Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tình hình xuất nhập khẩu của việt nam sang EU thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 52 trang )

Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 1

Chương 1 : Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
1.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay:
Trong các năm trở lại đây, tuy kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách
thức nhưng hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt kết quả cao, vượt trội cả về quy mô xuất khẩu
và tốc độ tăng từng năm. Tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu, nhập
siêu đã giảm và về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu. Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu năm 2012 ước đạt 228 tỷ USD (tăng 12,1% so với năm 2011)
 Xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (KNXK) uớc đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,1% so với
năm 2011. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm tỷ trọng 44,1%
đạt 50,6 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm
55,9% đạt 64 tỷ USD.
 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong năm 2012:
1. Hàng dệt may : 15,1 tỷ USD
2. Điện thoại và các linh kiện : 12,7 tỷ USD
3. Dầu thô : 8,2 tỷ USD
4. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 7,8 tỷ USD
5. Giày dép các loại : 7,2 tỷ USD
6. Hàng thủy sản : 6,1 tỷ USD














Hình 1.1 : Cơ cấu hàng Xuất khẩu năm 2012
13%
11%
7%
7%
6%
5%
5%
4%
4%
3%
35%
Hàng dệt may
Điện thoại, linh kiện
Dầu thô
Máy vi tính, s/p điện tử và linh kiện
Giày dép các loại
Hàng Thủy sản
Máy móc, thiết bị, dung cụ phụ
tùng khác
Gỗ và sản phẩm gỗ
Phương tiện vận tải, phụ tùng
Cà phê
Sản phẩm khác
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM


Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 2

 Nhập khẩu:
Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng
tiêu dung chưa cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiều mặt hàng có khối lượng
nhập khẩu giảm so với năm 2010
Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hóa tính ước đạt 113,8 tỷ USD tăng 6,59%
so với cùng kỳ năm 2011, trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 60
tỷ USD, chiếm 52,7% tổng KNNK cả nước, tăng 22,95%; kim ngạch nhập khẩu của khối
doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 53,8 tỷ USD, chiếm 47,3%, giảm 7,1% so năm
2011.
 Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta trong năm 2012
1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác : 16 tỷ USD
2. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện : 13,1 tỷ USD
3. Xăng dầu các loại : 8,9 tỷ USD
4. Vải các loại : 7 tỷ USD
5. Sắt thép các loại : 6 tỷ USD
6. Chất dẻo nguyên liệu : 4,8 tỷ USD















Với những số liệu trên, năm 2012 Việt Nam xuất siêu 780 triệu USD

Hình 1.2 : Cơ cấu hàng Nhập khẩu năm 2012
16%
13%
9%
7%
6%
5%
5%
3%
2%
34%
Máy móc , thiết bị
Máy vi tính, sản phẩm điện tử
Xăng dầu các loại
Vải các loại
Sắt thép các loại
Điện thoại các loại
Chất dẻo nguyên liệu
Nguyên phụ liệu dệt
Sản phẩm từ thép
Sản phẩm khác
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 3


Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Xuất khẩu
62.7 57 72.2 96.3 114.6
Nhập khẩu
80.7 69.9 84.8 105.7 114.3
Cán cân thương mại
-18 -12.9 -12.6 -9.4 0.3
62.7
57
72.2
96.3
114.6
80.7
69.9
84.8
105.7
114.3
-18
-12.9
-12.6
-9.4
0.3
-40
-20
0
20
40
60
80
100

120
140





























Nhìn vào đồ thị cho thấy tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần qua
các năm và cụ thể là hết năm 2012 thì lần đầu tiên sau 20 năm cán cân thương mại thặng
dư 780 triệu USD. Đây là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, cũng cần thận trọng trong việc
nhìn nhận tình hình này bởi vì có thể giá xuất khẩu tăng khi nhu cầu thế giới hặc mức giá thế
Hình 1.4 : Kim ngạch XNK và cán cân thương mại của Việt Nam
năm 2008 - 2012
Hình 1.3 : Kim ngạch XNK của Việt Nam năm 2008 - 2012
0
20
40
60
80
100
120
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Xuất khẩu
62.7 57 72.2 96.3 114.6
Nhập khẩu
80.7 69.9 84.8 105.7 114.3
62.7
57
72.2
96.3
114.6
80.7
69.9
84.8
105.7
114.3
Trị giá (tỷ USD)

Xuất khẩu Nhập khẩu
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 4

giới tăng, nhưng nếu cấu trúc xuất nhập khẩu không thay đổi thì căn bản – chuyển dịch từ
các mặt hàng nông lâm nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, giá trị gia tăng
thấp sang các mặt hàng giá trị cao và vì thế là nền kinh tế sẽ liên tục chịu những cú sốc thất
thường về giá trên thị trường thế giới.
Cấu trúc cán cân thương mại của Việt Nam vẫn chưa có những thay đổi căn bản:
Nhập siêu tập trung ở khu vực kinh tế trong nước. Nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc. và
nhập siêu hàng hóa trung gian chiếm tỷ trọng lớn.
Về cán cân thương mại phân theo khu vực kinh tế, khu vực kinh tế trong nước có mức
thâm hụt tương đối. Tính đến hết ngày 15/12/2012 nhập siêu của khu vực này là 3,1 tỷ USD.
Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt thặng dư thương mại ước tính là 3,5 tỷ USD.
Như vậy để giải quyết vấn đề nhập siêu thì giải pháp phải hướng tới là nhằm khắc phục nhập
siêu ở khu vực kinh tế trong nước










-14.5
-10.9
-9.8

-8.9
-3.1
-3.4
-1.9
-2.8
-11
3.5
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
Khu vực trong nước
Khu vực FDI
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 5





Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng
nông lâm nghiệp, các mặt hàng thâm dụng lao động và các tài nguyên thiên nhiên chẳng
hạn như dầu thô, than đá, gạo, xăng dầu … Nhập khẩu cũng tập trung và các mặt hàng làm
đầy vào cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu chẳng hạn như xăng dầu,
chất dẻo, vải, sắt thép, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc thiết bj, dụng cụ, phụ tùng
khác.
1.2 Giới thiệu chung về thị trường xuất - nhập khẩu của Việt Nam
1.2.1 Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của Việt Nam qua các năm vẫn là:
EU, Hoa Kì, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc , Nga và các nước thành viên trong ASEAN.Trong
đó Hoa Kì, EU và Nhật Bản luôn là đối tác xuất khẩu chủ lực của Việt Nam kể từ năm 2008
đến nay. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường tăng mạnh qua các năm. Cụ

thể:
EU là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kết thúc năm 2012, kim ngạch xuất
khẩu ước đạt 20 tỷ USD tăng 21,3% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng nhanh , đạt 21,4%
năm 2010, và 45% năm 2011. Mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU
vẫn là dệt may, gỗ và các sản phẩm về gỗ
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất
khẩu . Kết thúc năm 2012, kết quả xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khá khả quan, đạt khoảng
19 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng đạt 17%so với năm 2011. Với kết quả này, bước sang năm
2013 Hoa Kỳ vẫn là một trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Nhật bản là thị trường Châu Á mà Việt Nam xuất siêu khá lớn trong các năm gần đây.
Tuy kim ngạch xuất khẩu giảm vào năm 2009, tuy nhiên tình hình đã khôi phục vào năm 2010
và tăng mạnh vào năm 2011,năm 2012 đạt 13,9 tỷ USD tăng 23,3%.
ASEAN đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28%; Trung Quốc đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,1%; Hàn
Quốc đạt 7 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 201
Hình 1.5 : Đồ thị Cán cân thương mại phân theo khu vực kinh tế
năm 2008 - 2012
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 6






Nội dung
2008
2009
2010
2011

11tháng năm 2012
Kim
ngạch
Tỉ
trọng
Kim
ngạch
Tỉ
trọng
Kim
ngạch
Tỉ
trọng
Kim
ngạch
Tỉ
trọng
Kim ngạch
Tỉ
trọng
Hoa Kì
11868509
20.36
11355757
20.78
14238132
20.39
16927763
18.23
17893330

18.10
EU
10853004
18.62
9378294
17.17
11385478
16.31
16545277
17.81
18195826
18.01
Nhật Bản
8537938
14.65
6291810
11.52
7727660
11.07
10781145
11.61
11953485
12.69
Trung quốc
4535670
7.78
4909025
8.99
7308800
10.47

11125034
11.98
11237878
11.93
Singapore
2659728
4.56
2076253
3.80
2121314
3.04
2285653
2.46
2134138
2.17
Úc
4225188
7.25
2276716
4.17
2704004
3.87
2519098
2.71
2844211
2.62
Nga
671955.2
1.15
414892.1

0.76
829700.9
1.19
1287324
1.39
1447338
1.33
Các nước ASEAN (trừ
Singapore)
7535087
12.93
6515614
11.93
8229635
11.79
11297626
12.16
13555813
13.16
Các quốc gia khác
7394696
12.69
11416115
20.90
15275423
21.88
20111620
21.65
21040500
20.00

Tổng kim ngạch xuất khẩu
58281775
100.00
54634476
100.00
69820145
100.00
92880541
100.00
100302522
100.00
Bảng 1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 - 11tháng năm 2012
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 7




1.2.2 Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 ước đạt 116 tỷ USD, tăng 0,8% so với năm
2011. Khu vực kinh tế trong nước đạt 53 tỷ USD, giảm 7,8%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 63 tỷ USD, tăng 24,3%. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các nước Châu Á như Trung
Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN . Trong đó:
Trung Quốc là quốc gia chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam với kim ngạch ước đạt 29,2 tỷ USD tăng 17,3% so với năm 2011. Trong đó, các mặt hàng
có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD là điện thoại các loại linh kiện (đây cũng là mặt hàng
có kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến những năm gần đây); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
từng, sắt thép các loại, vải các loại
0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000

Các quốc gia khác
Các nước Asean
Nga
Úc
Singapore
Trung Quốc
Nhật Bản
EU
Hoa Kì
2012 2011 2010 2009 2008
Hình 1.7 : Thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 -
11tháng đầu năm 2012
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 8

Hàn Quốc là quốc gia thứ hai chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam đạt 16,2 tỷ USD tăng 18,4% so với năm 2011. Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn
quốc tăng nhanh qua các năm (ngoại trừ năm 2009, giảm 1,79% so với năm 2008), bình quân
35,8% qua các năm. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc là ô tô nguyên chiếc,
điện thoại các loại và linh kiện, cao su, chất dẻo nguyên liệu
Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều từ các nước thành viên ASEAN, kết thúc năm đạt 22,3
tỷ USD, giảm 0,5%, và chiếm 20% năm 2011(trong đó Singapore là quốc gia mà Việt Nam có
tỉ lệ nhập khẩu lớn nhất. Bốn mặt hàng có giá trị trên 1 tỷ USD nhập khẩu là:Xăng dầu các loại,
máy vi tính, sản phẩm điện tử và link kiện, máy móc, thiết bị, chất dẻo nguyên liệu.)
Tiếp đó là Nhật Bản đạt 13,7 tỷ USD, tăng 13,8%; EU đạt 10 tỷ USD, tăng 14,6%; Mỹ đạt
6,3 tỷ USD, tăng 5,6% so với 2011.
Tóm lại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc và thiết bị sản xuất ,các loại điện thoại
Từ biểu đồ thể hiện tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu, cho thấy Việt Nam vẫn chưa tận dụng được
nguồn cung hàng hóa từ thị trường EU và Mỹ. Đây là hai thị trường cung cấp máy móc có chất

lượng và công nghệ tốt. Ngược lại, việc nhập khẩu từ thị trường châu Á lại chiếm tỉ trọng khá
lớn và đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, nhất là thị trường Trung Quốc và
ASEAN. Tuy nhiên, có một số mặt hàng trong nước có khả năng sản xuất tốt tại nội địa như
hàng nông sản, thủy sản, vải lại chiếm tỉ trọng nhập khẩu khá lớn. Bên cạnh đó, vấn đề về
chất lượng sản phẩm nhập khẩu cũng như kiểm soát hàng hóa qua con đường tiểu ngạch cũng
đang là bài toán khó với cán bộ quản lý nhà nước
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 9



Nội dung
2008
2009
2010
2011
11 tháng năm 2012
Kim
ngạch
Tỉ
trọng
Kim
ngạch
Tỉ
trọng
Kim
ngạch
Tỉ
trọng

Kim ngạch
Tỉ
trọng
Kim ngạch
Tỉ
trọng
Hoa Kì
2635288
3.36
3009392
4.33
3766911
4.52
4529215
4.33
14065866
4.48
EU
5445162
6.95
6417515
9.24
6361714
7.63
7747067
7.41
7933018
7.47
Nhật Bản
8240662

10.52
7468092
10.75
9016085
10.82
10400330
9.95
10604679
10.29
Trung quốc
15652126
19.99
16440952
23.67
20018827
24.01
24593719
23.53
26128312
24.88
Singapore
9392533
11.99
4248356
6.12
4101144
4.92
6390575
6.11
6297194

6.52
Úc
1360514
1.74
1050035
1.51
1443641
1.73
2123283
2.03
1648046
1.82
Nga
969571
1.24
1050035
1.51
999097.1
1.20
694014
0.66
764700
0.87
Các nước ASEAN (trừ
Singapore)
10178333
13.00
9564714
13.77
12306376

14.76
14519594
13.89
12813330
13.16
Hàn quốc
7066318
9.02
6976362
10.05
9761342
11.71
13175 926
12.61
14065866
13.80
Các quốc gia khác
24444654
31.21
13224876
19.04
15589644
18.70
20335923
19.46
16935349
16.71
Tổng kim ngạch xuất khẩu
78318842
100.00

69450327
100.00
83364783
100.00
104509646
100.00
101542630
100.00
Bảng 2: Cơ cấu tỉ lệ nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2008- 6 tháng năm 2012
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 10




Chương 2 : Giới thiệu về thị trường EU
2.1 Tổng quan về thị trường EU
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của EU:
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (European Union), viết tắt là EU, là một liên
minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên

thuộc Châu Âu. Liên minh châu Âu được
thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu
Âu (EC)Với hơn 500 triệu dân,Liên minh châu Âu chiếm 30% (18,4 nghìn tỉ đô la Mỹ năm
2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương
đương của thế giới.
Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu
chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người,
0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000

Các quốc gia khác
Hàn quốc
Các nước Asean
Nga
Úc
Singapore
Trung Quốc
Nhật Bản
EU
Hoa Kì
2012 2011 2010 2009 2008
Hình 1.8 :Thị trường nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2008-6 tháng năm 2012
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 11

hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư
nghiệp
]
và phát triển địa phương. 16 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro,
tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính
sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế
lớn và Liên hiệp quốc.Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp
ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 3 quốc gia không phải là thành viên Liên minh
châu Âu.
Là một tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua một hệ thống chính trị
siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp.Những thể chế chính trị quan trọng của Liên minh
châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện Châu Âu Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng
châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành

viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số
lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.
Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Có thể
nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu
Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu
tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày
mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu và được kỉ niệm hàng năm là
"Ngày Châu Âu".
Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên : Bỉ , Đức , Ý,
Lucxembourg, Pháp, Hà lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981,
tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng
lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27.
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia
nhập.
 1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh
 1981: Hy Lạp
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 12

 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
 Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba
Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia,Malta, Cộng hòa Síp
 Ngày 1/1/2007: Romania, Bungary
 1/7/2013: Croatia
Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu
người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007.
Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.

Tính đến cuối năm 2010, có 4 quốc gia được đánh giá là ứng viên chính thức để kết nạp
thành viên Liên minh châu Âu đó là: Iceland,Macedonia, Montenegro và Thổ Nhĩ
Kỳ. Albania, Bosnia và Herzegovina và Serbia là những ứng viên tiềm năng. Kosovo cũng
được xếp vào danh sách những ứng viên tiềm năng gia nhập vào Liên minh châu Âu vì Ủy ban
châu Âu và hầu như tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu khác đã thừa
nhận Kosovo như một quốc gia độc lập, tách biệt khỏi Serbia.
Năm quốc gia Tây Âu không phải là thành viên Liên minh châu Âu nhưng đã có những
thỏa thuận hợp tác nhất định kinh tế và pháp luật của Liên minh châu Âu đó là: Iceland (ứng
viên gia nhậpLiên minh châu Âu), Liechtenstein và Na Uy, thành viên thị trường duy nhất thông
qua Khu vực kinh tế châu Âu, và Thụy Sĩ, tương tự như trường hợp của Na Uy nhưng thông
qua hiệp định song phương giữa nước này và Liên minh châu Âu. Ngoài ra, đồng tiền chung
EURO và các lĩnh vực hợp tác khác cũng được áp dụng đối với các quốc gia thành viên nhỏ
như Andorra,Monaco, San Marino và Vatican.
Ba trụ cột chính của Liên minh châu Âu
 Hiệp ước Maastricht - Trụ cột thứ nhất
Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh Châu Âu (tiếng Anh,
"Treaty of European Union"), ký ngày 7 tháng 2 năm 1992 tạiMaastricht Hà Lan, nhằm
mục đích:
 Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ
chung và một ngân hàng trung ương độc lập,
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 13

 Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và
an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh
sát và luật pháp.
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn
đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu.
Liên minh chính trị

 Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh
thổ của các nước thành viên.
 Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ
nước thành viên nào mà họ đang cư trú.
 Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ
với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.
 Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
 Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên
cứu
 Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú
và thị thực.
Liên minh kinh tế và tiền tệ
Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết
thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, thành lập Ngân hàng Trung ương châu
Âu (ECB).
Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội
nhập) là:
 Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm
phát thấp nhất;
 Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;
 Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong
hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 14

 Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với
mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12
quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần

Lan, Ireland, Ý, Luxembourg,Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài
là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái cao hơn đồng
đô la Mỹ.
 Hiệp ước Schengen
Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến
ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan vàÝ chính
thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25 tháng
6 năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành
viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với
công dân nước ngoài chỉ cần cóvisa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong
toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14 trong 25 nước thành viên Liên minh châu Âu đã
tham gia khu vực Schengen (ngoại trừ cả Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland)
 Hiệp ước Amsterdam - Trụ cột thứ hai
Hiệp ước Amsterdam còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2
tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng
5năm 1999, đã có một số sửa đổi và bổ sung trong các vấn đề như:
1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử;
2. Tư pháp và đối nội;
3. Chính sách xã hội và việc làm;
4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
 Hiệp ước Nice - Trụ cột thứ ba
Hiệp ước Nice được lãnh đạo các quốc gia thành viên châu Âu kí vào ngày 26 tháng
2 năm 2001 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2003. Hiệp ước Nice là sự bổ sung
cho Hiệp ước Maastricht và Hiệp ước Rome. Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 15

chế để đón nhận các thành viên mới theo chính sách mở rộng về phía Đông châu Âu, vốn ban
đầu là nhiệm vụ của Hiệp ước Amsterdam nhưng không được hoàn thành


Trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng 6 năm 2001, các cử tri Ireland đã phản đối việc
thông qua Hiệp ước Nice. Tuy nhiên, sau hơn một năm, kết quả đã bị đảo ngược.
Ngày 1 tháng 12 năm 2009, Hiệp ước Lisbon chính thức có hiệu lực và đã cải tổ nhiều khía
cạnh của Liên minh châu Âu. Đặc biệt, Hiệp ước Lisbon đã thay đổi cấu trúc pháp lý của Liên
minh châu Âu bằng cách sáp nhập cấu trúc 3 trụ cột thành một chính thể pháp lý duy nhất. Hiệp
ước là cơ sở pháp lý cho vị trí Chủ tịch thường trực Hội đồng Liên minh châu Âu, chức vụ mà
ngàiHerman Van Rompuy đang nắm giữ, cũng như vị trí Đại diện cấp cao của Liên minh châu
Âu về ngoại giao và an ninh, chức vụ mà bà Catherine Ashton đang phụ trách
2.1.2 Mục tiêu, chính sách và quy định của EU
 Mục tiêu
Ngay từ lúc mới thành lập, EU đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là thiết lập một thị trường
kinh tế duy nhất ở châu Âu bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên. Hiện tại, hệ
thống tiền tệ chung đang được sử dụng ở 16 nước thuộc Liên minh châu Âu, thường biết đến
với tên gọi khu vực đồng euro ("eurozone")
 Chính sách
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, EU áp dụng những chính sách như sau:
 Tăng cường tự do hóa thương mại giữa các thành viên bằng cách xóa bỏ những rào cản
thương mại như thuế quan, hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu.
 Xây dựng biểu thuế quan chung chi các nước thành viên
 Áp dụng các biện pháp thuận lợi hóa sự di chuyển lao động và vốn giữa các thành viên
 Xây dựng chính sách phát triển chung về nông nghiệp , giao thông vận tải.
Với những chính sách trên, EU đã đạt được những thành tựu nhất định:
 1968, EU đã xây dựng xong đồng inh thuế quan giữa các nước hội viên.
 Thành lập một thị trường nông nghiệp chung
 Từ 1/1/1993 thực hiện lưu thông con người, hàng hóa, dịch vụ, tư bản tự do giữa các
nước.
 1/1/2002, đồng Euro chính thức được lưu hành.
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM


Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 16

2.1.3 Quan hệ Việt Nam-EU
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày
28/11/1990 và ngày 17/7/1995 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao Việt Nam
- EU với việc ký kết Hiệp định khung về hợp tác, thiết lập các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc
đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên.
Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam được thành lập và chính thức hoạt động từ năm
1996. Từ đó tới nay, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt
là thương mại. EU hiện trở thành một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam.
Trong vòng 11 năm (2000 – 2011), kim ngạch thương mại Việt Nam – EU đã tăng 5,9 lần, từ
mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 24,29 tỷ USD năm 2011; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào
EU tăng 5,9 lần lên 16,5 tỷ USD và nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng 5,9 lần lên 7,74 tỷ
USD. 3 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu Việt Nam vào EU đạt 4,34 tỷ USD, tăng 25%; nhập
khẩu từ EU đạt 1,8 tỷ USD, tăng 18%.
EU có tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI ra ngoài khối chiếm 47% FDI của toàn cầu. Theo
đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 2009, EU tiếp tục là đối tác đầu tư vào Việt Nam
lớn thứ hai sau Nhật Bản, chiếm khoảng 7 tỉ USD trong tổng số vốn FDI có tại Việt Nam. Riêng
năm 2008, EU đã đầu tư thêm 3 tỉ USD vào Việt Nam, tăng 76,9% so với năm 2007. Trong
năm 2009, tổng số viện trợ EU cam kết dành cho Việt Nam là 716,21 triệu Euro (tương đương
với 17,82% tổng số viện trợ nước ngoài), trong đó khoảng một nửa là viện trợ không hoàn lại
(308 triệu Euro).
Những dự án tài trợ nổi bật nhất của EU dành cho Việt Nam phải kể đến Dự án Hỗ trợ
thương mại đa biên MUTRAP. Ngoài ra, EU còn tài trợ cho Việt Nam nhiều dự án quan trọng
trong lĩnh vực y tế, công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch, hỗ
trợ cải cách hành chính, xóa đói, giảm nghèo, văn hóa, giáo dục đào tạo…
Ngày 27/6/2012, nhận lời mời của Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diện cấp cao
phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton, Bộ
trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã thăm chính thức EU và ký chính thức Hiệp
định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam - EU.

Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 17

PCA được ký chính thức là một bước phát triển quan trọng, đưa quan hệ hai bên chuyển
sang một giai đoạn mới với phạm vi và mức độ hợp tác rộng và sâu sắc hơn trên cơ sở bình
đẳng cùng có lợi, phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của hai bên cũng
như xu thế hợp tác và phát triển chung trên thế giới. PCA tạo điều kiện thuận lợi, cho phép khai
thác tốt hơn lợi thế so sánh và tính bổ sung cao về cơ cấu kinh tế của hai bên; tạo tiền đề quan
trọng để hai bên bước vào đàm phán FTA, hợp tác hướng tới sớm công nhận quy chế kinh tế
thị trường của Việt Nam.
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn
thứ hai của Việt Nam. Nếu như năm 2006 (trước khi Việt Nam gia nhập WTO), tổng kim ngạch
thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU chỉ đạt khoảng 10,22 tỷ USD thì năm 2011, con số
này đã đạt 24,92 tỷ USD, tăng 144% so năm 2006. EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam.
Tính đến hết năm 2011, EU hiện có 1687 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 32,85 tỷ
USD, thực hiện 13,07 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan
trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành
dịch vụ.
Ngày 26/06/2012, Việt Nam và EU chính thức khởi động vòng đàm phán “Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)”. Vòng đàm phán chính thức đầu tiên diễn ra vào
tháng 10/2012 và dự kiến sẽ có 4 vòng đàm phán diễn ra từ này cho tới năm 2013 và đàm phán
mong đợi được kết thúc vào năm 2014. Đối với VN, việc ký kết FTA với EU sẽ giúp các DN
tiếp cận sâu hơn vào thị trường EU, ngoài ra hàng hóa từ EU cũng dễ dàng đến tay người tiêu
dùng VN với giá rẻ hơn. VN đồng thời cũng sẽ buộc phải tiến gần hơn đến tiêu chuẩn quốc tế
về các vấn đề pháp lý.
2.1.4 Tình hình thương mại giữa Việt Nam và EU :
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả
năm 2012 giữa Việt Nam và EU đạt khoảng 29,09 tỷ USD, tăng 19,77% so với năm 2011.
Trong năm 2012, EU đã vượt qua Mỹ trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với

kim ngạch đạt 20,31 tỷ USD, tăng 22,71%; giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 8,79 tỷ
USD, tăng 13,48%.
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 18

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU trong năm 2012 bao gồm: giày
dép đạt khoảng 1,6 tỷ USD, dệt may đạt 2,4 tỷ USD, điện thoại và linh kiện đạt 5,3 tỷ USD, cà
phê đạt 1,3 tỷ USD, hải sản đạt 1,25 tỷ USD, máy vi tính và linh kiện đạt 1,6 tỷ USD, gỗ và
các sản phẩm từ gỗ đạt 698 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu của An Giang qua thị trường EU chủ yếu là mặt hàng thủy sản
chiếm 21% sau thị trường Chây Mỹ và Châu Á.
Trong giai đoạn kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, một số nước thành viên EU đang
phải đối diện với khủng hoảng nợ công, việc kim ngạch hai chiều tiếp tục tăng trưởng và hai
Bên chính thức tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại tự do là các tín hiệu tích cực, cho
thấy sự hợp tác giữa EU và Việt Nam đang ngày càng phát triển.

Bảng 3 : Tình hình kim ngạch Xuất khẩu -Nhập khẩu của Việt Nam – EU từ 2008-2012
Đơn vị tính: Triệu USD

Năm
Xuất khẩu sang EU
Nhập khẩu từ EU
Cán cân thương mại
Kim ngạch
% tăng
giảm
Kim ngạch
% tăng
giảm

Kim ngạch
%Tăng
giảm
2008
10,853.00
119.32

5,445.16
105.96
5,407.84
136,67
2009
9,378.29
86.41

6,417.51
117.86
2,960.78
54.75
2010
11,385.48
121.40

6,361.71
99.13
5,023.77
169.68
2011
16,545.28
145.32


7,747.07
121.78
8,798.21
175.13
11 tháng
2012
18,195.82
171.02
7,933.01
107.14
10,262,81
116,65

Nguồn: Tổng cục thống kê





Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 19

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Xuất khẩu
10.8 9.3 11.3 16.5 18.1
Nhập khẩu
5.4 6.4 6.3 7.7 7.9
Cán cân thương mại

5.4 2.9 5 8.8 10.2
10.8
9.3
11.3
16.5
18.1
5.4
6.4
6.3
7.7
7.9
5.4
2.9
5
8.8
10.2
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20













Nhìn chung tốc độ gia tăng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU cao hơn mức
độ gia tăng nhập khẩu vào Việt Nam nên gia tăng mức độ xuất siêu của thị trường này.Nhìn
chung, mức độ xuất siêu của Việt Nam vào thị trường EU cũng có xu hướng tăng.
Qua bảng biểu, ta thấy hầu hết với các quốc gia có trao đổi thương mại trong khối EU,
Việt Nam đều có cán cân thương mại dương,trừ các quốc gia như Hung-ga-ry, Bun-ga-ry,Ai-
LE,Phần Lan- nhập siêu trong cả ba năm. Tuy nhiên tỉ lệ nhập siêu từ các nước này không lớn.
2.2 Phân tích thị trường EU
2.2.1 Cung cầu thị trường
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) vẫn cao, EU là
thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kết thúc năm 2012, kim ngạch xuất khẩu ước đạt
20 tỷ USD tăng 21,3% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng nhanh , đạt 21,4% năm 2010, và
45% năm 2011. Trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của các doanh
nghiệp Việt Nam sang châu Âu như: Dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, đồ
gỗ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, khoảng hơn 25% so với năm 2010.
Hiện nay, với tình trạng khủng hoảng kinh tế vẫn chưa có xu hướng hồi phục thì người
dân ở các nước châu Âu có xu hướng sử dụng các mặt hàng có giá cả hợp lý. Bên cạnh đó,
hàng hóa Việt Nam có giá phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng ở mức thu nhập trung bình khá
Hình 2.1 kim ngạch Xuất khẩu -Nhập khẩu của Việt Nam – EU từ 2008-2012
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 20


trở lên, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn kĩ thuật. Việc
gặp nhau giữa cung và cầu tạo nên một thị trường rộng mở và có đầy tiềm năng cho Việt Nam
và EU.
2.2.2 Luật chống bán phá giá
Luật chống bán phá giá EU áp dụng cho tất cả các nước không phải là thành viên EU
nhưng riêng các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc đang trong quá trình chuyển
đổi, EU áp dụng các điều khoản đặc biệt được quy định trong các hiệp định EU đã ký kết với
các nước thứ ba.
Luật chống bán phá giá của EU được hình thành trên cơ sở xem biện pháp chống bán
phá giá là biện pháp phòng vệ thương mại nhằm đối phó với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu
vào EU với giá thấp hơn giá thông thường (tức là giá bán hàng hóa tương tự như ở thị trường
nước xuất khẩu). Khi nhận thấy sản phẩm nhập khẩu vào thị trưởng EU gây thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của EU thì Cơ quan có thẩm quyền của EU có thể quyết
định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (dưới hình thức thuế chống bán phá giá – một loại
thuế bổ sung ngoài thuế nhập khẩu thông thường).
Sau đây là tóm tắt một số nét chính trong “Pháp luật chống bán phá giá của Cộng
đng Châu Âu”
Xác định việc bán phá giá: EU căn cứ vào 4 điều kiện sau để xác định việc chống bán
phá giá: (i) mặt hàng đó đang bị bán phá giá (giá bán thấp hơn giá thương mại thông thường);
(ii) ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng đó đang bị đe dọa hoặc đang bị tổn thương vật chất;
(iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thương vật chất của ngành công
nghiệp của EU; và (iv) việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá là vì lợi ích của Liên minh
EU.
Chủ thể yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá: Có thể là một thể nhân, một pháp
nhân, một hiệp hội hoặc một liên đoàn đại diện cho tối thiểu 25% tổng sản lượng mặt hàng đó
tại các nước EU.
2.2.3 Rào cản thương mại
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM


Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 21

Xuất khẩu hàng hóa vào Liên minh châu Âu (EU) trong những năm tới sẽ gặp nhiều khó
khăn do những rào cản phi thuế quan như an toàn thực phẩm, các vấn đề xã hội mà thị trường
này đặt ra.
Hiện Việt Nam đang được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU, với mức thuế
giảm trung bình 3,5 điểm phần trăm, tỷ trọng mặt hàng đang được hưởng GSP vào khoảng 25%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam
gặp phải khi xuất khẩu vào thị trường này là những rào cản phi thuế quan như an toàn thực
phẩm, sức khỏe người tiêu dùng, môi trường đang được dựng lên ngày càng nhiều.
Ngoài việc yêu cầu những mặt hàng gỗ phải thực hiện luật nghề rừng (FLEGT), hải
sản phải theo quy định IUU thì phía EU cũng đưa ra những yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh và
chất lượng sản phẩm rất cao nên không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được.
EU có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng lại sử dụng
khá nhiều biện pháp phi quan thuế (rào cản kỹ thuật). Do vậy, hàng xuất khẩu của ta muốn vào
được thị trường này thì phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là
qui chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ
thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử
dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Đối với tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu
cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các
nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển Châu Á và Việt Nam, hàng
của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng
hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.
Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ
các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard
Analysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí
nghiệp chế biến thủy hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị
trường EU.

Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 22

Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ký mã hiệu trở nên quan trọng trong việc
lưu thông hàng hoá trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu
dùng phải có ký mã hiệu theo qui định của EU. Ví dụ: CE bắt buộc có ký mã hiệu đối với đồ
chơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế, nguyên vật liệu xây dựng,v.v.
Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan
đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ
được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu
sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi
trường tốt. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn
ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The Social Accountability
8000 sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới.
Đối với tiêu chuẩn về lao động: Uỷ ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của các xí
nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức
và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao
động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em đã được xác định trong các Hiệp
ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105.
2.2.4 Tình hình cạnh tranh của một số mặt hàng chủ lực
Năm sản phẩm dẫn đầu xuất khẩu vào EU của Việt Nam gồm: giầy dép: 4,5 tỷ, dệt may:
2,3 tỷ, cà phê: 1,4 tỷ, thủy hải sản: 1,1 tỷ và đồ nội thất: 1 tỷ), chiếm 70% tổng giá trị xuất
khẩu vào EU năm 2008. Cũng trong năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu diễn ra
(65% năm 2009), vì thế xuất khẩu sang EU dễ phải hứng chịu những cú sốc đối với một số
ngành công nghiệp như đã thấy khi xuất khẩu từ VN sang thị trường này giảm 15% năm 2009
(giầy dép: -20%, cà phê: -26%, đồ nội thất: -20%, dệt may giảm 10%).
Mức thuế quan trung bình EU áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Năm trong năm
2009 khoảng 4,1% (giảm từ 4,5% năm 2005). Tuy nhiên, mức thuế quan bình quân gia quyền
(có tính đến mức độ thương mại) lên tới 7%, có nghĩa là EU đang áp mức thuế tương đối cao

hơn đối với các sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (ví dụ dệt may: 11,7%, thủy sản:
10,8% và giầy dép: 12,4%) và mức thuế cao nhất (hơn 57%). Điều này cũng có nghĩa là việc
cắt giảm thuế đối với hầu hết các sản phẩm trong khuôn khổ FTA sẽ mang lại những ích lợi
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 23

quan trọng cho Việt Nam khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU. Tuy nhiên,
trong tất cả các danh mục kể trên ngoại trừ máy bay, có rất nhiều dòng thuế cao (từ 10% đối
với dược phẩm đến 90% đối với ngành ô tô).
Trong những năm gần đây, chính sách của EU đối với Việt Nam dù đã có nhiều chuyển
biến tích cực nhưng vẫn kém ưu đãi hơn chính sách dành cho các nước ACP (Africa, Caribbean,
Pacific), các nước chậm phát triển, những quốc gia nhận GSP (ưu đãi thuế quan) với mức thuế
0% ở hầu hết các mặt hàng.Thậm chí, so với các nước khu vực ASEAN, EU vẫn dành nhiều
ưu đãi cho 5 nước phát triển nhất là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines
(những nước được EU công nhận là có nền kinh tế thị trường).
Vì vậy, thị trường EU sẽ khó còn là “miền đất hứa” đối với DN Việt Nam. Năm 2011, Hội Dệt
May Việt Nam, Hội Da giày Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam,
Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều cuộc họp bàn
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào EU.
 Dệt may
Năm 2012, thị trường EU có mức sụt giảm nghiêm trọng về doanh số bán lẻ, trong đó
kim ngạch XK NK hàng dệt may vào thị trường này giảm khoảng 8% so với năm 2011. Tất cả
các thị trường NK chính của EU đều có sự suy giảm so với năm trước.
Kim ngạch XK hàng dệt may của Việt nam và EU trong năm 2012 cũng giảm 13,51%
so với năm 2011. Mặc dù vậy, trong những tháng cuối năm 2012, hoạt động XK dệt may của
Việt Nam sang thị trường EU đã có dấu hiệu hồi phục.
Dự báo trong năm 2013, đà suy giảm của kim ngạch XK dệt may Việt Nam vào EU sẽ
chậm lại với mức giảm gần 3% so với năm 2012. Trong đó thị trường Đức vẫn là thị trường
XK lớn của Việt Nam trong khối EU. Năm 2012 mặc dù tình hình khủng hoảng nợ công vẫn

lan rộng nhưng kim ngạch XK dệt may của Việt Nam sang Đức vẫn tăng khoảng 8% so với
với năm 2011.
Thách thức lớn nhất khi doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU
chính là sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn khác, đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc
với những điểm mạnh và lợi thế như: khả năng chủ động được nguồn nguyên liệu, nhân công
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 24

lao động dồi dào có trình độ cao và quan trọng là khả năng đáp ứng nhiều chủng loại hàng
hóa… là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt nam hiện nay.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng gặp phải khó khăn khi các nhà nhập
khẩu EU có xu hướng chuyển dần những đơn hàng từ Việt Nam (nhằm tránh mức thuế nhập
khẩu 10%) sang các nước bạn hàng khác như Campuchia, Lào và Bangladesh do các nước này
được hưởng tiêu chuẩn Tối huệ quốc (MFN) với mức thuế suất nhập khẩu 0% của EU.
 Giày dép
Xuất phát từ nội tại sản xuất nhiều năm qua, ngành da giày Việt Nam còn nhiều tồn tại
chưa được khắc phục. Dù là nước xuất khẩu lớn, nhưng các doanh nghiệp ngành da giầy Việt
Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công, không chủ động được nguồn
nguyên liệu, bị hạn chế về vốn và công nghệ. Khoảng 60% nguyên vật liệu, hóa chất vẫn phải
nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung
Quốc, đã xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ như ngành sản xuất nguyên phụ liệu và các
trung tâm phát triển mẫu mốt nằm cạnh các khu công nghiệp sản xuất giầy dép, rất thuận lợi
cho việc đáp ứng nhu cầu triển khai mẫu mã mới của khách hàng. Với những thuận lợi đó,
Trung Quốc hiện đang chiếm lĩnh thị phần thống trị tại các thị trường lớn như 83,5% tại Mỹ,
hơn 64% tại EU. Đây thực sự là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp ngành giầy Việt Nam.
Bên cạnh đó, cạnh tranh về giá luôn diễn ra gay gắt giữa các nước sản xuất và xuất khẩu
giầy trên thế giới mà điển hình là tại các nước Châu Á, nơi có tiềm năng lớn nhất về công
nghiệp sản xuất giầy. Trung Quốc xuất khẩu những sản phẩm có giá trị thấp được hưởng nhiều
ưu đãi từ các nước thành viên sau khi gia nhập WTO. Hiện nay, dù Việt Nam đã là thành viên

của WTO, ngành da giày Việt Nam vẫn chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ mạnh như
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan… do họ có ưu thế hơn về vốn, công nghệ, đặc biệt
là chủ động về nguồn nguyên liệu.
 Đồ gỗ
Ngành đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á( sau
Malaysia, Indonesia và Thái Lan) trong cuộc đua chiếm thị phần xuất khẩu đồ gỗ. Sản phẩm
đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 nước trong đó EU là một trong những thị trường
tiêu thụ sản phẩm lớn nhất tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của cả nước.
Môn: Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương Đại học Kinh tế TP HCM

Giảng Viên : GS-TS Võ Thanh Thu Trang 25

Liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu (XK) của Việt Nam luôn
đứng trong nhóm hàng XK có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên
30%. Năm 2006, kim ngạch XK của đồ gỗ Việt Nam đã xấp xỉ 2 tỷ USD, năm 2007 xuất khẩu
được 2,4 tỷ USD, đến năm 2008 xuất khẩu 2,8 tỷ USD
Mặt hàng đồ gỗ XK đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng XK
chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này
đã đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ
đứng đầu Đông Nam Á . Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả
năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực và Trung Quốc.
 Thủy sản
Giá tôm trên thế giới giảm mạnh, tôm Việt Nam mất ưu thế về giá tại các thị trường
nhập khẩu chính, nhiều rào cản và chi phí sản xuất gia tăng Ngày càng có nhiều vùng nuôi
cá tra Việt Nam được cấp chứng nhận đạt chuẩn Global GAP, còn sản phẩm cá tra trong nước
đang được xuất khẩu đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Tất cả đều đáp
ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của những bạn hàng khó tính như EU.
Trong năm 2012, xuất khẩu thủy sản sang các nước thuộc khối EU còn gặp nhiều khó
khăn không chỉ do tác động của khủng hoảng nợ công ở châu Âu mà còn do những rào cản phi
thuế của các thị trường này. Giá trị xuất khẩu sang khối thị trường này giảm mạnh, trong đó

Đức giảm 26,4%, Hà Lan giảm 10,9%, Italy giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2011. các doanh
nghiệp XK tôm đang phải đối phó với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước đối thủ như Thái
Lan, Ấn Độ trên các thị trường tiêu thụ chính. Giá xuất khẩu tôm Việt Nam hiện nay đang cao
hơn 25-35% so với giá tôm các nước khác, trong khi đó giá thành sản xuất trong nước quá cao.
Người tiêu dùng EU đang có xu hướng tiến tới các sản phẩm có tính bền vững và thân
thiện với môi trường. Do đó, sản phẩm thủy sản của Việt Nam muốn giữ vững vị thế trên thị
trường EU nói riêng, quốc tế nói chung cần được định hướng theo mục tiêu phát triển, nâng
cao chất lượng ngay từ khu vực sản xuất nguyên liệu, đó là quản lý khai thác kết hợp bảo vệ
nguồn lợi, quản lý chất lượng môi trường nuôi thủy sản theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là đối
với hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra.
Chương III : Tình hình Xuất nhập khẩu của Việt nam sang EU

×