Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tư liệu về Môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.94 KB, 10 trang )

Môi trường là gì?
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở,
đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các
loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng,
đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc
sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã,
họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ
nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho
cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên
nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy


giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn
trường, tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn
được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
Bảo vệ môi trường là việc của ai?
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn,
khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi
trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất
quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ
môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo,
nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp
luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ
trong Ðiều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá
nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ
môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường".
Phải làm gì để bảo vệ môi trường?
Ðể bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm
các hành vi sau đây:
Ðốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi
trường, làm mất cân bằng sinh thái;
Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng
xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;
Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các
chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây

dịch bệnh vào nguồn nước;
Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh
mục quy định của Chính phủ;
Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường,
nhập khẩu, xuất khẩu chất thải;
Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong
khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực
Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào?
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan
hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng
cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát
triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng
của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của
môi trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu
thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu,
năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương
tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn
tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi
trường nhân tạo.
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có
lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải
tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển
kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối
tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các
hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây

ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ:
Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng
80% tài nguyên và năng lượng của loài người.
Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con
đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng,
khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân
còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các
quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:
Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0)
hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên
cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó
là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa
môi trường và phát triển.
Vì sao nói "Môi trường là nguồn tài nguyên của con người"?
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết
cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản
và các dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió,... Các sản phẩm công,
nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ
các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất.
Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần
hoàn quay trở lại dạng ban đầu được gọi là tài nguyên tái tạo. Ví dụ như
nước ngọt, đất, sinh vật, v.v... là loại tài nguyên mà sau một chu trình sử
dụng sẽ trở lại dạng ban đầu.
Trái lại, các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin bị mất mát, biến đổi hoặc
suy thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không tái
tạo. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản, gien di truyền. Tài nguyên khoáng
sản sau khi khai thác từ mỏ, sẽ được chế biến thành các vật liệu của con

người, do đó sẽ cạn kiệt theo thời gian. Tài nguyên gen di truyền của các
loài sinh vật quý hiếm, có thể mất đi cùng với sự khai thác quá mức và các
thay đổi về môi trường sống.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường
khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra
các dạng sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường số
Khủng hoảng môi trường là gì ?
Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số,
lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng
này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống
của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng
hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân
số. Do đó, xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường.
"Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống
trên quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất".
Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng môi trường:
Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các
đô thị, khu công nghiệp.
Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tầng ozon bị phá huỷ.
Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn
hoá, khô hạn.
Nguồn nước bị ô nhiễm.
Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng
Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
10 cách để bảo vệ môi trường
Tại Hội nghị Liên hiệp Địa vật lý Mỹ thường niên vừa được tổ chức tại San
Francisco (Mỹ) - một trong những hội nghị khoa học môi trường lớn nhất
trên thế giới, các nhà khoa học khí hậu đánh giá rằng năm 2007 là năm môi

trường tồi tệ nhất.
Đây là năm lượng băng đóng ở Bắc cực ít nhất, sông băng ở Kilimanjaro tan
chảy nhanh nhất và lượng tuyết rơi ở Greenland thưa nhất. Một số nhà khoa
học lo xa rằng trái đất đang gần đến "thời điểm tận thế", khi mà sự thay đổi
khí hậu trở nên không thuận nghịch, đẩy con người rơi vào các thiên tai lũ
lụt, hán hạn và mức nước biển tăng cao.
Nếu không có các biện pháp "chữa cháy" ngay từ bay giờ, các nhà khoa học
tin rằng Trái đất sẽ không còn là nơi yên bình cho con người sinh sống nữa.
10 cách có thể bảo vệ môi trường hữu hiệu nhất hiện nay là:
1. Con người
Chỉ bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo lại một cách
hiệu quả, chúng ta có thể biến mình thành những người bảo vệ môi trường
tốt nhất.
2. Sử dụng năng lượng ánh sáng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×