HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
*********
TẬP HỢP BÁO CÁO
CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2007
Mã số: B07-14
NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
VÀ Ý NGHĨA VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Quyền con người
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Thuỳ
Thư ký đề tài: Ths. Nguyễn Thị Thanh Hải
6966-1
28/8/2008
HÀ NỘI - 2008
MỤC LỤC
Trang
Sự phát triển của tư tưởng về quyền con người
trước Mác
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải
1
Cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin về
con người và quyền con người
TS. Vũ Hùng
9
Quan niệm của C.Mác - Ph.Ăngghen về nguồn
gốc, đặc trưng và vai trò của quyền con người
trong sự phát triển xã hội
TS. Nguyễn Duy Sơn
31
Sự phát triển các quan đ
iểm về quyền con người
qua các tác phẩm của V.I.Lênin
ThS. Ttrần Kim Cúc
48
Sự phát triển của quan điểm về quyền con người
trong các tác phẩm của C.Mác và Ph. Ăngghen
ThS. Lê Thị Thanh Hà
63
Tìm hiểu sự phát triển của quyền con người
trong học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen
ThS. Hoàng Hùng Hải
83
Cách tiếp cận mới của chủ nghĩa Mác - Lênin
về quyền con người
ThS. Trần ThịLý
90
C.Mác-Ph.
Ăngghen phê phán các quan điểm tư
sản về vấn đề quyền con người
ThS. Lê Quang Hoà
108
Vấn đề quyền con người và xã hội công dân theo
quan điểm Mác - Lênin
ThS. Trần Mai Hùng
127
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò
của pháp luật trong việc bảo vệ quyền con
người, quyền công dân
ThS. Tống Đức Thảo
146
Quan điểm Mác - Lênin về dân chủ và quyền
dân chủ
ThS. Hoàng Văn Nghĩ
a
161
Quan điểm Mác - Lênin về quyến sở hữu
ThS. Đỗ Thị Thơm
191
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền tự
do tôn giáo tín ngưỡng
ThS. Trần Thị Hoè
204
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền
lao động và thực tiễn Việt Nam
Trần Thị Hồng Hạnh
220
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền
được giáo dục
Chu Thị Thuý Hằng
232
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền
phụ nữ và quyền trẻ em
ThS. Nguyễn Thị Báo
238
Vấn đề bình đẳng dân tộc ở Việt Nam dưới ánh
sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh
Phạm Phương Đông
252
Chức năng, phương pháp luận, quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh đố
i với công tác bảo đảm và đấu tranh trên
lĩnh vực quyền con người của chúng ta hiện nay
TS. Cao Đức Thái
274
1
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG VỀ
QUYỀN CON NGƯỜI TRƯỚC MÁC
Ths. Nguyễn Thị Thanh Hải
Quyền con người với tư cách là một ngành của pháp luật quốc tế thì mới
được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc từ năm 1945.
Tuy nhiên, ý tưởng và quan niệm về quyền con người thì đã hình thành từ rất sớm
trong lịch sử. Kể từ thời kỳ cổ, trung đại cho đến thời kỳ phục hưng, khai sáng và
cận đại, tư t
ưởng về quyền con người đã từng bước được thể hiện trong quan điểm
của các nhà triết học, luật học. Các tôn giáo lớn trên thế giới như Thiên chúa giáo,
Phật giáo, Hinđu, Hồi giáo… đều đề cập đến những quy tắc ứng xử nhằm tôn trọng
phẩm giá con người.
1.1. T− t−ëng vÒ quyÒn con ng−êi trong thêi kú cæ, trung ®¹i
Từ thời cổ đại, các nhà triết học duy vật đã quan niệm con ng
ười là sản phẩm của
thế giới tự nhiên, bắt nguồn từ thế giới vật chất, mọi hoạt động của con người cũng
tuân theo các quy luật của tự nhiên. Quan niệm về quyền con người đã được thể
hiện ở các ý niệm, tư tưởng thể hiện thông qua các hình phạt hay yêu sách về quyền.
Bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội nô lệ cổ đạ
i là sự hình
thành các bộ lạc, thị tộc và tiếp đó là nhà nước nô lệ cổ đại. Chính trong quá trình
giải quyết các mâu thuẫn xã hội phát sinh giữa giai cấp chủ nô và nô lệ nhằm thoát
khỏi sự áp bức, bất công mà tư tưởng về bảo vệ các quyền tự nhiên vốn có của
con người, về sự tôn trọng phẩm giá đã dần dần được hình thành và phát triển ở cả
phương Đông và phươ
ng Tây.
Sự xuất hiện những ý tưởng pháp lý đầu tiên về quyền con người được thể
hiện trong Đạo luật Ur-Nammu (2050 TrCN), đạo luật Hammurabi (1780TCn ).
Đạo luật Hamurabi của Hoàng đế Babilone được xác lập nên nhằm mục đích “ngăn
chặn kẻ mạnh áp bức kẻ yếu”. Các đạo luật này đã đưa ra những quy định, trừng
phạt có liên quan đến quyền của phụ nữ, trẻ em, quyền của nô l
ệ
1
.
1
Bách khoa toàn thư Wikipedia, tài liệu có tại địa chỉ
(truy cập ngày 23/12/2007)
2
Nhà vua Cyrus của Ba tư vào thế kỷ VI TCN, sau khi chiếm đóng thành
Babylon đã ban hành một bản tuyên bố
1
có tên gọi là “Cyrus Cylinder”. Tuyên bố
ghi nhận rằng mọi công dân của đế chế Ba tư đều được phép thực hành tín ngưỡng
tôn giáo một cách tự do và đồng thời nhà Vua cũng cho phép xoá bỏ nạn áp bức nô
lệ
2
. Cũng trong thời kỳ này, công dân thuộc tất cả các tôn giáo, dận tộc đều có
quyền như nhau, phụ nữ có các quyền giống như nam giới. Bản tuyên bố này cũng
ghi nhận việc bảo vệ một số quyền tự do và an ninh, quyền tự do đi lại, quyền sở
hữu tài sản và các quyền về kinh tế, xã hội. Nhiều học giả ngày nay cho rằng tuyên
bố “Cyrur” chính là bản tuyên ngôn đầu tiên về quy
ền con người.
Đế chế Maurya trong xã hội Ấn độ cổ đại từ thế kỷ III TrCN cũng đã theo
đuổi chính sách không bạo lực và bảo vệ quyền con người nhằm mang lại hạnh
phúc cho thần dân. Người dân thuộc tất cả các nhóm dân tộc hay tôn giáo đều có
quyền tự do, bình đẳng và khoan dung.
3
Cùng với sự phát triển của xã hội cổ đại, nhiều tư tưởng triết học đã được
hình thành, trong đó có các tư tưởng về quyền con người.
Nhà triết học theo quan điểm duy vật Hêraclít (530-470 TCN) coi quyền là
con đẻ của chiến tranh và sự tất yếu, nó dường như là sự phản ánh của luật thiên
định muôn đời
4
. Mặc dù mới chỉ nhìn nhận quyền từ góc độ hạn hẹp là sản phẩm
của chiến tranh nhưng Hêraclít ông đã nhận thấy mâu thuẫn như là nguồn gốc của
mọi sự vận động trong tự nhiên, trong tư duy và lịch sử.
Aristot (384-322 TCN) người được C.Mác đánh giá là “nhà tư tường vĩ đại
thời cổ đại” đã đưa ra quan niệm con người là một sinh vật xã hội, một
động vật
chính trị có các quyền bình đẳng trong việc tham gia công việc nhà nước và xã hội;
nhà nước và xã hội có trách nhiệm phải đảm bảo đời sống vật chất, công lý và sự
bình đẳng cho mọi người. Như vậyAristôt quan niệm con người là “một động vật -
1
Bản tuyên bố này được khắc trên một chiếc thùng làm bằng đất sét.
2
Bách khoa toàn thư Wikipedia, tài liệu có tại địa chỉ
(truy cập ngày 23/12/2007)
3
Bách khoa toàn thư Wikipedia, tài liệu có tại địa chỉ
(truy cập ngày 23/12/2007)
4
Xem Nguyễn Văn Vĩnh, Triết học chính trị về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, H 2005, Tr 23.
3
chính trị” nên “kẻ này là nô lệ, người kia là tự do, là chủ nô, điều đó là đúng, là hợp
lý. Quyền con người, do vậy, được gắn với đặc quyền của giai cấp thống trị.
Theo đuổi đường lối triết học duy tâm, Platon cho rằng nhà nước xuất hiện
từ sự đa dạng hoá của nhu cầu con người và từ đó xuất hiện các dạng phân công lao
động để thoả mãn các nhu cầ
u ấy. Trong xã hội cần duy trì các dạng nhu cầu khác
nhau, do vậy, không thể có sự bình đẳng hoàn toàn giữa con người với con người.
Xuất phát từ nhận thức này mà ông khẳng định mỗi hạng người cần phải làm tròn
bổn phận của mình, con người sống vì nhà nước chứ không phải vì con người
1
.
Đê - mô - crit (460-370 TrCN) cũng đưa ra phân tích về sự ra đời của nhà
nước trong mối quan hệ với quyền con người .Theo ông sự xuất hiện của nhà nước
và pháp luật là một tất yếu. Nó vừa là kết quả đấu tranh của con người vừa thể hiện
quyền lợi chung của các công dân.
Ở phương Đông, ngay từ thế kỷ X TCN, triều đại nhà Chu ở Trung quốc
cũng đã đề cập
đến mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân và giá trị của con
người. Khổng Tử (551-479 TCN) quan niệm: trong muôn loài, con người là quý
nhất nên cần phải đối xử với nhau theo nguyên tắc “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”
(Điều mình không muốn thì không làm cho người khác). Khổng tử cũng đề cao một
số quyền con người như quyền được chọn người có khả năng để làm lãnh đạo,
quyền được h
ọc tập, quyền được chăm sóc của người già, trẻ em và người khuyết
tật
2
. Cùng với việc mong muốn xây dựng một xã hội hoà hợp, Khổng tử cũng đề
cập đến những nghĩa vụ mà mỗi người cần phải làm để đảm bảo lợi ích chung.
Tư tưởng về bình đẳng cũng đã bước đầu được đề cập trong học thuyết của
Mặc Tử (479-371 TCN) bằng quan niệm cho rằng trong đời sống chính trị, mọi
người
đều có quyền ngang nhau và tiêu chuẩn để tham gia công việc nhà nước
không phải là nguồn gốc xuất thân hay địa vị xã hội mà chính là tài năng.
Các tôn giáo lớn đều hướng tới việc bảo vệ con người đặc biệt là những
người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột. Lời răn dạy của trong các tôn giáo cũng thể
1
Xem Hoàng Văn Nghĩa, Luận văn thạc sỹ triết học 1999, Tr 9
2
Xem giáo trình Lý luận về quyền con người, bản thảo Tr. 32
4
hiện giá trị của hạnh phúc, bình đẳng và tự do. Theo các quan niệm tôn giáo, con
người và vạn vật là do Thượng đế hay Chúa sáng tạo ra, và do vậy bất khả xam
phạm. Mọi hoạt động, suy nghĩ, tồn tại của con người đều phụ thuộc vào sức mạnh
vạn năng của Thượng đế, một lực lượng siêu nhiên hùng mạnh từ bên ngoài có thể
chi phối, ban phát và quyết định số phận của mỗi con ng
ười. Do đó, quyền con
người là quyền của Thượng đế ban cho con người. Nhiều nhà tư tưởng thời kỳ Phục
hưng và Khai sáng đã bác bỏ mạnh mẽ các quan niệm tôn giáo về con người và
quyền con người.
Mặc dù thuật ngữ “quyền con người” chưa được đưa ra trong các tôn giáo
truyền thống nhưng tư tưởng của các tôn giáo đã thể hiện được những tư tưởng cơ
bả
n về con người. Cho rằng con người đều thuộc về thánh thần, Kinh thánh khẳng
định A đam được sinh ra từ “hình ảnh của Chúa” và do vậy, con người có giá trị rất
cao. Kinh Quran khẳng định chắc chắn chúng ta đã ban tặng nhân phẩm cho con
người. Có thể nói, các quan niệm này đều mang tính duy tâm mà chưa gắn với con
người hiện thực.
Đến thời kỳ trung cổ, do sự hà khắc của kết cấu kinh tế, xã hội và tôn giáo
củ
a chế độ phong kiến mà tư tưởng về quyền con người dường như cũng bị hạn chế.
Ở thời kỳ này, lý thuyết về tự do thống trị trong xã hội là lý thuyết duy tâm và mang
tính thần học. Tự do được quan niệm là khả năng hành động phù hợp với mục đích
hợp lý mà đấng Chúa trời tối cao đã định trước. Vấn đề trọng tâm là quan hệ giữa ý
chí con ngườ
i và ý chí của chúa.Quyền con người, vì vậy cũng được coi là quyền
trừu tượng, phi hiện thực và mang tính thần thánh. Tự do và bình đẳng chỉ được thể
hiện bằng tâm hồn. Quyền lực là do đã được chúa trời sắp xếp.
Thomas Da canh, người theo quan điểm thần học cho rằng “cuộc sống dưới
trần thế chỉ là sự chuẩn bị cho thế giới bên kia” và “quyền thống trị của Qu
ốc vương
là do “ý chí thượng đế” quy định. Con người cũng như vạn vật cần giữ vững vị trí
mà thượng đế đã định sẵn mà không được có ý đồ thay đổi vị trí đó.
Augustin, nhà triết học, thần học thời kỳ này cũng rằng sự bất bình đẳng là
do Chúa tạo nên “chúa ban cho một số người quyền hưởng sung sướng vĩnh viễn,
và một số người khác thì phải kh
ổ vĩnh viễn”.
5
1.2. Sự phát triển tư tưởng quyền con người trong thời kỳ phục hưng,
khai sáng và cận đại
Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự lớn
mạnh của giái cấp tư sản đã tạo nên những bước phát triển quan trọng trong lý luận
về con người và quyền con người. Tư tưởng xuyên suốt về con người và quyền con
người trong thời kỳ này dựa trên học thuyết về quyền tự nhiên . Học thuyết này
cho rằng con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quá trình phát triển
tự nhiên. Và như vậy, theo họ, quyền con người cũng bắt nguồn từ quy luật tự
nhiên, con người bẩm sinh ra đã có, do tự nhiên ban cho (trời phú): quyền tự do,
bình đẳng và tư hữu; quyền con người là vĩnh hằ
ng, bất biến, phù hợp với bản tính
và ý chí con người. Nhà nước, pháp luật, nhân quyền không phải do Chúa tạo ra, mà
do kết quả “thoả thuận xã hội” của con người phù hợp với quy luật của lý trí, nhân
danh lẽ phải và đạo đức.Họ lý giải quyền con người là “thứ trời phú cho”, “là thứ
bẩm sinh mà mọi người đều được hưởng như nhau”, “là thứ không thể tước đoạt và
cũng không thể ban nhượ
ng cho ai”. Học thuyết “nhân quyền tự nhiên” đã giương
cao ngọn cờ dân chủ, nhân quyền, tự do, bình đẳng, bác ái trong cuộc đấu tranh lật
đổ ách áp bức vương quyền và thần quyền của chế độ phong kiến và đưa giai cấp tư
sản lên cầm quyền ở Anh, Hà Lan, Pháp, Mỹ…
Có thể kể đến các nhà tư tưởng lớn về theo đuổi học thuyết về quyền tự
nhiên như
Thomas Hobbes, John Locke, Spinôda, Bôdanh, Điđơrô, J.
Rousseau,Thomas Paine, Jefferson,…và cả L.Phoi-ơ-bắc( 1804-1872), một nhà triết
học duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức.
Thomas Hobbes (1588 - 1679) nhà triết học duy vật của Anh thế kỷ XVII
được coi là người đầu tiên đưa quyền tự nhiên vào quan điểm triết học chính trị và
đạo đức của mình. Hobbes cho rằng bản chất của con người là mang tính vị kỷ. Vì
rằng, con người luôn hành độ
ng theo bản chất của mình nên đó là quyền của họ.
Theo Hobbes, chối bỏ quyền này tức là đã chối bỏ quyền được làm người và đó là
điều vô lý vì cũng giống như loài động vật không được ăn thịt, cá không được bơi.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là quyền mang tính quy định áp đặt nghĩa vụ cho
người khác mà chỉ đơn thuần là “tự do”. Bởi vậy, chúng ta không có nghĩa vụ tự
6
nhiên mà chỉ có quyền không có giới hạn- điều này dẫn tới tình trạng con người
phải xâm chiếm, chém giết, bóc lột lẫn nhau để tồn tại. Hobbes lý giải về tình trạng
hỗn loạn của thế giới là do các quyền không có giới hạn không được ghi nhận. Theo
đó, nếu như con người muốn sống trong hoà bình thì phải từ bỏ các quyền tự nhiên
của mình và xây dựng nên các nghĩa vụ về mặt đạ
o đức trong một xã hội dân sự và
chính trị. Đây chính là những ý tưởng đầu tiên cho việc xây dựng quan niệm về
“khế ước xã hội” sau này.
Hobber phản đối quan niệm cho rằng quyền bắt nguồn từ Luật tự nhiên.
Theo ông, thường có sự nhầm lẫn giữa luật (“lex”) và quyền (“jus”). Luật đề cập
đến nghĩa vụ còn quyền thì không cần nghĩa vụ. Vì rằng bản chất của con người là
mong muốn có được hạnh phúc tối đa nên quyền phải có trước pháp luật. Quan
điểm này thể hiện sự khởi đầu quan trọng trong học thuyết về luật tự nhiên là đặt
nghĩa vụ lên trên quyền
1
.
Nhà triết học duy vật Hà Lan Xpinôza (1632- 1677) gắn quan niệm về quyền
tự nhiên với sự phê pháp chính sách ngu dân của tôn giáo và nhà thờ, góp phần
quan trọng trong việc tách các quy luật tự nhiên khỏi lĩnh vực thần học và đặt nó
trong sự tồn tại hiện thực. Theo ông, con người có các quyền bất khả xâm phạm về
tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận. Mặc dù chưa đưa ra sự phân tích có tính hệ
thống nhưng bước đầu ông c
ũng đã xác định được mối quan hệ giữa các quyền tự
nhiên với lương tri và danh dự của con người thông qua việc nhận xét rằng, nếu nhà
cầm quyền vi phạm các quyền tự nhiên thì sẽ gây nên sự căm phẫn và khinh miệt
của dân chúng. Do đó, nhà nước có trách nhiệm không được xâm hại đến tài sản,
danh dự, tự do và lợi ích của công dân. Nhũng giá trị này, theo ông, chỉ có thể đạt
được trong một chính thể dân chủ
2
.
Nhà triết học người Anh John Locke (1632- 1704), người được Ăng ghen
gọi là ‘đứa con của sự thoả hiệp giai cấp” đã tiếp tục trường phái pháp luật tự nhiên.
Ông đã đưa ra khái niệm quyền tự nhiên cho rằng con người được sở hữu một số
quyền nhất định bởi vì mình là một con người. Những gì con người biết, con người
làm đều là có ý nghĩa của nó. Các quyền tự nhiên c
ủa con người chính là cuộc sống,
1
Xem tại địa chỉ
2
Xem Viện NC Quyền con người, Giáo trình lý luận về quyền con người, bản thảo, trang 37.
7
tự do và tư hữu. Mặc dù tư tưởng của John Locke bắt nguồn từ quan niệm con
người là do chúa sáng tạo ra nhưng những tư tưởng của ông cũng có ý nghĩa quan
trọng đối với sự hình thành và phát triển khái niệm quyền sau này. Các quyền tự
nhiên theo quan điểm của Locke không xuất phát từ quyền công dân hay phát luật
quốc gia và cũng không hạn chế trong một nhóm tôn giáo, sắc tộc, văn hoá cụ thể
nào. Ông chính là người
đầu tiên đưa ra quan niệm về tính không thể phân chia của
quyền con người
1
.
Mặc dù còn những hạn chế nhất định, tư tưởng của các nhà triết học theo
trường phái pháp luật tự nhiên có ý nghĩa tiến bộ, góp phần to lớn vào cuộc đấu
tranh chống lại vương quyền và thần quyền, phục hưng và khẳng định các giá trị
cao quý của con người theo tinh thần cùa thời đại tư sản. Học thuyết về quyền tự
nhiên cũng đã xác định đượ
c nguyên tắc chung đối với quyền lực chính trị nhà nước
là Bảo vệ các quyền tự nhiên.
Tư tưởng tiến bộ về quyền của trường phái pháp luật tự nhiên đã được nhiều
nhà triết học của thời kỳ khai sáng tiếp tục kế thừa. Có thể kể đến một số tên tuổi
các nhà triết học nổi tiếng của thời kỳ này như Vôn-te (1694- 1778), Mông te ski ơ
(1689-1775).
Theo Vôn-te, các quy luật của tự nhiên cũng thể hiện ra như là nguồn gốc
của các quyền, nó trao cho con người các quyền tự nhiên về tự do và bình đẳng.
Tuy nhiên, khác với con người bản năng trong trường phái pháp lý tự nhiên, ông coi
con người là co người được giáo dục và mang các nguyên tắc đạo đức xã hội. Và vì
vậy, quyền và nhân phẩm phải được mọi thành viên trong xã hội thừa nhận.
Môngteskiơ cho rằng con người không đơn giản là con người tự nhiên
độc
lập với các quan hệ xã hội mà phải gắn với một thể chế nhà nước nhất định và phải
chịu sự điều tiết của pháp luật. Học thuyết về quyền tự nhiên đã được ông phát triển
trong lý thuyết tam quyền phân lập và quan niệm về tự do. Tự do tức là được làm
những gì pháp luật cho phép và con đường đạt tới tự do là phải thông quan sự phân
chia quết l
ực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
2
.
1
Xem tại địa chỉ
2
Xem Viện Nghiên cứu Quyền con người, Giáo trình lý luận về quyền con người, Bản dự thảo Tr. 39.
8
Nh trit hc Phỏp J. Rutxụ (1782-1778) quan nim rng bỡnh ng l xut
phỏt t trng thỏi t nhiờn, t yờu cu ca con ngi. Trong cun sỏch ca mỡnh v
Kh c xó hi (Social contract), Rut xụ cho rng con ngi sinh ra l t do, song
khp mi ni, con ngi b xing xớch. Bt cụng xó hi ch hỡnh thnh cựng vi t
hu, s xut hin k giaufm ngi nghốo. iu ny dn ti vic con ngi phi t
b trng thỏi t nhiờn ca mỡnh xõy dng nờn cỏc kh c xó hi vi s hỡnh
thnh ca nh nc v phỏp lut. Theo ụng, con ngi phi cú t do cụng dõn v cú
quyn t hu v ti sn, Nh nc phi bo v quyn t nhiờn ca con ngi.
Quan im ca cỏc nh t tng thi k ny v quyn con ngi ó cú nh
hng sõu sc n phong tro u tranh ũi t do, bỡnh
ng trờn khp cỏc chõu lc
v ó tr thnh ng lc tinh thn cho cỏc cuc cỏch mng dõn ch t sn chõu
u trong th k 19. Mặc dù bị hạn chế bởi ý thức hệ và lợi ích giai cấp (t sản), về
khách quan, với sự ra đời của xã hội công dân, kinh tế thị trờng và nhà nớc pháp
quyền, các cuộc cách mạng dân chủ t sản đã mở ra một giai đoạn mới, có tính đột
phá về quyền con ngời. Quyền con ngời từ một quy phạm xã hội, mang tính tập
quán, đạo đức đã trở thành một quy phạm pháp luật.
Vic bo v quyn ca con ngi, c bit l quyn tham gia chớnh tr, t do
tụn giỏo, chng li s ỏp bc ca chớnh quyn chớnh l ng l
c ca cuc cỏch
mng Anh nhiu quc gia chõu u. T tng v quyn con ngi cng ó c
k tha trong cỏc vn kin ni ting sau ny nh Tuyờn ngụn c lp ca Hp
Chng quc Hoa K (1776) v Tuyờn ngụn Dõn quyn v Nhõn quyn ca Phỏp
(1789), B lut nhõn quyn Anh. B lut nhõn quyn ca Anh cp n nhi vn
c bn v phỏp lut v quy
n. B lut coi nh vua cng phi chu s iu chnh
ca phỏp lut ging nh bt k cụng dõn no. Nh vua cng phi tụn trng quyn
lc ca quc hi - c quan i din cho nhõn dõn. Mi ngi u cú cỏc quyn c
bn nh c tip cn cụng lý, khụng c trng pht dó man, c xột x cụng
bng Tuyờn ngụn c lp ca M nm 1776 nờu rừ chớnh kh
khụng ch cn phi
c thnh lp da trờn s ng thun ca ngi dõn m cũn phi luụn ghi nh vic
bo v cỏc quyn con ngi vỡ rng tt c mi ngi sinh ra u bỡnh ng, to hoỏ
ó trao cho h nhng quyn bt kh xõm phm, trong nhng quyn ú cú quyn
sng, quyn t do v quyn mu cu hnh phỳc.
9
Cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin
về con ngời và quyền con ngời
TS. Vũ Hùng
Trit hc l khoa hc v th gii quan v phng phỏp lun, ó xut hin
v c tha nhn t thi c i, cỏch õy hn 2000 nm, c phng Tõy v
phng ụng.
c trng ca tri thc trit hc l s tng hp v khỏi quỏt mc
chung nht v cao nht nhng qui lut vn ng ca t nhiờn, ca xó hi, c
a t
duy. Theo Hegel, phm nhng cỏi gỡ xng ỏng vi tờn gi l trit hc thỡ
khụng th dng li nhng hin tng, nhng biu tng, nhng "
l phi
thụng thng"
, khụng th l s tng thut cỏi ang din ra m l s nhn thc
cỏi l chõn lý cú ý ngha ph bin trong ú. Chớnh Cỏc Mỏc cng phõn bit
hai cỏch nhỡn: cỏch nhỡn phm tc v cỏch nhỡn trit hc: "
cỏch nhỡn phm tc
"
tc l ch nhỡn thy s vt mt cỏch trc quan, b ngoi; cũn "
cỏch nhỡn trit
hc
" thỡ cao hn, sõu hn, tc l nhỡn thy c bn cht ca s vt.
Vi t cỏch l khoa hc v th gii quan v phng phỏp lun, trit hc
rt cn thit i vi mi ngi, mi t chc xó hi, mi lnh vc nghiờn cu
khoa hc c th. Chớnh Mỏc ó tha nhn: "
Nu khụng cú trit hc thỡ tụi khụng
th tin lờn c
". Bn thõn ụng ó dnh nhiu thi gian nghiờn cu trit hc
v l ngi sỏng lp ra trit hc mỏc-xớt, tc l ch ngha duy vt bin chng v
ch ngha duy vt lch s - th gii quan v phng phỏp lun khoa hc nht,
tin b nht trong lch s nhõn loi.
Con ngi v quyn con ngi l hai vn cú mi liờn quan mt thit
vi nhau, khụng th tỏch ri. Vỡ vy trờn c
s trit hc Mỏc - Lờnin trc khi
nghiờn cu v quyn con ngi, rt cn thit phi nghiờn cu v vn con
ngi.
10
I. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và giải phóng con người
Con người là đối tượng nghiên cứu khảo sát của nhiều ngành khoa học.
Tuy nhiên, "
chỉ có triết học mới có thể nhận thức được con người một cách
toàn bộ, nhất là ở bình diện duy lý"
(
1)
. Do đó từ xưa đến nay con người vẫn là
một vấn đề triết học lớn, lôi cuốn tư duy triết học của mọi thời đại, cả ở phương
Đông và phương Tây.
Ở phương Đông từ xưa đã có những tư tưởng đề cao con người và vị trí
của con người, đặt con người trong vũ trụ "
Tam tài
" gồm ba ngôi: Trời, Đất,
Người; coi con người là một "
tiểu vũ trụ
" (nhân thân tiểu vũ trụ), thấy dược
giữa con người với thiên nhiên có sự cảm thông ("
thiên nhân tương cảm"
).
Những triết gia lớn như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Mặc Tử… đã đề cập
đến vấn đề con người, bản tính con người, chữ "
nhân
" và đạo làm người với
những quan điểm khác nhau.
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ Hylạp đã có những nhà triết học nổi tiếng
đưa ra quan niệm của mình về con người.
Prô-ta-gô-rát cho rằng: "
Con người là thước đo của tất cả - con người do
đó là chủ thể nói chung"
(
2)
. Xô-crát nói rõ hơn: "
Con người, coi như là một sinh
vật đang tư duy, là thước đo của mọi vật"
(3)
. Arixtốt xem xét từ góc độ xã hội đã
phân chia giai cấp, đã khẳng định: "
Con người là một động vật chính trị
".
Pascal (1623 - 1662), nhà bác học và nhà triết học Pháp cho rằng: "
Người
ta chẳng qua là một cây sậy yếu ớt nhất trong tạo vật, nhưng là một cây sậy biết
suy tưởng"
(
4)
.
Napoléon (1769 - 1821) nhà quân sự lớn và hoàng đế nước Pháp cũng
cho rằng: "
Người chỉ là con vật hoàn toàn hơn các giống vật khác và biết suy lý
hơn"
(
5)
, v.v và v.v…
(1)
Từ điển triết học, Rôdentan chủ biên, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1986, tr.99.
(
2)
, (3)
Xem Lênin: Bút ký triết học, Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tr.287, tr.294.
(
4)
Từ điển danh ngôn Đông Tây của Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường, tái bản lần thứ II, Nxb Văn hóa
Thông tin, 1996, tr.76.
(
5)
Từ điển danh ngôn Đông Tây của Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường, tái bản lần thứ II, Nxb Văn hóa
Thông tin, 1996, tr.76.
11
Kế thừa và phát triển những quan điểm tiến bộ về con người, Mác và
Ăngghen đã đề cập đến vấn đề con người một cách toàn diện và sâu sắc, trong
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với xã hội, trên quan điểm triết học
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Có thể nêu lên một số luận điểm cơ bản
của triế
t học Mác - Lênin về con người như sau:
1. Con người là một bộ phận của tự nhiên và là sản phẩm cao nhất của
quá trình phát triển của tự nhiên
Trong tác phẩm "
Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844"
, Mác đã khẳng
định: "
Giới tự nhiên - nghĩa là giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó
không phải là thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người.
Con
người sống bằng giới tự nhiên.
Như thế nghĩa là
giới tự nhiên là thân thể của
con người
, thân thể mà với nó con người phải duy trì một quan hệ thường
xuyên để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người, là gắn
liền khăng khít với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự
nhiên gắn liền khăng khít với bản thân giới tự nhiên, vì
con người là một bộ
phận của tự nhiên"
(
6)
.
Trong tác phẩm "
Biện chứng của tự nhiên"
, Ăngghen cùng quan điểm
với Mác, cũng khẳng định: "
Chúng ta, với cả xương thịt, máu và bộ não của
chúng ta, là
thuộc về giới tự nhiên
và chúng ta
nằm trong giới tự nhiên"
(
7)
.
Lênin, trong
Bút ký triết học
, đã ghi nhận: "
Những quy luật của thế giới
bên ngoài, của giới tự nhiên… là những cơ sở hoạt động có mục đích của con
người. Trong hoạt động thực tiễn của mình, con người đứng trước thế giới
khách quan, phụ thuộc vào thế giới khách quan ấy để cho thế giới khách quan
ấy quy định hoạt động của mình"
(
8)
.
Như vậy, với quan điểm duy vật biện chứng, Mác - Ăngghen đã tách biệt
và đối lập một cách tương đối
con người
với giới
tự nhiên
để phân tích và
khẳng định nguồn gốc con người là từ tự nhiên, gắn với tự nhiên, và con người
(
6)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập I, tr.47.
(
7)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, tập III, tr.506.
(8)
Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tập 29, tr.199.
12
chính là một bộ phận của tự nhiên, trái hẳn với quan điểm duy tâm, siêu hình
cho rằng con người là do "
Thượng đế
" tạo ra.
Tự nhiên, hay giới tự nhiên, gồm tất cả những sự vật tồn tại khách quan,
độc lập với con người, không phải do con người tạo ra, không có sự can thiệp
hoặc tác động của con người, biểu hiện bằng các hình thức muôn hình muôn vẻ.
Có thể nói khái niệm "
tự nhiên
" là cùng bậc với khái niệm "
vật chất"
, "
vũ trụ
".
Tự nhiên là vô cùng vô tận, tồn tại vĩnh viễn. Còn một sự vật cụ thể, một bộ
phận thuộc giới tự nhiên thì có quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ
thấp đến cao, có sinh thành và có diệt vong.
Trái đất, một hành tinh trong thái dương hệ, và cả thái dương hệ, đều là
những bộ phận của tự nhiên. Trái đất có lịch sử hình thành và phát triển đến nay
là khoả
ng 7 tỉ năm, đã trải qua các giai đoạn phát triển từ thế giới vô cơ (vô tri
vô giác), thế giới hữu cơ có sự sống đến xã hội loài người. Sự xuất hiện con
người và xã hội loài người là bước phát triển cao nhất, vĩ đại nhất của giới tự
nhiên trên trái đất. Và bản thân xã hội loài người cũng có những bước phát triển
từ thấp đến cao qua các hình thái kinh tế - xã hội, c
ũng là một quá trình phát
triển tự nhiên.
Thế giới vô cơ, thế giới hữu cơ và xã hội loài người là những dạng tồn tại
khác nhau của giới tự nhiên và có quy luật vận động khác nhau. Đặc biệt con
người và xã hội loài người không chỉ khác hẳn thế giới vô cơ mà cũng khác hẳn
rất xa thế giới hữu cơ và các loài động vật. Các nhà kinh điển mác-xít đã nêu ra
nhiều tiêu chí trong đó ý thứ
c và lao động sản xuất là những tiêu chí cơ bản nhất
để phân biệt sự khác nhau giữa con người và con vật.
Ngay trong thời kỳ nguyên thủy, con người đã khác hẳn con vật ở chỗ có
ý thức. "
Đó là ý thức quần cư đơn thuần, và trong trường hợp này con người
khác với con cừu chỉ là ở chỗ trong con người, ý thức thay thế bản năng hoặc
bản năng của con người là bản năng đã được ý thức"
(
9)
.
Mác đã phân tích và khẳng định: "
Con vật tự đồng nhất mình một cách
(
9
)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, 1993, tập III, tr.44.
13
trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó. Nó là hoạt động sinh sống ấy. Còn
con người thì biến bản thân hoạt động sinh sống của mình thành đối tượng của
ý chí và ý thức, con người có một hoạt động sinh sống có ý thức…
Hoạt động
sinh sống có ý thức
phân biệt trực tiếp con người với hoạt động sinh sống của
con vật"
(
10)
.
Lao động sản xuất là một dấu hiệu và tiêu chuẩn rất cơ bản để phân biệt
con người với con vật. Trong tác phẩm "
Hệ tư tưởng Đức"
, Mác và Ăngghen
đã khẳng định: "
Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi
con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình"
(
11)
.
Tuy nhiên, một số loài động vật cũng biết "
sản xuất
" theo nhu cầu tồn tại
của chúng. Nhưng cái gọi là "
sản xuất
" của động vật chỉ có tính chất bản năng,
phiến diện, không sáng tạo. Mác đã nói về điều này một cách rất rõ ràng và lý
thú: "
Cố nhiên là con vật cũng sản xuất. Nó xây dựng tổ, chỗ ở của nó, như con
ong, con hải ly, con kiến, v.v… Nhưng nó chỉ sản xuất cái mà bản thân nó hoặc
con nó trực tiếp cần đến, nó sản xuất một cách phiến diện; còn con người thì
sản xuất một cách toàn diện; con vật chỉ sản xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu sản
xuất thể xác trực tiếp, còn con người sản xu
ất ngay cả khi được giải phóng khỏi
nhu cầu của thể xác, và chỉ khi được giải phóng khỏi nhu cầu đó thì con người
mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của chữ đó; con vật chỉ tái sản xuất ra
bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên; sản phẩm
của con vật thì trực tiếp gắn liền với thân thể nó, còn con người thì đối diện một
cách tự do v
ới sản phẩm của mình. Con vật chỉ chế tạo theo kích thước và nhu
cầu của loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo kích thước của bất
cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối
tượng; do đó con người cũng chế tạo theo quy luật của cái đẹp"
(
12)
.
Mác cũng nêu một ví dụ rất hay để so sánh giữa loại "
sản xuất
" có tính
chất thuần tuý bản năng của loài vật với loại sản xuất sáng tạo, có mục đích, có
(
10)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập I, tr.118.
(
11)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập I, tr.268.
(
12)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.119 - 120.
14
ý thức của con người: "
Con ong, với những ngăn tổ sáp của mình còn khéo hơn
một nhà kiến trúc nhiều. Nhưng điều phân biệt trước tiên giữa một nhà kiến
trúc tồi nhất và con ong giỏi nhất là nhà kiến trúc trước khi xây dựng từng ngăn
trong tổ ong, thì đã xây dựng từng ngăn đó trong óc mình rồi"
(
13)
.
Lao động sản xuất hiểu theo đúng nghĩa của nó có vai trò đặc biệt quan
trọng, như Ăngghen đã khẳng định, là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời
sống loài người, và trên một ý nghĩa nào đó có thể nói đã sáng tạo ra con người.
Và Ăngghen đã đưa ra một kết luận có giá trị tư tưởng và ý nghĩa phương pháp
luận sâu sắc: "
Sự khác nhau cơ bản giữa xã hội loài người và loài súc vật là ở
chỗ súc vật nhiều lắm thì cũng chỉ biết thu lượm, trong khi đó con người biết
sản xuất. Chỉ riêng sự khác nhau duy nhất nhưng cơ bản này cũng đã làm cho
người ta không thể vận dụng một cách giản đơn những quy luật có hiệu lực
trong loài súc vật vào loài người được… Nhờ sự khác nhau ấy mà điều d
ưới
đây có thể thực hiện được: Con người đấu tranh không phải chỉ để tồn tại mà
còn đấu tranh để giành thú vui, và để tăng thêm những thú vui của mình… con
người sẵn sàng từ bỏ những thú vui thấp kém nhất để giành những thú vui cao
cả hơn… đấu tranh không phải chỉ để có những phương tiện sinh tồn, mà còn
để có những phương tiện phát triển, những phương tiện phát triển do xã hội sản
xuất ra"
(
14)
.
2. Con người là động vật xã hội và bản chất con người là tổng hòa các
quan hệ xã hội
Phoi-
o
-bắc (1804 - 1872) là nhà triết học Đức vô thần và duy vật chủ
nghĩa xuất sắc trước Mác. Tuy nhiên, ông lại siêu hình và duy tâm khi nghiên
cứu về con người, về lĩnh vực xã hội. Ông nói về con người rất nhiều, nhưng lại
coi con người như một động vật thuần tuý sinh vật học, rất chung chung, trừu
tượng. Mác và Ăngghen đã nhận xét rằng Phoi-
o
-bắc "
lấy con người làm điểm
xuất phát, song ông hoàn toàn không nói đến thế giới trong đó con người ấy
(
13)
C.M¸c: T− b¶n, quyÓn I, tËp I, Nxb Sù thËt, Hµ Néi, 1969, tr.216.
(14)
M¸c - ¡ngghen: TuyÓn tËp, Nxb Sù thËt, Hµ Néi, 1982, tËp III, tr.596 - 597.
15
sống, vì vậy con người mà ông nói, luôn luôn là con người trừu tượng"
(
15)
. "
Khi
Feuerbach là nhà duy vật thì ông không bao giờ đụng đến lịch sử; còn khi ông
có tính đến lịch sử thì ông không phải là nhà duy vật. ở Feuerbach, lịch sử và
chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau"
(
16)
.
Đi đôi với việc phê phán quan điểm duy tâm và siêu hình, Mác đã tiếp
thu những tư tưởng hợp lý, tiến bộ và phát triển thành quan điểm duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử về con người. Mác khẳng định rằng: "
Do bản tính, con
người không những là một động vật chính trị, như Aristote nói, mà
trong mọi
trường hợp, con người đều là một động vật xã hội"
(
17)
.
Con người là "
động vật xã hội"
, nghĩa là trước hết con người cũng là một
sinh vật, có những chức năng và nhu cầu để tồn tại như mọi sinh vật, nhưng
khác hẳn và hơn hẳn mọi sinh vật khác là ở tính chất "
xã hội
" - nghĩa là con
người là một sinh vật đặc biệt, có ý thức sống, có mục đích hoạt động và biết tổ
chức thực hiện mục đích cuộc sống trong quan hệ với loài (đồng loại) của mình.
Tính "
xã hội
" chính là đặc điểm nổi bật về chất của con người khi so sánh với
tính bầy đàn của các sinh vật. Mác khẳng định: "
Quan điểm của chủ nghĩa duy
vật mới là xã hội loài người hay loài người có tính xã hội"
(
18)
. Chính vì vậy, khi
nói về bản chất con người thì không thể chỉ lấy những yếu tố về chức năng sinh
vật làm căn cứ. "
Cố nhiên là ăn, uống, sinh con đẻ cái.v.v… cũng là những chức
năng thực sự có tính người. Nhưng nếu bị tách một cách khó hiểu ra khỏi phần
còn lại của phạm vi hoạt động của con người và do đó mà bị biến thành mục
đích cuối cùng và duy nhất thì những chức năng ấy mang tính súc vật"
(
19)
. Ngay
khi nói về con người cá thể thì bản chất con người cũng mang tính xã hội chứ
không phải là những yếu tố sinh vật: "
Bản chất của con người đặc thù không
phải là râu của nó, không phải là máu của nó, không phải là bản chất thể xác
trừu tượng của nó, mà là phẩm chất xã hội của nó"
(
20)
.
(
15)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập 21, tr.420.
(
16)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập 1, tr.286.
(
17)
C.Mác: Tư bản, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, quyển I, tập II, tr.23 - 24.
(
18)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập I, tr.258.
(
19)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập I, tr.115.
(
20)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập 1, tr.337.
16
Xã hội là sản phẩm của mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người và
người, là hình thức sinh hoạt chung có tổ chức với nhiều cấp độ khác nhau của
loài người ở một trình độ phát triển nhất định của lịch sử dựa trên một phương
thức sản xuất nhất định. Con người, theo quan điểm của Mác, "
không phải là
một sinh vật trừu tượng đang ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới
" rất duy tâm và
siêu hình, mà là những con người hiện thực, cụ thể, bằng xương bằng thịt, đang
hành động, "
là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội
". Xã hội chính là cộng
đồng chân chính của con người, và "
con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính
xã hội"
(
21)
. Do đó, Mác đã khẳng định trong
Luận cương thứ 6 về Phoi-
o
-bắc
một điều hết sức sâu sắc và là chân lý: "
Bản chất con người không phải là cái
trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là
tổng hòa những quan hệ xã hội"
(
22)
[GS. Trần Đức Thảo
dịch là:
Toàn diện
những quan hệ xã hội].
"
Tổng hòa các quan hệ xã hội
" nghĩa là môi trường xã hội gồm quan hệ
sản xuất và toàn bộ các quan hệ xã hội khác như gia đình, cộng đồng dân cư,
dân tộc, giai cấp xuất thân, chế độ chính trị, nền giáo dục, đời sống tình cảm và
văn hóa, v.v… Mỗi cá nhân con người, với những đặc điểm tâm sinh lý và điều
kiện sinh sống cụ thể riêng biệt, đều chịu sự tác động của môi trường xã hội, và
đều là sản phẩm của "
tổng hòa các quan hệ xã hội"
, hình thành nên những nhân
cách, những bản chất cá nhân khác nhau. Tuy vậy, bản chất cá nhân cũng không
phải là cái gì đơn độc - ở ngoài xã hội mà cũng chính là bản chất xã hội của cá
nhân đó.
3. Con người trong xã hội tư bản bị "tha hóa"
Trong xã hội có đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp, đặc biệt là trong
xã hội tư bản chủ nghĩa, con người bị "
tha hóa
" nặng nề. Khái niệm "
tha hóa
"
vốn là của triết học cổ điển Đức được Mác kế thừa và dùng để phân tích một
cách sâu sắc vấn đề con người trong xã hội tư bản. "
Tha hóa
" (tha = cái khác,
hóa = biến thành) nghĩa là biến thành cái khác, ngược với bản chất vốn có của
(
21)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập 2, tr.200.
(
22)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập 1, tr.257.
17
sự vật, của con người. Trong tác phẩm "
Bản thảo kinh tế triết học 1844
" Mác
đã phân tích rất nhiều và rất nổi bật về vấn đề tha hóa, đặc biệt là "
lao động bị
tha hóa"
:
- Người công nhân bị hạ xuống ngang hàng với hàng hóa, hơn nữa với
một hàng hóa thảm hại nhất; sự bần cùng của công nhân là tỉ lệ nghịch với sức
mạnh và quy mô của sự sản xuất của anh ta, đi đôi với sự tích luỹ tư bản vào tay
một số ít người; xã hội phân chia thành hai giai cấp đối kháng là những người
sở hữu tài sản (tư sản) và những ngườ
i không có sở hữu (vô sản).
- Người công nhân sản xuất ra của cải ngày càng nhiều, càng tăng thì đời
sống của anh ta ngày càng nghèo; càng sáng tạo ra nhiều hàng hóa thì lại trở
thành một hàng hóa càng rẻ mạt.
- Lao động bị "
vật hóa"
, thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế
giới nhân loại càng mất giá trị. Người công nhân bị tước đoạt mất những vật cần
thiết nhất cho đời sống, cho lao động và cả đến bản thân lao động của mình. Họ
quan hệ với sản phẩm lao động của mình như đối với một vật xa lạ. Họ càng sản
xuất ra nhiều vật ph
ẩm bao nhiêu thì càng ít chiếm hữu vật phẩm bấy nhiêu và
càng bị sản phẩm của họ thống trị.
Có thể dẫn ra những đoạn mô tả so sánh cực hay của Mác về kết quả lao
động bị tha hóa và sự tha hóa của con người dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Đó là: "
Công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta càng có ít để tiêu
dùng; anh ta càng tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị,
càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta càng đẹp thì anh ta càng xấu đi;
vật do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với người dã
man; lao động càng mạnh mẽ thì người công nhân càng bất lực; lao động của
anh ta càng có tinh thần thì bản thân anh ta càng mất hết trí óc và càng bị nô lệ
vào giới tự nhiên"
(
23)
.
Đó là: "
lao động sản xuất ra những vật phẩm kì diệu cho những người
giàu nhưng nó lại sản xuất ra sự cùng khổ của công nhân. Nó sản xuất ra lâu
(23),
(24)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập I, tr.113, tr.115.
18
đài, nhưng cũng sản xuất ra cả những túp lều lụp xụp cho công nhân. Nó sản
xuất ra cái đẹp, nhưng cũng sản xuất ra sự tàn lụi của công nhân. Nó thay lao
động chân tay bằng máy móc, nhưng nó lại ném một bộ phận công nhân trở về
với lao động dã man và biến một bộ phận công nhân khác thành những cái
máy. Nó sản xuất ra máy móc nhưng cũng sản xuất ra cả sự đần độn, ngu ngốc
cho công nhân"
(24)
.
Đó là: "
Con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình hành động tự do trong
khi được thực hiện những chức năng động vật của mình - ăn, uống, sinh con đẻ
cái, nhiều lắm là trong chuyện ở, chuyện trang sức v.v… - còn trong những
chức năng con người của anh ta, thì anh ta cảm thấy mình chỉ là con vật. Cái
có tính súc vật, trở thành cái có tính người, còn cái có tính người thì biến thành
cái có tính súc vật"
(
25)
.
4. Giải phóng con người - tư tưởng cốt lõi của triết học Mác - Lênin
Trong "
Luận cương về Feuerbach"
, ở Luận đề 11, Mác đã nêu lên một
cách tổng quát vai trò và trách nhiệm của triết học và các nhà triết học: "
Các
nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau,
vấn đề là
cải tạo thế giới"
(
26)
. Điều đó có nghĩa là, nếu triết học chỉ dừng lại ở chỗ giải
thích thế giới, dù là giải thích một cách đúng đắn nhất, khoa học nhất, thì cũng
chỉ là nằm trong phạm trù tư duy, tư biện, kinh viện. Trong khi đó, như Mác nói
trong Luận cương đó, "
Đời sống xã hội, về thực chất, là có
tính chất thực tiễn
"
(luận đề 8); "
Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý,
nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của
mình
" (luận đề 2). Vì vậy "
Vấn đề là cải tạo thế giới"
, nghĩa là phải bằng hoạt
động thực tiễn, bằng cách mạng để xoá bỏ những áp bức, bất công, để khắc
phục sự "
tha hóa
" để giải phóng con người.
Giải phóng con người chính là tư tưởng cốt lõi, là điểm xuất phát và cũng
là mục tiêu cuối cùng của triết học Mác - Lênin.
(
25)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập I, tr.115.
(
26)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập I, tr.258.
19
Giải phóng con người nghĩa là làm cho con người thoát khỏi sự áp bức
bóc lột, thoát khỏi tình trạng bị kiềm chế, bị giam hãm, trói buộc đau khổ cả về
đời sống vật chất và tinh thần, để làm cho con người được tự do và hạnh phúc.
Đó là "
mệnh lệnh tuyệt đối"
, xuất phát từ chính con người, "
không còn có thể
viện đến danh hiệu lịch sử mà chỉ có thể viện đến danh hiệu
của con người"
, vì
"
bản thân con người là bản chất tối cao của con người
". Trong
Lời nói đầu
tác
phẩm
Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen
, Mác khẳng định:
"
Con người là tồn tại tối cao đối với con người, do đó dẫn đến cái mệnh lệnh
tuyệt đối đòi hỏi phải lật đổ tất cả những quan hệ biến con người thành một
sinh vật bị làm nhục, bị nô dịch, bị bỏ rơi, bị khinh rẻ"
(
27)
.
"
Lật đổ tất cả những quan hệ biến con người thành một sinh vật bị làm
nhục, bị nô dịch, bị bỏ rơi, bị khinh rẻ"
, đó là giải phóng chính trị, tức là giải
phóng giai cấp. Sự giải phóng này rất cần thiết, rất quan trọng, nhưng chỉ là một
bước trong quá trình tiến tới giải phóng con người.
Mác luôn luôn phân biệt sự khác nhau giữa giải phóng chính trị và giải
phóng con người. Có lúc Mác coi giải phóng chính trị chỉ là mức độ thấp của
giải phóng con người. "
Giải phóng chính trị không phải là phương thức giải
phóng con người đến cùng, không còn mâu thuẫn"
(
28)
. "
Giải phóng chính trị, tất
nhiên, là một tiến bộ lớn, thật ra nó không phải là hình thức cuối cùng của giải
phóng con người nói chung, nhưng nó là hình thức cuối cùng của sự giải phóng
con người trong giới hạn của thế giới đã tồn tại cho đến nay"
(
29)
. Có lúc Mác lại
coi "
bản thân sự giải phóng chính trị còn
chưa phải
là giải phóng con
người"
(
30)
, giải phóng chính trị "
còn xa mới được giải phóng về mặt con người.
Do đó, giải phóng chính trị và giải phóng con người phải có sự khác nhau"
(
31)
.
Có lẽ phải hiểu rằng: giải phóng chính trị là giải phóng giai cấp bị áp bức
bóc lột chiếm số đông trong dân cư thoát khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp
(
27)
Mác - Ăngghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập I, tr.26.
(
28)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập I, tr.534.
(
29)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập I, tr.539.
(
30)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập 1, tr.546.
(
31)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập 2, tr.168.
20
thống trị chỉ chiếm số ít trong dân cư nhưng chiếm giữ phần lớn tư liệu sản xuất
và của cải trong xã hội. Việc giải phóng chính trị phải do giai cấp bị thống trị tự
làm lấy bằng cách mạng xã hội trong cuộc đấu tranh giai cấp gay go khốc liệt.
"
Sự giải phóng giai cấp công nhân phải do giai cấp công nhân tự làm lấy; cuộc
đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân không phải là cuộc đấu tranh để
giành lấy những đặc quyền và độc quyền giai cấp, mà là để giành lấy quyền lợi
và nghĩa vụ bình đẳng và để xoá bỏ mọi sự thống trị giai cấp"
(
32)
. Như vậy, giải
phóng chính trị là giải phóng giai cấp bị áp bức bóc lột, nhưng không phải mọi
thành viên của giai cấp đó, với tư cách là mỗi con người, đều được giải phóng
như nhau, bởi có sự khác biệt cụ thể về bản thân mỗi người như hoàn cảnh gia
đình xuất thân, quá trình học tập và lao động, sức khoẻ…
Còn giải phóng con người nghĩa là tất cả các thành viên trong xã hội với
tư cách là con người, đều thoát khỏi ách áp bức bóc lột, đều được bảo đảm đầy
đủ về đời sống vật chất và tinh thần, có đủ điều kiện và cơ hội để phát huy năng
lực sở trường của cá nhân. Con người khi đó sẽ là "
người chủ của tồn tại xã hội
của chính mình, cũng đồng thời trở thành những người chủ của tự nhiên, người
chủ của bản thân mình - trở thành người tự do"
(
33)
.
Ở đây có vấn đề mối quan hệ giữa giải phóng cá nhân (tự do cá nhân) với
giải phóng xã hội (tự do cho tất cả mọi người). Đây là mối quan hệ hữu cơ, rất
mật thiết, cả hai vế đều là tiền đề và điều kiện cho nhau tồn tại và phát triển. Và
điều đó đã được Mác chỉ ra rất rõ ràng:
"
Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
của tất cả mọi người"
(
34)
.
"
Dĩ nhiên là xã hội không thể nào giải phóng cho mình được nếu không
giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt"
(
35)
.
"
Chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có được những phương tiện để có
thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình, và do đó, chỉ có trong
(
32)
M¸c - ¡ngghen: Toµn tËp, 1994, tËp 16, tr.24.
(33)
M¸c - ¡ngghen: Toµn tËp, 1994, tËp 20, tr.892.
(34)
M¸c - ¡ngghen: Toµn tËp, 1995, tËp 4, tr.628.
(35)
M¸c - ¡ngghen: Toµn tËp, 1994, tËp 20, tr.406.
21
cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân"
(
36)
.
Lý luận về giải phóng con người của triết học Mác luôn luôn xuất phát từ
con người, từ bản chất con người, từ thực tiễn xã hội, vì con người và trở về với
con người, do đó nó có một ý nghĩa sâu sắc và tổng quát: "
Bất kỳ sự giải phóng
nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con
người
về với bản thân con người"
(
37)
.
II. Quan điểm triết học Mác - Lênin về quyền con người
Trước khi trình bày quan điểm triết học Mác, về quyền con người, có lẽ
cũng cần thiết phải nói về sự phê phán của Mác - Ăngghen đối với quan điểm
duy tâm và siêu hình về quyền con người.
Trong tác phẩm "
Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có
tính chất phê phán
" nhằm chống lại phái Hêghen trẻ gồm Brunô Bauer, Stiếc-
nơ, Xăng-sô… Mác và Ăngghen đã phê phán những quan điểm sai trái của cái
nhóm người tự xưng là "
Gia đình thần thánh
" đó một cách rất thẳng thừng.
Brunô Bauer cho rằng người Do Thái không thể hưởng quyền con người
với lý do rất sai lầm đầy màu sắc phân biệt chủng tộc là: "
Chừng nào anh ta còn
là người Do Thái thì cái bản chất hạn chế làm cho anh ta trở thành người Do
Thái vẫn phải thắng bản chất con người đang gắn anh ta với tư cách con người
với những người khác, vẫn phải tách anh ta ra khỏi những người không phải là
Do Thái
". Mác đã phê phán Brunô: "
Chính bản thân ông ta không hiểu thực
chất của các "quyền" (con người) đó và đã có thái độ giáo điều đối với các
quyền đó"
(
38)
.
Xăng-sô sau khi làm phép thánh cho quyền qua đủ mọi thử thách bằng
nước và lửa và thần thánh hóa nó thì "
Thủ tiêu luôn cả quyền (con người)
"
(
39)
.
Stiếc-nơ "
đã giết chết quyền (con người) chỉ bằng cách tuyên bố nó là
một khái niệm… phát sinh từ cuộc đấu tranh của con người với khái niệm của
(36)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập 3, tr.108.
(
37)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập 1, tr.557.
(
38)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập III, tr.132.
(
39)
, (40)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập III, tr.458
22
mình, cái khái niệm mà con người phải "xua ra khỏi đầu óc mình""
(40)
.
Mác - Ăngghen còn phê phán nhóm "
Gia đình thần thánh
" đã đưa ra "
ba
cải biến buồn cười
" là: 1- Cá nhân riêng lẻ không phải là con người; 2- Cá nhân
riêng lẻ không có cái gì là con người cả; và 3- Cá nhân riêng lẻ phải nhường chỗ
cho con người mà chỉ bây giờ mới được phát hiện
(
41)
.
Là những học giả đồng thời là những nhà cách mạng, trong khi phê phán
những quan điểm duy tâm của triết học cổ điển Đức và phái Hêghen trẻ, kế thừa
những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa duy vật Anh và Pháp, và tiếp cận những
tư tưởng về quyền con người "
bẩm sinh và không thể bị tước đoạt
" qua Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1789, Mác và Ăngghen đã
hình thành và ngày càng chín muồi sáng tỏ và sâu sắc những quan điểm triết
học về quyền con người qua hàng loạt những tác phẩm kinh điển.
Có thể nêu lên một số luận điểm triết học Mác về quyền con người như sau:
1. Quyền con người là một phạm trù lịch sử, mang tính lịch sử.
Trước hết nói về thuật ngữ. Mác và Ăngghen chưa bao giờ đưa ra một
định nghĩa về quyền con người như chúng ta mong muốn, mặc dù các ông đã
nhiều lần nói đến nội dung quyền con người và dùng thuật ngữ "
quyền của con
người
". Thậm chí nhiều khi các ông chỉ dùng chữ "
quyền"
, chúng ta cũng cần
phải hiểu là các ông đang nói đến "
quyền con người
". Chính Mác đã khẳng định
điều đó: "
Còn nói về quyền… quyền dưới một hình thức chung nhất - với ý
nghĩa là quyền của con người"
(
42)
.
Nhiều nhà triết học duy vật Anh và Pháp thời kỳ Phục hưng và ánh sáng
thế kỷ XVII - XVIII với ý thức chống lại tư tưởng phong kiến ràng buộc kìm
hãm con người và đề cao tư tưởng tự do cá nhân của chủ nghĩa tư bản đang lên
cho rằng quyền con người là tự nhiên, là bẩm sinh. Mác không đồng ý với quan
điểm đó, cho rằng "
quyền bẩm sinh
" không phải là cho tất cả mọi người mà chỉ
có ở những người giàu có, có quyền hành trong giai cấp thống trị. Mác đã hài
(
41
)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập III, tr.324 - 325.
(
42)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập 3, tr.289.
23
hước phê phán quan điểm này: "
ở đây việc tham gia quyền lập pháp thể hiện ra
là quyền bẩm sinh của con người. ở đây, chúng ta thấy
những nhà lập pháp
bẩm sinh, sự môi giới bẩm sinh giữa Nhà nước chính trị với bản thân nó.
Quyền bẩm sinh của con người rất lắm khi bị chê cười, đặc biệt là bị những người
được hưởng quyền con trưởng thừa kế, chê cười. Nhưng khẳng định rằng, quyền
cao tước trọng nhất, quyền nắm độc quyền lập pháp,
chỉ dành cho một giống
người đặc biệt,
như thế hóa chẳng phải là đáng nực cười hơn sao?
"
(
43)
.
Mác đồng ý với quan điểm của Hêghen cho rằng "
nhân quyền không phải
là bẩm sinh mà là sản sinh ra trong lịch sử"
; rằng "
quyền của con người, mà
con người này không thể là con người của nước cộng hòa cổ đại cũng như
những quan hệ kinh tế và công nghiệp của anh ta không phải là quan hệ của
thời cổ đại"
(
44)
. Mác cho rằng quyền con người phụ thuộc vào phương thức sản
xuất vật chất, với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, ông khẳng định một
cách duy vật biện chứng nguồn gốc của quyền con người: "
quyền (con người)
phát sinh… từ những quan hệ vật chất giữa người với người và từ sự đấu tranh
giữa người với người do những quan hệ đó gây ra"
(
45)
. Điều đó cũng thêm
chứng tỏ quyền con người không phải là "
thiên phú"
, bẩm sinh, mà có tính chất
lịch sử.
2. Quyền con người vừa có tính giai cấp vừa mang tính nhân loại
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, chưa có vấn đề quyền con người như
chúng ta quan niệm. Chỉ khi xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã, loài người từ
bỏ thời đại "
dã man"
, bước sang thời đại văn minh, có giai cấp và đấu tranh giai
cấp thì mới nảy sinh vấn đề quyền con người, do đó quyền con người gắn liền
với xã hội phân chia giai cấp, "
Toàn bộ lịch sử của nhân loại (từ thời kỳ tan rã
của xã hội thị tộc nguyên thuỷ với chế độ sở hữu ruộng đất công cộng sủa nó) là
lịch sử của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những giai cấp đi bóc lột và bị bóc
lột, giai cấp thống trị và giai cấp bị áp bức"
(
46)
. Đó là cái cơ sở mà Ăngghen nói
(
43)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1998, tập 1, tr.470.
(
44)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1996, tập 2, tr.185 - 186.
(
45)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập 3, tr.153.
(
46)
Mác - Ăngghen: Toàn tập, 1995, tập 21, tr.523.