Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Câu hỏi thảo luận - Nội dung quyền sở hữu ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.84 KB, 4 trang )

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 6 – MODUL1: NỘI
DUNG QUYỀN SỞ HỮU
Posted on 03/09/2009 by Civillawinfor

Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá
nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất
kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.
Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến
thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị
ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com

Số lượng và nội dung các câu hỏi sẽ được Civillawinfor
chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật

CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Khái niệm và đặc điểm của sở hữu;
2. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu;
3. Khái niệm và đặc điểm của quyền chiếm hữu;
4. Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng;
5. Khái nịêm và đặc điểm của quyền định đoạt;
6. Xác định các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong
thực tiễn và trong áp dung luật dân sự;
7. Xác định các trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó
trong thực tiễn và trong áp dung luật dân sự;
8. Phân biệt giữa chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm
hữu không có căn cứ pháp không ngay tình. Vận dụng để giải quyết các vụ việc
cụ thể;
9. Các trường hợp hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu. Vận dụng để giải quyết
vụ việc cụ thể;
10. Xác định các trường hợp quyền chiếm hữu thuộc về người không phải là chủ sở
hữu. Vận dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể;


11. Xác định các trường hợp quyền sử dụng thuộc về người không phải là chủ sở hữu.
Vận dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể;
12. Xác định các trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng người
chiếm hữu không phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu;
13. Xác định các trường hợp thực hiện quyền sở hữu phải thông qua hành vi của chủ
thể khác mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu;
14. Xác định các trường hợp một chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản nhưng
không có quyền định đoạt. Vận dụng vào giải quyết một vụ việc cụ thể;
15. Hãy chứng minh chế độ chính trị, kinh tế, xã hội quyết định nội dung quyền sở
hữu của chủ thể dân sự;
16. Xác định các trường hợp chủ sở hữu khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc cho
phép;
17. Hãy chứng minh chủ sở hữu có thể chuyển quyền sở hữu của mình cho chủ thể
khác thông qua giao dịch. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch và áp dụng
luật dân sự;
18. Hãy xác định rõ quan hệ sở hữu là quan hệ vật quyền hay quan hệ trái quyền;
19. Hãy xác định các trường hợp chủ thể bị hạn chế quyền sở hữu;
20. Vận dụng kiến thức về nội dung quyền sở hữu hãy xác định các quyền năng của
một nhà đầu tư vốn vào một tổ chức kinh tế;
21. Vận dụng kiến thức về nội dung quyền sở hữu hãy xác định các quyền năng của
hộ gia đình và thành viên của hộ gia đình đối với tài sản của hộ;
22. Vận dụng kiến thức về nội dung quyền sở hữu hãy xác định các quyền năng của
cá nhân đối với tài sản của họ;
23. Vận dụng kiến thức về nội dung quyền sở hữu hãy xác định các quyền năng của
pháp nhân đối với tài sản của pháp nhân đó;
24. Xác định các trường hợp người không phải là chủ sở hữu có quyền chiếm hữu tài
sản mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu;
25. Xác định các trường hợp quyền của chủ sở hữu bị hạn chế do quyết định hoặc bản
án có hiệu lực của Toà án;

26. Hãy chứng minh chủ sở hữu là cá nhân chỉ được trực tiếp thực hiện quyền sở hữu
khi đạt độ tuổi nhất định.
KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1. Chủ sở hữu là người thụ hưởng quyền từ tài sản mà không phải thực hiện nghĩa
vụ;
2. Quy ền sở hữu chấm dứt khi chủ sở hữu chết;
3. Quyền chiếm hữu chỉ thuộc quyền của người không phải là chủ sở hữu khi chính
được chủ sở uỷ quyền hoặc chuyển quyền thông qua giao dịch hợp pháp;
4. Khi chuyển giao quyền sử dụng tài sản thì đương nhiên phải chuyển giao quyền
chiếm hữu tài sản đó;
5. Quyền định đoạt phải do chính chủ sở hữu thực hiện;
6. Quyền thuộc về chủ sở hữu, nhưng việc thực hiện quyền có thể thực hiện thông
qua chủ thể khác;
7. Quyền của chủ sở hữu là quyền năng do luật định;
8. Quan hệ sở hữu luôn là quan hệ tuyệt đối;
9. Người không có quyền chiếm hữu một tài sản là người không có quyền sử dụng
tài sản đó;
10. Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ sở hữu phát sinh cùng thời điểm;
11. Quyền của chủ sở hữu chỉ được xác lập khi chủ sở hữu có đủ năng lực thực hiện
các quyền năng đó;
12. Quan hệ sở hữu là quan hệ vật quyền;
13. Quan hệ sở hữu là quan hệ vật quyền trừ khi chủ sở hữu uỷ quyền hoặc chuyển
chiếm hữu, sử dụng cho chủ thể khác thông qua giao dịch;
14. Quan hệ sở hữu có thể là quan hệ tương đối;
15. Quy ền định đoạt của chủ sở hữu chỉ bị hạn chế khi pháp luật qui định;
16. Trong một số trường hợp một người là chủ sở hữu tài sản nhưng không thể bán tài
sản;
17. Khi chủ sở hữu uỷ quyền hoặc chuyển giao quyền chiếm hữu cho chủ thể khác thì
người được uỷ quyền hoặc được chuyển giao quyền chiếm hữu phải là người có
đầyđủ năng lực hành vi dân sự;

18. Cá nhân chết thì quyền sở hữu của họ chấm dứt khi tài sản đã chuyển cho những
người thừa kế hoặc người khác theo qui định của pháp luật;
19. Một cá nhân bị tuyên bố mất tích thì việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản
của người bị tuyên bố do người đại diện thực hiện;
20. Đầu tư vốn vào một tổ chức kinh tế là một hình thức chuyển giao quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản cho chủ thể khác thông qua giao dịch;
21. A gửi xe tại bãi xe công cộng là một hình thức chuyển giao quyền chiếm hữu, sử
dụng tài sản cho người trông xe;
22. A nhờ B trông hộ nhà, trường hợp này A chỉ quyển giao quyền chiếm hữu nhà
cho B;
23. Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là một hình thức chuyển giao quyền chiếm hữu
tiền gửi cho ngân hàng;
24. Cá nhân không có hoặc có một phần năng lực hành vi dân sự thì bị hạn chế quyền
năng đối với tài sản của mình;
25. Người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không còn quyền năng đối tài
sản thuộc quyền sở hữu của mình.
26. Quyền sở hữu là một quyền tài sản.

×