TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC DÀI HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
VIỆT NAM XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG THỦY SẢN RA NƯỚC
Họ và tên sinh viên
Lớp
Khoá
Giáo viên hướng dẫn
: Lª ThÞ Giang
: NhËt 2
: 44 E
: ThS. Vò HuyÒn Ph-¬ng
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU NÔNG
THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA 3
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 3
1.1.1. KHÁI NIỆM XUẤT KHẨU 3
1.1.2. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 4
1.1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU 8
1.2. CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU NÔNG THUỶ SẢN VIỆT NAM 12
1.2.1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƢỢC VÀ CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU 13
1.2.2. NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU NÔNG THỦY SẢN 14
1.3. CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 22
1.3.1. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA (DNN&V ) 23
1.3.2. ĐẶC ĐIỂM 27
1.3.3. VAI TRÒ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 29
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG THỦY
SẢN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU NHỎ VÀ VỪA 34
2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ YẾU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 34
2.1.1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ
YẾU 34
2.1.2. CƠ CẤU HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU 37
2.1.3. THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU 40
2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ THUỶ SẢN CHỦ YẾU CỦA VIỆT
NAM 46
2.2.1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN CHỦ
YẾU 46
2.2.2. CƠ CẤU HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU 47
2.2.3. CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU 50
2.3. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU
NÔNG THỦY SẢN VIỆT NAM 55
2.3.1. THÀNH TỰU 55
2.3.2. HẠN CHẾ 56
2.4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG THUỶ SẢN RA
NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA MA TRẬN SWTO 58
2.4.1. ĐIỂM MẠNH 58
2.4.2. ĐIỂM YẾU 60
2.4.3. CƠ HỘI 62
2.4.4. THÁCH THỨC 66
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC DÀI
HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG THỦY
SẢN RA NƢỚC NGOÀI 71
3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XUẤT KHẨU
CÁC MẶT HÀNG NÔNG THỦY SẢN VIỆT NAM 71
3.1.1. XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 71
3.1.2. XUẤT KHẨU THỦY SẢN 75
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT KHẨU NÔNG THỦY SẢN
78
3.2.1. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ XUẤT KHẨU NÔNG THỦY SẢN 78
3.2.2. ĐỊNH HƢỚNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 79
3.2.3. ĐỊNH HƢỚNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN 82
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ HÓA CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU NÔNG
THỦY SẢN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 86
3.3.1. CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG
NÔNG THỦY SẢN VIỆT NAM 86
3.3.2. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DNN&V XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG THỦY SẢN 94
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
DANH MC CC T VIT TT
T vit tt
Ting Anh
Ting Vit
ACFTA
ASEAN- China Free Trade
Area
Khu mậu dịch tự do
ASEAN-Trung Quốc
CEPT
Common Effective Preferential
Tariff
Hiệp định về ch-ơng trình
thuế quan có hiệu lực
chung
EU
Europe Union
Liên minh châu Âu
FAO
Food and Agriculture
Organization
Tổ chức nông l-ơng thế
giới
FDA
Food and Drug Administrator
Cục quản lý d-ợc phẩm và
thực phẩm (Hoa Kỳ)
GAP
Good Agriculture Practice
Quy tắc thực hành nuôi tốt
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GMP
Good Manufacturing Practice
Tiêu chuẩn thực hành tốt
sản xuất
HACCP
Hazard Analysis and Critical
Control Point
Hệ thống kiểm soát mối
nguy và điểm kiểm soát tới
hạn
IQF
Individually Quick Frozen
Cấp đông nhanh
JBIC
Japan Bank for International
Cooperation
Ngân hàng hợp tác quốc tế
Nhật Bản
NME
Non-market Economy
Nền kinh tế phi thị tr-ờng
RCA
Ratio Comparative Apparent
Hệ số so sánh biểu hiện
SPS
Sanitary and Plung to Sanitary
Hiệp định an toàn về an
toàn vệ sinh động thực vật
SSOP
Sanitation Standard Operating
Procedure
Quy phạm thao tác vệ sinh
chuẩn
SNV
Nertherlands Development
Organization
Tổ chức hỗ trợ phát triển
Hà Lan
UNDP
United Nations Development
Programme
Ch-ơng trình phát triển của
Liên hợp quốc
VASEP
Viêt Nam Association of
Seafood Exporters and
Producers
Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu thủy sản
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Th-ơng mại thế
giới
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH
Bảng 1. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp trong từng năm 16
Bảng 2. Tổng số lao động làm việc trong ngành thủy sản từ 2002- 2007 19
Bảng 3. Phân loại DNN&V của khu vực EU 24
Bảng 4. Số lƣợng DNN&V đăng kí kinh doanh mới từ năm 2000 28
Bảng 5. Kim ngạch xuất khẩu nông sản qua từng năm 34
Bảng 6. Tỷ lệ tăng trƣởng hàng năm trong kim ngạch xuất khẩu 35
các nông sản chủ yếu từ năm 2001-2007. 36
Bảng 7. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu từ năm 2001-2007 38
Bảng 8. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 2001-2007 46
Bảng 9. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2007 48
Bảng 10. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ 2001 đến 2007
50
Hình 1. So sánh tốc độ tăng trƣởng trong kim ngạch xuất khẩu các loại nông
sản trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khi gia nhập WTO 37
(2001-2007) 37
Hình 2. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu năm 2001 và năm 2007 39
1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành nông nghiệp nƣớc ta chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò hết sức
quan trọng nền kinh tế. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi xu hƣớng
toàn cầu hóa và thƣơng mại quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, xuất khẩu
hàng nông thủy sản ra nƣớc ngoài ngày càng đƣợc Chính phủ chú trọng.
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cùng với những cơ hội và thách
thức mà nó mang đến cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu nông
thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam, mà trong đó các doanh nghiệp nhỏ
và vừa chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt với một nền kinh tế đang phát triển nhƣ nƣớc
ta, Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng và hiện nay các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc xác định là vị trí trung tâm của nền kinh tế .Vì
thế, năng lực hội nhập và cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh
hƣởng trực tiếp tới ngành hàng xuất khẩu nông thủy sản nƣớc ta. Tuy nhiên,
hiện nay năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn còn rất hạn
chế về nhiều mặt không chỉ về nguồn nhân lực, năng lực tài chính mà còn yếu
kém về công nghệ, cũng nhƣ tên tuổi thƣơng hiệu… Và trên thị trƣờng quốc
tế tồn tại nhiều nguy cơ đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu
nhỏ và vừa nƣớc ta.
Nhận thức đƣợc vấn đề phát triển xuất khẩu nông thủy sản theo chiến
lƣợc phát triển chung của quốc gia và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi họ tham gia vào thị trƣờng quốc tế trong
bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
đang kéo dài hiện nay là rất cần thiết. Em đã chọn đề tài “ Chiến lƣợc dài
hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông thủy
sản ra nƣớc ngoài.”
2
Bài khóa luận có kết cấu nhƣ sau:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan về chiến lược xuất khẩu nông thủy sản và vai trò
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương 2. Hoạt động xuất khẩu nông thủy sản và đánh giá năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam .
Chương 3. Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược dài hạn cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng
nông thủy sản ra nước ngoài.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo, Thạc sĩ Vũ Huyền Phƣơng, giảng
viên Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế đã hƣớng dẫn tận tình và đƣa ra
những lời khuyên cho em để em có thể định hƣớng và hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những ngƣời thân đã giúp
đỡ và động viên để em có thể hoàn thành tốt bài viết này.
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU
NÔNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa cho một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Nói một cách khác,
xuât khẩu là những sản phẩm được sản xuất trong một nước này và được đem
bán cho một nước khác [14].
Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác đƣợc lợi thế của
từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế để thu đƣợc nhiều lợi ích
kinh tế nhất. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, các quốc gia
đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu là hình
thức cơ bản của ngoại thƣơng, đã xuất hiện rất lâu đời và ngày càng phát
triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay xuất khẩu
đang tồn tại ở nhiều ở nhiều hình thức khác nhau nhƣ:
Xuất khẩu trực tiếp: đây là hình thức xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ
do chính doanh nghiệp sản xuất ra, hoặc đặt mua từ các doanh nghiệp trong
nƣớc, sau đó xuất khẩu các sản phẩm này ra nƣớc ngoài với danh nghĩa là
hàng của mình [14].
Xuất khẩu ủy thác: trong hình thức này đơn vị ngoại thƣơng đóng vai
trò trung gian xuất khẩu làm cho đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết để
xuất hàng và hƣởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã đƣợc thỏa thuận.
Buôn bán đối lưu: đây là hoạt động giao dịch mà trong đó hoạt động
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu. Ngƣời bán đồng thời là
ngƣời mua, lƣợng hàng trao đổi tƣơng đƣơng.
4
Xuất khẩu theo Nghị định thư: đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa
(thƣờng là để gán nợ) đƣợc ký theo nghị định thƣ giữa hai chính phủ. Xuất
khẩu theo hình thức này có nhiều ƣu đãi nhƣ khả năng nhƣ khả năng thanh toán
chắc chắn, do Nhà nƣớc trả cho đơn vị xuất khẩu, giá cả hàng tƣơng đối cao,
việc thực hiện sản xuất thu mua có nhiều ƣu tiên. Song, hình thức này chỉ áp
dụng ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây, còn bây giờ rất ít đƣợc sử dụng.
Xuất khẩu tại chỗ: hàng hóa xuất khẩu không bắt buộc phải vƣợt biên
giới quốc gia mới đến đƣợc tay khách hàng, do vậy mà giảm đƣợc chi phí và
rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Các thủ tục trong
hình thức xuất khẩu này rất đơn giản.
Gia công quốc tế: đây là hình thức xuất khẩu, trong đó một bên gọi là
bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên
khác ( gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt
gia công và nhận chi phí gia công.
Tạm nhập tái xuất: để tiến hành hoạt động này phải có ít nhất ba chủ thể
thuộc ba quốc gia khác nhau: nƣớc xuất khẩu, nƣớc tái xuất và nƣớc nhập khẩu.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều
kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến tƣ liệu sản xuất máy
móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm
mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu với nền kinh tế Việt Nam
1.1.2.1. .Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công
nghiệp hóa đất nước
Công nghiệp hóa đất nƣớc là con đƣờng tất yếu mà mọi quốc gia phải
trải qua để khắc phục tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển của đất nƣớc. Đặc
biệt là với nƣớc ta, chúng ta đã bỏ qua giai đoạn trung gian là tƣ bản chủ
5
nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Do vậy, công nghiệp hóa càng đóng
vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển kinh tế đất nƣớc.
Có nhiều con đƣờng để thực hiện công nghiệp hóa đất nƣớc, tuy nhiên
có thể nói rằng con đƣờng hƣớng về xuất khẩu là hiệu quả nhất. Bởi vì để
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, cần phải có một số vốn ngoại tệ lớn để
nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại. Nguồn ngoại tệ để nhập khẩu
đƣợc hình thành từ các nguồn nhƣ: xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ nƣớc
ngoài, vay nợ, viện trợ, hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ… Tuy nhiên, trong số
những nguồn thu này thì nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu là ổn định và hiệu
quả nhất. Nó quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Còn nguồn thu
từ các hình thức khác tuy rất cần thiết nhƣng xét về lâu dài cũng phải trả bằng
cách này hay cách khác [3].
Mặc dù khi quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra, xuất khẩu và nhập
khẩu đều tăng nhanh, thị trƣờng trong nƣớc sẽ mở rộng, thúc đẩy nhanh hơn
quá trình tham gia vào tự do hóa thƣơng mại. Do vậy, cơ hội đầu tƣ; vay nợ;
nhận viện trợ… từ nƣớc ngoài sẽ tăng lên. Tuy nhiên cơ hội đó chỉ tăng lên
khi các chủ đầu tƣ, các tổ chức cho vay thấy đƣợc khả năng xuất khẩu -
nguồn vốn tự do duy nhất để trả nợ - trở thành hiện thực.
1.1.2.2. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng
mạnh mẽ. Đó là thành quả của sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ qua. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong quá trình công nghiệp hóa để thích nghi phù hợp với thực trạng và xu
hƣớng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất
chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
6
Thứ nhất, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản
xuất vƣợt quá nhu cầu nội địa. Trong trƣờng hợp nền kinh tế còn chƣa linh
động và chậm phát triển nhƣ nƣớc ta, sản xuất về cơ bản còn chƣa đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì quy mô
của xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trƣởng chậm. Khi đó xuất khẩu sẽ không
có kế hoạch và phải phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc mà vốn
không phải là thị trƣờng của xuất khẩu. Vì thế, sản xuất và sự thay đổi cơ cấu
kinh tế sẽ rất chậm chạp [3].
Thứ hai là, coi thị trƣờng và đặc biệt thị trƣờng thế giới là hƣớng quan
trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai xuất phát từ nhu cầu của thị
trƣờng thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, thể hiện ở:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nghành khác có cơ hội phát triển
thuận lợi. Trong điều kiện phát triển kinh tế, xuất khẩu tạo ra thị trƣờng kích
thích phát triển sản xuất trong nƣớc đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp
chế xuất. Qua đó kích thích việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng
và cải tiến cơ cấu hàng hóa để có thể có đủ khả năng cạnh tranh trên thị thế
giới. Bên cạnh đó việc thúc đẩy xuất khẩu còn cho phép mở rộng quy mô sản
xuất, kéo theo nhiều nghành nghề mới phát triển. Chẳng hạn nhƣ khi phát
triển hàng dệt may xuất khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội đầy đủ cho
việc phát triển các nghành sản xuất nguyên liệu nhƣ bông, vải sợi, …Hay sự
phát triển của nghành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu gạo, chè, cà
phê, thủy hải sản … sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nghành sản xuất nông
nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến có liên quan.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, góp phần cho sản
xuất phát triển và ổn định. Thị trƣờng nội địa vốn rất nhỏ bé so với thị trƣờng
thế giới. Để có thể tiếp cận với quy mô thị trƣờng thế giới, cần phải tăng
cƣờng khả năng xuất khẩu. Xuất khẩu không chỉ những sản phẩm mà trong
7
nƣớc sản xuất dễ dàng mà cả những sản phẩm thị trƣờng có nhu cầu. Thông
qua đó, xuất khẩu làm tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng bên ngoài đồng thời
với việc tăng hiệu quả quy mô sản xuất trong nƣớc.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng
cao năng lực sản xuất trong nƣớc. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là
phƣơng tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, tiến bộ khoa học công nghệ từ
thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nƣớc,
tạo ra một năng lực sản xuất mới.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của nƣớc ta sẽ tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới về cả giá cả và chất lƣợng. Cuộc cạnh tranh
này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất
thích nghi với nhu cầu thị trƣờng.
- Xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp trong nƣớc có nhiều cơ hội hơn
trong việc tiếp cận với thị trƣờng thế giới. Thông qua đó, không những các
doanh nghiệp có khả năng mở rộng quan hệ hợp tác thƣơng mại mà còn phải
đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải
đổi mới hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, sản xuất, nâng cao chất
lƣợng sản phẩm, giảm chi phí, giá thành. Tuy nhiên, thị trƣờng thế giới luôn
là môi trƣờng tốt để các doanh nghiệp học hỏi những kinh nghiệm kinh
doanh, trình độ quản lý và khả năng tiếp cận bạn hàng của các doanh nghiệp,
công ty nƣớc ngoài.
1.1.2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm
và cải thiện đời sống nhân dân
Giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân vốn là một trong những mối
quan tâm lớn của mỗi quốc gia trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế
xã hội. Khi chủ trƣơng thực hiện con đƣờng công nghiệp hóa, chính phủ
nhằm đạt tới việc thu hút một lực lƣợng lao động lớn, góp phần giải quyết
công ăn việc làm. Thông qua xuất khẩu, hàng triệu lao động phục vụ cho quá
trình sản xuất hàng xuất khẩu sẽ có việc làm, thu nhập ổn định. Đặc biệt là
8
những nghành nghề đòi hỏi sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao nhƣ:
nghành nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm,…Hơn thế nữa, việc xuất khẩu hàng hóa là hƣớng ra thị trƣờng
nƣớc ngoài nơi luôn đòi hỏi sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao. Vì
vậy, xuất khẩu không những tạo thêm công ăn việc làm mà còn nâng cao trình
độ hay tay nghề của công nhân.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu
dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân.
1.1.2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta, nâng cao vị trí và vai trò của Quốc gia trên thị trường
quốc tế
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ
thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại, khi xuất khẩu
phát triển nó cũng là cơ sở để thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác
phát triển theo nhƣ các quan hệ về chính trị và ngoại giao. Mặt khác, các quan
hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao phát triển mạnh lại tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động xuất khẩu phát triển.
Tóm lại, xuất khẩu có vai trò rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế
và việc thúc đẩy xuất khẩu đƣợc coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc để phát
triển nền kinh tế của mỗi quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu sắc hiện nay [3].
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu
1.1.3.1. Yếu tố bên trong
Là các yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng tới xuất khẩu bao gồm yếu tố
về nguồn lực sản xuất; môi trƣờng kinh doanh; môi trƣờng chính trị, pháp
luật; môi trƣờng địa lý, tự nhiên; môi trƣờng văn hóa, xã hội [15].
9
Nguồn lực sản xuất: là các yếu tố cốt lõi của một quá trình sản xuất bao
gồm:
- Nguồn nhân lực: số lƣợng lao động, khả năng, kiến thức và kỹ thuật.
- Tài nguyên thiên nhiên: đất đai, khoáng sản, nhiên liệu, môi trƣờng.
- Vốn: máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, cơ sở hạ tầng…
- Công nghệ: kiến thức khoa học, bí quyết quản lý, bí quyết kỹ thuật,
môi trƣờng công nghệ,…
Trong thƣơng mại quốc tế đây là bốn yếu tố mà sự khác biệt không chỉ
thuần túy về mặt số lƣợng mà yếu tố quan trọng hơn đó là chất lƣợng của các
nguồn lực này sẽ quyết định chi phí tƣơng đối trong sản xuất. Sự khác biệt
của bốn yếu tố này sẽ tạo ra những lợi thế so sánh cho các quốc gia. Các nƣớc
đang phát triển thƣờng chỉ có lợi thế so sánh cấp thấp (lao động, tài nguyên).
Đó là những lợi thế trong việc các quốc gia đó có lực lƣợng lao động lớn hay
có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú… Việc tận dụng các lợi thế này
để sản xuất và xuất khẩu là con đƣờng ngắn nhất để tăng tích lũy tạo vốn cho
công nghiệp hóa. Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu các nƣớc này có điều
kiện tạo ra những lợi thế mới với trình độ nguồn nhân lực, công nghệ và vốn
lớn hơn.
Ngày nay, xét từ góc độ nguồn lực sản xuất thì lợi thế so sánh về trình
độ cũng nhƣ trình độ phát triển của một nƣớc sẽ thay đổi. Khi trình độ nguồn
nhân lực và khả năng đổi mới công nghệ đƣợc nâng lên, các yếu tố vốn,
nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay từ nƣớc ngoài nhƣng chỉ
sử dụng hiệu quả và ổn định bởi những lao động có kỹ năng và đƣợc đào tạo
cùng một môi trƣờng kích thích sự đổi mới công nghệ liên tục.
Môi trƣờng kinh doanh: là các yếu tố xúc tác cho hoạt động xuất khẩu.
Lợi thế so sánh của một quốc gia sẽ không đƣợc khai thác có hiệu quả nếu
nhƣ các lực lƣợng kinh doanh trong nƣớc không có đƣợc một môi trƣờng
khuyến khích xuất khẩu. Môi trƣờng kinh doanh có tính chất phức tạp với
10
nhiều yếu tố tác động nhiều chiều. Một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh sẽ
có vai trò quyết định đối với hoạt động xuất khẩu. Môi trƣờng kinh doanh bao
gồm các yếu tố:
- Tốc độ tăng trƣởng GDP, quy mô GDP và GDP/ ngƣời, xuất
khẩu/GDP, xuất khẩu/ ngƣời.
- Sức cạnh tranh của lực lƣợng kinh doanh trên thị trƣờng, họ có đƣợc
tự do kinh doanh xuất nhập khẩu hay không, đƣợc khuyến khích nhƣ thế nào.
- Trình độ quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ:
+ Các chính sách: các chính sách khuyến khích xuất khẩu nhƣ thuế
quan, tỷ giá hối đoái, thị trƣờng, tín dụng
+ Các thể chế: thể chế đầu tƣ, tài chính ngân hàng, doanh nghiệp, các
luật về kinh tế khác, các tổ chức hỗ trợ…
- Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội:
+ Hạ tầng có tính chất kỹ thuật, hỗ trợ xuất khẩu: đƣờng xá, cầu cảng,
sân bay, vận tải, thông tin – viễn thông…
+ Hạ tầng mềm: luật pháp, dịch vụ vận tải, dịch vụ ngân hàng, chính
sách về thuế xuất nhập khẩu, trình độ giáo dục, dịch vụ thông tin viễn thông.
+ Môi trƣờng kinh tế tác động tới khả năng cạnh tranh thông qua việc
ổn định kinh tế vĩ mô, giảm chi phí, tạo niềm tin trong kinh doanh, tạo môi
trƣờng kinh doanh năng động.
Môi trƣờng chính trị, pháp luật:
Chính trị ảnh hƣởng tới rủi ro trong kinh doanh, sự ổn định chính trị có
ý nghĩa quan trọng hơn cả thế chế. Nếu một quốc gia không ổn định về chính
trị, thƣờng xuyên có những biến động sẽ tạo ra sự bất an và lo sợ rủi ro với
các bạn hàng. Một nƣớc muốn phát triển kinh tế, đẩy mạnh hợp tác thƣơng
mại quốc tế trƣớc hết phải có ổn định về chính trị.
Chính sách pháp luật đòi hỏi phải hợp lý, chặt chẽ và hiệu lực. Hợp lý
tức là phải đòi hỏi xuất phát thực tế, không mâu thuẫn với thông lệ quốc tế,
11
thông thoáng vì mục tiêu phát triển. Hiệu lực tức là các điều khoản của các
nghành luật phải đƣợc thực thi bởi một bộ máy nhà nƣớc đủ mạnh.
Môi trƣờng địa lý tự nhiên: ảnh hƣởng tới đầu vào của sản xuất, chi phí
vận chuyển, quy mô thị trƣờng… và do vậy ảnh hƣởng tới khả năng cạnh
tranh. Một nƣớc nằm trong khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế cao, năng
động, vị trí địa lý thuận lợi cho vận tải, rõ ràng sẽ có nhiều ƣu thế để phát
triển ngoại thƣơng.
Môi trƣờng văn hóa - xã hội: tập quán kinh doanh, những giá trị xã hội,
sở thích, dân số, chất lƣợng lao động… tạo nên những đặc trƣng văn hóa của
từng nƣớc. Đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng lớn tới sự thành công
trong kinh doanh nói chung và trên thƣơng trƣờng quốc tế nói riêng, ảnh
hƣởng tới sự hƣng thịnh của một quốc gia, sự thành công hay thất bại của một
đƣờng lối phát triển.
1.1.3.2. Yếu tố bên ngoài
Đây là yếu tố có tính biến động lớn mà nhiều khi vƣợt ra ngoài tầm
kiểm soát của một nƣớc. Vì vậy khi tham gia thƣơng mại quốc tế phải có
những cơ chế chính sách để thích ứng linh hoạt. Một số nhân tố khách quan
bên ngoài có ảnh hƣởng lớn tới xuất khẩu của một nƣớc [15], đó là:
Xu hƣớng khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng phát triển lớn mạnh là
một tất yếu phát triển nhƣ: sự phát triển của lực lƣợng sản xuất do sự tiến bộ
nhanh chóng của của cách mạng khoa học kỹ thuật. Hầu hết các nƣớc đều
thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trƣờng. Sức hấp dẫn của thƣơng mại
quốc tế đều đƣợc nhiều nƣớc nhận thức và thúc đẩy. Các chính phủ ngày càng
quan tâm nhiều tới cải cách cơ chế thị trƣờng và các chính sách đẩy mạnh
ngoại thƣơng. Không gian biên giới cho các quan hệ kinh thƣơng mại quốc tế
trƣớc hết là thƣơng mại đầu tƣ dịch vụ…đã và đang đƣợc xóa bỏ.
Tất cả các yếu tố này là tiền đề quan trọng thúc đẩy phân công lao động
quốc tế bằng việc tạo ra môi trƣờng hợp tác, hòa bình ổn định cùng phát triển
12
trong một nền thƣơng mại quốc tế toàn cầu. Một nƣớc có chính sách hợp lý để
tham gia thƣơng mại quốc tế càng sâu rộng thì cơ hội cho phát triển xuất khẩu
là rất lớn.
Tình hình kinh tế thế giới: muốn nói đến tốc độ tăng trƣởng là yếu tố có
ảnh hƣởng lớn tới xuất khẩu của một nƣớc. Khi kinh tế của các bạn hàng chủ
lực tăng trƣởng tốt khiến cho cầu tiêu dùng tăng lên và do đó cầu nhập khẩu
cũng tăng lên, điều này làm tăng xuất khẩu của nƣớc đó. Ngƣợc lại sẽ làm
giảm xuất khẩu.
Các đối thủ cạnh tranh: các quốc gia có lợi thế so sánh tƣơng tự nhau sẽ
là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trƣờng quốc tế. Quốc gia nào có
chính sách khuyến khích thƣơng mại quốc tế phát triển nhƣ: hội nhập, hợp
tác, thuế quan, tỷ giá, … hợp lý nhất sẽ là những nƣớc có lợi thế cạnh tranh
nhất và do đó có khả năng tăng quy mô xuất khẩu. Mặt khác chính sách hỗ trợ
xuất khẩu của Chính phủ hay những quy định của nƣớc bạn hàng sẽ có tác
động trực tiếp tới cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Do đó để khuyến khích
xuất khẩu thì mỗi nƣớc phải có chính sách linh hoạt với điều kiện của từng
quốc gia bạn hàng cũng nhƣ điều kiện quốc tế.
1.2. CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU NÔNG THUỶ SẢN VIỆT NAM
Qua phần lý luận chung về xuất khẩu, có thể thấy tầm quan trọng rất
lớn của xuất khẩu với nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế nông nghiệp mà
trong đó hàng xuất khẩu chủ yếu là ngành hàng nông thủy sản. Hàng năm,
kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của cả nƣớc và xuất khẩu hàng nông thủy sản đóng vai trò
quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế quốc gia. Vì thế xây dựng chiến
lƣợc xuất khẩu hàng nông thủy sản Việt Nam ra nƣớc ngoài là hết sức cần
thiết. Tuy nhiên, để xây dựng đƣợc chiến lƣợc phù hợp với thực trạng của
toàn ngành nông thủy sản thì cần phải có hiểu biết đúng đắn về chiến lƣợc
13
trên phƣơng diện toàn nghành và quốc gia. Phần tiếp sau sẽ giải thích rõ về
chiến lƣợc và chiến lƣợc xuất khẩu nông thủy sản.
1.2.1. Khái niệm chiến lƣợc và chiến lƣợc xuất khẩu
1.2.1.1. Khái niệm chiến lược:
Từ xa xƣa, theo quan niệm của ngƣời Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ chiến
lƣợc bắt nguồn với hai từ “Stratos” ( quân đội, bầy đoàn) và “agos” (lãnh đạo,
điều khiển). Thông thƣờng ngƣời ta hiểu chiến lƣợc là khoa học và nghệ thuật
chỉ huy quân sự, đƣợc ứng dụng để lập kế hoạch tổng thể và tiến hành những
chiến dịch có quy mô lớn [1].
Từ thập kỷ 60 (thế kỷ 20), quan niệm về chiến lƣợc đã phát triển dần
theo nhận thức khác và đƣợc hiểu là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài
hạn của nghành và thực hiện chƣơng trình phân hành động cùng với việc phân
bổ các nguồn lực cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu đã xác định. Theo một
cách nói khác thì chiến lƣợc là phƣơng thức mà các nghành sử dụng để định
hƣớng tƣơng lai nhằm đạt đƣợc và duy trì sự phát triển bên trong và bên ngoài
của mình.
Theo quan điểm hiện đại, chiến lƣợc là tập hợp những quyết định và
hành động nhằm mục tiêu phối hợp các năng lực và nguồn lực của ngành đáp
ứng đƣợc những cơ hội, thách thức từ bên ngoài. Chiến lƣợc còn đƣa ra những
hành động định hƣớng mục tiêu và những hoạt động để thực hiện chiến lƣợc
[1].
Tóm lại, chiến lược của một ngành bao gồm không chỉ những gì ngành
đó muốn thực hiện, mà còn là cách thức thực hiện những công việc đó. Một
hành động riêng lẻ, đơn giản không phải là chiến lược. Chiến lược của ngành
cần được xây dựng sao cho nó phải tính đến những điểm mạnh cơ bản của
một loạt các hành động có tính quyết định (các nguồn lực và năng lực) và
những cơ hội, thách thức của môi trường [10].
14
1.2.1.2. Khái niệm chiến lược xuất khẩu
Theo cách tiếp cận về chiến lƣợc đã đƣợc trình bày ở trên, chúng ta hiểu
chiến lƣợc không chỉ đƣợc sử dụng ở phạm vi một quốc gia mà còn có thể là
chiến lƣợc ở một ngành hoặc thậm chí một doanh nghiệp. Chiến lƣợc của một
ngành đƣợc xác định ở một tầm nhìn chiều sâu, có tính định hƣớng, bao quát và
làm cơ sở cho những hoạch định phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Mỗi một quốc gia, mỗi một ngành hay một doanh nghiệp muốn hòa
nhập với xu hƣớng phát triển chung của thế giới đều phải có tầm nhìn chiến
lƣợc xuất khẩu trọng điểm. Theo diễn đàn thƣơng mại quốc tế, chiến lƣợc
xuất khẩu của quốc gia nói chung và của ngành nói riêng là những hƣớng dẫn
cần thiết về việc phát triển nguồn lực nào cần thiết, vì mục tiêu gì, đƣợc sử
dụng bởi ai và nhƣ thế nào.
Nhƣ vậy, chiến lược xuất khẩu là định hướng tổng thể nhằm khai thác
tối đa và có hiệu quả các nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh quốc gia nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhằm thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Chiến lược xuất khẩu chính là sự cụ thể hóa của chiến
lược phát triển kinh tế trong lĩnh vực xuất khẩu và phải phù hợp với phương
hướng, mục tiêu, chương trình hành động trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội [16].
1.2.2. Nội dung của chiến lƣợc xuất khẩu nông thủy sản
1.2.2.1. Phân tích các nguồn lực nông thủy sản xuất khẩu
Khái niệm chiến lƣợc và chiến lƣợc xuất khẩu ở phần trên đều đề cập
tới việc làm thế nào để huy động, khai thác tối đa và phân bố hiệu quả các
nguồn lực. Tuy nhiên, các nguồn lực đơn giản chỉ là những điều kiện phù hợp
mà ngành có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các
nguồn lực cũng có thể hiểu là: nhân lực; vật chất; tài chính; các nguồn lực vô
hình khác. Các nguồn lực kể trên đều có thể trở thành yếu tố để tiến hành sản
xuất xuất khẩu [1].
15
Phân tích các nguồn lực nông sản xuất khẩu:
Nƣớc ta có nguồn tài nguyên rất dồi dào, phong phú tạo điều kiện cho
việc phát triển nông nghiệp. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam theo cách
nhìn nhận chung của thế giới đều là những mặt hàng chủ lực để Việt Nam
xuất khẩu. Thế nhƣng những nguồn lực nào cấu thành nên ngành nông sản
xuất khẩu? Đó là:
- Thứ nhất, điều kiện tự nhiên là yếu tố khách quan không thể thiếu
đƣợc trong việc sản xuất và xuất khẩu nông sản. Đó là điều kiện đầu tiên
quyết định việc sản xuất nông nghiệp. Nó bao gồm các đặc điểm của đất đai;
địa chất; khí hậu. Đất nông nghiệp nƣớc ta đa dạng và phong phú, có thể
trồng chuyên canh theo từng vùng và theo từng thời kỳ nhiều loại cây nông
nghiệp ngắn ngày và dài ngày cho năng suất cao. Mặt khác, nƣớc ta có dải
phù sa rộng lớn do hai con sông lớn bồi đắp là sông Hồng và sông Cửu Long.
Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho nƣớc ta phát triển cây lúa nƣớc. Hàng
năm kim nghạch xuất khẩu gạo của nƣớc ta tăng liên tục. Hiện nay, nƣớc ta
xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Rõ ràng rằng cây
lúa nƣớc là loại cây nông nghiệp ƣu thế và chủ lực của nƣớc ta.
Địa hình nƣớc ta phân bố không đồng đều, 20% là đồng bằng, còn lại
80% là núi và cao nguyên. Do đặc điểm của địa hình nhƣ vậy nên thuận lợi
cho việc phát triển trồng nhiều loại cây nông nghiệp khác nhau có giá trị xuất
khẩu cao nhƣ: cao su, cà phê, chè, hạt điều,… Các loại cây này phù hợp với
địa hình và khí hậu của từng vùng và cho năng suất cao [22].
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên khí hậu phân bổ
thành hai mùa mƣa và khô rõ rệt. Vì thế, nƣớc ta có điều kiện phát triển một
nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng về cây trồng và vật nuôi. Hơn nữa, khí hậu
phân hóa đa dạng, phức tạp là điều kiện phát triển các vùng chuyên canh sản
xuất nông sản với quy mô lớn, với đa dạng các sản phẩm nông nghiệp độc
đáo nhƣ các cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới, ôn đới. Điều này tạo điều
kiện để sản xuất và xuất khẩu các giống cây ăn trái đặc sản nổi tiếng ra thị
16
trƣờng nƣớc ngoài để các loại đặc sản này không chỉ có giá trị ở trong nƣớc
mà còn có uy tín cao trên thị trƣờng thế giới.
- Thứ hai, nguồn nhân lực là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định,
mang tính chiến lƣợc trong xuất khẩu nông sản. Do đặc điểm của nƣớc ta là
nền kinh tế vẫn mang tính chất nông nghiệp, nên phần lớn lao động tập
trung trong ngành sản xuất này.
Bảng 1. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp trong từng năm
Đvt:%
Năm
Tỷ lệ lao động (%)
2000
50,0
2002
38,2
2004
38,8
2006
32,6
Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam 2008. Số liệu được trình
bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm của dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64. Số liệu
về việc làm dựa trên nghề chính của đối tượng.
Số liệu thống kê cho thấy, hàng năm từ 2000 đến cuối năm 2006, tỷ lệ
lao động tập trung trong ngành nông nghiệp vẫn rất cao. Điều đó chứng tỏ
nguồn lao động này rất đông đảo và có tác động lớn tới ngành sản xuất nông
nghiệp.
Hơn nữa, phần lớn dân số chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng, ven
biển và một số ít bộ phận dân số còn lại thì sống ở miền núi và trung du. Đây
là các nhân tố tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất và chế biến các sản
phẩm nông sản và họ ý thức đƣợc rằng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu nông
sản mới là chỗ dựa vững chắc đảm bảo đời sống kinh tế của chính họ và của
cộng đồng. Thế nhƣng, phần lớn lao động tập trung trong ngành nông nghiệp
là lao động thủ công, trình độ thấp, và do chƣa có quy hoạch tập trung đầy đủ
cho việc phân vùng chuyên canh và hƣớng dẫn sản xuất cụ thể cho từng địa
17
phƣơng nên hầu nhƣ ngƣời nông dân sản xuất hàng ra mà không biết đến đầu
ra của sản phẩm và nơi tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ sản xuất nhiều khi quá
thừa hoặc không đủ so với cầu thị trƣờng. Do vậy, yêu cầu đặt ra là bên cạnh
chính sách khuyến nông giúp ngƣời dân mở rộng và nâng cao năng suất thì
cần phải có những chính sách hỗ trợ nông dân nhằm nâng cao hiểu biết về
nhu cầu của thị trƣờng. Đặc biệt là tầm quan trọng của thị trƣờng nguồn cung
cho xuất khẩu nông sản. Một hƣớng đi đầy hứa hẹn cho cuộc sống của họ.
- Thứ ba, trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp. Những nƣớc nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhƣ nƣớc ta là những nƣớc công nghiệp đang phát
triển, nên việc chế biến các sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn đạt chất lƣợng
cao theo tiêu chuẩn quốc tế là chƣa đảm bảo. Các nƣớc đang phát triển cần
nhiều ngoại tệ mạnh để nhập khẩu vật tƣ, máy móc, thiết bị. Vì vậy, phải chấp
nhận xuất khẩu nông sản thô. Bên cạnh đó, các nƣớc kinh tế phát triển muốn
nhập nông sản thô về chế biến nhằm nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm và
hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, để mở rộng quy mô sản xuất, nhất là thị trƣờng
nông sản đòi hỏi phải có một số vốn tích lũy, kinh nghiệm trong ngành nghề
nông sản về trồng lúa, chè, cao su, cà phê,…Muốn vậy, chúng ta phải nâng
cao trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp bằng việc tìm hiểu, học hỏi kinh
nghiệm của một số nƣớc có hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
- Thứ tƣ là môi trƣờng công nghệ. Thực tế cho thấy công nghệ có ảnh
hƣởng trực tiếp đến năng suất nuôi trồng và chất lƣợng của sản phẩm chế
biến. Vì thế, công nghệ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và chế biến
xuất khẩu của ngành nông sản. Vì vậy, soạn thảo chiến lƣợc xuất khẩu phải
tính đến công nghệ. Sự tiến bộ của kỹ thuật có thể tác động sâu sắc đến chất
lƣợng của những sản phẩm nông sản. Vì vậy mà công nghệ là một yếu tố tác
động tới thị trƣờng của các nhà cung cấp; nhà phân phối; ngƣời cạnh tranh;
khách hàng; quá trình sản xuất và chế biến; và vị thế cạnh tranh của ngành.
18
Phân tích các nguồn lực thủy sản xuất khẩu:
Bên cạnh việc tập trung phát triển nghành nông nghiệp phục vụ xuất
khẩu, xuất khẩu thủy sản cũng đƣợc coi là một nghành thế mạnh và nhiều
thuận lợi mà nƣớc ta đang đầu tƣ và khai thác. Tƣơng tự nhƣ nghành sản xuất
xuất khẩu nông sản, có nhiều nguồn lực tác động đến nghành thủy sản. Trong
đó bao gồm nhiều nguồn lực ƣu đãi cho nghành. Tuy nhiên cũng có một số
nguồn lực gây khó khăn cho việc phát triển nghành xuất khẩu thủy sản. Đó là:
- Thứ nhất, nƣớc ta có điều kiện tự nhiên đặc biệt ƣu đãi cho việc phát
triển ngành thủy hải sản. Nằm ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên và
là nƣớc tiếp xúc với biển nhiều nhất lớn trong các nƣớc Đông Nam Á lục địa.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với 112 cửa sông, lạch, với độ nông sâu
khác nhau. Diện tích vùng biển Việt Nam gồm nội thủy, lãnh hải 226.000km2
và vùng đặc quyền kinh tế khoảng trên 1 triệu km2, có nhiều ngƣ trƣờng lớn
cho khai thác hải sản và các vũng, vịnh kín là nơi có thể phát triển nuôi trồng
thủy sản nƣớc mặn [6]. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để Việt
Nam phát triển nền kinh tế biển, trong đó việc phát triển nghành thủy sản là
điểm khởi đầu quan trọng.
Tiềm năng nguồn lợi thủy sản ở các vùng nƣớc mặn kể cả gần bờ và
xa bờ là rất phong phú, trữ lƣợng lớn là điều kiện rất thuận lợi để phát triển
xuất khẩu thủy sản. Theo số liệu thống kê biển Việt nam có trên 2000 loài
cá, trong đó khoảng trên 100 loài có ý nghĩa kinh tế với trữ lƣợng khoảng
trên 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,6 -1,7 triệu tấn/năm [6].
Bên cạnh cá biển, còn nhiều nguồn lợi tự nhiên nhƣ trên 1.600 loài
giác, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng
2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực
và bạch tuộc (cho phép khai thác khoảng 60-70 nghìn tấn/năm). Bên cạnh
đó còn có rất nhiều loài đặc sản quý khác. Điều này cho phép nƣớc ta có