Tải bản đầy đủ (.pdf) (318 trang)

Nội dung quyền sở hữu theo pháp luật việt nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.1 MB, 318 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TIẾN

NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TIẾN

NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 9 38 01 03

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS TS. PHẠM VĂN TUYẾT


2. TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ

Hà Nội 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này./.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Tiến


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Phạm Văn Tuyết Người hướng dẫn khoa học thứ nhất và TS. Lê Đình Nghị - Người hướng dẫn khoa
học thứ hai; các thầy giáo, cô giáo trong các Hội đồng bảo vệ chuyên đề, bảo vệ
cơ sở đã góp ý, chỉ bảo tận tình để tác giả có thể hồn thành luận án này.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sau sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong
Ban giám hiệu, Khoa Pháp luật dân sự, Phòng Đào tạo Sau đại học – Trường Đại
học Luật Hà Nội; các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, Khoa Pháp luật
Dân sự và kiểm sát dân sự Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã tạo điều kiện để
tác giả có thể hồn thành và bảo vệ luận án trước Hội đồng bảo vệ cấp trường.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp và gia đình

đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến q báu để tác giả hoàn
thành bản luận án này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Tiến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

TAND

Tòa án nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

Nxb

Nhà xuất bản



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận án .................................................................................. 1
2. Mục đích của luận án ......................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ của luận án ......................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án ................................................................. 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án ...................................................................... 3
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 4
5.1. Cơ sở phương pháp luận ................................................................................. 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................................... 4
6. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 5
7. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án ................................................ 6
8. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 6
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................... 7
1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên quan đến đề
tài luận án ............................................................................................................... 7
1.1. Các cơng trình nghiên cứu khoa học trong nước ............................................ 7
1.1.1. Đề tài nghiên cứu khoa học .......................................................................... 7
1.1.2. Luận án, luận văn ......................................................................................... 7
1.1.3. Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa
học

8

1.1.4. Sách chuyên khảo ....................................................................................... 10
1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học nước ngồi .......................................... 11
1.2.1. Sách chuyên khảo ....................................................................................... 11

1.2.2. Bài viết đăng trên tạp chí ........................................................................... 11
2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên quan đến các
vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................... 12
2.1. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên quan đến
những vấn đề lý luận về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu ...................... 13


2.1.1. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên quan đến
những vấn đề lý luận về quyền sở hữu ................................................................. 13
2.1.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên quan đến
những vấn đề lý luận về nội dung quyền sở hữu .................................................. 18
2.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên quan đến
thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật dân sự Việt Nam
về nội dung quyền sở hữu .................................................................................... 22
2.3. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên quan đến
kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nội dung quyền sở hữu .................. 28
3. Hệ thống các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án .......................... 30
3.1. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu .................................................... 30
3.1.1. Cơ sở lý luận về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu......................... 31
3.1.2. Về thực trạng pháp luật dân sự và thực tiễn thực hiện các quy định về nội
dung quyền sở hữu ............................................................................................... 32
3.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................................. 32
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 33
3.3. Hướng nghiên cứu của luận án ...................................................................... 34
3.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu của luận án ....................................................... 35
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ NỘI
DUNG QUYỀN SỞ HỮU .................................................................................. 36
1.1. Những vấn đề lý luận về quyền sở hữu ......................................................... 36
1.1.1. Quan niệm về sở hữu và quyền sở hữu ...................................................... 36
1.1.2. Bản chất pháp lý của quyền sở hữu ............................................................ 48

1.1.3. Đặc điểm pháp lý của quyền sở hữu .......................................................... 53
1.2. Những vấn đề lý luận về nội dung quyền sở hữu ......................................... 61
1.2.1. Cơ sở lý thuyết về nội dung quyền sở hữu ................................................. 61
1.2.2. Khái niệm nội dung quyền sở hữu ............................................................. 81
1.2.3. Cấu trúc nội dung quyền sở hữu ................................................................ 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 96
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NỘI
DUNG QUYỀN SỞ HỮU .................................................................................. 97
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nội dung quyền sở hữu

97


2.1.2. Quyền sử dụng .......................................................................................... 107
2.1.3. Quyền định đoạt ....................................................................................... 113
2.2. Nhận diện một số hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về quyền sở hữu
và nội dung quyền sở hữu .................................................................................. 117
2.2.1. Hạn chế trong lý thuyết tiếp cận và cấu trúc hệ thống pháp luật về quyền sở
hữu 117
2.2.2. Những hạn chế cụ thể trong quy định về quyền sở hữu và nội dung quyền
sở hữu ................................................................................................................. 126
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 154
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU

155

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc
thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản ................................................. 155
3.1.1. Một số kết quả tích cực trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh

chấp liên quan đến việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản ........... 155
3.1.2. Một số hạn chế trong việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp
liên quan đến việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản ................... 158
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về nội dung quyền
sở hữu ................................................................................................................. 168
3.2.1. Kiến nghị về lý thuyết tiếp cận và cấu trúc của hệ thống pháp luật Việt Nam
về nội dung quyền sở hữu .................................................................................. 168
3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện hành
về nội dung quyền sở hữu .................................................................................. 172
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 193
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 194
PHỤ LỤC SỐ 1: NỘI DUNG CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ
CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................... 1
PHỤ LỤC SỐ 2: MỘT SỐ BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN GIẢI QUYẾT CÁC
TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CỦA CHỦ
SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN ............................................................................ 17


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất hiện và phát
triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người, bởi lẽ
như Mác đã khẳng định: "bất cứ nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm
hữu những đối tượng của tự nhiên trong một phạm vi, một hình thái xã hội nhất
định, nơi nào khơng có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng khơng thể có
sản xuất và do đó khơng khơng thể có một xã hội nào cả"1.
Khái niệm sở hữu vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù pháp lý. Là phạm
trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và

phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã hội và quan hệ xã hội nhất định. Sở hữu
được hiểu là tài sản, tư liệu sản xuất và thành quả lao động thuộc về ai, do đó nó thể
hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả
vật chất. Với nội dung kinh tế như vậy, sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan.
Một khi được điều chỉnh, nội dung của quá trình xác lập và vận động của
các quyền năng kinh tế đối với tài sản trở thành các quyền năng pháp lý hợp thành
phạm trù pháp lý về quyền sở hữu. Với tư cách là một chế định pháp lý, quyền sở
hữu đồng thời mang tính chất chủ quản, vì đó là sự ghi nhận của Nhà nước. Nhưng,
Nhà nước không thể đặt ra quyền sở hữu theo ý chí chủ quan của mình mà quyền
sở hữu được quy định trước hết bởi nội dung kinh tế của sở hữu. Nhà nước quy
định quyền sở hữu, tức là thể chế hóa những quan hệ chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt những sản phẩm do con người tạo ra. Do đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, hầu
hết các nước đều thừa nhận quyền sở hữu là một loại vật quyền trung tâm của pháp
luật dân sự.
BLDS năm 2015 được xây dựng trên cơ sở tiếp cận theo lý thuyết vật quyền,
tuy nhiên qua nghiên cứu các quy định tại Phần thứ hai của BLDS năm 2015 nói
chung và các quy định về quyền sở hữu của BLDS năm 2015 tác giả nhận thấy lý
thuyết vật quyền chưa được tiếp cận một cách triệt để trong việc xây dựng và hoàn
thiện các quy định về quyền sở hữu trong BLDS năm 2015. Nội dung quyền sở
hữu theo quy định của BLDS năm 2015 vẫn được cấu trúc gồm ba quyền hạn là
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt giống như BLDS năm 1995
1

C.Mac – Ph. Ăng-ghen (1993), Toàn tập, Tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội tr. 860


2
và BLDS năm 2005. Tuy nhiên, bên cạnh quyền chiếm hữu với ý nghĩa là một
quyền hạn thuộc nội dung quyền sở hữu, BLDS năm 2015 còn ghi nhận chiếm
hữu với ý nghĩa là một quan hệ thực tế giữa chủ thể với tài sản. Do đó, cấu trúc

nội dung quyền sở hữu trong BLDS năm 2015 gồm ba quyền năng như trên cịn
có nhiều ý kiến khác nhau.
Pháp luật thực định của các quốc gia trên thế giới cũng có các quy định
khác nhau về nội dung của quyền sở hữu. Chẳng hạn, Điều 206 BLDS Nhật Bản
quy định: "Chủ sở hữu có quyền tự do sử dụng, thu lợi tức và định đoạt đối với tài
sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật", Điều 544 BLDS Pháp
quy định: "Quyền sở hữu là quyền hưởng dụng và định đoạt một cách tuyệt đối
nhất, miễn là không sử dụng tài sản vào những việc pháp luật cấm". Điều 240
BLDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì nội dung quyền sở hữu gồm bốn
quyền hạn là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền thu lợi và quyền định đoạt.
Như vậy, hầu hết pháp luật các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, nội dung
quyền sở hữu đều được liệt kê cụ thể trong luật, chỉ có điều khác nhau về số lượng
các quyền hạn mà thơi.
Cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào lý giải một cách cặn kẽ cơ
sở lý thuyết của việc quy định về nội dung quyền sở hữu. Tại sao pháp luật dân sự
Việt Nam lại quy định nội dung quyền gồm ba quyền năng là quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt? Cấu trúc của từng quyền năng thuộc nội dung
quyền sở hữu như quy định trong BLDS năm 2015 như hiện nay đã thực sự khoa
học chưa? Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: "Nội dung quyền sở hữu
theo pháp luật Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn" sẽ lý giải những vấn
đề lý luận về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu một cách khoa học. Trên cơ
sở đó, luận án tiến hành phân tích, bình luận, đánh giá các quy định về nội dung
quyền sở hữu trong pháp luật dân sự hiện hành và đưa ra các giải pháp hoàn thiện
các quy định về nội dung quyền sở hữu trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường
ở Việt Nam.
2. Mục đích của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu. Phân tích, bình luận, đánh giá các quy
định trong pháp luật dân sự hiện hành về nội dung quyền sở hữu và thực tiễn áp
dụng, để tìm ra những hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng và

kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật pháp luật Việt Nam về nội dung quyền
sở hữu.


3
3. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập hướng tới những nhiệm vụ nghiên
cứu những sau:
Thứ nhất, xác định đúng những vấn đề lý luận cơ bản về quyền sở hữu và
nội dung quyền sở hữu.
Thứ hai, phân tích, đối chiếu lý luận về cấu trúc nội dung quyền sở hữu để
đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về nội dung quyền sở hữu.
Thứ ba, xác định rõ những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành từ mơ hình lý thuyết tiếp cận đến các quy định cụ thể về nội
dung quyền sở hữu, tạo ra tiền đề trong việc đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về nội dung quyền sở hữu.
Thứ tư, phân tích chính xác về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật
Việt Nam về nội dung quyền sở hữu để đề xuất, kiến hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về mơ hình lý thuyết tiếp cận, cấu trúc của hệ thống pháp luật và các quy
định cụ thể về nội dung quyền sở hữu nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt hơn quyền
năng của chủ sở hữu đối với tài sản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
- Hệ thống các lý thuyết pháp lý điển hình hiện nay có ảnh hưởng đến việc
xây dựng và thiện pháp luật về quyền sở hữu nói chung và nội dung quyền sở hữu
nói riêng của các quốc gia trên thế giới;
- Các quy phạm pháp Việt Nam hiện hành về nội dung quyền sở hữu.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến
việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản.

- Các quan điểm khoa học đã được các cá nhân và các tổ chức công bố trong
các nghiên cứu về quyền sở hữu nói chung và nội dung quyền sở hữu nói riêng cả
trong và ngoài nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Nội dung quyền sở hữu là vấn đề rất rộng và phức tạp, vì vậy, trong khn
khổ một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn cơ bản xung quanh nội dung quyền sở hữu với ý nghĩa là những quyền


4
dân sự chủ quan của chủ sở hữu đối với tài sản được quy định chủ yếu trong BLDS
năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, do quy định về nội
dung quyền sở hữu trong BLDS năm 2015 khơng có nhiều khác biệt với BLDS năm
2005, thậm chí là cả BLDS năm 1995 do đó khi khảo cứu các cơng trình nghiên cứu
có liên quan đến nội dung đề tài luận án, tác giả khảo cứu cả các cơng trình nghiên
cứu đã được cơng bố hướng đến việc phân tích về quyền sở hữu và nội dung quyền
sở hữu trong pháp luật Việt Nam trước thời điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực.
Về thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp có liên quan
đến việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, luận án sẽ tập trung nghiên
cứu các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp trong phạm vi cả nước từ
thời điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực cho đến nay.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để giải quyết các vấn đề luận án đặt ra. Trong quá trình nghiên cứu, luận án bám
sát các quan điểm cơ bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp đổi
mới để luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn được luận án đề cập.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương

pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, trong đó chủ yếu là phương pháp nghiên cứu
phân tích pháp lý (phương pháp nghiên cứu pháp luật truyền thống), phương pháp
phân tích tình huống thực tiễn (case study examination), phương pháp so sánh luật
học và các phương pháp nghiên cứu khác. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
trong luận án được sử dụng linh hoạt, có sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên
cứu, tùy theo từng nội dung nghiên cứu, từng vấn đề nghiên cứu và từng phần
nghiên cứu được triển khai trong quá trình viết luận án.
Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề
tài luận án: Luận án sử dụng phương pháp thống kê để phát hiện một cách đầy đủ
các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; phương pháp phân tích
và tổng hợp để đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến đối tượng nghiên cứu của luận án, từ đó hệ thống hóa đưa ra các giả thuyết
nghiên cứu và nêu lên những định hướng nghiên cứu tiếp theo của nghiên cứu sinh
ở từng vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án


5
Chương 1: Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
so sánh luật học và phương pháp hệ thống hóa để giải quyết các vấn đề liên quan
đến những vấn đề lý luận cần phải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền sở
hữu và nội dung quyền sở hữu như khái niệm, bản chất, đặc điểm pháp lý của
quyền sở hữu; cơ sở khoa học, khái niệm, cấu trúc của nội dung quyền sở hữu.
Luận án kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử để đánh giá nội dung pháp luật qua
các giai đoạn phát triển của các quy định pháp luật về quyền sở hữu và nội dung
quyền sở hữu trong các nội dung của Chương 1.
Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, tổng
hợp, suy luận logic để đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng pháp luật Việt
Nam về nội dung quyền sở hữu. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong
Chương 2 khi phân tích quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về nội dung quyền
sở hữu trong sự đối sánh với pháp luật của Việt Nam giai đoạn trước hoặc với

pháp luật nước ngoài.
Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, kết
hợp lý luận và thực tiễn để bảo đảm tính thuyết phục trong các lập luận, suy luận
logic trong việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về nội dung quyền sở hữu. Ngoài ra, tại Chương 3 phương pháp nghiên cứu phân

tích tình huống thực tiễn cũng được sử dụng để nghiên cứu một số tình huống thực
tiễn liên quan tranh chấp quyền sở hữu sẽ được lựa chọn để phân tích. Việc phân
tích các tình huống nhằm tìm hiểu và đánh giá việc áp dụng các quy định pháp
luật về nội dung quyền sở hữu trên thực tiễn, tìm ra những điểm cịn bất hợp lý
trong việc áp dụng pháp luật về nội dung quyền sở hữu trên thực tiễn giải quyết
các tranh chấp có liên quan của Tòa án nhân dân các cấp. Ðồng thời việc sử dụng
phương pháp nghiên cứu phân tích tình huống thực tiễn sẽ bổ trợ cho những lý lẽ,
luận giải và kiến nghị mà nghiên cứu đưa ra.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là cơng trình khoa học cấp tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu một cách có
hệ thống và tồn diện về nội dung quyền sở hữu theo quy định của pháp luật Việt
Nam. Luận án có những điểm mới sau:
- Kế thừa và phát triển những vấn đề lý luận về quyền sở hữu và nội dung
quyền sở hữu nhằm xây dựng và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về
quyền sở hữu.
- Phát triển và hoàn thiện lý luận về cấu trúc của nội dung quyền sở hữu


6
nhằm xác định các thành tố thuộc nội hàm của nội dung quyền sở hữu, cũng như
làm rõ mối quan hệ giữa các thành tố thuộc nội hàm của nội dung quyền sở hữu.
- Phân tích, bình luận, đánh giá một cách có hệ thống các quy định về nội
dung quyền sở hữu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trên cơ sở
đó chỉ ra những điểm hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung

quyền sở hữu.
- Đề xuất các một số kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật Việt Nam về
nội dung quyền sở hữu từ mơ hình lý thuyết tiếp cận, mơ hình cấu trúc hệ thống
pháp luật đến các quy định cụ thể của pháp luật.
7. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án
Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp vào việc bổ sung và
hoàn thiện những vấn đề lý luận về quyền sở hữu nói chung và nội dung quyền sở
hữu nói riêng, tạo cơ sở cho việc hồn thiện pháp luật Việt Nam về nội dung quyền
sở hữu.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu
và giảng về quyền sở hữu nói chung và nội dung quyền sở hữu nói riêng ở các cấp
học trong các cơ sở đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam. Ngoài ta, trong một chừng
mực nhất định luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan
xây dựng và áp dụng pháp luật.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan về tình hình nghiên cứu những vấn đề có
liên quan đến đề tài luận án, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án được kết cấu thành ba chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu;
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về nội dung quyền
sở hữu;
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về nội dung quyền sở hữu.


7
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
NHỮNG VẤN ĐỀ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên
quan đến đề tài luận án

1.1. Các cơng trình nghiên cứu khoa học trong nước
1.1.1. Đề tài nghiên cứu khoa học
(1) Đinh Thị Mai Phương (Chủ nhiệm) (2003), "Một số vấn đề về quyền
dân sự và bảo vệ quyền dân sự trong BLDS Việt Nam", Chương trình nghiên cứu
chung Việt – Nhật (Bộ Tư pháp – Dự án Jica).
(2) Bùi Thị Thanh Hằng (Chủ nhiệm) (2007), "Pháp luật dân sự trong nền
kinh tế thị trường", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học quốc gia, Khoa Luật
– Đại học Quốc gia Hà Nội.
(3) Dương Đăng Huệ (Chủ nhiệm) (2008), "Hồn thiện pháp luật về các
hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta", Đề tài khoa học cấp bộ,
Bộ Tư pháp.
(4) Lê Hồng Hạnh (Chủ nhiệm) (2015), "Nghiên cứu so sánh chế định sở
hữu và hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam và Trung Quốc", Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp bộ, Bộ Tư pháp.
(5) Nguyễn Minh Oanh (Chủ nhiệm) (2018), "Chế định vật quyền trong pháp
luật dân sự Việt Nam hiện đại", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
Chi tiết nội dung của từng cơng trình xem Mục 1.1 Phần 1 Phụ lục số 1 "Nội
dung các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án"
1.1.2. Luận án, luận văn
(1) Lê Đăng Khoa (2018), "Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự
Việt Nam", Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
(2) Lê Thị Liên Hương (2010), "Quyền đối vật trong luật tư La Mã và ảnh
hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành", Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa
Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
(3) Lê Thu Trang (2017), "Tiếp nhận Luật La Mã trong việc xây dựng chế
định vật quyền ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội.



8
(4) Lê Thị Ngọc Phượng (2020), "Quyền chiếm hữu trong pháp luật Việt
Nam", Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chi tiết nội dung của từng cơng trình xem Mục 1.2 Phần 1 Phụ lục số 1 "Nội
dung các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án"
1.1.3. Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo
khoa học
1.1.3.1. Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành
(1) Hà Thị Mai Hiên (2003), "Về nội dung quyền sở hữu trong luật dân sự
và các hình thức sở hữu theo BLDS Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
10/2003, tr.45 – tr.54.
(2) Bùi Đăng Hiếu, "Quá trình phát triển của khái niệm quyền sở hữu", Tạp
chí Luật học số 5/2003, tr. 30 - 35, tr.66.
(3) Bùi Đăng Hiếu (2003), "Góp ý sửa đổi các quy định của BLDS về tài
sản và quyền sở hữu", Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 6/2003, tr.6 - 9, tr.13.
(4) Phùng Trung Tập (2004), "Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số
điều trong BLDS quy định về tài sản và quyền sở hữu", Tạp chí Dân chủ & Pháp
luật số 2 (143)/2004, tr.18 – 23.
(5) Phạm Công Lạc (2005), "Một số ý kiến về Phần thứ hai dự thảo BLDS
(sửa đổi) Tài sản và quyền sở hữu", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3
(203)/2005, tr.3 – 9.
(6) Hoàng Thị Thúy Hằng (2010), "Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về
quyền sở hữu tài sản trong BLDS Việt Nam", Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số
Chuyên đề sửa đổi, bổ sung BLDS (Phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và
hợp đồng)/2010, tr.13 – 18.
(7) Nguyễn Thị Quế Anh (2013), "Khái luận về quyền chiếm hữu", Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, số 2(2013), tr.1 – 6.
(8) Hoàng Thị Thúy Hằng (2013), "Chế định vật quyền và vấn đề sửa đổi
Phần "Tài sản và quyền sở hữu" trong BLDS 2005 của Việt Nam", Tạp chí Luật
học số 4/2013, tr.15 – 23.

(9) Nguyễn Ngọc Điện (2013), "Quyền sở hữu và quyền chiếm hữu – Bài
học về tình huống luật xa rời cuộc sống", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2+3
(234+235)/Tháng 1+2/2013, tr.56 – 62.


9
(10) Bùi Thị Thanh Hằng (2015), "Đề xuất nội dung chế định quyền sở hữu cho
BLDS Việt Nam tương lai", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2015, tr.59 - 67.
(11) Ngô Huy Cương (2015), "Những sai lầm khi xây dựng chế định tài sản
trong dự thảo BLDS (sửa đổi)", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 07 (287), Kỳ 1,
tháng 4/2015, tr.14 – 21.
(12) Ngô Huy Cương (2015), "Bình luận chế định quyền sở hữu trong dự
thảo BLDS (sửa đổi)", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (293), Kỳ 1, tháng
7/2015, tr.15 – 22.
(13) Nguyễn Ngọc Điện (2015), "Một số điểm mới và những vấn đề cần đặt
ra về quyền sở hữu và các vật quyền khác", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21
(301), Kỳ 1, tháng 11/2015, tr.22 - 29.
(14) Nguyễn Ngọc Điện (2015), "Những vấn đề cần đặt ra khi xây dựng quy
định về quyền sở hữu và các vật quyền khác trong dự thảo BLDS (sửa đổi)", Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề sửa đổi, bổ sung BLDS/2015, tr.61 - 70.
(15) Đỗ Thị Thúy Hằng, Lê Thị Thúy Nga (2015), "Vấn đề áp dụng chế
định vật quyền trong xây dựng và hồn thiện BLDS Việt Nam", Tạp chí Thơng tin
Khoa học pháp lý số 5/2015, tr.34 - 52.
(16) Trịnh Tuấn Anh, Nguyễn Văn Phúc (2018), "Học thuyết vật quyền và
việc xây dựng chế định vật quyền theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa", Tạp
chí Luật học số 4/2018, tr.18 - 28.
1.1.3.2. Bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học
(1) Dương Đăng Huệ (2009), "Pháp luật về sở hữu của Cộng hòa Liên bang
Nga và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam", Kỷ yếu tọa đàm: Tổng kết tình
hình thi hành các quy định về quyền sở hữu trong BLDS 2005 (8/2009), Bộ Tư

pháp - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Hà Nội.
(2) Nguyễn Chi Lan (2009), "Luật quyền sở hữu tài sản của Trung Quốc –
Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", Kỷ yếu tọa đàm: Tổng kết tình hình
thi hành các quy định về quyền sở hữu trong BLDS 2005 (8/2009), Bộ Tư pháp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Hà Nội.
(3) Vũ Thị Hồng Yến (2014), "Mối quan hệ giữa tài sản – vật và quyền tài
sản trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và hướng sửa đổi BLDS 2005",
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Sửa đổi các quy định về tài sản và quyền sở hữu trong
BLDS Việt Nam năm 2005 (05/2014), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.


10
(4) Bùi Đăng Hiếu (2014), "Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự",
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Sửa đổi các quy định về tài sản và quyền sở hữu trong BLDS
Việt Nam năm 2005 (05/2014), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
(5) Bùi Thanh Hằng, "Một số nội dung đáng lưu ý về "Quyền sở hữu và
các quyền khác đối với tài sản" của BLDS năm 2015", Kỷ yếu tọa đàm: Giới thiệu
BLDS năm 2015 (06/2016), Bộ Tư pháp – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA), Hà Nội.
(6) Lê Thị Giang (2016), "Những điểm mới của BLDS năm 2015 về quyền
sở hữu", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Bình luận một số điểm mới của BLDS năm
2015 (6/2016), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
Chi tiết nội dung của từng cơng trình xem Mục 1.3 Phần 1 Phụ lục số 1 "Nội
dung các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án"
1.1.4. Sách chuyên khảo
(1) Nghiêm Xuân Việt (1974), Dân luật - Tài sản, Luật Khoa Đại học
Đường Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn, 1974.
(2) Nguyễn Huy Anh (1998), Quá trình hình thành và phát triển pháp luật
về sở hữu ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
(3) Nguyễn Ngọc Điện (1999), Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt
Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

(4) Nguyễn Mạnh Bách (2007), Luật Dân sự Việt Nam lược khảo - Tài sản
và Quyền sở hữu Quy chế đất đai và quyền sở hữu nhà ở, Nxb Tổng hợp Đồng
Nai, Đồng Nai.
(5) Hà Thị Mai Hiên (2010), Tài sản và quyền sở hữu của công dân ở Việt
Nam, Chuyên khảo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
(6) Nguyễn Minh Oanh (Chủ biên) (2018), Vật quyền trong pháp luật dân
sự Việt Nam hiện đại (Sách chuyên khảo), Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.
(7) Phan Chí Hiếu, Nguyễn Thanh Tú, Lê Thị Hoàng Thanh, Đinh Thị
Phương Hảo (Đồng chủ biên) (2021), Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài
sản: Pháp luật, thực tiễn và kiến nghị (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc
gia Sự thật, Hà Nội.
Chi tiết nội dung của từng cơng trình xem Mục 1.4 Phần 1 Phụ lục số 1 "Nội
dung các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án"


11
1.2. Các cơng trình nghiên cứu khoa học nước ngồi
1.2.1. Sách chuyên khảo
(1) Ernest J. Schuster (1907), The Principles Of German Civil Law, Oxford
At The Clarendon Press.
(2) Robert LeFevre (1971), The Philosophy of Ownership (Second
Printing), Rampart College.
(3) Lawrence C. Becker (1977), Property Rights Philosophic Foundations,
Routledge & Kegan Paul Ltd.
(4) Jay M. Feinman (2010), Luật 101 Mọi điều bạn cần biết về pháp luật
Hoa Kỳ, Bản dịch của Nguyễn Hồng Tâm, Trần Quang Hồng, Nguyễn Thị Thanh
dịch, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
(5) Calvin Massey (2011), Property Law – Principles, Problems, And
Cases, American Casebook Series.
(6) John G. Sprankling (2011), Understanding Property Law (Third

Edition), LexisNexis.
(7) William L. Burdick (2012), The Principles Of Roman Law And Their
Relation To Modern Law, The Lawbook Exchange, Ltd, New Jersey.
(8) Алексеев Сергей Сергеевич (2012), Право собственности: Проблемы
теории, Монография, Издательство: Юридическое издательство Норма.
(9) Саурин Александр Анатолиевич (2014), Право собственности в
Российской Федерации: конституционно-правовые пределы реализации и
ограничения, Издатель: Статут, M.
(10) М. А. Александрова, А. Д. Рудоквас, А. О. Рыбалов (2017), Право
собственности и способы его защиты в гражданском праве, Издательство
Санкт-Петербургского государственного университета.
Chi tiết nội dung của từng cơng trình xem Mục 2.1 Phần 2 Phụ lục số 1 "Nội
dung các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án"
1.2.2. Bài viết đăng trên tạp chí
(1) Honore A.M (1961), Ownership: Oxford Essays in Jurisprudence,
Oxford, p.107 – 147.
(2) Alice Erh-Soon Tay; Kamenka Eugene (1988), "Introduction: Some
Theses on Property", University of New South Wales Law Journal, The (1988),
p.1 – 10.


12
(3) Harold Demsetz (1967), "Toward a Theory of Property Rights", The
American Economic Review, Vol. 57, No. 2, Papers and Proceedings of the
Seventy-ninth Annual Meeting of the American Economic Association (May,
1967), pp. 347-359.
(4) J.E. Penner (1997), "The "bundle of right" picture of property", UCLA
Law (43) (1995-1997), 711 – 820.
(5) Yevgeny Sukhanov (2001), "The Concept of Ownership in Current
Russian Law", Juridica International Law Review No VI/2001, University Of

Tartu, p.102 - 107.

(6) L. Thorne McCarty (2002), "Ownership: A case study in the
representation of legal concepts", Artificial Intelligence and Law 10 (1-3):135161, September 2002.
(7) Henry E. Smith, Exclusion and Property Rules in the Law of
Nuisance (2004) 90 Va.L.Rev. 987.
(8) Larissa Katz (2008), Exclusion and exclusivity in property law,
University Of Toronto Law Journal .58.3.
(9) Sarah E. Hamill (2015), "Common Law Property Theory and
Jurisprudence in Canada", Queen's Law Journal, Vol. 40(2), 2015, 679-704.
(10) L. Shchennikova (2015), "Subjective Right Of Ownership In The Civil
Law Of Different Countries Of The World", Law Herald No 2 (35)/2015, p.95 - 100.
(11) В.П. Камышанский (2018), "Ограничение права собственности и
других вещных прав по действующему гражданскому законодательству
современной России", Юридическая техника. 2018. № 12, Нижний Новгород.
(12) Rybalov A. O (2018), "Iura in re: numerus clausus vs numerus
apertus", Vestnik ekonomicheskogo pravosudiya Rossijskoj Federacii, № 7/2018,
P. 144-162.
Chi tiết nội dung của từng cơng trình xem Mục 2.2 Phần 2 Phụ lục số 1 "Nội
dung các công trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án"
2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên quan
đến các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án
Qua khảo cứu các cơng trình nghiên cứu cả ở trong nước và ở nước ngồi
có liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy rằng, mặc dù chưa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách tồn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung quyền
sở hữu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu từ các công trình trên sẽ là cơ sở để tác giả


13
phân tích, luận giải những vấn đề lý luận về nội dung quyền sở hữu theo góc nhìn

so sánh, trong đó có nhiều kết quả nghiên cứu sẽ được tác giả tiếp tục kế thừa và
tiếp tục phát triển. Cụ thể như sau:
2.1. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên
quan đến những vấn đề lý luận về quyền sở hữu và nội dung quyền sở hữu
2.1.1. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên
quan đến những vấn đề lý luận về quyền sở hữu
2.1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu
Về khái niệm quyền sở hữu được rất nhiều các cơng trình nghiên cứu cả
trong nước và nước ngồi tiếp cận và nghiên cứu. Dưới góc độ pháp lý, hầu hết
các cơng trình nghiên cứu trong nước đều tiếp cận quyền sở hữu theo hai giác độ
là theo nghĩa chủ quan và theo nghĩa khách quan.
Theo nghĩa khách quan, hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều khẳng định:
Quyền sở hữu là một chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Chẳng hạn, tại trang 35 của Luận án phó
tiến sĩ luật học: "Quyền sở hữu của công dân ở Việt Nam", tác giả Hà Thị Mai
Hiên khẳng định: "Theo nghĩa khách quan,… quyền sở hữu là tổng hợp các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa
người với người (Nhà nước, cá nhân và pháp nhân) về việc chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản". Đề tài: "Một số vấn đề về quyền dân sự và bảo vệ quyền
dân sự trong BLDS Việt Nam", Chương trình nghiên cứu chung Việt – Nhật về
sửa đổi, bổ sung BLDS Việt Nam (2003), do tác giả Đinh Thị Mai Phương làm
chủ nhiệm, tại trang 24 khẳng định: "Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu được
hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành đề điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và những tài sản khác".
Theo nghĩa chủ quan, các cơng trình nghiên cứu được khảo cứu đề cập đến
ba góc nhìn khác nhau về quyền sở hữu.
Thứ nhất, nhìn nhận quyền sở hữu là một vật quyền, là quyền của chủ sở
hữu được trực tiếp tác động lên tài sản. Nhóm tác giả của đề tài: "Một số vấn đề về
quyền dân sự và bảo vệ quyền dân sự trong BLDS Việt Nam", Chương trình nghiên

cứu chung Việt – Nhật về sửa đổi, bổ sung BLDS Việt Nam (2003) do tác giả Đinh
Thị Mai Phương làm chủ nhiệm, tại trang 26 thì khẳng định: "Quyền sở hữu được
hiểu là khả năng lựa chọn các xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực


14
hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất
định". Tác giả Hà Thị Mai Hiên tại trang 57 cuốn "Tài sản và quyền sở hữu của
công dân ở Việt Nam", Nxb Công an nhân dân xuất bản năm 2010 khẳng định:
"Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu là khả năng xử sự của người sở hữu chủ trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các loại tài sản theo quy định của pháp luật".
Ở góc độ khái quát hơn, các tác giả của Đề tài khoa học cấp bộ (2008): "Hoàn thiện
pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta" do PGS.
TS Dương Đăng Huệ làm chủ nhiệm, tại trang 87, khẳng định: "Quyền sở hữu là
độc quyền chi phối đối với một tài sản nhất định và ngăn cản người khác xâm phạm
độc quyền chi phối tài sản này". PGS. TS Bùi Đăng Hiếu thì cho rằng: "Dưới góc
độ chủ quan, quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự (quyền năng) mà pháp luật
cho phép chủ sở hữu được thực hiện các hành vi nhất định (như chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt) lên tài sản theo ý chí của mình"2. Cịn tác giả Nghiêm Xuân Việt thì cho
rằng: "Quyền sở hữu là quyền có thể làm mọi việc, mọi sự trên đồ vật kể cả lập ra
một vật quyền hay xâm phạm, phá hủy, định đoạt đồ vật"3. Còn tác giả Robert
LeFevre tại trang 28 và các trang tiếp theo của cuốn: "The Philosophy of
Ownership", Second Printing, 1971 thì khẳng định: "Quyền sở hữu là mối liên hệ
giữa con người với tài sản. Chủ sở hữu là người có quyền tối cao và có tồn quyền
đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, quyết định của chủ sở hữu là quyết định cuối
cùng. Chủ sở hữu có tồn quyền đối với tài sản có nghĩa là chủ sở hữu được thực
hiện mọi tác động đến tài sản mà không cần xin phép hay xin ý kiến của bất kỳ ai".
Thứ hai, nhìn nhận quyền sở hữu là một nhóm quyền bao gồm cả yếu tố
vật quyền và yếu tố tái quyền. Tác giả Honore A.M trong bài viết "Ownership:
Oxford Essays in Jurisprudence", Oxford (1961), P. 107 – 147 khẳng định quyền

sở hữu là một nhóm quyền được tạo nên từ tổ hợp mười một yếu tố: quyền chiếm
hữu; quyền sử dụng; quyền quản lý; quyền thu lợi; quyền tiêu huỷ, tiêu dùng, thay
đổi vật theo ý muốn của mình; quyền bảo quản giữ gìn, khơng cho người khác
tước đoạt; quyền chuyển giao vật; tính chất vơ thời hạn; khơng được sử dụng vật
với mục đích gây hại cho người khác; có thể mang đi bảo đảm trả nợ, bị xử lý cho
việc trả nợ; quyền khôi phục lại các quyền năng nêu trên khi chúng bị xâm phạm.
Tác giả Harold Demsetz trong bài viết "Toward a Theory of Property Rights", The
American Economic Review, Vol. 57, No. 2, Papers and Proceedings of the
Seventy-ninth Annual Meeting of the American Economic Association. (May,
2
Bùi Đăng Hiếu (2003), "Quá trình phát triển của khái niệm quyền sở hữu" , Tạp chí Luật học số 5/2003,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 30 - tr 35, tr 66
3
Nghiêm Xuân Việt, Dân luật – Tài sản, Luật Khoa Đại học Đường Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn, 1974, tr122


15
1967), pp. 347-359 thì khẳng định: "quyền sở hữu được hiểu là tập hợp của rất
nhiều quyền lợi và lợi ích, trong đó các quyền cơ bản bao gồm: quyền kiểm soát
việc sử dụng tài sản, quyền thụ hưởng lợi nhuận thu được từ việc sử dụng tài sản,
quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản". Tác giả Calvin Massey tại trang 2 của
cuốn: "Property Law – Principles, Problems, And Cases", American Casebook
Series, 2011 khẳng định: "Quyền sở hữu là một nhóm quyền, trong đó có các quyền
quan trọng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền loại trừ
người khác xâm phạm đến tài sản". Tại bài viết "Ownership: A case study in the
representation of legal concepts", Artificial Intelligence and Law 10(1-3):135161, September 2002, tác giả L. Thorne McCarty cho rằng: "quyền sở hữu là một
nhóm quyền, trong đó có một số quyền quan trọng là: Quyền loại trừ người khác
không được thực hiện những hành vi gây hại hoặc hủy hoại tài sản; Quyền tự do
sử dụng (dùng, phá hủy) tài sản; Quyền chuyển giao tất cả hoặc một nhóm quyền
cho người khác". Tác giả John G. Sprankling thì cho rằng: "Quyền sở hữu là một

nhóm quyền giữa người với người trong mối liên hệ đối với tài sản, trong đó các
quyền quan trọng nhất trong nhóm quyền đó là: quyền loại trừ, quyền chuyển
nhượng, quyền chiếm hữu và sử dụng, quyền phá hủy"4.
Thứ ba, nhìn nhận quyền sở hữu là quyền loại trừ các chủ thể khác khỏi tài
sản. Tác giả J.E. Penner trong bài viết "The "bundle of right" picture of property",
UCLA Law (43) (1995-1997), 711 – 820 thì cho rằng: quyền sở hữu là một nhóm
quyền đối với tài sản, trong đó quyền quan trọng nhất là quyền loại trừ. Quyền loại
trừ ở đây được hiểu là quyền tự mình thực hiện các quyền năng đối với tài sản và loại
trừ các hành vi bất lợi của người khác đối với tài sản hoặc quyền cho phép người khác
thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản. Tác giả Sarah E. Hamill thì
cho rằng: "quyền sở hữu là quyền loại trừ những người khác khỏi tài sản để độc
quyền sử dụng"5. Tác giả Henry E. Smith trong bài viết "Exclusion and Property
Rules in the Law of Nuisance", Va.L.Rev 90 (2004), 987 thì cho rằng quyền sở hữu
chính là quyền của chủ sở hữu trong việc loại trừ các chủ thể khác khỏi tài sản và
được độc quyền đối với tài sản. Ở một góc độ khác, tác giả Larissa Katz trong bài
viết "Exclusion and exclusivity in property law", University Of Toronto Law Journal
(2008) .58.3 thì cho rằng quyền sở hữu là quyền của chủ sở hữu trong "thiết lập
chương trình" để cho phép hay loại trừ người khác tác động lên tài sản.

4

John G. Sprankling, "Understanding Property Law (Third Edition)", LexisNexis, 2011
Sarah E. Hamill ,"Common Law Property Theory and Jurisprudence in Canada", Queen's Law
Journal, Vol. 40(2), 2015, 679-704.
5


16
Như vậy, dưới góc độ chủ quan, quyền sở hữu được tiếp cận dưới nhiều
giác độ khác nhau. Do đó, luận án phải luận giải để kế thừa những luận điểm hợp

lý trong các tác giả trong các cơng trình nghiên cứu khoa học đã công bố, đồng
thời tiếp tục hồn thiện về khái niệm quyền sở hữu dưới góc độ là một quyền dân
sự chủ quan của chủ sở hữu.
2.1.1.2. Bản chất của quyền sở hữu
Qua khảo cứu các cơng trình khoa học đã cơng bố có thể thấy có hai quan
điểm khác nhau về bản chất của quyền sở hữu với ý nghĩa là quyền chủ quan của
chủ sở hữu đối với tài sản, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, quyền sở hữu là quyền tự nhiên của con
người. Đơn cử như các tác giả cuốn sách chuyên khảo "Quyền sở hữu và các quyền
khác đối với tài sản: Pháp luật, thực tiễn và kiến nghị" cho rằng: "quyền sở hữu và
các quyền khác đối với tài sản là quyền tự nhiên cùng với quyền được sống, quyền
tự do, quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là một trong những quyền
cơ bản của con người"6. Các tác giả М. А. Александрова, А. Д. Рудоквас, А. О.
Рыбалов cũng có quan điểm tương tự khi đề cập đến bản chất của quyền sở hữu
tài sản trong cuốn sách "Право собственности и способы его защиты в
гражданском праве".
Quan điểm thứ hai cho rằng, quyền sở hữu là quyền năng mà xã hội trao
cho chủ sở hữu. Tại trang 15 cuốn sách chuyên khảo "Право собственности:
Проблемы теории", tác giả Алексеев Сергей Сергеевич cho rằng: quyền sở hữu
là quyền năng mà xã hội thông qua pháp luật trao cho chủ sở hữu được thực hiện
những hành vi nhất định đối với tài sản.
Vậy bản chất của quyền sở hữu là gì? Để trả lời câu hỏi trên, luận án phải
phân tích, luận giải để từ đó rút ra được bản chất của quyền sở hữu.
2.1.1.3. Đặc điểm pháp lý của quyền sở hữu
Đề tài: "Một số vấn đề về quyền dân sự và bảo vệ quyền dân sự trong BLDS
Việt Nam" do tác giả Đinh Thị Mai Phương làm chủ nhiệm nằm trong Chương
trình nghiên cứu chung Việt – Nhật về sửa đổi, bổ sung BLDS Việt Nam (2003)
cho rằng, ngoài những đặc điểm chung của quyền tài sản như: Có thể định giá
được bằng tiền, là một phần trong sản nghiệp của mỗi cá nhân, là quyền có thể
Phan Chí Hiếu, Nguyễn Thanh Tú, Lê Thị Hồng Thanh, Đỉnh Thị Phương Hảo (Đồng chủ biên)

(2021), Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản: Pháp luật, thực tiễn và kiến nghị, Nxb Chính trị Quốc
gia Sự thật, Hà Nội, tr.29.
6


17
truy địi, là quyền có thể có thời hạn xác định thì quyền sở hữu cịn có đặc điểm
riêng, theo đó quyền sở hữu là một quyền tuyệt đối7. Các tác giả của Đề tài khoa
học cấp bộ (2008): "Hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh
tế thị trường ở nước ta" do PGS. TS Dương Đăng Huệ làm chủ nhiệm đề tài tại
trang 87 khẳng định quyền sở hữu có các đặc điểm: là một đặc quyền, một độc
quyền. Nhà nghiên cứu Nghiêm Xuân Việt trong cuốn "Dân luật - Tài sản" do
Luật Khoa Đại học Đường Sài Gịn xuất bản năm 1974 thì khẳng định quyền sở
hữu có bốn đặc điểm: là một vật quyền; là một quyền tuyệt đối; là một quyền duy
nhất; là một quyền vĩnh viễn8. TS. Nguyễn Mạnh Bách trong cuốn sách tham khảo:
"Luật Dân sự Việt Nam lược khảo - Tài sản và Quyền sở hữu Quy chế đất đai và
quyền sở hữu nhà ở", Nxb Tổng hợp Đồng Nai xuất bản năm 2007 thì cho rằng,
quyền sở hữu có các đặc điểm: tính tuyệt đối, tính độc quyền và tính vĩnh viễn 9.
TS. Nguyễn Ngọc Điện tại trang 165 – 168 cuốn sách chuyên khảo: "Nghiên cứu
về tài sản trong luật dân sự Việt Nam", Nxb Trẻ xuất bản năm 1999 thì cho rằng
quyền sở hữu có các đặc điểm: tính độc nhất, tính khơng giới hạn và tính lâu dài.
Bài viết: "Một số nội dung đáng lưu ý về "Quyền sở hữu và các quyền khác đối
với tài sản" của BLDS năm 2015" của tác giả Bùi Thanh Hằng đăng trong Kỷ yếu
tọa đàm (06/2016): "Giới thiệu BLDS năm 2015" khẳng định quyền sở hữu có các
đặc điểm: là một quyền tuyệt đối và là một quyền mang tính vĩnh viễn.
Như vậy, dưới góc độ là một quyền dân sự chủ quan của chủ thể đối với tài
sản, có thể thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau về đặc điểm của quyền sở hữu.
Tổng hợp các quan điểm trên có thể thấy, quyền sở hữu có các đặc điểm: là một
vật quyền, là một quyền tuyệt đối, là một độc quyền và là một quyền liên tục. Tuy
nhiên, liên quan đến đặc điểm quyền sở hữu là một quyền tuyệt đối hiện nay có

quan điểm cho rằng quyền sở hữu khơng mang tính tuyệt đối bởi chủ sở hữu sẽ bị
giới hạn quyền đối với tài sản của mình trong trường hợp luật quy định hoặc vì lợi
ích của bên thứ ba. Do đó, dựa trên những quan điểm nêu trên về đặc điểm của
quyền sở hữu, nhiệm vụ của luận án phải lý giải, phân tích để kế thừa những quan
điểm hợp lý, từ đó rút ra được những đặc điểm pháp lý cơ bản của quyền sở hữu
để phân biệt quyền sở hữu với các vật quyền khác.
Đinh Thị Mai Phương (Chủ nhiệm ), "Một số vấn đề về quyền dân sự và bảo vệ quyền dân sự trong
BLDS Việt Nam", Chương trình nghiên cứu chung Việt – Nhật về sửa đổi, bổ sung BLDS Việt Nam, Bộ Tư
pháp – Dự án Jica, Hà Nội 2003, tr 97, 99
8
Nghiêm Xuân Việt, Dân luật – Tài sản, Luật Khoa Đại học Đường Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn, 1974,
tr103-117
9
Nguyễn Mạnh Bách, "Luật Dân sự Việt Nam lược khảo - Tài sản và Quyền sở hữu Quy chế đất đai và
quyền sở hữu nhà ở", Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai 2007, tr 46 - 52
7


×