Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tổng Đề thi luật dân sự 2023- nhận định đúng sai, trả lời trường đại học luật tphcm, hệ tại chức, chính quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.34 KB, 22 trang )

Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
Tổng hợp Đề thi: Những quy định chung về luật dân sự Việt Nam.
Trường đại học Luật TP.HCM – 2014 – Hệ Vừa Làm Vừa Học.
Đề 1
Câu 1: 4đ Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn theo quy định
pháp luật.
a/ Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan
hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự.
Đúng. Vì khái niệm Luật Dân Sự: Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang
tính chất hàng hoá - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập, quyền tự
định đoạt của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.
b/ Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập thực hiện thì không làm phát
sinh hậu quả pháp ly đối với người được đại diện.
Sai.
- Giải thích: Theo Điều 145 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hậu quả của giao dịch
dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện như sau:
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc
người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải
thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn
ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết
hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.
2. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt
thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường
hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
c/ Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy
định.
Sai, vì sau khi thỏa các điều kiện, thì:


Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền qui định, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện (xác lập) các
giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính … ( như ký hợp đồng, tham dự phiên tòa …).
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
d/ Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt.
Đúng, vì nếu người giám hộ chết theo tự nhiên thì chấm dứt là điều đương nhiên.
Sai, vì nếu người giám hộ chết theo pháp luật thì BLDS 2005 chưa quy định thống nhất…
Câu 2: 2đ
So sánh hậu quả pháp ly của việc tuyên bố cá nhân mất tích với việc tuyên bố cá nhân chết.
Câu 3: 4đ
Ngày 1/3/2007, ông A đang chạy xe máy trên đường thì bị B gây tai nạn, làm ông A chấn
thương sọ não, phải vào bệnh viện cấp cứu và điều trị hơn 3 tháng. Sau khi ổn định vết
thương, ông A được bệnh viện cho xất viện, nhưng bị mất trí nhớ. Mãi đến ngày 1/3/2010,
ông A mới cơ bản phục hồi trí nhớ. Theo qui định tại Điều 607 BLDS 2005, thời hiệu khởi
kiện đòi bồi thường là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Hãy
cho biết thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên đã hết chưa trong
các tình huốn sau đây:
1/ Ngày 15/04/2010, ông A khởi kiện B ra tòa án huyện, nhưng B từ chối bồi thường vì cho
rằng thời hiệu khởi kiện đã hết.
2/ Ngày 15/04/2010, A gặp B đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại, nhưng B chỉ chấp thuận bồi
thường một nửa thiệt hại vì cho rằng A cũng có phần lỗi. Không đồng y, ngày 15/5/2010, A
làm đơn kiện B ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại, nhưng B từ chối vì lí do đã hết thời hiệu
khởi kiện.
- Hướng dẫn:
1. Ngày 15/04/2010 ông A khởi kiện B ra tòa, tính từ ngày 1/03/2007 đến ngày
15/04/2010 thì đã hết thời hạn khởi kiện theo điều 607 BLDS 2005, nên ông A không thể
khởi kiện B.
2. Ngày 15/04/2010 B chấp nhận bồi thường một nửa thiệt hại, nên thời hiệu của trường
hợp này đã được thiết lập lại kể từ ngày 15/04/2010, nên ngày 15/05/2010 ông A có thể làm

đơn khởi kiện B ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại.
Đề 2
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
Câu 1: 4đ – Nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lí.
a. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là mệnh lệnh quyền uy.
Sai. Mệnh lệnh quyền uy là phương pháp điều chỉnh của luật Hình Sự.
b. Khi một cá nhân bị tuyên bố mất tích, tuyên bố chết, thì tài sản của họ được chia cho
những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế.
- Đúng. Nếu người tuyên bố mất tích, tuyên bố chết không để lại di chúc hợp pháp theo
pháp luật để chia tài sản cho những người thừa kế.
- Sai. Nếu người tuyên bố mất tích, tuyên bố chết có để lại di chúc hợp pháp theo pháp
luật, thì tài sản được chia theo di chúc cho những người thừa kế.
c. Việc ủy quyền đại diện phải được lập bằng văn bản có chữ kí của bên ủy quyền và
bên được ủy quyền.
- Sai. Vì trường hợp theo khoản 2, Điều 142 Bộ Luật dân sự thì“Hình thức ủy quyền do
các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập
thành văn bản”. Trong thực tiễn có thể thấy nhiều hình thức ủy quyền được xác lập mà
không cần phải bằng văn bản, có thể bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể.
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Tại điểm c, khoản 1, Điều 1 của Nghị định 136
quy định trong trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất
hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho
cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, anh, chị, em ruột hoặc người khác có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Người được ủy quyền chỉ thực hiện
việc khiếu nại theo đúng nội dung được ủy quyền. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và
phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người ủy quyền cư trú
d. Khi cải tổ pháp nhân thì pháp nhân bị cải tổ chấm dứt.
- Đúng. Chấm dứt pháp nhân trong trường hợp cơ cấu pháp nhân: hợp nhất pháp nhân,

sáp nhập pháp nhân, chia tách pháp nhân, giải thể pháp nhân là những căn cứ chấm dứt
pháp nhân thông thường nhất…
Câu 2: 2đ: Anh chị hãy nêu và phân tích các loại sự kiện pháp lí?
Hướng dẫn:
 Khái niệm: Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự
xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh thay đổi hay
chấm dứt quan hệ pháp luật.
۞ Phân loại:
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
- Căn cứ vào số lượng sự kiện pháp lý và mối quan hệ giữa chúng trong việc làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý được chia thành hai loại:
+ Sự kiện pháp lý đơn giản.
+ Sự kiện pháp lý phức tạp.
- Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được chia thành hai loại:
+ Sự biến pháp lý.
+ Hành vi pháp lý.
- Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý
được chia thành ba loại:
+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật.
+ Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật.
+ Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật
Câu 3: 4đ
Anh A nghiện ma túy, bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự và chỉ định
chị B ( vợ anh A) làm người đại diện hợp pháp. Sau một năm anh A được chị B đưa đi cai
nghiện, hiện anh A đã lành bệnh và việc cai nghiện đã thành công. Kỷ niệm ngày cưới lần
thứ 15, anh A dùng tiền riêng của mình mua một dàn điện tử đa năng (Karaoke – chơi games
– video - internet), trị giá 32 triệu đồng cho cả nhà sử dụng. Sau đó, thấy các con quá mê chơi
games và ca hát mà bỏ bê việc học, nên anh A đã quyết định bán dàn máy điện tử nói trên
cho hàng xóm C, với giá 10 triệu đồng. Chị B đi làm về, biết được sự việc, nên đã sang nhà

ông C trả lại tiền và đòi lại dàn máy điện tử. Ông C phản đối, vì cho rằng anh A là chủ gia
đình và có toàn quyền quyết định việc nhà, nên không đồng trả lại dàn máy.
Theo các anh chị, tranh chấp nói trên giữa các bên phải được giải quyết như thế nào,
và giải thích tại sao lại giải quyết như vậy?
Hướng dẫn: Tranh chấp nói trên là tranh chấp dân sự giữa ông C và chị B (người đại
diện hợp pháp cho anh A); giao dịch giữa ông C và anh A không phải là giao dịch nhằm
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
- ông C phải trả lại dàn máy cho bà C vì:
- anh A đã cai nghiện thành công, nhưng tòa án chưa ra quyết định hủy bỏ việc anh A
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nên các giao dịch trước khi có quyết định hủy bỏ này
của anh A đều không hợp pháp. Và anh A có người đại diện hợp pháp do tòa chỉ định là chị
B, nên chị B có quyền đòi lại dàn máy tính và bà B có nghĩa vụ trả lại tiền cho ông C.
- Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao
dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Đề 3
Câu 1: 4đ Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích:
a. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà gián tiếp thông qua Quốc
Hội và Hội đồng nhân dân các cấp. (Đúng)
b. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt
Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài.
c. Luật Quốc Tịch 2008 đã chính thức thừa nhận nguyên tắc 2 quốc tịch.
d. Hiến pháp 2013 quy định: “ Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế
theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì l do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
Câu 2: 2.5đ
Xu thế toàn cấu hóa đã làm thay đổi nhận thức của các nhà lập hiến Việt Nam về vấn đề

quyền con người như thế nào?
Câu 3: 3.5đ Nêu và phân tích điểm khác nhau cơ bản giữa Hiến Pháp và các đạo luật
thong thường để thấy rằng Hiến Pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.
Đề 4
Câu 1: 4đ Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp ly?
a. Người nghiện rượu là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. (Đúng)
Đúng vì:
- Theo Khoản 1, Điều 23. Bộ Luật Dân sự 2005: Hạn chế năng lực hành vi dân sự
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác (rượu, bia… ) dẫn đến phá tán
tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức
hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
b. Ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết là ngày biết được tin tức cuối cùng về
người đó.
Sai vì: Theo điều 81 Bộ Luật Dân Sự 2005…. (Nêu ra) và phải có sự tuyên bố của
Tòa Án…
c. Tổ hợp tác là pháp nhân. (Sai vì theo điều 84 của bộ luật dân sự 2005…. )
d. Thời hạn của hợp đồng thuê nhà là thời hiệu. (Sai vì Thời hiệu khiếu nại là thời hạn
do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian này nếu người có quyền khiếu nại
không khiếu nại thì sẽ mất quyền khiếu nại…. khác với thời hạn: là thời hạn có hiệu
lực của hợp đồng.)
Câu 2: 2đ Phân tích nguyên tắc tự do, tự nguyên cam kết, thỏa thuận.
- Nguyên tắc của 1 ngành luật là những khung pháp lí chung, những quy tắc chung đc
pháp luật ghi nhận có tác dụng định hướng và chỉ đạo cho toàn bộ các QPPL của ngành
luật đó. Các nguyên tắc của luật ds đc ghi nhận tại chương 2, phần thứ 1 của
BLDS(những nguyên tắc cơ bản).
- Các nguyên tắc của luật ds VN:
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (điều 4 BLDS): các bên tham gia
quan hệ ds có quyền tự do cam kết, thỏa thuận phù hợp vs pháp luật trg việc xác lập thực

hiện quyền và nghĩa vụ ds. Mọi cam kết và thỏa thuận hợp pháp đc pháp luật bảo hộ. Khi
cam kết thỏa thuận các bên hoàn toàn tự nguyện, ko đc ai dùng bất cứ thủ đoạn nào
nhằm  buộc 1 ng' cam kết, thỏa thuận trái vs ý chí ng' đó. Mọi cam kết thỏa thuận
ko có sự tự nguyện của các bên có thể bị tuyên bố là vô hiệu.
- Nguyên tắc bình đẳng (điều 5 BLDS): trong QHDS các chủ thể đều bình đẳng, ko đc
lấy bất cứ 1 lí do nào về sự khác biệt để đối xử ko bình đẳng. Bình đẳng của các chủ thể
đc thể hiện ở các điểm sau:
.+Bình đẳng trong việc tgia vào các quan hệ ds ko phụ thuộc vào giới tính và các địa vị
xh khác.
.+Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi chúng đc xác lập. Các bên phải thực hiện nghĩa
vụ đối vs những ng' có quyền.
.+Bình đẳng về trách nhiệm ds nếu bên có nghĩa vụ ko thực hiện, thực hiện ko đúng
nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm ds đối vs bên có quyền.
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
- Nguyên tắc thiện chí trung thực(điều 6): trong qhds các bên phải hợp tác giúp đỡ lẫn
nhau để tạo lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Mỗi bên ko chỉ quan tâm đến
quyền và lợi ích của mình mà còn phải quan tâm đến quyền và lợi ích của ng' khác, của
nhà nc và xh. Trg QHDS các bên đc suy đoán là thiện chí trung thực, nếu 1 bên cho rằng
bên kia thiếu thiện chí và trung thực thì phải có chứng cứ.
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm ds (điều 7): người có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm
chỉnh nghĩa vụ của họ nếu các quyền và nghĩa vụ đó phát sinh từ các căn cứ hợp pháp.
Nếu ko thực hiện phải tự chịu trách nhiệm và có thể bị cưỡng chế thi hành nghĩa vụ và
phải bồi thườn thiệt hại(nếu có). Mỗi chủ thể tgia phải tự chịu trách nhiệm về hvi của
mình.
- Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc (điều 8): 1 nền pháp
luật chỉ tồn tại và bền vững khi phù hợp vs đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Việc xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ ds cũng phải dựa trên nền tảng đạo đức và
truyền thống đó trên tinh thần tương thân tương ái “mình vì mọi ng', mọi ng' vì mình”
nhằm tạo đk cho những ng', cộng đồng chưa có những đk thực tế có thể thực hiện đc các

quyền và nghĩa vụ ds của họ.
- Nguyên tắc tôn trọng bảo vệ các quyền ds(điều9): quyên sở hữu và các quyền ts là
những quyền quan trọng nhất của công dân cũng như tổ chức trg giao lưu ds, kinh tế, là
cốt lõi trg các quyền dân sự của các chủ thể và chi phối các quyền năng khác. Mọi chủ
thể có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu quyền ts của các chủ thể khác. Khi có hành vi
xâm phạm đến ts của ng' khác, ngoài việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế cơ quan nn
có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ds nhằm phục hồi tình trạng ts của ng' bị xâm
phạm.
- Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nn, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
ng' khác (điều 10):  việc xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ ds nhằm thỏa mãn
các nhu cầu vật chất tinh thần của các chủ thể tgia vào các qh đó. Quyền của 1 chủ thể bị
giới hạn bơi quyền của các chủ thể khác, lợi ích của nn, công cộng. Khi xâm phạm…
phải bồi thường.
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (điều 11): do đặc thù của quan hệ ds pháp luật cho phép
các bên cam kết thỏa thuận về việc xác lập quyền và nghĩa vụ và cả trách nhiệm , biện
pháp áp dụng trách nhiệm khi bên có nghĩa vụ thực hiện ko đúng nghĩa vụ của họ.
- Nguyên tắc hào giải (điều12): việc hòa giải giữa các bên đc khuyến khích. Ko ai đc
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tgiaQHDS, giải quyết tranh chấp ds.
Câu 3: 4đ:
Ông Minh sống ở Hà Nội, có vợ là bà Hồng (đã cao tuổi, không còn minh mẫn và
đang sống ở quê với con gái út) và hai người con trai sống ở Hà Nội với gia đình riêng
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
của mình là Anh Hùng (con cả) và anh Đức (con thứ). Do tai nạn nên ông Minh bị chấn
thương sọ não và được tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Vợ và con ông Minh không thống nhât được ai là người giám hộ cho ông Minh.
Anh/chị hãy cho biết ai là người giám hộ cho ông Minh theo BLDS năm 2005. Nêu cơ
sở pháp ly.
Hướng dẫn:
- Bà Hồng đã cao tuổi, không còn minh mẫn => bị hạn chế năng lực hành vi, nên

không thể làm người giám hộ cho ông Minh.
- Con gái út: không đủ điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện việc giám hộ do đang
sống dưới quê.
- Anh Hùng, Anh Đức là người có khả năng giám hộ cho ông Minh, vì thỏa các
điều kiện giám hộ là: (do đã có gia đình, có khả năng nuôi gia đình… )
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Đề 5
Phần 1 Trắc Nghiệm:
Câu 1: Pháp lệnh là văn bản được ban hành bởi:
A - Ủy ban thường vụ quốc hội B – Quốc Hội
C- Chủ tịch nước D - Ủy ban nhân dân.
Câu 2: Hình thức pháp luật cơ bản ở Việt Nam là:
A – Văn bản áp dụng pháp luật B – Tiền lệ pháp
C - Tập quán pháp D – Văn bản quy phạm pháp luật
Câu 3: Nội dung nào sau đây xuất hiện trong tất cả giai đoạn của quá trình áp dụng
pháp luật:
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
A – Sự sáng tạo B – Phân tích quy phạm pháp luật
C - Phân tích, xem xét đánh giá vụ việc D – Thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lí.
Câu 4: Pháp luật là cơ sở đề hình thành và nâng cao y thức pháp luật vì pháp luật:
A – Tác động đến nhận thức của con người B – điều chỉnh các quan hệ xã hội
C – Bảo vệ các quan hệ xã hội D – Tiền đề cho xây dựng pháp luật.
Câu 5: Bộ phận quy định nêu:
A – Hành vi không hành động B – Cách thức hành động

C – Cách thức xử sự D – Hành vi hợp pháp.
Câu 6: Văn bản áp dụng pháp luật là:
A – Văn bản quy phạm pháp luật B – Văn bản luật
C – Văn bản dưới luật D – Văn bản cá biệt.
Câu 7: Thái độ tiêu cực của chủ thể thuộc về:
A – Mặt khách thể B – Mặt khách quan
C – Mặt chủ thể D – Mặt chủ quan
Câu 8: Năng lực hành vi của pháp nhân được thực hiện bởi:
A – Đại diện cho pháp nhân.
B – Các thành viên tham gia thành lập pháp nhân.
C – Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
D – Đại diện theo ủy quyền.
Câu 9: Chủ thể lựa chọn cách thức xử sự phù hợp với chí của mình là dấu hiệu
thuộc về:
A – Năng lực chủ thể B – Năng lực trách nhiệm pháp ly.
C – Năng lực hành vi D – Năng lực pháp luật.
Câu 10: Quy phạm pháp luật không thể:
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
A – Nằm trong nhiều điều luật B – là quy tắc xử sự
C – Các bộ phận tuân theo một trật tự nhất định. D – Đủ ba bộ phận.
Phần 2: Nhận định đúng sai và giải thích - 4đ
a. Chỉ có nhà nước mới có thể sử dụng pháp luật.
Sai. Vì sử dụng pháp luật là chủ thể thực hiện cách xử sự mà pháp luật cho phép. Và
toàn dân được sử dụng pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
b. Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật là sự mô hình hóa y chí của nhà nước.
Đúng. Vì: Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp
tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
c. Chỉ pháp luật mới được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Sai. Biện pháp cưỡng chế kg chỉ được thực hiện bằng các qui định của pháp luật mà

nó còn được thực hiện bởi những qui định khác ( có khi trái luật ) do phong tục, tập
quán, các hương ước hoặc do dòng tộc, họ tộc lập ra bắt buộc các thành viên phải chấp
hành, nếu vi phạm họ sẽ bị áp dụng 1 số biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc bởi chính
những qui định đó. Ví dụ: Luật pháp qui định cấm tảo hôn nhưng ở 1 số vùng dân tộc ít
người, theo phong tục tập quán, trẻ em 13, 14 tuổi phải đi lấy chồng, nếu gia đình kg
chấp nhận lễ vật do bên đàng trai đem đến thì đàng gái có thể phạt vạ rất nặng, nếu kg
đóng phạt sẽ bị đuổi ra khỏi làng.
d. Ý thức pháp luật không mang tính giai cấp.
Sai. Ý thức pháp luật mang tính giai cấp vì: ý thức pháp luật là hiện tượng mang
tính giai cấp. Thế giới quan pháp lý của một giai cấp nhất định được quy định bởi vị trí
của giai cấp đó trong xã hội. Mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật nhưng tồn tại
một số hệ thống ý thức pháp luật. Về nguyên tắc chỉ có ý thức pháp luật của giai
cấp thống trị mới được phản ánh đầy đủ vào trong pháp luật.
Phần 3: 2đ
Phân tích và so sánh một đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng
pháp luật.
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
1,Nêu hai định nghĩa: văn bản quy phạm pháp luật(ví dụ) và văn bản áp dụng pháp
luật(ví dụ).
2,Điểm giống nhau:
-Đều là văn bản pháp luật tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật ban hành.
-Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thục hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân
có liên quan.
-Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
-Đều được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà
nước.
-Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
3,Điểm khác nhau

*** Văn bản quy phạm pháp luật
- Chỉ do các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành
ra.
- Nội dung của văn bản có chứa đụng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm
thực hiện, tức là các quy phạm pháp luật nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể cần áp dụng và
được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được thực hiện trong mọi trường hợp
khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.
- Được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định trong hiến pháp
và các luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ các quy phạm
pháp luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật.up
- Là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật.
*** Văn bản áp dụng pháp luật:
- Chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền
áp dụng pháp luật ban hành ra.
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
- Nội dung của văn bản xác dịnh rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể, hoặc các hình
thức khen thưởng cụ thể, hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với các cá
nhân, tổ chức cụ thể nên bao giờ cũng chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp
dụng và chỉ được thực hiện một lần thực tế cuộc sống.
- Được ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bẳn áp dụng pháp luật được quy
định trong pháp luật và thường theo mẫu đã quy định sẵn.
- Được dùng để cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối
với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
- Dược ban hành trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật.
Tham khảo:
B ph n Quy nh: là m t b ph n c a quy ph m pháp lu t trong ó nêu cách x s mà t ch c ộ ậ đị ộ ộ ậ ủ ạ ậ đ ử ự ổ ứ
hay cá nhân vào hoàn c nh, i u ki n ã nêu trong b ph n gi nh c a quy ph m pháp lu t ở ả đề ệ đ ộ ậ ả đị ủ ạ ậ
c phép ho c bu c ph i th c hi n.đượ ặ ộ ả ự ệ

B ph n quy nh c a quy ph m pháp lu t tr l i câu h i: Ph i làm gì? c làm gì? Không ộ ậ đị ủ ạ ậ ả ờ ỏ ả Đượ
c làm gì? Làm nh th nào?đượ ư ế
ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT DÂN SỰ
Chuyên đề 3: Giao dịch dân sự
Câu 1: Khái niệm giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu
Khái niệm giao dịch dân sự:( Điều 121-BLDS)
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu:
Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định ở
Điều 122- BLDS:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp pháp luật có quy định
Câu 2: Phân loại giao dịch dân sự
1. Căn cứ vào sự thể hiện ý chí gồm:
a) Hợp đồng dân sự:
Có 2 nội dung:
- Là sự thồng nhất ý chí giữa các bên
- Sự thống nhất đó tạo nên quyền và nghĩa vụ giữa các bên
b) Hành vi pháp lí đơn phương:
Hành vi pháp lí đơn phương khác hợp đồng dân sự ở chỗ:
- Chỉ thể hiện ý chí của một chủ thể
- Từ đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
2. Căn cứ vào hình thức thể hiện ý chí gồm:
a) Giao dịch dân sự có hình thức bắt buộc

- Pháp luật quy định phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định( văn bản được công
chứng hoặc chứng thực, được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì mới có hiệu
lực
b) Giao dịch dân sự không có hình thức bắt buộc
-Pháp luật quy định có thể được xác lập dưới bất kì hình thức nào như lời nói, văn bản hay
hành động cụ thể tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên
3. Căn cứ vào thời điểm phát sinh hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự gồm:
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
a) Giao dịch dân sự có hiệu lực khi người xác lập giao dịch đã chết
b) Giao dịch dân sự có hiệu lực ngay khi người xác lập giao dịch còn sống
4. Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sự
a) Giao dịch dân sự ưng thuận
- Được xem là có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm các bên tham gia đã đạt được sự thoả
thuận thống nhất ý chí với nhau và biểu hiện sự thống nhất ý chí đó ra bên ngoài dưới một
hình thức nhất định( hợp đồng thuê tài sản)
b) Giao dịch dân sự thực tế
- Hiệu lực chỉ phát sinh khi một trong các bên thực tế nhận được đối tượng của giao dịch
dân sự đó ( Hợp đồng tặng cho động sản thông thường)
5. Căn cứ vào tính chất có bồi hoàn
a) Giao dịch dân sự có đền bù:
-Một bên chủ thể sau khi thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của chủ thể
bên kia thì anh ta được thu một lợi ích vật chất nhất định từ chủ thể bên kia do đã thực hiện
những hành vi đó( hợp đồng mua bán tài sản)
b) Giao dịch dân sự không có đền bù
VD: hợp đồng cho tặng tài sản
6. Căn cứ điều kiện làm phát sinh hay chấm dứt hiệu lực của giao dịch dân sự
a) Giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh
- Chỉ phát sinh hiệu lực khi có những điều kiện nhất định xảy ra
b) Giao dịch dân sự có điều kiện huỷ bỏ

- Là những giao dịch đã được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có điều kiện nhất
định xảy ra thì giao dịch dân sự đó sẽ bị huỷ bỏ, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia bị chấm
dứt
Câu 3: Phân tích điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực “ người tham gia giao dịch có
năng lực hành vi dân sự ”
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
Người ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng , bao gồm mọi chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà nước CHXHCN Việt Nam.
1. Cá nhân:
- Khả năng trong việc xác lập hoặc thực hiện một giao dịch dân sự phụ thuộc vào năng
lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi cuả mình
xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
- Giao dịch dân sự muốn có hiệu lực phải có điều kiện này vì: bản chất của giao dịch
dân sự là sự thể hiên ý chí và sự thống nhất giữa ý chí và thể hiện ý chí ra bên ngoài.
Điều này chỉ có những cá nhân có khả năng nhận thức được hành vi và hậu quả do
hành vi mình gây nên mới có được. Khả năng này phụ thuộc vào độ tuổi và sự nhận
thức của mỗi cá nhân:
+ Đối với cá nhân là người từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Được toàn quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự trừ:
. Các giao dịch dân sự như mua bán, trao đổi, cho thuê, cho muợn…có đối tượng là
những tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ do người giám hộ( người từ đủ
18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) xác lập, thực hiện nhưng không được sự
đồng ý của UBND xã phường nơi người giám hộ cư trú
. Đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác
. Các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người được giám hộ mà người
giám hộ xác lập, thực hiện với chính người giám hộ
. Những giao dịch dân sự không nằm trong phạm vi thẩm quyền đại diện của người
đại diên

. Những giao dịch dân sự mà người đại diện thực hiện giữa người được đại diện với
chính mình
. Những giao dịch dân sự mà người đại diện thực hiện với người thứ 3 nhưng anh ta
cũng đồng thời là người đại diện cho người đó
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
+ Đối với cá nhân là người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ( người từ đủ 6
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác khiến họ
không thể nhận thức được, làm chủ được hành vi của mình):
. Khi muốn xác lập một giao dịch dân sự họ phải được người đại diện theo pháp luật
đồng ý hoặc bắt buộc thông qua vai trò người đại diện, trừ trường hợp đó là những
giao dịch dân sự có giá trị nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp
lứa tuổi
. Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác
khiến họ không nhận thức làm chủ được hành vi của mình mà có tài sản riêng đủ để
thực hiện nghĩa vụ dân sự thì họ có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
mà không cần được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
+ Đối với cá nhân là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự(người nghiện ma tuý
và các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà toà án ra quyết
định hạn chể năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của các bên liên quan)
. Được quyền tham gia các giao dịch dân sự có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu hằng ngày
. Với các giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản của những người này nhất thiết
phải được sự đồng ý của người đại diên theo pháp luật
+ Đối với cá nhân là người dưới 6 tuổi hoặc những người mất năng lực hành vi dân
sự:
. Không được quyền tham gia xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự
. Người đại diện theo pháp luật của người đó có quyền xác lập và thực hiện các giao
dịch dân sự nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của những người này
2. Pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự :
- Khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhất thiết phải thông qua vai trò người

đại diện của chủ thể đó:
+ Người đại diện theo pháp luật
+ Người đại diện theo uỷ quyền
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
Câu 4: Phân tích điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực: “mục đích và nội dung của
giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”
- Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà một hoặc các bên xác
lập giao dịch dân sự đó đưa ra hoặc thoả thuận với nhau
- Mục đích của giao dịch dân sự là các nhu cầu hay những lợi ích về mặt vật chất hay
tinh thần mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào một giao dịch dân sự
- Đạo đức của xã hội là những chuẩn mực, luân lý phù hợp với lợi ích chung của toàn
xã hội, những chuẩn mực góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách con người, thúc
đẩy sự phát triển truyền thống văn hoá cuả một chế độ xã hội
- Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức cùng là những quy phạm xã hội có chung
mục đích là điều tiết hành vi con người, có chung đặc điểm là những quy tắc xử sự
chung, là tiêu chuẩn đánh giá hành vi con người
- Như vậy nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không vi phạm những điều cấm
của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội tức là không được vi phạm những quy
tắc xử sự chung ma pháp luật và đạo đức đã quy định. Một giao dịch dân sự sẽ bị coi
là bất hợp pháp khi nội dung và mục đích của nó vi phạm đến điều cấm của pháp luật
hoặc trái với thuần phong mĩ tục và trật tự công cộng xã hội.
Câu 5: Phân tích điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực: “ người tham gia giao dịch
hoàn toàn tự nguyện”
- Sự tự nguyện của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự được hiểu là:
+ Có sự thống nhất về ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự
+ Có sự thống nhất về ý chí giữa các bên và hình thức thể hiện ra bên ngoài
- Điều kiện người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí. Một cá nhân chỉ có thể bị ràng buột bởi ý chí của
chính mình được biểu hiện ra bên ngoài một cách trực tiếp( kí kết hợp đồng hay lập di

chúc) hoặc gián tiếp( Việc tuân thủ các quy định được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật). Tuy nhiên sự tự do về ý chí này cũng bị hạn chế bởi lợi ích chung của
cộng đồng
- Các trường hợp bị coi là vi phạm tính tự nguyện trong giao dịch dân sự:
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
+ Điều 129: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
. Giao dịch dân sự giả tạo nhằm che dấu một giao dịch dân sự khác mà các bên mong
muốn tham gia
. Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch dân sự chỉ có về mặt hình thức chứ không
nhằm làm phát sinh bất cứ quyền, nghĩa vụ dân sự nào cho các bên tham gia xác lập
giao dịch đó
+ Điều 131: Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn
Bản chất của nhầm lẫn là sự hình dung sai các nội dung chủ yếu của hợp đồng
dân sự( có tính chất quyết định trong hợp đồng)
. Nhầm lẫn về đối tượng của giao dịch dân sự
. Nhầm lẫn về chủ thể
. Nhầm lẫn về mục đích
+ Điều 132: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe doạ
. Đe doạ: người bị đe doạ lệ thuộc vào người đe doạ ( vật chất, tinh thần)
+ Điều 133: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ
hành vi của mình
Câu 6: Phân tích các nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự
- Giải thích giao dịch dân sự là làm sáng tỏ phần nội dung chưa rõ ràng của giao dịch
dân sự, bổ sung thêm cho giao dịch dân sự các điều khoản còn thiếu hoặc kết hợp cả
hai yếu tố trên cơ sở những quy định của pháp luật
- Nguyên tắc cơ bản là phải tìm hiểu ý chí đích thực của các chủ thể khi xác lập một
giao dịch dân sự
+ Căn cứ vào ngôn từ của giao dịch dân sự để làm rõ ý đồ thực chất của các bên khi
tham gia xác lập giao dịch dân sự

www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
+ Căn cứ vào ý chí của các chủ thể đã được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức
nào đó để xem xét ý nghĩa các hành vi đã được chủ thể thực hiện
+ Làm rõ mục đích kinh tế xã hội của các bên tham gia và làm rõ mối quan hệ giữa
mục đích đó với nội dung chung của giao dịch dân sự
+ Căn cứ vào các quy định cụ thể pháp luật về từng loại giao
dịch dân sự hoặc căn cứ vào tập quán nơi giao dịch dân sự đó
được xác lập và tính chất của từng loại giao dịch dân sự cụ thể
mà giải thích cho thích hợp
Câu 7: Hình thức giao dịch dân sự
Điều 133: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành vi cụ thể
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói
- Thường được áp dụng với những giao dịch dân sự có gía trị tài sản không lớn, có hiệu
lực ngay và chấm dứt ngay sau khi có hành vi thực hiện
- Hoặc trong trường hợp tính mạng người xác lập giao dịch bị cái chết đe doạ nghiêm
trọng, do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà không thể xác lập được giao dịch dân
sự bằng văn bản
2. Giao dịch dân sự được thể hiện dưới hình thức một hành vi cụ thể
- Được thiết lập trong trường hợp giá trị tài sản không lớn, nhằm thoả mãn nhữn nhu
cầu hằng ngày và các bên đều biết rõ nội dung của giao dịch
- Không được áp dụng cho giao dịch dân sự một bên
3. Giao dịch dân sự được xác lập bằng văn bản
- Văn bản thường:
Nội dung của giao dich được ghi rõ trong văn bản và chỉ cần có chữ kí của các bên tham
gia là có hiệu lực pháp luật
- Văn bản có công chứng, chứng nhận
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
Nội dung của giao dịch được ghi rõ trong văn bản, có chữ kí các bên tham gia và bắt

buộc phải được cơ quan công chứng nhà nước chứng nhận thì mới có hiệu lực pháp luật
Câu 8: Các loại giao dịch dân sự vô hiệu
Có 2 cách phân loại giao dịch dân sự vô hiệu:
- Cách phân loại thứ nhất: căn cứ vào mức độ vi phạm pháp luật
+ Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối:
. Là những giao dịch dân sự vi phạm những quy tắc pháp lý có mục đích bảo vệ
quyền và lợi ích chung của cộng đồng
. Giao dịch dân sự giả tạo, giao dịch dân sự có nội dung và mục đích trái với pháp luật
và đạo đức xã hội, giao dịch dân sự không tuân theo hình thức luật định bị coi là giao
dịch dấn sự vô hiệu tuyệt đối- thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô
hiệu không hạn chế
+ Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối:
. Là những giao dịch dân sự vi phạm một trong những quy tắc pháp lý có mục đích
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể xác định (cá nhân, pháp nhân…)
. Giao dịch dân sự được giao kết do nhầm lẫn, đe doạ, lừa dối, do người chưa thành
niên, người bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự thiết lập là giao dịch dân sự vô
hiệu tương đối- thời hạn yêu cầu xem xét hiệu lực của giao dịch dân sự đó là 1 năm kể từ
ngày giao dịch dân sự được xác lập
- Cách thứ 2: giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ, giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
+ Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ: trong các trường hợp:
. Do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
. Do người chưa thành niên, ngươì mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự xác lập
. Do người xác lập giao dịch dân sự không nhận thức được hành vi của mình
+ Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần:
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
. Chỉ có một hoặc một số phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu
lực của các phần còn lại của giao dịch dân sự
Câu 9: hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

- Giao dịch dân sự đó không làm phát sinh bất cứ quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự nào cho
các chủ thể tham gia xác lập giao dịch dân sự
- Vô hiệu ngay từ thời điểm xác lập giao dịch dân sự đó
- Khôi phục lại tình trạng tài sản ban đầu
+ Nếu giao dịch dân sự đó chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện
+ Nếu giao dịch dân sự đó đã được thực hiện một phần thì các bên dừng ngay việc thực
hiện, không được tiếp tục thực hiện phần còn lại và có nghĩa vụ phải hoàn trả cho nhau
những lợi ích vật chất đã nhận được của nhau
+ Nếu giao dịch dân sự đó đã được thực hiện xong thì các bên hoàn trả cho nhau những lợi
ích vật chất mà các bên đã nhận được hoặc hoàn trả cho nhau số tiền tương đương với giá trị
lợi ích vật chất mà mình đã nhận được nếu như lợi ích vật chất đó không còn trên thực tế
- Phải bồi thường thiệt hại:
+ Bên có lỗi gây ra sự vô hiệu của giao dịch dân sự phải bồi thương thiệt hại
Câu 10: Thời hiệu yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 145 quy định 2 loại thời hạn yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
- Thời hạn một năm: được xác lập với các giao dịch dân sự sau:
+ Giao dịch dân sự được xác lập bởi người không có năng lực hành vi dân sự
+ Giao dịch dân sự được xác lập trên cơ sở sự nhầm lẫn
+ Giao dịch dấn sự được xác lập trên cơ sở sự lừa dối, đe doạ
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.
Nguyễn Trọng Toan – www.GioKim.Com
+ Giao dịch dân sự được xác lập bởi người không nhận thức được hành vi của mình
• Thời gian không tính vào thời hiệu không tính vào thời hiệu khởi kiện trong
trường hợp xảy ra một trong các sự kiện sau:
+ Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người có
quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu
+ Người có quyền khởi kiện chưa thành niên, đang bị mất năng lực hành vi dân
sưi hoặc hạn chế năng lực hành vi dấn sự mà chưa có người đại diện
+ Người đại diện của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dấn sự chết nhưng chưa có người đại diện khác thay thể hoặc vì lý do

chính đáng mà không tiếp tục đại diện được
- Vô thời hạn : khoản 2 điều 145- BLDS quy định đối với các giao dịch dân sự sau
+ Giao dịch dân sự giả tạo
+ Giao dịch dân sự vi phạm các quy định về hình thức
+ Giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội
www.giokim.com Nhiều thông tin hay.

×