhiều
bất cập chưa kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân chủ quan khác như sự yếu kém về năng lực
quản trị rủi ro ; mô hình kinh doanh của nhiều NHTM chưa theo kịp chuẩn mực, thông lệ
quốc tế; tình hình đảo nợ, sở hữu chéo, đầu tư ngoài nghành của các NHTM, các giải
pháp xử lý nợ xấu đang được áp dụng còn nhiều vướng mắc trong vấn đề áp dụng…dẫn
đến các khoản cho vay, đầu tư lòng vòng, bất chấp quy định, gây ra những hậu quả
nghiêm trọng dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng ngày một tăng cao gây tác động xấu

đến hoạt động của các NHTM trong nước.

1.3 Tác động của Nợ xấu
Nợ xấu ngân hàng hiện đang rất được quan tâm và tìm kiếm giải pháp xử lý. Bởi
những tác động của nó đến hệ thống ngân hàng là rất lớn, mức độ gây nguy hiểm cho các
ngân hàng hiện đang không ngừng tăng cao.
o Trước hết, nợ xấu tác động là khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Hoạt động kinh kinh doanh chính của Ngân hàng là cho vay, do đó ngân hàng phải
đối mặt với nhiều rủi ro cao trong hoạt động cho vay này. Khi khách hàng nợ quá hạn,
ngân hàng buộc phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro, lúc này phát sinh chi phí dự
phòng cho vay khách hàng, đồng thời khi các khoản quá hạn chuyển từ nhóm 3 (Nợ dưới
chuẩn) sang nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có nguy cơ mất vốn) thì ngân hàng
buộc phải xiết nợ, thanh lý tài sản thế chấp do khách hàng không còn khả năng chi trả nợ
gốc, đồng thời phải chịu mức lãi suất phạt quá hạn của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động
này mang tính chất dài hạn do tài sản thế chấp có tính thanh khoản không cao, cho nên sẽ
ảnh hưởng đến lợi nhuận bị suy giảm ở một giai đoạn cụ thể nào đó, cùng lúc này thì chất
lượng tài sản bị suy giảm do khoản trích lập dự phòng gia tăng. Vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu
gia tăng sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của các NHTM.
o Tác động thứ hai là làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng.
GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

43

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng lên trong khi số trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

không tăng tương xứng. Báo cáo về nợ xấu không chính xác theo thực tế sẽ dẫn đến phần
trích lập dự phòng bắt buộc của ngân hàng chênh lệch theo số liệu báo cáo. Đồng thời ảnh
hưởng đến việc chia lợi nhuận cho các cổ đông của các ngân hàng sẽ không đúng. Điều
này làm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng bấp bênh và đối mặt với bất ổn.9
o Tác động thứ ba là đến hoạt động quản lý của nhà nước
Một số ngân hàng không minh bạch về nợ xấu, trên thực tế số liệu nợ xấu của các
ngân hàng luôn bị bóp méo vì thế làm cho Nhà nước không phân biệt và đánh giá chính
xác hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó có những chính sách hỗ trợ và giải quyết
nợ xấu không đạt được hiệu quả tối ưu, gây khó khăn cho hoạt động của cả hệ thống ngân
hàng. Cũng như không thể dự phòng, dự báo được chính xác tình hình phát triển kinh tế,
phục vụ công tác kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô. Thị trường tiền tệ, ngân hàng
đối mặt với nhiều rủi ro bất ổn, rủi ro thanh khoản và rủi ro về nợ xấu tăng cao.
o Tác động thứ tư là về vần đề vốn vay của doanh nghiệp, giá trị tài sản cầm cố và
vấn đề đầu tư trong hệ thống ngân hàng
Việc giải quyết nợ xấu chậm sẽ dẫn đến tình trạng các bảng cân đối kế toán của các
ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ nợ xấu cao, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ không thể cho
vay và các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của đất nước
trong những năm tiếp theo. Mặt khác, khi nợ xấu càng kéo dài thì các tài sản cầm cố tại
ngân hàng sẽ ngày càng bị hao mòn, hư hỏng, giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất dần, điều
này gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư.
Với những tác động tiêu cực như trên thì thực tế đòi hỏi phải có một quy trình xử lý
nợ xấu chặt chẽ, cấp bách và kịp thời ngăn chặn nợ xấu phát sinh để giữ cho hệ thống
ngân hàng được phát triển ổn định, lâu dài.

9

Theo báo cáo “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013” của ủy ban giám sát tài chính quốc gia tháng 12/2011,
trang 15.


GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

44

SVTH: Phạm Thu Giang


Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

1.4 Giới thiệu chung về hoạt động xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu là việc các chủ thể có liên quan sử dụng chức năng, quyền hạn của
mình để áp dụng các giải pháp xử lý nợ xấu theo quy định pháp luật nhằm mục đích:
giảm nguy cơ các khoản nợ quá hạn trở thành nợ xấu và xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu
(khoản nợ được phân vào nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 - Nợ nghi ngờ và nhóm 5
- Nợ có nguy cơ mất vốn theo 2 phương pháp định lượng và định tính)10, giảm tỷ lệ nợ
xấu phát sinh, khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn hoặc không trả được
nợ đúng hạn. Xử lý nợ xấu là thủ tục đặc biệt, phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ giữa
bên vay và bên NHTM.
Các chủ thể tham gia xử lý nợ xấu bao gồm: Chính phủ; NHNN; Bộ tài chính; các
Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước và NHTM.
Trong đó, Chính phủ là chủ thể có nhiệm vụ nhìn nhận, đánh giá bao quát những vấn đề
nợ xấu và xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM đã thực hiện. Qua đó, đề ra phương hướng
xử lý chung cho NHNN; Bộ tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương các tập đoàn, tổng
công ty, doanh nghiệp nhà nước và NHTM. Các cơ quan còn lại có nhiệm vụ phối hợp
với nhau, hoàn thiện khung pháp lý về các giải pháp xử lý nợ xấu nhằm chỉ đạo NHTM
thực hiện có hiệu quả việc xử lý nợ xấu. Trong các chủ thể, thì NHTM là chủ thể đóng
vai trò chủ đạo nhất, bởi vì nợ xấu phát sinh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
ngân hàng là chủ thể nhận biết chính xác nhất bản chất và tỷ lệ nợ xấu đang hiện diện và
có nguy cơ phát sinh trong chính ngân hàng của mình. Chính vì thế, ngân hàng mới thật

sự xác định giải pháp nào là giải pháp mang lại hiệu quả tối ưu, từ đó theo sự chỉ đạo của
các chủ thể khác từng bước xử lý nợ xấu.
Trong thời gian qua, cùng với sự định hướng và chỉ đạo của Chính phủ; NHNN; Bộ
tài chính; các Bộ, cơ quan, địa phương các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà
nước thì NHTM đã áp dụng một số giải pháp xử lý nợ xấu như: xác định, phân loại lại nợ
xấu để tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu; tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ

10

Tham khảo mục lục 1

GVHD: Ths. Lê Huỳnh Phương Chinh

45

SVTH: Phạm Thu Giang


×