Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 111 trang )


1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
“ XUẤT KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI”



Sinh viên thực hiện
Lớp
Khoa
Giáo viên hướng dẫn
: Trịnh Ngọc Hân
: Anh 14 - K44D
: KT&KDQT
: Ths. Vũ Huyền Phƣơng





Hà Nội - 2009

2

MC LC
Danh mục bảng
Danh mục hình vẽ biểu đồ
Lời mở đầu
Ch-ơng I Một số vấn đề về xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu
xuất khẩu 1
I. Các khái niệm xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 1
1. Khỏi nim xut khu v chuyn dch c cu xut khu 1
1.1. Khỏi nim xut khu v c cu xut khu 1
1.2. Khỏi nim chuyn dch c cu xut khu 3
2. Vai trũ ca xut khu i vi Vit Nam 4
2.1. Xut khu to ra ngun thu ngoi t 4
2.2. Xut khu to ra ngun vn ch yu cho nhp khu, ỏp ng yờu cu cụng
nghip hoỏ - hin i hoỏ t nc (CNH - HH) 4
2.3. Xut khu gúp phn chuyn dch c cu kinh t, thỳc y sn xut phỏt
trin 5
2.4. Xut khu gúp phn gii quyt cụng n, vic lm cho xó hi v i sng
nhõn dõn 6
2.5. Xut khu l c s thc hin phng chõm a dng hoỏ, a phng hoỏ
trong quan h i ngoi ca nc ta 7
3. Cỏc lý thuyt liờn quan n chuyn dch c cu xut khu 7
3.1. Lý thuyt Heckscher - Ohlin 7
3.2. Lý thuyt vũng i sn phm quc t R.Vernon 9
3.3. Lý thuyt v li th cnh tranh quc gia 12
II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam 17

III. Những yếu tố ảnh h-ởng đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu ở Việt Nam 22
1. ảnh h-ởng của tự do hoá th-ong mại đến hoạt động xuất khẩu ở 22
Vit Nam 22
2. Nhng nhõn t nh hng n chuyn dch c cu hng xut khu 23
2.1. Cỏc yu t khỏch quan nh hng n quỏ tỡnh chuyn dch c cu hng
xut khu 23
2.2. Cỏc nhõn t ch quan nh hng n quỏ tỡnh chuyn dch c cu hng
xut khu 24
Ch-ơng II Tình hình xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất
khẩu 28
của Việt Nam trong thời gian qua 28
I. Tổng quan về tình hình xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua 28
1. Xut khu Vit Nam giai on 2001 2006 28
II. Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 37
1. Nhúm hng khoỏng sn v nhiờn liu
38
2. Nhúm hng nụng lõm thu sn 40
3. Nhúm hng cụng nghip v th cụng m ngh 45
III. Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn sau khi gia nhập WTO 49
1. Nhúm hng khoỏng sn v nhiờn liu 51
2. Nhúm hng nụng lõm thu sn 52
3. Nhúm cụng nghip v th cụng m ngh 59
IV. Đánh giá chung về cơ cấu xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 - 2008 64
1. Nhng kt qu t c 64

3

2. Nhng hn ch cũn tn ti 67
Ch-ơng III Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu Việt
Nam trong thời gian tới 71

I. Dự báo chuyển dịch cơ cáu xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới 71
1. D bỏo nn kinh t th gii n nm 2020 71
2. Tỏc ng ca kinh t th gii ti chin lc phỏt trin kinh t ca Vit Nam
74
3.1. i vi nhúm nguyờn liu v khoỏng sn 76
3.2. Nhúm hng nụng lõm thu sn 77
3.3. Nhúm hng cụng nhip v th cụng m ngh 80
II. Đề xuất đối với Nhà n-ớc 84
1. Gii phỏp i mi c ch hot ng xut khu 84
2. Cỏc gii phỏp phỏt trin khoa hc cụng ngh 85
3. Gii phỏp phỏt trin ngun nhõn lc 87
4. Gii phỏp h tr doanh nghip xut khu 88
5. Thu hỳt vn u t cho quỏ trỡnh i mi c cu hng xut khu. 90
5.1. Khuyn khớch cỏc doanh nghip cú vn u t nc ngoi u t trc tip
vo sn xut phc v xut khu. 90
5.2. Tp trung ngun lc h tr cho cỏc doanh nghip nh v va (SME-
Small and medium enterprises). 91
5.3. Tip tc thc thi chớnh sỏch c phn hoỏ doanh nghip Nh nc. 92
5.4. Thu hỳt vn u t trong dõn. 92
III. Giải pháp đối với doanh nghiệp 93
1. Thay i quan im, chin lc kinh doanh trong thi kỡ hi nhp 93
2. u t vo khoa hc cụng ngh, hot ng nghiờn cu (R&D) v ngun
nhõn lc 94
3. Nõng cao cht lng hng xut khu 95
3.1. a dng v mu mó, phong phỳ v chng loi sn phm. 96
3.2. Hng hoỏ sn xut ra phi phự hp vi tiờu chun quc t v m bo v
sinh an ton. 97
4. Tng cng hot ng nghiờn cu th trng v xỳc tin xut khu 98
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Kim ngạch và tăng trƣởng xuất khẩu Việt Nam 26
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam thời kì 2001 – 2006 28
Bảng 3: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 –
2006 29
Bảng 4: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia
xuất khẩu 30
Bảng 5: Xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008
31
Bảng 6: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2007
32
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 – 2006 38
Bảng 8: Kim ngạch và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu nhóm nông lâm
thuỷ sản 40
Bảng 9: Kim ngạch và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu nhóm hàng công
nghiệp và thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2001 – 2006 45
Bảng 10: Tình hình nhập siêu của Vịêt Nam giai đoạn 2001 – 2007 68

5

DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ

Hình 1: Vòng đời sản phẩm và thƣơng mại quốc tế 11
Hình 2: Xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Viên kim cƣơng Porter 12
Hình 3: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 33
Hình 4: Diễn biến xuất khẩu cao su từ năm 1999 đến năm 2006 42
Hình 5: Lƣợng xuất khẩu cà phê từ năm 2000 đến năm 2006 43


6

LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói về cơ cấu kinh tế quốc dân, Nghị quyết 6 của Ban chấp hành
Trung ương khoá V đã nhận định: “bằng một cơ cấu kinh tế hợp lý và một cơ
chế quản lý thích hợp chúng ta sẽ có khả năng tạo ra một chuyển biến mạnh
trong đời sống kinh tế - xã hội”. Đối với ngoại thương cũng vậy, việc thay đổi
cơ chế quản lý mà không đi đôi với việc xác định một chính sách cơ cấu đúng
đắn sẽ không thể phát triển ngoại thương được nhanh chóng và có hiệu quả.
Trong những năm 80, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách
và biện pháp quan trọng để tăng cường công tác xuất khẩu nhằm đáp ứng
nhập khẩu. Song những chính sách và biện pháp đó còn mang tính chất chắp
vá và bị động, chỉ chú ý nhiều đến vấn đề đổi mới cơ chế nhưng chưa giúp
xác định được cơ cấu xuất khẩu (và nhập khẩu) lâu dài và thích ứng. Do đó,
trong việc tổ chức sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho xuất khẩu còn
nhiều lúng túng và bị động. Việc xác định đúng cơ cấu xuất khẩu sẽ có rất
nhiều tác dụng tích cực đối với xuất khẩu và nền kinh tế. Nó giúp chúng ta
định hướng rõ cho việc đầu tư sản xuất hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tạo nên
những mặt hàng chủ lực xuất khẩu có giá trị cao và có sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới. Đồng thời giúp định hướng rõ việc ứng dụng khoa học - kỹ
thuật cải tiến sản xuất hàng xuất khẩu. Trong điều kiện thế giới ngày nay
khoa học - kỹ thuật ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất trực tiếp, không
tạo ra được những sản phẩm có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao sẽ khó
cạnh tranh trong xuất khẩu. Hơn nữa, xác định được cơ cấu xuất khẩu đúng
còn cho phép chuẩn bị thị trường trước để thực hiện cơ cấu. Trước đây, trong
điều kiện cơ cấu xuất khẩu được hình thành trên cơ sở “năng nhặt chặt bị” rất
bị động trong khâu chuẩn bị thị trường tiêu thụ. Vì vậy, có nhiều lúc có hàng
không biết xuất khẩu đi đâu, rất khó điều hoà giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều
này cũng tạo cơ sở để hoạch định các chính sách phục vụ và khuyến khích

xuất khẩu đúng địa chỉ, đúng mặt hàng và đúng mức độ. Qua đó có thể khai
thác các thế mạnh xuất khẩu của đất nước.
Đối với nước ta từ trước đến nay cơ cấu xuất khẩu nói chung còn manh
mún và bị động. Hàng xuất khẩu chủ yếu còn là những sản phẩm thô, hàng sơ
chế hoặc những hàng hoá truyền thống như nông sản, lâm sản, thuỷ sản, hàng

7

thủ công mỹ nghệ và một số khoáng sản. Với cơ cấu xuất khẩu như vậy,
chúng ta không thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu hiện thực và có hiệu
quả.
Từ những thực tiễn khách quan trên đây, một yêu cầu cấp bách được
đặt ra là phải đổi mới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như
thế nào, làm thế nào để thay đổi có cơ sở khoa học, có tính khả thi và đặc biệt
là phải dịch chuyển nhanh trong điều kiện tự do hoá thương mại ngày nay.
Với lý do trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Xuất khẩu và chuyển
dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới” nhằm đưa
ra những lý luận cơ bản về xuất khẩu và cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, khảo sát
thực trạng và đề ra các giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt
Nam trong những năm tới.
Đề tài này kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu
xuất khẩu.
- Chương 2: Tình hình xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
của Việt Nam trong thời gian qua.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
Việt Nam trong thời gian tới.
Đây là một đề tài có nội dung phong phú và phức tạp nhưng trong điều
kiện hạn chế về thời gian cũng như giới hạn về lượng kiến thức, kinh nghiệm
thực tế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý kiến

của các thầy cô cùng các bạn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy cô giáo trường Đại học
Ngoại thương Hà Nội đã tận tình dạy dỗ em trong thời gian qua. Đặc biệt, em
xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, Thạc Sỹ Vũ Huyền Phương. Cô
đã giúp đỡ em rất nhiều, chỉ bảo tận tình và cung cấp tài liệu giúp em hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp này.

1

CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XUẤT KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
XUẤT KHẨU

I. Các khái niệm xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
1. Khái niệm xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
1.1. Khái niệm xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại,
là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong lí luận thương mại quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hoá và
dịch vụ cho nước ngoài (wikipedia). Có thể hiểu xuất khẩu là quá trình hàng
hoá được sản xuất ở trong nước nhưng tiêu thụ ở nước ngoài. Xuất khẩu thể
hiện nhu cầu về hàng hoá của các quốc gia khác đối với quốc gia chủ thể.
Xuất khẩu còn chỉ ra những lĩnh vực có thể chuyên môn hoá được, những
công nghệ và tư liệu sản xuất trong nước còn thiếu để sản xuất ra sản phẩm
xuất khẩu đạt được chất lượng quốc tế. Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá
được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp
luật (theo điều 28, mục 1, chương 2 luật Thương mại Việt Nam 2005).
Cơ cấu hàng xuất khẩu là tổng thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu
trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên

hệ hữu cơ tương đối hợp thành. Cơ cấu xuất khẩu là quá trình sáng tạo ra của
cải vật chất và dịch vụ của một nền kinh tế thương mại tương ứng với một
mức độ và trình độ nhất định khi tham gia vào quá trình phân công lao động
quốc tế. Nền kinh tế như thế nào thì cơ cấu xuất khẩu như thế và ngược lại.
Hiểu một cách đầy đủ, cơ cấu hàng xuất khẩu là tổng thể các nhóm hàng,
mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng
tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành [11]. Cơ cấu
hàng xuất khẩu được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
 Theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương SITC

2

Danh mục hàng hoá thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Standard International
Trade Clasification) là bảng danh mục phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu dựa trên các công đoạn sản xuất của hàng hoá do Uỷ Ban Thống Kê
Liên hợp quốc ban hành. Bản sửa đổi lần thứ 3 năm 1986 của danh mục này
chia hàng hoá xuất khẩu thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Hàng thô hoặc mới sơ chế (Primary products), gồm 5 nhóm:
- Lương thực, thực phẩm và động vật sống
- Đồ uống và thuốc lá
- Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu
- Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan
- Dầu, mỡ, chất béo, sáp động thực vật
Nhóm 2: Hàng chế biến hoặc đã tinh chế (manufactured products), gồm
4 nhóm:
- Hoá chất và sản phẩm liên quan
- Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu
- Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng
- Hàng chế biến khác
Nhóm 3: Hàng không thuộc các nhóm trên

 Theo nhóm hàng:
Trong niên giám thống kê của Việt Nam, cơ cấu hàng xuất khẩu được chia
thành 3 nhóm hàng dựa trên cơ cấu ngành kinh tế:
- Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
- Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
- Hàng nông - lâm - thuỷ sản
 Theo hàm lƣợng chế biến của sản phẩm
Đây là cách phân loại được đưa ra trong chiến lược phát triển ngoại
thương Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Theo đó hàng xuất khẩu được phân
chia thành 4 nhóm:
- Khoáng sản
- Nông - lâm - thuỷ - sản
- Hàng chế biến chính
- Hàng chế biến cao
 Theo tầm quan trọng của mặt hàng xuất khẩu [11]

3

Bao gồm 3 nhóm hàng:
- Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định
trong tổng kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều
kiện sản xuất trong nước thuận lợi.
- Nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng là hàng chiếm tỉ trọng không
lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhưng đối với từng thị trường, từng địa
phương lại có vị trí quan trọng.
- Nhóm mặt hàng xuất khẩu thứ yếu gồm nhiều loại, kim ngạch của
những loại này thường nhỏ.
Trong phạm vi nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp sẽ đề cập đến cơ cấu
hàng xuất khẩu dựa theo tiêu chí nhóm ngành hàng bao gồm: nhóm hàng
khoáng sản và nhiên liệu, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, nhóm hàng công

nghiệp và thủ công mĩ nghệ. Đây là cách phân loại thường thấy trong báo
cáo thường niên của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).

1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu là một yếu tố động, mà sự biến động của nó phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực sản xuất trong nước, nhu cầu của thị
trường thế giới và trên hết là chính sách ngoại thương của các quốc gia.
Muốn xuất khẩu thành công các quốc gia phải biết nắm bắt những điều
kiện bên ngoài và phát huy nội lực có sẵn từ bên trong để xây dung được
một cơ cấu xuất khẩu hợp lí. Do các yếu tố bên ngoài, mà đặc biệt là thị
trường thế giới luôn luôn thay đổi, và chính sách ngoại thương của mỗi
quốc gia cũng được thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế nên cơ cấu
hàng xuất khẩu cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với xu thế và nhu cầu
của thị trường. Đây có thể hiểu là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu là sự thay đổi cơ cấu hàng xuất
khẩu từ trạng thái này sang trạng thái khác nhằm đạt đến một cơ cấu
xuất khẩu tối ưu hơn, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế [11].
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu chính là sự thay đổi tỉ trọng các nhóm
hàng, các mặt hàng trong tổng nhóm hàng để đáp ứng nhu cầu quốc tế. Để
xác định được tỉ trọng này, chúng ta cần đề ra được phương hướng cụ thể,

4

những chính sách, biện pháp đẩy mạnh những mặt hàng chủ lực, những
mặt hàng quan trọng.
Trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, Nhà nước giữ vai trò quan trọng
đó là xác định đường lối, phương hướng cho xuất khẩu nói chung và cơ
cấu xuất khẩu nói riêng, để có biện pháp phù hợp với mỗi giai đoan phát
triển của đất nước đồng thời bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới.


2. Vai trò của xuất khẩu đối với Việt Nam
2.1. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ
Trong các nguồn thu ngoại tệ cho Ngân sách quốc gia có các nguồn thu chính
sau:
- Xuất khẩu hàng hoá - dịch vụ
- Đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp
- Vay nợ của chính phủ và tư nhân
- Kiều bào từ nước ngoài gửi về
- Các khoản viện trợ
Tuy nhiên, khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá là tích cực nhất đối với
quốc gia vì xuất khẩu không gây ra nợ nước ngoài như các khoản vay của
Chính phủ và tư nhân, Chính phủ không bị rằng buộc vào những yêu sách
của nước khác như nguồn tài trợ từ bên ngoài, phần lớn ngoại tệ thu được
từ hoạt động xuất khẩu thuộc về các nhà sản xuất trong nước được tái đầu
tư để phát triển sản xuất, không bị chuyển ra nước ngoài như nguồn đầu
tư từ nước ngoài, qua đó cho phép nền kinh tế tăng trưởng chủ động, đỡ
bị lệ thuộc vào bên ngoài.
Do đó, đối với bất kì quốc gia nào, để tránh tình trạng nợ nước ngoài,
giảm thâm hụt cán cân thanh toán, con đường tốt nhất là đẩy mạnh xuất
khẩu. Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ làm tăng tổng cung ngoại
tệ của đất nước, góp phần ổn định tỉ giá hối đoái, ổn định kinh tế vĩ mô.

2.2. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc (CNH - HĐH)
Sự tăng trưởng của mỗi quốc gia đều đòi hỏi có các điều kiện về
nhân lực, tài nguyên, vốn, kĩ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có
đủ 4 điều kiện trên, trong thời gian hiện nay, các nước đang phát triển đều

5


thiếu vốn, kĩ thuật lại thừa lao động. Mặt khác, trong quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), để thực hiện tốt quá trình này đòi
hỏi nền kinh tế phải có đủ cơ sở vật chất để tạo đà phát triển. Để khắc
phục tình trạng này các quốc gia phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, kĩ
thuật tiên tiến.
Hơn nữa, xu thế tiêu dùng trên thế giới ngày nay càng ngày càng coi
trọng chất lượng sản phẩm. Để nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc
tế, doanh nghiệp buộc phải đầu tư để nâng cao công nghệ của mình - đây
là một vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, xu
hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng đang
ngày càng phát triển và các nước phát triển muốn chuyển giao công nghệ
của họ sang các nước đang phát triển. Hai nhân tố trên có tác động rất
quan trọng đến quá trình chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ
quốc gia. Tuy nhiên, yếu tố vô cùng quan trọng để quá trình chuyển giao
công nghệ có thể diễn ra được đó là cần phải có nguồn ngoại tệ. Xuất
khẩu đã phần nào đem lại nguồn thu ngoại tệ và giải quyết vấn đề này.
Hoạt động xuất khẩu đã mang về ngoại tệ và từ đó các doang nghiệp có
tiền để mua công nghệ sản xuất tiến bộ phục vụ sản xuất trong nước.

2.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển
Khi xuất khẩu phát triển thì sự phát triển của những ngành sản xuất ra
sản phẩm xuất khẩu tạo ra nhu cầu đối với các ngành sản xuất đầu vào
như: điện, nước, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… Các nhà đầu tư sẽ
đầu tư mở rộng sản xuất đáp ứng các nhu cầu này, tạo sự phát triển cho
công nghiệp nặng. Hơn nữa, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới
đang thay đổi hết sức mạnh mẽ. Do đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của thế
giới và tất yếu đối với chúng ta.
Ngày nay, trong xu thế mới, chúng ta phải coi thị trường và đặc biệt

là thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất. Điều này có ý nghĩa
tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát
triển. Xuất khẩu tác động đến sản xuất thể hiện ở những mặt sau:

6

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho những ngành khác phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn, khi ngành dệt may xuất khẩu phát triển sẽ giúp cho các ngành
nguyên liệu được phát triển như bông, sợi, thuốc nhuộm…
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp sản xuất phát
triển ổn định.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào, nâng cao
năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra tiền đề kinh tế - kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước. Điều này cho thấy, xuất khẩu là phương tiện
quan trọng tạo ra vốn và kĩ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào
Việt Nam. Từ đó, nền sản xuất trong nước được đổi mới, trình độ công
nghệ cao hơn phù hợp xu thế phát triển.
- Qua quá trình xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam sẽ chính thức tham gia vào
cuộc cạnh tranh về chất lượng, giá cả. Cuộc cạnh tranh này buộc các
doanh nghiệp phải đổi mới, phát triển để thích nghi và theo kịp các nước
trên thế giới.
Xuất khẩu cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải dần hoàn thiện sản xuất,
kinh doanh, xúc tiến mở rộng thị trường.

2.4. Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho xã hội và
đời sống nhân dân
Theo tính toán của các nhà kinh tế, nếu đẩy mạnh xuất khẩu, tăng
giá trị kim ngạch xuất khẩu thì sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho
người lao động. Giải quyết việc làm là một vấn đề hết sức cần thiết, đặc

biệt đối với một nước đông dân và lại là dân số trẻ như Việt Nam. Người
lao động có việc làm ổn định không chỉ thúc đẩy sản xuất phát triển mà
còn ổn định chính trị, nâng cao đời sống người dân.
Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm rất
nhiều mặt. Trước hết sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang
trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động và có thu nhập không thấp.
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết
yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân.

7

Quan trọng hơn cả là xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm
cho cả qui mô và tốc độ của sản xuất tăng lên , các ngành nghề cũ được
khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao
động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân
dân được cải thiện.
2.5. Xuất khẩu là cơ sở để thực hiện phƣơng châm đa dạng hoá, đa
phƣơng hoá trong quan hệ đối ngoại của nƣớc ta
Xuất khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại có quan hệ qua lại với
nhau. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động
kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng
hạn xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu
tư, vận tải quốc tế. Sau đó, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền
đề cho mở rộng xuất khẩu. Xuất khẩu góp phần thực hiện đa phương hoá,
đa dạng hoá quan hệ đối ngoại nước ta thông qua:
- Phát triển khối lượng hàng xuất khẩu ngày càng lớn ra thị trường thế
giới, nhất là những sản phẩm chủ lực, những sản phẩm mũi nhọn.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu sang những nước mới.
- Thông qua xuất khẩu, tranh thủ khai thác tiềm năng của đối tác.

Nói tóm lại, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược trong phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước.

3. Các lý thuyết liên quan đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
3.1. Lý thuyết Heckscher - Ohlin
Lý thuyết này được hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển là Eli
Heckscher và Bertil Ohlin đưa ra vào những năm đầu thế kỉ 20. Nếu như
David Ricacdo nhấn mạnh rằng có lợi thế tương đối là do sự khác biệt về
năng suất, và đặc biệt sự khác biệt về năng suất lao động chính là nền tảng
của lợi thế tương đối thì lý thuyết H-O thì lại cho rằng lợi thế tương đối xuất
phát từ sự khác nhau của các yếu tố sản xuất. Đó chính là các nguồn lực cần
thiết cho quá trình sản xuất: đất đai, lao động và tư bản. Do mức độ sẵn có
của các yếu tố này ở các quốc gia là khác nhau nên điều này tạo ra sự khác
biệt trong chi phí sản xuất. Lý thuyết H-O được xây dựng trên hai khái niệm
cơ bản là hàm lượng các yếu tố và mức độ dồi dào các yếu tố [9]. Một quốc

8

gia được coi là dồi dào tương đối về lao động (hay về vốn) nếu tỷ lệ giữa
lượng lao động (hay lượng vốn) của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của
các quốc gia khác. Chẳng hạn, quốc gia A được coi là dồi dào tương đối về
lao động so với quốc gia B nếu LA/KA > LB/KB. Trong đó LA, LB là lượng
lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tại hai quốc gia A và
B; KA, KB lần lượt là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm tại 2 quốc gia A và B.
Lý thuyết H - O phát biểu rằng một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt
hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối các yếu tố
sản xuất dồi dào của quốc gia đó và ngược lại, nhập khẩu những mặt hàng mà
việc sản xuất đòi hỏi sử dụng các yếu tố sản xuất khan hiếm trong nước [9].
Như vậy chúng ta có thể hiểu nội dung cơ bản của học thuyết này như sau:

một nước có nguồn cung tài nguyên nào đó lớn hơn tương đối so với nguồn
của các tài nguyên khác thì được xem là phong phú về tài nguyên đó và sẽ có
xu hướng sản xuất các hàng hoá sử dung các tài nguyên phong phú đó nhiều
hơn. Nói một cách khác, các nước có xu hướng xuất khẩu hàng hoá có hàm
lượng các yếu tố mà trong nước có nguồn cung cấp dồi dào. Các yếu tố sản
xuất càng dồi dào thì chi phí sản xuất càng thấp. Theo như lý thuyết này,
những nước giàu tài nguyên thiên nhiên sẽ tập trung xuất khẩu chúng trên thị
trường thế giới, những nước có nguồn nhân công lớn và tương đối rẻ sẽ tập
trung phát triển những mặt hàng chế biến sử dụng nhiều sức lao động [9].
Các nước đang phát triển như Việt Nam thường dồi dào về lao động,
trong khi đó các nước phát triển thường dồi dào về vốn. Do đó, thời gian qua
nước ta tập trung cho những mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động như dệt
may, giày dép, nông sản là hoàn toàn hợp lí với lý thuyết này. Tuy nhiên, trên
thị trường thế giới hiện nay, lợi thế sản xuất những mặt hàng cần nhiều sức
lao động đang dần giảm đi và vai trò của vốn trong sản xuất ngày càng tăng
lên. Nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu xuất khẩu như trước kia thì Việt Nam sẽ
gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu thời gian tới. Nhưng nếu chúng ta
biết thay đổi và tận dụng được những lợi thế mới về vốn thì chúng ta sẽ hình
thành được những lợi thế quốc gia mới.

9

3.2. Lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế R.Vernon
Lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế được Raymond Vernon đưa ra vào
giữa thập kỉ 60. Lý thuyết này cho rằng các phát minh có thể ra đời ở các
nước giàu, nhưng điều đó không có nghĩa là quá trình sản xuất sẽ chỉ được
thực hiện ở các nước đó mà thôi [9].
Lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế nghiên cứu về những sản phẩm hoàn
toàn mới trên thị trường thế giới. Mỗi một sản phẩm sẽ trải qua 5 pha:
- Pha 0: Đổi mới trong nước: Trong giai đoạn này sản phẩm được tiêu

thụ tại nước khởi xướng sản phẩm. Khi sản phẩm mới được giới thiệu,
việc sản xuất và tiêu thụ còn mang tính chưa chắc chắn và phụ thuộc
nhiều vào nguồn cung cấp nhân công lành nghề và khoảng cách gần
gũi với thị truờng, lúc đó sản phẩm sẽ được sản xuất với chi phí cao,
cạnh tranh chỉ diễn ra giữa các công ty ở nước khởi xướng sản phẩm.
Chẳng hạn, rất nhiều các sản phẩm mới của thế giới do các công ty
Mỹ và trước hết được bán ở thị trường Mỹ (ví dụ: máy quay phim,
máy photocopy, máy tính cá nhân ). Theo Vernon sự giàu có của thị
trường Mỹ cùng với trình độ công nghệ cao khiến cho ngành công
nghiệp của Mỹ phát triển vượt bậc và sáng tạo ra nhiều sản phẩm tiêu
dùng mới.
- Pha 1: Đổi mới ngoài nước: Trong pha này, hàng hoá thâm nhập thị
trường quốc tế thông qua con đường xuất khẩu. Theo thời gian, nhu
cầu về các sản phẩm mới này ngày một tăng lên ở các quốc gia có
điều kiện thuận lợi khác (chẳng hạn như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản).
Thị trường giờ đây bao gồm cả nước khởi xướng sản phẩm và các
nước phát triển khác. Cạnh tranh diễn ra chủ yếu giữa các công ty xuất
khẩu của nước khởi xướng.
- Pha 2: Tăng trưởng và chín muồi: Trong pha này, xuất khẩu của nước
khởi xướng sản phẩm tăng nhanh và đạt mức cao nhất. Công nghệ sản
xuất dần dần trở nên chuẩn hoá và phát triển rộng rãi. Sản phẩm bắt
đầu được sản xuất ở các nước phát triển khác. Thị trường là những
nước phát triển và một số nước đang phát triển, chủ yếu là những
nước công nghiệp mới NICs. Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều
kiện cho việc tổ chức sản xuất trên quy mô lớn với chi phí thấp. Chi

10

phí sản xuất có một vai trò rất lớn trong quá trình cạnh tranh. Các nhà
sản xuất ở những quốc gia phát triển khác có chi phí nhân công rẻ hơn

ở Mỹ đã có cơ hội xuất khẩu sản phẩm của họ vào chính thị trường
Mỹ. Cạnh tranh trong giai đoạn này diễn ra chủ yếu giữa các công ty
xuất khẩu của các nước khởi xướng và của các nước phát triển khác.
- Pha 3: Đổi mới toàn cầu : Trong pha này sản phẩm đuợc sản xuất
khắp nơi trên thế giới. Công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hoá,
quá trình sản xuất có thể được chia ra thành nhiều công đoạn khác
nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển tới những
nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động dồi dào và mức lương
thấp. Thị trưòng mục tiêu lúc này là các nước đang phát triển. Xuất
khẩu của nước khởi xướng giảm mạnh và bắt đầu suy thoái. Cạnh
tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp của các nước phát triển và nước
đang phát triển.
- Pha 4: Đổi mới ngược chiều: trong pha này nước khởi xướng không
còn xuất khẩu sản phẩm, sản phẩm được nhập khẩu ngược trở lại nước
khởi xướng. Cuối cùng, nước Mỹ chuyển thành một nước nhập khẩu
do sản phẩm được sản xuất tại những nước có chi phí thấp hơn
Chẳng hạn như ví dụ ở trên, các công ty Mỹ sản xuất ra các sản
phẩm hiện đại, lần đầu tiên có mặt trên thế giới như máy quay phim, máy
photocopy và trước hết các sản phẩm này được bán ra ở thị trường Mỹ
(pha 0). Tuy nhiên, theo thời gian, nhu cầu về các sản phẩm mới này ngày
một tăng lên ở các quốc gia có điều kiện thuận lợi khác (chẳng hạn như Anh,
Pháp, Đức, Nhật Bản), và mới chỉ hạn chế ở nhóm những khách hàng có thu
nhập cao. Khi đó các nhà sản xuất tại các quốc gia này có khả năng thu được
nguồn lợi lớn từ việc tổ choc sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước. Đồng
thời các công ty của Mỹ cũng thiết lập các chi nhánh sản xuất ở đó bởi nhu
cầu về sản phẩm của Mỹ đang ngày một tăng lên. Kết quả là tiềm năng xuất
khẩu của Mỹ bị hạn chế bởi việc sản xuất ngay tại các thị trường thiêu thụ.
Trên các thị trường phát triển như Mỹ và các quốc gia phát triển khác,
hàng hoá được tiêu chuẩn hoá và giá cả là vũ khí chủ chốt trong cạnh tranh.
Thực tiễn đã cho thấy các nhà sản xuất ở các quốc gia phát triển khác có chi

phí nhân công rẻ hơn ở Mỹ (chẳng hạn như Ý, Tây Ban Nha) bắt đầu lại

11

giành được lợi thế hơn các quốc gia phát triển đã có cơ hội để xuất khẩu sản
phẩm của họ vào chính thị trường Mỹ.
Nếu như sức ép về chi phí không ngừng tăng lên thì quá trình cạnh
tranh sẽ không dừng lại ở đó. Chu kỳ cạnh tranh có thể lặp lại một lần nữa vì
các quốc gia đang phát triển (chẳng hạn như Thái Lan) bắt đầu giành được
lợi thế sản xuất hơn các quốc gia phát triển. Như vậy, địa điểm sản xuất được
dịch chuyển từ Mỹ sang các quốc gia phát triển khác, rồi sau đó dịch chuyển
sang các quốc gia đang phát triển.
Cuối cùng thì, nước Mỹ, từ một nước xuất khẩu chuyển sang một nước
nhập khẩu do sản xuất được tập trung tại những nơi có chi phí thấp hơn.
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về lý thuyết này qua hình vẽ dưới đây:


12

Hình 1: Vòng đời sản phẩm và thƣơng mại quốc tế
C¸c n-íc ph¸t
triÓn kh¸c
C¸c n-íc kÐm
ph¸t triÓn
t
0
XK-NK
N-íc v¨n minh
t
1

t
2
t
3
t
4

Nguồn: GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2006), giáo
trình Kinh tế ngoại thương, NXB Lao động – xã hội, - trang 66 -
Vận dụng lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế vào Việt Nam - một
nước đang phát triển, chúng ta thấy đây là một lý thuyết thiết thực đối với
quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Việt Nam có trình độ
công nghiệp, khoa học kỹ thuật đi sau các nước phát triển như Mỹ, Nhật
Bản hàng vài chục năm. Tuy không có được những máy móc thiết bị,
trình độ công nghệ cao hàng đầu thế giới nhưng chúng ta cũng có lợi thế
của mình. Việt Nam có thể tận dụng công nghệ của những nước đi trước
cải tiến nền sản xuất trong nước. Dần dần, Việt Nam có thể bắt kịp với
tiến bộ của thế giới, xuất khẩu những mặt hàng đáp ứng đủ chất lượng,
yêu cầu của thị trường quốc tế.

3.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia
Lý thuyết này do Michael Porter đưa ra vào những năm 1990. Mục
đích của lý thuyết này là giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị
trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói khác đi tại sao
lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm. Lý thuyết
này được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của
một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và
đổi mới của ngành đó. Điều này được khái quát cho một thực thể lớn hơn
– một quốc gia. Lý thuyết của M.Porter đã kết hợp được các cách giải


13

thớch khỏc nhau trong cỏc lý thuyt thng mi quc t trc ú v ng
thi a ra mt khỏi nim khỏ quan trng l li th cnh tranh quc gia.

Hỡnh 2. Xỏc nh li th cnh tranh quc gia: Viờn kim cng Porter
Điều kiện các
yếu tố sản xuât
Chiến l-ợc cơ cấu và môi
tr-ờng cạnh tranh
Các ngành hỗ trợ và có
liên quan
Điều kiện về cơ cấu
Chính phủ
Cơ hội

Ngun: GS.TS Bựi Xuõn Lu, PGS.TS Nguyn Hu Khi (2006), giỏo
trỡnh Kinh t ngoi thng, NXB Lao ng - xó hi, - trang 67-

Theo lý thuyt ny, li th cnh tranh quc gia c th hin s
liờn kt ca bn nhúm yu t. Mi liờn kt ca bn nhúm ny to thnh
mụ hỡnh kim cng. Cỏc nhúm yu t ú bao gm: iu kin cỏc yu t
sn xut, iu kin v cu, cỏc ngnh cụng nghip h tr v liờn quan,
chin lc, c cu v mc cnh tranh ca ngnh, cỏc yu t ny tỏc
ng qua li ln nhau v hỡnh thnh lờn kh nng cnh tranh quc gia.
Ngoi ra, cũn cú hai yu t khỏc l chớnh sỏch ca chớnh ph v c hi.
õy l hai yu t cú th tỏc ng n bn yu t c bn k trờn.
- Cỏc yu t sn xut: l kh nng ca quc gia v cỏc yu t sn
xut nh lao ng cú k nng cao hoc c s h tng cn thit
cnh tranh trong mt ngnh cụng nghip nht nh. Cỏc yu t sn

xut l trung tõm ca lý thuyt Heckscher Ohlin. S phong phỳ,
di do ca yu t sn xut cú vai trũ nht nh i vi li th cnh
tranh quc gia; cỏc quc gia cú li hn khi sn xut, xut khu
nhiu yu t u vo m nc ú cú nhiu. Cỏc doanh nghip cú
th cú c li th cnh tranh nu h s dng cỏc yu t u vo
cú chi phớ thp, cht lng cao v cú vai trũ quan trng trong cnh
tranh. Tuy nhiờn, cú nhng trng hp, s di do v yu t sn
xut li lm gim li th cnh tranh nu nh chỳng khụng c

14

phân bổ hợp lí. Hơn nữa, những đầu vào quan trọng nhất đối với
hầu hết các ngành, đặc biệt với các ngành mà việc tăng năng suất
không phải là yếu tố tự nhiên mà do con người sáng tạo quyết
định. Nói cách khác, sử dụng, tạo ra, cải tiến và chuyên biệt hoá
đầu vào có tầm quan trọng lớn hơn số lượng yếu tố đầu vào trong
việc tạo ra lợi thế cạnh tranh [9].
Việc duy trì lợi thế cạnh tranh còn phụ thuộc nhiều vào việc
đầu vào đó là đầu vào cơ bản hay đầu vào cao cấp. Đầu vào cơ bản
bao gồm nguồn taì nguyên, khí hậu, vị trí địa lí và cá đầu vào cao
cấp là thông tin liên lạc, lao động có kĩ năng và tay nghề cao, các
thiết bị nghiên cứu, bí quyết công nghệ [9]. M.Porter cho rằng các
nhân tố cấp cao này đóng vai trò quan trọng nhất đối với lợi thế
cạnh tranh. Nếu như các yếu tố cơ bản là những yếu tố mang tính
tự nhiên, các yếu tố cấp cao là sản phẩm của quá trình đầu tư của
các cá nhân, công ty và chính phủ.
Mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản và cao cấp rất phức tạp.
Các yếu tố cơ bản tạo ra lợi thế ban đầu. Những lợi thế này được
củng cố và mở rộng thông qua đầu tư cho các yếu tố cấp cao và
ngược lại.

- Điều kiện về cầu: M.Porter cũng khẳng định vai trò của cầu trong
nước trong việc thúc đẩy nâng cao lợi thế cạnh tranh. Đặc điểm
của nhu cầu trong nước là đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra
quyết định sản xuất cũng như tạo ra áp lực cải tiến kỹ thuật và
nâng cao chất lượng. M.Porter cho rằng một công ty của quốc gia
sẽ có được lợi thế cạnh tranh nếu chư các khách hàng tại thị trường
trong nước có nhu cầu. Những khách hàng này gây áp lực buộc
công ty phải cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cao, mới và có tính
sáng tạo.
- Các ngành công nghiệp bổ trợ và có liên quan: nghiên cứu về
việc quốc gia đó có hay không có các ngành công nghiệp bổ trợ
cho ngành công nghiệp phải cạnh tranh quốc tế.
Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành hỗ trợ và
nhiều ngành liên quan sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh

15

nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo
ra lợi thế tiềm tàng cho các doanh nghiệp như cung cấp trong thời
gian ngắn, với chi phí thấp; duy trì quan hệ hợp tác liên tục
Chẳng hạn lợi thế về sản phẩm thép (vòng bi, dụng cụ sắt) đã tạo
ra lợi thế cho các ngành luyện thép đặc biệt của Thụy Điển. Khả
năng sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ cho đến tận giữa những năm
80 là nền tảng cho sự thành công của quốc gia này trong lĩnh vực
sản xuất máy tính cá nhân và các sản phẩm điện tử công nghệ cao
khác.
Như vậy, sự thành công của mỗi ngành trong một quốc gia có
xu hướng tạo nên sự thành công của một nhóm ngành khác có liên
quan.
- Về chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh: là các điều kiện

thể chế của quốc gia về việc thành lập, tổ chức hoạt động, quản lý
và cạnh tranh giữa các công ty trong nước. Lợi thế cạnh tranh còn
được quyết định bởi chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh
của các hãng trong phạm vi một quốc gia. M.Porter chỉ ra 2 điểm
quan trọng. Thứ nhất, các quốc gia được phân biệt bởi cách thức
quản lí khác nhau. Cách thức quản lí này tạo điều kiện thuận lợi
hoặc không thuận lợi cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc
gia. Ví dụ, M.Porter chú ý đến tính vượt trội của những kĩ sư có
trình độ cao trong đội ngũ quản lí của các doanh nghiệp Nhật Bản
và Đức, đặc biệt là trong việc cải tiến các qui trình sản xuất và thiết
kế sản phẩm. Ngược lại, M.Porter nhận thấy có sự vượt trội của
các chuyên gia tài chính trong bộ máy quản lí của các công ty Mỹ.
Trong khi đó nhiều công ty Mỹ không quan tâm nhiều đến việc cải
tiến các qui trình sản xuất và thiết kế sản phẩm, đặc biệt là trong
những thập kỉ 70 và 80. Ông cũng cho rằng sự vượt trội của các
chuyên gia tài chính trong bộ máy quản lí đã dẫn đến việc chú
trọng quá mức các nguồn thu tài chính ngắn hạn. Hậu quả là các
công ty của Mỹ tỏ ra yếu thế trong các ngành công nghiệp cần
nhiều kĩ sư, những ngành mà quá trình sản xuất và thiết kế sản
phẩm là rất quan trọng (chẳng hạn như công nghiệp sản xuất ô tô)

16

[8]. Thứ hai, M.Porter cho rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa sự
cạnh tranh mạnh mẽ ở trong nước với tính sáng tạo và kiên trì ở
của công ty về lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp.
Môi trường cạnh tranh gay gắt trong nước khiến các công ty phải
tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó, tạo cho các doanh
nhgiệp này khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường quốc tế.
Cạnh tranh trong nước tạo ra áp lực sáng tạo kĩ thuật, nâng cao

chất lượng, giảm chi phí và tăng đầu tư để nâng cao chất lượng các
yếu tố cao cấp [8].
Trong các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh thì Việt Nam chỉ có thuận
lợi về điều kiện tự nhiên và lao động đơn giản, đây là nhân tố điều kiện các
yếu tố sản xuất. Theo lý thuyết này, các quốc gia có lợi hơn khi sản xuât và
xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố đầu vào mà quốc gia đó dồi
dào. Như vậy Việt Nam chỉ có thuận lợi về điều kiện tự nhiên và lao động
đơn giản là các đầu vào cơ bản, không quan trọng bằng các đầu vào cao cấp.
Còn các đầu vào khác của nước ta đều còn rất hạn chế. Tại những nước đang
và kém phát triển như Việt Nam, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, trình độ lao động
chưa cao nên xuất khẩu ở những nước này chủ yếu dựa vào những lợi thế cơ
bản về lao động, tài nguyên. Ngược lại, ở các nước phát triển mặt hàng xuất
khẩu của họ chủ yếu là những mặt hàng công nghệ cao, chất lượng tốt vì họ
có lực lượng lao động có tay nghề cao và một cơ sở hạ tầng hiện đại. Tầm
quan trọng của đầu vào cơ bản trong việc tạo lợi thế cạnh tranh ngày một
giảm do nhu cầu sử dụng chúng giảm dần và khả năng cung ứng hoặc tiếp
cận tới chúng ngày càng mở rộng. Ngược lại, các đầu vào cao cấp hiện đang
là những đầu vào quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp tạo được lợi thế
cạnh tranh trình độ cao, đó là lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất độc đáo sản
phẩm và công nghệ. Số lượng các đầu vào này không nhiều do việc tạo ra
chúng đòi hỏi phải đầu tư lớn và thường xuyên về nhân lực và vật lực và việc
có được chúng không phải là điều dễ dàng. Do vậy, lợi thế cạnh tranh dựa
vào đầu vào cao cấp ổn định hơn. Vậy theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc
gia, để phát triển xuất khẩu đòi hỏi các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia
đang và kém phát triển phải chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Có như
vậy các nước mới có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình. Các nước

17

phải biết tận dụng được những lợi thế sẵn có về đầu vào cơ bản vừa đầu tư,

phát triển công nghệ hiện đại để có được lợi thế từ những đầu vào cao cấp.
Ngoài ra còn có hai yếu tố có tác động quan trọng đến Viên kim cương
quốc gia: cơ hội và chính phủ. Các cơ hội chẳng hạn như một phát minh quan
trọng tạo ra sự nhảy vọt làm thay đổi cấu trúccủa ngành công nghiệp và đem
lại cơ hội cho các công ty trong nước vượt lên trên đối thủ. Chính phủ, thông
qua sự lựa chọn chính sách, có thể hạn chế hoặc tăng năng lực cạnh tranh của
công ty. Ví dụ, luật pháp có thể làm thay đổi nhu cầu trong nước, các chíng
sách chống độc quyền có thể làm tăng sức cạnh tranh trong một ngàch công
nghiệp, và đầu tư của Chính phủ cho giáo dục có thể thay đổi các yếu tố sản
xuất.
II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt
Nam
Qua nghiên cứu các lý thuyết về thương mại quốc tế liên quan đến cơ
cấu hàng xuất khẩu ở trên, chúng ta thấy việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất
khẩu ở Việt Nam là một việc làm cần thiết và tất yếu, phù hợp với quá trình
phát triển toàn cầu. Khi Việt Nam đã đạt được một cơ cấu xuất khẩu phù hợp
với tình hình đất nước và thế giới thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế nói chung và
xuất khẩu nói riêng vận hành và phát triển tốt.
Kết hợp các xu thế trên với với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chúng ta
càng thấy chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu là một con đường đúng đắn mà Việt
Nam đã chọn, đặc biệt là khi chúng ta đã tham gia vào một sân chơi lớn,
mang tính chất toàn cầu - WTO. Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc chơi
mà phải tham gia, phải cạnh tranh, phải thay đổi. Qua những cơ sở lí luận ở
trên, ta rút ra những lí do chính khiến Việt Nam phải chuyển dịch cơ cấu xuất
khẩu như sau:
Thứ nhất, đổi mới cơ cấu xuất khẩu có mối quan hệ hữu cơ với quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) và hội nhập kinh tế. Để
có được đánh giá chính xác và toàn diện tình hình chuyển dịch cơ cấu xuất
khẩu trong thời gian qua và định hướng cho thời gian tớ cần phải dựa trên
quan điểm cụ thể về CNH - HĐH. Báo cáo Chính trị tại đại hội toàn quốc IX

của Đảng đã chỉ rõ những mục tiêu, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo về CNH -

18

HĐH đất nước được phản ánh rõ nét nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH - HĐH; hướng mạnh về xuất khẩu có lựa chọn; CNH -
HĐH theo hướng mở cửa và hội nhập với thế giới. Rõ ràng, giữa chuyển dịch
cơ cấu kinh tế với CNH - HĐH có mối quan hệ biện chứng, cái nọ vừa là
hiệu quả nhưng lại là tiền đề cho cái kia. Song xuất khẩu hàng hoá chỉ là một
khâu trong quá trình tái sản xuất và là một bộ phận trong tổng thể nền kinh tế
nói chung, cho nên một mặt nó giữ vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH - HĐH, mặt khác với tư cách là chủ thể vừa diễn ra trong
quá trình CNH - HĐH, lại vừa diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu trong bản
thân lĩnh vực xuất khẩu.
Việt Nam cũng đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước. Với mục tiêu là sẽ cơ bản đưa nước ta thành nước công nghiệp hiện
đại vào năm 2020 thì chắc chắn việc sản xuất những mặt hàng công nghiệp sẽ
được coi trọng và phát triển. Trong những năm gần đay, những mặt hàng
công nghiệp Việt Nam cũng dần chiếm được vị trí cao trong cơ cấu hàng xuất
khẩu. Chẳng hạn trong năm 2008 vừa qua, mặt hàng linh kiện điện tử, máy
tính đạt kim ngạch trên 2,7 tỷ USD, là một trong 8 mặt hàng xuất khẩu đạt
kim ngạch trên 2 tỷ USD, gồm có: dầu thô, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, gạo,
linh kiện điện tử, máy tính, cà phê. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Thị
trường quốc tế là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng nhưng cũng không ít
những thách thức đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Nhưng những tín hiệu
đáng mừng ở trên đã khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể vươn ra thế giới
với những sản phẩm công nghệ cao chứ không chỉ là những sản phẩm giản
đơn, sản phẩm thô như trước kia Đây cũng tạo nên một niềm tin mới cho xuất
khẩu Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.

Thứ hai, những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu trên thị trường quốc tế
có những chiều hướng mới, các xu hướng rõ nét nhất là:
- Xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc
dân của các quốc gia, thể hiện mức độ mở cửa của các nền kinh tế
quốc gia trên thị trường thế giới.
- Tốc độ tăng trưởng của hàng hoá “vô hình” nhanh hơn các hàng hoá “
hữu hình” .

×