Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thảo luận và bài thực hành về cúm gia cầm hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.75 KB, 13 trang )


Chương VIII.
THẢO LUẬN- VÀ BÀI THỰC HÀNH

CHUYÊN ĐỀ
CÚM GIA CẦM
Cúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (chim), và có
thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu
thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa học
là avian influenza (AI) thuộc nhóm
virus cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là những
retrovirus, mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính). Biến
chủng H5N1 của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phát
thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai. Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳng
định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó
xảy ra.
I. Đường lây nhiễm
Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn,
ngựa, hải cẩu, cá voi và con người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng
cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằng
chứng thực nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu chín.
Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng một
số biến thể virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày.
II. Triệu chứng ở người
Đối với con người, cúm gà gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác [1]. Đó là
sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp,
viêm màng kết và ;ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể
gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ
thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị
nhiễm.
[2]


III. Các biến chủng virus cúm lây nhiễm sang người
Tất cả các virus AI đều thuộc nhóm cúm A trong họ virus Orthomyxoviridae và tất cả các phân
nhóm của virus cúm A đều có thể lây nhiễm các loài chim. Chi virus cúm nhóm A được chia
thành các phân nhóm dựa vào loại protein hemagglutinin (H) và neuraminidase (N) nằm trên lớp
vỏ protein bao bọc lõi virus. Có tất cả 16 loại protein H, đối với mỗi loại thì lại có đến 9 phân
nhóm protein N, như vậy tổ hợp lại thì có khả năng tạo ra 144 phân nhóm virus cúm gà khác
nhau. Ngoài ra, tất cả mỗi phân nhóm virus trên lại có thể chia làm 2 phân nhóm xâm nhiễm: đặc

174

Người ta đang lo ngại rằng các loài virus cúm gia cầm có thể tiến hành chuyển đổi tính kháng
nguyên để có khả năng vượt qua các rào cản khác loài (vd. từ chim có thể lây sang người). Nếu
thực sự biến chủng này được tạo ra thì nó sẽ vừa mang tính đa hình cực cao (khó kiểm soát) và có
độc tính mạnh (khó chữa trị). Một biến chủng như vậy có thể gây nên một đại dịch tương tự như
Dịch cúm Tây Ban Nha đã làm tử vong 50 triệu người vào năm 1918.
Tuy nhiên, các đặc điểm di truyền giữa các biến chủng gây bệnh trên người và trên gia cầm có sự
khác biệt đáng kể, không dễ vượt qua. Ngay cả trong các phân nhóm của virus cúm gà cũng
mang những đặc điểm khác nhau. Các virus cúm gà H5 và H7 có thể có cả dạng "gây nhiễm cao"
và "gây nhiễm thấp", phụ thuộc vào đặc điểm di truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà
chúng gây ra; tuy nhiên, virus cúm H9 thì chỉ có dạng "gây nhiễm thấp".

H1N1
Phân nhóm H1N1 là chủng virus cúm A được phân lập đầu tiên. Đầu tháng 10 năm 2005, các nhà
khoa học tuyên bố rằng họ đã khôi phục thành công chủng virus gây ra dịch cúm Tây Ban Nha.
Những trình tự gene cho thấy đại dịch năm 1918 này là do virus phân nhóm H1N1 gây ra, thường
được coi là chủng gây cúm lợn nhưng có khả năng truyền nhiễm trực tiếp từ chim sang người.
Những virus mới tái tạo này rất khác biệt so với các virus gây bệnh trên người thông thường, loại
mà xâm nhập vào các tế bào phổi. [3].

H5N1

H5N1 là phân nhóm cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ năm 1997, sự bùng phát của
virus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Hơn 100 người đã bị nhiễm
H5N1, với tỉ lệ tử vong vượt quá 50%. H5N1 được coi là tâm điểm của sự chú ý và cảnh báo
rằng một biến chủng từ phân nhóm H5N1 có thể tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) để tạo thành một
chủng virus có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu với tỉ lệ tử vong trên người là cực lớn.

IV. Các chủng khác
Từ năm 1997, các phân nhóm H5N1, H7N2, H7N3, H7N7, và H9N2 đã được phát hiện xâm
nhiễm vào người.
H2N2
Gây nên dịch cúm châu Á vào năm 1957 và 1958 đã làm chết khoảng 1 triệu người trên thế
giới.
H3N2
Phát triển từ chủng H2N2 do biến đổi di truyền và gây nên dịch cúm Hồng Kông vào năm
1968, 1969 đã gây tử vong 750,000 người, Đây là đại dịch gây tử vong lớn nhất
thế kỷ 20.
H7N2
Với sự bùng phát phân nhóm H7N2 trong gia cầm vào năm 2002, 44 người đã được phát
hiện là bị nhiễm virus tại bang
Virginia, Hoa Kỳ.

175

H7N3
Ở Bắc Mỹ, người ta đã phát hiện chủng virus cúm gà H7N3 tại một số trang trại gia cầm tại
British Columbia vào tháng 2 năm 2004. Cho đến tháng 4, 2004, đã có 18 trang trại phải
cách ly để ngăn ngừa sự lan truyền của loài virus này. Có 2 trường hợp người dân vùng này
bị nhiễm virus cúm.
H7N7
Trong năm 2003 ở Hà Lan, 89 người đã được chẩn đoán là nhiễm virus cúm H7N7 sau một

đợt dịch cúm gia cầm từ một số trang trại lân cận. Một trường hợp đã tử vong.
H9N2
Loại virus này đã được nghiên cứu cho thấy chỉ là dạng "gây nhiễm thấp". Có 3 trường
hợp phát hiện ở Trung Quốc và Hồng Kông cho thấy bị nhiễm virus và tất cả đều đã qua
khỏi. Trong tháng 10, 2005, một dịch cúm bùng phát tại thị trấn Tolima, Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, không một trường hợp nào bị virus gây nhiễm cho người.
[4]

V. Phòng chống và điều trị
Cúm gà ở người có thể được phát hiện qua những xét nghiệm cúm thường. Tuy nhiên, những xét
nghiệm này không phải luôn đáng tin cậy. Vào tháng 3 năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới thông
báo rằng có vài người Việt Nam có xét nghiệm âm tính đối với cúm gà lúc ban đầu nay đã có
phát hiện có nhiễm virus. Những người đó sau này đều đã bình phục.
Hiện nay, các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H5N1 đáng tin cậy đều phải yêu cầu sử dụng virus
sống để tương tác với những kháng thể có trong máu của bệnh nhân. Vì lý do an toàn sinh học,
các xét nghiệm đều phải được tiến hành trong các phòng thí nghiệm độ an toàn cấp 3 [5].
Thuốc chống virus đôi khi hữu hiệu trong cả ngăn ngừa và trị bệnh, nhưng chưa có một loại
thuốc nào thực sự được chữa lành trong lịch sử y học. Vắc xin, tuyệt nhiên, mất tối thiểu 4 tháng
để sản suất và phải được chuẩn bị riêng cho mỗi loài biến thể.

IV. Độc tính gia tăng
Vào tháng 7 năm 2004 các nghiên cứu gia cầm, dẫn đầu bởi Deng của Trung tâm nghiên cứu thú
y Harbin, tại Harbin, Trung Quốc và giáo sư Robert Webster của Bệnh viện nghiên cứu nhi đồng
St Jude, tại Memphis, Tennessee, đã báo cáo kết quả thực nghiệm trên chuột khi tiếp xúc với 21
chủng H5N1 chiết xuất từ các con vịt Trung quốc giữa năm
1999 và 2002. Họ đã phát hiện "một
mẫu tạm thời rõ ràng có tính độc tố phát triển gia tăng". [6]

VII. Phóng ngừa đại dịch
Bài chính: Tiến trình phát tán của virus cúm gia cầm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo rằng đại dịch cúm đang đến gần, và nhiều khả
năng là do một biến chủng của virus cúm gia cầm H5N1. Để chuẩn bị đối phó, các quốc gia phải
bắt đầu vạch kế hoạch chi tiết khi tình huống đại dịch diễn ra. Các biện pháp khẩn cấp có thể tiến
hành là phân vùng, giới hạn sự lan truyền, tiêu huỷ và tiêm vaccin đối với gia cầm. Ngoài ra, các
kế hoạch dài hạn cần phải thực thi là thay đổi dần lối sống, phương pháp chăn nuôi gia cầm của
các vùng dân cư có nguy cơ cao.
WTO đã chia dịch cúm thành 6 giai đoan, từ mức độ chỉ là nguy cơ nhỏ cho đến khi đại dịch
bùng phát và lan tràn. Hầu hết các tổ chức y tế của các quốc gia đều cho tự đánh giá hiện nay
(năm 2005) đang năm ở giai đoạn 3 của dịch, điều đó thừa nhận sự gây nhiễm trên người của một
chủng virus mới này đã xây ra nhưng có rất ít bằng chứng về sự lan truyền virus từ người sang
người.

176

Ở nước ta, siêu virut cúm đã gây tổn thất nặng nề cho từng hộ gia đình cộng đồng chăn nuôi và
cả nước nói chung. Dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại mất mát rất lớn đến nền kinh tế liên quan
đến buôn bán và kinh doang gia cầm ở Việt Nam và đã tác động đến hàng triệu con người chăn
nuôi gia cầm có qui mô nhỏ. Trong tổng số 12 triệu hộ chăn nuôi, có ước tính 70% trong tổng số
đó,công việc này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình, đặc biệt là phụ nữ.
Trong khi chính phủ Việt Nam đã có thể kiểm soát được cơn khủng khoảng 2004 thì nay dịch lại
tiềm tàng xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào.
Sâu đây chúng tôi giới thiệu một số biện pháp cụ thể về phòng chống dịch cúm gia cầm.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN SINH HỌC TRONG XỬ LÝ VÀ
PHÒNG NGỪA DỊCH CÚM GIA CẦM
1. Người nuôi gia cầm
Bao gồm những người chăn nuôi gia cầm, kể cả người nuôi chim cảnh.Trong vùng dịch, nếu để
lợn tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh thì lợn cũng được coi là on vật mang trùng truyền bệnh.
Các biện pháp bảo hộ:
-Trong khu vực đã xác định có dịch, phải tìm mọi biện pháp nhốt giử mọi gia cầm, gia súc
trong chuồng, hoặc trong phạm vi tối đa gia đình, và hạn chế tiếp xúc vớichúng.

-Phải trang bị bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm
-Tiến hành khử độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
2.Người thu mua vận chuyển gia cầm:
Việc thu mua và vận chuyển gia cầm chỉ thực hiện ngoài phạm vi vùng có dịch. Tuy nhiên, người
thu mua, vận chuyển gia cầm phải được phổ biến kiến thức cần thiết về bệnh, để phòng ngừa cho
bản thân, không lây lan cho cộng đồng.
Các biện pháp bảo hộ:
-Khi tiếp xúc với gia cầm có dấu hiệu bệnh cần có trang bị bảo hộ cá nhân.
-Không vất bừa bải xác chết gia cầm, cần đưa đến nơi an toàn.
-Tiêu độc, khử trùng dụng cụ bị ô nhiễm.
-Rữa sạch tay chân, tắm giặt thay dồ trước khi về nhà.
-Khi có ho, sốt phải đến khám bệnh ngay.

177

3.Người thu gom tiêu hủy gia cầm
Những người này có nguy cơ mắc bệnh cao nên cần chú trọng biện pháp phòng ngừa.
Các biện pháp bảo hộ:
-Cần tiêm phòng bệnh cúm trước 15 ngày khi tiến hành công việc
-Phải là những người khỏe mạnh, không mắc bệnh về đường hô hấp
-Mặc quàn áo bảo hộ dài tay chống nước
-Đeo găng tay cao su bảo hộ loại dày
-Đeo khẩu trang ôm khít miệng và muic, tốt nhất nên dùng khẩu trang N95.
-Đeo kính bảo hộ đội mũ ny long ôm kín đầu.
-Đi ủng cao su hoặc nhựa, nylong, bao phủ dày dép loại dùng 1 lần.
-Rữa và sát trùng chân tay trước khi về nhà.
CÁCH LÀM CHẾT,TIÊU HỦY GIA CẦM
Những gia cầm mắ bệnh chưa chết hoặc tiếp xúc với đàn mắc bệnh, trước khi đem đi tiêu hủy
cần phải làm chết đồng loạt, để tránh sự di chuyển, hoạt động của chúng gây nguy hiểm cho con
người.

Có nhiều cách giết gia cầm nhưng không được làm chảy máu, hoặc gây kích thích chạy tán loạn
khắp nơi dể phân tán virut.
Các cách làm chết gia cầm đồng loạt
-Nhốt gà trong chuồng dồn ép vào trong phòng kín.
- Phủ tấm ny lon hoặc vải nhựa che kín chuống
-Xông hơi Formol, cứ 35ml với 10 gam thuốc tím + 2 phần nước cho 1M
3
không khí.
- Rót từ từ Formol theo thành chậu vào dung dịch thuốc tím.
-Đóng kín cửa phòng hoặc quây kín chuồng, và nhanh chống rời khỏi phòng tránh hít phải
khí độc.
-Sau 4 giờ gia cầm chết mới mỡ cửa, cho xác gia cầm vào bao đưa đi chôn hoặc đốt.

178

-Phải trang bị đầy đủ bảo hộ phòng virut và chất độc formol
-Thuốc pha để xong làm chết gia cầm chỉ được dùng một lần.
4.Người giết mổ thịt gia cầm ở gia đình và ở chợ, người bán thịt gia cầm
Những người tiếp xúc với gia cầm, thịt, lòng gia cầm là những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Những người này cần có biện pháp bảo hộ sau:
-Cần phải được phổ biến kiến thức để phát hiện bệnh cúm gia cầm, để tự họ có thể tự bảo
vệ được.
-Luôn đeo khẩu trang che kín miệng mũi.
-Dùng găng tay cao su khi giết mổ gia cầm.
-Rữa sạch chan tay tắm giặt sách sẻ sau khi kết thúc công việc
-Người mổ và bán thịt thường xuyên phải định kỳ tiêm phòng.
-Mặc quần áo bảo hộ có tạp dề nilon
5.Cán bộ thú ylàm nhiệm vụ kiêmtra bệnh cúm gà ở chợ, chốt kiểm dịch
Những người này tiếp xúc thường xuyên với gia cầm nên nguy cơ lây nhiễm cũng khá cao. Cần
phải có một số biện pháp bảo hộ như sau:

-Cần được tiêm phòng cúm trước 15 ngày khi làm nhiệm vụ.
-Nếu đang mắc bệnh cúm thông thường cần phải nghĩ không tham gia công việc
-Nếu đang làm nhiệm vụ mà bị cúm thông thường cũng cần ngừng ngay công việc và đi
đến cơ sở để thăm khám bệnh.
-Có đâỳ đủ áo quàn trang thiết bị bảo hộ lao động.
Khi kết thúc công việc phải thay áo quần tắm rữa sạch sẻ khử trùng áo quàn củ.
-Phụ nữ có thai có tièn sử về bệnh đường hô hấp không bố trí công việc này.
-Luôn theo dỏi nhiệt độ cơ thể và dấu hiệu về bệnh đường hô hấp.
6.Cán bộ thú y mổ khám xét nghiệm bệnh cúm gà
Đây là công việc đặc biệt có nguy cơ lây nhiễm rất cao, nên cần có chế độ bảo hiểm tốt tránh lây
nhiễm bệnh cho bản thân và cộng đồng.

179

Biện pháp bảo hộ:
-Phải di tiêm phòng cúm trước 15 ngày khi bắt đầu công việc.
-Không bố trí phụ nữ có thai và đang cho con bú làm công việc này.
-Phải có trang thiết bị đầy đủ an toàn tránh mầm bệnh phát tán xung quanh.
-Tuyệt đối tuân thủ qui trình vệ sinh cá nhân sau khi kết thúc công việc.
-Theo dõi chặt chẽ thường xuyên nhiệt độ cơ thể, và các dấu hiệu đường hô hấp, nếu có
triệu chứngbất thường phải đi khám ở cơ sở y tế.
7. Những đối tượng khác tiếp xúc với gia cầm và chim hoang dã
*Người dân sống trong vùng có dịch cúm gà:
-Nếu không cần thiết tránh đén nơi có dịch
-Nếu phải đến tránh tiếp xuc với gia cầm mắc bệnh
-Rữa tay chân, dày dép bằng xà phòng trước khi vè nhà.
-Không ăn tiết canh, gỏi thịt gia cầm chưa được nấu chín.
-Thấy ho sốt cần đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh
*Người nghiên cứu về chim, người đi du lịch:
-Cẩn thận khi tiếp xúc với gia cầm và chim hoang dã, nhất là thủy cầm như vịt trời, ngổng

trời.
-Khi tiếp xúc phải có trang bị bảo hộ
-Không đưa chim gia cầm hoặc chim trời về vùng liền kề
-Khi phát hiện có chim chết phải báo ngay cho cơ quan chức năng biết, để có biện pháp
tẩy trùng.
* Người đi săn:
-Tránh tiếp xúc bằng tay với chim thú săn bắn được
-Không ăn tiết canh chim hoang dã
-Cho xác con mồi vào bao kín, về nhúng nước sôi, làm xong rữa tay chân bằng xà phòng.

180

-Nếu thấy xác chim chết ngòi thiên nhiên cần báo cho cơ quan chức năng, chính quyền
địa phương, để có biện pháp kịp thời chôn đốt tiêu hủy.
8.Người đi thăm người bệnh hoặc chăm sóc người nhà ở bệnh viện
-Hạn chế đi thăm người bệnh trong thời gian có dịch cúm gia cầm.
-Phụ nữ có thai, đang cho con bú tránh đi thăm người bệnh mắc cúm typ A
-Nếu phải chăm sóc, thăm hỏ bệnh nhân nghi nhiễm cúm gia cầm phải theo hướng dẫn
của nhân viên y tế.
-Sau khi tiếp xúc cần thay bộ đò bảo hộ mà nhân viên y tế cấp pháy, các đồ dùng có thể
dùng lại phải ngâm tẩy các chấttiệt trùng, sau đó rữa sạch bằng xà phòng.
Chú ý: những người đã tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh, chết hoặc sản phẩm, chất thải của chúng,
sau khi thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, cần tự theo dõi kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Nếu
nhiệt độ tăng trên 37
0
cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh, điều trị kịp thời. Nếu phải
chăm sócbệnh nhân cần chú ý:
- Phải có trang phục bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân
-Tránh để mặt mũi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhất là khi bệnh nhân hắt hơi.
-Tiếp xúc với đờm, nước dãi, dịch tiết ở đường hô hấp cầnpgải có găng tay cao su, kính

bảo hộ.
-Khi rời buồng bệnh nhân, thay đồ bảo họ nói trên, để đưa đi tiêu độc, rữa tay bằng xà
phòng cẩn thận, sau đó sát trùng bằng cồn 70
0
.
*Trẻ em chăm sóc,hoặc đến gần nơi nuôi gia cầm:
-Hạn chế tiếp xúc với gia cầm.
-Tránh xa nơi nuôi gia cầm và các loài chim.
-Không nên chơi trên nền đấy gần chuồng nuôi gia cầm.
-Rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
-Thường xuyên theo dõi nhệt độ cơ thể và các dấu hiệu đường hô hấp.Nếu thấy nhiệt độ
tăng, kèm theo ho, đau ngực cần đếncơ sở y tế để khám bệnh.

181

NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
Trong vùng có dịch cúm gà,mọi người có biểu hiện bất thưởng đường hô hấp cần theo dõi sức
khỏe hàng ngày, tốt nhất khi có triệu chứng bất thường cần đến cơ sở y tế để khám bệnh.
-Che mũi và miệng bằn tay hoặc khăn khi ho, hắt hơi, tốt nhất là đeo khẩu trang để tránh
việc bắn virut ra môi trường xung quanh.
-Nếu tự điều trị hoặc điều trị ngoại trú, cần ở yên một chổ, tránh đi lại tiếp xuc với người
khác.
-Đặc biệt phụ nữ có thai, trẻ nhỏ người già yếu tránh tiếp xúc với người bệnh.
-Các chất bài tiết của người bệnh phải thu dọn vào bô chậu có chất sát trùng, không được
thải ra hồ ao quanh nhà.
-Rữa tay bằng xà phòng sau mỗi lần tiếp xúc với bệnhphẩm.
-Thường xuyên có sự theo dõi, điều trị của y tế chuyên khoa cho đến khi khỏi

NHỮNG THÔNG TIN VỀ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
I.Xác định 4 điểm nóng về dịch lở mồm long móng


Theo thống kê của Cục Thú y, trong tuần 15 - 21.8, cả nước có 17 xã của 12 huyện, thuộc 5 tỉnh, thành phố xuất hiện
các ổ dịch mới, với gần 180 con gia súc mắc bệnh - giảm rõ rệt so với tuần trước đó (8-14.8) với 21 xã của 19 huyện
thuộc 10 tỉnh, thành phố xuất hiện các ổ dịch mới, làm gần 800 con gia súc mắc bệnh.

Cục Thú y cho hay, ngày 23.8 là ngày thứ 21 tỉnh Thái Nguyên khống chế được dịch lở mồm long móng (LMLM) và
không phát sinh ổ dịch mới. Thái Nguyên có thể chuẩn bị công bố hết dịch.

Như vậy, trên cả nước hiện còn 12 tỉnh với 109 xã/phường thuộc 50 huyện/quận vẫn còn dịch LMLM. Cục trưởng
Cục Thú y Bùi Quang Anh cho hay, nhiều địa phương vẫn đang để dịch dây dưa, kéo dài như Đồng Tháp, Quảng
Ninh, Hà Giang, Cao Bằng và Hà Nội.

Cũng theo ông Bùi Quang Anh, trong thời gian tới, dịch LMLM sẽ vẫn tiếp tục bùng phát tại các tỉnh miền núi phía
bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và vùng ĐBSCL.

Được biết, các đơn vị được giao nhập vaccine đang thực hiện phân bổ hơn 7 triệu liều vaccine phòng dịch tới 40 địa
phương. Cục Thú y cũng đã phân bổ khẩn cấp 500 nghìn liều vaccine type 0 và Asia1 của Trung Quốc cho 10 tỉnh
miền núi phía bắc và 200 nghìn liều vaccine 3 type cho hai tỉnh Quảng Nam, Phú Yên.
Cẩm Văn
Thanh Hoá: 41 gia súc bị LMLM
Ngày 23.8, Chi cục Thú y tỉnh đã phát hiện tại xã Lương Nội, huyện Bá Thước có 38 con trâu, 2 con dê, 1
con lợn mắc bệnh LMLM. Đây là ổ dịch LMLM đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm
đến nay.


182

Kon Tum: Xuất hiện 2 ổ dịch LMLM
Theo tin từ Kon Plông ngày 23.8, 2 ổ dịch LMLM mới đã được phát hiện tại các làng Tu Rết, Đak Lup -
thuộc xã Đak Nên - ngay sau khi địa phương này tuyên bố khống chế xong 2 "điểm nóng" khác ở Ngọc

Hoàng, Nước Da (Đak Ring). Cụ thể, có 39 con bò nhiễm bệnh.

Gia Lai: Đã có hơn 580 trâu, bò bị LMLM
Tại 15 huyện, thị, thành phố của tỉnh từ đầu tháng 8 đến nay đã có hơn 580 con trâu, bò bị dịch LMLM.
Thời điểm này, ở hai huyện Ayun Pa và Ia Pa, số trâu, bò bị dịch là 514 con. UBND tỉnh đang chỉ đạo Trung
tâm Thú y nhanh chóng khoanh vùng và tuyên truyền tốt cho người dân cách phòng, chống

Điện Biên: 46 trâu chết chưa rõ nguyên nhân
Từ 17-23.8, tại 2 xã Nậm Kè và Mường Toong (huyện Mường Nhé), có 46 con trâu chết và hàng chục con
khác có triệu chứng lây nhiễm. Tới thời điểm này (chiều 23.8), nguyên nhân dịch bệnh vẫn chưa được xác
định. Anh Tuấn - X.N - Bình Minh - Hữu Thiêm



II.Diễn biến dịch LMLM và CGC TP.HCM: 100 tỷ đồng cho phòng chống dịch CGC
Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Nghĩa - Hữu Đức - Hoà Bình
Báo Nông nghiệp số 162 ra ngày 15/8/2006
Ông Phan Văn Nghiệm - Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế TP.HCM cho biết Sở Y tế đã tiến
hành tập huấn cho các Trung tâm Y tế dự phòng, đặc biệt là cho hơn 5.000 đối tượng là những
người giết mổ, buôn bán thường xuyên tiếp xúc với gia cầm, thuỷ cầm trên địa bàn. Sở Y tế cũng
đã chuẩn bị hơn 10.000 liều thuốc Tamiflu gồm dạng viên và 100.000 liều dạng bột để đáp ứng
kịp thời nếu có dịch xảy ra, đồng thời chuẩn bị các phòng điều trị cách ly khép kín tại 4 bệnh viện
là Nhi đồng 1, 2, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Nhiệt đới. ở các quận huyện, Sở cũng chỉ đạo
dành 2-3 phòng cho bệnh nhân nghi nhiễm cúm trước khi chuyển người bệnh lên điều trị ở 4
bệnh viện trên. Kinh phí cho đợt chống dịch lần này có thể lên đến 100 tỷ đồng.
Đồng Tháp: Tái phát bệnh LMLM
Sở NN -PTNT cảnh báo bệnh LMLM trên heo đang có chiều hướng tái phát trở lại. Theo số liệu
của Chi cục Thú y, từ ngày 9-13/8, có thêm 161 con heo của 5 hộ Nguyễn Văn U, Lưu Thành
Lợi, Nguyễn Văn Năm, Nguyễn Văn Nhê (xã Tân Nhơn, huyện Châu Thành) nhiễm bệnh. Năng
nhất là hộ ông Nguyễn Văn U, chỉ trong 3 ngày từ 11-13/8 đã có 111 con phát bệnh. Chi cục Thú

y cho biết nguyên nhân là người dân đã mua bán gia súc chưa qua kiểm dịch và vận chuyển gia
súc không qua kiểm soát của cơ quan thú y. Trong khi đó, các ổ dịch cũ chưa được xử lý triệt để
(gia súc mắc bệnh tiêu huỷ không hết) và bệnh có thể chữa lành về triệu chứng làm cho người
chăn nuôi chủ quan coi thường.
Sóc Trăng: tăng cường kiểm tra, giám sát
Chi cục Thú y Sóc Trăng cho biết lực lượng cán bộ thú y chốt tại các trạm đã tăng cường kiểm tra
việc vận chuyển gia súc, gia cầm. Từ cuối tháng 6/2006 đến nay Sóc Trăng không phát hiện thêm
trường hợp gia súc bị nhiễm bệnh LMLM. Tỉnh Sóc Trăng hiện còn hơn 2, 1 triệu con gia cầm,
trong đó 900.000 con vịt đẻ. Đàn vịt được tiêm phòng khá lớn, nhưng cẫn còn nhiều vùng nông
thôn nuôi gà vịt nhỏ lẻ và nhất là vịt chạy đồng vào tháng 10, tháng 11 sắp tới đang là nguy cơ

183

phát dịch. Chi cục Thú y khuyến cáo bà con các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt tiêu độc sát trùng
và tiêm phòng dịch.
An Giang: Thành lập đoàn kiểm tra dịch CGC
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông Lê Minh Tùng cho biết, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác kiểm
tra, phòng chống dịch. Các ngành chức năng sẽ thành lập đoàn kiểm tra, tập trung kiểm tra việc
cấm chăn thả vịt trên đồng ruộng, kênh rạch và nuôi thả rông; cấm nuôi mới thuỷ cầm, nuôi gia
cầm ở khu vực đông dân cư, nội ô, nội thị; cấm buôn bán gia cầm sống và giết mổ gia cầm tại các
chợ; tiêm phòng vacxin, đào tạo chuyển đổi nghề cho các hộ chăn nuôi gia cầm…
III.Một số thông tin về dịch LMLM
LĐ số 202 Ngày 24.07.2006 Cập nhật: 10:53:32 - 24.07.2006
Trước hiểm họa dịch lở mồm long móng
(LMLM), nhất là khi có một số địa phương
trong tỉnh Vĩnh Long phát hiện nhiều trường
hợp gia súc bị nhiễm dịch bệnh, người chăn
nuôi tại chỗ rất hoang mang. Vậy mà mới đây,
tại huyện Bình Minh, dư luận lại xôn xao khi
xuất hiện tệ nạn heo mắc dịch LMLM đã đem

chôn lại đào lên mang đi tiêu thụ
Vụ việc bắt đầu ngày 9.7, khi phát hiện 8 con
heo trong chuồng có dấu hiệu LMLM, ông
Nguyễn Hoàng Định không ngại trời mưa to gió
lớn đã tìm đến tận nhà của Trưởng trạm Thú y
huyện để báo dịch. Ngày hôm sau gia đình anh
đón tiếp đoàn cán bộ huyện - tỉnh đến để "xử lý" 8 con heo mắc bệnh. Theo chủ trương của tỉnh phải tiêu hủy bằng
cách tiêu độc sát trùng và đem chôn ở vườn nhà. Chấp nhận chủ trương này gia đình ông Định có cậy nhờ một vài
người hàng xóm lo việc đào hố để chôn heo.

Cũng ngay trong ngày hôm đó do gia đình ông Định có khách đến giáp lời cho con trẻ nên mọi việc ông trông
cậy những người hàng xóm. Khi giết heo để đem chôn, cán bộ thú y cũng không tham gia kiểm tra được vì phải về
cơ quan tiếp mấy "anh trên tỉnh xuống" bỏ mặc cho mấy người hàng xóm

Ông Định bức xức kể: "Xã, huyện về hết, tôi lu bu khách khứa ở nhà nên cũng không theo dõi hết quá trình mang
heo ra vườn chôn. Đến chừng phát hiện mấy con heo bị dịch đem chôn bị mất cắp thì mọi chuyện đã rồi ".

Bà Trương Ngọc Điệp, Trưởng trạm Thú y huyện Bình Minh biết: "Khi phía xã cho hay thì tại hố chôn heo đã mất
3/8 con heo. Chúng tôi cùng chính quyền địa phương đào lên kiểm tra thì thấy mất đến 5 con chứ không phải 3 con
như tin báo.

Phía chủ hộ khẳng định không có tự ý đào lên lấy heo đem bán, mặt khác chúng tôi cũng phối hợp rà soát địa bàn và
phát hiện có mấy con heo không rõ nguồn gốc được quay tại lò quay thuộc xã Mỹ Thuận, nhưng mọi việc cũng đã
rồi".

Cắt chân, lòng làm mồi nhậu
Cũng cùng ngày 9.7, theo biên bản ghi của Công an xã Đông Thạnh, trường hợp ở gia đình ông Phạm Văn Thái ở ấp
Thạnh Lý xã Đông Thạnh cũng tương tự và cũng được đem chôn sau vườn. Sự việc tưởng như êm xuôi, nhưng trong
lúc ông Thái đi mua rượu về đãi anh em đào hố chôn heo, thì anh em hàng xóm đã tự ý đào bới hố chôn heo, cắt và
cất giấu lại 4 chân heo ngoài vườn, riêng lá gan được mang vào nhà xào để nhậu. Lúc đầu ông Thái không đồng ý,

nhưng có lẽ do cả nể nên cũng chấp nhận

Cả hai vụ việc đang được ngành chức năng tiến hành điều tra làm rõ.

Vĩnh Long:
Dịch lở mồm long móng
Hố chôn heo nhà ông Định
bị đào lên đến 3 lần.

184

Bà Điệp, Trưởng trạm Thú y khẳng định: Hiện trạm đã đưa ra biện pháp niêm phong hố chôn heo bằng việc vẽ mực
hoặc tô sơn gạch chéo trên khu vực hố chôn. Cho cán bộ thú y địa phương cùng chính quyền xã ấp theo dõi trong
vòng 6-7 ngày để tránh xảy ra những tình trạng đáng tiếc khi mà dịch bệnh đang diễn biến phức tạp Hữu Hồng





PHẦN THỰC TẬP

Bài 1:
Phương pháp đưa thuốc vào cơ thể gia súc.
Nội dung: Giới thiệu cho sinh viên biết các dụng cụ thú y thông thường dùng trong thú y cơ sở.
- Biết được một số phương pháp đưa thuốc vào cơ thể.
- Tiếp cận với từng đối tượng vật nuôi
- Kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý bình thường của con vật, để thông qua đó so sánh một số triệu
chứng lâm sàng có sự sai khác.

Yêu cầu vật liệu:

Mỗi nhóm 1 lớn 25 - 30kg
Gà: 3 sinh viên 1 con có trọng lượng 1,5 - 2kg
Các dụng cụ thú y thông thường.
Dung dịch nước sinh lý
Chi phí cho sinh viên 4000đvn/SV.

Bài 2
Quan sát một số tiêu bản bệnh phẩm
Nội dung:
Sinh viên quan sát một số bệnh phẩm ngâm trong phormol.
Quan sát các tiêu bản vi thể sự thay đổi cấu trúc tế bào tổ chức mô trên màn hình qua kính hiển
vi.
Sinh viên tham quan cơ sở trại chăn nuôi hoặc một cơ sở giết mổ gia súc trong thành phố.
Vật liệu:
- Các tiêu bản bệnh ngâm trong phormol, tiêu bản vi thể
- Kính hiển vi nối monitor
- Chi phí cho sinh viên 2000đvn/SV.

Bài 3:
Trao đổi thảo luận Seminar
Nội dung:
Trao đổi với sinh viên cách tổ chức một mạng lưới thú y cơ sở hay một cơ sở chăn nuôi.
Thảo luận cùng sinh viên những vấn đề mà thú y cần quan tâm hiện nay, nhằm bảo vệ sức khỏe
cho đàn gia súc gia cầm. Công tác vệ sinh thú y và thực phẩm nhằm bảo vệ an toàn vệ sinh thực
phẩm cho con người.

185

Đối với sinh viên ngành làm vườn và sinh vật cảnh, nội dung trao đổi thảo luận cần trao đổi thêm
về công tác vệ sinh và phòng bệnh cho sinh vật cảnh (chim, cá cảnh, thỏ, chó, mèo ).

Đối với sinh viên ngành nông học cần trao đổi thêm một số vấn đề các chất khoáng trong đất
canh tác liên quan đến cây thức ăn. Những cây nào có giá trị dinh dưỡng cao (giàu đạm, cây nào
thô xơ cần thiết cho vật nuôi, những cây và sản phẩm phụ trong trồng trọt có hại cho vật nuôi).
Đối với sinh viên khoa kinh tế nông nghiệp:
Biết cách tổ chức và lên một kế hoạch cho công tác phòng chống bệnh cho vật nuôi. Và các đợt
dịch có tinh chất lan tràn rộng nguy hại cho đàn gia súc và sức khỏe cho cộng đồng con người.
Nội dung buổi thảo luận sinh viên tự đặt những câu hỏi liên quan đến môn học thú y cơ
bản, cùng giáo viên và các thành viên trong lớp thảo luận và giải quyết vấn đề.



Tài liệu Tham Khảo:

1. Thomas Carlyle Jones, (1983), Veterinary pathology
2.Daniel. K. Kusewitt, (2001) Veterinary pathology, volume 38, p.20-23
3.Vũ Công Hòe, (2002), Giải phẩu bệnh học, NXB yhọc, Hà Nội
4.Sử An Ninh, (2004) Tồn dư kháng sinh và sức khỏe cộng đồng. Khoa học kỷ thuật thú y, 2. 74-82
D.Herenda, (1994) Cẩm nang kiểm tra thịt tại lò mổ.
BộNN& PTNT, (2003), Công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.Phạm Văn Tý, 2001), Miễn dịch học, NXB Hà nội
6.Nguyễn Chính, (1993), Kỷ thuật sản xuất tôm giống và cá nước lợ.
7.Cao Xuân Ngọc, (1997), Giải phẩu bệnh đại cương. NXB, nông nghiệp.
8.Lê Thanh Hòa (2004), nguyên lý ứng dụng RT-PCR; PCR, và dồng hóa sản phẩmNguyễn Vỉnh Phước
(chủ biên), Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh, !1978), Giáo trình bẹnh truyền nhiễm gia súc, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
9.Phạm Hồng Sơn (chủ biên), Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang Trung, (2002), Giáo
trình vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phạm Hồng Sơn, (2006), Giáo trình vi sinh vật (phần đại cương), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11.Viện hàn Lâm Liên Xô (cũ), (1976), bách khoa toàn thư thú y, tập 1-6. (tiếng Nga)
12.I.F. Ivanov, (1976) Tế bào tổ chức phôi thai, NXB Bông lúa ,Moskva (Tiếng Nga)

13.M.B.Plachotina, (1966) Phẩu thuật thú y, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
14. I.P.Plochin, (1971), Chẩn đoán lâm sàng học, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
15.I.E. Mozgov, (1974), Dược lý hoc, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
16.F.P. Trynus, (1976), Sổ tay tra cứu dược, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)






186

×