Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

đau mắt hột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.66 KB, 19 trang )

Đau mắt hột
TS BS Võ Thành Liêm
Mục tiêu

Trình bày 4 giai đoạn phát triển của bệnh

Trình bày phân loại bệnh theo WHO
Tổng quan

Nguyên nhân gây mù hàng đầu

Ảnh hưởng > 21 triệu người

>2,2 triệu người: thương tật

1,2 triệu ngươi mù

Vùng dịch tể: 180 triệu người

Đối tượng: trẻ em và vị thành niên

Nguy cơ: nữ giới > nam giới
Tổng quan

Việt Nam:

Từ đầu thế kỷ 20: lưu hành một cách trầm trọng

Năm 1947-1951 là 85,6%.

Năm 1954 tỷ lệ mắt hột là 81% (30% có biến chứng, 0,22% mù hai mắt).



Năm 1986 tỷ lệ mắt hột hoạt tính là 20% (tỷ lệ mù hai mắt 0,17% trong dân số).

Hiện nay: giải quyết biến chứng mù lòa.
Tổng quan
Tổng quan
Định nghĩa

Tổ chức Y tế Thế giới (1981):

Là một viêm mạn tính của kết mạc và giác mạc.

Tác nhân gây bệnh là Chlamydia Trachomatis, nhưng có nhiều tác nhân vi sinh
vật khác tham gia gây bệnh.

Trong giai đoạn lây bệnh, viêm nhiễm, bệnh thể hiện đặc trưng bằng sự có mặt
của các hạt đặc biệt (hột), kèm thêm thâm nhiễm toả lan mạnh, phì đại nhú ở kết
mạc và sự phát triển các mạch máu trên giác mạc.

Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ.

Bệnh kéo dài nếu không được điều trị hoặc bội nhiễm.
Định nghĩa

Chlamydia trachomatis

Sống nội bào

1 trong 3 nhóm thuộc chủng Chlamydia sinh dục
Định nghĩa


Chlamydia trachomatis

Gram âm, nhiễm tế bào biểu mô

Có 2 giai đoạn phát triển chính
lâm sàng

Dấu chứng toàn thể

Đau mắt

Sưng mi mắt

Tăng xuất tiết

Quặm lông vào trong

Ngứa mắt và tai

Nhiễm trùng vùng mũi, họng
lâm sàng

Các tổn thương trên mắt

Thâm nhiễm: kết mạc dày, đỏ, che mờ các mạch máu.

Hột: thường xuất hiện ở kết mạc sụn mi trên, kích thước không đều, từ 0,5 - 1mm.

Sẹo: các đoạn xơ trắng nhỏ, dải sẹo, hình sao mạng lưới. Sẹo gây co kéo cạn cùng

đồ - mi cụp vào.

Nhú: Khối đa giác có ranh giới rõ, giữa khối nhú có một chùm mao mạch, không
đặc hiệu
lâm sàng

Các tổn thương trên mắt
lâm sàng

Các tổn thương trên giác mạc

Thâm nhiễm: sưng, đỏ, xuất tiết.

Hột: Thường ở vùng rìa cực trên, từ 2 - 5 hột. Hột trên giác mạc thoái triển, làm
sẹo tạo thành lõm hột (lõm Herbert). Giá trị chẩn đoán tuyệt đối

Tân mạch: Từ hệ mạch máu vùng rìa xâm nhập vào các giác mạc

Màng máu: đặc hiệu của bệnh mắt hột trên giác mạc, màng máu thường khu trú ở
lớp nông, ở phần trên của giác mạc, để lại di chứng gây giảm thị lực.
lâm sàng

Các tổn thương trên giác mạc
Các giai đoạn bệnh

I: Giai đoạn bắt đầu của bệnh

Thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 2 - 5 tuổi.

Tổn thương : thường là hột non, hột phát triển.


Giai đoạn I thường kéo dài từ 3 tháng đến 2 năm.

II: Giai đoạn toàn phát 1 - 3 năm

Nhiều hột phát triển, chín, thâm nhiễm làm kết mạc dày đỏ.

Trên giác mạc có thể thấy hột, màng máu.

III: Giai đoạn thoái triển.

Hột còn ít hoặc hết.

Thâm nhiễm toả lan hoặc khu trú. Sẹo nhiều. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm,
gây biến chứng.

IV: Chỉ còn sẹo trên kết mạc, khỏi bệnh.
Phân loại bệnh

Phân loại mới của Tổ chức y tế thế giới

Mắt hột hoạt tính

TF là Bệnh mắt hột nhẹ và vừa.

TI là bệnh mắt hột nặng.

Nếu tỷ lệ TF trên 20%, TI trên 5% ở trẻ em dưới 10 tuổi thì cần điều trị tích cực:

Mắt hột có biến chứng hoặc di chứng:


TS : Có bệnh mắt hột, đã làm sẹo.

TT : Bệnh mắt hột có biến chứng

CO : Bệnh mắt hột có nguy cơ gây mù loà.
Chẩn đoán

Cần 2 trong 4 tiêu chuẩn.

Hột trên kết mạc sụn mi trên

Sẹo điển hình trên kết mạc sụn mi trên.

Hột ở vùng rìa cực trên giác mạc hoặc di chứng hột (lõm hột).

Màng máu trên giác mạc.
Điều trị

Thuốc tra mắt mỡ Tetracyclin 1%

2 lần/ngày, 6 tuần liên tục

Dễ mua, rẻ

Dùng được cho trẻ<1 tuổi, phụ nữ mang thai

Kháng sinh toàn thân

Erythromycin 250 mg uống 4 viên/ngày/3 tuần.


Zithromax (Azythromycin) 1 lần/năm
Điều trị

Điều trị biến chứng

Viêm kết mạc, bờ mi.

Viêm loét giác mạc.

Viêm mủ túi lệ: Mổ nối thông lệ mũi.

Khô mắt: tra thuốc, nước mắt nhân tạo.

Mổ quặm: >5 lông quặm, cần thiết can thiệp khẩn cấp để đề phòng mù lòa do
bệnh mắt hột

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×