Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

phân tích thực trạng sử dụng lao động tại công ty cổ phần sơn hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.71 KB, 36 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
MỤC LỤC
1.3.1. c i m s n ph mĐặ đ ể ả ẩ 17
1
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI, một thế kỷ mà theo nhiều nhà kinh tế dự đoán, là thế kỷ của
nền kinh tế tri thức, nền công nghiệp tri thức. Một thế kỷ mà ở đó không còn lệ
thuộc chủ yếu vào trữ lượng tài nguyên thiên nhiên của nước đó, mà phụ thuộc
vào chất lượng của đội ngũ các nhà khoa học, đội ngũ người lao động, hay phụ
thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia đó. Vì thế yếu tố của con
người trong bất kỳ một cơ quan, một tổ chức doanh nghiệp nào đều là yếu tố quan
trọng quyết định sự thành công hay thất bại của cơ quan, của tổ chức đó.
Đó cũng là thế kỷ mà vị thế cạnh tranh dựa trên nguồn nhân lực rẻ của các
nước đang phát triển, trong đó có nước ta sẽ mất đi. Nhận thức được điều này, các
nhà quản trị mới nhận ra rằng: Chính con người - các nhân viên của mình - mới
chính là nguồn nhân lực quan trọng nhất của doanh nghiệp hay cơ quan đó,
Ở nước ta, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước thì nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà quản trị qua thực tế
kinh doanh sẽ có được cách nhìn mới hơn, thực tế hơn, hiện đại hơn về công tác
quản trị. Công tác quản trị đã thay đổi để phù hợp với cơ chế mới. tuy nhiên công
tác quản trị nhân sự còn gặp phải một số yếu kém. Các nhà quản trị chưa biết tận
dụng nguồn lực con người một cách có hiệu quả so với những gì họ đã làm, với
các yếu tố sản xuất khác. Chính vì vậy họ phải thay đổi cách nhìn con người là
lực lượng thừa hành sang cách nhìn toàn diện hơn.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng, qua nghiên
cứu công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty, em thấy rằng công ty đã và
đang tích cực tiến hành một cách có hiệu quả công tác này. Tuy nhiên do điều
kiện có hạn nên công tác đào tạo và phát triển nhân sự ở công ty có nhiều hạn chế


đòi hỏi công ty phải có biện pháp giải quyết.
Do tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân sự nói chung và đào tạo- phát
triển nhân sự nói riêng cộng với lòng say mê mong muốn tìm hiểu về nhân sự và
mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giải quyết những thực tế của
2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
công tác đào tạo và phát triển nhân sự còn tồn tại của công ty, em mạnh dạn chọn
đề tài nghiên cứu: " Phân tích thực trạng sử dụng lao động tại công ty Cổ phần
Sơn Hải Phòng". em hy vọng một phần nào sẽ giúp cho công ty đạt được hiệu
quả cao trong thời gian tới.
Kết cấu đề tài gồm 2 phần:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty
Chương 2: công tác đào tạo và phát triển nhân sự ở Công ty Cổ phần Sơn
Hải Phòng
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị kinh doanh đặc biệt là sự giúp đỡ tận
tình của cô giáo, ThS. Vũ Thị Anh Thư hướng dẫn đồng thời em cũng nhận được
sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo, các cô chú trong phòng Kế
hoạch thị trường đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với thực tế, thu thập tài
liệu, gặp gỡ các phòng ban để hoàn thiện chuyên đề này.
3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Lịch sử ra đời của doanh nghiệp
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng
Tên tiếng Anh: HAIPHONG PAINT JOIN STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HPP

Vốn điều lệ: 68.439.160.000 đồng (Sáu mươi tám tỷ bốn trăm ba mươi chín triệu
một trăm sáu mươi nghìn đồng)
Điện thoại: (84-31) 3 835 710
Fax: (84-31) 3 571 053
Địa điểm sản xuất: Số 21 Đường 208, xã An Đồng, Huyện An Dương, Thành
phố Hải Phòng.
Website : www.sonhaiphong.com.vn
Giấy CNĐKKD: Số 0200575580 Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng cấp ngày
02/01/2004. thay đổi lần thứ 5 ngày 12/10/2010
Logo của Công ty:
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Sản xuất và kinh doanh sơn các loại;
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, hoá chất thông thường;
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp hoá chất sơn dầu
được Uỷ ban hành chính thành phố Hải Phòng quyết định thành lập ngày
4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
25/01/1960 theo hình thức Công tư hợp doanh bao gồm: Hãng sơn Phú Hà và các
nhà tư sản và tiểu chủ gom tài sản, thiết bị thành lập Xí nghiệp. Là một trong bẩy
xí nghiệp thành viên của Sở công nghiệp và Thủ công nghiệp Hải Phòng lúc bấy
giờ. Quá trình phát triển của Công ty gắn liền với sự phát triển kinh tế của Thành
phố và Đất nước qua các thời kỳ, dù gặp rất nhiều khó khăn thách thức song
Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cung cấp sản phẩm phục vụ sản
xuất quốc phòng và đời sống dân sinh.
Giai đoạn từ 1960 đến 1975: Trong thời kỳ này miền Bắc vừa phải chi
viện cho chiến trường miền Nam, vừa phải chống lại cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc của Đế quốc Mỹ. Thực hiện chủ trương của Uỷ ban thành phố Hải
Phòng, Xí nghiệp đã tổ chức phân tán máy móc, di chuyển địa điểm sản xuất sang

xã Mỹ Cụ thuộc huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng để duy trì sản xuất và sẵn sàng
chiến đấu. Với khẩu hiệu “Tất cả vì tiền tuyến”, CBCNV đã phát huy tinh thần tự
lực, tự cường đoàn kết tổ chức sản xuất ngay tại nơi sơ tán. Các sản phẩm của
Công ty đã phục vụ cho chiến đấu: sơn cho các cầu phao, phà ghép, tàu thuyền, xà
lan và phục vụ đời sống dân sinh.
Giai đoạn 1976 đến 1989: Kết thúc thời kỳ chiến tranh phá hoại ở miền
Bắc và Đất nước thống nhất, cả nước đẩy mạnh sản xuất, hàn gắn vết thương
chiến tranh. Công ty được tiếp nhận một số thiết bị máy móc viện trợ từ các nước
xã hội chủ nghĩa anh em để tăng cường năng lực sản xuất như: Máy nghiền 3 trục
của Ba Lan và một số thiết bị khác. Đồng thời lực lượng lao động cũng được bổ
sung tăng cường cho Công ty. Thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Thành phố về
phát triển công nghiệp, ưu tiên các sản phẩm phục vụ cho tiềm năng thế mạnh của
Thành phố công nghiệp có cảng biển và là đầu mối giao thông quan trọng của
phía Bắc. Do đó Công ty được Thành phố giao cho nghiên cứu các loại sơn phục
vụ cho tàu biển và công trình biển. Trong thời gian này Công ty đã nghiên cứu và
5
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
sản xuất thành công sản phẩm sơn chống hà cho tàu thuyền gốc bitum, thời hạn sử
dụng 12 tháng.
Năm 1989 Xí nghiệp sơn dầu đổi tên thành Nhà máy sơn Hải Phòng
Giai đoạn từ 1990 đến 2003: Thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của
Đảng và Nhà nước, cơ chế thị trường ngày càng được thể hiện rõ nét qua đường
lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với sự đổi mới của Đất nước, Công
ty có điều kiện phát triển và lớn mạnh không ngừng về công nghệ, quy mô và sản
phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tiếp tục xác định sản phẩm mũi nhọn là sơn
tàu biển, công trình biển, Công ty đã kết hợp với Viện giao thông và các nhà khoa
học đầu ngành của Việt Nam nghiên cứu và sản xuất thành công sơn tàu biển gốc
cao su clo hoá có độ bền từ 18 đến 24 tháng vào năm 1990.
Năm 1992 bắt đầu xây dựng thương hiệu sản phẩm “Cá Voi”. Năm 1993

Nhà máy sơn Hải Phòng được đổi tên thành Công ty Sơn Hải Phòng theo
quyết định số 1938/QĐ-TCCQ của UBND thành phố Hải Phòng
Năm 1994 Công ty đã vay vốn của Tổ chức SIDA để đầu tư dây chuyền
sản xuất nhựa Alkyd của Cộng hoà liên bang Đức. Dây chuyền được đưa vào sản
xuất đã đáp ứng trên 60% nguyên liệu cho sản xuất và thay đổi sản phẩm của
Công ty từ sơn gốc dầu sang sơn gốc nhựa Alkyd có chất lượng cao phục vụ cho
các ngành kinh tế quan trọng của Đất nước.
Để đáp ứng nhu cầu cao hơn của thị trường, năm 1996 Công ty đã được
chuyển giao công nghệ của hãng Chugoku Marine Paint (Nhật Bản). Đây là một
trong những hãng sơn hàng đầu thế giới, với trên 120 loại sản phẩm đạt chất
lượng quốc tế thoả mãn nhu cầu khách hàng. Đặc biệt đã có sản phẩm sơn tàu
biển có độ bền từ 3 đến 5 năm và các sản phẩm sơn phục vụ các công trình biển
như giàn khoan dầu khí và các công trình công nghiệp như các nhà máy điện, xi
măng, cầu thép Hiện tại Công ty vẫn đang hợp tác chặt chẽ với hãng Chugoku
về các sản phẩm mới và tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu của hãng.
6
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000
được Công ty BVQI công nhận, Phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC
17025.
Ngày 11/12/2002 UBND thành phố Hải Phòng có quyết định số 3107/QĐ-
UB về việc tiến hành cổ phần hoá Công ty Sơn Hải Phòng. Trong năm 2003 Công
ty đã hoàn thành phương án cổ phần hoá, tiến hành bán cổ phần và đại hội cổ
đông thành lập.
Ngày 26/12/2003 UBND thành phố có quyết định số 3419/QĐ-UB về
việc chuyển Công ty Sơn Hải Phòng thành Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.
Giai đoạn 2004 đến nay: Căn cứ Đại hội cổ đông thành lập và quyết định
3419/QĐ-UB của UBND thành phố Hải Phòng, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 02/01/2004 theo Luật doanh nghiệp. Từ năm

2004 đến nay Công ty luôn phát triển với sự tăng trưởng 15 - 20% /năm. Kết quả
SXKD của Công ty năm sau cao hơn năm trước, có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận
trên vốn bình quân 3 năm trước cổ phần hoá chỉ đạt 10,19% nhưng 3 năm sau cổ
phần hoá đã đạt 44,7%, nộp ngân sách tăng gấp đôi và thu nhập của người lao
động tăng gấp 2,3 lần so với trước.
Qua 2 lần bán đấu giá: Đấu giá lần 1( T10/2003) giá đấu bình quân chỉ đạt
1,14 lần. Nhưng đến đấu giá lần 2 (T06/2006) giá đấu bình quân đạt 5,76 lần. Với
giá mà các nhà đầu tư đưa ra để mua lại 15% vốn của cổ đông nhà nước.
Sau 3 năm cổ phần hoá đã hoàn trả 100% vốn bỏ ra ban đầu và vốn này
đã được tăng gấp đôi qua việc trả cổ tức cho các cổ đông hàng năm. Tỷ lệ cổ tức
hàng năm từ 20%- 30%
Nhà nước thu về sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp qua 2 lần bán vốn nhà
nước với tổng số tiền là: 38.702 triệu đồng gấp 2,5 lần số vốn Nhà nước có tại
thời điểm xác định giá trị Doanh nghiệp.
Tổng số tiền Công ty bỏ ra để đầu tư vào các Công ty thành viên và mở
7
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
rộng sản xuất từ các nguồn đến thời điểm này là: 80.305 triệu đồng và đã hình
thành đựợc 5 Công ty thành viên và 2 liên doanh tiến tới hình thành tập đoàn cho
năm 2009 - 2010 và dự kiến xây dựng Trung tâm thương mại 30 tầng tại số 12 -
lạch tray- Ngô quyền- Hải phòng đã được UBND thành phố chấp thuận chủ
trương đầu tư.
Công ty vẫn duy trì tốt hệ thống quản lý chất lượng được BVQI của
Vương quốc Anh cấp chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng:
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 được cấp chứng chỉ từ năm 1999;
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 từ 2008;
Hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC
17025- 2004.
Đến nay, Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng được đánh giá là một trong

những doanh nghiệp sản xuất sơn hàng đầu trong nước cũng như khu vực. Trong
những năm xây dựng và phát triển, Công ty đã không ngừng đổi mới phát triển
công nghệ nhằm thỏa mãn những nhu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Ghi
nhận những đóng góp của Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng vào công cuộc đổi
mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng
cao quý cho cá nhân và tập thể Công ty :
1. Huân chương độc lập hạng nhất;
2. Huân chương độc lập hạng nhì;
3. Huân chương độc lập hạng ba;
4. Huân chương lao động hạng nhất;
5. Huân chương lao động hạng nhì;
6. Huân chương lao động hạng ba;
7. Giải thưởng chất lượng Việt nam, cúp vàng chất lượng Việt Nam;
8. Hàng Việt Nam chất lượng cao;
8
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
9. Giải thưởng thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam;
10.Giấy chứng nhận 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007,
2008, 2009;
11.Doanh nghiệp Top Ten thành phố Hải Phòng năm 2001 -2008;
12.Giải thưởng :” Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2008”;
13.Giải thưởng Quả cầu vàng, Cúp vàng thương hiệu Việt hội nhập WT0
2008;
Ngoài ra trên chặng đường hơn 50 năm phát triển, Công ty đã nhận được
nhiều huân huy chương các loại. Được các Bộ, ban, ngành, Tổng liên đoàn Lao
động Việt Nam và Thành phố tặng nhiều cờ thi đua. Các sản phẩm của Công ty
đã gặt hái được nhiều huân huy chương, cúp vàng tại các hội chợ quốc tế hàng
công nghiệp, thương mại.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng được tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
60/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh
nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội đồng cổ
đông thường niên nhất trí thông qua ngày 12/06/2009.
Trụ sở chính của Công ty là nơi đặt văn phòng làm việc của Tổng Giám
đốc, Phòng Tài vụ, Phòng Tiêu thụ, Phòng Maketing dịch vụ kỹ thuật
Địa điểm sản xuất là nơi đặt phòng làm việc của :Phó Tổng Giám đốc
Công ty, các phòng nghiệp vụ của Công ty gồm: Phòng tổ chức hành chính,
Phòng Kế hoạch vật tư,Bộ phận bán hàng Phòng tiêu thụ, Phòng Kỹ thuật thử
nghiệm, Phòng đảm bảo chất lượng, Phân xưởng sản xuất sơn, Phân xưởng cơ
điện, Phân xưởng sản xuất phụ.
9
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
Sơ đồ 1. Cơ cấu Tổ chức Công ty cổ phần sơn Hải Phòng
Cơ cấu bộ máy Bộ máy quản lý Công ty:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao
10
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
BẢO VỆ
PHÒNG
TÀI VỤ

PHÒNG
MAKETING
DỊCH VỤ
KỸ THUẬT
PHÒNG
TIÊU
THỤ
PHÒNG
KỸ
THUẬT
THỬ
NGHIỆM
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ
PHÒNG
ĐẢM
BẢO
CHẤT
LƯỢNG
PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
SƠN
NHỰA
PHÂN
XƯỞNG
CƠ ĐIỆN

PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
PHỤ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất
một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty
quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và
ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên
Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn
quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của
Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Số
thành viên của Hội đồng quản trị có 05 thành viên, nhiệm kỳ tối đa của mỗi thành
viên là 5 năm.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông,
do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt
hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện Ban kiểm
soát Công ty gồm 03 thành viên, có nhiệm kỳ 05 năm. Ban kiểm soát hoạt động
độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc của Công ty gồm có Tổng
Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người
điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng Giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Chức năng nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt và phòng ban chức năng như sau:
Tổng Giám đốc: Lập chính sách, mục tiêu chất lượng, phê duyệt Sổ tay chất
lượng. Cung cấp nguồn lực cần thiết để duy trì Hệ thống quản lý chất lượng. Chỉ

định một đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về việc duy trì Hệ thống quản lý chất
lượng, đảm bảo chính sách chất lượng, các chế định, các mục tiêu chất lượng được
thấu hiểu và áp dụng tại mọi vị trí công tác của cán bộ công nhân viên trong công
ty. Điều hành các cuộc xem xét của lãnh đạo về Hệ thống quản lý chất lượng. Phân
công trách nhiệm cho các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, trưởng phòng ban, phân
11
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
xưởng trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Trực tiếp chỉ đạo công tác kinh
doanh, tài chính kế toán, kế hoạch vật tư, tổ chức cán bộ và thị trường.
Phó Tổng Giám đốc sản xuất, Maketing và dịch vụ: Chịu trách nhiệm chỉ
đạo, quản lý khối sản xuất kiêm nhiệm phòng Tiêu thụ, Marketing-DVKT. Chỉ
đạo công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống tràn đổ, an toàn-vệ sinh lao
động, an ninh nội bộ, thực hiện các chế định về môi trường, phòng chống hiểm
hoạ thiên nhiên, xã hội. Chỉ đạo sản xuất, kinh doanh khi Tổng Giám đốc vắng
mặt. Đại diện cho công ty liên hệ với các tổ chức bên ngoài về các vấn đề liên
quan đến an toàn, an ninh công ty. Ký lệnh sản xuất, hợp đồng bán sản phẩm trả
tiền ngay, hợp đồng quảng cáo, văn phòng phẩm.
Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật, chất lượng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản
lý kỹ thuật - công nghệ, nghiên cứu, kiểm tra chất lượng, sản xuất. Phụ trách
Trung tâm Kỹ thuật – Thí nghiệm và phòng đảm bảo chất lượng. Chỉ đạo việc áp
dụng công nghệ mới, nghiên cứu phát triển cải tiến công nghệ, chế thử sản phẩm
mới; Xem xét đề xuất hoặc phê duyệt các chương trình liên quan. Phê duyệt các
kế hoạch kỹ thuật, định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình kỹ thuật,
quy trình, hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng công ty. Đại diện cho công
ty liên hệ với các tổ chức bên ngoài về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công
nghệ, chất lượng. Phụ trách công tác đào tạo, phê duyệt nội dung và các chương
trình đào tạo hàng năm.
Phòng kỹ thuật thử nghiệm:Căn cứ kế hoạch sản xuất, xây dựng các kế
hoạch kỹ thuật gồm: chế thử sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, bảo

dưỡng, sửa chữa thiết bị, hiệu chuẩn kiểm định định kỳ thiết bị đo, kiểm tra kể cả
dự phòng đón trước yêu cầu của khách hàng. Lập các định mức kinh tế kỹ thuật,
các qui trình, hướng dẫn công nghệ, các công thức, định mức sản xuất, các đặc
tính kỹ thuật nguyên liệu, sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn phương pháp thử cho
sản phẩm.Thường xuyên cập nhật các thông tin chuyên ngành để cải tiến mẫu mã,
kiểu dáng sản phẩm. Kiểm tra giám sát thực hiện các công nghệ sản xuất. Kiểm
12
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
tra chất lượng nguyên liệu, bán sản phẩm và sản phẩm. Tham mưu cho Ban Giám
đốc xây dựng các tài liệu, văn bản có liên quan đến định mức kỹ thuật, chất
lượng, tiêu hao nguyên liệu, nghiên cứu phát triển, đầu tư, sáng kiến, sáng tạo.
Kết hợp cùng phòng tổ chức, tham gia biên soạn tài liệu đào tạo và thực hiện kế
hoạch đào tạo trong toàn công ty. Báo cáo kết quả thử nghiệm, trình lãnh đạo phê
duyệt. Quản lý phòng thử nghiệm, thiết bị thử nghiệm, xây dựng kế hoạch bổ
xung phát triển phòng thử nghiệm (kể cả nhân viên).
Phòng Maketing và dịch vụ kỹ thuật: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật. Có kế hoạch phát triển và mở rộng thị
trường mới. Tiếp nhận yêu cầu tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến
sử dụng sản phẩm. Lập các hợp đồng kinh tế trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
Định kỳ lấy ý kiến khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, tổng hợp đánh giá và có
đề xuất của lãnh đạo giải pháp thích hợp nhằm thoả mãn hơn nhu cầu khách hàng.
Tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ, quảng cáo tiếp thị sản phẩm, đề xuất và thực
hiện áp dụng các hình thức tiếp thị tiên tiến khác như : thương mại điện tử .v.v
Kết hợp với các phòng ban liên quan giải quyết ý kiến phản ảnh của khách hàng
đồng thời báo cáo cho lãnh đạo các giải pháp xử lý. Có kế hoạch nâng cao trình
độ nhân viên phù hợp với đòi hỏi của thị trường, nhu cầu phát triển của công ty.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc công ty về chiến lược phát triển thị trường, quản
lý các trang thiết bị, sử dụng DVKT.
Phòng tài vụ: Lập kế hoạch tài chính - tín dụng phù hợp với kế hoạch

SXKD bao gồm cả kế hoạch dự phòng. Tổ chức thực hiện hạch toán sản xuất -
kinh doanh theo hệ thống kế toán nhà nước theo tháng hoặc quý, nhằm cung cấp
kịp thời thông tin cho lãnh đạo. Lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ đảm
bảo các nguồn vốn để hoạt động. Duy trì thực hiện các chế độ, nguyên tắc về quản
lý tài chính của nhà nước, công ty và có đề xuất cải tiến. Tự đào tạo bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
Phòng đảm bảo chất lượng: Xây dựng, duy trì áp dụng Hệ thống quản lý
13
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
chất lượng tại các phòng ban, phân xưởng trong công ty. Lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ trong công ty. Thực hiện kiểm soát tài liệu và
hồ sơ chất lượng toàn công ty. Kiểm soát nguyên liệu, sản phẩm trong công ty, và
tái nhập sản phẩm.Thực hiện nhập sản phẩm hàng ngày và theo dõi chất lượng sản
phẩm lưu kho. Thực hiện kiểm soát sản phẩm không phù hợp, giải quyết ý kiến
phản ảnh, đề xuất với lãnh đạo để có hành động khắc phục, hành động phòng ngừa
hoặc cải tiến. Lập hồ sơ chất lượng sản phẩm khi giao cho bên ngoài. Báo cáo trực
tiếp QMR và Tổng Giám đốc công ty định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện
Hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Phòng Kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, sửa chữa, xây
dựng, xin phê duyệt. Có kế hoạch dự phòng cho sản xuất, kể cả những yêu cầu
sản xuất đột xuất cho khách hàng hoặc do thực tế phát sinh. Tổ chức thực hiện kế
hoạch đã được phê duyệt đúng tiến độ. Tổ chức mua vật tư, theo dõi nhà cung
cấp. Bảo quản, cung cấp vật tư theo kế hoạch, có dự trữ thích hợp. Tham mưu cho
Tổng Giám đốc xây dựng giá thành sản phẩm, lập các hợp đồng và văn bản liên
quan đến mua hàng, chịu trách nhiệm xếp dỡ, lưu kho, bảo quản nguyên liệu, sản
phẩm. Hàng ngày cung cấp số liệu chính xác cho phần mềm kế toán, hàng tháng,
quý, năm, báo cáo Tổng Giám đốc tỷ lệ tiêu hao, giá trị tồn kho nguyên liệu và
các diến biến bất thường liên quan đến nguyên liệu sản xuất.
Phòng Kinh doanh tiêu thụ: Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp,

tiêu thụ sản phẩm. Dự đoán nhu cầu thị trường và xúc tiến phát triển mở rộng thị
trường. Tiếp nhận nhu cầu và ý kiến khách hàng có đề xuất với lãnh đạo để giải
quyết hợp lý nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Lập các hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Tổ chức tốt việc xếp dỡ, vận chuyển,
nhập kho, bảo toàn chất lượng sản phẩm trong kho, định kỳ kiểm soát tồn kho
theo qui định (kể cả các cửa hàng, đại lý). Tổ chức giao hành theo yêu cầu của
khách hàng. Có kế hoạch nâng cao trình độ nhân viên phù hợp với đòi hỏi của thị
trường tiêu thụ sản phẩm và xu hướng phát triển sản phẩm của công ty.
14
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
Phòng Tổ chức hành chính: Lập kế hoạch lao động tiền lương, bảo hiểm,
an toàn, đào tạo, văn phòng để phục vụ cho yêu cầu sản xuất. Có đề xuất phát
triển dự phòng. Kiểm soát, kỷ luật lao động, vệ sinh môi trường. Tổ chức tốt công
tác bảo vệ an ninh và tài sản công ty, có phối hợp với các ban ngành liên quan. Tổ
chức, phổ biến và duy trì thực hiện các văn bản pháp quy nhà nước có liên quan
đến hành chính - nội chính, an toàn lao động, an ninh trật tự, phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh môi trường. Phối hợp với các phòng ban liên quan xây dựng và
kiểm soát định mức lao động, các hình thức trả lương cho phù hợp, trình lãnh đạo
phê duyệt. Xây dựng và giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, kỷ luật lao
động, đề xuất khen thưởng, xử phạt trong quá trình thực hiện. Tham mưu cho
Tổng Giám đốc xây dựng các hệ thống nội quy, quy chế hoạt động của công ty.
Thực hiện công tác đời sống và sức khoẻ cho CBCNVC theo quy định của công
ty và có đề xuất cải tiến cho phù hợp. Thực hiện đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
cho CBCNV để đáp ứng với yêu cầu phát triển công ty.
Phân xưởng sơn nhựa: Thực hiện sản xuất sơn-nhựa theo lệnh sản xuất.
Kiểm soát quá trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu quy định, đúng
yêu cầu công nghệ và tiết kiệm tiêu hao theo định mức. Quản lý và sử dụng lao
động hợp lý, đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao kể cả đột xuất hoặc dự
phòng. Quản lý và sử dụng các tài sản được giao. Bảo đảm an toàn về con người,

máy móc thiết bị. Phối hợp với các phòng ban để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch
sản xuất. Phát hiện, đề xuất và thực hiện xử lý các sản phẩm không phù hợp khi
đã có kết luận, tham gia các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến. Tự
đào tạo hoặc thực hiện các chương trình đào tạo của công ty cho công nhân nâng
cao tay nghề.
Phân xưởng cơ điện, sản xuất bao bì: Tổ chức thực hiện kế hoạch sản
xuất bao bì, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị. Quản lý và sử dụng lao động hợp lý,
đảm bảo hoàn thành kế hoạch kể cả đột xuất hoặc dự phòng. Quản lý và sử dụng
các tài sản được giao. Bảo đảm an toàn về con người, máy móc thiết bị. Kiểm tra
15
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
phát hiện những hỏng hóc có thể xảy ra trong quá trình sản xuất ở các thiết bị, đề
xuất các giải pháp sửa chữa và xử lý với lãnh đạo. Phối hợp với các phòng ban để
tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, bảo trì và chế tạo thiết bị, thực hiện các
hoạt động cải tiến kỹ thuật cơ điện.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011
STT CHỈ TIÊU MS TM Năm 2011 Năm 2010
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
01 5.19 404.134.201.03
7
352.966.696.48
0
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 5.19 836.793.264 635.729.448
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10 5.19 403.297.407.77

3
352.330.967.03
2
4 Giá vốn hàng bán 11 5.20 311.416.348.84
1
258.738.436.08
9
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20 91.881.058.959 93.547.530.943
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 5.21 2.637.063.917 4.672.878.653
7 Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
22
23
5.22 30.322.778.164
23.168.478.66
3
19.843.996.130
12.600.440.766
8 Chi phí bán hàng 24 5.23 36.968.262.238 31.273.032.452
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.24 15.819.158.859 11.813.535.577
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh(30=20+(21-22)-
(24+25))
30 11.407.559.615 35.289.845.437
11 Thu nhập khác 31 5.25 9.086.041.177 883.943.920
12 Chi phí khác 32 5.25 53.506.119 136.679.581
16
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 9.032.535.058 747.264.339
14 Phần lãi hoặc lỗ trong Công ty
liên kết, liên doanh
45 539.726.755 781.866.886
15 Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế (50=30+40)
50 20.979.821.428 36.755.976.662
16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 5.26 3.028.836.729 5.914.212.785
17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 8.245.250 (8.245.250)
18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60=50-51-52)
60 17.942.739.449 30.850.009.127
19 Lợi ích của cổ đông thiểu số 61 955.921 604.732.402
20 Lợi nhuận sau thuế của cổ
đông Công ty mẹ
62 17.941.783.528 30.245.636.725
21 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 5.27 2.384 4.926
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm
Các các sản phẩm chính của Công ty bao gồm:
- Sơn tàu biển, công trình biển;
- Sơn công nghiệp, dân dụng;
- Sơn giao thông phản quang;
- Sơn cho xây dựng;
Sơn tàu biển, công trình biển:Phục vụ trong việc đóng mới và sửa chữa
các loại tàu với các chủng loại sản phẩm sơn chống hà, sơn hầm hàng, đường
ống, sơn chịu sóng, sơn cho các phần kết cấu thượng tầng
Có thể nói việc chống ăn mòn cho kim loại trong công nghiệp tàu biển hay
các công trình biển là việc được hết sức quan tâm. Trên thế giới đã phát triển nhiều

phương thức chống ăn mòn cho kim loại trong môi trường nước biển nhưng
17
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
phương pháp sử dụng sơn phủ chống ăn mòn là phương pháp được sử dụng nhiều
nhất hiện nay. Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng với một bề dày kinh nghiệm và
được chuyển giao công nghệ sản xuất sơn tàu biển cao cấp theo Li xăng của hãng
sơn Chugoku Marine Paints là hãng sơn tàu biển số 1 của Nhật Bản là một nhà
cung cấp sơn tàu biển và công trình biển hàng đầu tại Việt nam. Sản phẩm của
Công ty đáp ứng được mọi yêu cầu trong lĩnh vực tàu biển và công trình biển với
các sản phẩm chủ yếu sau:
- Sơn lót phân xưởng silicat giàu kẽm;
- Sơn lót phân xưởng Epoxy giàu kẽm;
- Sơn chống gỉ Epoxy đa năng;
- Sơn két ballast độ bền 15 năm;
- Sơn hầm hàng tàu chở sản phẩm xăng dầu;
- Sơn không độc cho các két nước ngọt;
- Sơn chịu nhiệt từ 200
0
C đến 700
0
C;
- Sơn chống hà không hợp chất cơ thiếc TFA10;
- Sơn chống hà tự mài bón thế hệ mới Seagrandprix CF10
Sản phẩm sơn tàu biển và sơn công trình biển của Công ty đã được cung cấp
cho nhiều công trình lớn như tàu Lash Sông Gianh, tàu Unicorn Logger, tàu
MV.Bino, dàn khoan liên doanh dầu khí của Vietsopetro, cầu Bính…
Sơn công nghiệp, dân dụng: Sản phẩm sơn công nghiệp của Công ty được
sản xuất theo công nghệ tiên tiến của hãng CMP – Nhật bản. Trong những năm
qua, sản phẩm sơn công nghiệp của Công ty đã phục vụ hầu hết các công trình

trọng điểm của đất nước như:
- Sơn cho các dự án nhà máy công nghiệp: xi măng, nhiệt điện, thủy điện,
nhà máy giấy, nhà máy thép, nhà máy hóa chất…
- Sơn các hệ thống bồn bể của tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng…
18
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
- Sơn cho các dự án giao thông, dầm cầu thép, cầu đường sắt, toa xe…
Sơn giao thông phản quang: Sơn giao thông phản quang là loại sơn chuyên
dụng phục vụ cho các công trình giao thông như vạch kẻ đường, biển báo hiệu giao
thông Hiện tại, mặt hàng sơn phản quang của Công ty đang đuợc sản xuất trên
dây truyền hiện đại của hãng DPI – Malaysia. Sản phẩm này Công ty đã được cung
cấp rộng rãi, phục vụ nhiều công trình giao thông trọng điểm của Quốc gia.
Sơn cho xây dựng: Sơn cho xây dựng chủ yếu là loại sơn dùng trong trang
trí. Đây là loại sơn nhũ nước trên cơ sở nhựa Acrylic và phụ gia đặc biệt dùng để
trang trí cho công trình xây dựng, kiến trúc nhà ở nội thất cũng như ngoài trời.
Hiện tại Công ty đang có những sản phẩm sơn xây dựng sau:
- Sơn VICO 501 HG và sơn VICO 301: đây là loại sơn nhũ nước trên cơ
sở nhựa Acrylic và phụ gia đặc biệt dùng để trang trí cho công trình xây dựng,
kiến trúc, nhà ở, khách sạn ngoài trời. Nó có độ bóng cao, khả năng chống nấm
mốc và bền thời tiết, có độ bám dính tuyệt vời và bền kiềm, dễ thi công.
- Sơn VICO 301 Green và sơn lót sân tennis: đây là loại sơn nhũ nước trên
cơ sở nhựa Acrylic và phụ gia dùng để sơn lót cho công trình xây dựng, sơn sân
tennis. Sơn có khả năng chịu thời tiết và nấm mốc cao, chịu mài mòn cao, khả
năng bám dính cao và bền .
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Trong những năm qua, với chính
sách chú trọng phát triển sản phẩm mới, đầu tư chiều sâu vào công nghệ tiên tiến,
Ban lãnh đạo Công ty đã quan tâm và đầu tư một Trung tâm nghiên cứu đạt tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025. Trong tương lai, Trung tâm này sẽ còn được tiếp tục đầu
tư với định hướng phát triển thành Trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn và sẽ là

Trung tâm hàng đầu của ngành sơn trong nước. Hiện tại, Trung tâm nghiên cứu
của Công ty đang nghiên cứu phát triển một số sản phẩm mới như sau:
• Sơn chống hà thế hệ mới chứa hợp chất chống hà vi sinh ;
19
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
• Sơn hàm rắn cao và không dung môi ;
• Sơn công nghiệp và dân dụng hệ nước ;
• Sơn sàn Epoxy hệ nước ;
• Sơn phục vụ cho các chủng loại sản phẩm cao cấp gốc PVDF ;
• Sơn sử dụng các vật liệu cao cấp nano.
Việc thực hiện và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế ở Công ty đã
góp phần quyết định vào sự tăng trưởng nhanh chóng về sản lượng cũng như chất
lượng của sản phẩm của Công ty.
1.3.2. Đặc điểm về kĩ thuật công nghệ
Sơn là một loại vật liệu dùng để bảo vệ và trang trí bề mặt, sau khi khô sơn
sẽ tạo một lớp màng rắn, liên kết bám dính trên bề mặt được sơn. Nguyên liệu
dùng để chế tạo sơn bao gồm nhiều thành phần hóa chất khác nhau nhưng các
thành phần chính dùng sản xuất sơn là:
Bột màu: Bột màu có thành phần chính là các hợp chất hóa học (như oxit,
muối…) và chúng có thể có nguồn gốc từ các chất vô cơ hay là những chất hữu cơ.
Bột màu có tác dụng tạo màu cho sơn theo những yêu cầu mà người tiêu dùng cần.
Ngoài tác dụng tạo màu thì bột màu còn có thể có một số tính năng khác như khả năng
chống gỉ, thụ động hóa…
Bột phụ trợ: Bột phụ trợ có tác dụng tạo cho màng sơn có những tính chất đặc
biệt như độ cứng, độ đàn hồi, khả năng chống thấm… Đặc điểm của bột phụ trợ là
không có khả năng tạo độ phủ hoặc độ phủ rất kém. Ngoài ra bột phụ trợ còn được
dùng để giảm giá thành sản phẩm.
Chất tạo màng: Chất tạo màng là thành phần chính trong sơn, nó có tác dụng
liên kết các thành phần chính trong sơn với nhau qua đó tạo cho sơn một độ bám dính

của màng sơn lên bề mặt vật liệu. Ngoài ra chất tạo màng giúp tạo nên những đặc tính
của màng sơn như cơ lý, hóa học, khả năng chịu thời tiết, chống gỉ, chịu nhiệt … Chất
20
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
tạo màng chủ yếu được chế tạo từ nhựa thiên nhiên (dầu lanh, dầu đỗ tương…) hoặc
từ nhựa tổng hợp (nhựa Alkyd, epoxy, PU…). Chất tạo màng có nhiều loại khác nhau
như loại nhiệt dẻo (khô vật lý) và loại nhiệt rắn (khô hóa học).
Dung môi: Dung môi có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong sản xuất sơn, nó
có một số đặc điểm như là chất lỏng hữu cơ dễ bay hơi, có nhiệt độ sôi từ 60 đến 200
độ C, rất dễ cháy nổ, có khả năng hòa tan chất tạo màng và điều chỉnh độ nhớt của
sơn. Dung môi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau và nếu phân loại theo
đặc điểm thì ta có cách loại dung môi như loại Hydrocabon, loại rượu (chứa nhóm –
OH), loại ete (PGMO), loại este (chứa gốc axetat), loại tạp chức.
Một số chất phụ gia: Chất phụ gia tuy là những vi chất trong thành phần của
sơn nhưng nó lại giúp sơn có thể cải thiện những tính năng hóa lý của sơn như nâng
cao tính năng của màng sơn, tạo ra những tính chất đặc biệt của sơn (tạo vân, chống
UV, làm mờ…).
Sau 50 năm thành lập và phát triển, Công ty Sơn Hải Phòng đã khẳng định
được là một doanh nghiệp có thế mạnh, tiềm lực về khoa học và công nghệ hiện
đại tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất sơn và có những bước đi tương đối vững
chắc, quy mô và thị trường ngày càng được mở rộng. Công tác sản xuất của Công
ty đã có nhiều chuyển biến, như chú trọng nhiều hơn để việc đầu tư áp dụng công
nghệ mới trong nước cũng như ngoài nước phù hợp với điều kiện thực tế nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc và hạn chế ô nhiễm
môi trường.
Năm 1998, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất sơn tàu biển và nhận
chuyển giao công nghệ của hãng Chugoku Marine Paints, Nhật bản (CMP) - đây
là một trong 06 hãng sơn hàng đầu thế giới về sản xuất sơn tàu biển.
Quy trình công nghệ sản xuất sơn tàu biển của Công ty được thể hiện ở sơ

đồ sau:
21
CHẤT TẠO
MÀNG
DUNG MÔI
PHỤ GIA
KT
CÂN
KHUẤY TRỘN
CÂN
ĐÓNG
BỘT MÀU &
BỘT PHỤ TRỢ
NHẬP
KHO
KT
KT KT
CÂN CÂN
NGHIỀN
PHA
KT CL
LỌC
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
Quy trình sản xuất sơn ở Công ty được chia làm 4 phân đoạn chính: Muối,
nghiền, pha, đóng. Tại phân đoạn muối, chất tạo màng, bột màu & bột phụ trợ,
một phần phụ gia và dung môi được cho vào bể khuấy theo định mức kỹ thuật có
sẵn. Tại phân đoạn này hỗn hợp được khuấy trộn đến khi đồng nhất thì chuyển
sang giai đoạn nghiền, nghiền tới độ mịn yêu cầu thì được chuyển sang bể pha.
Bổ sung chất tạo màng, phụ gia, dung môi theo định mức.Ơ giai đoạn cuối màu

sắc của sản phẩm được chỉnh bằng các loại Past màu phù hợp và kiểm tra các chỉ
22
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
tiêu chất lượng sản phẩm. Sau đó sản phẩm được chuyển sang giai đoạn đóng vào
các thùng hoặc hộp theo yêu cầu bán hàng. Trước đó người ta phải lọc sản phẩm
qua một lưới sàng mịn phù hợp để loại bỏ những dị vật có trong sản phẩm.
23
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
2.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực
2.1.1. Khái niệm
a/ Nguốn nhân lực
Trong thực tế thuật ngữ nguồn nhân lực thường được định nghĩa là đầu
vào (như công cụ, cơ sở vật chất, tiền bạc hoặc con người) cần thiết cho một tổ
chức để sản xuất ra của cải hoặc dịch vụ. Các nguồn lực có thuộc tính về thể chất,
vật chất, tài chính hoặc con người. Các nguồn lực có thuộc tính về con người
được gọi là nguồn nhân lực. Như vậy, nguồn nhân lực là toàn bộ những con
người mà một tổ chức sử dụng (đầu vào) để sản xuất ra của cải vật chất hoặc để
cung cấp các dịch vụ.
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, thì nguồn nhân lực là trình độ lành
nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế
hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
Nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất
lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại cũng như trong
tương lai tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và
thế giới.
Vậy, nguồn nhân lực là toàn bộ số lượng và chất lượng những người có

quan hệ lao động với tổ chức, trực tiếp tham gia vào các hoạt động cơ bản cũng
như các hoạt động quản lý, điều hành tổ chức. Nhân lực là yếu tố cấu thành nên
tổ chức, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức.
b/ Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực là việc hoạch định, phát triển và điều khiển của
một mạng lưới các mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau và liên quan đến tất cả các
thành phần tổ chức. Nói cách khác nếu xem xét theo quan điểm truyền thống thì
quản trị nguồn nhân lực là việc xác định nhu cầu nguồn nhân lực, vấn đề tuyển
24
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG
chọn, sắp xếp đề bạt, đào tạo và phát triển, đánh giá nhân viên cần được đặt trên
cơ sở khoa học, trong mối quan hệ tương quan với nhiều vấn đề và chức năng
khác của quản trị.
Quan điểm khác lại cho rằng: Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết
lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì
con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân
viên.
Vậy, quản trị nguồn nhân lực là quá trình sáng tạo và sử dụng tổng thể các
công cụ, phương tiện, phương pháp và giải pháp khai thác hợp lý và có hiệu quả
nhất năng lực, sở trường của người lao động nhằm đảm bảo thực hiện các mục
tiêu của doanh nghiệp và từng người lao động trong doanh nghiệp.
2.1.2. Mục tiêu, chức năng và vai trò của quản trị nguồn nhân lực
a/ Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực
Mục tiêu quản trị là cái đích hay kết quả cuối cùng của công tác hoạch
định cần đạt được và mục tiêu là căn cứ là tiêu chuẩn so sánh, đánh giá kết quả
hoạt động cụ thể của quản trị. Như vậy, mục tiêu quản trị là là trạng thái mong
đợi có thể có và cần phải có của hệ thống điều khiển tại một thời điểm hoặc một
thời gian nhất định.
b/ Chức năng cơ bản của quản lý nguồn nhân lực

Ta có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực
theo ba nhóm chức năng chủ yếu sau:
- Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
- Nhóm chức năng đào tạo, phát triển
- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
c/ Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
- Quản trị nhân lực có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
25

×