Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một vài kinh nghiệm dạy học hỗ trợ cho phần post-writing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.52 KB, 27 trang )

Sáng kiến giáo dục
A. PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN
Ngày nay Tiếng Anh là một ngoại ngữ phổ biến và thông dụng trên toàn thế
giới. Tại Việt Nam, Tiếng Anh được coi là một môn văn hóa cơ bản, ngày
càng được chú trọng trong chương trình học phổ thông. Đây còn là một môn
học gây được nhiều hứng thú cho học sinh. Ngoài mục đích trang bị kiến thức
về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, môn Tiếng Anh còn là phương tiện
giao tiếp, giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng: Nghe - nói - đọc
- viết. Tuy nhiên trong quá trình học Tiếng Anh, các em học sinh thường gặp
không ít khó khăn trong các giờ kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng viết. Tôi nhận
thấy rằng sau mỗi bài viết, nếu học sinh không được củng cố lại kiến thức
bằng các hoạt động hỗ trợ khác nhau thì các em khó nhận ra những ưu, nhược
điểm trong bài viết của mình, cũng như khó nhận ra những lỗi sai cần khắc
phục trong bài viết. Trong một số trường hợp các em chưa khắc sâu hoặc
củng cố nội dung cơ bản của bài viết mà chính các em vừa trải qua. Nguyên
nhân bao gồm cả khách quan và chủ quan. Viết là một kỹ năng khó hơn ba kỹ
năng còn lại đòi hỏi độ chính xác cao về văn phạm và cách lập luận chặt chẽ.
Ngoài ra học sinh còn phải vận dụng nhiều từ vựng cũng như những hiểu biết
về các vấn đề xung quanh chủ đề bài viết. Thí dụ: Khi viết bài văn về lợi ích
của Internet, học sinh cần phải tổng hợp kiến thức qua các giờ học trước và
chủ yếu bằng trải nghiệm thực tiễn sử dụng Internet, thì lời văn mới rõ ràng,
sắc bén, trong khi Internet vẫn còn là phương tiện chưa thể tiếp cận được với
đa số học sinh ở vùng nông thôn nói chung và địa bàn xã Nhân Nghĩa chúng
tôi nói riêng. Trong trường hợp này, ngoài việc gợi ý cho học sinh trong quá
trình thảo luận trước khi viết và giúp các em hoàn thành bài viết, thì giáo viên
cần phải kiểm tra, tái hiện hay mở rộng bài viết như thế nào để các em khắc
sâu được nội dung cơ bản đã học, và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
1
Sáng kiến giáo dục


Đây chính là lý do tôi tìm hiểu, áp dụng và viết sáng kiến: “Một vài hoạt động
hỗ trợ cho phần Post-writing” nhằm hỗ trợ cho bài giảng thêm phong phú, đa
dạng và có chất lượng hơn. Giúp học sinh kiểm tra khắc phục lỗi trong bài
viết, củng cố nội dung vừa học, tạo ra hứng thú, sự tự tin khi vận dụng kiến
thức kỹ năng, góp phần giúp học sinh học tập tốt môn Tiếng Anh.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Qua quá trình giảng dạy Tiếng Anh 9 tôi nhận thấy kỹ năng viết và nắm
nội dung cơ bản của các bài viết đạt kết quả chưa cao. Nguyên nhân của thực
trạng này theo tôi xác định:
1. Yêu cầu về kiến thức kỹ năng viết trong chương trình sách giáo khoa
hợp lý, có nội dung phong phú, song một số chủ điểm bài viết chưa thực sự
gần gũi với điều kiện, đời sống hàng ngày của học sinh vùng nông thôn, như
bài viết về Internet
2. Cơ sở vật chất của trường cũng như điều kiện hỗ trợ cho bộ môn còn
thiếu thốn như tranh ảnh, thiết bị dạy học, phòng học chuyên dụng cho bộ
môn , học sinh chưa trang bị được từ điển và các loại sách bổ trợ nâng
cao,
3. Kiến thức hiểu biết về tự nhiên-xã hội ở học sinh còn hạn chế.
4. Đặc biệt hơn cả là sự chuyên cần, nỗ lực của học sinh còn chưa đảm
bảo. Việc ôn luyện từ vựng của các em chưa thường xuyên, liên tục, nên khả
năng diễn đạt bài viết chưa hay, đa dạng và phong phú. Việc củng cố lại bài
viết chưa kịp thời, chưa linh hoạt và phù hợp.
Trên cơ sở đó, tôi đưa ra một số hoạt động áp dụng trong giờ dạy kỹ năng
viết trong chương trình Tiếng Anh 9, để giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu bài học,
tự tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến thức kỹ năng, thực hiện tốt các
bài viết và yêu thích bộ môn.
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
2
Sáng kiến giáo dục

Tôi đã quyết định khảo sát chất lượng bộ môn dưới dạng bài viết để làm cơ
sở và mục tiêu cho sáng kiến của mình.
Bảng 1 : KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Lớp
Tổng
số HS
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Yếu TB Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL %
9A
1
29 4 13,8 13 44,9 7 24,1 5 17,2
9A
2
30 13 43,3 10 33,3 5 16,7 2 6,7
9A
3
30 15 50 11 36,7 3 10 1 3,3
Cộng 89 32 36 34 38,2 15 16,9 8 8,9
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ ÁP DỤNG CHO PHẦN POST -
WRITING
1. HOẠT ĐỘNG 1: Questions and answers ( Hỏi và trả lời )
Bài áp dụng: UNIT 1: WRITE (A VISIT FROM A PEN PAL - English 9)
* Mục tiêu của hoạt động.
Chủ đề viết của bài 1 sách giáo khoa lớp 9 là một mẫu thư thân mật có nội
dung kể lại chuyến đi thăm một địa danh ở Việt Nam. Hoạt động hỏi và trả
lời các câu hỏi (Questions and answers) mục đích củng cố lại nội dung bài
viết các em vừa hoàn thành. Một mặt để kiểm tra khả năng đọc trôi chảy,
nghe và phát âm của học sinh. Thông qua hoạt động học sinh nhận ra lỗi và tự
sửa cho nhau.

* Hình thức hoạt động.
Gọi lần lượt học sinh (khoảng từ 2 đến ba em) đọc bài viết của mình trước
lớp, giáo viên yêu cầu cả lớp chú ý lắng nghe. sau khi nghe xong mỗi bài viết,
giáo viên đặt câu hỏi đối với học sinh trong lớp, yêu cầu các em cung cấp
thông tin, câu trả lời cho các câu hỏi.
* Nội dung hoạt động: Listen carefully, then answer the questions.
1. Who does he/she write to?
2. Where did he/she go?
3. What did he/she do when he/she was in place?
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
3
Sáng kiến giáo dục
4. Who did he/she meet?
5. What kind of food did he/she try?
6. What did he/she buy? (souvernirs)
7. How did he/she feel about food, places and people there?
8. When will he/she return home?
* Bức thư mẫu: (Chuyến đi Hà Nội)



Dear Mom and Dad,
I arrived at Ha Noi bus station at 8 am on Sunday. Uncle Chi took me home
by taxi.
I’ve visited Ho Chi Minh Mausoleum, the history Museum and I was amazed
by the beauty of parks and lakes in Ha Noi. I also went to see the Temple of
Literature as well as many special places. Yesterday I came to see Nam, He
has been my friend and he moved to Ha Noi last year. We went shopping and
bought a lot of sovernirs like: Books, caps ; then we went to eat some
noodles together. I enjoyed it very much. I’ll leave Ha Noi on Friday. I am so

Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
4
Sáng kiến giáo dục
happy. People in Ha Noi are very nice and friendly. The bus will arrive at Vo
Market in the afternoon. Please pick me up at 5pm.
I’m looking forward to meeting and telling you much about the trip to Ha
Noi.
See you then.
Yours,
* Mẫu trả lời gợi ý: (dựa vào nội dung bức thư mẫu trên)
1. He/she writes to his/her Mom and Dad.
2. He/she went to Ha Noi.
3. He/she visited many places: Ho Chi Minh Mausoleum, the history
Museum, the Temple of Literature, Parks and Lakes.
4. He/she met Nam.
5. He/she ate some noodles.
6. He/she bought a lot of sovernirs like: Books, caps
7. He/she feels happy because people there are nice and friendly.
8. He/she will be back at 5 pm.
* Tiểu luận: Câu trả lời cho các câu hỏi hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung bài
viết của em học sinh đã trình bày trước đó, đòi hỏi học sinh linh hoạt, phản
ứng nhanh khi trả lời. Mặt khác hoạt động hỏi và trả lời (Questions and
answers) không đòi hỏi học sinh phải ghi lại đáp án, cũng không yêu cầu học
sinh nhất thiết phải trả lời đầy đủ đáp án hay tuyệt đối chính xác về ngữ pháp
nhằm động viên khuyến khích học sinh tham gia vận dụng các kỹ năng cơ
bản và nắm được ý chính của bài. Đây cũng chính là mục tiêu của hoạt động
này trong phần post-writing. Chẳng hạn học sinh chỉ cần nêu được ý chính ở
các câu như:
1. Mom and Dad
2. Ha Noi


Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
5
Sáng kiến giáo dục
2. HOẠT ĐỘNG 2: Reordering ( sắp xếp lại )
* Mục tiêu của hoạt động:
Hoạt động Reordering ( sắp xếp lại ) nhằm giúp học sinh củng cố lại cấu
trúc, trình tự của một bài văn, đoạn văn mở rộng. từ đó khắc sâu bài học. Có
thể phân ra thành hai nội dung sau:
2.1. Reordering paragraphs ( sắp xếp lại các đoạn văn )
Bài áp dụng 1: UNIT 6: WRITE ( THE ENVIRONMENT - English 9)
* Hình thức thực hiện:
Nội dung viết ở bài 6 là một mẫu thư phàn nàn, khiếu nại (thư nghi thức),
về vấn đề đánh bắt cá bằng hình thức kích điện.
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
6
Sáng kiến giáo dục
Để giúp học sinh tái hiện, củng cố lại cấu trúc của bài viết hay mẫu thư, giáo
viên viết các đoạn văn đã bị xáo trộn vào bảng phụ rồi yêu cầu học sinh đọc
và sắp xếp các đoạn văn đó theo trình tự đúng.
Nội dung bài tập: Reorder the following sections of a formal letter.
Dear Mr.president,
a. I’m writing to you about the problem of fish catching in the lake
behind my house.
b. I look forward to hearing from you and seeing the protection of the
environment from the local authorities.
c. I would suggest the local authorities should prohibit and fine heavily
anyone catching fish in this way.
d. I’m very worried because people (don’t use fishing rod but ) use the
electricity to catch fish. After a short time they left the lake, a lot of

small fish died and floated on the water surface. Other animals such as
frog, toads and even birds also died from electric shock waves.
e. Yours cincerely,
Bui Tung Duong
* Đáp án: Thứ tự sắp xếp đúng là: a - d - c - b - e.
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
7
Sáng kiến giáo dục
Dear Mr.president,
I’m writing to you about the problem of fish catching in the lake behind my
house.
I’m very worried because people (don’t use fishing rod but ) use the
electricity to catch fish. After a short time they left the lake, a lot of small fish
died and floated on the water surface. Other animals such as frog, toads and
even birds also died from electric shock waves.
I would suggest the local authorities should prohibit and fine heavily anyone
catching fish in this way.
I look forward to hearing from you and seeing the protection of the
environment from the local authorities.
Yours cincerely,
Bui Tung Duong
Bài áp dụng2: UNIT 4: WRITE (LEARNING A FỎREIGN LANGUAGE -
English 9).
* Hình thức thực hiện:
Nội dung viết ở bài 4 là một mẫu thư yêu cầu, đề nghị (thư nghi thức).
Hoạt động này giúp học sinh củng cố lại mẫu thư ngay sau khi viết.
Trong hoạt động này, giáo viên viết nội dung hoạt động (bức thư mẫu) vào
bảng phụ (với trình tự bị đảo lộn), đồng thời chia lớp thành nhiều nhóm. Giáo
viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm, đưa ra ý kiến rồi ghép các phần
của lá thư bao gồm: Introduction, request, further information, conclusion với

một đoạn văn tương ứng.
Học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên hướng dẫn và bao quát lớp.
Nội dung hoạt động: Put the sections of the letter in logical way, then connect
to the outline.
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
8
Sáng kiến giáo dục
Dear sir,
I can speak a little English but I read it very slowly and my writing is bad, so
I want to improve my writing and reading.
I saw your Institute’s advertisement on Today’s TV program. I’m interested
in learning English and I would like some more information about your
Institute.
Could you please provide more information about the length of the course
and fees for beginers? Can I supply my record of English if necessary?
I look forward to hearing from you soon.
Yours faithfully,
Mai Trang
* Đáp án:
+ Introduction: I saw your Institute’s advertisement on your Institute.
+ Request: I can speak a little English my writing and reading
+ Further information: Could you English if necessary?
+ Conclusion: Yours faithfully,
Mai Trang
2.2. Reordering sentences.
Bài áp dụng: UNIT 8: WRITE ( CELEBRATIONS - English 9).
* Hình thức thực hiện:
Dựa vào nội dung bài viết ở đơn vị bài 8 về chủ đề lễ cha, lễ mẹ (Mother’s
day or Father’s day).
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa

9
Sáng kiến giáo dục
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
10
Sáng kiến giáo dục
Giáo viên treo một tấm bìa lớn, trên tấm bìa dán 4 mảnh giấy ghi nội dung
các câu văn đã được xáo trộn sẵn. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc rồi sắp xếp
các câu theo trình tự đúng của đoạn văn thứ hai trong nội dung bài viết.
* Nội dung hoạt động: Reordering sentences in paragraph 2.
(1) It’s a good idea to have party or simple lunch, dinner with all members
of the family.
(2) I think first Sunday of April is the most suitable day to celebrate because
Sunday is a day off, so everybody is free from work or study.
(3) Children should give their parents presents, flowers, cards or bring them
special cake.
(4) Besides, April is in late spring or early summer and the weather is
generally fine at this time of the year, many activities can happen outdoors.
* Đáp án: 2 - 4 - 1 - 3
I think first Sunday of April is the most suitable day to celebrate because
Sunday is a day off, so everybody is free from work or study. Besides, April
is in late spring or early summer and the weather is generally fine at this time
of the year, many activities can happen outdoors. It’s a good idea to have
party or simple lunch, dinner with all members of the family.
Children should give their parents presents, flowers, cards or bring them
special cake.
* Tiểu luận: Ngoài mục tiêu giúp học sinh củng cố lại cấu trúc, trình tự của
một bài văn, một đoạn văn. Hoạt động sắp xếp lại các đoạn văn hoặc các câu
trong một bài văn, một đoạn văn (Ordering) còn giúp học sinh nhận biết, phân
biệt được, cách lập luận, ngôn từ giữa một bài văn viết và một bài văn thông
thường.

Tùy vào tính chất, nội dung hay độ dài của mỗi bài văn mà giáo viên có
thể lựa chọn hình thức Ordering paragraphs hay Ordering sentences sao cho
phù hợp ( Tương tự như các trường hợp đã nêu ở trên).
Thí dụ khi áp dụng bài 8 ta có thể chọn đoạn văn thứ hai của bài văn có nội
dung tiêu biểu nhất, vừa giúp các em củng cố được nội dung chính mà không
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
11
Sáng kiến giáo dục
gặp rắc rối về độ dài văn bản khi tham gia hoạt động.
3. HOẠT ĐỘNG 3: Transformation (Thay thế/thay đổi)
* Mục tiêu của hoạt động:
Thông qua hoạt động học sinh có thể mở rộng chủ điểm bài viết bằng cách
thay thế, biến đổi nội dung đã học, thành một nội dung mới tương tự. Giúp
học sinh hứng thú và vận dụng tốt kỹ năng viết, chẳng hạn khi viết một bài
viết tranh luận, hay một bài phát biểu về một vấn đề cụ thể.
3.1. Bài áp dụng 1: UNIT 2: WRITE ( CLOTHING - English 9)
Hình thức hoạt động: Dựa vào nội dung và chủ đề bài viết đó là: Viết một bài
tranh luận về việc học sinh cấp hai nên mặc thường phục đến trường .
Giáo viên mở rộng chủ điểm bằng cách tổ chức cho học sinh thảo luận về
việc: Học sinh cấp hai nên hay không nên mặc Jeans đến trường, những thuận
lợi và những mặt hạn chế khi mặc Jeans ;
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
12
Sáng kiến giáo dục
Giáo viên tổng hợp ý kiến rồi yêu cầu học sinh viết theo những gì hoặc các ý
đã thảo luận. Có thể tham khảo mẫu gợi ý sau đây mà tôi đã áp dụng:
* Gợi ý về nội dung hoạt động: Wtite a paragraph supporting the argument
that secondary school students should wear Jeans. Follow the outline.
secondary school students should wear Jeans
Wearing Jeans

- Make students feel strong and self-confident
- Make students fashionable when they are in one of the most
popular kinds of clothing.
- Make students active and fast as they are taking part in kinds of
activities.
* Bài viết gợi ý:
My opinion is that secondary school students should wear Jeans when they
are at school.
Firstly, wearing Jeans makes students feel strong and self-confident.
Secondly, Jeans make students fashionable when they are in one of the most
popular kinds of clothing.
Finally, wearing Jeans makes students active and fast as they are taking part
in kinds of activities.
Inconclusion, students in secondary schools should wear Jeans.
3.2. Bài áp dụng 2: UNIT 7: WRITE ( SAVING ENERGY - English 9)
*Hình thức hoạt động:
Mẫu viết ở đơn vị bài 7 là một bài phát biểu (speech) về các biện pháp
khác nhau để tiết kiệm năng lượng (thực chất là bài văn nói). Để làm rõ sự
khác biệt giữa một bài phát biểu với những bài văn thông thường khác, giáo
viên cho học sinh tham gia vào một hoạt động mở rộng với chủ đề thảo luận
là: “Làm cách nào để tiết kiệm năng lượng trong trường học”. Dựa vào thực
tế của trường, học sinh đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, giáo viên tổng hợp ý
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
13
Sáng kiến giáo dục
kiến, chọn các ý tiêu biểu rồi yêu cầu học sinh viết hoàn chỉnh một bài phát
biểu. Sau đây là các ý đã được thảo luận và áp dụng.
* Nội dung hoạt động: Prepare a speech talking about the way to save energy
in your school, then make it in front of your classmates.
Saving energy in school:



- Turn off the faucets.
- Turn off the lights and electric fans when it’s unnecessary.
- Write posters or draw pictures on saving water and electricity then
label them around school.
* Bài viết gợi ý:
Good morning everybody. I’m Na and today I’m going to tell you how to
save energy in our school.
Most of us use too much energy. You can reduce this amount by:
• Turn off the faucets.
• Turn off the lights and electric fans when it’s unnecessary.
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
14
Sáng kiến giáo dục
• Write posters or draw pictures on saving water and electricity then
label them around school.
If you follow these simple rules, not only will you save money and energy but
also the natural resources will be saved.
* Tiểu luận: Hoạt động Transformation (Thay thế/thay đổi) giúp học sinh mở
rộng chủ đề đã học, áp dụng vào thực tiến cuộc sống. Từ vấn đề tranh luận về
việc học sinh cấp hai nên hay không nên mặc Jeans dến trường, đến
việc các em được thảo luận, viết bài và phát biểu về cách tiết kiệm năng
lượng trong trường học. Điều này giúp các emm dễ nắm bắt, tự tin vận dụng
kiến thức mà bài học thêm sinh động hơn.
4. HOẠT ĐỘNG: Write - it - up (Viết mở rộng )
Bài áp dụng : UNIT 3: WRITE ( A TRIP TO THE COUNTRYSIDE -
English 9)
* Mục tiêu của hoạt động:
Ngoài mục đích củng cố lại bài viết vừa hoàn thiện, hoạt động viết mở rộng

(Write - it - up ) có tác dụng mở rộng chủ đề, thúc đẩy học sinh giao lưu bằng
các hình thức như hỏi-đáp, phỏng vấn ; để thu thập thông tin về các bạn
trong lớp, rồi sử dụng nguồn thông tin cụ thể này để viết thành bài/đoạn văn
có nội dung về người thật, việc thật, tạo không khí thoải mái, khơi gợi trí tò
mò và nhu cầu tìm hiểu của học sinh. Từ đó mà giờ học thêm phần lý thú.
* Hình thức hoạt động: Dựa vào nội dung viết kể về một chuyến đi dã ngoại
về vùng nông thôn “ A country picnic” ở đơn vị bài 3. Giáo viên mở rộng chủ
đề này bằng cách: Tổ chức cho học sinh mỗi em sẽ phỏng vấn, thu thập thông
tin hỏi về chuyến đi picnic gần đây nhất của hai người bạn trong lớp, rồi sử
dụng một trong hai nguồn thông tin đó viết thành một bài văn/đoạn văn về
chuyến đi picnic của bạn.
+ Giáo viên: Giới thiệu chi tiết hoạt động, giao thời gian và kết hợp bao quát
lớp,
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
15
Sáng kiến giáo dục
+ Học sinh: Phỏng vấn - viết bài.
* Nội dung hoạt động: Interview two of your friends about their last picnic.
Fill in the questionaire with notes. Choose one of the two friends and write
true paragraph about him/her. Make a title for your passage.
Câu hỏi gợi ý: Guided questions
a. When did you go on a picnic?
b. Who did you go with?
c. Where did you go?
d. How far is it from your house to the picnic site?
e. What did you do there?
f. What time did you arrive home?
g. How do you feel about the trip?
Name When/where Go with
whom

distance Things to do Time to
arrive
home
Ba Last
weekend/mountain
Some
friends
20 km climb
mountain/take
photo/go
fishing
6.30 pm
Na Last
Sunday/mountain
classmates 15 km swim/have
meal/play
beach
ball/build
castles/take
photo.
6.00 pm
* Bài viết gợi ý: ( Chuyến đi về vùng nông thôn)
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
16
Sáng kiến giáo dục

Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
17
Sáng kiến giáo dục
An interesting trip to the countryside

It was a beautiful day on the weekend. Ba and some of his friends decided to
go on a picnic in a village. They took a bus because it’s about 20 km from
home. As soon as they got to the village, They had a simple meal with bread,
milk, fruit and water. It was fine so they climbed the mountain together.
When they got to the top of the mountain, they took lots of photos. In the
afternoon, they went fishing on a river bank and enjoyed themselves very
much. Nobody wanted to come back until 6.pm. They were lucky to catch the
last bus and arrived home at 6.30 pm. It was really a wonderful trip.
* Tiểu luận: Tùy vào đối tượng, đặc điểm học sinh ở mỗi đơn vị lớp mà hoạt
động Write - it - up đạt đến mức độ thành công khác nhau, vì vậy các đồng
chí giáo viên có thể tham khảo hay áp dụng sao cho phù hợp với đối
tượng học sinh, ở các nội dung viết khác cũng vậy.
5. HOẠT ĐỘNG 5: Correcting the mistakes (sửa lỗi)
Bài áp dụng : UNIT 9: WRITE ( NATURAL DISASTERS - English 9)
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
18
Sáng kiến giáo dục
* Mục tiêu của hoạt động:
Ngoài những hoạt động đã trình bày ở trên, hoạt động sửa lỗi (correcting
the mistakes) được áp dụng rộng rãi nhất với đa số các loại bài viết vì đây là
hoạt động cần thiết không những với mục đích nhằm giúp học sinh phát hiện
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
19
Sáng kiến giáo dục
ra các lỗi sai về văn phạm, từ vựng, từ loại mà thậm chí cả về kết cấu bài
viết để có biện pháp khắc phục kịp thời. Vì vậy “ Correcting the mistakes”
được áp dụng với nhiều hình thái khác nhau, phụ thuộc vào thể loại, nội dung
bài viết. Giáo viên có thể áp dụng hình thức sửa lỗi như: Correcting grammar
mistakes (lỗi ngữ pháp)/ Intonation mistakes (lỗi về ngữ điệu/ Pronunciation
mistakes (lỗi phát âm)/ Vocabulary mistakes (lỗi từ vựng) ; Sau đây là một

trong những hình thức sửa lỗi (Correcting the mistakes) điển hình tôi đã vận
dụng ở bài 9 (SGK lớp 9).
* Hình thức hoạt động:
Giáo viên sử dụng lại nội dung bài viết ở bài 9 ngay sau khi học sinh đã
viết xong. Giáo viên cố ý viết sai một số từ, thì của động từ ; Yêu cầu học
sinh tìm ra lỗi sai rồi sửa lại.
Học sinh hoạt động cá nhân - Giáo viên bao quát lớp.
* Nội dung hoạt động: Each sentence in the following passage has a mistake.
Find and correct it.
It was a beautifully day. The sun was shining, the sky is blue and the
weather was perfect. Lan was outside played with her dog Skippy. All of a
sudden, the dog begin behaving strangely. She kept running around on
circles. Lan ran home to the dog to tell her mother what Skippy was doing.
Lan’s mother - Mrs. Quyen told Lan that she heard on TV that there was a
typhoon comes. Mrs. Quyen gathered her family and told they to find
shelter in the home. Sudden, the sky became very dark. The storm comes
with strong wind and heavy rain. Mrs. Quyen and his family were scared. But
soon the storm finished and everyone were glad. What an clever dog! She
saves Lan from being caught in the typhoon.
* Các lỗi sai và cách sửa:
- beautifully

beautiful
- is

was
- played

playing
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa

20
Sáng kiến giáo dục
- begin

began
- on

in
- to

with
- come

coming
- they

them
- sudden

suddenly
- comes

came
- his

her
- were

was
- an


a
- saves

saved
* Tiểu luận: Hoạt động sửa lỗi (Correcting the mistakes ) rất phong phú và đa
dạng, vấn đề là ở chỗ bạn muốn kiểm tra, đánh giá về khía cạnh, góc độ nào
của ngôn ngữ: Từ vựng hay ngữ pháp ; và hơn hết hoạt động đó phải phù
hợp với nội dung viết mà học sinh của bạn đang thực hiện, phụ thuộc vào
kiến thức ngôn ngữ mà tầm với học sinh của bạn có thể đạt được. các tiêu chí
này có thể giúp bạn lựa chọ hoạt động sửa lỗi sao cho phù hợp nhất.
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
Chuyên đề “Một số hoạt động hỗ trợ cho phần post-writing” tôi đã áp dụng
giảng dạy trong các giờ kỹ năng viết ở khối lớp 9 năm học 2012 - 2013 và
2013 - 2014 với đối tượng học sinh lớp chọn và học sinh lớp đại trà. Tôi đã
theo dõi, quan sát kiểm tra và thu được kết quả khả quan, cũng giờ học viết
ấy mà nay các em sôi nổi hơn. Trong các giờ kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra
một tiết theo ma trận đề, tôi thường ra đề dưới dạng này, các em tự giác làm
bài và bài làm đạt chất lượng cao. sau hơn một năm áp dụng sáng kiến vào
thực tế trong trường tôi đã có kết quả như sau:
- Đối tượng học sinh khá giỏi không những củng cố được nội dung các
bài viết, mà còn biết vận dụng mở rộng nội dung viết trong mọi tình
huống khác nhau.
- Học sinh trung bình củng cố và nắm vững mục tiêu, kiến thức bài học.
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
21
Sáng kiến giáo dục
Nhận ra các lỗi sai thông thường và sửa được lỗi, đồng thời trở nên sôi
nổi , tự tin hơn trong các hoạt động.
- Không ít các đối tượng học sinh có đặc điểm tiếp thu yếu, đã tham gia

tích cực vào các hoạt động và làm chủ kiến thức đã học, chất lượng bài
viết đạt trung bình - khá.
Bảng 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT SAU KHI ÁP DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG:
Lớp
Tổng
số HS
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Yếu TB Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL %
9A
1
29 0 2 6,9 15 51,7 12 41,4
9A
2
30 2 6,7 15 50 8 26,7 5 16,6
9A
3
30 3 10 16 53,3 7 23,3 4 13,4
Cộng 89 5 5,6 33 37,1 30 33,7 21 23,6
Với kết quả đã đạt được, tôi sẽ vận dụng chuyen đề này cho những năm học
tiếp theo và hy vọng sẽ đạt kết quả cao hơn.
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
22
Sáng kiến giáo dục
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN CHUNG
Tiếng Anh cũng như các ngôn ngữ khác, để có kỹ năng diễn đạt một bài
văn theo đúng hình thức (form), đúng cấu trúc ngữ pháp (structure) là rất
quan trọng, để người đọc, người nghe hiểu chính xác ý của người viết, người
trình bày. Viết là một kỹ năng không dễ tiếp thu, vận dụng nếu học sinh của

bạn không được giúp đỡ, hỗ trợ bằng những hoạt động cụ thể, mà các hoạt
động đó đòi hỏi phải có tính phù hợp với từng loại bài viết, hay cách mà giáo
viên hướng dẫn học sinh rõ ràng, dễ hiểu, không phức tạp hóa để phát huy
năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh
Để đạt được yêucầu này, giáo viên cần phải thường xuyên tự học, tự sáng
tạo, tìm tòi, tham khảo tài liệu để có kiến thức tổng hợp, sự nhìn nhận đúng
về tính chất các kỹ năng, từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng
bài giảng, từng đối tượng học sinh ở mỗi đơn vị trường học, cũng như đặc
điểm kiến thức bộ môn ở mỗi em học sinh.
Với những suy nghĩ và việc làm của mình, có thể chuyên đề này còn có
mặt hạn chế nên những vấn đề tôi nêu ra mong muốn được trao đổi, rút kinh
nghiệm với các đồng chí giáo viên dạy Tiếng Anh cấp THCS trong huyện
Lạc Sơn nói chung. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các
bạn đồng nghiệp, đồng môn để có phương pháp dạy kỹ năng viết cho học
sinh cũng như phương pháp dạy bộ môn Tiếng Anh ngày một tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
II. ĐỀ XUẤT
Tiếng Anh đã và đang phổ biến và cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày
nay. Do đó nó là một môn học quan trọng đối với học sinh các cấp trong đó
có cấp THCS. Vì vậy tôi mong các cấp lãnh đạo có thẩm quyền, các cơ quan
ban ngành quan tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất trường THCS
Nhân Nghĩa chúng tôi cũng như những trang thiết bị thiết yếu cho bộ môn
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
23
Sáng kiến giáo dục
Tiếng Anh từ khối 6 đến khối 9 như bổ sung đồ dùng dạy học, đĩa , tranh ảnh,
và các phương tiện khác cho việc dạy - học bộ môn để nhà trường có một cơ
ngơi trường lớp phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay, học sinh phấn khởi
đến trường, yên tâm học tập cũng như có phương tiện hỗ trợ để học sinh học
tốt bộ môn hơn.

Qua chuyên đề “ Một vài hoạt động hỗ trợ cho phần post-writing”, tôi rất
mong các bạn đồng môn , giành thời gian tham khảo đồng thời áp dụng
chuyên đề này vào quá trình giảng dạy là cơ sở để cùng trao đổi, rút kinh
nghiệm tìm ra phương pháp dạy bộ môn Tiếng Anh ngày càng hiệu quả hơn.
Nhân Nghĩa, ngày 30 tháng 12 năm 2013
Người viết
Bùi Thị Thủy
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
24
Sáng kiến giáo dục
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. English Grammar in use - Raymond Murphy.
2. Dictionary - Oxford University Press.
3. Practice English Grammar - A.J.Thomson.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS
5 Longman - Deborah Phillips.
Người thực hiện: Bùi Thị Thủy Trường THCS Nhân Nghĩa
25

×