Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 109 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Trường –
Người đã luôn động viên, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Hóa học trường
ĐHSP Hà Nội đã trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu để tôi có thể thực
hiện đề tài này, cũng như làm giàu thêm kiến thức để tôi tiếp tục sự nghiệp
sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, qúy thầy cô giáo tổ Hóa
học và các em học sinh lớp 12 trường THPT Buôn Đôn, trường THPT Trần
Đại Nghĩa, trường THPT Trần Nhân Tông, trường THPT Đào Duy Từ thuộc
địa bàn hai tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2012
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 4
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG
DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 TRƯỜNG THPT 28
HS biết 82
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của saccarozơ 82
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ 82
- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ 82
- Ứng dụng 82
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


NỘI DUNG VIẾT TĂT
Bảo vệ môi trường
Giáo viên
Học sinh
Thực nghiệm
Đối chứng
Nhà xuất bản
Trung học phổ thông
Chất rắn lơ lửng
Nhu cầu oxi hóa học
Nhu cầu oxi sinh học
Phương trình hóa học
Sách giáo khoa
Công thức cấu tạo
BVMT
GV
HS
TN
ĐC
NXB
THPT
SS
COD
BOD5
PTHH
SGK
CTCT
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1a: Kết quả các bài kiểm tra 91
Bảng 1b: Bảng tổng hợp điểm các bài kiểm tra 92

Bảng 2: Số %HS đạt điểm Xi 94
Bảng 3: Số %HS đạt điểm Xi trở xuống 94
Bảng 4: Số %HS đạt các mức không quan tâm, quan tâm, tích cực 95
Bảng 5: Giá trị của các tham số đặc trưng 97
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật. Môi
trường không chỉ là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người, chứa đựng các phế thải con người tạo ra
trong quá trình sống mà môi trường còn bảo vệ con người và sinh vật trước
những tác động từ bên ngoài. Một môi trường sạch, trong lành, an toàn sẽ
giúp con người và sinh vật tồn tại lâu dài và phát triển bền vững. Thế nhưng
hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, khi mà con người chỉ sống ở
¼ diện tích của Trái đất nhưng khai thác, sử dụng và làm ô nhiễm tới toàn bộ
môi trường đất, nước, không khí. Vấn đề môi trường là một trong những vấn
đề được các quốc gia trên thế giới đặt lên hàng đầu.
Theo một số nghiên cứu thì trẻ nhỏ chú ý về bảo vệ môi trường nhiều
hơn người lớn, điều này đặt ra câu hỏi “Có phải không được nhắc nhở thường
xuyên về vấn đề môi trường thì con người sẽ quên mất mình phải bảo vệ môi
trường?”. Đây cũng là một vấn đề được ngành giáo dục ở các nước trên thế
giới chú trọng đến, mục tiêu được đặt ra là giáo dục ý thức về môi trường cho
học sinh (HS), chú trọng nội dung về các vấn đề môi trường trong mỗi bài
dạy; nhất là hiện nay ở khắp mọi nơi đều có thể tìm thấy khẩu hiệu bảo vệ
môi trường với mức độ cảnh báo đã rất cao, khẩu hiệu có ở khắp mọi nơi,
tuyên truyền bằng rất nhiều hình thức nhưng vẫn còn ít người chú ý tới.
Hóa học là một trong những môn học có liên quan mật thiết với môi
trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của các ngành công
nghiệp hóa chất đã đạt tới đỉnh cao. Hầu hết giáo viên (GV) bộ môn Hóa học
khi giảng dạy đã quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này, tài liệu trên thị trường
hiện nay khá phong phú và đa dạng, cả lý thuyết và bài tập ứng dụng trong

1
dạy học Hóa học, nhưng một hệ thống tổng quan về các nguồn tư liệu liên
quan tới môi trường ở các hình thức kênh chữ, kênh hình ảnh, kênh phim …
thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cần khai thác của giáo viên trung học phổ
thông (THPT) cũng như nhu cầu cần tìm hiểu, khám phá của các em học sinh.
Mặc dù chúng ta có thể tự mình khai thác được thông tin từ các tài liệu sẵn có
trên thị trường hay truy cập thông tin từ internet, lấy tài liệu thực tế tại địa
phương, qua các cuộc thi về bảo vệ môi trường,…nhưng sẽ tốn khá nhiều thời
gian….Chính vì lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống
tư liệu về môi trường dùng trong dạy học Hóa học hữu cơ lớp 12 ở trường
Trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được hệ thống các tư liệu về môi trường có liên quan trực
tiếp tới nội dung dạy học trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 ở
THPT làm tài liệu dạy học và tham khảo cho GV và HS nhằm nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở hệ thống lý luận và thực tiễn về giáo dục môi trường.
- Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu sử dụng tư liệu về môi trường trong
dạy học Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT.
- Tìm hiểu nội dung của các bài trong chương trình Hóa học hữu cơ lớp
12 THPT để nêu ra được những kiến thức hoá học liên quan đến môi trường,
giáo dục môi trường.
- Nghiên cứu và thu thập tư liệu về môi trường.
- Xây dựng hệ thống tư liệu về môi trường theo kênh chữ, kênh hình
ảnh, kênh phim.
- Thiết kế một số giáo án có sử dụng tư liệu về môi trường.
- Sưu tầm và xây dựng một số hoạt động ngoại khóa về môi trường.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả sử dụng tư liệu.
2

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT.
2. Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung trong chương trình Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT có liên quan
tới môi trường và việc sử dụng tư liệu về môi trường trong quá trình dạy học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết (Phương pháp phân tích, tổng
hợp, lý luận, mô hình hoá, chuyên gia, sưu tầm tài liệu…).
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (Dự giờ học tập và trao đổi kinh
nghiệm, phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm sư phạm,…).
- Phương pháp xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu về môi trường dùng trong dạy
học Hóa học hữu cơ lớp 12 ở trường Trung học phổ thông hiệu quả sẽ nâng
cao sự hiểu biết về môi trường cho GV và HS, giáo dục cho HS ý thức và
hành động đúng để bảo vệ môi trường.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng được hệ thống tư liệu về môi trường ở cả ba kênh: kênh chữ,
kênh hình ảnh, kênh phim.
- Cập nhật thông tin mới về môi trường trong những năm gần đây ở Việt
Nam và một số quốc gia trên thế giới.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thức và mục lục, luận văn được chia thành ba
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục môi trường.
Chương 2. Xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu về môi trường dùng
trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 12 ở THPT.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có một số tác giả đã nghiên cứu về nội dung giáo dục môi trường
thông qua dạy học hóa học như:
- Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng,
Vũ Anh Tuấn (2008), Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học
THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thấn (2009), Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy
học các môn học về tự nhiên và xã hội, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Các tác giả này mới chỉ đề cập đến những vấn đề hoá học trong thực tế.
Mà chưa có tác giả nào biên soạn lại thành một hệ thống tư liệu về môi trường
liên quan trực tiếp tới quá trình giảng dạy chương trình Hóa học hữu cơ lớp
12 THPT.
Cũng đã có nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về đề tài thực tiễn nói
chung và đề tài về môi trường nói riêng cho bậc THPT.
Luận văn thạc sĩ:
1. Trần Thị Ngà (2005), Thiết kế và sử dụng bài tập hoá học có nội
dung liên quan đến thực tiễn trong dạy học ở trường trung học phổ thông,
Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐH Vinh.
4
2. Hoàng Thị Thuỳ Dương (2009), Tích hợp giáo dục môi trường thông
qua hệ thống bài tập thực tiễn chương Nitơ-Photpho, Cacbon-Silic, Luận văn
thạc sĩ giáo dục học, ĐH Vinh.
Vấn đề áp dụng thực tiễn vào giảng dạy đã được quan tâm hơn, tuy
nhiên các tác giả mới chỉ tập trung lựa chọn, xây dựng bài tập liên quan tới
môi trường vào chương trình dạy học, còn vấn đề nghiên cứu xây dựng và sử
dụng tư liệu về môi trường trong dạy học ở trường THPT còn ít được quan tâm.
1.2. Một số kiến thức cơ bản về môi trường

1.2.1. Khái niệm môi trường [12]
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật” (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).
1.2.2. Phân loại môi trường [6]
Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có thể phân loại môi trường
theo nhiều cách khác nhau.
Theo chức năng
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau
5
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao
gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên
nhân tạo
Theo mục đích nghiên cứu sử dụng

- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên
nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà
chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng
cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với
thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm,
vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ; hay gia đình, họ
tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng
vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật
pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
Theo thành phần tự nhiên
- Thạch quyển (Môi trường đất) là toàn bộ lớp vỏ của Trái Đất và phần
trên cùng của lớp manti (đến độ sâu khoảng 100km) dưới đáy đại dương,
được cấu tạo bởi vật chất ở trạng thái cứng. Lớp trên cùng của thạch quyển là
6
tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Khi lớp trên
cùng của tầng này tiếp xúc với khí quyển và sinh quyển tạo thành lớp vật chất
mềm, xốp được gọi là thổ nhưỡng (đất). Các thành phần chính của đất gồm:
các khoáng chất: 40%, nước: 35%, không khí: 20%, mùn và các loại sinh vật
(chất hữu cơ): 5%. Đất là tư liệu sản xuất độc đáo, là nguồn tài nguyên vô giá
mà tự nhiên đã ban tặng cho con người. Đất mang trên mình nó là các hệ sinh
thái và là giá đỡ để con người tác động vào các hệ sinh thái tạo nên các nền
văn minh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
- Khí quyển (Môi trường không khí) là bầu không khí bao quanh Trái
Đất. Trong vỏ Trái Đất chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản
được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ đó kim loại và
khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp. Thành phần chính của chất khí

bao gồm nitơ (78%), oxi (21%), cacbon đioxit (0,03%), argon (0,9%), hơi
nước, một số khí hiếm khác Người ta ước tính lớp khí quyển dày khoảng
1000km và chia thành các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng
ion (tầng nhiệt), tầng ngoài (tầng khuếch tán).
Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, ở độ cao từ 0 đến 11 km
kể từ mặt đất, nhiệt độ thay đổi từ -50
o
C đến +40
o
C, nó chiếm khoảng 75%
trọng lượng của khí quyển. Hầu hết các sinh vật đều sống trong tầng này.
Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, nhiệt độ giảm đến mức tối thiểu ở độ cao
10 km. Mưa, mây, bão và tuyết đều hình thành ở tầng này. Đây là tầng khí
quyển quan trọng nhất đối với sinh vật.
Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, ở độ cao từ 11 đến 50 km, nhiệt
độ thay đổi từ -56
o
C đến -2
o
C. Ở tầng này không có gió mạnh, nhiệt độ thì
không thay đổi. Phần trên cùng có một lớp không khí giàu ôzôn (gọi là tầng
ôzôn) hấp thụ các tia cực tím từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, những tia này
rất nguy hiểm cho đời sống. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con
7
người thải ra nhiều loại khí có khả năng phân hủy ôzôn làm cho có chỗ ôzôn
bị mỏng tới mức chỉ còn vài cm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
con người và sinh vật trên Trái Đất.
Tầng giữa ở độ cao từ 50 đến 85 km, nhiệt độ thay đổi từ -92
o
C đến

-2
o
C. Tầng này ngăn cách với tầng bình lưu bởi một lớp tạm dừng đánh dấu
bởi sự biến thiên nhiệt độ từ dương sang âm, nghĩa là ở tầng này nhiệt độ
giảm theo chiều tằng của độ cao. Điều này có thể do khả năng hấp thụ tia tử
ngoại của các phân tử ozon giảm và ở mức độ thấp.
Tầng nhiệt hay còn gọi là tầng ion,ở độ cao từ 85 đến 100 km, nhiệt độ
tăng từ -92
o
C đến 1200
o
C. Tại đây, do tác dụng của bức xạ mặt trời, nhiều
phản ứng hóa học xảy ra với oxi, ozon, nitơ, oxit nitơ, hơi nước, cacbon
đioxit,…chúng bị phân tách thành nguyên tử và sau đó bị ion hóa thành ion…
và nhiều hạt bị ion hóa phản xạ sóng điện từ sau khi hấp thụ tia mặt trời ở
vùng tử ngoại xa xôi.
Tầng ngoài hay còn gọi là tầng điện li, bao quanh Trái Đất ở độ cao lớn
hơn 800 km. Ở tầng này có mặt các ion oxi, heli và hiđro. Một phần hidro
(khoảng vài nghìn tấn/năm) có thể tách ra và đi vào vũ trụ. Mặt khác, các
dòng plasma do Mặt Trời thải ra và bụi vũ trụ cũng đi vào khí quyển Trái Đất.
Nhiệt độ ở tầng này tăng rất nhanh, tới khoảng 1700
o
C.
- Thủy quyển (Môi trường nước) là lớp nước trên Trái Đất nằm giữa
khí quyển và địa quyển. Bao gồm nước (ở cả 3 trạng thái rắn, lỏng, khí) trong
các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. Theo ước
tính của các nhà khoa học, tổng lượng nước trên bề mặt Trái đất vào khoảng
1,38 tỷ km
3
, trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới,

phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở
hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,26% nước trên toàn thế giới (hay 3,6
triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Dưới ánh nắng Mặt trời, thủy
8
quyển của Trái đất không ngừng vận động tuần hoàn. Nước ở trên mặt đất bốc
hơi thành hơi nước trong khí quyển, hơi nước trong khí quyển với một điều
kiện thích hợp nào đó ngưng đọng lại thành nước mưa rơi xuống mặt đất và
biển. Nước trên mặt đất hội tụ lại thành suối, thành sông chảy ra hồ, ra biển
hoặc thấm xuống đất, qua các khe nứt của các nham thạch trở thành nước
ngầm, hoặc trực tiếp bốc hơi trở lại khí quyển. Trong quá trình tuần hoàn
nước, khí quyển là công cụ vận chuyển chủ yếu của nước. Nhờ có tuần hoàn
nước trên Trái đất với quy mô lớn, không ngừng không nghỉ nên mới làm cho
mặt đất biến đổi thường xuyên, vạn vật sinh sôi nảy nở.
- Sinh quyển là một thệ thống tự nhiên động, rất phức tạp. Nó bao gồm
động, thực vật, các hệ sinh thái. Sự sống trên bề mặt Trái Đất dược phát triển
chính là nhờ vào tổng hợp các mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với
môi trường, tạo thành dòng liên tục trong quá trình trao đổi vật chất và năng
lượng mà chúng ta thường gọi là các chu trình sinh địa hóa như chu trình
nước, chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình photpho, Nhờ hoạt động của
các chu trình này mà vật chất được chu chuyển, sinh vật sống được và tồn tại
trong một trạng thái cân bằng động, giúp cho chúng ổn định và phát triển.
1.2.3. Các chức năng cơ bản của môi trường [12]
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

9
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất
lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống
cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của
các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và
nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên
nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
1.3. Ô nhiễm môi trường [12]
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là
sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác
động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
1.3.1. Ô nhiễm môi trường đất
"Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm".
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh
hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.
Nếu theo nguồn gốc phát sinh có :
- Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
- Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
10
Theo các tác nhân gây ô nhiễm:

- Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng
phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho
hữu cơ, …), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ
axit, ).
- Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lị, thương hàn, các loại
ký sinh trùng (giun, sán, …).
- Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân
hủy chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U, Th,
90
Sr,
131
I,
137
Cs).
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít.
Đầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy
vào, do con người trực tiếp đưa vào đất.
Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong
đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần
chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và
nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả
năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô
nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.
1.3.2. Ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự
biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn
nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả

xác chết của chúng.
11
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách
có ý thức và không có ý thức. Loại hoá chất bền vững như DDT có mặt ở
khắp các đại dương. Theo tính toán, 2/3 lượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do
con người sản xuất, hiện đang còn tồn tại trong nước biển. Một lượng lớn các
chất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển.
Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chôn
xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa
của Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn
thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ đổ ra biển.
1.3.3. Ô nhiễm môi trường không khí
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc
gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn
tự nhiên và nguồn nhân tạo.
- Nguồn tự nhiên
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi
giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất
xa vì nó được phun lên rất cao.
12
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên
xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy

này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất
trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển
tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành
các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô
nhiễm không khí.
- Nguồn nhân tạo
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương
tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất
sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất
này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt
điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực
phẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; giao
thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí: Các loại oxit như: nitơ oxit (NO,
NO
2
), nitơ đioxit (NO
2
), SO
2
, CO, H
2
S và các loại khí halogen (clo, brom,

iôt); Các hợp chất flo; Các chất tổng hợp (ête, benzen); Các chất lơ lửng (bụi
rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội,
khói, sương mù, phấn hoa; Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như
13
đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi ; Khí quang hoá như ozon, FAN,
FB
2
N, NO
X
, anđehit, ; Chất thải phóng xạ; Nhiệt độ; Tiếng ồn.
Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua
đioxit sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động
trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ôxy và nước
của không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H
2
SO
4
) rơi xuống đất cùng với
nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thuỷ vực, tác động xấu tới nhiều
thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ
cấp được tạo thành do sự kết hợp SO
2
với nước. Cũng có những trường hợp,
các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tác
nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với
các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động.
1.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường
1.4.1. Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững [21]
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển.
Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến

hoá và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn
giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng phải giữ sao
cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Do đó, năm
1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái
niệm Phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả
mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn
các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
14
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
- Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
- Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.
- Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
- Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
- Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát
triển và bảo vệ.
- Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
1.4.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường [12]
- Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng
sinh học.
- Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.
- Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu
khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn.
- Đăng kí cơ sở đạt tiểu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi
trường.

- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế
chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi
trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung
cấp dịch vụ bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn
gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
- Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường.
15
- Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn
vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.
- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ
tục gây hại đến môi trường.
- Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi
trường
- Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục
hồi môi trường
1.5. Giáo dục BVMT trong trường THPT
1.5.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo
về công tác giáo dục BVMT [20]
Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh
tế đi đôi với BVMT và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc
gia.
Nếu Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã 10 lần nhắc đến vấn đề môi
trường và bảo vệ môi trường, thì Văn kiện Đại hội XI của Đảng có tới hơn 20
lần nhắc đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Điều này cho thấy,
quan điểm của Đảng ta về vấn đề môi trường đã có sự đổi mới và mở rộng
hơn trước. Trong vài thập niên gần đây, ở khắp nơi trên thế giới, tình trạng ô

nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi
bất lợi của thiên nhiên đang hằng ngày, hằng giờ ảnh hưởng tới chất lượng
sống của con người. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt
với nhiều vấn đề môi trường như: cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái,
biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường sống. Đại hội XI của
Đảng đã nhận định: “Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài
nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả,
16
chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp”. Vì vậy, BVMT ngày càng trở thành
một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XI là: “BVMT là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát,
ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch. Đẩy mạnh công tác
nghiên cứu, dự báo và ứng phó với sự biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên
nhiên. Tăng cường quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên
quốc gia”. Từ quan điểm trên, trong những năm tới, để BVMT chúng ta cần
khẳng định rõ và phải làm tốt những nội dung chính và mới được thể hiện
trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng như sau:
Một là, “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với
phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”.
Hai là, “Gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
Ba là, “Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng
phó với quá trình biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên”.
Bốn là, “Xử lý triệt để những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, đẩy mạnh cải tạo môi trường”.
Năm là, “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT, đặc biệt là
quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác”.
Sáu là, “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,

của toàn xã hội và của mọi công dân”.
Thực hiện tốt những nội dung trên trong những năm tới, chúng ta sẽ đạt
được mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là: “Cải
thiện chất lượng môi trường. Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%. Hầu
hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh.
17
Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch
hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở
sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4
trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý
nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại
và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi
trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ động
ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
1.5.2. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường
trong trường học [6]
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc
sống loài người. Chính vì vậy, BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại và
của mỗi quốc gia.
Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân
cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con
người.
Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế
nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu
BVMT và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và
cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực
phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường.
Giáo dục BVMT còn góp phần hình thành nhân cách người lao động
mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ
thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc BVMT, bảo đảm

nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục
BVMT là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
18
Nước ta có khoảng 22 triệu HS, SV các cấp và gần 1,5 triệu GV, giảng
viên, cán bộ quản lí giáo dục. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Việc trang
bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng BVMT cho số đối tượng này cũng có
nghĩa là cách nhanh nhất làm cho ¼ dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng
chính là lực lượng hùng hậu nhất, xung kích nhất trong công tác tuyên truyền
bảo vệ môi trường cho các gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa
phương cả nước. Hơn nữa, 29.819 trường học cùng các cơ sở Giáo dục và
Đào tạo cũng là những trung tâm văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện
để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT và
phát triển bền vững đất nước.
Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, với gần 15,1 triệu HS, chiếm
gần 70% tổng số HS, SV toàn quốc, giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức
quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới. Tác động
đến 15,1 triệu HS phổ thông là tác động đến hơn 20% dân số, những người trẻ
- chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về
nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có thay đổi lớn trong công tác
BVMT.
Đích quan trọng của giáo dục BVMT không chỉ làm cho mọi người
hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi
ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành
trong một quá trình lâu dài và phải bắt nguồn từ ngay tuổi ấu thơ.
Trong những năm học phổ thông, HS không những được tiếp xúc với
thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ,
vườn cây,…Việc hình thành cho HS tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với
thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp,
vệ sinh, phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta.
Giáo dục BVMT phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm

19
bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện
trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng BVMT.
Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo
dục BVMT phù hợp với các điều kiện của nhà trường và địa phương.
1.5.3. Mục tiêu giáo dục BVMT ở trường THPT [6]
Giáo dục BVMT nói chung có mục tiêu đem lại cho người học các vấn
đề sau
- Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng
chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa
môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường
như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng
đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các
vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị
nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh
giá thẩm mỹ.
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực
lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan
các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng
ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
Mục tiêu giáo dục BVMT trong chương trình giáo dục phổ thông:
Kiến thức:
HS hiểu về:
- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái; các thành phần môi trường, quan
hệ giữa chúng.
20
- Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển
bền vững.

- Dân số - môi trường.
- Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả).
- Các biện pháp BVMT.
Thái độ - tình cảm:
- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên.
- Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa
- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước
các vấn đề môi trường phát sinh.
- Có ý thức
+ Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình,
cộng đồng.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn
nước không khí.
+ Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
+ Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi
gây hại cho môi trường.
Kĩ năng – hành vi:
- Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các
vấn đề môi trường phát sinh.
- Có hành động cụ thể BVMT.
- Tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, cộng đồng, nhà
trường.
21

×