Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

TUYỂN CHỌN - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ PHI KIM HÓA HỌC 10 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 133 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn thạc sĩ Hóa học “TUYỂN CHỌN -
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ VIỆC TỰ
HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHẢN ỨNG HÓA HỌC
VÀ PHI KIM HÓA HỌC 10 NÂNG CAO TRƯỜNG THPT” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Hà Nội, tháng 11 năm 2012
Phạm Thị Hồng Minh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ
của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân
Trường, thầy đã không quản ngại thời gian và công sức đã hướng dẫn tận tình và
vạch ra những định hướng giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy cô - Giảng viên trường
Đ.H Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy và đem lại cho tôi những kiến thức bổ
trợ vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo
sau Đại học trường Đ.H Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học
được hoàn thành tốt đẹp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở các trường THPT Lê Quý Đôn,
Hùng Vương, Trần Đại Nghĩa, EaSup, EaRok trong tỉnh Đak Lak đã có những ý
kiến đóng góp quý báu.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc cũng như các thành viên
trong lớp Cao học Lí luận và Phương pháp dạy học Hóa học đã luôn bên tôi, động
viên và khuyến kích tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2012
Phạm Thị Hồng Minh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTHH
BTH
ĐC
Đktc (đktc)
HTBT
PTHH
SGK
THPT
TN
TNSP
Bài tập hóa học
Bảng tuần hoàn
Đối chứng
Điều kiện tiêu chuẩn
Hệ thống bài tập
Phương trình hóa học
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm
MỤC LỤC
4
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ đề tài 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
6. Giả thuyết khoa học 2
7.Phương pháp nghiên cứu 3

8. Những đóng góp của đề tài 3
NỘI DUNG 4
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 99
3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Bảng điểm bài kiểm tra 15 phút 102
Bảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích điểm kiểm tra 15 phút 102
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra 15 phút 103
Bảng 3.4. Bảng điểm bài kiểm tra 1 tiết 104
Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích điểm kiểm tra 1 tiết 104
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra 1 tiết 105
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích điểm kiểm tra 15 phút 103
Hình 3.2. Đồ thị tổng hợp kết quả bài kiểm tra 15 phút 103
Hình 3.3. Đồ thị đườn lũy tích điểm kiểm tra 1 tiết 105
Hình 3.4. Đồ thị tổng hợp kết quả bài kiểm tra 1 tiết 105
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão thì nhà
trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học
cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự
học cho học sinh (HS) là một công việc có vị trí cực kì quan trọng trong nhà trường
THPT. Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức
khác nhau thì mỗi HS mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức khoa
học, về đời sống xã hội.
Vấn đề tự học, tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm
quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ:“
Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo

của học sinh, bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển
mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”.
Hoá học là một môn học tương đối trừu tượng. Việc sử dụng các BTHH
trong quá trình dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao, HS tiếp thu bài nhanh chóng,
hứng thú với bài học, ghi nhớ nội dung bài học lâu hơn, Tuy nhiên, trong thực tế,
việc sử dụng BTHH để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS còn hạn chế. Các giáo
viên (GV) lên lớp chủ yếu với phương pháp thuyết trình, rất ít người sử dụng
BTHH hoặc nếu có sử dụng thì chưa thường xuyên và chưa mang tính hệ thống.
Mặc dù tốn rất nhiều thời gian ở trên lớp nhưng hiệu quả của việc lĩnh hội tri thức
của HS chưa cao.
Bên cạnh đó, do thời gian dạy học môn Hoá học trên lớp còn hạn hẹp, thời
gian ôn tập, hệ thống hoá lí thuyết và giải bài tập về phần phản ứng hóa học và phi
kim chưa được nhiều, không phải HS nào cũng đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ
và vận dụng những kiến thức mà GV truyền thụ ở trên lớp. Vì vậy việc tự học ở nhà
của HS là rất quan trọng và cần thiết. Đó chính là lí do để tôi chọn đề tài :
“TUYỂN CHỌN - XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ
TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHẢN
1
ỨNG HÓA HỌC VÀ PHI KIM HÓA HỌC 10 NÂNG CAO TRƯỜNG
THPT” với mong muốn nâng cao hiệu quả của việc sử dụng BTHH nhằm bồi
dưỡng năng lực tự học cho HS tạo tiền đề cho việc học tập của các em sau này.
2. Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng HTBT phần Phản ứng hóa học và phi kim
Hóa học 10 nâng cao trường THPT nhằm hỗ trợ việc tự học cho HS.
3. Nhiệm vụ đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tự học.
- Xây dựng HTBT hỗ trợ HS tự học phần Phản ứng hóa học và phi kim Hóa
học 10 nâng cao trường THPT.
- Hướng dẫn HS sử dụng HTBT đã xây dựng một cách hợp lí, hiệu quả.
- Nghiên cứu cách sử dụng hệ thống BTHH hỗ trợ việc tự học cho HS trong

quá trình dạy học.
- TNSP để đánh giá hiệu quả của HTBT đã xây dựng và các biện pháp đã đề
xuất từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với HTBT đã đề xuất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu :
Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu :
HTBT phần Phản ứng hóa học và phi kim Hóa học 10 nâng cao trường THPT.
Cách sử dụng HTBT phần Phản ứng hóa học và phi kim Hóa học 10 nâng
cao trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức được giới hạn trong 3 chương : “Phản ứng hóa học” ,
“Nhóm Halogen ” và “Nhóm Oxi” Hóa học 10 nâng cao trường THPT
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng hợp lí, có hiệu quả HTBT hỗ trợ HS tự học phần
Phản ứng hóa học và phi kim Hóa học 10 nâng cao thì sẽ nâng cao được chất lượng
dạy học Hóa học hiện nay ở trường THPT.
2
7.Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết :
- Nghiên cứu lí luận về việc tự học của HS.
- Nghiên cứu lí luận về việc hỗ trợ HS tự học
- Nghiên cứu về cách sử dụng bài tập nhằm hỗ trợ việc tự học cho HS THPT
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Điều tra thực tiễn về hỗ trợ việc tự học cho HS
- Phương pháp thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên dạy Hóa học ở THPT về
nội dung, hình thức diễn đạt, sử dụng BTHH theo hướng hỗ trợ việc tự học cho HS.
- Thực nghiệm sư phạm : Đánh giá hiệu quả, tính khả thi của HTBT và các
biện pháp hỗ trợ HS tự học đã đề xuất.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Xử lí, phân tích các kết quả thực

nghiệm sư phạm.
8. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa, tác dụng của BTHH trong quá trình tự học
của HS.
- Đề tài đã đề cập đến nội dung và phương pháp hỗ trợ việc tự học của HS.
- Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng hệ thống phần Phản ứng hóa học và phi
kim Hóa học 10 nâng cao để hỗ trợ HS tự học.
- Giúp HS rèn luyện các kĩ năng giải BTHH góp phần nâng cao chất lượng
dạy học Hóa học ở trường THPT.
- Là tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình dạy và học Hóa học.
3
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ HỌC VÀ BÀI TẬP
HÓA HỌC
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Quan điểm và tư tưởng về tự học trên thế giới
Trong xã hội đầy biến động như ngày nay với sự toàn cầu hóa ngày càng
tăng, sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự tăng vọt của thông tin thì việc học cái
gì và học như thế nào trở nên hết sức cần thiết.
• John Dewey (1859 - 1952), triết gia người Mĩ, phát biểu "HS là mặt trời, xung
quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục". Một loạt các phương pháp dạy học
theo quan điểm, tư tưởng này đã được đưa vào thực nghiệm: "Phương pháp tích
cực", "Phương pháp hợp tác", "Phương pháp cá thể hoá" … Nói chung đây là các
phương pháp mà người học không chỉ lĩnh hội kiến thức bằng nghe thầy giảng, học
thuộc mà còn từ hoạt động tự học, tự tìm tòi lĩnh hội tri thức. GV là người trọng tài,
đạo diễn thiết kế tổ chức giúp HS biết cách làm, cách học.
• T. Makiguchi, nhà sư phạm nổi tiếng người Nhật Bản, trong những năm 30 của
thế kỷ XX đã cho rằng " Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập và
đặt trách nhiệm học tập vào tay mỗi HS. Giáo dục xét như là một quá trình hướng
dẫn HS tự học".

• “Tự học như thế nào” của Rubakin, dịch giả là Nguyễn Đình Côi, xuất bản 1982
đã giúp bạn đọc biết tự học tập, nâng cao kiến thức toàn diện của mình.
1.1.2. Quan điểm và tư tưởng về tự học trong lịch sử giáo dục Việt Nam
Quan điểm và tư tưởng tự học trong lịch sử giáo dục Việt Nam được phát
động, nghiên cứu nghiêm túc và rộng rãi từ năm 1945, mà chủ tịch Hồ chí Minh
vừa là người khởi xướng vừa là tấm gương để mọi người noi theo. Người từng nói
“còn sống thì còn học” và “về cách học phải lấy tự học làm cốt”. Khi nói chuyện
với các Đảng viên hoạt động lâu năm ( 09/12/1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “ tôi
4
năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học Không học thì không theo kịp, công việc
nó sẽ gạt mình lại phía sau”
GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn - “ Vua tự học”- là một tấm gương sáng về tự
học ở nước ta. Từ một GV trung học (1947), chỉ bằng con đường tự học, tự nghiên
cứu ông đã trở thành nhà toán học nổi tiếng. Không chỉ nghiên cứu khoa học cơ
bản, ông còn có nhiều công trình, bài viết về khoa học giáo dục, về vấn đề tự học.
Ông cho rằng “học bao giờ cũng gắn liền với tự học, tự rèn luyện, coi trọng việc tự
học, nêu cao những tấm gương tự học thành tài”.
Giáo sư Ngô Bảo Châu- nhà toán học nổi tiếng ở trong nước cũng như trên
thế giới- nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam đã nói : “ Mỗi ngày tôi tự nhủ mình cần
học thêm một điều gì đó. Đương nhiên không phải lúc nào cũng đi bộ mà cũng có
lúc phải chạy” đăng trên tạp chí VnEpress ngày 08/3/2011.
Bên cạnh đó, một số cuốn sách về tự học cũng được xuất bản như :
• “Biển học vô bờ” – GS.TSKH.Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) và các
tác giả đưa ra những lời khuyên chung về phương pháp học tập một số môn
ở trường THPT và giúp HS trả lời câu hỏi “Học như thế nào là tốt nhất ? ”.
• Cuốn “Học và dạy cách học” do GS. Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên,
NXB ĐHSP, xuất bản năm 2002 là một trong những cuốn sách đầu tiên ở
Việt Nam viết một cách có hệ thống về việc “học” và “dạy cách học”.
• Năm 2009, NXB tổng hợp Tp.HCM xuất bản cuốn “Tự học thế nào
cho tốt” đã rút ra những kinh nghiệm, những nguyên tắc, những quy luật

giúp người học thấy được các bước đi rõ ràng để tiến nhanh đến đích, biết
cách giải quyết nhiều loại khó khăn trong quá trình tự học.
Tuy vậy, các cuốn sách hầu như mới chỉ dừng lại ở phần lý thuyết chung
nhất cho mọi môn học mà chưa đi vào các biện pháp cụ thể đối với từng môn học.
1.1.3. Quan điểm và tư tưởng về tự học đối với môn Hóa học
Hóa học là một môn học có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi người học
phải có tư duy thích hợp, đó là năng lực quan sát, phân tích các hiện tượng thực
5
nghiệm, năng lực khái quát, tổng hợp thành quy luật và phải có phong cách học tập
độc lập sáng tạo.
Theo PGS.TS.Trịnh Văn Biều, học không chỉ là quá trình ghi nhận, thu thập
thông tin. Học là hiểu, ghi nhớ, liên hệ và vận dụng. Nhờ liên hệ và vận dụng HS sẽ
hiểu bài sâu sắc hơn, nhớ bài lâu hơn. Trong thực tế một người có thể học theo
nhiều kiểu khác nhau nhưng dưới hình thức nào thì tự học cũng là cốt lõi của quá
trình học. Tự học đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu tri thức và
hoàn thiện nhân cách của con người.
Để việc học đáp ứng 4 trụ cột mà Unesco đề ra : Học để học cách học, học
để làm, học để sáng tạo và học để chung sống với người khác thì người học phải
tuân theo công thức 4H: Học- Hỏi- Hiểu- Hành và học 6 mọi: Học mọi nơi, học mọi
lúc, học mọi người, học trong mọi hoàn cảnh, học bằng mọi cách, học qua mọi nội
dung theo như tinh thần GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn đã nêu trong cuốn “Học và
dạy cách học”.
1.2. Bài tập hóa học
1.2.1. Khái niệm BTHH
Về mặt lí luận dạy học, để phát huy tác dụng tối đa của BTHH trong quá trình
dạy học thì người GV phải sử dụng và hiểu nó theo quan điểm hệ thống và lí thuyết
hoạt động. Bài tập chỉ có thể thật sự là “bài tập” khi nó trở thành đối tượng hoạt động
của chủ thể, khi có một người nào đó chọn nó làm đối tượng, mong muốn giải nó, tức
là khi có một “người giải”. Vì vậy, bài tập và người học có mối liên hệ mật thiết tạo
thành một hệ thống toàn vẹn, thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

6
BÀI TẬP
Những điều kiện
Những yêu cầu
NGƯỜI GIẢI
Phép giải
Phương tiện giải
Thuật ngữ “BTHH” bao hàm cả khái niệm “bài toán hóa học” và có thể coi
BTHH là những vấn đề học tập được giải quyết nhờ những suy luận logic, những
phép toán và thí nghiệm hóa học trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và
phương pháp hóa học.
1.2.2. Tác dụng của BTHH
BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất, để dạy HS
tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất, tập nghiên cứu
khoa học, biến những kiến thức đã tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của
chính mình. Kiến thức sẽ nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A.
Đanilôp nhận định: “ Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự, nếu HS có thể vận dụng
thành thạo chúng vào việc hoành thành những bài tập lí thuyết và thực hành”.
BTHH rèn luyện kỹ năng hoá học cho HS như kỹ năng viết và cân bằng
phương trình phản ứng, kỹ năng tính toán theo công thức và PTHH, kỹ năng thực
hành như cân, đo, đun nóng, nung, sấy, lọc, nhận biết hoá chất,
BTHH còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới (hình
thành khái niệm, định luật, ) khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích cực, tự lực,
lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững. Điều này thể hiện rõ khi HS làm
bài tập định lượng.
BTHH giúp phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho HS (HS
cần phải hiểu sâu mới hiểu được trọn vẹn). Một số bài tập có tình huống đặc biệt,
ngoài cách giải thông thường còn có cách giải độc đáo nếu HS có tầm nhìn sắc sảo.
Thông thường nên yêu cầu HS giải bằng nhiều cách, có thể tìm cách giải ngắn nhất,
hay nhất - đó là cách rèn luyện trí thông minh cho HS.

BTHH giữ vai trò rất quan trọng, nó vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại
vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Tuy nhiên, không phải một bài tập “hay”
thì luôn có tác dụng tích cực. Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là người sử dụng nó, phải
biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi khía cạnh có thể có
của bài toán nhưng không giải thay cho HS, phải để HS tự mình tìm ra cách giải,
lúc đó BTHH mới thật sự có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.
7
1.2.3. Phân loại BTHH
Dựa vào hình thức kiểm tra-đánh giá, BTHH được chia làm 2 loại là bài tập
trắc nghiệm tự luận (thường quen gọi là bài tập tự luận) và bài tập trắc nghiệm
khách quan (thường quen gọi là bài tập trắc nghiệm).
Phân loại chi tiết BTHH ở trường phổ thông :
• Bài tập lí thuyết
+ Bài tập lí thuyết định tính: viết các PTHH của các phản ứng biểu
diễn dãy biến hóa, xác định công thức phân tử của các hợp chất
+ Bài tập lí thuyết định lượng: tính phần trăm về thể tích hoặc khối
lượng của hỗn hợp, tính hiệu suất, xác định công thức phân tử của chất,
• Bài tập thực nghiệm
+ Bài tập thực nghiệm định tính: nhận biết, tinh chế, tách các chất, ,
lắp các thiết bị, dụng cụ,
+ Bài tập thực nghiệm định lượng: xác định độ tan của các chất, nồng
độ của dung dịch, xác định thành phần phần trăm các chất,
Giữa các cách phân loại không có ranh giới rõ rệt vì trong bất kì loại bài tập
nào của cách phân loại này cũng chứa đựng một vài yếu tố của một hay nhiều bài
tập của cách phân loại khác. Mỗi cách phân loại bài tập ở trên đều có những mặt
mạnh và mặt yếu của nó, mỗi cách phân loại đều nhằm phục vụ cho những mục
đích nhất định và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn phân loại
BTHH.
1.2.4. Hoạt động của HS trong quá trình tìm kiếm lời giải cho BTHH
1.2.4.1. Các giai đoạn của quá trình giải BTHH

Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau :
a) Nghiên cứu đề bài
+ Đọc kỹ đề bài.
+ Phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài (nên tóm tắt dưới dạng sơ đồ
cho dễ sử dụng).
8
+ Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản.
+ Viết PTHH của các phản ứng có thể xảy ra.
b) Xây dựng tiến trình luận giải
Thực chất là đi tìm con đường đi từ cái cần tìm đến cái đã cho. Bằng cách xét
một vài các bài toán phụ liên quan. Tính logic của bài toán có chặt chẽ hay không là
ở giai đoạn này. Nếu GV biết rèn luyện cho HS tự xây dựng cho mình một tiến trình
luận giải tốt, tức là GV đã dạy kiến thức cho HS bằng bài tập. Thông qua đó HS
không chỉ nắm vững kiến thức, biết cách giải mà còn có được một cách thức suy
luận, lập luận để giải bất kỳ một bài tập nào khác.
c) Thực hiện tiến trình giải
Quá trình này ngược với quá trình giải, mà thực chất là trình bày lời giải một
cách tường minh từ giả thiết đến cái cần tìm. Với các bài tập định lượng, phần lớn là
đặt ẩn số, dựa vào mối tương quan giữa các ẩn số để lập phương trình, giải phương
trình hay hệ phương trình và biện luận kết quả (nếu cần).
d) Đánh giá việc giải
Bằng cách khảo sát lời giải, kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải. Có thể đi đến
kết quả bằng cách khác không? tối ưu hơn không ? tính đặc biệt của bài toán là gì ?
Việc nhìn lại cách giải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi, HS có thể
củng cố kiến thức và phát triển khả năng giải bài tập của mình. Người GV phải hiểu
và làm cho HS hiểu: không có một bài tập nào hoàn toàn kết thúc, bao giờ cũng còn
lại một cái gì để suy nghĩ. Nếu có đầy đủ kiên nhẫn và chịu khó suy nghĩ thì có thể
hoàn thiện cách giải và trong mọi trường hợp, bao giờ cũng hiểu được cách giải sâu
sắc hơn.
1.2.4.2. Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải BTHH

Để đảm bảo cho HS nắm vững được kiến thức hoá học một cách chắc chắn
cần phải hình thành cho họ kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức thông qua nhiều
hình thức tập luyện khác nhau. Trong đó, việc giải bài tập một cách có hệ thống từ
dễ đến khó là một hình thức rèn luyện phổ biến được tiến hành nhiều nhất. Theo
nghĩa rộng, quá trình học tập là quá trình liên tiếp giải các bài tập. Vì vậy, kiến thức
9
sẽ được nắm vững hoàn toàn nếu như họ tự lực, tích cực vận dụng linh hoạt, dùng
kiến thức ấy để giải quyết các bài toán khác nhau. Ở đây, chúng ta thấy rõ quan hệ
biện chứng giữa nắm vững và vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức của HS:

1.2.5. Xu hướng phát triển của BTHH
Theo định hướng xây dựng SGK mới của Bộ giáo dục và Đào tạo (2002) thì
xu hướng phát triển chung của BTHH hiện nay là:
- Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích không nặng về tính toán mà tập
trung vào rèn luyện và phát triển các kĩ năng, thao tác làm thí nghiệm cho HS, các
năng lực tư duy của HS.
- BTHH phải chú ý tới việc mở rộng kiến thức và có sự liên hệ với thực tiễn,
có sự ứng dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Các BTHH định lượng được xây dựng trên cơ sở không phức tạp hóa bởi
các thuật toán mà chú trọng tới các phép tính được sử dụng nhiều trong hóa học.
- Cần sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan, chuyển các bài tập tự luận,
tính toán sang bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng các bài tập về bảo vệ môi trường.
- Đa dang hoá các loại bài tập như: Bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị, sơ
đồ, lắp dụng cụ thí nghiệm.
Như vậy xu hướng phát triển của BTHH hiện nay là tăng cường khả năng tư
duy của HS ở cả 3 phương diện: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Những câu hỏi có
tính chất lí thuyết học thuộc sẽ giảm dần thay vào đó là những bài tập có tính chất
rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy của HS, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, độc
lập của HS.

1.3. Tự học
1.3.1. Khái niệm tự học
GS – TSKH Thái Duy Tuyên viết: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí
10
Nắm vững kiến thức
Vận dụng kiến thức
tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ, tình
cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm
lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”.
Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào
tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: “ Học bao giờ và
lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế
hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện
cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy”.
Từ các quan điểm về tự học nêu trên, có thể đi đến định nghĩa về tự học như
sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh
tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình
nhằm đạt được mục đích nhất định.
1.3.2. Các hình thức tự học
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang [Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy
học đại cương, Tập 1, NXB GD,Hà Nội] thì việc tự học có thể diễn ra theo 2 cách sau :
* Tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV
- Tự học hoàn toàn (không có GV): học thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực
tế, học kinh nghiệm của người khác. HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng
kiến thức, khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự
học của mình
- Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập như học bài hay làm bài
tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của HS phổ thông.
Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học

bài, làm bài tập ở nhà của họ.
- Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): HS được nghe GV giảng
giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, không
nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách
xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn
11
cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phần mềm
trên máy tính). Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học HS cũng có thể gặp khó khăn và
không biết hỏi ai.
* Tự học có sự hướng dẫn
Tự học là một hình thức học. Vậy hoạt động tự học cũng phải có mục đích,
nội dung và phương pháp phù hợp. Trong tự học có hướng dẫn, HS nhận được sự
hướng dẫn từ hai nguồn: từ tài liệu hướng dẫn và trực tiếp từ GV.
Nguồn hướng dẫn qua tài liệu: Tài liệu SGK Hóa học thường chỉ trình bày
kiến thức mà không có những chỉ dẫn về phương pháp hoạt động để dẫn đến kiến
thức, để hình thành kĩ năng. Bởi vậy HS rất bị động, đọc đến dòng nào trong SGK
thì biết đến dòng ấy không hiểu phương hướng bước đi kế hoạch như thế nào và sau
khi học xong cũng không thể tự rút ra được điều gì về phương pháp làm việc để vận
dụng cho các bài sau. Để khắc phục tình trạng đó tài liệu hướng dẫn tự học ngoài
việc trình bày nội dung kiến thức, còn hướng dẫn cả cách thức hoạt động để phát
hiện vấn đề, thu thập thông tin, xử lí thông tin, rút ra kết luận, kiểm tra và đánh giá
kết quả
Nguồn hướng dẫn trực tiếp của GV qua các giờ lên lớp: Hiện nay theo quy
định của Bộ Giáo dục - đào tạo, môn Hoá học trong các trường THPT có thời gian
từ 2- 3 tiết/ tuần, thời gian đó nếu để giảng giải kiến thức thì quá ít và sẽ phiến diện
nếu để HS hoàn toàn tự học thì cũng không được. Tôi cho rằng có thể tận dụng thời
gian tiếp xúc giữa GV và HS để GV tổ chức, hướng dẫn và rèn luyện cho HS những
kĩ năng tự học cụ thể. Rèn luyện kĩ năng tự học cho HS là một quá trình lâu dài
phức tạp và luôn luôn được củng cố, nâng cao và bổ sung thêm, bởi vậy tốt nhất là

nên dành thời gian tiếp xúc giữa GV và HS ở trên lớp để thực hiện công việc đó.
Như vậy khái niệm tự học ở đây được hiểu là hoạt động tự lực của HS để
chiếm lĩnh tri thức khoa học đã được qui định thành kiến thức học tập trong chương
trình và SGK với sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của GV thông qua các
phương tiện học tập như tài liệu tự học có hướng dẫn, tài liệu tra cứu, giáo án điện
tử,
12
1.3.3. Chu trình tự học
Chu trình tự học của HS là một chu trình 3 thời:
- Tự nghiên cứu
- Tự thể hiện
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Thời (1): Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định
hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo
ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân.
Thời (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các
tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu
của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và
thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi
thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa
sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức).
1.3.4. Vai trò của tự học
Eward Gibbon cho rằng: “Mọi người đều hấp thụ được hai thứ giáo dục:
một thứ do người khác tạo ra, còn một thứ quan trọng hơn nhiều là do chính mình
tự tạo cho mình”.
Theo PGS.TS. Trịnh Văn Biều, tự học có các vai trò sau :

- Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người.
- Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người.
- Tự học khắc phục nghịch lí : học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì giới hạn.
Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn :
+ “Cốt lõi của việc học cũng chính là tự học. Như vậy tự học chính là con đường
quan trọng nhất giúp người học chiếm lĩnh được tri thức, thành đạt trong học vấn.
13
Chu trình tự học
(3)
Tự kiểm tra,
Tự điểu chỉnh
(2)
Tự thể hiện
(1)
Tự nghiên
cứu
Tự học
+“Tự học không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người thầy : “Không thầy
đố mày làm nên”. Nhưng “mày” chỉ làm nên nếu “thầy” biết cách giúp “mày” phát
triển khả năng tự học. Tự học không chỉ là vấn đề trí dục mà còn là vấn đề đức dục
và thể dục. Chỉ có tự học thì mới học được suốt đời, học một cách chủ động, giảm
đến mức thấp nhất giá thành đào tạo.
Vì vậy, có thể khẳng định vai trò của hoạt động tự học luôn giữ một vị trí
rất quan trọng trong quá trình học tập của người học. Tự học là yếu tố quyết định
chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập.
1.4. Thực trạng về việc sử dụng HTBT và việc tự học của học
sinh ở trường THPT
1.4.1. Mục đích điều tra
1.4.1.1. Về phía học sinh
- Tìm hiểu thái độ, tình cảm, nhận thức của HS về BTHH.

- Việc chuẩn bị cho tiết bài tập và giải bài tập của HS.
- Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi giải bài tập và các yếu tố
giúp HS giải thành thạo một dạng bài tập.
- Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học và vai trò của tự học.
- Tìm hiểu về vấn đề sử dụng thời gian và cách thức tự học.
- Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi tự học và các yếu tố tác
động đến hiệu quả của việc tự học.
1.4.1.2. Về phía giáo viên
- Tìm hiểu về tình hình xây dựng HTBT của GV.
- Tìm hiểu cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về vai trò của BTHH trong
dạy học hóa học.
- Tìm hiểu tình hình dạy BTHH ở trường THPT : mức độ thành công, những
khó khăn gặp phải khi dạy BTHH.
- Tìm hiểu về biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH hỗ trợ HS tự
học, tự làm bài tập
1.4.2. Đối tượng điều tra
14
Tôi tiến hành điều tra trên hai đối tượng: HS và GV hóa học.
- Tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến 40 GV hóa học ở
các trường THPT ở Tp.BMT, huyện EaSúp, Buôn Đôn, Krông Ana và học viên lớp
cao học Lí luận và Phương pháp dạy học Hóa học K20 tỉnh Đaklak. Số phiếu thu
hồi được là 40 phiếu.
- Tôi cũng đã gởi phiếu điều tra đến 670 HS (16 lớp) ở các trường THPT
khác nhau ở Tp. Buôn Ma Thuột, huyện EaSúp, huyện Buôn Đôn, huyện Krông
Ana. Số phiếu thu hồi được là 598 phiếu.
1.4.3. Mô tả phiếu điều tra
1.4.3.1. Phiếu điều tra cho học sinh
Gồm 16 câu hỏi xoay quanh 6 vấn đề:
a) Tìm hiểu thái độ, tình cảm, nhận thức của HS về BTHH (câu 1, câu 9, câu 4)
b) Việc chuẩn bị cho tiết bài tập và giải bài tập của HS (câu 2, câu 3, câu 6)

c) Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi giải bài tập (câu 5, câu
7) và các yếu tố giúp HS giải thành thạo một dạng bài tập (câu 8)
d) Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học và vai trò của tự học (câu 10, câu
11, câu 12)
e) Tìm hiểu về vấn đề sử dụng thời gian và cách thức tự học (câu 13, câu 14)
f) Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi tự học (câu 15) và các
yếu tố tác động đến hiệu quả của việc tự học (câu 16)
1.4.3.2. Phiếu điều tra cho giáo viên
Gồm 11 câu hỏi, xoay quanh 4 nội dung:
- Tìm hiểu về tình hình xây dựng HTBT của GV (câu 2, câu 3, câu 4, câu 5,
câu 6, câu 7)
- Tìm hiểu cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về vai trò của BTHH trong
dạy học hóa học (câu 1)
- Tìm hiểu tình hình dạy BTHH ở trường THPT: mức độ thành công, những
khó khăn gặp phải khi dạy BTHH (câu 8, câu 9)
15
- Tìm hiểu về biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH hỗ trợ HS tự
học, tự làm bài tập (câu 10, câu 11)
1.4.4. Kết quả điều tra
1.4.4.1. Phiếu điều tra cho học sinh
Gồm 16 câu hỏi xoay quanh 6 vấn đề:
a) Tìm hiểu thái độ, tình cảm, nhận thức của HS về BTHH
Câu 1: Thái độ của HS đối với các giờ BTHH
Thái độ Số ý kiến Tỉ lệ %
Rất thích 58 9,7
Thích 212 35,4
Bình thường 305 51,0
Không thích 23 3,8
Câu 9: HS chưa thích giờ bài tập ở những điểm:
Về vấn đề này HS đã nêu nhiều ý kiến khác nhau. Tôi tổng kết được một số

ý kiến đáng lưu ý như sau:
- Thời gian dành cho giờ bài tập ít trong khi đó số lượng bài tập nhiều.
- Nhiều dạng bài tập nên GV không thể giải chi tiết hết từng dạng.
- Ít có bài tập tương tự từ dễ đến khó.
- Bài tập tương tự không có đáp số.
- Kiến thức rộng, khó bao quát.
- Bài tập khó, dữ kiện phức tạp nên không biết bài toán thuộc dạng nào.
Câu 4: Thái độ của HS khi gặp một bài tập khó
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ %
Mày mò tự tìm lời giải 48 8,0
Xem kỹ bài mẫu GV đã hướng dẫn 406 67,9
Tham khảo lời giải trong sách bài tập 106 17,7
Chán nản, không làm 38 6,3
b) Việc chuẩn bị cho tiết bài tập và giải bài tập của HS
Câu 2: Thời gian HS dành để làm BTHH trước khi đến lớp
Thời gian Số ý kiến Tỉ lệ %
16
Không cố định 314 52,5
Khoảng 30 phút 138 23,1
Từ 30 đến 60 phút 127 21,2
Trên 60 phút 19 3,1
Câu 3: HS chuẩn bị cho tiết bài tập như thế nào?
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ %
Làm trước những bài tập về nhà 108 18,1
Đọc, tóm tắt, ghi nhận những chỗ chưa hiểu 127 21,2
Đọc lướt qua các bài tập 285 47,6
Không chuẩn bị gì cả 78 13,0
Câu 6: Việc giải bài tập tương tự của HS sau khi giải một bài tập trên lớp là
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ %
Chưa bao giờ 98 16,4

Thỉnh thoảng 473 79,1
Thường xuyên 22 3,7
Rất thường xuyên 5 0,8
c) Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi giải bài tập và các yếu
tố giúp HS giải thành thạo một dạng bài tập
Câu 5 : Thời gian GV dành để giải bài mẫu ở lớp
Số ý kiến Tỉ lệ %
Dư để theo dõi và ghi chép 21 3,5
Vừa đủ để theo dõi và ghi chép 332 55,5
Đủ để theo dõi nhưng chưa kịp ghi chép 208 34,7
Không đủ để theo dõi và ghi chép 37 6,2
Câu 7 : Những khó khăn mà HS gặp phải khi giải BTHH
Số ý kiến Tỉ lệ %
- Thiếu bài tập tương tự 426 71,2
- Không có bài giải mẫu 453 75,7
- Các bài tập lộn xộn không theo dạng 372 62,2
- Các bài tập không được xếp từ dễ đến khó 239 39,9
- Không có đáp số cho bài tập tương tự 108 18,0
Câu 8 : Yếu tố giúp HS giải tốt bài tập
Số ý kiến Tỉ lệ %
- GV giải kỹ 1 bài mẫu 393 65,8
17
- Em xem lại bài tập đã giải 381 63,8
- Em tự làm lại bài tập đã giải 297 49,7
- Em từng bước làm quen và nhận dạng bài tập 351 58,8
- Em làm các bài tập tương tự 351 58,8
d) Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học và vai trò của tự học
Câu 10 : Sự đầu tư để học tốt môn Hóa học
Số ý kiến Tỉ lệ % Xếp hạng
Chỉ cần học trên lớp là đủ 104 17,4 3

Học thêm (ở nhà GV hoặc trung tâm) 285 47,6 1
Dành nhiều thời gian tự học có sự
hướng dẫn của thầy cô
209 34,9 2
Câu 11 : Sự cần thiết của tự học để đạt kết quả cao trong các kì thi hoặc kiểm tra
Số ý kiến Tỉ lệ %
Rất cần thiết 237 39,6
Cần thiết 320 53,5
Bình thường 31 5,2
Không cần thiết 10 1,7
Câu 12 : Lý do HS cần phải tự học
Số ý kiến Tỉ lệ %
Giúp HS hiểu bài trên lớp sâu hơn 329 55,0
Giúp HS nhớ bài lâu hơn 431 72,1
Phát huy tính tích cực của HS 51 8,5
Kích thích hứng thú tìm tòi nâng cao mở rộng kiến thức 304 50,8
Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu suốt đời 101 16,9
Rèn luyện thêm khả năng suy luận logic 203 33,9
Nội dung đang học thường đề cập trong các kì thi 558 93,3
e) Tìm hiểu về vấn đề sử dụng thời gian và cách thức tự học
Câu 13 : HS sử dụng thời gian tự học
Số ý kiến Tỉ lệ %
Để đọc lại bài trên lớp 381 63,7
Để chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn 315 52,7
Để đọc tài liệu tham khảo 294 49,1
Câu 14 : Cách thức tự học của HS
Số ý kiến Tỉ lệ %
Chỉ học bài, làm bài khi cần thiết 305 51,0
Học theo hướng dẫn, có nội dung câu hỏi, bài tập của GV 316 52,8
18

Chỉ học phần nào quan trọng, cảm thấy thích thú 289 48,3
f) Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi tự học và các yếu tố tác
động đến hiệu quả của việc tự học
Câu 15: Những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình tự học
Số ý kiến Tỉ lệ % Xếp hạng
Thiếu tài liệu học tập, tham khảo 318 53,2 2
Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học tập 489 81,8 1
Kiến thức rộng khó bao quát 272 45,5 3
Câu 16 : Những tác động đến hiệu quả của việc tự học
Số ý kiến Tỉ lệ % Xếp hạng
Niềm tin và sự chủ động của HS 245 40,9 3
Sự tổ chức, hướng dẫn của thầy 427 71,4 1
Tài liệu hướng dẫn học tập 318 53,2 2
1.4.4.2. Phiếu điều tra cho giáo viên
a) Tình hình xây dựng HTBT của GV:
Câu 2: Sự đầy đủ các dạng và bao quát kiến thức của BTHH trong SGK và sách
bài tập là
Thái độ Số ý kiến Tỉ lệ %
Rất đầy đủ 3 3,8
Đầy đủ 23 29,8
Chưa đầy đủ 51 66,2
Câu 3 : Sự cần thiết phải sử dụng thêm HTBT để nâng cao kết quả học tập của HS
Số ý kiến Tỉ lệ %
Rất cần thiết 49 68,1
Cần thiết 17 23,6
Bình thường 5 6,9
Không cần thiết 1 1,3
Câu 4 : Mức độ sử dụng thêm HTBT
Số ý kiến Tỉ lệ %
Rất thường xuyên 12 16,7

Thường xuyên 34 47,2
Thỉnh thoảng 25 34,7
Chưa bao giờ 0 0,0
Câu 5 : Nguồn gốc của HTBT mà thầy cô đã sử dụng thêm
19
Số ý kiến Tỉ lệ %
Sách tham khảo 55 71,4
Mạng internet 46 59,7
Tự xây dựng 28 36,3
Câu 6 : HTBT được thiết kế theo
Số ý kiến Tỉ lệ %
Bài học 23 29,8
Chương 42 54,5
Chuyên đề 37 48,1
Câu 7 : Cách thức sử dụng HTBT
Số ý kiến Tỉ lệ %
- HS tự giải sau khi học xong bài học. 27 35,1
- GV giải bài mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự. 32 41,5
- GV giải bài mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự
có kèm theo đáp số.
18 23,3
b) Cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về vai trò của BTHH trong dạy học
hóa học
Câu 1 : Mức độ quan trọng của những nội dung dạy học hóa học
Nội dung
Mức độ quan trọng Điểm
TB
Xếp
hạng
1 2 3 4 5

- Kiến thức hóa học mới 0 0 7 22 48 4,53 2
- BTHH 0 0 4 19 54 4,65 1
- Thí nghiệm thực hành 0 3 15 36 23 4,02 4
- Liên hệ giữa lý thuyết
và thực tế
0 0 17 28 32 4,19 3
c) Tình hình dạy BTHH ở trường THPT: mức độ thành công, những khó
khăn gặp phải khi dạy BTHH
Câu 8 : Số lượng bài tập trung bình mà thầy cô hướng dẫn giải trong 1 tiết học
A
i
2 bài 3 bài 4 bài 5 bài > 5 bài
Số ý kiến 32 20 14 11 0
(32 2) (20 3) (14 4) (11 5)
3,1
77
A
× + × + × + ×
= =
Câu 9 : Những khó khăn mà thầy cô gặp phải trong khi dạy BTHH
Nội dung
Mức độ khó khăn Điểm
TB
Xếp
hạng
1 2 3 4 5
- Thời gian 0 4 12 23 38 4,2 2
20

×